Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của các cú sốc giá dầu thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN QUỐC THẮNG

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÚ SỐC GIÁ DẦU THẾ GIỚI
ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN QUỐC THẮNG

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÚ SỐC GIÁ DẦU THẾ GIỚI
ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ: “Tác động của các cú sốc giá dầu thế giới
đến thị trường chứng khốn Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Trần Thị Hải Lý. Các kết quả nghiên cứu trong
Luận văn này là hồn tồn trung thực và chưa từng cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Trần Quốc Thắng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TĨM TẮT ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 2
1.1

Vấn đề nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.2

Mục tiêu nghiên cứu: .......................................................................................... 4

1.3


Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................................ 4

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5

1.5

Phương pháp nghiên cứu và đóng góp của đề tài ............................................... 5

1.6

Bố cục của bài nghiên cứu .................................................................................. 7

CHƯƠNG 2: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIÁ DẦU
VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ....................................................................... 8
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 15
3.1

Dữ liệu nghiên cứu: .......................................................................................... 15

3.2

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 24

3.2.1

Mơ hình VAR ............................................................................................ 26


3.2.2

Mơ hình VAR cấu trúc: ............................................................................. 29

3.1.3

Cú sốc cấu trúc ........................................................................................... 31

3.1.4

Các giả định sắp xếp các biến .................................................................... 32


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 35
4.1

Các kiểm định ban đầu ..................................................................................... 35

4.1.1

Thống kê mơ tả .......................................................................................... 35

4.1.2

Kiểm định tính dừng của các biến ............................................................. 36

4.1.3

Lựa chọn độ trễ tối ưu ................................................................................ 37


4.2

Tác động của cú sốc cung và cầu dầu thô đến giá dầu thô ............................... 39

4.3 Những phản ứng đẩy và phân rã phương sai của Tỷ suất sinh lợi thị trường
chứng khoán Việt Nam ............................................................................................... 42
4.4

Sự khác nhau trong thay đổi tỷ suất sinh lợi giữa các ngành ........................... 46

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .......................................................................................... 56
5.1

Những kết luận chính ....................................................................................... 56

5.2

Hướng nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

COP


Sản lượng dầu thơ thế giới

DK

Ngành dầu khí

KS

Ngành khống sản

GRA
PCCOP

Hoạt động kinh tế tồn cầu
Phần trăm thay đổi sản lượng dầu thơ thế giới

PO

Giá dầu thô

TM

Thương mại

TSSL
VT

Tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán
Ngành vận tải



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Nguồn dữ liệu nghiên cứu
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến
Bảng 4.3: Kết quả lựa chọn độ trễ cho mơ hình
Bảng 4.4: Kiểm định LM về tự tương quan chuỗi của phần dư
Bảng 4.5 : Phân rã phương sai biến tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán
Bảng 4.6 : Phân rã phương sai biến tỷ suất sinh lợi ngành dầu khí
Bảng 4.7 : Phân rã phương sai biến tỷ suất sinh lợi ngành vận tải
Bảng 4.8 : Phân rã phương sai biến tỷ suất sinh lợi ngành thương mại
Bảng 4.9 : Phân rã phương sai biến tỷ suất sinh lợi ngành khoáng sản


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Lịch sử sản lượng dầu thơ tồn cầu từ 01.2005 đến 12.2015
Hình 3.2: Phần trăm thay đổi sản lượng dầu thơ tồn cầu từ 01.2005 đến 12.2015
Hình 3.3: Lịch sử giá dầu thơ tồn cầu từ 01.2005 đến 12.2015
Hình 3.4: Lịch sử chỉ số thể hiện hoạt động kinh tế tồn cầu từ 01.2005 đến 12.2015
Hình 3.5: Tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán Việt Nam từ 01.2005 đến 12.2015
Hình 3.6: Tỷ suất sinh lợi nhóm ngành dầu khí từ 01.2009 đến 12.2015
Hình 3.7: Tỷ suất sinh lợi nhóm ngành vận tải từ 01.2009 đến 12.2015
Hình 3.8: Tỷ suất sinh lợi nhóm ngành thương mại từ 01.2009 đến 12.2015
Hình 3.9: Tỷ suất sinh lợi nhóm ngành khống sản từ 01.2009 đến 12.2015
Hình 4.1: Kết quả kiểm định nghịch đảo đơn vị gốc đa thức AR
Hình 4.2 : Phản ứng của giá dầu trước cú sốc cung dầu
Hình 4.3: Phản ứng của giá dầu trước cú sốc tổng cầu nền kinh tế
Hình 4.4: Phản ứng của giá dầu trước cú sốc cầu dự trữ dầu thơ
Hình 4.5: Phản ứng của TSSL thị trường trước cú sốc cung dầu
Hình 4.6: Phản ứng của TSSL thị trường trước cú sốc tổng cầu nền kinh tế

