Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu tác động của nhân tố quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động tại các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ MỸ DUNG

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ QUẢN
TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI
CÁC CÔNG TY THUỘC LĨNH VỰC SẢN XUẤT
NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng – Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ MỸ DUNG

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ QUẢN
TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI
CÁC CÔNG TY THUỘC LĨNH VỰC SẢN XUẤT
NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐOÀN NGỌC PHI ANH

Đà Nẵng - Năm 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa
được cơng bố bởi bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mỹ Dung


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 3
5. Bố cục đề tài ........................................................................................ 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................. 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
.................................................................................................................. 9
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ............................................... 9
1.1.1. Khái niệm quản trị công ty (Corporate Governance) .................... 9
1.1.2. Các nguyên tắc quản trị công ty tại Việt Nam và trên thế giới ... 11
1.1.3. Các yếu tố của quản trị công ty ................................................... 12
1.1.4. Vai trị quản trị cơng ty ................................................................ 15
1.1.5. Khác biệt giữa quản trị công ty sản xuất và công ty thương mại 17
1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.......................................... 20

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động của công ty ............................ 20
1.2.2. Đo lường hiệu quả hoạt động của công ty ................................... 21
1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh ......................... 22
1.3. CÁC NHÂN TỐ THUỘC QUẢN TRỊ CÔNG TY TÁC ĐỘNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY................................................. 25
1.3.1. Các lý thuyết nền tảng ................................................................. 25
1.3.2. Tác động của các nhân tố thuộc quản trị công ty đến hiệu quả
hoạt động của công ty ..................................................................................... 29


CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................... 33
2.1. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU................................................................ 33
2.1.1. Quy mô của Hội đồng quản trị .................................................... 33
2.1.2. Sự độc lập của Hội đồng quản trị ................................................ 34
2.1.3. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám đốc ...................................... 35
2.1.4. Sự kiêm nhiệm chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng
giám đốc .......................................................................................................... 36
2.1.5. Ban kiểm soát .............................................................................. 37
2.2. ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN ......................................................................... 38
2.2.1. Biến phụ thuộc ............................................................................. 38
2.2.2. Biến độc lập ................................................................................. 38
2.2.3. Biến kiểm sốt ............................................................................. 39
2.3. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 41
2.4. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU .................................................................. 42
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 44
3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH
SẢN XUẤT ..................................................................................................... 44
3.1.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động công ty qua chỉ tiêu ROA ............. 44
3.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động công ty qua chỉ tiêu ROE ............. 45
3.2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ QUẢN TRỊ ĐẾN

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠNG TY ....................................... 47
3.2.1. Thống kê mơ tả các biến độc lập và biến kiểm soát .................... 47
3.2.2. Phân tích tác động của các nhân tố quản trị cơng ty đến chỉ tiêu
ROA................................................................................................................. 49
3.2.3. Phân tích tác động của các nhân tố quản trị công ty đến chỉ tiêu
ROE ................................................................................................................. 60


CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 70
4.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY .............................................................................................. 70
4.1.1. Điều chỉnh hợp lý về mức độ độc lập của Hội đồng quản trị và
Ban giám đốc ................................................................................................... 70
4.1.2. Về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà quản lý công ty .............................. 71
4.1.3. Về sự kiêm nhiệm của chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc
công ty ............................................................................................................. 71
4.1.4. Liên quan đến quy mô của công ty .............................................. 73
4.1.5. Liên quan đến số năm hoạt động của công ty ............................. 74
4.1.6. Các kiến nghị khác liên quan đến quản trị công ty nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của công ty ....................................................................... 76
4.2. KẾT LUẬN .............................................................................................. 79
4.2.1. Kết quả đạt được .......................................................................... 79
4.2.2. Hạn chế của luận văn ................................................................... 81
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu


Tên bảng

bảng
1.1
2.1
3.1.

Sự khác biệt giữa hoạt động công ty sản xuất và
công ty thương mại
Bảng tóm tắt cách đo lường các biến trong mơ hình
Hiệu quả hoạt động của các công ty sản xuất năm
2017 thông qua chỉ tiêu ROA và ROE

Trang

18
40
44

3.2.

Thống kê mô tả các biến độc lập và biến kiểm soát

47

3.3.

Kết quả hồi quy OLS mơ hình theo biến ROA


50

3.4.

Hệ số tương quan cặp của các biến độc lập

51

3.5.

3.6.

Kiểm định hiện tượng tự tương quan của mơ hình
theo ROA
Kết quả kiểm định phương sai khơng đồng nhất ở
Mơ hình ROA

52

53

3.7.

