Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho dịch vụ ezcom của công ty dịch vụ viễn thông đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 66 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với cuộc sống hiện đại ngày nay, thông tin ln ln được cập nhật một cách
nhanh chóng. Vì thế, việc tìm kiếm thơng tin cũng trở nên quan trọng. Do đó, Internet
đang ngày càng được sử dụng rộng rãi kéo theo nhu cầu sử dụng dịch vụ hỗ trợ truy
cập Internet tốc độ cao từ điện thoại hay từ máy tính cũng ngày càng cao. Đặc biệt
phải kể đến tính thuận tiện của dịch vụ hỗ trợ truy cập Internet tốc độ cao từ máy tính
từ máy tính thông qua công nghệ truyền dữ liệu trên mạng điện thoại di động. Với dịch
vụ này, tất cả mọi người đều có thể truy cập Internet để tìm kiếm thơng tin một cách dễ
dàng và nhanh chóng nhất.
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã lần lượt tung ra các sản phẩm hỗ trợ
truy cập Internet tốc độ cao từ máy tính thơng qua cơng nghệ truyền dữ liệu trên mạng
điện thoại di động nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có thể kể đến như: D-com
3G của Tập đồn viễn thơng qn đội Viettel, Fast connect của Công ty thông tin di
động VMS MobiFone hay Vietnamobile 3G của Hutchison Telecom Group và Công
ty cổ phần viễn thông Hà Nội…
ezCom là dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao từ máy tính thơng qua cơng nghệ
truyền dữ liệu trên mạng điện thoại di động của Công ty dịch vụ viễn thơng Vinaphone
thuộc Tập đồn bưu chính viễn thơng Việt Nam VNPT. EzCom tuy ra đời khá sớm so
với các dịch vụ tương tự của các công ty khác. Tuy nhiên, nó chưa được cơng chúng
biết đến và đón nhận nhiều. Qua nghiên cứu sơ bộ, tôi nghi ngờ các chiến lược xúc
tiến hỗn hợp cho dịch vụ ezCom này chưa thực sự đạt được hiệu quả. Đây chính là lý
do để tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho
dịch vụ ezCom của công ty dịch vụ viễn thông Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 . Mục tiêu chung: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho dịch vụ
ezCom của công ty dịch vụ viễn thông Đà Nẵng.


SVTH: Trần Thị Anh Thư

1


Khóa luận tốt nghiệp
2.2 . Mục tiêu cụ thể
- Tổng quan về dịch vụ hỗ trợ truy cập Internet từ máy tính thơng qua cơng
nghệ truyền dữ liệu trên mạng điện thoại di động.
- Phân tích, đánh giá các chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho dịch vụ ezCom của
Công ty dịch vụ viễn thông Đà Nẵng.
- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho dịch
vụ ezCom.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 . Khách thể nghiên cứu: Công ty dịch vụ viễn thông Đà Nẵng.
3.2 . Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho dịch vụ ezCom
của Công ty dịch vụ viễn thông Đà Nẵng.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1 . Không gian: Công ty dịch vụ viễn thông Đà Nẵng.
4.2 . Thời gian: Từ 01/02 đến 08/05/2012.
4.3 . Nội dung: Nghiên cứu chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho dịch vụ ezCom
của Công ty dịch vụ viễn thơng Đà Nẵng.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 . Tiến trình nghiên cứu
Xác định
vấn đề

Thiết kế
nghiên cứu


Cơ sở
lý thuyết

Nghiên cứu
định tính

Từ 01/02 đến 15/03
Từ 16/03 đến 01/04

Thiết
lập bảng
hỏi

Từ 02/04 đến 30/04
Kết luận, viết
báo cáo

Xử lý, phân
tích số liệu

SVTH: Trần Thị Anh Thư

Điều tra
chính thức

Điều tra thử

2



Khóa luận tốt nghiệp
Sơ đồ 1: Tiến trình nghiên cứu
5.2 . Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Nguồn bên trong: từ các bộ phận chức năng của công ty dịch vụ viễn thơng


Đà Nẵng:

 Phịng tổ chức - hành chính
 Phịng kế hoạch tổng hợp
 Phịng kế tốn tài vụ
 Trung tâm phát triển thị trường
 Trung tâm dịch vụ khách hàng


Nguồn bên ngồi:
 Các Giáo trình Marketing căn bản, Nghiên cứu Marketing, Quản trị