Hình 4.7: Phản ứng của TSSL thị trường trước cú sốc cầu dự trữ dầu thơ
Hình 4.8: Phản ứng của TSSL ngành dầu khí và vận tải trước các cú sốc
Hình 4.9: Phản ứng của TSSL ngành thương mại và khoáng sản trước các cú sốc


1

TÓM TẮT
Thực tế đã chứng minh, phản ứng của thị trường chứng khoán Việt Nam trước
những thay đổi trong giá dầu thế giới là khác nhau phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân
dẫn đến giá dầu thay đổi. Nó xuất phát do những cú sốc cung dầu hay do những cú sốc
cầu dầu? Qua bài nghiên cứu này, tác giả nhận thấy các cú sốc cung và cầu của thị
trường dầu thơ thế giới góp phần giải thích khoảng 20% những thay đổi trong tỷ suất
sinh lợi của thị trường chứng khốn Việt Nam. Ngồi ra, khi xem xét đến từng ngành
cụ thể, tác giả thấy rằng các nhóm ngành khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau trước
những thay đổi trong giá dầu thô. Bài nghiên cứu đưa ra một hàm ý quan trọng khi thực
hiện quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam trước những thay đổi liên
tục của giá dầu thế giới hiện nay.
Từ khóa: Tỷ suất sinh lợi, Cú sốc giá dầu, Cung dầu, Cầu dầu.


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Vấn đề nghiên cứu
Mặc dù những thay đổi trong giá dầu thô thường được xem xét là một trong những
nhân tố quan trọng để giải thích sự biến động trong giá của chứng khốn hay nói cách
khác là tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khốn. Tuy nhiên, hiện tại khơng có sự
đồng thuận trong giới kinh tế về mối quan hệ giữa giá dầu với giá chứng khốn1. Ví dụ,
Kling (1985), kết luận rằng khi giá dầu thô tăng sẽ tác động làm thị trường chứng

khoán giảm điểm. Trái lại, Chen và cộng sự (1986) cho rằng những thay đổi trong giá
dầu không tác động lên giá của các tài sản. Trong khi đó, Jones và Kaul (1996) chứng
minh tồn tại mối quan hệ ngược chiều bền vững giữa giá dầu thô và tỷ suất sinh lợi của
tồn thị trường chứng khốn. Tuy nhiên cũng trong khoảng thời gian trên, Huang và
cộng sự (1996) kết luận rằng không tồn tại bất kỳ một mối quan hệ ngược chiều nào
giữa tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán với những thay đổi trong giá dầu giao
sau. Cũng đồng quan điểm trên, Wei (2003) chứng minh rằng sự mất điểm của thị
trường chứng khoán Hoa Kỳ trong năm 1974 khơng thể được giải thích bởi sự gia tăng
giá dầu mỏ trong những năm 1973 – 1974. Câu hỏi đặt ra rằng: “ Vậy thị trường
chứng khoán sẽ thay đổi như thế nào trước những thay đổi khơng ngừng của giá dầu?”.

Tạp chí Financial Times số ra ngày 21 tháng 8 năm 2006, cho rằng sự giảm điểm của thị trường chứng khoán
Mỹ trước việc giá dầu mỏ tăng do những lo ngại về sự bất ổn chính trị ở khu vực Trung Đơng (bao gồm chương
trình hạt nhân Iran, nguy cơ khủng bố của các tín đồ Đạo Hồi). Bài báo tương tự phát hành ngày 12 tháng 10 năm
2006 cho thấy rằng sự phục hồi của thị trường cổ phiếu toàn cầu là do sự giảm giá của dầu mỏ trong cùng một
khoảng thời gian.
1


3

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ đưa ra phương pháp khác để giải quyết câu hỏi
trên. Có thể nhận thấy, một trong những hạn chế của hầu hết các bài nghiên cứu về mối
quan hệ giữa giá dầu và thị trường chứng khoán là giá dầu được xem xét như một biến
ngoại sinh đối với nền kinh tế. Nói cách khác, trong các mơ hình nghiên cứu, giá dầu
được xem là một yếu tố đầu vào và nó không chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác của
nền kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhiều nhà kinh tế đồng tình với quan
điểm rằng giá dầu cũng chịu ảnh hưởng bởi một vài tác nhân kinh tế - đây cũng là
những tác nhân ảnh hưởng đến giá chứng khốn, do đó việc xác định mối quan hệ nhân
quả giữa giá dầu và các tác nhân của nền kinh tế là rất cần thiết (Barsky và Kilian,

