Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo dân tộc tại ngân hàng chính sách xã hội huyện định hóa tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.86 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HẢI NAM

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY
ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO DÂN TỘC
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
HUYỆN ĐỊNH HĨA, TỈNH THÁI NGUN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NƠNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HẢI NAM

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY
ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO DÂN TỘC
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
HUYỆN ĐỊNH HĨA, TỈNH THÁI NGUN
Ngành: Kinh tế nơng nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI ĐÌNH HỊA



THÁI NGUN - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Hải Nam


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, em đã nhận được giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cơ.
Để hồn thành luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo TS. Bùi đình Hịa đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để em hồn thành luận
văn này.

Tơi xin chân thành cảm ơn Phòng Lao động Thương binh và Xã hội
huyện Định Hóa, Chi cục Thống kê huyện Định Hóa, Ngân hàng Chính sách
xã hội huyện Định Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu
luận văn.
Tơi xin cảm ơn đến tồn thể người thân trong gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, động viên cho tơi hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Hải Nam


iii

DANH MỤC VIẾT TẮT
BCH

: Ban chấp hành

CNH-HĐH

: Cơng nghiệp hóa-Hiện đại hóa

DTTS DBKK

: Dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

GQVL


: Giải quyết việc làm

HSSV

: Học sinh, sinh viên

NHCSXH

: Ngân hàng chính sách xã hội

SXKD

: Sản xuất kinh danh

TD

: Tín dụng

TK&VV

: Tiết kiệm và vay vốn

TW

: Trung ương

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo


XKLĐ

: Xuất khẩu lao động

ĐVT

: Đơn vị tính


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... vi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................................................2
5. Ý nghĩa đề tài ........................................................................................................................2

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................. 4
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................................4
1.1.1.Tổng quan về đói nghèo ..................................................................................................4
1.1.2. Tiêu chí đánh giá đói nghèo...........................................................................................6

1.1.3. Ngun nhân đói nghèo ................................................................................................10
1.1.4. Đặc tính của người nghèo .............................................................................................11
1.1.5. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xố đói giảm nghèo ..........................................................12
1.2. Tín dụng và hiệu quả tín dụng cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo ....................................14
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng đối với hộ nghèo .....................................................14
1.2.2. Hiệu quả tín dụng đối với người nghèo .......................................................................17
1.3. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................................19
1.3.1. Kinh nghiệm một số nước về nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo ...............19
1.3.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước về nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ
nghèo.......................................................................................................................................21
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Định Hóa ...................................................................23

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 25
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..........................................................................................25
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Định Hóa .............................................................................25
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Định Hóa ..................................................................26
2.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế ...................................................................................................28


v
2.1.3. Thực trạng nghèo đói tại huyện Định Hóa ...................................................................34
2.1.4. Số lượng, cơ cấu và phân bố hộ đói nghèo ở huyện Định Hóa ....................................39
2.1.5. Đặc điểm và nguyên nhân đói nghèo tại huyện Định Hóa ...........................................41
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................................41
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................42
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra .................................................................................42
2.3.2. Phân tích và xử lý số liệu ..............................................................................................42
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ...........................................................................................43

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 44

3.1. Tổng quan về q trình hình thành, phát triển, mơ hình tổ chức và hoạt động của ngân
hàng chính sách xã hội huyện Định Hóa ................................................................................44
3.1.1. Q trình hình thành và phát triển ................................................................................44
3.1.2. Cơ cấu tổ chức : ............................................................................................................45
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH huyện Định Hóa.................................48
3.2. Hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Định Hóa. ...................55
3.2.1. Dư nợ cho vay ưu đãi tại NHCSXH huyện Định Hóa ..................................................55
3.2.2. Kết quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Định Hóa .............57
(Đvt: Triệu đồng, Hộ) .............................................................................................................57
3.2.3. Những đổi mới trong công tác cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Định Hóa .......58
3.3. Tình hình thực hiện vay vốn của các hộ nghèo dân tộc và Đánh giá hiệu quả cho vay hộ
nghèo dân tộc điều tra thực tế. ................................................................................................58
3.3.1. Tình hình thực hiện vay vốn của các hộ nghèo dân tộc điều tra thực tế.......................58
3.3.2. Đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo dân tộc điều tra thực tế. .....................................61
3.4. Một số hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của
NHCSXH huyện Định Hóa ....................................................................................................64
3.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi xóa đói giảm nghèo .......................65

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 69
1. Kết luận ...............................................................................................................................69
2. Kiến nghị ............................................................................................................................70

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 72


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Chuẩn mực nghèo của một số nước trên thế giới ......................................... 8
Bảng 2.1. Dân số huyện Định Hóa phân theo giới tính,