Kết quả phân tích các biến tác động

57

3.8.

Kết quả hồi quy OLS mơ hình theo biến ROE


61

3.9.

3.10

Kiểm định hiện tượng tự tương quan của mơ hình
theo ROE
Kết quả kiểm định phương sai khơng đồng nhất ở
Mơ hình ROE

62

64


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

biểu đồ
2.1.
3.1

3.2

Cơ cấu quản trị công ty của một công ty cổ phần
ROA của các công ty niêm yết thuộc lĩnh vực sản

xuất năm 2017
ROE của các công ty niêm yết thuộc lĩnh vực sản
xuất năm 2017

Trang
12
45

46


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, quản trị công ty đóng
vai trị lớn đối với sự phát triển của cơng ty. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế
giới cho thấy quản trị công ty tốt sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty,
khiến công ty hoạt động có năng suất cao, rủi ro tài chính thấp hơn và ngược
lại. “Khung quản trị công ty ở Việt Nam được đánh giá là phù hợp với các
yêu cầu và nguyên tắc quản trị phổ biến được thừa nhận trên thế giới.Tuy
nhiên, hoạt động quản trị công ty tại Việt Nam vẫn cịn nhiều điểm hạn chế và
yếu kém” (Đồn Duy Khương, 2017).
Đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn, các cơng ty có
các tiêu chuẩn quản trị công ty tốt sẽ giúp các nhà đầu tư tin tưởng, tạo sự an
tâm để các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ đồng vốn của mình vào cơng ty. Thị trường
chứng khoán Việt Nam là kênh huy động vốn dài hạn cho đầu tư và phát triển,
phù hợp với mục tiêu xu thế phát triển của đất nước. Mối quan tâm hàng đầu
của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán là hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của các cơng ty niêm yết. Vì thế, muốn thu hút các nhà đầu tư, các

công ty phải nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển nhanh chóng về số lượng công ty
và sự xuất hiện của các công ty lớn, vấn đề quản trị công ty đang ngày càng
thu hút sự quan tâm của cộng đồng công ty và các nhà xây dựng chính sách,
pháp luật về cơng ty. Tuy nhiên, hoạt động quản trị công ty tại Việt Nam vẫn
còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém, khái niệm quản trị cơng ty vẫn cịn rất
mới mẻ, nhiều lãnh đạo cơng ty vẫn cịn lẫn lộn giữa quản trị công ty và quản
trị tác nghiệp (quản lý điều hành công ty sản xuất, marketing, nhân sự…),
công ty vẫn cịn quản lý theo kiểu thuận tiện mà khơng theo nguyên tắc quản


2

trị công ty tốt.
Với những bất cập và hạn chế của thực trạng quản trị công ty tại Việt
Nam, luận văn nghiên cứu để trả lời câu hỏi liệu rằng quản trị công ty tác
động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của các công ty, đặc biệt là các cơng
ty niêm yết trên thị trường chứng khốn. Việc tìm hiểu các nhân tố nào ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán là rất cần thiết nhằm giúp cho các công ty nhận
biết được lợi thế của mình, từ đó có thể tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư để
mở rộng phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn
định kinh tế – xã hội. Từ việc xác định các nhân tố ảnh hưởng, luận văn đưa
ra các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động quản trị công ty, nâng cao hiệu quả
hoạt động của công ty, thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt khi mà các nhà đầu tư
luôn chú trọng các chỉ số báo cáo về hiệu quả hoạt động kinh doanh. Xuất
phát từ thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của nhân
tố quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động tại các công ty thuộc lĩnh vực
sản xuất niêm yết trên Sàn Chứng khoán Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là:
- Xác định hiệu quả hoạt động của các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Xác định và phân tích các nhân tố thuộc quản trị công ty tác động đến
hiệu quả hoạt động của các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị công ty tại Việt
Nam, góp phần thúc đẩy các cơng ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.