2002, 2004; Hamilton, 2003, 2008; Kilian, 2008a,b). Trong khi đó, các bài nghiên cứu
trước đây không xem xét rõ ràng đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả khi thực hiện các
mơ hình hồi quy giữa tỷ suất sinh lợi chứng khoán và thay đổi giá dầu mỏ, điều này
ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nghiên cứu. Hạn chế thứ hai của các bài nghiên cứu hiện
tại giả định rằng họ đồng nhất các tác động khi giá dầu thay đổi ảnh hưởng đến thị
trường chứng khốn mà khơng cần quan tâm nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thay đổi
giá dầu là gì?. Có nghĩa là họ mặc định khi cung dầu thay đổi hoặc cầu dầu thay đổi
làm cho giá dầu tăng lên thì đều có tác động giống nhau đến tỷ suất sinh lợi của thị
trường chứng khốn. Chỉ có bài nghiên cứu của Kilian (2008c, 2009) là đề cập đến nội
dung rằng những cú sốc trong cung và cầu của thị trường dầu mỏ sẽ có những tác động
khác nhau đến nền kinh tế Mỹ. Một bài nghiên cứu khác cũng đề cập đến nội dung
rằng mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán phụ thuộc


4

rất lớn vào nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong giá dầu, nó có thể làm cho mối
quan hệ này thay đổi từ mức có ý nghĩa đến mức khơng có ý nghĩa thống kê , đó là bài
nghiên cứu của Sadorsky năm 1999.
Trong bài nghiên cứu này, dựa trên bài nghiên cứu gốc của tác giả Kilian và Park
(2009) với đề tài “THE IMPACT OF OIL PRICE SHOCKS ON THE U.S.
STOCK MARKET” tác giả sẽ trình bày một cách tiếp cận mới để trả lời cho câu hỏi:
“Tác động của các cú sốc giá dầu thế giới đến thị trường chứng khoán Việt
Nam?”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Bằng việc sử dụng mơ hình SVAR, dựa trên bài nghiên cứu gốc của Kilian và Park
(2009), tác giả điều tra, xem xét tác động của các cú sốc giá dầu thô thế giới ảnh hưởng
như thế nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến
2015. Ngồi ra, tác giả cịn xem xét ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu này đến tỷ suất
sinh lợi chứng khốn của từng nhóm ngành kinh tế cụ thể trong giai đoạn từ năm 2009

đến 2015. Qua đó đưa ra một số hàm ý đến việc thực hiện quyết định đầu tư trên thị
trường chứng khoán Việt Nam trước những biến động không ngừng của giá dầu thô
hiện nay.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung làm rõ các câu hỏi sau:
-

Các cú sốc giá dầu thơ thế giới có tác động đến thị trường chứng khốn Việt
Nam hay khơng ?


5

-

Có phải khi giá dầu thay đổi đều có những tác động giống nhau lên thị trường
chứng khoán Việt Nam bất chấp nguyên nhân dẫn đến thay đổi giá dầu ?

-

Tỷ suất sinh lợi chứng khốn của các nhóm ngành kinh tế khác nhau sẽ bị ảnh
hưởng như thế nào trước các cú sốc trong giá dầu thế giới ?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thị trường chứng khoán Việt Nam trước những cú sốc của
giá dầu thế giới bao gồm: Cú sốc cung dầu, Cú sốc tổng cầu của nền kinh tế và Cú sốc
cầu riêng biệt của thị trường dầu thô.
Phạm vi nghiên cứu là Thị trường chứng khoán Việt Nam và Thị trường dầu thô thế
giới trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015. Bên cạnh đó, tác giả cịn nghiên cứu
tỷ suất sinh lợi từng nhóm ngành cụ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong

giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015.
1.5 Phương pháp nghiên cứu và đóng góp của đề tài
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ khắc phục hai hạn chế đề cập phần trên khi
xem xét mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán Việt Nam với
những thay đổi trong giá dầu thế giới, dựa trên mơ hình định lượng SVAR để phân tích
tác động của các cú sốc trong giá dầu thơ đến thị trường chứng khốn Việt Nam. Tác
giả thấy rằng tỷ suất sinh lợi của tồn bộ thị trường chứng khốn sẽ có những thay đổi
khác nhau trước sự thay đổi của giá dầu và nó phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân làm
cho giá dầu thay đổi. Mối quan hệ ngược chiều giữa giá dầu mỏ và thị trường chứng
khoán hay được đề cập trong các tạp chí tài chính kinh tế chỉ xuất hiện khi mà sự gia