thành thị, nơng thơn giai đoạn 2016-2018 .................................................................. 27
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Định Hóa
giai đoạn năm 2016-2018 (theo giá cố định) .............................................................. 28
Bảng 2.3. Số hộ nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn năm 2016-2018 ...... 34
Bảng 2.4: Tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ ............................................................... 42
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu trong cho vay hộ nghèo
tại NHCSXH huyện Định Hóa giai đoạn 2016- 2018 ................................................ 48
Bảng 3.2: Kết quả huy động vốn của NHCSXH huyện Định Hóa qua các năm ........ 49
Bảng 3.3: Diễn biến dư nợ cho vay theo các chương trình
qua 3 năm tại NHCSXH huyện Định Hóa .................................................................. 50
Bảng 3.4: Kết quả hoạt động tài chính qua các năm 2016 – 2018 ............................. 53
Bảng 3.5: Dư nợ cho vay ưu đãi tại NHCSXH huyện Định Hóa ............................... 56
Bảng 3.6: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ qua các năm 2016 – 2018 ..................... 57
Bảng 3.7: Lãi suất cho vay hộ nghèo từ năm 2016 đến nay ...................................... 58
Bảng 3.8: Một số thông tin chung về các hộ điều tra ................................................. 59
Bảng 3.9: Diễn biến thu nhập của các hộ vay vốn...................................................... 60
Bảng 3.10: Kết quả về sự thay đổi đời sống của hộ nghèo khi được vay vốn............ 61
Bảng 3.11. Đánh giá của hộ nghèo dân tộc vay vốn đối với NHCSXH ..................... 63


vii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hải Nam
Tên luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ
nghèo dân tộc tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8.62.01.15


Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hố những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, cho vay ưu đã đối
với hộ nghèo.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo
tại NHCSXH huyện Định Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với
hộ nghèo tại NHCSXH huyện Định Hóa nhằm giúp những người nghèo và các
đối tượng chính sách có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho họ
thoát khỏi cảnh nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất để thu thập thơng tin thay
vì chọn mẫu phi xác suất vì lí do: Tổng thể nghiên cứu là hộ nghèo dân tộc có vay
vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Định Hóa, là một
tổng thể có thể xác định được trên cơ sở thơng tin từ NHCSXH huyện Định Hóa.
Đồng thời, luận văn sử sụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, sử
dụng phương pháp xử lý số liệu bằng công cụ excel để đánh giá đối với từng vấn
đề được đưa ra và so sanh số liệu để thấy sự thay đổi của hiệu quả cho vay ưu đãi
của NHCSXH huyện đối với hộ nghèo dân tộc.
Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã tập trung phân tích hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo dân
tộc tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Ngun. Phân tích,
đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động cho vay vốn đối với các hộ
nghèo, đặc biệt là các hộ nghèo dân tộc. Phân tích những thay đối của các hộ nghèo


viii

dân tộc khi được vay vốn ưu đãi của NHCSXH huyện Định Hóa và các yếu tố ảnh

hưởng đến việc cho vay vốn đối với các hộ nghèo dân tộc. Luận văn đã đưa ra các
giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả cho vau ưu đãi đối với hộ nghèo dân
tộc tại NHCSXH huyện Định Hóa trong thời gian tới.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính tồn cầu. Là sự quan tâm của mọi
quốc gia và mọi nền kinh tế. Nghèo đói làm cho nền kinh tế chậm phát triển, là
một rào cản lớn để thực hiện tiến bộ xã hội, là nguyên nhân gây ra tình trạng thất
học, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… Ngay cả những nước phát triển vẫn tồn tại
vấn đề nghèo đói. Đó là vấn đề và thách thức cho cả thế giới. Những năm gần
đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh; đại bộ
phận đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận
không nhỏ dân cư, đặc biệt hộ gia đình dân tộc ở vùng cao, vùng xâu vùng xa…
vẫn đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của
cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được
quan tâm. Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những
giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta, là
mục tiêu quốc gia mà Nhà nước ta đang mong thực hiện.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan
trọng đó là: Thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã
xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích khơng thể thiếu trong hệ thống các
chính sách phát triển kinh tế xã hội xố đói giảm nghèo của Việt Nam. Xuất phát
từ những yêu cầu đòi hỏi trên đây, ngày 4 tháng 10 năm 2002; Thủ tướng Chính
phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, trên cơ
sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ
cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Nhằm thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội cơng bằng
văn minh Chính phủ đã đề ra những chính sách giúp đỡ người nghèo khắc phục
khó khăn để vươn lên làm ăn có hiệu quả. Góp phần thu hẹp khoảng cách giàu
nghèo trong xã hội, trong các chính sách giúp đỡ người nghèo nói chung thì chính
sách về vay vốn ưu đãi của NHCSXH có vai trị đặc biệt quan trọng. Mặc dù hiện
nay có nhiều tổ chức tín dụng trong nước và các quỹ cho vay ưu đãi đối với người
nghèo đã và đang hoạt động, song phạm vi hoạt động còn hẹp và hiệu quả chưa
cao. Thực tế địi hỏi NHCHXH phải có giải pháp để nâng cao hiệu quả vốn vay
ưu đãi để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo
dân tộc, góp phần quan trọng trong cơng tác xóa đói giảm nghèo.


2

Xuất phát từ lý do trên tôi lựa chọn đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả
cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo dân tộc tại Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên" làm luận văn tốt nghiệp của mình. Nhằm
nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề trong hoạt động cho vay
người nghèo.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, cho vay ưu đã đối
với hộ nghèo.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo
tại NHCSXH huyện Đinh Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với
hộ nghèo tại NHCSXH huyện Định Hóa nhằm giúp những người nghèo và các
đối tượng chính sách có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho họ
thoát khỏi cảnh nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động tín dụng cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo là hộ dân tộc

tại NHCSXH huyện Định Hóa. Trên cơ sở xem xét đó, đưa ra những giải pháp nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng cho vay của Ngân hàng.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Định Hóa.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được tiến hành nghiên cứu trong thời gian 3
năm từ năm 2016 đến năm 2018. Số liệu sơ cấp được khảo sát năm 2019
5. Ý nghĩa đề tài
Đề tài chỉ ra mối quan hệ giữa hộ nghèo với vay vốn tín dụng tại ngân hàng
chính sách. Đề tài là cơ sở để có những giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả
hoạt động cho vay ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội, đồng thời đảm bảo duy
trì hoạt động của ngân hàng chính sách nhằm góp phần nâng cao đời sống kinh tế
các hộ nghèo tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Ý nghĩa về lý luận
Luận văn là cơng trình khoa học có thể được dùng làm tài liệu tham khảo quý
trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học và cao


