Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Đưa truyền thống gia đình vào kinh doanh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.46 KB, 7 trang )

Đưa truyền thống gia đình vào kinh doanh

Không ai có thể phủ nhận rằng các phương pháp kinh doanh của phương Tây
kiểu như tính toán chiến lược một cách phức tạp, áp dụng công nghệ trong quản lý
kinh doanh, tái cơ cấu tổ chức thường xuyên… được xây dựng rất khoa học và mang
lại hiệu quả cho bất kỳ chủ thể kinh doanh nào vận dụng nó.
Ngày nay, các phương pháp đó dường như thâm nhập đến từng ngõ ngách trên
toàn thế giới, bất kỳ công ty nào cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng về lề lối làm việc và
nghệ thuật kinh doanh của người Mỹ hay châu Âu. Thế nhưng tại Nhật Bản vẫn có khá
nhiều công ty không chịu ảnh hưởng chút nào của phong cách Âu - Mỹ mà vẫn luôn
gặt hái thành công trên thương trường. Đó là công ty Kamsa của gia đình Hatsuo.
Tại công ty Kamsa, phương pháp kinh doanh theo truyền thống gia đình đã
được thể hiện rõ nét trong cung cách quản lý và hoạt động kinh doanh- đó là tính đồng
thuận đậm sắc thái Á đông. Với doanh thu hàng năm khoảng 4 triệu USD, ở Kamsa,
công việc kinh doanh của gia đình Hatsuo có vẻ rất đặc trưng cho mô hình doanh
nghiệp nhỏ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Thị trường của Kamsa đang ngày càng mở
rộng trên toàn lãnh thổ Nhật Bản và trong tương lai, mục tiêu của gia đình Hatsuo là
chiếm lĩnh cả thị trường châu Á rộng lớn. Hoạt động hiệu quả của gia đình Hatsuo đã
phản bác lại ý kiến cho rằng, để thành công trong kinh doanh ngày nay thì không thể
không vận dụng các phương pháp và kinh nghiệm của các công ty Mỹ và châu Âu,
vốn rất được ưa chuộng và áp dụng phổ biến tại nhiều công ty và tập đoàn lớn của
Nhật Bản ngày nay.

Phương pháp kinh doanh theo truyền thống gia đình của Nhật Bản rất coi trọng
yếu tố tinh thần làm việc của mọi người. Ở đâu các nhân viên cảm thấy thoải mái và
cởi mở thì ở đó năng suất lao động sẽ cao, đồng thời không khí làm việc nơi đó cũng
trở nên cởi mở, vui nhộn đến mức các nhân viên cảm thấy chính công ty đã lấp đi
những khoảng cách giữa họ và với người quản lý. Khi đó, doanh nghiệp của bạn sẽ trở
thành mái nhà chung che chở nhân viên, song vẫn giữ được các mục đích kinh doanh
của mình. Chân lý đó tưởng chừng quá đơn giản, song thực hiện nó không phải chuyện
dễ dàng.


Chủ trương kinh doanh theo phong cách truyền thống Nhật Bản, gia đình
Hatsuo luôn tâm niệm “Chủ và thợ sướng khổ có nhau”. Quan hệ giữa chủ và người
làm công tại Kamsa luôn có sự hợp tác chặt chẽ, tôn trọng lẫn nhau. Người chủ gia
đình Hasuto và cũng là người sáng lập Kamsa, ông Hatsuo Shuhlung thường nhắc lại
thời ký khó khăn ban đầu, công ty vượt qua được là nhờ sự gắn bó trước sau như một
của người chủ và thợ. Ông nói: “Chúng tôi tìm người làm là cộng sự chứ không phải là
công cụ kiếm tiền, nếu lúc nào đó kinh doanh đình đốn thì công ty sẵn sàng hy sinh lợi
nhuận để giữ thợ và chính người làm công cũng tự nguyện cắt tiền thưởng, giảm thu
nhập để công ty tồn tại. Mọi người đều kỳ vọng vào việc chế tạo ra những sản phẩm
chất lượng hàng đầu thế giới”. Kamsa luôn thể hiện một phong cách cư xử truyền
thống gia đình, mọi người gắn kết với nhau, chủ gắn với công nhân với tư cách con
người với con người, chứ không phải chỉ là những thành phần liên quan đến hoạt động
sản xuất. Chính nhờ đó, ở nhà máy sản xuất của Kamsa, các công nhân luôn làm việc
với thái độ tự giác, trách nhiệm cao ngay cả khi không có đốc công.

