Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

đáp án tự luận tập huấn môn toán lớp 6 (sách chân trời sáng tạo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.49 KB, 11 trang )

TÀI LIỆU TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
MƠN: TỐN 6
BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Câu 1. Cốt lõi của chương 1 là gì?
Đáp: Chương 1 gồm 3 nội dung chính:


Số tự nhiên và tập hợp các số tự nhiên. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên



Các phép tính với số tự nhiên. Phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên



Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên. Số nguyên tố. Ước chung và bội
chung

Chương này ôn tập, bổ sung những kiến thức, kĩ năng về số tự nhiên như các phép
tính với số tự nhiên, luỹ thừa, chia hết, ước chung, bội chung, ... đồng thời chuẩn bị
kiến thức cho các chương sau, áp dụng những kiến thức đó vào học tập, cuộc sống và
phát triển năng lực bản thân.
Câu 2. Sự khác biệt giữa SGK này với SGK hiện hành là gì, đặc biệt với chương 1?
Đáp:
- Về hình thức: Sách được in nhiều màu, hình ảnh phong phú đa dạng, các trang đầu
chương được chọn lọc hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh và thầy giáo.
- Về yêu cầu:
Sách đã bám sát nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình với định hướng giáo
dục Toán học nhằm phát triển năng lực học sinh. Nội dung sách thể hiện tư tưởng dễ
dạy, dễ học, gắn Toán học với thực tiễn. Các hoạt động học tập được chọn lọc phù hợp
với lứa tuổi và khả năng nhận thức của học sinh, thể hiện tinh thần tích hợp, gắn bó


mơn Tốn với các môn học khác, đáp ứng được nhu cầu của học sinh trên mọi miền
đất nước.
- Về nội dung: Nội dung chương 1 trong sách này có một số điểm khác với SGK hiện
hành là: Không đưa ra các khái niệm: Tập rỗng, các phần tử trong tập hợp cách nhau
bởi dấu chấm phẩy (;).
- Về tiếp cận vấn đề: SGK lần này đề cao hoạt động gợi vấn đề, tiếp cận vấn đề, ứng
dụng, gắn kết toán với thực tiễn. Chẳng hạn, mở đầu bài “Chia hết và chia có dư”,
SGK có hoạt động đơn giản là “Chia đều 15 quyển vở cho 3 bạn, hỏi mỗi bạn được
bao nhiêu quyển vở? Có thể chia đều 7 quyển vở cho 3 bạn được không?”


Câu 3. Phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá theo SGK này có gì cần
chú ý?
Đáp:
+ Cần/nên tăng cường hướng dẫn tự học thông qua tự đọc và thảo luận. Chẳng hạn
trong chương 1 GV cần/nên bổ sung các bài vận dụng cuối mỗi bài, chẳng hạn bổ
sung vận dụng cuối bài 2 (Ghi số tự nhiên, trang 12): Di chuyển một que tăm (hình
kèm theo) để được kết quả đúng: IV + V = IV. (Đáp án: chuyển chữ V cuối thành X).
+ Chú ý phát triển năng lực cho học sinh, chẳng hạn:
- Năng lực tư duy và lập luận: Tư duy để thực hiện phép tính một cách hợp lí, lập luận
để tìm x trong biểu thức về các phép tính số tự nhiên....
- Năng lực tự học: Trong nhiều nội dung bài học, những phần giới thiệu khái niệm,
quy tắc, kí hiệu... giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự học thơng qua đọc hiểu.
- Năng lực ngôn ngữ thông qua sử dụng các dạng ngơn ngữ tốn học như diễn đạt
bằng lời, bằng kí hiệu, bằng cơng thức, bằng sơ đồ, biểu đồ....
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện, năng lực mơ hình hóa tốn học, giải quyết
vấn đề thực tiễn.
+ Các hoạt động thực hành và trải nghiệm được chú trọng.
+ Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có thể thơng qua hệ thống các
bài tập cuối mỗi bài, bài ôn tập chương dưới hình thức tự luận hoặc câu hỏi trắc

nghiệm khách quan.
Câu 4. Trọng tâm của chương 2 - Số nguyên là gì?
Đáp: Các trọng tâm cốt lõi của chương 2 - Số nguyên là:
- Nhận biết số nguyên âm, tập hợp các số nguyên.
- Biểu diễn số nguyên trên trục số.
- Nhận biết số đối của một số nguyên.
- So sánh hai số nguyên cho trước.
- Thực hiện các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia (chia hết) trong tập hợp các số
nguyên.