Marketing, bài giảng Quan hệ công chúng.
 Thư viện trường Đại học Kinh Tế Huế
 Trung tâm học liệu - Đại hoc Huế
 Các website có uy tín trên Internet.
5.3 . Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
5.3.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước:
Bảng 1: Thiết kế nghiên cứu
Bước
Dạng
Phương pháp
1
Sơ bộ

NC Định tính
2
Chính thức NC Định lượng
g

Kỹ thuật
Quan sát
Điều tra thông qua bảng câu hỏi bằng
phương pháp ngẫu nhiên thực địa

5.3.2
N

hiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính với mục đích để khám phá, điều chỉnh và bổ
sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Đồng thời, bổ
sung thông tin cho phần lý thuyết về địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật quan sát theo một nội dung được chuẩn bị
trước dựa trên cơ sở lý thuyết đã thu thập được từ dữ liệu thứ cấp.
5.3.3 Nghiên cứu định lượng:
a. Xác định mẫu nghiên cứu:

SVTH: Trần Thị Anh Thư

3


Khóa luận tốt nghiệp
Sau khi nghiên cứu định tính, nghiên cứu gồm 29 biến quan sát được đưa vào
nghiên cứu định lượng chính thức. Như thế, cỡ mẫu cần nghiên cứu là 145 bảng hỏi
(145 = 29 x 5). Tiến hành thu thập dữ liệu với mẫu dự kiến là 150 bảng hỏi.

b. Phương pháp chọn mẫu:
Sử dụng phương pháp ngẫu nhiên thực địa. Quy mô mẫu dự kiến là 150 mẫu
được rút ra từ tổng thể bằng cách chọn ngẫu nhiên các khách hàng đến trung tâm dịch
vụ khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ ezCom.
6. Kết cấu đề tài
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về tình hình thực hiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho
dịch vụ hỗ trợ truy cập Internet từ máy tính thơng qua công nghệ
truyền dữ liệu trên mạng điện thoại di động của các nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông.
Chương 2: Phân tích, đánh giá chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho dịch vụ ezCom
của Công ty dịch vụ viễn thông Đà Nẵng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho
dịch vụ ezCom của Công ty dịch vụ viễn thông Đà Nẵng.
Phần III: Kết luận và kiến nghị

SVTH: Trần Thị Anh Thư

4


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ TRUY CẬP INTERNET
TỪ MÁY TÍNH THƠNG QUA CƠNG NGHỆ TRUYỀN DỮ LIỆU
TRÊN MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

1.1 . Marketing - mix

Hình 1: Marketing - Mix
(Nguồn: wikipedia.org)
 Thuật ngữ marketing mix - marketing hỗn hợp lần đầu tiên được sử dụng vào
năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng
công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp. Một nhà tiếp thị
nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960, mà nay đã được
sử dụng rộng rãi. Khái niệm 4P được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về
marketing và trong các lớp học.
 Chiến lược marketing mix được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm
tiếp thị trong thị trường mục tiêu. 4P trong marketing là tập hợp các công cụ tiếp thị
bao gồm :
 Product (Sản phẩm): Một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vơ hình đó
là khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể của

SVTH: Trần Thị Anh Thư

5


Khóa luận tốt nghiệp
đơn vị. Sản phẩm vơ hình là dịch vụ như ngành du lịch và các ngành công nghiệp
khách sạn hoặc mã số các sản phẩm như nạp điện thoại di động và tín dụng. Ví dụ điển
hình của một khối lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có động cơ và
dao cạo dùng một lần. Một khối lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến dịch vụ sản xuất
là một hệ thống điều hành máy tính.
 Price (Giá cả): Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm
hay dịch vụ của nhà cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị
phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của

khách hàng với sản phẩm. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không
những vô cùng quan trọng mà cịn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà
cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận.
Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về
giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu…
 Place (Phân phối): Đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được
mua. Nó thường được gọi là các kênh phân phối. Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng
vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào
thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của
bất kỳ kế hoạch marketing nào.
 Promotion (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng): Hỗ trợ bán hàng
là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch
vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự. Những
hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là
quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm
vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được
đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân
thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà,
gởi catalog cho khách hàng, quan hệ cơng chúng.
 Gần đây, các chun gia marketing cịn tiếp tục đưa vào chiến lược tiếp thị
hỗn hợp thêm nhiều chữ P khác như People (con người), Process (quy trình), Physical
Evidence (bằng chứng vật lý)… để tăng cường sức mạnh cho hoạt động tiếp thị. Tuy