3

đẳng. Mặt khác luận văn còn là tài liệu tham khảo quan trọng cho những ai quan tâm
đến vấn đề cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội.
- Ý nghĩa thực tiễn
Với kết quả phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động cho vay ưu đãi đối
với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Ngun
trong giai đoạn 2016 - 2018 và việc chỉ ra những hạn chế, bất cập trong hoạt động
cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Định Hóa,
luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động cho vay ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên trong giai đoạn tiếp theo. Đây là nguồn tài liệu quý cho lãnh đạo ngân hàng
chính sách xã hội huyện Định Hóa trong chỉ đạo công tác hoạt động cho vay ưu đãi

đối với hộ nghèo, góp phần thực hiện thành cơng chương trình xóa đói giảm nghèo
trên địa bàn huyện.


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.Tổng quan về đói nghèo
Định nghĩa về nghèo đói trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về
nghèo nhưng phổ biến hơn cả là “nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”.
- Theo nghĩa tuyệt đối, nghèo khổ là một trạng thái mà các các nhân thiếu
những nguồn lực thiết yếu để có thể tồn tại. Khái niệm này nhằm vào phúc lợi
kinh tế tuyệt đối của người nghèo, tách rời với phân phối phúc lợi của xã hội.
Điều này có nghĩa là mức tối thiểu được xác định bằng ranh giới nghèo khổ. Ranh
giới nghèo khổ phản ánh mức độ nghèo khổ của một tầng lớp dân cư nhất định
trong thời gian nhất định. Nó thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế và những
chính sách điều chỉnh xã hội trong các kế hoạch chung và dài hạn của quốc gia.
Ranh giới nghèo khổ có thể được xếp theo cách tiếp cận “ đáp ứng nhu cầu cơ
bản”, trong đó chỉ rõ mức dinh dưỡng tối thiểu và những nhu cầu thực phẩm khác.
Ích lợi của việc sử dụng phương pháp tiếp cận nghèo tuyệt đối là có thể theo dõi
những thay đổi tình trạng phúc lợi của
- Theo nghĩa tương đối nghèo là tình trạng thiếu hụt các nguồn lực của các
cá nhân hoặc nhóm trong tương quan của các thành viên khác trong xã hội, tức là
so với mức sống tương đối của họ. Như vậy, nghèo tương đối là tình trạng của
một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa
phương xem xét Khái niệm này thường được các nhà xã hội học ưa dùng vì nghèo
tương đối liên quan đến sự chênh lệch về những nguồn lực vật chất, nghĩa là về
bất bình đẳng phân phối trong xã hội. Phương pháp tiếp cận này cho thấy rằng

nghèo khổ là khái niệm động thay đổi theo khơng gian và thời gian, cũng như
theo trình độ học vấn và truyền thống. Đây là cách tiếp cận đói nghèo tập trung
vào phúc lợi của tỷ lệ số dân nghèo nhất, có tính đến mức phân phối phúc lợi của
toàn xã hội.
(Nguồn: Từ Điển Xã Hội Học Oxford 2010 (Bùi Thế Cường, Đặn Thị Việt
Phương, Trịnh Huy Hóa dịch) NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, trang 370-373).
Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn, là sự quan
tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong những thập kỷ qua. Xóa đói giảm


5

nghèo theo hướng bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội của đất nước.
Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt đời
sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước
vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tới phát triển
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Tuy vậy, Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước nghèo của thế giới. Tỷ
lệ hộ đói nghèo của Việt Nam cịn khá cao. Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa
thoát nghèo vẫn rất dễ rơi trở lại vào cảnh nghèo đói.
+ Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập bấp bênh: Mặc dù
Việt Nam đã đạt được những thành công to lớn trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo,
tuy nhiên cũng cần thấy rằng, những thành tựu này vẫn còn rất mong manh.
Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo, do vậy
chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, cũng làm họ rơi xuống ngưỡng
nghèo và làm tăng tỷ lệ hộ nghèo.
Phần lớn thu nhập của người nghèo từ nông nghiệp. Với điều kiện nguồn lực
rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn ), thu nhập của người nghèo rất bấp bênh và dễ
bị tổn thương trước những đột biến trước những biến đổi của mổi gia đình và

cộng đồng. Nhiều gia đình tuy mức thu nhập trên ngưỡng nghèo nhưng vẫn giáp
ranh với ngưỡng nghèo đói vì vậy khi có giao động về thu nhập cũng làm họ rơi
xuống ngưỡng nghèo.Tính mùa vụ trong sản xuất nơng nghiệp cũng tạo nên khó
khăn cho người nghèo.
+ Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện khó khăn: Đa số người
nghèo sống trong vùng có điều kiện tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều
kiện tự nhiên khắc nghiệt như vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hoặc ở các vùng Đồng
bằng sông Cửu Long, miền Trung......, do sự biến động của thời tiết (bão, lụt, hạn
hán) khiến cho các điều kiện sống, đặc biệt sự kém phát triển về cơ sở hạ tầng của
các vùng nghèo đã làm cho các vùng này càng tách biệt với các vùng khác.
Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi, số người cứu trợ đột xuất
hàng năm khá cao. Hàng năm số hộ tái nghèo trong tổng số hộvừa thoát nghèo
vẫn còn lớn.


