Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp VN ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.32 KB, 4 trang )

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp VN
1.Những hạn chế về khả năng cạnh tranh của các DNVN hiện nay
Khả năng cạnh tranh (competitiveness) là thuật ngữ được dùng để nói đến các đặc
tính cho phép một hãng cạnh tranh một cách có hiệu quả với các hãng khác nhờ có
chi phí thấp hoặc sự vượt trội về công nghệ và kỹ thuật trong so sánh quốc tế. Các
DNVN có nhiều lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém:
Thứ nhất: Chất lượng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý còn yếu kém. Đội
ngũ chủ DN, giám đốc và cán bộ quản lý DNVN còn nhiều hạn chế về kiến thức và
kỹ năng quản lý. Số lượng DNVN có chủ DN, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn
cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ DN và giám đốc DN tư
nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh
tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh
quốc tế. Từ đó, khuynh hướng phổ biến là các DN hoạt động quản lý theo kinh
nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý
tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu, sử dụng máy tính và công
nghệ thông tin. Một số chủ DN mở công ty chỉ vì có sẵn tiền vốn và thích kinh
doanh, trong khi đó thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh doanh, vì vậy đã dẫn đến
rủi ro và thất bại.
Thứ hai: Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm
yếu khả năng cạnh tranh của các DNVN. So sánh giữa sản phẩm trong nước với các
nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines,… thì các sản phẩm sản xuất
của các DN Việt Nam có giá thành cao hơn từ 1,58 đến 9,25 lần mặc dù giá nhân
công lao động thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực.
Thứ ba: Năng lực cạnh tranh về tài chính vẫn còn rất yếu kém. Quy mô vốn và
năng lực tài chính (kể cả vốn của chủ sở hữu và tổng nguồn vốn) của nhiều DN còn
rất nhỏ bé, vừa kém hiệu quả, vừa thiếu tính bền vững. Số lượng DN nhỏ và vô
cùng nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao. Việt Nam có hơn 72. 000 DN đang hoạt động, số
lượng có tăng lên nhưng quy mô chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ. Số DN có vốn dưới 1
tỷ đồng chiếm tới 44,1%, quy mô lao động dưới 10 người chiếm 46,6%. Nếu so
sánh năm 2004 với năm 2000, số vốn và số lượng lao động bình quân trong mỗi
DN đã giảm từ 26 tỷ đồng và 84 lao động xuống còn 24 tỷ đồng và 72 lao động


(theo số liệu của Tổng cục Thống kê).
Thứ tư: Nhận thức và sự chấp hành luật pháp còn hạn chế. Một số khá lớn DNVN
còn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy
định về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, chất lượng hàng hoá và sở hữu
công nghiệp. Tình trạng các DNVVN bị các cơ quan chức năng phàn nàn, xử phạt vi
phạm các chế độ về thuế, tài chính còn phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực này cũng là do việc nhận thức, hiểu biết của DN về
luật pháp còn nhiều hạn chế. Tâm lý làm ăn chui vẫn còn khá phổ biến.
Thứ năm: Sự yếu kém về thương hiệu đã góp phần làm yếu khả năng cạnh tranh.
Hầu hết các DNVN chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định
được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Nhiều DN ở
Việt Nam, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu,
chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do đó khả năng cạnh
tranh còn yếu. Theo số liệu khảo sát của VCCI, chỉ có gần 10% số doanh nghiệp là
thường xuyên tìm hiểu thị trường nước ngoài và trong số này chủ yếu là các doanh
nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu;
Khoảng 42% doanh nghiệp tìm hiểu thị trường nước ngoài không thường xuyên và
khoảng 20% doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không có các
hoạt động tìm hiểu thị trường nước ngoài.
Hội nhập quốc tế đã buộc các DN phải nâng cao khả năng cạnh tranh để đủ sức
đứng vững trên thương trường. Năng lực của các nhà quản lý DN là một trong
những nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định đến khả năng cạnh tranh
của DN. Doanh nhân ngày nay cần có những năng lực tổng hợp và ở mức độ cao
hơn hẳn 5 năm trước; trong đó cần đặc biệt chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹ
năng về xây dựng và phát triển thương hiệu, về chiến lược cạnh tranh.
2. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của DNVN
Thứ nhất: Cần phải tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của các giám đốc và
cán bộ quản lý trong các DNVN.
Tăng khả năng cạnh tranh của các DN bằng cách nâng cao năng lực lảnh đạo của
các chủ DN là yếu tố thiết yếu. Hai yếu tố thiết yếu hình thành năng lực tổng hợp