6

tăng của giá dầu xuất phát từ nguyên nhân do cú sốc cầu dự trữ dầu thô. Cụ thể, khi
đứng trước lo ngại về việc thiếu hụt nguồn cung dầu trong tương lai, như một lẽ ngẫu
nhiên nhu cầu dự trữ dầu thơ sẽ tăng lên để phịng ngừa sự thiếu hụt này, điều này làm
giá dầu tăng lên và tác động làm thị trường chứng khoán giảm điểm. Ngược lại, khi
dầu tăng giá xuất phát từ lý do sự thiếu hụt trong nguồn cung dầu mỏ lại khơng có ảnh
hưởng có ý nghĩa lên tỷ suất sinh lợi của toàn bộ thị trường. Cuối cùng, một sự gia tăng
trong giá dầu xuất phát từ lý do là sự phát triển đột ngột (ngoài mong đợi) của nền kinh
tế toàn cầu sẽ làm cho tỷ suất sinh lợi của toàn bộ thị trường tăng lên một cách vững
chắc trong năm đầu tiên của chu kỳ phát triển sau đó giảm dần dần. Điều này được lý
giải như sau, khi kinh tế tồn cầu tăng trưởng điều này sẽ kích thích trực tiếp đến nền
kinh tế Việt Nam làm nền kinh tế phát triển theo (giá các loại hàng hóa sẽ tăng lên do
nhu cầu của nền kinh tế tăng), trong khi đó, cùng tại thời điểm này khi mà giá dầu tăng
cao sẽ gián tiếp kiềm hãm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Bởi vì, tác động kích
thích lấn át tác động kiềm hãm trong ngắn hạn, điều này làm cho thị trường chứng
khoán Việt Nam cũng sẽ tăng lên cho dù giá dầu thế giới trong giai đoạn này cũng tăng
đáng kể.

Qua bài nghiên cứu này, bằng việc tính tốn dựa trên dữ liệu của thị trường chứng
khốn Việt Nam kết hợp giá dầu thơ thế giới và chỉ số thể hiện hoạt động của nền kinh
tế tồn cầu2, tác giả cho thấy có khoảng 20% sự thay đổi trong tỷ suất sinh lợi của thị
Được nghiên cứu và phát triển bởi Killian (2009) trong bài nghiên cứu “Not All Oil Price Shocks Are Alike:
Disentangling Demand and Supply Shocks in the Crude Oil Market”, được tác giả công bố tại địa chỉ http://
www-personal.umich.edu/lkilian/paperlinks.html.
2


7

trường chứng khốn Việt Nam được giải thích bởi các cú sốc trong giá dầu thơ thế giới.
Trong đó, các cú sốc trong cầu dự trữ dầu thô và cú sốc của tổng cầu nền kinh tế góp
phần giải thích khoảng 14% thay đổi trong tỷ suất sinh lợi của thị trường, đây được
xem như là một trong những nhân tố quan trọng khi xem xét tác động của các cú sốc
giá dầu. Cú sốc cung dầu chỉ giải thích được 6% các thay đổi trong tỷ suất sinh lợi.
Bên cạnh đó, bằng việc nghiên cứu từng nhóm ngành cụ thể bao gồm: Dầu khí, vận
tải, thương mại và khống sản trong giai đoạn từ tháng 01.2009 đến tháng 12.2015, tác
giả nhận thấy tỷ suất sinh lợi của cả bốn nhóm ngành đều chịu ảnh hưởng trước các cú
sốc trong giá dầu. Điều đặc biệt là trong khoảng thời gian 1 tháng kể từ khi xảy ra cú
sốc giá dầu thì các cú sốc này giải thích được đến 9% những thay đổi trong tỷ suất
sinh lợi của ngành dầu khí, trong khi đó nếu so với tỷ suất sinh lợi của tồn thị trường
hoặc ba nhóm ngành cịn lại là không đáng kể.
1.6 Bố cục của bài nghiên cứu
Bố cục bài nghiên cứu được chia làm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giá dầu và thị trường chứng
khoán.
Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận, hạn chế cũng như hướng phát triển của đề tài.