3

3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của nhân tố quản trị công ty đến hiệu
quả hoạt động trong các công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Một số nhân tố quản trị công ty được kể đến như: quy mô
của hội đồng quản trị, sự độc lập của hội đồng quản trị, tỷ lệ sở hữu vốn của
ban giám đốc, tính kiêm nhiệm của chủ tịch Hội đồng quản trị (hội đồng quản
trị) và Tổng giám đốc, vai trị của ban kiểm sốt đến hiệu quả hoạt động của
các công ty.
Phạm vi nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu được chọn từ các công ty thuộc
lĩnh vực sản xuất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: Năm 2017 .
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin
Trên cơ sở sử dụng dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, báo cáo thường
niên, báo cáo quản trị công ty của các công ty trong lĩnh vực sản xuất niêm
yết trên Sàn chứng khoán Việt Nam, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu theo
những chỉ tiêu cần thiết phục vụ nghiên cứu.
- Xử lý và phân tích thơng tin

Phân tích kết quả từ việc xác định mơ hình các nhân tố quản trị cơng ty
tác động đến hiệu quả hoạt động của các CTNY trên thị trường, vận dụng các
phương pháp định lượng; sử dụng phần mềm Eview, Excel và thực hiện phân
tích hồi quy bằng mơ hình hồi quy (kết hợp tất cả các quan sát – Pooled
Ordinary List Squares) để đưa ra kết luận về các nhân tố thuộc quản trị công
ty tác động đến hiệu quả hoạt đông của các công ty sản xuất niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.


4

5. Bố cục đề tài
Ngoài phần danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, bố cục của luận
văn gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của quản trị công ty
đến hiệu quả hoạt động của công ty.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của công ty đã
được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu trước đây. Đa số các nghiên cứu tập
trung vào sự tác động của hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của công
ty.
Nghiên cứu của Pfeffer (1972); Klein (1998); Coles (2008) về sự tác
động của quy mô hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của công ty đã
chứng minh quy mô hội đồng quản trị càng lớn thì càng nâng cao hiệu quả
hoạt động của cơng ty. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng một hội đồng quản
trị lớn sẽ cung cấp sự quản lý hiệu quả hơn do sự phức tạp của môi trường
kinh doanh và văn hóa tổ chức (Klein, 1998).

Shukeri, Shin và Shaari (2012) với đề tài “ Các đặc điểm Hội đồng quản
trị có tác động đến hiệu suất cơng ty khơng ?” đã nghiên cứu 300 công ty
niêm yết tại Malaysia được lựa chọn ngẫu nhiên từ các ngành khác nhau.
Nghiên cứu này đã lựa chọn một số đặc điểm của Hội đồng quản trị làm biến
độc lập bao gồm quyền quản lý, quy mô Hội đồng quản trị, sự độc lập của
Hội đồng quản trị, sự đa dạng về giới tính và đa dạng sắc tộc, biến phụ thuộc
là chỉ số ROE để đo lường hiệu quả hoạt động.


5

Ruhul Salima và cộng sự (2016) nghiên cứu các ngân hàng Úc giai đoạn
1999-2013, cho thấy quy mô Hội đồng quản trị, số cuộc họp Hội đồng quản
trị có quan hệ thuận chiều với hiệu quả ngân hàng, và các bằng chứng về việc
hiệu quả hoạt động được cải thiện sau khi ban hành các chuẩn mực Quản trị
công ty tốt năm 2003.
Một số nghiên cứu về sự độc lập của Hội đồng quản trị tác động đến hiệu
quả hoạt động của các công ty, Turki và Sedrine (2012) đã kết luận thành viên
Hội đồng quản trị độc lập có thể đóng một vai trị tích cực trong phân xử bất
đồng giữa các thành viên nội bộ và giúp giảm thiểu các vấn đề đại diện.
Hossain và cộng sự (2000) cũng tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa
thành viên Hội đồng quản trị độc lập và hiệu quả hoạt động công ty. Mặt
khác, tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập cao thì chất lượng báo cáo tốt
hơn và tỷ lệ thấp hơn trong gian lận kế toán (Klein, 2002; Lennox và Pittman,
2010).
Lee và Zhang (2011) xem xét tác động của cấu trúc sở hữu và quản trị
công ty lên hiệu quả hoạt động công ty tại thị trường vốn Trung Quốc trong
giai đoạn 2004-2007. Cấu trúc được đề cập trong nghiên cứu này bao gồm sở
hữu nhà nước, sở hữu thành viên Hội đồng quản trị, sở hữu ban giám đốc, sở
hữu tổ chức, kết quả nghiên cứu chỉ ra quy mô Hội đồng quản trị, sở hữu tổ

chức tác động cùng chiều lên giá trị công ty. Các nghiên cứu đo lường sự độc
lập của Hội đồng quản trị thông qua số lượng thành viên Hội đồng quản trị
độc lập chia cho tổng số thành viên Hội đồng quản trị (Lee và Zhang, 2011;
Turki và Sedrine, 2012).
Nghiên cứu của Stiles và Taylor (2001) cho thấy một tỷ lệ nhà quản trị
độc lập càng lớn thì kết quả kinh doanh càng tốt. Các nhà quản trị độc lập sẽ
đánh giá tốt hơn và đại diện cơng bằng hơn cho lợi ích của cổ đơng, phù hợp