của một doanh nhân đó là tố chất nghiệp chủ và năng lực quản lý.Tuy nhiên, ở
nước ta trong nhiều trường hợp, một doanh nhân có được yếu tố thứ nhất lại thiếu
yếu tố thứ hai; hoặc phát triển các yếu tố đó không đồng đều, không theo kịp sự
phát triển nhanh chóng và sự đòi hỏi khắc nghiệt của hoạt động kinh doanh với
mức độ cạnh tranh quốc tế hoá ngày càng cao. Để phát triển các năng lực nói trên,
cần có sự nỗ lực của bản thân DN và sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức hữu quan;
nhưng sự chủ động, tích cực phấn đấu của bản thân mỗi giám đốc và nhà kinh
doanh phải là nhân tố quyết định. Doanh nhân cần được chú trọng nâng cao những
kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại để đủ sức bước vào nền
kinh tế tri thức. Một số kiến thức và kỹ năng có thể đã có nhưng cần được hệ thống
hoá và cập nhật, trong đó, cần đặc biệt chú ý những kỹ năng hữu ích như: Kỹ năng
quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh; kỹ năng lãnh đạo của nghiệp chủ
và giám đốc DN; kỹ năng quản lý sự thay đổi; kỹ năng thuyết trình, đàm phán,
giao tiếp và quan hệ công chúng; kỹ năng quản lý thời gian. Những kỹ năng này
kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với các
doanh nhân, các nghiệp chủ và các nhà quản lý DN, qua đó làm tăng khả năng
cạnh tranh của các DN.
Thứ hai: phát triển năng lực quản trị chiến lược của cán bộ quản lý trong các
DNVN.
Sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh doanh là một trong những
nguyên nhân của sự thất bại trong phát triển dài hạn. Có DN hoạt động rất thành
công ở quy mô nhỏ nhưng thất bại ngay khi bước vào giai đoạn mở rộng quy mô.
Các DNVN đều phải xây dựng khả năng phát triển một cách bền vững, nếu không
sẽ khó trụ vững trong cuộc cạnh tranh. Những trường hợp DN phát triển rầm rộ
trong một vài năm, sau đó suy yếu nhanh, thậm chí tan vỡ là các minh chứng.
Để bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy chiến lược cho đội
ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh trong các DNVN, cần chú trọng đặc biệt những
kỹ năng: Phân tích kinh doanh, dự đoán và định hướng chiến lược, lý thuyết và
quản trị chiến lược, quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý.
Về mặt chiến lược cạnh tranh, các DN Việt Nam còn rất yếu về liên kết nhóm, đặc

biệt là trên phạm vi quốc gia. Vừa cạnh tranh vừa hợp tác, hợp tác để tăng cường
khả năng cạnh tranh; nếu các DN chỉ thuần tuý chú ý đến mặt cạnh tranh mà bỏ
qua mặt hợp tác thì rất sai lầm. Phải biết hợp tác đi đôi với cạnh tranh để giảm bớt
căng thẳng và tăng cường năng lực cạnh tranh của DN.
Thứ ba: xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho các DN Việt Nam và khuyến khích
các DN áp dụng.
Hệ thống kế toán quản trị có thể giúp cho DN đánh giá được năng lực cạnh tranh
của mình, giúp cho các chủ DN đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn một
cách khoa học. Đồng thời có thể chỉ ra các nguyên nhân yếu kém trong khâu sản
xuất, đánh giá được trách nhiệm quản lý của các bộ phận quản lý. Nó cho phép
doanh nghiệp lập các dự toán sản xuất và kinh doanh, cung cấp thông tin cho việc
ra quyết định của nhà quản trị nhanh chóng.
Khi DNVVN phát triển mở rộng phạm vi hoạt động thì việc xây dựng hệ thống kế
toán quản trị giúp các DN này dể dàng thích nghi. Và việc quản lý theo kiểu gia
đình sẽ không còn phù hợp nữa, việc phát triển này là một tất yếu và phù hợp với
xu thế phát triển của các DN.
Thứ tư: tăng cường vai trò của các hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức
chuyên môn đối với sự phát triển của các DNVN.
So với nhiều nước có nền kinh tế phát triển, vai trò của các hiệp hội chuyên ngành,
các câu lạc bộ… ở nước ta trong việc giao lưu, xúc tiến thương mại, trao đổi thông
tin và hỗ trợ phát triển chuyên môn còn hạn chế, mờ nhạt cả về số lượng, quy mô
và nội dung hoạt động. Vì vậy cần chú trọng hơn nữa việc tổ chức các buổi trao đổi
sinh hoạt, giới thiệu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin về
ngành và về hoạt động kinh doanh. Những hoạt động đó tuy đơn giản nhưng rất bổ
ích, tạo điều kiện phát triển và hoàn thiện năng lực của các giám đốc và cán bộ
quản lý kinh doanh.
Thứ năm: bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc tế của DNVN.
Hiện nay, mặc dù đã có những bước tiến lớn nhưng nếu so với trình độ quốc tế thì
hầu hết các DNVN Việt Nam còn tụt hậu một khoảng cách đáng kể. Muốn nâng cao