SVTH: Trần Thị Anh Thư

6


Khóa luận tốt nghiệp
vậy, chiến lược này chỉ có thể đem lại thành công nếu doanh nghiệp hoạch định và

triển khai dưới góc nhìn khách quan từ khách hàng và người tiêu dùng, chứ khơng phải
từ góc nhìn chủ quan của doanh nghiệp. Góc nhìn khách quan từ khách hàng sẽ giúp
doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng được mong đợi của khách
hàng, bán với mức giá mà khách hàng chấp nhận được, phân phối ở nơi thuận tiện cho
khách hàng, và làm công tác truyền thơng theo cách mà khách hàng thích. Chính vì
vậy, các chuyên gia marketing đã đưa ra khái niệm 4C và gắn các C này với các P theo
từng cặp để lưu ý những người làm marketing đừng quên xem khách hàng là trọng tâm
khi hoạch định các chiến lược tiếp thị. Các cặp P-C được “phối ngẫu” một cách có
dụng ý này được thể hiện trong hình vẽ dưới đây:
 Chữ C đầu tiên - Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) được gắn
với chữ P - Product(sản phẩm) thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm đưa ra thị trường
phải thực sự là một giải pháp chokhách hàng, nghĩa là nhằm giải quyết một nhu cầu
thiết thực nào đó của khách hàng chứ không phải chỉ là “giải pháp kiếm lời” của doanh
nghiệp. Muốn làm tốt chữ C này, doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu thật kỹ để tìm ra
nhu cầu đích thực của khách hàng, giải pháp nào để đáp ứng đúng nhu cầu này.
 Chữ C thứ hai - Customer Cost (chi phí của khách hàng) được gắn với chữ
P - Price (giá) thể hiện quan điểm cho rằng giá của sản phẩm cần được nhìn nhận như
là chi phí mà người mua sẽ bỏ ra. Chi phí này khơng chỉ bao gồm chi phí mua sản
phẩm mà cịn cả chi phí sử dụng, vận hành, và cả hủy bỏ sản phẩm. Chi phí này phải
tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người mua. Cần hiểu lợi ích ở đây
bao gồm cả lợi ích lý tính lẫn lợi ích cảm tính. Nhiều người đắn đo chưa mua ơ tơ
khơng phải vì giá sản phẩm cao mà vì chi phí sử dụng q cao (xăng dầu, phụ tùng,
bảo dưỡng, bãi đỗ, tài xế…). Trong bối cảnh đó, các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, phụ
tùng rẻ và dễ dàng thay thế thường là giải pháp tốt.
 Chữ C thứ ba - Convenience (thuận tiện) được gắn với chữ P- Place (phân
phối) đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện
cho khách hàng. Điển hình của khía cạnh thuận tiện trong phân phối có thể kể đến
mạng lưới máy ATM của các ngân hàng. Ngân hàng nào có nhiều máy, bố trí nhiều
nơi, máy ít bị trục trặc khi rút tiền, ngân hàng đó sẽ có nhiều khách hàng mở thẻ.


SVTH: Trần Thị Anh Thư

7


Khóa luận tốt nghiệp
 Chữ C cuối cùng - Communication (giao tiếp) được gắn với chữ P
- Promotion (khuyến mãi, truyền thông) yêu cầu công tác truyền thông phải là sự tương
tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng. Doanh nghiệp lắng nghe tâm
tư, nguyện vọng của khách hàng và “nói” cho khách hàng nghe là sản phẩm sẽ đáp ứng
những tâm tư, nguyện vọng đó như thế nào. Một chiến lược truyền thông hiệu quả phải là
kết quả của sự giao tiếp, tương tác giữa sản phẩm, thương hiệu với khách hàng để đạt
được sự thông hiểu và cảm nhận sâu sắc từ khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu.
1.2 . Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (Production)
1.2.1. Bản chất của xúc tiến hỗn hợp
Là truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng mục tiêu để thuyết
phục họ mua. Vì vậy, có thể gọi đây là các hoạt động truyền thông marketing.
1.2.2. Hệ thống truyền thông marketing
a. Nguyên tắc truyền thông marketing (AIDA)
 Attention: Gây chú ý, tò mò
 Interest: Tạo sự thích thú, quan tâm
 Derise: Tạo mong muốn, khao khát
 Action: Hành động mua
b. Các nhóm cơng cụ xúc tiến
 Quảng cáo: là hoạt động thông tin (giới thiệu và khuếch trương) về sản phẩm
hoặc dịch vụ, mang tính chất phi cá nhân (non - personal); trình bày một thơng điệp có
những chuẩn mực nhất định trong cùng một lúc tác động đến một số lớn những người
nhận phân tán nhiều nơi thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, trong một
không gian và thời gian nhất định; do một người (tổ chức) nào đó muốn quảng cáo chi
tiền ra để thực hiện.