- Nhận biết ý nghĩa của số nguyên trong một số bài tốn thực tiễn.
Câu 5. Chương 2 có những khác biệt gì cần lưu ý?
Đáp: Chương 2 có những khác biệt sau đây:
- Lần đầu tiên học sinh (HS) lớp 6 được tiếp cận với số âm, đây là vấn đề mới và khó
khơng chỉ đối với HS mà còn là thách thức đối với giáo viên (GV).
- Đây là cơ sở để học sinh học về phân số âm và số thập phân âm ở các chương 5 và
6.
- Chương trình Tốn 6 chỉ dùng số đối để hướng dẫn thực hiện các phép toán về số
nguyên, chưa giới thiệu khái niệm giá trị tuyệt đối của một số ngun như trong
chương trình Tốn 6 hiện hành.
Câu 6. Người dạy cần lưu ý những gì khi dạy chương 2?
Đáp:
- Bằng cách xuất phát từ các bối cảnh thực tiễn liên quan đến ý nghĩa của số âm, GV
có thể hỗ trợ HS từng bước vượt qua những rào cản trong học tập.
- Mơ hình trục số là cơng cụ chính để học các phép tốn về số ngun.
- GV có thể sử dụng thêm mơ hình đĩa đại số để HS trải nghiệm (xem bài HĐTN
Cộng đậu đỏ, đậu đen)
- Cũng có thể áp dụng các phép suy luận tương tự từ kinh nghiệm đã có của HS về số
tự nhiên ở cấp tiểu học.

Câu 7. Trong chương trình mới Hình học trực quan được đưa vào từ lớp 6 đến
lớp 9, quan điểm và mục đích của hình học trực quan là gì?
Đáp:
Hình học trực quan trải dài từ lớp 1 đến lớp 9, bao gồm cả hình học phẳng và hình học
khơng gian. Khác với trước đây Hình học trực quan chỉ giới thiệu từ lớp 1 đến lớp 5.
Quan điểm hình học trực quan là: Học hình học thơng quan sát, vẽ, đo, xếp, gấp, cắt,
dán, tạo lập trong đó sử dụng cơng cụ học tập như thước thẳng, êke compa, thước đo
góc và các cơng cụ khác như kéo, dây, tấm bìa...
Mục đích của hình học trực quan: Cho học sinh quen với việc quan sát và tương tác
với các đối tượng hình học thơng qua các cơng cụ học tập để từ đó đưa ra các tính
chất của các hình hình học, chưa cần tới lập luận chứng minh, mở đường cho việc học
Hình học phẳng và Hình học khơng gian dựa trên lập luận chứng minh.


Câu 8. Vẽ hình và tạo lập hình được hiểu như thế nào trong sách Toán 6 bộ sách
Chân trời sáng tạo? Cho ví dụ.
Đáp:
Giống như chương trình hiện hành, vẽ hình và tạo lập hình có nghĩa dùng các dụng cụ
học tập để tạo ra các hình theo yêu cầu. Tuy nhiên ở đây không giới hạn sử dụng các
dụng cụ học tập truyền thống như thước, êke, compa, mà có thể dùng các cơng cụ
khác như kéo, giấy và các hành động gấp, cắt, xé, dán...
Ví dụ:


Ta có thể vẽ tam giác giác đều bằng thước và compa hoặc có thể vẽ (tạo lập)
tam giác đều bằng ba que tăm và thước.



Ta có thể tạo lập được lục giác đều bằng cách ghép 6 tam giác đều với nhau. (Ở

đây không yêu cầu học sinh vẽ được lục giác đều)



Có thể cắt (tạo lập) hình thang cân từ một tờ bìa.

Câu 9. Chương 4 - Thống kê có những yếu tố cốt lõi gì?
Đáp: Các trọng tâm cốt lõi của chương 4 - Thống kê là:
- Thực hiện việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước.
- Nhận biết tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí đơn giản.
- Đọc và mơ tả các dữ liệu trên các loại biểu đồ: biểu đồ tranh, biểu đồ dạng cột/cột
kép.
- Lựa chọn và biểu diễn dữ liệu vào biểu đồ thích hợp.
- Nhận biết mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các mơn học trong
Chương trình lớp 6.
- Giải quyết những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được.
Câu 10. Chương 4 có những khác biệt gì so với các chương khác?
Đáp: Chương 4 có những khác biệt sau đây:
- Đây là chương có nhiều cơ hội nhất để HS thực hành trải nghiệm.
- Đây là chương tích hợp cả ba mạch kiến thức nội mơn tốn: Số học - Hình học XSTK.
- Đây là chương tích hợp liên mơn mạnh nhất đặc biệt là các môn khoa học xã hội.