6

+ Đói nghèo tập trung trong khu vực nơng thơn: Đói nghèo là hiện tượng
phổ biến ở nơng thơn. Số người nghèo là nơng dân chiếm đa số, trình độ tay nghề
thấp, ít khả năng tiếp cận với nguồn lực trong sản xuất.
+ Nghèo đói trong khu vực thành thị: Trong khu vực thành thị, tuy tỷ lệ
nghèo đói thấp hơn và mức sống trung bình cao hơn mức chung cả nước, nhưng
mức độ cải thiện đời sông không đều. Đa số người nghèo thành thị làm việc trong
khu vực kinh tế phi chính thức, cơng việc khơng ổn định, thu nhập bấp bênh. Việc
chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chủ sở hữu trong khu vực Nhà nước dẫn đến dư thừa
lao động, mất việc làm của một bộ phận người lao động ở khu vực này, làm điều
kiện sống của họ càng thêm khó khăn hơn. Người nghèo thành thị phần lớn sống
ở nơi cơ sở hạ tầng thấp kém, khó có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ cơ bản
(nước sạch, vệ sinh môi trường, ánh sáng, thu gom rác thải, …). Q trình cơng
nghiệp hóa, đơ thị hóa làm tăng số lượng người di cư tự do từ các vùng nông thôn

dến thành thị, chủ yếu là trẻ em và người trong độ tuổi lao động. Do số lượng q
đơng nên gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm cơng ăn việc làm và thu nhập
ổn định. Họ ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội và phải chi trả cho các dịch vụ
cơ bản như y tế, giáo dục ở mức cao hơn so với người dân bình thường.
Ngồi ra, đói nghèo cịn chiếm tỷ lệ cao trong các nhóm đối tượng xã hội khác
như những người không nghề nghiệp, người thất nghiệp, người lang thang và
những người bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội (mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, ...).
+ Tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao trong các vùng sâu, vùng xa, vùng núi
cao: Các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc ít người sinh
sống có tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn,
địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn hạn
chế, cơ sở hạ tầng kém phát triển.
+ Tỷ lệ hộ nghèo đặc biệt khá cao ở những nhóm dân tộc ít người: Trong
thời gian qua Chính phủ đã đầu tư và hỗ trợ tích cực, nhưng đời sống của cộng
đồng dân tộc ít người vẫn cịn nhiều khó khăn và bất cập. Mặc dù dân tộc ít người
chỉ chiếm tỷ lệ không cao trong tổng dân cư, xong lại chiếm tỷ lệ người nghèo lại
rất cao.
1.1.2. Tiêu chí đánh giá đói nghèo
a. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của thế giới


7

Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức
độ giàu nghèo. Nước Mỹ áp dụng mức chuẩn từ những năm 60 của thế kỷ trước,
cụ thể: thu nhập 18.600 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với các gia đình có bốn
người (gồm bố mẹ và hai con), và thu nhập 9.573 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối
với người độc thân trong độ tuổi lao động. Theo chuẩn này thì năm 1993 nước
Mỹ có 15,1% dân số nghèo khổ, năm 2000 tỷ lệ đó giảm xuống cịn 11,3%,
nhưng tới năm 2003 thì tỷ lệ người nghèo của nước Mỹ tăng lên 12,5% (tức là

khoảng 35,9 triệu người dân Mỹ sống trong tình trạng nghèo đói).
Ma-lai-xi-a sử dụng tiêu chuẩn 9.910 ca-lo một ngày tính trên một gia đình
có hai người lớn và ba trẻ em để làm đường nghèo. Ấn Độ áp dụng ngưỡng nghèo
với chuẩn mực tiêu thụ bình quân đầu người hàng ngày 2.400 ca-lo đối với vùng
nông thôn và 2.100 ca-lo đối với vùng đô thị. Pa-ki-xtan lấy đường nghèo là tiêu
thụ 2.350 ca-lo bình quân một người lớn qui ước hàng ngày. Phi-lip-pin lại lấy
ngưỡng nghèo ở mức 2.000 ca-lo. Tương tự, Xri Lan-ca: 2.500 ca-lo; Nê-pan:
2.124 ca-lo; Thái Lan: 2.099 ca-lo; Bang-la-đet: 2.122 ca-lo; A-dec-bai-gian:
2.200 ca-lo; một số quốc gia khác lại sử dụng ngưỡng nghèo là tiêu thụ một ngày
2.100 ca-lo một người, như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a,...
Ngay trong một quốc gia mà người ta cũng sử dụng các tiêu chuẩn nghèo khác
nhau, ví dụ ở Xri Lan-ca, các nhà nghiên cứu không phải lúc nào cũng lấy 2.500
ca-lo làm ngưỡng nghèo.


