Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

de thi thu tot nghiep moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.95 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 2012 ĐỀ THI THỬ. KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM MÔN : NGỮ VĂN – Giáo dục trung học phổ thông Thời gian làm bài : 150 phút, không kể thời gian giao đề. A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trong tác phẩm ” Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân , ở cuối truyện , khi nghe ”tiếng trống thúc thuế ”, gia đình Tràng đã nói với nhau về chuyện gì ? Nêu ý nghĩa của câu chuyện đó ? Câu 2. (3,0 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh (chị)về câu nói: “Rất ít người trên đời này đạt được điều mình mong muốn. Mất mát nhiều, nhưng cố gắng làm sao cho mình khỏi thất vọng, khỏi phải mất nghị lực luôn hun cháy lòng mình. Đó mới là điều quan trọng”. (Theo Nguyễn Văn Thạc - Mãi mãi tuổi 20) B. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau: Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh. Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu… Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, năng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi. Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. ( Việt Bắc –Tố Hữu) Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm Phân tích sự đối lập giũa hai phát hiện của nhân vật Phùng trong truyện ngắn ”Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu để làm rõ thông điệp mà tác giả gửi gắm. (phần trích trong Ngữ văn 12 nâng cao , tập hai, trang 89, NXB Giáo dục, 2008) --------------- Hết -------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Họ và tên thí sinh:…………………………………. Số báo danh:……………………… Chữ ký của giám thị 1:……………………………. Chữ ký của giám thị 2: ……………. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2012 -2 I. HƯỚNG DẪN CHUNG  Đề bài gồm 3 câu, theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT: câu 1 kiểm tra kiến thức văn học; câu 2 là bài nghị luận xã hội; câu 3 là bài nghị luận văn học. Câu 1 chủ yếu yêu cầu tái hiện kiến thức nhưng cũng có yêu cầu về diễn đạt. Những HS diễn đạt trôi chảy, đúng chính tả, ngữ pháp mới được điểm tối đa. Câu 2 và câu 3 là bài làm văn kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của HS.  Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của HS để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo.  Thí sinh có thể trình bày theo các cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Đáp án I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu 1. Trong tác phẩm ” Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân , ở cuối truyện , khi nghe ”tiếng trống thúc thuế ”, gia đình Tràng đã nói với nhau về chuyện gì ? Nêu ý nghĩa của câu chuyện đó ?. Điểm 5,0 2,0. - Câu chuyện : Việt Minh đi phá kho thóc của Nhật chia cho người đói . 1,0 - Ý nghĩa : Trong đầu nhân vật Tráng như đang dấy lên một hồi chuông cảnh 0,5 tỉnh về thế sự cuộc đời. Tràng như đang ân hận , tiếc rẽ về một điều gì đó vẩn vơ , khó hiểu . => Ý thức về cách mạng đã bắt đầu nổi lên trong con người Tràng . Khi bị đẩy vào tình huống đói khổ cùng đường, thì người nông dân lao động sẽ hướng tới cách mạng với ý nghĩ và niềm tin về một cuộc cách mạng: Cách 0,5 mạng sẽ cứu đói cho dân nghèo; người dân sẽ được cách mạng cứu cánh thoát khỏi nạn đói; cách mạng sẽ mang đến cho họ cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Câu 2 Trình bày suy nghĩ về câu nói: Rất ít người trên đời này đạt được điều 3,0 mình mong muốn. Mất mát nhiều, nhưng cố gắng làm sao cho mình khỏi thất vọng, khỏi phải mất nghị lực luôn hun cháy lòng mình. Đó mới là điều quan trọng. (TheoNguyễn Văn Thạc - Mãi mãi tuổi 20) a.. Yêu cầu về kĩ năng. - Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận …). - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. b. Yêu cầu về kiến thức -. Giới thiệu được vấn đề nghị luận.. 0,25.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Cuộc sống luôn chứa đựng những khó khăn, trở ngại, không được như ý muốn. Đối diện với những khó khăn, thất bại, con người phải luôn giữ hy vọng, nghị lực. - Hy vọng, ý chí, nghị lực đem lại niềm tin, động lực sống; là sức mạnh tinh thần giúp con người có thể vượt qua khó khăn, trở ngại để thành công. - Lưu ý: học sinh cần có dẫn chứng để làm sáng tỏ. -. Phê phán những người sống thiếu ý chí, bi quan … Rèn luyện lối sống tốt đẹp, tích cực: có niềm tin, nghị lực …. II. PHẦN RIÊNG a.. 1,75. 1,0 5,0. Yêu cầu chung về kĩ năng. - Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, thí sinh phải nắm vững thao tác phân tích một vấn đề trong tác phẩm tự sự và phân tích một đoạn thơ. - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng. b. Yêu cầu về nội dung Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn - Giới thiệu được vấn đề nghị luận.  Học sinh cần phân tích từ ngữ, hình ảnh thơ và các biện pháp nghệ thuật để làm rõ các ý: - Lời khẳng định tình cảm thủy chung sâu nặng và sự hoà quyện, gắn bó bền chặt của người cán bộ sắp về xuôi đối với thiên nhiên và con người Việt Bắc – nguồn cội cách mạng. - Nỗi nhớ da diết thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc: trăng đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói sương, bếp lửa sớm khuya, rừng nứa bờ tre, Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê …- một vẻ đẹp vừa hiện thực vừa thơ mộng và rất riêng biệt, độc đáo. - Nỗi nhớ con người Việt Bắc bình dị mà sâu nặng ân tình; trải bao đắng cay, ngọt bùi có nhau. - Khái quát, đánh giá nội dung và nghệ thuật.. 5,0 0,5 3,5. 1,0. 3b. Theo chương trình Nâng cao. 5,0. - Giới thiệu được vấn đề nghị luận. 0,5.  Phát hiện thứ nhất : vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài khơi - Đó là “một cảnh đắt trời cho” đầy thi vị: chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào… - Với người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng “chân lý của sự hoàn thiện”, làm dấy lên trong Phùng bao xúc cảm thẩm mỹ, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc.  Phát hiện thứ hai : bi kịch một gia đình - Đó là một cảnh tượng đầy đau đớn: sau hiện thực thi vị là một hiện thực “quái đản”, thô ráp. Bước khỏi con thuyền thơ mộng là người đàn bà với. 3,5.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> những đường nét thô kệch, xấu xí, mệt mỏi và gã đàn ông to lớn, dữ dằn. Người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng sự hành hạ của chồng. Người chồng đánh đập vợ tàn nhẫn như một thói quen bản năng và những đứa con hoặc bất lực nhìn cảnh bạo lực diễn ra ở chính cha mẹ chúng hoặc phản ứng bột phát đầy tiêu cực.  Ý nghĩa : - Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, tác giả gửi gắm triết lí về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều để phát hiện ra bản chất thật sự ẩn sau vẻ ngoài của hiện tượng. - Người nghệ sĩ muốn sáng tạo tác phẩm mang vẻ đẹp đích thực phải biết nhìn nhận thấu đáo về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, quan hệ giữa cái đẹp của khung cảnh bên ngoài và sự thật cuộc sống bên trong. - Một tác phẩm nghệ thuật đích thực, tác phẩm đó phải phản ánh chân thật đời sống con người, phải vì số phận con người mà lên tiếng. -. Khái quát, đánh giá nội dung và nghệ thuật.. 1,0.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×