- Chương 4 cung cấp các cơ hội rất tốt để HS rèn luyện cả vể năng lực và phẩm chất.
Câu 11. Người dạy cần lưu ý những gì khi dạy chương 4?
Đáp:
- Mức độ lớp 6 chỉ yêu cầu HS nhận biết dữ liệu như là các thông tin.
- Các HĐ thực hành giúp HS thực hiện được việc thu thập, phân loại dữ liệu trên các
theo các tiêu chí đơn giản, biết lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng thống kê.
- HS nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu theo hai tiêu chí đơn giản là: Đúng định

dạng và thuộc phạm vi quy định.
- Thông qua các HĐ thực hành, HS được làm quen với các thao tác và đồng thời thấy
được tầm quan trọng của việc kiểm tra tính hợp lí của dữ liệu.
- Hướng dẫn HS nhận ra vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu
thu được ở dạng: bảng thống kê, biểu đồ tranh, biểu đồ dạng cột/cột kép.
- Hỗ trợ HS thiết lập mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các mơn
học trong chương trình lớp 6. Ví dụ: Lịch sử và Địa lí lớp 6, Khoa học tự nhiên lớp
6, ... và trong thực tiễn như khí hậu, giá cả thị trường, ....
- Tổ chức thảo luận và thuyết trình để giúp HS nhận ra một số vấn đề đơn giản xuất
hiện từ các số liệu và biểu đồ thống kê đã có.
- Nếu có điều kiện nên cho học sinh trải nghiệm vẽ biểu đồ bằng phần mềm đơn giản
như Word, Excell, ...
Câu 12. Chương 5 ở SGK có trọng tâm cốt lõi nào?
Đáp:
Chương Phân số có các trọng tâm cốt lõi là:
- Nhận biết được phân số với tử số hoặc mẫu số là số nguyên âm.
- Biết so sánh hai phân số theo quy tắc và theo tính chất bắc cầu.
- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với phân số và tìm số đối của
phân số.


- Biết giải một số bài toán về so sánh, sắp xếp và tính tốn với phân số (kể cả tính hợp
lí và tính tốn về giá trị phân số của một số).
- Biết giải một số bài toán thực tiễn về phân số.
- Biết đổi hỗn số ra phân số và so sánh, tính tốn đơn giản với hỗn số.
Câu 13. Chương 5 ở SGK này có khác biệt gì cần chú ý?
Đáp:
Một số khác biệt cần chú ý là:
- Khơng dùng số nghịch đảo (như Tốn 6 hiện hành) hay phân số đảo ngược (như
Toán 4 hiện hành) khi giới thiệu phép chia phân số.

- Đan xen giữa kế thừa kiến thức (phân số) đã có có ở Tiểu học, ở chương Số tự nhiên
và hình thành kiến thức mới với sự tương tự và mở rộng so với chương Số nguyên
(trong đó có nội dung liên quan đến số âm).
- Tổng hợp cả bài toán thực tiễn liên quan đến số âm và bài toán thực tiễn chỉ liên
quan đến số dương (đều gắn với năng lực mơ hình hóa tốn học).
- Bên cạnh các bài tốn so sánh, tính tốn theo quy tắc, cịn có một số bài tốn địi hỏi
dùng lập luận hay sử dụng hợp lí tính chất phép tốn.
- Nội dung chương này là cơ sở trực tiếp cho hình thành kiến thức kĩ năng về số thập
phân ở chương tiếp theo.
Câu 14. Nên chú ý những gì khi thực hiện chương 5 ở SGK này?
Đáp:
Một số chú ý khi viết bài soạn và thực hiện dạy học:
- Có thể có bài học mà SGK không nêu chi tiết các bước của quá trình học ở học sinh
(từ gợi động cơ, đến khám phá, chốt kiến thức trọng tâm, thực hành và vận dụng) thì
giáo viên cần chủ động và sáng tạo trong viết bài soạn và tổ chức dạy học.
- Một số quy tắc có thể viết ở dạng kí hiệu, nhưng SGK chỉ trình bày dạng “lời nói”,
nên trong thực hiện có thể rèn luyện học sinh về chuyển đổi kí hiệu sang “lời nói” và
ngược lại. Đồng thời có thể chú ý học sinh về phát biểu quy tắc không thuận lợi khi
viết dạng kí hiệu (để thấy sự thống nhất trong trình bày, sự ngắn gọn khi diễn đạt bằng
kí hiệu).