 Khuyến mãi: là những khích lệ ngắn hạn dưới hình thức thưởng để khuyến
khích dùng thử hay mua một sản phẩm, dịch vụ. Khuyến mãi có ba đặc điểm chủ yếu
sau đây:
 Truyền thông: chúng thu hút sự chú ý và thường cung cấp thông tin có thể
đưa người tiêu dùng đến với sản phẩm.

SVTH: Trần Thị Anh Thư

8


Khóa luận tốt nghiệp
 Khuyến khích: chúng kết hợp với việc nhân nhượng, khích lệ hay hỗ trợ nào
đó có giá trị đối với người tiêu dùng.
 Mời chào: chúng chứa đựng lời mời chào thực hiện ngay việc mua bán.

Doanh nghiệp
Quảng cáo
Marketing trực tiếp
Khuyến mãi
Quan hệ công chúng
Bán hàng trực tiếp

Các trung gian
Quảng cáo
Marketing trực tiếp
Khuyến mãi
Quan hệ công chúng
Bán hàng trực tiếp


Người tiêu dùng
Truyền miệng
Công chúng
Sơ đồ 2: Hệ thống truyền thông marketing
(Nguồn: wordpress.com)
 Quan hệ công chúng (PR): bao gồm các chương trình khác nhau được thiết
kế nhằm đề cao hay bảo vệ hình ảnh một doanh nghiệp hay những sản phẩm và dịch
vụ nhất định nào đó trước cơng chúng. Cơng chúng ở đây gồm: khách hàng, trung
gian, nhà phân phối, nhà cung cấp, giới tài chính, nhân viên, cộng đồng, chính quyền.
 Bán hàng cá nhân: là hoạt động thông tin được xác định rõ mang tính chất cá
nhân (personal); truyền đi một thơng điệp mang tính thích nghi cao độ tới một đối

SVTH: Trần Thị Anh Thư

9


Khóa luận tốt nghiệp
tượng nhận tin nhỏ rất chọn lọc. Bán hàng cá nhân xảy ra thông qua tiếp xúc giữa
người bán và người mua.
 Marketing trực tiếp: là hình thức sử dụng thư tín, điện thoại, phương tiện truyền
thơng và những công cụ liên lạc khác để thông tin cho những khách hàng hiện có và
khách hàng tiềm năng hay yêu cầu họ có phản ứng đáp lại (thường là đơn đặt hàng). Các
hình thức phổ biến: catalog, thư trực tiếp, marketing đáp ứng trực tiếp trên truyền hình,
truyền thanh, mua hàng điện tử, mua hàng qua cửa hàng của doanh nghiệp…
1.2.3. Tiến trình truyền thơng
Người gởi tin

Mã hóa TT


THÔNG ĐIỆP

(Kênh TT)

Giải mã

Người nhận

Nhiễu
TT phản hồi

Phản ứng lại

Sơ đồ 3: Mơ hình biểu diễn các phần tử của q trình truyền thơng
(Nguồn: “Marketing - GS.TS Trần Minh Đạo - NXB Thống kê - 2004)
a. Q trình truyền thơng: 6 bước


Bước 1: Định dạng công chúng mục tiêu



Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động truyền thông



Bước 3: Thiết kế thông điệp truyền thông




Bước 4: Xác định ngân sách phù hợp



Bước 5: Quyết định về các công cụ xúc tiến hỗn hợp



Bước 6: Đánh giá kết quả

b. Các yếu tố quyết định đến cấu trúc các dạng truyền thông hỗn hợp


Kiểu loại hàng hóa/thị trường



Chiến lược kéo hay đẩy



Các trạng thái sẵn sàng mua của khách hàng.