8

Bảng 1.1: Chuẩn mực nghèo của một số nước trên thế giới
Quốc gia

Đơn vị tính

Chuẩn nghèo
Thu nhập

Chi tiêu

Đơng Á
Trung Quốc


Nhân dân tệ/năm

625,00

Đơng Nam Á
Cam-pu-chia

Riên/ngày

1.837,00

Lào

Kip/tháng

20.911,00

Phi-lip-pin

Pê-sơ/năm

Thái Lan

Bạt/tháng

Việt Nam

Nghìn đồng/năm

11.605,00

882,00
1.790,00

Nam Á
Ấn Độ
Thành thị

Ru-pi Ấn Độ/tháng

454,11

Nông thôn

Ru-pi Ấn Độ/tháng

327,56

Nê-pan

Ru-pi Nê Pan/năm

4.404,00

Pa-ki-xtan

Ru-pi Pa-ki-xtan/tháng

748,56

Xri Lan-ca


Ru-pi Xri Lan-ca/tháng

791,67

A-déc-bai-gian

Nghìn Ma-nat/năm

120,00

Ca-dắc-xtan

Ten-ghê/tháng

4.007,00

Cư-rơ-gư-xtan

Sơm/năm

7.005,63

Trung Á

Thái Bình Dương
Phi-ji

Đơ la/tuần


Mic-rơ-nê-xi-a

Đơ la Mỹ/năm

Xa-moa

Ta-la/tuần

Tơn-ga

Pan-ga/năm

Tu-va-lu

Đơ la ÚC/tuần

83,00
767,58
37,49
8.061,00
84,24

(Nguồn: Nguyễn Văn Phẩm, Vụ Hợp tác Quốc tế)


9

Hậu quả của việc sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau ấy giữa các quốc gia làm
ngưỡng nghèo đã gây ra những khó khăn lớn cho việc so sánh quốc tế. Ngay cả
việc so sánh động thái theo thời gian về tình trạng nghèo của một quốc gia cũng

thiếu chính xác. Ví dụ nước Mỹ dùng mức chuẩn của gần nửa thế kỷ trước, khi mà
mẫu tiêu dùng của dân cư khác hẳn với ngày nay, để phản ánh tình trạng nghèo đói
hiện nay là khơng phù hợp. Nửa thế kỷ trước, người dân Mỹ chi gần một phần ba
thu nhập cho ăn uống, nhưng ngày nay họ chỉ chi 13,2% thu nhập cho lương thực
và chi một phần ba thu nhập cho nhà ở. Việc sử dụng tiêu thức tỷ lệ dân số sống
dưới mức nghèo và tỷ lệ hộ gia đình nghèo cũng khơng đồng nhất, vì số lượng
thành viên trong gia đình rất khác nhau. Tỷ lệ hộ nghèo thấp, nhưng nếu đó lại là
các hộ đơng người, thì khi chuyển sang tỷ lệ dân số nghèo chưa chắc đã thấp.
Để đảm bảo tính so sánh quốc tế của chỉ tiêu tỷ lệ dân số sống dưới mức
nghèo, Ngân hàng Thế giới đưa ra 2 mức chuẩn là thu nhập dưới 1 đô la Mỹ 1
ngày và thu nhập dưới 2 đô la Mỹ 1 ngày được chuyển đổi theo sức mua tương
đương (PPP - Purchasing Power Parity) của đơ la Mỹ năm 1993, có nghĩa là
tương đương với mức 1,08 USD/ngày/người và mức 2,16 USD/ngày/người của
năm 2002.
b. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của Việt Nam
Ngày 19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số
59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho
giai đoạn 2016-2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/01/2016. Chuẩn nghèo
mới sẽ xem xét dựa trên 5 tiêu chí, bao gồm: y tế, giáo dục, điều kiện sống, tiếp
cận thông tin, bảo hiểm và trợ giúp xã hội.Cụ thể:
- Hộ nghèo
Hộ nghèo khu vực nơng thơn là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng
từ 700.000 đồng trở xuống; hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
700.000 đồng đến 1.000.000 đồng, nhưng thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ
900.000 đồng trở xuống; hoặc ều được lãnh đạo và cán bộ
theo dõi địa bàn giải đáp kịp thời, do vây đơn vị chưa nhận được đơn thư khiếu
nại về thực hiện tín dụng chính sách.
- Cơng tác giám sát từ xa: Đơn vị cử một cán bộ thường xuyên kiểm tra trên

phần mền kiểm tra, những phát hiện sai sót đều được kiểm tra cụ thể và có giải
pháp chỉnh sửa kịp thời qua đó chất lượng hoạt động đã dần được nâng cao.
* Hoạt động của Tổ TK&VV:
Phòng giao dịch thường xuyên được quan tâm củng cố, nâng cao chất lượng
Tổ TK&VV theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT, ngày 15/3/2013 của Chủ tịch
HĐQT NHCSXH; Phối hợp với các tổ chức Hội, Đoàn thể các cấp, UBND, Ban
giảm nghèo các xã, thị trấn rà sốt, chấn chỉnh, củng cố và kiện tồn các Tổ
TK&VV hoạt động cịn yếu kém; trong năm đã kiện tồn, thay đổi 15 Tổ trưởng