8

CHƯƠNG 2: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIÁ DẦU
VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN

Có một số lượng đáng kể các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa cú sốc
giá dầu và tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán. Kết quả từ các bài nghiên cứu
này cho thấy tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và
thị trường chứng khoán, mỗi bài nghiên cứu được thực hiện cho các thị trường cũng
như các hướng nghiên cứu khác nhau. Trong phần này, tơi sẽ tóm tắt tổng quan các bài
nghiên cứu chính về đề tài mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và thị trường chứng khoán:
Kling (1985) trong bài nghiên cứu “Cú sốc giá dầu và hành vi của thị trường
chứng khoán” đã kết luận rằng, sự thay đổi của giá dầu có liên quan mật thiết với
những thay đổi trong tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khốn. Bằng cách sử dụng
mơ hình VAR, tác giả nghiên cứu mối tác động của giá dầu lên chỉ số S&P 500 và 5
nhóm ngành cơng nghiệp tại thị trường Hoa Kỳ.
Chen và cộng sự (1986) trong bài nghiên cứu “ Các nguồn lực kinh tế và thị
trường chứng khốn”. Nhóm tác giả kiểm định liệu những thay đổi trong các biến kinh
tế vĩ mô được xem như là rủi ro có được tưởng thưởng trong thị trường chứng khốn.
Nhóm tác giả nhận thấy rủi ro giá dầu khơng được tưởng thưởng đối với thị trường
chứng khốn.
Jones và Kaul (1996) trong bài Nghiên cứu “ Dầu mỏ và thị trường chứng
khốn” được đăng trên tạp chí tài chính số 51 kiểm định liệu có sự tác động qua lại


9


giữa tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán với cú sốc giá dầu thông qua sự thay
đổi trong dòng tiền thực của doanh nghiệp hiện tại và tương lai và/hoặc những thay đổi
trong tỷ suất sinh lợi kỳ vọng. Nhóm tác giả phát hiện ra rằng, trong giai đoạn sau
chiến tranh, đối với thị trường chứng khoán Mỹ và Canada có mối quan hệ nghịch biến
giữa giá dầu và tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán.
Huang và cộng sự (1996) trong bài nghiên cứu “ Cú sốc năng lượng và thị
trường tài chính” phân tích mối liên kết cơ chế truyền dẫn thông tin giữa giá dầu giao
sau và thị trường chứng khoán. Bằng việc sử dụng mơ hình VAR, nhóm tác giả đưa ra
kết luận giá dầu giao sau không ảnh hưởng đến lãi suất của trái phiếu chính phủ và thị
trường chứng khốn Mỹ, tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu các công ty dầu mỏ thay đổi thì
nguyên nhân của giá dầu là yếu hơn so với các nguyên nhân khác.
Sadorsky (1999) trong bài nghiên cứu “ Những cú sốc giá dầu và hành động
trên thị trường chứng khoán” bằng việc sử dụng mơ hình tự hồi quy véc – tơ (VAR) tác
giả đã chứng minh rằng giá dầu cũng như là sự biến động của giá dầu đóng một vai trị
quan trọng trong việc ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán Mỹ.
Sau năm 1986, sự thay đổi giá dầu giải thích một tỷ trọng lớn của sai số phương sai dự
báo trong tỷ suất sinh lợi thực của thị trường chứng khốn hơn là lãi suất. Có bằng
chứng cho thấy sự thay đổi trong giá dầu có sự tác động bất cân xứng đến nền kinh tế.
Papapetrou (2001) trong bài nghiên cứu “Những thay đổi giá dầu, thị trường
chứng khoán, hoạt động nền kinh tế và thất nghiệp ở Hy Lạp” với việc sử dụng mô


10

hình tự hồi quy véc – tơ đa biến (VAR) tác giả cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa giá
dầu, tỷ suất sinh lợi thực thị trường chứng khoán, lãi suất, hoạt động kinh tế thực và tỷ
lệ thất nghiệp ở Hy Lạp. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng giá dầu thay đổi làm
ảnh hưởng đến hoạt động thực của nền kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp. Bên cạnh đó, giá
dầu là một nhân tố quan trọng giải thích sự thay đổi giá chứng khốn. Tuy nhiên, tỷ
suất sinh lợi trên thị trường chứng khốn khơng làm thay đổi hoạt động thực của nền

kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp.
Nandha và Faff (2008) trong bài nghiên cứu “ Giá dầu có làm thay đổi giá vốn
cổ phần ? Một cái nhìn tồn cầu” Nhóm tác giả trình bày. Có nhiều cơng trình nghiên
cứu cho thấy tồn tại những ảnh hưởng đối nghịch do sự thay đổi giá dầu đến sản lượng
đầu ra thực, và do đó, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp mà giá dầu là nguồn
đầu vào chính yếu. Nhóm tác giả đã kiểm tra liệu có tồn tại hay khơng và mức độ ảnh
hưởng như thế nào đối với tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán khi giá dầu thay đổi.
Để làm điều này, tác giả đã phân tích 35 chỉ số cơng nghiệp tồn cầu DataStream trong
khoảng thời gian 4/1983 đến 9/2005. Tác giả cho thấy khi giá dầu tăng sẽ làm giảm tỷ
suất sinh lợi vốn cổ phần ở hầu hết các ngành ngoại trừ ngành công nghiệp khai mỏ
cũng như gaz và dầu. Nhìn chung, kết quả này phù hợp với các lý thuyết kinh tế và ủng
hộ cho các bài nghiên cứu thực nghiệm trước đó. Qua bài nghiên cứu này, nhóm tác giả
muốn khuyên các nhà đầu tư danh mục quốc tế nên xem xét phòng ngừa rủi ro giá dầu.


11

Miller và Ratti (2009) trong bài nghiên cứu “ Dầu thơ và thị trường chứng
khốn: Ổn định, bất ổn và bong bóng” tác giả cho thấy chỉ số thị trường chứng khoán
trong 6 quốc gia OECD phản ứng giảm trước sự gia tăng giá dầu trong dài hạn, đặc biệt
là trước năm 2000.
Đặc biệt, một đóng góp cực kỳ quan trọng của Kilian và Park (2009) trong bài
nghiên cứu với nhan đề “ Ảnh hưởng của cú sốc giá dầu lên thị trường chứng khốn
Mỹ” nhóm tác giả cho thấy rằng những sự thay đổi của tỷ suất sinh lợi thực tại thị
trường chứng khoán Mỹ đối với những cú sốc trong giá dầu là khác nhau phụ thuộc
vào nguyên nhân dẫn đến những cú sốc này. Nếu như sự thay đổi trong giá dầu là do
tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế thay đổi sẽ làm cho thị trường chứng khoán Mỹ tăng
điểm. Ngược lại, nếu nguyên nhân làm thay đổi giá dầu là chỉ do riêng cầu trong thị
trường dầu mỏ thay đổi sẽ làm thị trường chứng khoán giảm điểm.3
Về vấn đề những ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến sự biến động của thị trường

chứng khoán, Malik and Ewing (2009) trong bài nghiên cứu “ Sự truyền dẫn biến
động giữa giá dầu và tỷ suất sinh lợi vốn cổ phần” nhóm tác giả sử dụng mơ hình
GARCH đa biến để ước lượng đồng thời trung bình và phương sai có điều kiện giữa 5
chỉ số khác nhau tại Mỹ và giá dầu. Bởi vì có nhiều tài sản tài chính khác nhau được
Hamilton (2009) chỉ ra rằng những cú sốc giá dầu trong những năm gần đây xuất phát từ nguyên nhân là do sự
tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển chứng không phải do những thiếu hụt trong nguồn cung dầu mỏ.
Filis và các cộng sự (2011) chứng minh rằng nếu như sự thay đổi trong giá dầu là do tổng cầu của nền kinh tế
tăng thì điều này sẽ ảnh hưởng là gia tăng tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán. Apergis và Miller (2009)
chứng minh chỉ tồn tại một ít ảnh hưởng nhỏ của cú sốc giá dầu lên tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán ở các
nước đã phát triển, trong khi đó Abhyankar et al. (2013) cho thấy tác động này hồn tồn có ý nghĩa ở Nhật Bản.
3


12

giao dịch dựa trên tỷ suất sinh lợi của các thị trường này, nó rất quan trọng cho các
thành phần tham gia thị trường tài chính hiểu được cơ chế truyền dẫn biến động thông
qua thời gian và thông qua tác động lẫn nhau giữa các thị trường để thực hiện các quyết
định đầu tư của mình. Nhóm tác giả nghiên cứu tỷ suất sinh lợi hằng tuần từ 1/1992
đến 4/2008 và tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa về sự truyền dẫn những cú sốc và sự
biến động trong giá dầu đến các thị trường được kiểm tra. Nghiên cứu này hỗ trợ cho lý
thuyết phòng ngừa chéo và chia sẻ các thông tin phổ biến cho các nhà đầu tư.
Chen (2010) trong bài nghiên cứu “ Giá dầu tăng cao có đẩy thị trường chứng
khốn vào vùng giảm điểm” tác giả cung cấp bằng chứng thực nghiệm từ tỷ suất sinh
lợi hằng tháng trên chỉ số S&P 500 rằng một sự gia tăng trong giá dầu làm gia tăng khả
năng cao sự xuất hiện một thị trường giảm điểm (bear market).
Vo (2011) trong bài nghiên cứu “ Dầu và sự biến động thị trường chứng khốn:
Mơ hình biến động Stochastic đa biến” tác giả đã phát hiên ra 4 điều quan trọng. Thứ
nhất, chứng khoán và giá dầu giao sau có mối quan hệ tương quan với nhau. Mối quan
hệ này sẽ thay đổi theo thời gian và có xu hướng gia tăng khi thị trường biến động lớn.