Các giai đoạn chu kỳ sống sản phẩm

SVTH: Trần Thị Anh Thư

10



Khóa luận tốt nghiệp
Nhận biết

Hiểu

Thiện cảm

Hành động mua

Ý định mua

Ưa chuộng

Sơ đồ 4: Các trạng thái sẵn sàng mua của khách hàng
(Nguồn: slideshare.net)
c. Xác lập ngân sách


Tỷ lệ % trên doanh số bán



Cân bằng cạnh tranh



Căn cứ mục tiêu và nhiệm vụ




Phương pháp tùy khả năng

d. Vận hành các nhóm công cụ xúc tiến


Quảng cáo
 Xác định mục tiêu quảng cáo
 Xác định ngân sách quảng cáo
 Quyết định nội dung truyền đạt
 Quyết định phương tiện quảng cáo
 Đánh giá chương trình quảng cáo



Bán hàng cá nhân
 Thăm dị và đánh giá
 Tiền tiếp xúc
 Tiếp xúc
 Giới thiệu và chứng minh
 Xử lý những từ chối
 Kết thúc
 Theo dõi



Khuyến mãi
 Xác định nhiệm vụ của xúc tiến bán hàng
 Lựa chọn phương tiện xúc tiến bán

 Soạn thảo, thí điểm và triển khai chương trình xúc tiến bán
 Đánh giá kết quả của chương trình xúc tiến bán



Marketing trực tiếp

SVTH: Trần Thị Anh Thư

11


Khóa luận tốt nghiệp
 Xác định mục tiêu của chiến dịch
 Xác định khách hàng mục tiêu
 Lựa chọn chiến lược chào hàng
 Thử nghiệm các yếu tốt marketing trực tiếp
 Đánh giá kết quả của chiến dịch marketing trực tiếp


Quan hệ công chúng (PR)
 Tuyên truyền cho sản phẩm
 Tuyên truyền hợp tác: nội bộ và bên ngoài để tạo hình ảnh tốt đẹp
của doanh nghiệp.
 Vận động hành lang
 Tuyên truyền về xử lý một vụ việc bất lợi cho Doanh nghiệp đang lan
truyền ra ngoài.

1.3 . Tổng quan về dịch vụ hỗ trợ truy cập Internet từ máy tính thơng qua
cơng nghệ truyền dữ liệu trên mạng điện thoại di động

1.3.1. Khái niệm 3G
3G là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (Third
Generation). Đã có rất nhiều người nhầm lẫn một cách vô ý hoặc hữu ý giữa hai khái
niệm 3G và UMTS (Universal Mobile Telecommunications Systems). Mạng 3G
(Third-generation technology) là thế hệ thứ ba của chuẩn công nghệ điện thoại di
động, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin
nhắn nhanh, hình ảnh...). 3G cung cấp cả hai hệ thống là chuyển mạch gói và chuyển
mạch kênh. Hệ thống 3G yêu cầu một mạng truy cập radio hoàn toàn khác so với hệ
thống 2G hiện nay. Điểm mạnh của công nghệ này so với công nghệ 2G và 2.5G là
cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao
cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Với cơng nghệ 3G, các
nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện, như âm
nhạc chất lượng cao; hình ảnh video chất lượng và truyền hình số; Các dịch vụ định vị
toàn cầu (GPS); E-mail;video streaming; High-ends games;...
Quốc gia đầu tiên đưa mạng 3G vào sử dụng rộng rãi là Nhật Bản. Vào năm
2001, NTT Docomo là công ty đầu tiên ra mắt phiên bản thương mại của mạng WCDMA. Năm 2003 dịch vụ 3G bắt đầu có mặt tại châu Âu. Tại châu Phi, mạng 3G

SVTH: Trần Thị Anh Thư

12


Khóa luận tốt nghiệp
được giới thiệu đầu tiên ởMaroc vào cuối tháng 3 năm 2007 bởi Công ty Wana. Để
hiểu thế nào là công nghệ 3G, hãy xét qua đôi nét về lịch sử phát triển của các hệ
thống điện thoại di động. Mặc dù các hệ thống thông tin di động thử nghiệm đầu tiên
được sử dụng vào những năm 1930 - 1940 trong trong các sở cảnh sát Hoa Kỳ nhưng
các hệ thống điện thoại di động thương mại thực sự chỉ ra đời vào khoảng cuối những
năm 1970 đầu những năm 1980. Các hệ thống điện thoại thế hệ đầu sử dụng công nghệ
tương tự và người ta gọi các hệ thống điện thoại kể trên là các hệ thống 1G.