- Yêu cầu chung về giải bài toán thực tiễn (và cả bài toán về các đại lượng) thường
quy gọn thành 3 cơng đoạn chính: (i) chuyển bài tốn thực tiễn về bài toán phân số;
(ii) giải bài toán về phân số và (iii) từ đó đưa ra trả lời bài tốn thực tiễn. Phần trình
bày lời giải các bài tốn thực tiễn cần đảm bảo tính thần 3 cơng đoạn đó, nhưng nên
thể hiện nó ở dạng đơn giản, rút gọn.
- Với chương Phân số, bài toán toán học liên quan đến tính tốn, sắp xếp phân số ...
nhưng không trực tiếp áp dụng quy tắc, nên dẫn dắt để học sinh rèn luyện năng lực
giải quyết vấn đề tốn học (chú ý bước tìm hướng giải và bước xem xét lời giải).

Câu 15. Trọng tâm của chương 6 - Số thập phân là gì?
Đáp: Các trọng tâm cốt lõi của chương 6 - Số thập phân là:
- Nhận biết số thập phân âm, số đối của một số thập phân.
- So sánh hai số thập phân cho trước.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số thập phân.
- Thực hiện làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả các phép tính.
- Tính được tỉ số và tỉ số phần trăm của hai đại lượng.
- Tính giá trị phần trăm của một số cho trước và tính một số biết giá trị phần trăm của
số đó.
- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với các phép tính về số thập phân, tỉ số và tỉ
số phần trăm.
Câu 16. Chương 6 có những khác biệt gì so với các chương khác?
Đáp: Chương 6 có những khác biệt sau đây:
- Có liên quan mật thiết đến cả 3 chương đại số phía trước.
- Là cơ sở để học về số thực ở lớp 7.
- Được sử dụng nhiều nhất trong đời sống hằng ngày.
- So với chương trình hiện hành, GV phải hướng dẫn thêm cho học sinh nhiều kĩ năng
về tính tốn với các số có nhiều chữ số ở phần thập phân vì HS chưa được học ở bậc
tiểu học.


Câu 17. Người dạy cần lưu ý những gì khi dạy chương 6?
Đáp:
- Cần quan tâm hỗ trợ HS nhận biết được số thập phân âm thông qua phân số thập
phân âm, tương tự cho số đối của một số thập phân.
- Các so sánh hai số thập phân có thể dựa trên cách so sánh số nguyên hoặc so sánh
phân số.
- Cần tăng cường các HĐ vận dụng để HS có cơ hội luyện tập giải quyết được một số
vấn đề thực tiễn gắn với các phép tính về số thập phân.
- Các phép tính với số thập phân có thể được giải thích theo hai cách:



Cách 1: Dựa trên các phép tính với số nguyên (chương 2) và các phép tính với
số thập phân dương (lớp 5).



Cách 2: Đưa về các phép tính với phân số thập phân (chương 3).

- GV cần chú trọng các HĐ giới thiệu cho HS tham gia giải quyết một số vấn đề thực
tiễn gắn với các phép tính về số thập phân.
Câu 18. Những điểm gì cần lưu ý khi dạy chương Tính đối xứng của hình phẳng
trong thế giới tự nhiên?
Đáp:
Những điểm cần lưu ý khi dạy chương Tính đối xứng của hình phẳng trong thế giới tự
nhiên là:
Thơng qua thực hành, học sinh nhận biết được các hình phẳng và các hình trong thực
tế có trục đối xứng và có tâm đối xứng.
Đưa ra các ví dụ trong thực tiễn con người học tập từ thế giới tự nhiên qua đó thấy
được vài trị của thế giới tự nhiên nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên, phát triển khoa
học kĩ thuật và biết yêu mến thiên nhiên xinh đẹp.
Câu 19. Vì sao phần giới thiệu về trục đối xứng và tâm đối xứng chỉ đưa ra ví dụ
mà khơng định nghĩa tường minh?
Đáp:
Định nghĩa thơng qua ví dụ khơng chỉ xuất hiện trong phần này mà cịn có trong các
phần khác. Chúng ta thường thấy để phát biểu một định nghĩa rõ ràng chính xác
khơng phải là việc dễ dàng đối với học sinh. Hơn nữa các bài này thuộc phần hình học
trực quan, mức độ ở đây cần học sinh nhận biết và mơ tả, học sinh học hình học thông
qua các giác quan, chưa cần nhiều về lập luận chứng minh.
Câu 20. Hình học trong chương trình mới có khác gì với trước đây?

