Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

De thi thu tot nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.9 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II</b>
ĐỀ THI CHÍNH THỨC


<b>KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THƠNG </b>
<b>Năm học: 2011 - 2012</b>


<b>Môn thi: NGỮ VĂN </b>


<i>Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề</i>
<b>I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)</b>


<b>Câu 1. (2,0 điểm)</b>


Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim
Lân?


<b>Câu 2. (3,0 điểm)</b>


“Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ở đằng sau lưng bạn” (Danh ngôn Nam
Phi – dẫn theo “Quà tặng cuộc sống” – NXB Thanh niên, 2006).


Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị)
về câu danh ngôn trên.


<b>II- PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)</b>


<i><b>Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)</b></i>
<b>Câu 3. a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)</b>


Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của nhà
văn Nguyễn Trung Thành?



<b>Câu 3. b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)</b>
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:


<i>Tây Ban Nha</i>
<i>hát nghêu ngao</i>
<i>bỗng kinh hoàng</i>
<i>áo choàng bê bết đỏ</i>
<i>Lor-ca bị điệu về bãi bắn</i>
<i>chàng đi như người mộng du</i>
<i>tiếng ghi ta nâu</i>


<i>bầu trời cô gái ấy</i>


<i>tiếng ghi ta lá xanh biết mấy</i>
<i>tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan</i>
<i>tiếng ghi ta ròng ròng</i>


<i>máu chảy</i>


<i>(“Đàn ghi ta của Lor-ca” – Thanh Thảo, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD-2007, tr. </i>
164 – 165)


<b>……….Hết…………</b>


<i><b>(Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Giám thị khơng giải thích gì thêm)</b></i>
Họ và tên thí sinh: ……… Số báo danh: ………..
Chữ kí của giám thị 1: ………. Chữ kí của giám thị 2: ………


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC



<b>Năm học: 2011 - 2012</b>
<b>Môn thi: Ngữ văn</b>
<b>HƯỚNG DẪN CHẤM THI</b>


<i>(Bản hướng dẫn này gồm 04 trang)</i>
I- HƯỚNG DẪN CHUNG:


- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trơi
chảy, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, sắp xếp các luận điểm, luận cứ,
luận chứng một cách phù hợp, lô gic.


- Giáo viên cần hết sức chủ động, linh hoạt khi chấm và cho điểm, luôn xem xét
trên phương diện tổng thể của cả bài văn, cần đặc biệt lưu ý đến kĩ năng làm văn nghị
luận của học sinh, đặc biệt là kĩ năng hành văn, cần tuyệt đối tránh hiện tượng đếm ý cho
điểm.


- Đối với mỗi bài làm, học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt, lập luận, làm bài khác
nhau. Giáo viên khi khi chấm bài cần linh hoạt, đặc biệt khuyến khích những bài làm có
cảm xúc và sáng tạo, có quan điểm riêng trong cách trình bày, lập luận miễn là cách thức
diễn đạt ấy phù hợp và có tính thuyết phục đối với người đọc.


- Giáo viên cho điểm cụ thể từng câu, tùy vào yêu cầu cụ thể, giáo viên có thể chiết
điểm đến 0.25. Điểm tồn bài: 0.25 làm trịn thành 0.5; 0.75 làm tròn thành 1.0.


II- YÊU CẦU CỤ THỂ:
<b>I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)</b>
<b>Câu 1. (2,0 điểm)</b>


Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân:



- Nhan đề truyện ngắn “Vợ nhặt” đã gợi ra được một tình huống truyện độc đáo:
Tràng, anh nơng dân nghèo khổ, xấu xí, thơ kệch, lại là dân ngụ cư bỗng nhiên “nhặt”
được vợ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.


 Cho 0.5 điểm.