Khi số lượng các thuê bao trong mạng tăng lên, người ta thấy cần phải có biện
pháp nâng cao dung lượng của mạng, chất lượng các cuộc đàm thoại cũng như cung
cấp thêm một số dịch vụ bổ sung cho mạng. Để giải quyết vấn đề này người ta đã nghĩ
đến việc số hoá các hệ thống điện thoại di động, và điều này dẫn tới sự ra đời của các
hệ thống điện thoại di động thế hệ 2. Ở châu Âu, vào năm 1982 tổ chức các nhà cung
cấp dịch vụ viễn thông châu Âu (CEPT - Conférence Européene de Postes et
Telécommunications) đã thống nhất thành lập một nhóm nghiên cứu đặc biệt gọi là
Groupe Spéciale Mobile (GSM) có nhiệm vụ xây dựng bộ các chỉ tiêu kỹ thuật cho
mạng điện thoại di động toàn châu Âu hoạt động ở dải tần 900 MHz. Nhóm nghiên
cứu đã xem xét nhiều giải pháp khác nhau và cuối cùng đi đến thống nhất sử dụng kỹ
thuật đa truy nhập phân chia theo mã băng hẹp (Narrow Band TDMA).
Năm 1988 phiên bản dự thảo đầu tiên của GSM đã được hoàn thành và hệ thống GSM
đầu tiên được triển khai vào khoảng năm 1991. Kể từ khi ra đời, các hệ thống thông tin
di động GSM đã phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng, có mặt ở 140 quốc gia
và có số thuê bao lên tới gần 1 tỷ. Lúc này thuật ngữ GSM có một ý nghĩa mới đó là
Hệ thống thơng tin di động tồn cầu (Global System Mobile).
Do có nhận thức rõ về tầm quan trọng của các hệ thống thông tin di động mà ở
châu Âu, ngay khi quá trình tiêu chuẩn hoá GSM chưa kết thúc người ta đã tiến hành
dự án nghiên cứu RACE 1043 với mục đích chính là xác định các dịch vụ và công
nghệ cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 cho năm 2000. Hệ thống 3G của châu
Âu được gọi là UMTS. Những người thực hiện dự án mong muốn rằng hệ thống
UMTS trong tương lai sẽ được phát triển từ các hệ thống GSM hiện tại. Ngồi ra
người ta cịn có một mong muốn rất lớn là hệ thống UMTS sẽ có khả năng kết hợp

SVTH: Trần Thị Anh Thư

13


Khóa luận tốt nghiệp

nhiều mạng khác nhau như PMR, MSS, WLAN… thành một mạng thống nhất có khả
năng hỗ trợ các dịch vụ số liệu tốc độ cao và quan trọng hơn đây sẽ là một mạng
hướng dịch vụ.
Song song với châu Âu, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU - International
Telecommunications Union) cũng đã thành lập một nhóm nghiên cứu để nghiên cứu
về các hệ thống thông tin di động thế hệ 3, nhóm nghiên cứu TG8/1. Nhóm nghiên cứu
đặt tên cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 của mình là Hệ thống Thơng tin Di
động Mặt đất Tương lai (FPLMTS - Future Public Land Mobile Telecommunications
System). Sau này, nhóm nghiên cứu đổi tên hệ thống thơng tin di động của mình thành
Hệ thống Thơng tin Di động Toàn cầu cho năm 2000 (IMT-2000 - International
Mobile Telecommunications for the year 2000). Đương nhiên là các nhà phát triển
UMTS (châu Âu) mong muốn ITU chấp nhận hệ thống chấp nhận tồn bộ những đề
xuất của mình và sử dụng hệ thống UMTS làm cơ sở cho hệ thống IMT-2000. Tuy
nhiên vấn đề không phải đơn giản như vậy, đã có tới 16 đề xuất cho hệ thống thông tin
di động IMT-2000 (bao gồm 10 đề xuất cho các hệ thống mặt đất và 6 đề xuất cho các
hệ thống vệ tinh). Dựa trên đặc điểm của các đề xuất, năm 1999, ITU đã phân các đề
xuất thành 5 nhóm chính và xây dựng thành chuẩn IMT-2000. Năm 2007, WiMAX
được bổ sung vào IMT-2000:

SVTH: Trần Thị Anh Thư

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Diệu Linh
Bảng 2: Bảng tổng quan 3G/IMT-2000

ITU IMT-2000


Tên thông dụng

Băng thông
dữ liệu
EDGE
Evolution

TDMA Single-Carrier
(IMT-SC)