Chuyên sản xuất máy giảm tốc, hộp số chính xác dùng để điều khiển thang
máy, nhà xưởng của công ty Kamsa là một khu nhà rộng khoảng 1000 m2, được xây
dựng trên mảnh đất nông trang cách đây 40 năm chỉ trồng lúa và trà. Ở đây, sự đoàn
kết gia đình trong quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh đã được thể hiện
một cách rõ nét. Phía sau nhà máy của gia đình Hatsuo là căn nhà bảy tầng, nơi năm
anh em nhà Hatsuo chung sống cùng vợ con của họ. Người anh cả hầu như dành toàn
bộ thời gian để chạy xuôi chạy ngược lo đầu ra cho sản phẩm, trong khi năm người em
khác của nhà Hatsuo, với sự trợ giúp đắc lực của những người vợ, đang điều hành
Kamsa.


Cung cách quản lý kinh doanh của theo truyền thống gia đình tại Kamsa hoàn
toàn không giống những gì sinh viên được dạy trong các trường đại học uy tín về
chuyên ngành kinh doanh. Không có ai làm giám đốc cả, các anh em thảo luận mọi
vấn đề cho đến khi thống nhất ý kiến. Sau đó, một người trong số họ sẽ đến xin ý kiến

cha, ông Hatsuo Shuhlung, hiện đang sống tại một trang trại cách thành phố 35 km,
nơi ông trồng lúa, nuôi ngỗng và cá. Cho dù đã về hưu, nhưng những đóng góp của
người cha vẫn rất có giá trị, bởi chính ông là người hiểu rõ truyền thống kinh doanh
gia đình hơn ai hết. Hatsuo Shuhlung đã thành lập Kamsa từ những thập niên 50 của
thế kỷ trước. Lúc đầu ông cũng dự định áp dụng các công thức kinh doanh của châu
Âu và Mỹ, nhưng rồi ông nhận thấy người Nhật Bản luôn có lối suy nghĩ và hành xử
của riêng mình, vậy tại sao lại không vận dụng những đặc điểm đó để phát triển lên
thành ưu điểm, thành thế mạnh mà giới kinh doanh Âu Mỹ không có được. Và thế là
mô hình kinh doanh gia đình ra đời tại công ty Kamsa và phát triển cho đến bây giờ.
Hiện nay, các kế hoạch kinh doanh của Kamsa đều được người cha, ông Hatsuo
Shuhlung phê duyệt. Thông lệ này xuất phát từ kinh nghiệm lâu năm của ông, cũng
như sự kính trọng người đứng đầu gia đình theo phong cách Á đông. Theo truyền
thống của gia đình Hatsuo, người đứng đầu gia đình cũng là người quản lý tài chính
của các thành viên trong gia đình, do vậy, người cha còn là người phát lương cho từng
đứa con, khoảng 2.000 USD/tháng. Không chỉ có vậy, ông Hatsuo Shuhlung còn có rất
nhiều ảnh hưởng khác tới những người con của mình, có những việc cho dù có thể tự
mình quyết định, nhưng những người con vẫn xin ý kiến cha, hay trong những lần
viếng thăm nhà máy, những góp ý của người cha cho công việc sản xuất kinh doanh
hầu như đều được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Có thể nói, Hatsuo Shuhlung
chính là một vị chủ tịch lớn đứng đằng sau những thành công của Kamsa, cho dù ông
không còn trực tiếp quản lý và điều hành công ty nữa.

Bên cạnh các sản phẩm máy giảm tốc, gia đình Hatsuo còn tập trung vào các
chương trình bất động sản. Cuối thập niên 1990, họ đầu tư mua một mảnh đất rộng gần
1346 m2 ở vùng ngoại ô thành phố Osaka. Tại đó, các anh em nhà Hatsuo cho xây
dựng một nhà máy mới. Hatsuo Yiting, người anh thứ hai trong gia đình, nói: “Hoạt
động kinh doanh đang ngày một phát triển, vì vậy, kế hoạch mà chúng tôi đặt ra là
phải có một địa điểm để phát triển công việc kinh doanh của gia đình. Hiện nay, đại
gia đình Hatsuo đã có 15 đứa trẻ và việc kinh doanh sẽ phải tăng quy mô gấp đôi vào
lúc người em út ra trường”.


×