Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN GIAO THUỶ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.92 KB, 16 trang )

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ƯU ĐÃI ĐỐI
VỚI HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN GIAO THUỶ
3.1. Định hướng của đảng và nhà nước về xoá đói giảm nghèo:
Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, đất nước đang
tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với sự phát triển về nền kinh tế, thì vấn đề xoá đói giảm nghèo luôn là một
thách thức to lớn mà Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách đồng bộ,
bằng nhiều giải pháp hành động kiên quyết, huy động sức mạnh tổng hợp toàn xã hội,
nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc
làm và ổn định xã hội.
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về xoá đói giảm nghèo:
Hồ Chí Minh coi đói nghèo như một thứ giặc cũng như giặc dốt, giặc ngoại xâm.
Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá, giàu. Người giàu thì giàu
thêm.
* Định hướng của Đảng và Nhà nước ta về xoá đói giảm nghèo:
Tại Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ V (khoá VII), Đảng ta đã đề ra chủ
trương “….phải hỗ trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm
ăn, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước, phấn đấu tăng hộ giàu đi
đôi với xoá đói giảm nghèo…”
Tư tưởng nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện trong các văn kiện
Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII và IX:
Cùng với quan điểm đổi mới, tăng trưởng kinh tế phải tiến hành công cuộc xoá
đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng giới, giảm sự phân hoá giàu
nghèo.
Khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp, đi đôi với xoá đói giảm nghèo bền
vững, chú trọng phát triển nông nghiệp nông thôn, vì 90% người nghèo sống ở vùng
nông thôn.
Xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà
nước, xoá đói giảm nghèo là một cuộc cách mạng xã hội sâu sắc, là phong trào của
quần chúng, nhất là địa phương, cơ sở.


Hình thành được hệ thống chính sách và chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói
giảm nghèo.
Tập trung nguồn lực để xoá nhanh các hộ đói, xã đặc biệt khó khăn, giảm mạnh
các hộ nghèo, xã nghèo.
Thực hiện xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo, đa dạng hoá các nguồn lực
trong nước, phát huy nội lực tại chỗ và tranh thủ hợp tác, trợ giúp quốc tế, tạo thành
phong trào sôi động trong cả nước, lấy ngày 17 tháng 10 hàng năm là “ Ngày vì người
nghèo”. Chương trình xoá đói giảm nghèo hỗ trợ thông qua các chính sách và dự án
sau:
Các chính sách xoá đói giảm nghèo:
- Chính sách hỗ trợ về y tế: Người quá nghèo được cấp thẻ hoặc người nghèo
được cấp giấy chứng nhận khám chữa bệnh được miễn giảm một phần viện phí, được
chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh từ thiện nhân đạo…bảo hiểm y tế.
- Chính sách hỗ trợ về giáo dục: Con hộ nghèo trong các trường phổ thông công
lập được miễn giảm học phí và kinh phí đóng góp xây dựng trường sở. Đối với con hộ
quá nghèo được cấp không vở viết và sách giáo khoa.
- Chính sách an sinh xã hội: Hỗ trợ trực tiếp cho người bị rủi ro do thiên tai gây
ra để ổn định cuộc sống. Hỗ trợ nhóm yếu thế như: người già cô đơn không nơi nương
tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật nặng ổn định cuộc sống, từng
bước hoà nhập cộng đồng.
- Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp: Hộ sản xuất nông nghiệp được xác định là
hộ nghèo được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2002.
- Chính sách trợ giúp hộ nghèo về nhà ở: Gia đình nghèo sống trong các ngôi
nhà dột nát, ổ chuột xiêu vẹo… được Nhà nước hỗ trợ một khoản kinh phí để xây dựng
lại nhà ở. Đối tượng đặc biệt quan tâm là hộ nghèo thuộc diện chính sách và dân tộc
thiểu số.
- Chính sách hỗ trợ công cụ lao động và đất sản xuất: Nhà nước hỗ trợ hộ nghèo
chuộc lại đất sản xuất đang bị cầm cố và hỗ trợ một phần công cụ sản xuất phù hợp cho
người ở nông thôn.
- Hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn: Hỗ trợ các gai đình dân tộc đặc biệt