EDGE (UWT-136)

CDMA Multi-Carrier
(IMT-MC)

CDMA2000

EV-DO

CDMA Direct Spread
(IMT-DS)
CDMA TDD
(IMT-TC)

UMTS

HSPA

FDMA/TDMA

(IMT-FT)

DECT

IP-OFDMA

WiMAX (IEEE 802.16)

W-CDMA
TD-CDMA
TD-SCDM
A

Mơ tả

Vùng sử dụng chính

Cịn gọi là TDMA một sóng
mang. Là tiêu chuẩn được phát
triển từ các hệ thống GSM/GPRS
hiện có lên GSM 2+.
Cịn gọi là CDMA đa sóng mang.
Đây là phiên bản 3G của hệ thống
IS-95 (hiện nay gọi là cdmaOne).
Đây thực chất là 2 tiêu chuẩn "họ
hàng". Chuẩn IMT-DS còn gọi là
CDMA trải phổ dãy trực tiếp, hay
UTRA FDD hoặc WCDMA.
Chuẩn IMT-TC còn gọi là
CDMA TDD, hay UTRA TDD,

nghĩa là hệ thống UTRA sử dụng
phương pháp song công phân
chia theo thời gian (Time-division
duplex). UTRA là từ viết tắt của
UMTS Terrestrial Radio Access.
Đây là tiêu chuẩn cho các hệ
thống thiết bị điện thoại số tầm
ngắn ở châu Âu.
Đây là tiêu chuẩn IEEE 802.16
cho việc kết nối Internet băng
thông rộng không dây ở khoảng
cách lớn.

Hầu hết trên thế giời,
trừ Nhật Bản và Hàn
Quốc
Một vài quốc gia ở
Châu Mỹ và Châu Á.
Toàn cầu
Châu Âu
Trung Quốc

Châu Âu, Hoa Kỳ
Toàn cầu

(Nguồn: wikipedia.org)

SVTH: Trần Thị Anh Thư

15



Khóa luận tốt nghiệp
1.3.2. Thị phần 3G tại Việt Nam
"Yahoo Việt Nam cho biết, nghiên cứu trên được thực hiện theo phương pháp
chọn mẫu xác suất và phỏng vấn trực tiếp qua nhiều giai đoạn...". Kết quả nghiên cứu
cho thấy Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển Internet di động nhanh thứ 2 trong
khu vực Đông Nam Á (tăng 60%), chỉ đứng sau Malaysia. Theo kết quả nghiên cứu
của Yahoo, người sử dụng Internet di động tại Việt Nam chủ yếu là nam giới trong độ
tuổi từ 15 đến 24 tuổi và thường có thói quen sử dụng điện thoại di động thông minh
với giá thành rẻ (trung bình từ 2 triệu đến 4 triệu đồng) nhưng đáp ứng đầy đủ các tính
năng tiên tiến như truy cập internet và giải trí đa phương tiện bên cạnh những tính
năng cơ bản như gọi và nhắn tin. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có mức độ chi tiêu
cho Internet di động cao nhất trong khu vực Đông Nam Á (trung bình 24 USD/tháng).
Trong bản báo cáo nghiên cứu thị trường của Yahoo! mới đây đã công bố con
số về thị phần khá bất ngờ: MobiFone là nhà cung cấp dịch vụ di động số 1 Việt Nam
với 60% thị phần, tiếp theo là Viettel chiếm 26%, Vinaphone 11% và Vietnammobile
chiếm 1%. Trong thông báo mới nhất, Yahoo cho biết họ chỉ đưa ra con số điều tra,
không có hàm ý nói dịch vụ của MobiFone ưu việt hơn các nhà mạng khác.
Những con số tăng trưởng ấn tượng và đáng mừng trên không vấp phải bất kỳ
phản ứng nào. Tuy nhiên, công bố về “miếng bánh” thị phần nêu trên của Yahoo đã bị
một số nhà mạng Việt Nam bày tỏ băn khoăn về phương pháp khảo sát, thống kê để
mang lại các con số này.Cụ thể, một nhà mạng lâu năm ở Việt Nam gọi đó là số liệu
“không đáng tin cậy”, một nhà mạng lớn khác cũng đã yêu cầu Yahoo trả lời về
phương pháp khảo sát, tập mẫu…
11%