6

như một cơ chế quản lý đáng tin cậy và khả năng tiềm ẩn của họ để tập trung
vào việc đảm bảo tối đa hóa giá trị của cổ đơng (Beasley, 1996).
Có rất nhiều nghiên cứu đi trước kiểm định sự tác động của nhân tố sở
hữu vốn của Hội đồng quản trị đến hiệu quả công ty. Nghiên cứu của Zeitun
và Almudehki (2012) đã chỉ ra tác động cùng chiều của tỷ lệ sở hữu thành
viên Hội đồng quản trị lên ROA, ROE. Mối tương quan dương giữa hai biến
này là do hiệu quả của việc giám sát chặt chẽ và lợi ích chủ sở hữu nhằm tối
đa hóa lợi nhuận công ty. Nghiên cứu này đã đo lường biến sở hữu thành
viên Hội đồng quản trị bằng tỷ trọng vốn sở hữu của các cổ đông là thành
viên Hội đồng quản trị trên tổng số vốn chủ sở hữu (Huang và cộng sự, 2011;
Lee và Zhang, 2011; Turki và Sedrine, 2012).
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Trân (2013) về mối
tương quan giữa cấu trúc sở hữu quản trị công ty với hiệu quả hoạt động các
cơng ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn TP HCM kết luận tỷ lệ sở
hữu của ban giám đốc có mối tương quan dương với ROA nhưng lại có mối
tương quan âm với Tobin’Q. Fauzi và Locke (2012) nghiên cứu 79 công ty
niêm yết ở New Zealand giai đoạn 2007-2011 cho thấy tỷ lệ sở hữu của ban
giám đốc tương quan dương với hiệu quả hoạt động của công ty.
Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra mối tương quan âm giữa tỷ lệ sở hữu

của ban giám đốc và hiệu quả hoạt động. Shah và cộng sự (2011) với mẫu
nghiên cứu 67 công ty trên sàn chứng khoán Karachi, Pakistan năm 2005 đã
kết luận tỷ lệ sở hữu của Ban giám đốc có tương quan âm với hiệu quả hoạt
động của công ty.
Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Thông (2017) ở Việt Nam về đặc điểm
của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của công ty. Trong nghiên cứu
này, các biến độc lập bao gồm loại hình sở hữu cơng ty, tỷ lệ sở hữu vốn, cơ


7

cấu sở hữu vốn, thành phần của Hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm của chủ
tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành, biến phụ thuộc hiệu quả hoạt
động được đo lường bởi ROA, ROE và chỉ số Tobin’Q.
Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu về tác động của sự kiêm nhiệm
giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị như: Donaldson và Davis
(1991) với mẫu nghiên cứu 337 cơng ty từ 7 nhóm ngành trong 500 công ty
Fortune ở Mỹ năm 1987; Lam và Lee (2008) kiểm định mối quan hệ giữa việc
kiêm nhiệm 2 vị trí giám đốc điều hành và Chủ tịch hội đồng quản trị với giá
trị công ty ở 128 công ty niêm yết ở Hồng Kông năm 2003.
Nghiên cứu “Quản trị công ty và hiệu quả hoạt động công ty: Minh
chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn
TP.Hồ Chí Minh (HOSE)” của Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy (2013)
cho thấy quyền kiêm nhiệm có tác động tương quan cùng chiều, có ý nghĩa
thống kê lên hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu này đã lựa chọn đặc điểm quy
mô Hội đồng quản trị… là các biến độc lập và chỉ số ROE làm biến phụ thuộc
cho đề tài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, nghiên cứu này có hạn chế là chỉ
nghiên cứu trên thị trường chứng khoán của thành phố Hồ Chí Minh và chỉ
nghiên cứu một số các đặc điểm của hội đồng quản trị.
Nghiên cứu về vai trị của Ban kiểm sốt trong hiệu quả hoạt động của

cơng ty, Rouf (2011) chỉ ra rằng Ban kiểm sốt giám sát cơ chế nhằm nâng
cao chất lượng thông tin giữa cổ đông và các nhà quản lý. Một số nghiên cứu
của Lee và Zhang (2011); Gill và Obradovich (2012) cũng chỉ ra mối quan hệ
đồng biến giữa hiệu quả hoạt động của công ty và sự hiện diện của Ban kiểm
sốt.
Qua việc tổng qt hóa các nghiên cứu đi trước về quản trị công ty và
hiệu quả hoạt động của công ty tại Việt Nam và trên thế giới, tác giả nhận