Đáp:


Trong chương trình mới Hình học trực quan được đưa vào bên cạnh hình học phẳng.
Về nội dung: Giống như trước đây là giới thiệu điểm, đường thẳng, đoạn thẳng và
quan hệ của chúng như: điểm thuộc và không thuộc đường thẳng, vị trí tương đối của
hai đường thẳng; ba điểm thẳng hàng, đoạn thẳng, số đo của của đoạn thẳng, trung
điểm của đoạn thẳng, điểm nằm giữa hai điểm; khái niệm góc, các loại góc đặc biệt,
điểm trong của góc, số đo của góc, vẽ góc khi biết số đo.
Khác với trước đây: Chưa học tia phân giác của một góc, đường trịn, tam giác.
Câu 21. Cách tiếp cận hình học phẳng trong bộ sách này có điểm gì nổi bật so với
sách cũ?
Đáp:
Hình vẽ đẹp hơn, nhiều hình ảnh thực tế hơn. Cách tiếp cận gần gũi hơn, trực quan
hơn: Chẳng hạn trong hình ảnh đầu chương, hình ảnh của trái banh và các đường biên
trên sân là hình ảnh của điểm và đường thẳng. Hoặc để hình thành khái niệm điểm
trong của một góc, cho học sinh gấp một tờ giấy để tạo thành một góc, rồi lấy bút
khoanh vào và ghi thêm một điểm, điểm đó là điểm trong của một góc.
Câu 22. Phần Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong Hình học phẳng có
điểm gì mới?
Đáp:
Bên cạnh thực hành và trải nghiệm đo góc trong thực tế, phần Hoạt động thực hành
trải nghiệm còn giới thiệu thêm phần mềm GeoGebra để vẽ điểm, đường thẳng, tia,
biết tìm độ dài của đoạn thẳng.
Câu 23. Trọng tâm của chương 9 - Một số yếu tố xác suất là gì?
Đáp: Các trọng tâm cốt lõi của chương 9 - Một số yếu tố xác suất là:
- Giới thiệu một số khái niệm mở đầu của xác suất như phép thử nghiệm, sự kiện và
khả năng của sự kiện.
- Sử dụng phân số để mô tả xác suất thực nghiệm của sự kiện thông qua kiểm đếm.
Câu 24. Chương 9 có những khác biệt gì so với các chương khác?

Đáp:
- Bên cạnh chương Thống kê, chương Xác suất này cung cấp nhiều hoạt động thực
hành trải nghiệm cho học sinh.
- Chương này không chú trọng việc rèn luyện các kĩ năng tính tốn, tư duy logic mà
rèn luyện kĩ năng thực hành, quan sát, phân tích các phép thử nghiệm hay các hoạt
động thực tế.
Câu 25. Người dạy cần lưu ý gì khi dạy Chương 9?
Đáp:


- Trong vòng 3 năm đầu tiên giảng dạy chương trình phổ thơng mới thì học sinh chưa
được học Xác suất ở Tiểu học (vì các học sinh này vẫn học Tiểu học theo chương
trình cũ). Do đó đây là lần đầu tiên học sinh lớp 6 được làm quen với xác suất.
- Thông qua các hoạt động dẫn dắt, giáo viên giúp học sinh hiểu được cách ghi lại kết
quả của phép thử nghiệm ngẫu nhiên.
- Làm quen với việc kiểm tra xem một sự kiện nào đó có xảy ra hay không mỗi khi
thực hiện (nhiều lần) một phép thử nghiệm.
- Kiểm đếm số lần một sự kiện xảy ra bằng bảng kiểm đếm.
- Tính xác suất thực nghiệm dựa trên kết quả của bảng kiểm đếm hoặc bảng thống
kê.




×