55

Tổ TK&VV ở xã, sát nhập 02 tổ; thông qua việc củng cố chất lượng hoạt động
của Tổ TK&VV được tốt hơn, Ban quản lý Tổ TK&VV có đủ 02 thành viên (Tổ
Trưởng và Tổ Phó) triển khai, thực hiện nghiêm túc Quy ước hoạt động của Tổ;
tích cực phổ biến, tuyên truyền, giải thích cho các tổ viên về chủ trương, chính
sách của Nhà nước về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác; hướng dẫn hồ sơ, thủ tục vay vốn NHCSXH; tuyên truyền, vận động tổ viên
thực hành tiết kiệm để gửi tiền vào tài khoản ban đầu và định kỳ hàng tháng từ
các khoản tiền rất nhỏ, nâng cao ý thức trong việc vay vốn và trả nợ Ngân hàng
* Công tác đào tạo tập huấn:
Phịng giao dịch ln quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn và triển khai
các văn bản nghiệp vụ mới cho 100% cán bộ trong toàn đơn vị; thường xuyên
quan tâm đến tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Tổ chức Hội, Đồn thể làm cơng tác
ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV.
- Năm 2018, Phòng giao dịch NHCSXH huyện cử 05 cán bộ tham gia lớp
đào tạo trực tuyến Eleaning do Trung tâm đào tạo NHCSXH tổ chức, tập huấn
nghiệp vụ tín dụng do NHCSXH trung tâm đào tạo tổ chức.
- PGD cấp huyện đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức
tập huấn cho 24 lớp cán bộ tổ chức Hội, Đồn thể nhận uỷ thác cấp xã, trưởng

xóm và cán bộ Ban quản lý Tổ TK&VV với 1.509 đại biểu tham gia.
3.1.4.2. Khó khăn
- Về nguồn vốn cho vay: Cơ cấu nguồn vốn tín dụng chính sách cịn nhiều
bất cập, vốn chủ yếu do Trung ương chuyển về, vốn ngân sách địa phương còn
hạn chế chiếm tỷ trọng thấp so với tổng nguồn vốn của NHCSXH, chưa đáp ứng
được nhu cầu vay vốn, đặc biệt là nhu cầu cho vay chương trình hộ cận nghèo, hộ
mới thốt nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, giải quyết việc làm.
- Việc ban hành chính sách của Chính phủ để thực hiện một số chương trình
theo giai đoạn như cho vay theo Quyết định 54/2012/QĐ-TTg, Quyết định
755/QĐ-TTg, Quyết định 33/2015/QĐ-TTg chưa đi đôi với việc cân đối nguồn
lực để cho địa phương thực hiện.
3.2. Hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Định
Hóa.
3.2.1. Dư nợ cho vay ưu đãi tại NHCSXH huyện Định Hóa


56

Bảng 3.5: Dư nợ cho vay ưu đãi tại NHCSXH huyện Định Hóa qua 03 năm
ĐVT:Triệu đồng
Năm

2016

2017

ST
T

Dư nợ


Dư nợ

Xã, thị trấn

2018

Chênh
lệch

Tốc độ
tăng
trưởng
(%)

Dư nợ

Chênh
lệch

Tốc độ
tăng
trưởng
(%)

1

TT Chợ Chu

9.812


11.420

1.608

16,39

12.403

983,0

8,61

2

Bảo Cường

18.259

19.403

1.144

6,27

20.215

812,0

4,18


3

Bảo Linh

10.150

13.040

2.890

28,47

14.897

1.857,0

14,24

4

Bộc Nhiêu

21.570

23.918

2.348

10,89


24.200

282,0

1,18

5

Bình Thành

27.825

27.825

0

0

28.395

570,0

2,05

6

Bình n

15.230


18.872

3.642

23,91

19.500

628,0

3,33

7

Đồng Thịnh

17.252

20.742

3.490

20,23

21.650

908,0

4,38


8

Định Biên

15.110

15.110

0

0

16.330

1.220,0

8,07

9

Điềm Mặc

20.346

22.036

1.690

8,31


25.120

3.084,0

14,00

10

Lam Vỹ

14.854

17.574

2.720

18,31

18.321

747,0

4,25

11

Linh Thơng

20.367


20.367

0

0

21.228

861,0

4,23

12

Phúc Chu

10.252

13.852

3.600

35,12

15.127

1.275,0

9,20


13

Phượng Tiến

18.064

20.349

2.285

12,65

21.349

1.000,0

4,91

14

Phú Đình

21.305

22.505

1.200

5,63


23.879

1.374,0

6,11

15

Phú Tiến

18.454

21.454

3.000

16,26

22.654

1.200,0

5,59

16

Kim Phượng

15.920


19.953

4.033

25,33

21.900

1.947,0

9,76

17

Kim Sơn

10.978

13.068

2.090

19,04

16.814

3.746,0

28,67


18

Quy Kỳ

26.580

28.014

1.434

5,40

31.698

3.684,0

13,15

19

Tân Dương

13.945

13.945

0

0


15.789

1.844,0

13,22

20

Tân Thịnh

11.505

16.753

5.248

45,61

17.256

503,0

3,00

21

Thanh Định

15.544


16.084

540

3,47

18.987

2.903,0

18,05

22

Trung Hội

18.820

21.918

3.098

16,46

23.112

1.194,0

5,45


23

Trung Lương

11.127

17.527

6.400

57,52

19.472

1.945,0

11,10

24

Sơn Phú

21.311

26.611

5.300

24,87


28.990

2.379,0

8,94

404.580

462.340

Tổng cộng

499.286

(Nguồn: NHCSXH huyện Định Hóa)
Qua biểu số liệu trên cho thấy từ năm 2016 đến năm 2018 dư nợ tại các xã,
thị trấn cơ bản đều tăng. Việc tăng dư nợ tại các xã, thị trấn là do hiện nay có