8

thấy đa số các nghiên cứu tập trung nghiên cứu nhân tố đặc điểm của Hội
đồng quản trị tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty. Các nghiên cứu
đã đưa ra rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, các biến được lựa
chọn đưa vào mơ hình cũng rất phong phú, kết quả nghiên cứu cũng có sự
khác biệt khi kết luận về sự tác động của các nhân tố thuộc quản trị công ty
đến hiệu quả hoạt động của cơng ty.
Theo tìm hiểu của tác giả, chưa có nghiên cứu chính thức nào ở Việt
Nam tập trung nghiên cứu về sự tác động của các nhân tố thuộc quản trị công
ty đến hiệu quả hoạt động của các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tại Việt Nam, quá trình hội nhập kinh
tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, muốn thành cơng địi hỏi cơng ty phải có
sự định hướng sản xuất đúng đắn nhằm nắm bắt tốt nhu cầu của thị trường,
đáp ứng thị hiếu khách hàng. Trong một mơi trường cạnh tranh khốc liệt, vai
trị điều hành của Hội đồng quản trị và ban giám đốc rất quan trọng. Chính vì
thế, việc nghiên cứu các nhân tố thuộc quản trị công ty tác động đến hiệu quả
hoạt động của các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất là hết sức cần thiết.
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận văn sẽ điều
chỉnh và vận dụng phù hợp với đặc điểm của các công ty thuộc lĩnh vực sản
xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ những kết luận của

các nghiên cứu đi trước, luận văn chọn ra năm nhân tố tiêu biểu đại diện cho
đặc điểm quản trị công ty bao gồm: quy mô hội đồng quản trị, sự độc lập của
hội đồng quản trị, tỷ lệ sở hữu cổ phần của thành viên ban giám đốc, sự kiêm
nhiệm chức danh chủ tịch hội đồng quản trị và TGĐ, số lượng thành viên ban
kiểm soát để nghiên cứu tác động của quản trị công ty lên hiệu quả hoạt động
của công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


9

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY
1.1.1. Khái niệm quản trị cơng ty (Corporate Governance)
Để tìm hiểu tác động của các nhân tố quản trị công ty đến hiệu quả hoạt
động, việc hiểu rõ khái niệm quản trị công ty là vấn đề tiên quyết. Hiện nay
vẫn chưa có khái niệm quản trị cơng ty thống nhất trên thế giới . Một số định
nghĩa tiêu biểu về quản trị cơng ty có thể kể đến:
“Quản trị cơng ty là một lĩnh vực kinh tế học nghiên cứu cách thức động
viên quá trình quản trị hiệu quả của các công ty bằng việc sử dụng các cơ cấu
động viên lợi ích, ví dụ hợp đồng, cấu trúc tổ chức và quy chế- quy tắc. Quản
trị công ty thường giới hạn trong phạm vi câu hỏi về cải thiện hiệu suất tài
chính, chẳng hạn bằng cách nào người chủ sở hữu công ty động viên các giám
đốc họ sử dụng vận hành để đem lại lợi suất đầu tư hiệu quả hơn” (Mathiesen
2002).
“Quản trị công ty là chủ đề mặc dù được định nghĩa mờ nhạt nhưng xem
như đối tượng, mục tiêu và thể chế để đảm bảo điều tốt đẹp cho cổ đông, nhân

viên, khách hàng, chủ nợ và thúc đẩy danh tiếng, vị thế của nền kinh tế”
(Maw và các cộng sự, 1994).
“Quản trị công ty là hệ thống người ta xây dựng để điều khiển và kiểm
soát các công ty. Cấu trúc quản trị công ty chỉ ra cách thức phân phối quyền
và trách nhiệm trong số những thành phần khác nhau có liên quan tới cơng ty,
như Hội đồng quản trị, Giám đốc, cổ đông và những chủ thể khác có liên


10

quan. Quản trị cơng ty cũng giải thích rõ qui tắc và thủ tục để ra các quyết
định liên quan tới vận hành công ty. Bằng cách này, quản trị cơng ty cũng đưa
ra cấu trúc thơng qua đó người ta thiết lập các mục tiêu công ty, và cả phương
tiện để đạt được mục tiêu hay giám sát hiệu quả cơng việc” (OECD, 1999).
Định nghĩa của OECD có thể coi là định nghĩa rộng nhất về quản trị
công ty, nó đã và đang được rất nhiều nước trên thế giới vận dụng để xây
dựng hệ thống pháp luật về quản trị cơng ty, trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, quản trị công ty được định nghĩa tại Quyết định số
12/2007/QĐ-BTC : “Quản trị công ty là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho
công ty được định hướng điều hành và được kiểm sốt một cách có hiệu quả
vì quyền lợi của cổ đơng và những người liên quan đến công ty. Các nguyên
tắc quản trị công ty bao gồm:
- Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả;
- Đảm bảo quyền lợi của cổ đông;
- Đối xử công bằng giữa các cổ đông;
- Đảm bảo vai trị của những người có quyền lợi liên quan đến công ty;
- Minh bạch trong hoạt động của công ty;
- Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát lãnh đạo kiểm sốt cơng ty có hiệu
quả;
Nhìn chung, các quan niệm về quản trị công ty trên thế giới và Việt Nam