Thứ hai, đối với các thơng tin có mức ảnh hưởng mạnh trong quá khứ, sự biến động
của thị trường rất dai dẳng, tức là nó rất đa dạng để dự đốn. Thứ ba, có mối quan hệ
phụ thuộc lẫn nhau giữa các thị trường đối với dự biến động. Có nghĩa là, sự biến động
trong giá dầu giao sau sẽ ảnh hưởng đến sự biến động trong giá chứng khoán và ngược


13

lại. Cuối cùng, mơ hình của các tác giả cung cấp một ước lượng VAR chính xác hơn
thước đo Benchmarks phổ biến trong tài chính.
Arouri và cộng sự (2012) trong bài nghiên cứu “ Tác động của thay đổi giá dầu
lên thị trường chứng khoán Châu Âu: Sự truyền dẫn biến động và Hiệu quả phịng
ngừa” tác giả tìm thấy tồn tại cơ chế truyền dẫn biến động từ dầu thơ đến thị trường
chứng khốn Châu Âu. Ngồi ra, dựa trên sự truyền dẫn này, tác giả đã tính tốn được
tỷ số và tỷ trọng phòng ngừa tối ưu cho danh mục chứng khoán – cổ phiếu.
Degiannakis và các cộng sự (2014) chứng minh rằng, nếu sự gia tăng trong giá
dầu xuất phát từ nguyên nhân là do sự gia tăng trong tổng cầu của tồn bộ nền kinh tế
thì điều này sẽ làm gia tăng sự biến động ở thị trường chứng khoán châu Âu, ngược lại,
nếu nguyên nhân của cú sốc giá dầu đến từ cung hoặc cầu của riêng thị trường dầu thì
nó sẽ khơng tác động đến sự biến động này.
Có thể tóm tắt các bài nghiên cứu này thành ba nhóm, cụ thể:
-

Nhóm tác giả đồng tình với quan điểm rằng giá dầu và thị trường chứng khốn
có mối quan hệ ngược chiều: Kling (1985), Jones và Kaul (1996), Sadorsky
(1999), Papapetrou (2001), Miller và Ratti (2009), Kilian và Park (2009), Malik
and Ewing (2009), Chen (2010), Vo (2011), Arouri và cộng sự (2012),
Degiannakis và các cộng sự (2014)

-


Nhóm tác giả đồng tình với quan điểm rằng giá dầu và thị trường chứng khốn
có mối quan hệ cùng chiều: Nandha và Faff (2008), Kilian và Park (2009)


14

-

Nhóm tác giả đồng tình với quan điểm rằng giá dầu và thị trường chứng khốn
khơng có mối quan hệ với nhau: Huang và cộng sự (1996), Degiannakis và các
cộng sự (2014)


15

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Dữ liệu nghiên cứu:
Để phân tích ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu lên thị trường chứng khoán, tác
giả sử dụng các biến dữ liệu bao gồm: Phần trăm thay đổi sản lượng dầu thơ tồn cầu,
giá dầu thơ thế giới, chỉ số về hoạt động kinh tế toàn cầu và dữ liệu thị trường chứng
khoán Việt Nam. Tất cả dữ liệu được thu thập hàng tháng. Thời gian mẫu nghiên cứu
từ 01.2005 đến 12.2015 ngoại trừ dữ liệu về tỷ suất sinh lợi theo từng nhóm ngành
được theo dõi từ 01.2009 đến 12.2015. Sở dĩ tác giả chọn thời gian nghiên cứu từ năm
2005 đến nay là do giai đoạn trước đó từ năm 2000 đến năm 2004 thị trường chứng
khoán Việt Nam ở giai đoạn sơ khai, số lượng cơng ty niêm yết cịn rất ít và thị trường
cịn chịu sự kiểm sốt chặt chẽ của nhà nước. Ngồi ra, do dữ liệu về nhóm ngành đến
năm 2009 mới bắt đầu triển khai nên loại dữ liệu này sẽ được thu thập kể từ thời điểm
2009. Thời điểm kết thúc nghiên cứu là 12.2015 do sự sẵn có của dữ liệu và thời điểm
kết thúc năm tài chính.