- “Nhặt” trong cụm từ “Vợ nhặt” là một động từ, có nghĩa là nhặt nhạnh, nhặt một
cách vu vơ. Đây là một sự kết hợp từ độc đáo, đặc biệt, chỉ xuất hiện trong nạn đói khủng
khiếp năm 1945. Ở đó, giá trị của một con người thật vô cùng rẻ rúng, người ta có thể
“nhặt” được vợ như nhặt một thứ đồ vật rơi vãi ở dọc đường. Trong tình huống đói khát,
để duy trì sự sống, con người ta có thể đánh mất cả sĩ diện, lòng tự trọng, phẩm giá, lễ
nghĩa … để theo không về làm vợ người. Qua đó, nhà văn Kim Lân đã bộc lộ sự cảm
thơng, đồng cảm, chia sẻ với thân phận rẻ rúng của con người; gián tiếp tố cáo tội ác của
thực dân, phong kiến, phát xít đã bóc lột, đầy ải nhân dân ta tới nạn đói khủng khiếp năm
1945; trân trọng khát vọng hạnh phúc, khát khao tổ ấm gia đình, niềm tin, sự lạc quan
vào cuộc sống ở tương lai của những người dân lao động nghèo khổ. Như vậy, nhan đề
đã gói gọn được chủ đề và giá trị của truyện ngắn “Vợ nhặt”.


 Cho 1.5 điểm.
<b>Câu 2. (3,0 điểm)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội với bố cục ba phần rõ ràng,
hành văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, có tính
thuyết phục.


- Đối với những bài văn, học sinh chỉ gạch đầu dịng, cho dù đủ ý, giáo viên cũng
khơng cho quá 0.75 điểm.


<b>b) Về kiến thức:</b>



Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song cần đáp ứng các ý cơ bản
sau:


<i>1) Giới thiệu vấn để cần nghị luận, trích dẫn câu danh ngơn.</i>
<i>2) Giải thích câu danh ngôn:</i>


<i>- Mặt trời: Biểu tượng của ánh sáng rực rỡ, gợi liên tưởng tới những điều tốt đẹp</i>
trong cuộc sống.


<i>- Bóng tối: Những gì xấu xa, u ám, tối tăm, khó khăn … </i>




Nghĩa cả câu: Khi con người ta sống biết phấn đấu, hành động, hướng tới những
điều tốt đẹp thì những gì xấu xa, u ám, khó khăn trong cuộc sống sẽ bị đẩy lùi. Như vậy,
câu danh ngơn khun con người cần có thái độ sống đúng đắn, cao đẹp, tích cực, lạc
quan …


<i>3) Phân tích, chứng minh: </i>


- Những điều tốt đẹp trong cuộc sống: Lí tưởng, ước mơ, mục đích, việc làm hướng
thiện, có ích cho xã hội.


- Khi hướng về những điều tốt đẹp, con người có động lực, có mục đích, sự phấn
chấn, niềm tin … Đó là yếu tố tạo nên sức mạnh cho chúng ta hành động, đi tới thành
công, đẩy lùi những khó khăn, trở ngại, sự sợ hãi, bi quan, chán nản …


- Liên hệ thực tế để chứng minh.
<i>4) Bàn bạc, đánh giá, mở rộng vấn đề:</i>



- Câu danh ngơn bao hàm một triết lí, một quan niệm nhân sinh tích cực; một lời
khuyên đúng đắn cho con người: Phải luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai; sống phải
có lí tưởng, phải biết hành động để vươn tới những mục đích cao đẹp (dẫn chứng).


- Phê phán những con người sống thiếu niềm tin, bi quan, khơng dám vươn tới;
thiếu lí tưởng, thiếu mục đích sống. Họ sẽ bị nhấn chìm trong bóng đêm của sự thất vọng,
chán nản, có khi trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội (dẫn chứng).


- Cần phải làm gì để có thể ln ln “hướng về phía mặt trời”? Cần tự trau dồi
cho mình ý chí, niềm tin, sự lạc quan, lí tưởng và mục đích sống đúng đắn.


<i>5) Khẳng định lại ý nghĩa của câu nói và rút ra bài học cho bản thân.</i>
<b>c) Cách cho điểm:</b>


<i>* Cho 3 điểm khi: Bài làm đảm bảo được các ý cơ bản, bố cục rõ ràng, mạch lạc, có </i>
tính liên kết, hành văn trơi chảy, linh hoạt, dẫn chứng tiêu biểu, có tính thuyết phục, mắc
lỗi ít về chính tả, dùng từ, diễn đạt, đặt câu.