đều đề cập đến cơ cấu và quá trình cho việc định hướng và kiểm sốt các
cơng ty, quản trị công ty đề cập đến mối liên hệ giữa ban giám đốc, Hội đồng
quản trị, cổ đông và các bên có liên quan, nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên
mà khơng thiên lệch về lợi ích của một nhóm riêng biệt nào. Đường Nguyễn
Hưng (2016) cho rằng cấu trúc cốt lõi của quản trị công ty bao gồm các yếu tố
được kết hợp với nhau xung quanh hai vấn đề nền tảng của công ty là sự hoạt


11

động và sự tn thủ.
Quản trị cơng ty tốt góp phần vào phát triển kinh tế bền vững do cải
thiện được hoạt động của các công ty và nâng cao khả năng tiếp cận các
nguồn vốn bên ngoài của các cơng ty đó. Do vậy, quản trị cơng ty ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty.
1.1.2. Các nguyên tắc quản trị công ty tại Việt Nam và trên thế giới
* Nguyên tắc quản trị công ty của Tổ chức hợp tác và phát triển OECD
Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD được Hội đồng bộ trưởng
OECD phê chuẩn lần đầu vào năm 1999 và từ đó trở thành chuẩn mực quốc tế
cho các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, các cơng ty và các bên có lợi
ích liên quan khác trên tồn thế giới :
a. Đảm bảo cơ sở cho một Khuôn khổ Quản trị công ty hiệu quả
Khuôn khổ quản trị cơng ty cần thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của
thị trường, phù hợp với quy định của pháp luật, và phân định rõ ràng trách
nhiệm giữa các cơ quan giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi.
b. Quyền của Cổ đông và các Chức năng sở hữu cơ bản
Khuôn khổ quản trị công ty phải bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện quyền
của cổ đông.
c. Đối xử bình đẳng với cổ đơng
Khn khổ quản trị cơng ty cần đảm bảo sự đối xử bình đẳng đối với

mọi cổ đơng, trong đó có cổ đơng thiểu số và cổ đơng nước ngồi. Mọi cổ
đơng có cơ hội khiếu nại hiệu quả khi họ bị vi phạm.
d. Vai trị của các Bên có Quyền lợi Liên quan trong Quản trị công ty
Khuôn khổ quản trị công ty phải cơng nhận quyền của các bên có quyền
lợi liên quan đã được pháp luật hay quan hệ hợp đồng quy định và phải
khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa cơng ty và các bên có quyền lợi liên


12

quan tạo dựng tài sản, việc làm và ổn định tài chính cho các cơng ty.
e. Cơng bố thơng tin và tính minh bạch
Khn khổ quản trị cơng ty phải đảm bảo việc cơng bố thơng tin kịp thời
và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến cơng ty, bao gồm tình
hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và quản trị công ty.
f. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị
Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo định hướng chiến lược của
công ty, giám sát có hiệu quả của Hội đồng quản trị và trách nhiệm của Hội
đồng quản trị đối với công ty và cổ đông.
* Nguyên tắc quản trị công tytại Việt Nam
Theo nghị định 71/2017/NĐ-CP ban hành ngày 06/06/2017 của Chính
phủ, hướng dẫn về Quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng, quản
trị công ty là hệ thống các nguyên tắc bao gồm :
a. Đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý;
b. Đảm bảo hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát;
c. Đảm bảo quyền lợi của cổ đơng và những người có liên quan;
d. Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông;
e. Công khai minh bạch mọi hoạt động của công ty;
1.1.3. Các yếu tố của quản trị công ty
a. Đại hội đồng cổ đông

Theo quy định của Luật Công ty năm 2014, Đại hội đồng cổ đông được
định nghĩa gồm tất cả cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao
nhất của công ty cổ phần. Cổ đơng có các quyền sau đây :
- Quyền sở hữu và trách nhiệm;
- Quyền nhận thông tin;
- Quyền bầu Hội đồng quản trị;
- Quyền đề bạt và bỏ phiếu cho các kiến nghị;