Tác giả tính tốn phần trăm thay đổi của sản lượng dầu thơ tồn cầu dựa trên dữ
liệu về sản lượng dầu thơ tồn cầu được tổng hợp từ Ủy ban năng lượng Hoa Kỳ. Dữ
liệu này được Ủy ban năng lượng Hoa Kỳ tính tốn theo đơn vị ngàn thùng/ngày, trung
bình cho từng tháng.
Dữ liệu thu thập được cho thấy, tính từ năm 2005 đến nay sản lượng dầu thơ sản
xuất tăng qua các năm, đặc biệt là từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 –
2009, sản lượng dầu thô sản xuất chỉ đạt 72.000 ngàn thùng/ngày lên đến trên 80.000
ngàn thùng/ngày. Một trong những nguyên nhân làm cho sản lượng dầu thô tăng vọt là
việc phát hiện ra công nghệ khai thác dầu đá phiến của Hoa Kỳ, với công nghệ này sản
lượng dầu thô sản xuất ra nhiều hơn cùng với đó là giá thành sản xuất giảm đi rất
nhiều. Phần trăm thay đổi sản lượng dầu thô sản xuất biến động qua từng năm, giao
động trong biên độ từ -1,6% đến 1,6%.


16

ĐVT: Ngàn thùng/ngày
COP
82,000

80,000

78,000

76,000

74,000

72,000


70,000
05

06

07

08

09

10

11

12

13

14

15

Hình 3.1: Lịch sử sản lượng dầu thơ toàn cầu từ 01.2005 đến 12.2015
Nguồn: Ủy ban năng lượng Hoa Kỳ
ĐVT: Phần trăm
PCCOP
1.6
1.2
0.8

0.4
0.0
-0.4
-0.8
-1.2
-1.6
05

06

07

08

09

10

11

12

13

14

15

Hình 3.2: Phần trăm thay đổi sản lượng dầu thơ tồn cầu từ 01.2005 đến 12.2015
Nguồn: Ủy ban năng lượng Hoa Kỳ



17

Giá dầu thô thế giới cũng được tác giả thu thập từ Ủy ban năng lượng Hoa Kỳ từ
01.2005 đến 12.2015. Có thể thấy tồn tại mối quan hệ mật thiết giữa giá dầu thế giới và
Việt Nam. Cụ thể, theo Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài
chính phát biểu: “Hiện nay giá xăng dầu trong nước phụ thuộc rất nhiều vào giá xăng
dầu thế giới do chúng ta nhập khẩu lượng xăng dầu thế giới chiếm đến 70%. Do vậy,
việc hình thành giá dựa trên giá xăng dầu thế giới để làm tham chiếu điều hành giá
xăng dầu trong nước. Bên cạnh đó, Nhà nước có quy định giá cơ sở để xác định giá
điều hành giá xăng dầu trong nước, trong giá cơ sở gồm rất nhiều các chi phí cấu thành
ví dụ đối với giá nhập khẩu, các loại thuế, phí khác hình thành nên giá xăng dầu trong
nước”4. Có thể hiểu cách tính giá xăng dầu trong nước như sau:
Giá xăng dầu trong nước = Giá xăng, dầu nhập khẩu + Thuế và các loại phí
 Từ đó cho thấy, giá xăng dầu trong nước có mối quan hệ chặt chẽ với giá dầu
thế giới.
Có thể thấy giá dầu thế giới trong giai đoạn 2005 đến nay đã trải qua hai sự biến
động lớn. Tại thời điểm khủng hoảng kinh tế tồn cầu năm 2008 – 2009 giá dầu đã có
sự sụt giảm đột ngột và rất lớn, giá từ 130 đơ la/thùng giảm xuống chỉ cịn khoảng 40
đơ la/thùng. Điều này đã làm cho tình hình của các quốc gia xuất khẩu dầu lâm vào
tình trạng khó khăn khi mà chi phí sản xuất dầu cịn cao hơn giá thành dầu xuất bán.
Và lịch sử đã lập lại vào cuối năm 2014 sau khi Mỹ công bố về công nghệ làm dầu từ

4

/>

×