<i>* Cho 2 điểm khi: Bài làm đảm bảo được một nửa số ý cơ bản, bố cục rõ ràng, hành </i>
văn trơi chảy, có tính liên kết, biết cách lấy dẫn chứng, có thể mắc một số lỗi về diễn đạt,
chính tả, dùng từ, đặt câu.


<i>* Cho 1 điểm khi: Bài làm sơ sài, cẩu thả, hành văn rối rắm, sai nhiều về chính tả, </i>
dùng từ, đặt câu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>II- PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)</b>
<b>Câu 3. a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)</b>


<b>a) Về kĩ năng: </b>



Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận (cảm nhận về một hình tượng văn học
trong một truyện ngắn hiện đại) với bố cục rõ ràng, hành văn trơi chảy, có cảm xúc, hệ
thống luận điểm, luận cứ, luận chứng được tổ chức một cách rõ ràng, mạch lạc.


<b>b) Về kiến thức:</b>


Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song cần đáp ứng được những
yêu cầu sau:


<i>1) Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu”,</i>
<i>dẫn dắt yêu cầu của đề bài.</i>


<i>2) Làm rõ được ý nghĩa của hình tượng rừng xà nu:</i>


- Là hình tượng trung tâm, xuyên suốt toàn bộ văn bản, tạo cho tác phẩm một không
gian đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên. Rừng xà nu có mặt trong đời sống hàng ngày
của người dân làng Xô Man, trở thành chứng nhân lịch sử chứng kiến cuộc đấu tranh anh
dũng của dân làng nới đây chống lại chế độ Mĩ – Diệm (dẫn chứng).


- Rừng xà nu là một hình ảnh thực mang đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên. Đó là
một loại cây ham ánh sáng, giàu sức sống với sức sống kiên cường, bất khuất mà không
một thứ bom đạn nào của quân thù có thể hủy diệt nổi.


- Rừng xà nu là biểu tượng cho những đau thương, mất mát, những hi sinh mà
người dân Xơ Man nói riêng, nhân dân Tây Nguyên nói chung phải gánh chịu trong cuộc
chiến đấu chống quân thù (dẫn chứng).


- Hình ảnh rừng xà nu vươn lên rất nhanh để tiếp lấy thứ ánh nắng mặt trời từ trên
cao rọi xuống là biểu tượng cho khao khát tự do, cho lòng tin, sự trung thành tuyệt đối


với Đảng, với lí tưởng cách mạng của nhân dân làng Xơ Man (dẫn chứng).


- Rừng xà nu cịn là hình ảnh ẩn dụ cho sức sống kiên cường, bất khuất, tinh thần
đoàn kết và sức sống bất diệt của dân làng Xô Man trong cuộc chiến đấu chống Mĩ –
ngụy. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, họ không bao giờ chùn bước trên con đường đấu
tranh giành tự do, bảo vệ đất nước và buôn làng (dẫn chứng).


- Thủ pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ với các câu văn giàu giá trị tạo hình, lối miêu
tả đậm chất sử thi được tác giả sử dụng rất thành cơng, khiến cho hình tượng rừng xà nu
có sức sống lâu bền trong lòng độc giả nhiều thế hệ (cần kết hợp với q trình phân tích
để làm rõ những ý nghĩa biểu tượng của hình tượng rừng xà nu)


<i>3) Khẳng định vai trị, ý nghĩa của hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn cùng</i>
<i>tên của nhà văn Nguyễn Trung Thành.</i>


<b>c) Cách cho điểm:</b>


<i>* Cho 4 – 5 điểm khi: Bài làm đảm bảo được các ý cơ bản, bố cục rõ ràng, mạch lạc,</i>
có tính liên kết, hành văn trơi chảy, linh hoạt, có cảm xúc, có tính thuyết phục, mắc lỗi ít
về chính tả, dùng từ, diễn đạt, đặt câu.