13

- Quyền họp đại hội cổ đông ;
Theo cẩm nang quản trị cơng ty của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC
(2010), cơ cấu quản trị công ty của một công ty cổ phần được mô tả theo Sơ
đồ 1.1.
Các chủ thể quản trị theo các quy định hiện hành
Các chủ thể quản trị theo thông lệ tốt về quản trị cơng ty
Kiểm tốn độc lập

Ủy ban kiểm tốn

Đại hội đồng cổ
đơng

Ủy ban chính sách
phát triển
Ủy ban nhân lực

Ban Kiểm sốt
Kiểm tốn nội bộ


Hội đồng quản trị

Thư ký cơng ty

Ủy ban
lươngthưởng
Ủy ban khác thuộc
Hội đồng quản trị

Tổng Giám đốc và
Ban Giám đốc điều hành

Biểu đồ 1.1. Cơ cấu quản trị công ty của một công ty cổ phần
(Tổ chức Tài chính quốc tế, 2016)
b. Hội đồng quản trị
“Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cơng ty, có tồn quyền nhân danh
công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông” (Luật Công ty 2014).


14

Các nội dung cơ bản của Hội đồng quản trị:
- Cơ cấu của Hội đồng quản trị ;
- Công việc của Hội đồng quản trị;
- Trách nhiệm của Hội đồng quản trị;
- Quyền lợi của Hội đồng quản trị ;
- Yêu cầu đối với các thành viên Hội đồng quản trị ;
c. Ban kiểm sốt

Mối lo ngại của cổ đơng với tư cách là người sở hữu thực sự của công ty
về việc điều hành Công ty cổ phần của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc là
một mối lo ngại chính đáng và có cơ sở. Đây là một trong những lý do dẫn
đên sự ra đời của ban kiểm sốt . Theo điều 95, Luật Cơng ty hiện hành, ban
kiểm soát sẽ phải được thành lập khi cơng ty có trên 11 cổ đơng là cá nhân
hoặc có cổ đơng là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty. Các
nội dung cần lưu ý của ban kiểm soát:
- Đặc điểm của ban kiểm sốt;
- Vai trị và trách nhiệm của ban kiểm soát;
d. Kiểm toán độc lập
Luật kiểm toán và các quy định về kiểm toán ban hành rằng việc kiểm
toán thường niên cần phải được một cơng ty kiểm tốn độc lập hợp pháp thực
hiện. Mục đích của quy định này nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài
liệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập báo cáo tài
chính. Kiểm tốn độc lập có mục tiêu là tăng thêm sự tin cậy và tín nhiệm của
cổ đông và các bên liên quan đến quyền lợi của công ty bằng cách đưa ra các
ý kiến độc lập về báo cáo tài chính.
e. Kiểm tốn nội bộ
Kiểm tốn nội bộ đóng vai trị rất quan trọng trong bộ máy hoạt động


15

kinh doanh của Cơng ty. Kiểm tốn nội bộ đóng vai trị là người bảo vệ giá trị
Cơng ty, giúp chủ Công ty cải tiến những điểm yếu từ hệ thống quản lý và
quản trị công ty.
Từ những khái niệm về quản trị công ty, các yếu tố và nguyên tắc của
quản trị công ty; đặc biệt là từ việc tham khảo các nghiên cứu trước đây, luận
văn đưa ra một số các nhân tố thuộc quản trị công ty có thể tác động đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty như: quy mô Hội đồng quản trị, sự

kiêm nhiệm của chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng giám đốc, tỉ lệ sở hữu cổ
phần của ban giám đốc, sự có mặt của ban kiểm sốt và tỉ lệ độc lập của Hội
đồng quản trị (thông qua tỉ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập).
1.1.4. Vai trị quản trị cơng ty
Quản trị cơng ty có vai trị rất quan trọng với các cơng ty. Việt Nam đã và
đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế một cách mạnh mẽ với việc gia
nhập nhiều tổ chức tài chính, hiệp định thương mại khu vực, tồn cầu. Để có thể
phát triển bền vững và cạnh tranh một cách lành mạnh với các cơng ty nước
ngồi cũng như bước ra thị trường quốc tế thì việc một cơng ty có một hệ thống
quản trị cơng ty tốt là điều rất quan trọng, mang lại nhiều lợi thế như:
 Thúc đẩy hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh: Quản trị công ty
sẽ mang lại một hệ thống giải trình tốt hơn, giảm thiểu rủi ro liên quan đến
các vụ gian lận hoặc các giao dịch nhằm mục đích vụ lợi của các cán bộ quản
lý. Tinh thần trách nhiệm cao kết hợp với việc quản trị rủi ro và kiểm sốt nội
bộ hiệu quả có thể giúp cho công ty sớm phát hiện các vấn đề trước khi chúng
phát sinh và dẫn đến một cuộc khủng hoảng. Quản trị công ty sẽ giúp cải
thiện hiệu quả công việc quản lý và giám sát Ban giám đốc điều hành. Việc áp
dụng những cách thức quản trị cơng ty hiệu quả cũng sẽ góp phần cải thiện
q trình ra quyết định.