57

nhiều chương trình hỗ trợ cho người nghèo để tạo việc làm và thu nhập, nhiều
trường hợp có nhu cầu xuất khẩu lao động, bên canh đó, trên cơ sở quyết định
giao chỉ tiêu kế hoạch của Trưởng BĐD HĐQT NHCSXH tỉnh, đơn vị đã tham
mưu cho Trưởng ban phân bổ chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn tăng trưởng trong năm
2018 cho các xã, thị trấn với tổng số vốn là 50,89 tỷ đồng; chủ động tham mưu
trình trưởng Ban đại diện và NHCSXH tỉnh về việc điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch
các chương trình tín dụng sát với nhu cầu của hộ vay theo đối tượng thụ hưởng.
3.2.2. Kết quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện

Định Hóa
Bảng 3.6: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ qua các năm 2016 – 2018
(Đvt: Triệu đồng, Hộ)

Chỉ tiêu
Doanh
Số cho
vay

Năm
2016

Năm
2017

Tăng giảm so
với năm 2016
Chênh Tỷ lệ
lệch
(%)

Năm
2018

Tăng giảm so
với năm 2017
Chênh Tỷ lệ
lệch
(%)


Số hộ

6.026

4.633

(1.393)

76,88

4.758

125

102,7

Số tiền

150.854,0

150.080,0

(774,00)

99,49

175.688,0

25.608


117,1

Doanh số thu nợ

86.504,0

92.207,0

5.703,0

106,59

138.665,0

46.458

150,4

Số hộ

13.432

13.460

28

100,21

13.139,0


(321)

97,6

Số tiền

404.580,0

462.340,0

57.760,0

114,28

499.286,0

36.946,0

108,0

92,52

51,87

(40,65)

56,06

186,4


134,52

359,34

168,20

120,00

(48,20)

71,34

175,00

55,00

145,83

Tổng
dư nợ
Trong
đó

Nợ quá
hạn
Nợ
khoanh

(Nguồn: NHCSXH huyện Định Hóa)
Nhận xét: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ qua các năm đều tăng, thể

hiện sự cố gắng của NHCSXH huyện đối với hộ nghèo tại các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện Định Hóa. Tuy nhiên, các khoản nợ quá hạn và nợ khoanh lại có xu
hướng tăng, nợ quá hạn năm 2018 tăng 134,52 triệu đồng so với năm 2017, còn
nợ khoanh tăng 55,0 triệu đồng so với năm 2017; cho thấy doanh số cho vay càng
cao thì nợ xấu cũng có nguy cơ tăng cao, do NHCSXH huyện Định Hóa đã thực
hiện nhiều chương trình cho vay để hỗ trợ người nghèo nhưng nhiều hộ nghèo
chưa có định hướng rõ ràng về phát triển kinh tế gia đình, hoặc thiên tai phá hoạt


58

mùa màng nên các hộ chưa có khả năng trả đúng hạn. Từ đó kéo theo tổng dư nợ
trong nhân dân cũng tăng.
3.2.3. Những đổi mới trong công tác cho vay hộ nghèo tại NHCSXH
huyện Định Hóa
Bảng 3.7: Lãi suất cho vay hộ nghèo từ năm 2016 đến năm 2018
Lãi suất cho vay

Từ 1/1/2016-

Từ1/1/2017-

Từ 1/1/2018-đến

hộ nghèo

31/12/2016

31/12/2017


31/12/2018

Các xã khó khăn

0,57

0,55

0,54

Các xã cịn lại

0,59

0,58

0,56

(Nguồn: NHCSXH huyện Định Hóa)
* Nhận xét: Lãi suất tại NHCSXH huyện Định Hóa giảm dần qua từng năm,
giảm từ 0,01% đến 0,02%, điều này cũng tạo điều kiện cho các hộ gia đình vay
vốn để hoạt động sản xuất và thực hiện đầu tư vào các hoạt động sản xuất khác
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho gia đình thốt nghèo. Nhờ
sự quan tâm của đảng và các cấp chính quyền, NHCSXH huyện Định Hóa có điều
kiện triển khai các chương trình vay vốn với lãi suất thấp đến các hộ nghèo trên
địa bàn huyện Định Hóa. Tuy nhiên, lãi suất tại các xã không đồng đều; đối với
các xã nghèo lãi suất thấp hơn các xã cịn lại, điều này gây khó khăn cho nhiều hộ
nghèo về việc trả lãi và phát triển kinh tế hộ.
3.3. Tình hình thực hiện vay vốn của các hộ nghèo dân tộc và Đánh giá
hiệu quả cho vay hộ nghèo dân tộc điều tra thực tế.