<i>* Cho 2 - 3 điểm khi: Bài làm đảm bảo được một nửa số ý cơ bản, bố cục rõ ràng, </i>
hành văn trôi chảy, có tính liên kết, có thể mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả, dùng từ,
đặt câu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>* Cho 0 điểm khi: Bài làm hoàn toàn lạc đề hoặc không làm câu 3.a.</i>
<b>Câu 3. b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)</b>


<b>a) Về kĩ năng: </b>



Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận (cảm nhận về một đoạn thơ hiện đại theo
bút pháp tượng trưng) với bố cục rõ ràng, hành văn trơi chảy, có cảm xúc, hệ thống luận
điểm, luận cứ, luận chứng được tổ chức một cách rõ ràng, mạch lạc.


<b>b) Về kiến thức:</b>


Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song cần đáp ứng được những
yêu cầu sau:


<i>1) - Giới thiệu ấn tượng về nhà thơ Thanh Thảo, giá trị bao trùm bài thơ “Đàn ghi</i>
<i>ta của Lor-ca”.</i>


<i>- Xuất xứ đoạn thơ; trích dẫn.</i>


<i>2) Làm rõ ý nghĩa bao trùm toàn bộ đoạn thơ:</i>


- Đoạn thơ khắc họa cái chết của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca. Con người trong
sạch, vô tội và giàu khát vọng tranh đấu ấy dù ln bị ám ảnh bởi cái chết của mình vẫn
khơng thể nghĩ là nó lại đến sớm thế và đúng vào lúc chàng khơng ngờ nhất, đó là khi
chàng đang cất lên tiếng hát ca ngợi tự do.


- Cái chết bất ngờ, bi thảm của người nghệ sĩ Tây Ban Nha được nhà thơ Thanh
Thảo khắc họa qua một chuỗi các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: <i>áo choàng bê bết</i>
<i>đỏ, bị điệu về bãi bắn … Biến cố dữ dội và nỗi đau mất mát được tác giả diễn tả qua các</i>
yếu tố tương phản, đậm màu sắc siêu thực: tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng
<i>ghi ta tròn bọt nước, tiếng ghi ta rịng rịng máu chảy. Đó là một cái chết bi tráng, đột</i>
ngột, “kinh hoàng” cả đất nước Tây Ban Nha. Tác giả Thanh Thảo đã sử dụng các hình
ảnh chuyển đổi cảm giác với hệ thống âm thanh vỡ ra thành màu sắc, thành hình khối,
thành “dịng máu chảy” để tái hiện cái chết của nhà thơ Lor-ca. Con người ấy chết, tiếng
đàn tượng trưng cho khát vọng và sức sống của chàng từ màu nâu với khát vọng tự do và


tình u (bầu trời – cơ gái) từ màu xanh (sự sống) đã “vỡ tan” và “rịng rịng máu
<i>chảy”.</i>


- Các hình ảnh mang tính chất biểu tượng, chuyển đổi cảm giác …, những đặc trưng
của thơ tượng trưng, được nhà thơ Thanh Thảo sử dụng thành cơng, qua đó diễn tả nỗi
đau xót của tác giả trước sự tồn tại mong manh, ngắn ngủi của người nghệ sĩ thiên tài
Lor-ca.


<i>3) Khẳng định lại ý nghĩa và giá trị của đoạn thơ.</i>
<b>c) Cách cho điểm:</b>


<i>* Cho 4 – 5 điểm khi: Biết cách phân tích một đoạn thơ, đảm bảo được các ý cơ bản</i>
với bố cục rõ ràng, mạch lạc, có tính liên kết, hành văn trơi chảy, linh hoạt, có cảm xúc,
mắc lỗi ít về chính tả, dùng từ, diễn đạt, đặt câu.


<i>* Cho 2 - 3 điểm khi: Bài làm đảm bảo được một nửa số ý cơ bản, bố cục rõ ràng, </i>
hành văn trơi chảy, có tính liên kết, cảm xúc, có thể mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả,
dùng từ, đặt câu.


<i>* Cho 1 điểm khi: Biết cách làm bài văn nghị luận nhưng bài làm sơ sài, cẩu thả, </i>
hành văn rối rắm, chữ xấu, sai nhiều về chính tả, dùng từ, đặt câu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×