Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

KE HOACH PHO BIEN GIAO DUC PHAP LUAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.59 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT BÙ GIA MẬP TRƯỜNG TH TRƯƠNG ĐỊNH. Số: 07 /KH - TĐ. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Đăk Ơ, ngày 18 tháng 09 năm 2012.. KẾ HOẠCH Phổ biến, giáo dục Pháp luật năm - Thực hiện kế hoạch số 111/KH-BGDĐT ngày 17/3/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phổ biến giáo dục Pháp luật năm 2012 của ngành giáo dục; Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục Pháp luật trong nhà trường“; Chỉ thị số 45/CT-BGDĐT ngày 17/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường công tác phổ biến giáo dục Pháp luật trong ngành Giáo dục. - Thực hiện Công văn 09/KH-PGD&ĐT ngày 20/3/2012 về việc phổ biến, giáo dục Pháp luật năm 2012 của Phòng GD&ĐT Bù Gia Mập. - Căn cứ vào tình hình thực tế của Nhà trường, trường TH Trương Định xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau: I. Mục đích, yêu cầu: 1. Xác định rõ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, đều khắp, hướng mạnh về cơ sở với nội dung thiết thực, ngắn gọn; hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng cụ thể. 2. Đề cao trách nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp luật. Lấy chất lượng hiệu quả công tác chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền Pháp luật là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Ban giám hiệu nhà trường; lấy trình độ hiểu biết Pháp luật và ý thức chấp hành Pháp luật là căn cứ để sử dụng đội ngũ và đánh giá phân loại cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên. 3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp luật nhằm góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân thủ Pháp luật của cán bộ, công chức, nhà giáo và học sinh; chủ động phòng và chống mọi hành vi vi phạm Pháp luật, bảo vệ trật tự kỷ cương, tăng cường pháp chế trong trường. 4. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp luật; lồng ghép tốt việc tuyên truyền Pháp luật với các phong trào, các cuộc vận động của các đoàn thể nhằm tạo nên sự chuyển biến về chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp luật nhằm khuyến khích mọi người tích cực học tập nâng cao hiểu biết Pháp luật, ý thức tuân thủ Pháp luật, chủ động phòng và chống mọi hành vi vi phạm Pháp luật, bảo vệ trật tự kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. II. Mục tiêu: Đến hết năm 2012, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp luật đạt các mục tiêu sau:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - 100% CB -GV-NV được tuyên truyền các văn bản Pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống, công tác; được trang bị kiến thức Pháp luật thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các quy định khác liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ. - 100% học sinh được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp luật (nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi) liên quan trực tiếp đến bản thân. III. Đối tượng: Tất cả cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh toàn trường. IV. Nội dung triển khai thực hiện: 1. Tổ chức quán triệt nội dung Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các văn bản Pháp luật mới về Giáo dục cho cán bộ, công chức, nhà giáo, người lao động, người học. Phối hợp phổ biến Pháp luật cho phụ huynh học sinh và nhân dân. 2. Pháp luật về cán bộ, công chức. 3. Luật bình đẳng giới. 4. Pháp luật về phòng, chống tham nhũng. 5. Pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 6. Pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. 7. Pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước. 8. Pháp luật về thuế. 9. Pháp luật về cư trú, hộ tịch. 10. Pháp luật về môi trường. 11. Pháp luật về lao động. 12. Pháp luật về An toàn giao thông. 13. Pháp luật về phòng, chống ma túy. 14. Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ, UBND tỉnh và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT. 15. Các văn bản Pháp luật về an toàn giao thông và hưởng ứng tháng an toàn giao thông do ban ATGT tỉnh phát động. IV. Các giải pháp thực hiện: 1. Củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục Pháp luật: củng cố Ban giáo dục chính trị, tư tưởng trong Nhà trường; khuyến khích, tạo điều kiện cho CB,GV,NV thường xuyên trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ. Đề nghị với cấp trên mở lớp đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu và các điều kiện cần thiết để nâng cao đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên có phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ. 2. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức, biện pháp phổ biến giáo dục Pháp luật: - Tăng cường giới thiệu các quy định Pháp luật thông qua hình thức tuyên truyền miệng. Tuyên truyền, giới thiệu văn bản Pháp luật mới và văn bản Pháp luật liên quan trực tiếp đến đại bộ phận CB,GV,NV và học sinh. - Phối hợp với các giáo viên trong trường nâng cao chất lượng dạy và học Pháp luật trong nhà trường, phù hợp với từng đối tượng; đổi mới phương pháp dạy.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> và học theo hướng nâng cao tính chủ động, tích cực của người học, tính thực tiễn trong bài giảng. - Phát huy hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục Pháp luật trên mọi phương tiện, đảm bảo chính xác về nội dung; hình thức thể hiện phong phú, hấp dẫn. - Phối kết hợp với các trường trong cụm đổi mới và đa dạng hóa các hình thức thi tìm hiểu Pháp luật, giao lưu văn hóa, văn nghệ có lồng ghép nội dung Pháp luật. 3. Ban hành kế hoạch cụ thể hóa các quy định của cấp trên về công tác phổ biến, giáo dục Pháp luật. Xây dựng chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp luật hàng năm. Đảm bảo nguồn kinh phí kịp thời, đầy đủ cho công tác phổ biến, giáo dục Pháp luật theo quy định của Pháp luật hiện hành. 4. Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục Pháp luật. Đầu tư về CSVC, phương tiện để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục Pháp luật. V.Tổ chức thực hiện: Nhà trường thành lập Ban chỉ đạo gồm 06 người: 1. Nguyễn Thị Như Ý Hiệu trưởng Trưởng ban 2. Nguyễn Thị Minh PHTCM Phó ban 3. Lưu Xuân Quế PHTHC Phó ban 4. Lê Văn Lâm HTHCMHS Uỷ viên 5. Vũ Văn Thành CTCĐ Uỷ viên 6. Lê Thị Mai Thanh tra Uỷ viên Kết hợp với các tổ trưởng để phổ biến, giáo dục Pháp luật năm 2012 CB GV - NV & HS. Trên đây là kế hoạch phổ biến, giáo dục Pháp luật năm 2012 của trường TH Trương Định. Ban Chỉ đạo và các bộ phận liên quan có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến quán triệt nội dung Pháp luật mỗi tháng một lần cho cán bộ - giáo viên- nhân viên và học sinh. VI. Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 đến hết tháng 12 năm 2012. HIỆU TRƯỞNG. Nguyễn Thị Như Ý.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×