khó khăn ổn định đời sống, hỗ trợ phát triển sản xuất, tiếp cận phương thức sản xuất
mới, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Các dự án hỗ trợ trực tiếp xoá đói giảm nghèo:
Nhóm dự án XĐGN chung:
- Dự án tín dụng cho hộ nghèo vay để phát triển sản xuất kinh doanh.
- Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư.
- Dự án xây dựng mô hình XĐGN ở các vùng đặc thù (bãi ngang ven biển, vùng
cao, biên giới, hải đảo, vùng ATK, vùng sâu đồng bằng sông Cửu long)
Nhóm các dự án XĐGN cho các xã nghèo (có 25% hộ nghèo trở lên và chưa đủ
cơ sở hạ tầng thiết yếu) không thuộc chương trình 135:
- Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã nghèo.
- Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã nghèo.
- Dự án ổn định dân cư và xây dựng kinh tế mới ở các xã nghèo.
- Dự án định canh định cư ở các xã nghèo.
- Dự án đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo và cán bộ
các xã nghèo.
Đảng và Nhà nước ta xác định: xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm mục tiêu “Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong thời kỳ đổi mới, nền
kinh tế của đất nước đã có sự tăng trưởng, phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận
nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít
người và vùng nông thôn vẫn còn một bộ phận dân cư đang sống trong cảnh nghèo đói.
Vì vậy thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo để có những giải pháp tác động trực
tiếp đến người nghèo giúp họ có điều kiện vươn lên xóa đói giảm nghèo. Những giải
pháp đó là:
3.1.1. Phát triển kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo bền vững:
Nhà nước tập trung đầu tư cho phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh
tế động lực để đạt tốc độ tăng trởng kinh tế cao. Vùng kinh tế động lực, các ngành kinh
tế mũi nhọn, các địa phương giàu phải có trách nhiệm chia sẻ, hỗ trợ cho địa phương
nghèo, tham gia tích cực vào thực hiện các chính sách dự án xoá đói giảm nghèo. Đổi

mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hoá, xây
dựng các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho
người nghèo.
3.1.2. Tạo cơ hội và điều kiện để người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất,
dịch vụ xã hội cơ bản:
Bảo đảm cho các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, khuyến nông, lâm,
ngư và hướng dẫn cách làm ăn, cho vay vốn, giáo dục, y tế, văn hoá… đến với người
nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, nâng cao dân trí. Trước hết,
bằng các giải pháp phù hợp hỗ trợ cho người nghèo về xoá mù chữ, phổ cập giáo dục
tiểu học, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh, kế hoạch hoá gia đình…, tăng tỷ
lệ người nghèo được hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản và từng bước nâng cao chất
lượng các dịch vụ.
3.1.3. Huy động bố trí nguồn lực tập trung đầu tư cho các địa bàn trọng điểm
và các hoạt động ưu tiên:
Các xã nghèo miền núi, vùng sâu, vùng xa, bãi ngang ven biển, bốn vùng được
ưu tiên là miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
Đầu tư cơ sở hạ tầng ở các vùng này là tập trung giải quyết trước các công trình
phù hợp với nhu cầu thiết yếu của nhân dân để đảm bảo điều kiện phát triển kinh tế và
ổn định đời sống như thuỷ lợi, trường học, trạm y tế,…
Các hoạt động ưu tiên là cung cấp tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, đào tạo
nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là đào tạo giảng
viên và cán bộ cấp cơ sở, kể cả cán bộ tăng cường, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng.
3.1.4. Phát huy nội lực đi đôi với củng cố và tăng cường hợp tác quốc tế:
Động viên người nghèo, hộ nghèo tự vươn lên khắc phục khó khăn để thoát
nghèo là chủ yếu, Nhà nước và cộng đồng đóng vai trò hỗ trợ và tập trung vào các vùng
trọng điểm, khó khăn, đồng thời huy động các nguồn lực, thu hút và động viên sự tham
gia, ủng hộ của các tầng lớp dân cư, của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các
tổ chức kinh tế - xã hội, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo. Mở rộng hợp tác quốc tế về kinh
nghiệm, kỹ thuật, tài chính để đẩy nhanh quá trình xoá đói giảm nghèo.