năng lực cạnh tranh của các DN trên thương trường quốc tế thì chính bản thân các
giám đốc và cán bộ quản lý DN trước hết cần tăng cường khả năng đó. Đây là đòn
bẩy nhân tố con người trong các tổ chức kinh doanh. Điều này các doanh nhân và
nhà quản lý trong các DNVN có thể thực hiện được (bằng chứng là đã có những
doanh nhân Việt Nam thành công trên thương trường quốc tế). Tuy nhiên, con số
này còn quá ít và phát triển còn mang tính tự phát. Đã đến lúc ở cấp vĩ mô cần
quan tâm có tính hệ thống nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế. Những
kinh nghiệm và sự thành công của Hàn Quốc và Đài Loan trong lĩnh vực này rất
đáng được chúng ta nghiên cứu và chọn lọc.
Đối với giám đốc và nhà quản lý DN, để nâng cao khả năng làm việc và giao dịch
quốc tế, tiếp cận các tiêu chuẩn, các thông lệ của thế giới thì cần chú trọng phát
triển những kiến thức, kỹ năng chủ yếu như:
- Năng lực về ngoại ngữ (mặc dù có thể sử dụng người phiên dịch nhưng cần có
ngoại ngữ tối thiểu và nên hạn chế sự phụ thuộc hoàn toàn vào phiên dịch). Đây có
lẽ là một trong những điểm đáng chú ý nhất đối với các DN ở nước ta, đặc biệt là
các DNVN.
- Kiến thức cơ bản về văn hoá, xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế.
- Giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hoá trong kinh doanh.
- Thông lệ quốc tế trong lĩnh vực /ngành kinh doanh.
Thứ sáu: tăng cường sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước
trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các DNVN.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục tiêu của kế hoạch phát triển DNVN 2006-2010 là
đến năm 2010, các DNVN tạo thêm được 2, 5 triệu chỗ làm việc mới, xuất khẩu
trực tiếp 3-6%. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các DNVN, cơ chế chính
sách của Nhà nước cần được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và thực sự tạo điều kiện
hỗ trợ sức cạnh tranh cho các DNVN trên thương trường trong và ngoài nước.
Trong thời gian gần đây, cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước đối với các DN,
đã từng bước được hoàn thiện. Động lực kinh doanh đã được phát huy, nhiều rào
cản đã được loại bỏ, tạo điều kiện cho mọi DN hoạt động trong và ngoài nước. Cục
phát triển DNVN đã được thành lập và có một số hoạt động bước đầu. Một số công

cụ chính sách vĩ mô đã phát huy tác dụng như: Luật DN, Nghị định 90, Quỹ hỗ trợ
DNVN, cơ chế tín dụng… Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm trên con đường hoàn
thiện hệ thống chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô nhằm tăng cường sức cạnh
tranh, thúc đẩy sự phát triển năng động và có hiệu quả của DNVN.
Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần góp phần mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây
dựng và hỗ trợ phát triển các DNVN. Các công cụ chính sách của Nhà nước và sự
hỗ trợ trên các mặt khác nhau là rất cần thiết. Môi trường kinh doanh, môi trường
pháp lý và các nhân tố xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nhân và nền kinh
tế của đất nước. Do đó, thông qua chủ trương chính sách cụ thể, Nhà nước cần tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh phát triển, qua đó hình thành
một khu vực DNVN hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững. Sự phát triển
của khu vực này sẽ góp phần đắc lực trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và sự phát triển phồn thịnh của nước nhà.
Thứ bảy: hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp và cung cấp
thông tin công nghệ, thị trường cho các DNVN, tạo lập và phát triển thị trường
công nghệ, tạo điều kiện để các DN này tăng cường cạnh tranh trong sản xuất, chế
biến sản phẩm. Chính phủ cần thành lập một số tổ chức hỗ trợ tư vấn (bằng những
hình thức đa dạng) trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, giúp các DNVN nâng
cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, có thêm một tiềm lực mới trong
công cuộc hội nhập quốc tế.
Thứ tám: xây dựng chiến lược Marketing và chiến lược hậu mãi

×