3.3.1. Tình hình thực hiện vay vốn của các hộ nghèo dân tộc điều tra thực tế
* Tình hình dân số và lao động của các hộ điều tra
Định Hoá vốn là huyện sản xuất nông nghiệp với trên 92% dân số sống ở
nông thôn, với 13 dân tộc anh em cùng chung sống, cơ bản là dân tộc thiểu số,
gần 70% lao động của huyện là sản xuất nông nghiệp. Qua điều tra cho thấy các
hộ nghèo dân tộc có độ tuổi bình quân vào loại trung bình 46,79 tuổi, trình độ học
vấn các hộ chủ yếu là cấp 2 chiếm tới 61,67%, tỷ lệ số hộ học cấp 1 chiếm 8,33%,
còn lại số hộ nghèo tốt nghiệp trung học phổ thơng (Cấp 3) chiếm 30,0%. Có thể
thấy các hộ nghèo do yếu về nhận thức, không thể nắm bắt kịp thời với sự phát
triển của xã hội. Do đó khi nền kinh tế phát triển những người nghèo không tiếp


59

cận kịp thời với cơng cụ mới, hình thức mới, không áp dụng được thành quả kỹ
thuật một cách nhanh nhất dẫn tới chất lượng lao động chưa cao, năng suất hàng
hóa thấp. Vì vậy hộ nghèo vẫn tiếp tục nghèo và khó thốt nghèo. Bên cạnh đó
các hộ nghèo có số nhân khẩu bình qn là 3,79 người, số lao động bình qn là
2,43 người, với diện tích đất bình qn là 3.644,84 m2/hộ. Điều đó cho thấy
ngun nhân hiện nay các hộ nghèo chưa biết sử dụng nguồn vốn hợp lý để tăng
gia sản xuất, đất đai của các hộ có nhiều nhưng sử dụng khơng có hiệu quả.
Bảng 3.8: Một số thông tin chung về các hộ điều tra
STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Hộ nghèo


Bình quân

hộ

120

120

Năm

46,79
120

3.644,84

1

Số hộ điều tra

2

4
5

Tuổi BQ của chủ hộ
Trình độ học vấn của chủ hộ
- Cấp 1
- Cấp 2
- Cấp 3
Số nhân khẩu BQ/hộ

Số lao động BQ/hộ

%
%
%
Người
Lao động

46,79
120
8,33
61,67
30,00
3,79
2,43

6

Diện tích đất canh tác BQ/hộ

m2

3.644,84

3

3,79
2,43

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2018)

Tuy cịn nhiều khó khăn trong cơng tác cho vay đối với hộ nghèo nhưng với
tinh thần khắc phục khó khăn và nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành,
NHCSXH đã xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đưa
nguồn vốn của các chương trình chính sách giảm nghèo đến bà con dân tộc trên
địa bàn, đồng thời NHCSXH huyện cũng phối hợp với các cơ quan, đoàn thể,
MTTQ tại các xã trên địa bàn huyện thực hiện việc tập huấn kỹ thuật cho người
nghèo để đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, từ đó tạo ra hiệu quả sử dụng vốn vay,
giúp nhiều hộ dân thoát nghèo.
* Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ vay
Bám sát đặc điểm về thu nhập, trình độ canh tác, thói quen sản xuất của hộ
nghèo dân tộc. NHCSXH huyện Định Hóa tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo
tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, đặc biệt là nội dung chương trình mục
tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo. Nâng
cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của các hộ dân.


60

Bảng 3.9: Diễn biến thu nhập của các hộ vay vốn
STT

Chỉ tiêu

Trước khi vay vốn
Thu nhập
Tỷ lệ (%)
(tr.đ)

Sau khi vay vốn
Thu nhập

Tỷ lệ (%)
(tr.đ)

1

Trồng trọt

4,92

12,25

7,13

12,66

2

Chăn nuôi

7,19

17,91

14,81

26,28

3

Chế biến


8,23

20,51

10,13

17,98

4

Dịch vụ

8,05

20,04

14,65

26,01

5

Làm công

11,76

29,29

9,62


17,08

Tổng

40,15

100,00

56,34

100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2018)
Qua số liệu bảng cho thấy, thu nhập trước khi vay vốn và sau khi vay vốn của
các hộ nghèo đã có biến đổi theo hướng tích cực, thu nhập của các hộ gia đình đã
tăng lên 16,21 triệu đồng. Tuy nhiên tỷ lệ và thu nhập của các ngành có sự khác
nhau. Trước khi vay vốn, thu nhập của các hộ dân từ làm công (Làm thuế để lấy tiền
công) chiếm 29,29% tổng thu nhập, từ chế biến chiếm 20,51%, từ dịch vụ chiếm
20,04%, chăn nuôi chiếm 17,91%, trồng trọt chiếm 12,25%. Sau khi vay vốn, thu
nhập từ đi làm công của các hộ giảm cả về giá trị và tỷ trọng, chế biến có tỷ lệ giảm
trong tổng cơ cấu song giá trị vẫn cao hơn trước đó, trồng trọt có tỷ lệ tăng, cịn thu
nhập từ chăn ni và dịch vụ có sự tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng trong tổng thu
nhập. Việc có sự thay đổi trên khơng chỉ là nhờ nỗ lực của NHCSXH huyện, mà còn
là là sự cố gắng của tồn thể các hộ nơng dân với quyết tâm thoát nghèo, ổn định
cuộc sống và phát triển kinh tế.
Sau khi có đồng vốn trong tay, các hộ đã trú trọng việc áp dụng khoa học kỹ
thuật vào trông trọt và chăn nuôi, phát triển các dịch vụ bn bán để tăng thu nhập,
khơng cịn đi làm th để lấy tiền cơng.
Nhìn chung các chương trình tín dụng, vay vốn đều được thực hiện đúng tiến

độ; các hộ sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả khai thác vốn vay khá; nhiều địa
phương xây dựng các mơ hình sản xuất theo hướng hàng hóa, góp phần thúc đẩy xóa
đói giảm nghèo.


×