3.2. Định hướng của NHCSXH về tín dụng đối với hộ nghèo:
3.2.1. Bảo toàn và tăng trưởng nguồn vốn điều lệ:
Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng Nhà nước hoạt động không
vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối
tượng chính sách khác.
Như vậy, cũng như các tổ chức tín dụng khác, NHCSXH có vốn điều lệ được
cấp khi thành lập là 5000 tỷ đồng và được cấp bổ sung hàng năm phù hợp với kế hoạch
hoạt động hàng năm
3.2.2. Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước:
Để từng bước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo,
Nhà nước cần phải dành một tỉ lệ nhất định trong các khoản chi ngân sách hàng năm để
lập các quỹ tài trợ cho các chương trình dự án quốc gia như Quỹ giải quyết việc làm,
Quỹ xoá đói giảm nghèo.
Từ thực tiễn nước ta và kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới cho thấy: việc
hỗ trợ vốn cho người nghèo dưới hình thức cấp phát của ngân sách sẽ không mang lại
hiệu quả kinh tế, nó tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại đối với người nghèo, số vốn đó không
được sử dụng vào sản xuất mà chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trước mắt của họ mà thôi.
3.2.3. Nguồn hình thành từ các tổ chức tín dụng khác:
Từ tình hình thực tiễn ở nước ta và vận dụng kinh nghiệm của các nước trên thế
giới, chính sách tiền tệ có thể hướng vào việc xoá đói giảm nghèo thông qua việc đầu tư
tín dụng cho hộ gia đình nghèo. Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng các công cụ điều
tiết của mình như: lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, quy định mức góp
vốn… cụ thể có thể áp dụng các giải pháp sau:
- Hoạch định chính sách vĩ mô đảm bảo cho thị trường tài chính nông thôn ổn
định và phát triển. Đây là nền tảng quan trọng cho NHCSXH hoạt động ổn định.
- Tiếp tục duy trì chính sách tiền gửi 2% số dư nguồn vốn huy động tại thời điểm
31 tháng 12 năm trước của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã
hội theo Nghị định số 78/2002/NĐ - CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ và nghiên cứu
để mở rộng chính sách này đối với tất cả các tổ chức tài chính, tín dụng hoạt động trên
địa bàn Việt Nam, coi đó là nghĩa vụ thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt

Nam.
- Ngân hàng nhà nước cho Ngân hàng Chính sách xã hội vay chiết khấu, tái chiết
khấu và bảo lãnh cho NHCSXH vay vốn của các tổ chức quốc tế và của nước ngoài khi
cần thiết.
3.2.4. Nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước:
Để khơi tăng được nguồn vốn này Ngân hàng Chính sách xã hội cần phải:
- Thực hiện tốt việc cho vay hộ nghèo từ các nguồn vốn tài trợ theo các chương
trình, dự án của nước ngoài đang thực hiện như: dự án IFAD, RIDP Tuyên Quang; dự
án Phát triển vùng nước ngập mặn; KFW cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ; dự án Phát
triển ngành Lâm nghiệp…
- Phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể hữu quan xây dung các chương trình, dự
án xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn có tính khả thi để thu hút
nguồn tài trợ trong và ngoài nước.
- Cùng với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, hiệp hội trong nước kêu gọi và ký kết
các hiệp định vay vốn từ nước ngoài; chủ động xây dựng các chương trình, dự án để
vận động, thu hút nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài, thông qua việc đầu tư vốn vào các

×