16

 Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn: Những công ty được quản
trị tốt thường gây được cảm tình với các cổ đơng và các nhà đầu tư, tạo dựng
được niềm tin lớn hơn của công chúng vào việc cơng ty có khả năng sinh lời
mà khơng xâm phạm tới quyền lợi của các cổ đơng do đó sẽ gia tăng cơ hội
thu hút vốn đầu tư cho cơng ty.
 Giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản: Những công ty cam kết áp
dụng những tiêu chuẩn cao trong Quản trị công ty thường huy động được

những nguồn vốn giá rẻ khi cần nguồn tài chính cho các hoạt động của mình.
Đồng thời, có một mối liên hệ mật thiết giữa các cách thức quản trị với việc
các nhà đầu tư cảm nhận về giá trị tài sản của công ty (chẳng hạn tài sản cố
định, lợi thế thương mại, nguồn nhân lực, danh mục sản phẩm, các khoản phải
thu, nghiên cứu và phát triển).
 Nâng cao uy tín: Trong mơi trường kinh doanh ngày nay, uy tín là một
phần quan trọng làm nên giá trị thương hiệu của một cơng ty. Uy tín và hình
ảnh của một cơng ty là một tài sản vơ hình không thể tách rời của công ty.
Những biện pháp quản trị cơng ty hiệu quả sẽ góp phần làm nên và nâng cao
uy tín của cơng ty. Như vậy, những công ty tôn trọng quyền lợi của các cổ
đông và các chủ nợ và đảm bảo tính minh bạch về tài chính sẽ được xem như
là một người phục vụ nhiệt thành cho các lợi ích của cơng chúng đầu tư. Kết
quả là những cơng ty đó dành được niềm tin lớn hơn của cơng chúng và từ đó
nâng cao được giá trị thương hiệu. (Nguồn: IFC, Cẩm nang Quản trị cơng ty).
Xuất phát từ những vai trị to lớn này của việc quản trị công ty, những
nhân tố thuộc quản trị cơng ty sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động
của công ty, việc nắm rõ những vai trị của các nhân tố quản trị cơng ty sẽ
giúp hiểu rõ và nắm được sâu sắc nguyên nhân vì sao các nhân tố quản trị này
có thể tác động ít nhiều đến hiệu quả hoạt động của cơng ty. Từ đó giúp luận


17

văn đưa ra các nhận xét và giải pháp phù hợp.
1.1.5. Khác biệt giữa quản trị công ty sản xuất và công ty thƣơng mại
Ở luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu tác động của các nhân tố
thuộc quản trị công ty thuộc lĩnh vực sản xuất đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty. Vậy quản trị ở cơng ty sản xuất có những điểm gì khác
biệt và tương tự gì đối với cơng ty thương mại. Phần này của luận văn sẽ làm
rõ vấn đề này.

Cơng ty sản xuất là một loại hình cơng ty được thành lập với mục đích sử
dụng các nguồn lực cần thiết (nhân lực – tài lực – vật lực) tạo ra các sản phẩm
đem trao đổi trong thương mại, đáp ứng nhu cầu sử dụng và tiêu dùng của con
người.
Mặt khác, công ty thương mại là tổ chức kinh tế hợp pháp, hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực lưu thơng hàng hố bao gồm đầu tư tiền của, cơng
sức và tài năng... vào lĩnh vực mua bán hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị
trường nhằm kiếm lợi nhuận. Công ty thương mại không trực tiếp sản xuất tạo
ra sản phẩm.
Công ty sản xuất và công ty thương mại tuy có những chức năng, xu
hướng vận dụng khái niệm (sản xuất, thương mại) và phương pháp quản trị
tương đồng. Song đặc điểm hoạt động trong hai loại hình cơng ty này cũng có
nhiều khác biệt.
Những khác biệt này được chỉ rõ ở Bảng 1.1.


×