Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

PHIẾU BÀI TẬP “MÙA XUÂN NHO NHỎ” – TUẦN 23.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.41 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHIẾU BÀI TẬP “MÙA XUÂN NHO NHỎ” – TUẦN 23. Phần I : Cho câu thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Câu 1: Chép tiếp 5 câu thơ, nêu nội dung chính của khổ thơ bằng 1 câu văn Câu 2: Xứ Huế không chỉ đẹp trong tiết xuân của đất trời mà mảnh đất cố đô còn hiện ra qua những làn điệu dân ca. Một văn bản trong chương trình Ngữ văn đã viết về điều đó, đó là văn bản nào? Nêu tên tác giả? Câu 3: Dòng sông và những cánh chim còn được thể hiện lên qua một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9. Chép chính xác khổ thơ chứa những hình ảnh thơ đó, cho biết tên tác giả, tác phẩm? Câu 4: Hình ảnh “con chim, cành hoa” còn xuất hiện trong một khổ thơ nữa của bài thơ? Chép chính xác khổ thơ đó và cho biết ý nghĩa của sự lặp lại này. Câu 5: Chỉ ra một thành phần biệt lập, việc sử dụng thành phần đó giá trị biểu cảm thế nào? PhầnII: “MXNN” là một bài thơ hay, giàu cảm xúc, chứa đựng lời tâm niệm chân thành và tha thiết của Thanh Hải. Câu 1: Chép thuộc lòng hai khổ thơ 2,3 và nêu nội dung chính của hai khổ thơ đó bằng một câu văn. Câu 2: Trong đoạn thơ trên, nhà thơ có nhắc đến “người cầm súng” và “người ra đồng”. Tại sao khi hướng cảm xúc về những con người Việt Nam, tác giả lại hướng về hai hình ảnh này? Câu 3.Từ “lộc” trong các cụm từ “lộc giắt đầy” và “lộc trải dài” mang những tầng ý nghĩa như thế nào? Câu 4. Kể tên một tác phẩm khác đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và ghi rõ tên tác giả. Phần III A.Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Nếu là con chim, chiếc lá/ Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả/ Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” Câu 1: Những câu thơ trên gợi cho em nhớ tới bài thơ nào, của tác giả nào? Chép nguyên văn hai khổ thơ có nội dung tương tự? Nêu nội dung chính của đoạn thơ vừa chép bằng 1 câu văn. Câu 2: Cho biết hiệu quả của phép điệp ngữ trong hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép. Câu 3.Ở một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9, có một nhà thơ cũng có ước nguyện đẹp như vậy. Hãy chép lại khổ thơ đó và nêu rõ tác giả tác phẩm. B.Cho đoạn thơ:. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc 1. Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ. Việc sử dụng các từ láy nhằm mục đích gì?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Trong câu thơ “Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc”, nhà thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó. 3. Lí tưởng sống cao đẹp – sống cống hiến và đóng góp âm thầm cho Tổ quốc em còn gặp ở một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9. Cho biết tên tác phẩm và tên tác giả..

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

×