1%

27%


61%

MobiFone

Viettel

Vinaphone

Vietnamobile

Biểu đồ 1: Thị phần Internet di động của các nhà mạng Việt Nam

SVTH: Trần Thị Anh Thư

16


Khóa luận tốt nghiệp
(Nguồn: Yahoo! Net Index)
Theo thơng tin mới đây nhất, Yahoo khẳng định kết quả nghiên cứu này có tên
Yahoo! Net Index được thực hiện hàng năm cùng sự phối hợp thực hiện cùng với một
công ty khác tại Việt Nam. Yahoo Việt Nam cũng cho biết thêm, nghiên cứu trên được
thực hiện theo phương pháp chọn mẫu xác suất và phỏng vấn trực tiếp qua nhiều giai
đoạn. Khảo sát được tiến hành tại khu vực nội thành của 4 thành phố chính là Hà Nội,
Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ. Yahoo đã tiến hành khảo sát ngẫu nghiên với 1.500
mẫu khảo sát để đưa ra kết quả trên.
Mới đây, tại Hội nghị Tổng kết tình hình triển khai 3G của các doanh nghiệp,
sau 18 tháng triển khai, tổng số thuê bao mạng 3G của Việt Nam đạt trên 8 triệu người
sử dụng, mật độ phủ sóng lên đến 93,68%. Hiện theo xếp hạng của Liên minh Viễn

thông Thế giới (ITU), Việt Nam đứng thứ 8 thế giới về mật độ thuê bao di động. Đặc
biệt, dù bắt đầu triển khai thương mại 3G từ cuối năm 2009 nhưng sau khoảng 2 năm,
số lượng thuê bao 3G của Việt Nam đã tăng hơn gấp đơi, góp phần đưa mật độ viễn
thông tăng từ 87% lên 175% vào năm 2010. Trong năm 2011, mặc dù tỷ lệ lạm phát
lên tới 18%, nhưng theo Tổng Cục thống kê thì số liệu CPI hàng tháng cho thấy nhóm
viễn thơng là nhóm duy nhất giảm trong rổ hàng hóa tính CPI
1.3.3. Giới thiệu về dịch vụ ezCom và một số Công ty viễn thông chuyên
cung cấp dịch vụ hỗ trợ truy cập Internet từ máy tính thơng qua cơng nghệ
truyền dữ liệu trên mạng điện thoại di động ở Việt Nam
a. Dịch vụ ezCom của Cơng ty dịch vụ viễn thơng VinaPhone

Hình 2: ezCom
(Nguồn: usb3gvn.com)

SVTH: Trần Thị Anh Thư

17


Khóa luận tốt nghiệp
 Giới thiệu: ezCom là dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao từ máy tính thơng
qua công nghệ truyền dữ liệu trên mạng điện thoại di động VinaPhone.
 Điều kiện sử dụng: Khách hàng có máy tính tương thích với việc truy cập
Internet (máy để bàn, máy xách tay có cổng USB hoặc có khe cài SIMCard); có
SIMCard VinaPhone đã được đăng ký hoạt động ở chế độ dịch vụ ezCom; có các thiết
bị hỗ trợ để truy nhập Internet trên máy tính thơng qua mạng di động VinaPhone như:
USB DataCard, 3G WIFI…(thiết bị cài SIMCard VinaPhone). Đăng ký sử dụng dịch
vụ bằng cách soạn tin nhắn SMS theo cú pháp của từng gói cước.
 Giá cước:
Bảng 3: Giá cước ezCom

STT

I
1
2
3
4
5
6
II

Gói

Cước thuê

Lưu

Cước lưu lượng

cước

bao (đồng)

lượng

vượt gói (đồng/MB)

miễn phí
Cước Data
EZ0

EZ50
50.000
01 GB
EZ80
80.000
1,5 GB
60
EZ120
120.000
03 GB
EZ180
180.000
4,5 GB
EZ220
220.000
06 GB
Cước SMS: áp dụng như mức cước nhắn tin của thuê bao
VinaPhone trả sau
(Nguồn: 3g.vinaphone.com.vn)

b. Dịch vụ Fast connect của Công ty thông tin di động VMS Mobifone
 Giới thiệu: Fast Connect là dịch vụ giúp bạn có thể truy cập Internet băng
rộng di động (Mobile Broadband) và gửi tin nhắn SMS trong phạm vi vùng phủ sóng
của mạng MobiFone thơng qua các thiết bị cho phép truy cập Internet trên nền công
nghệ GPRS/EDGE/3G. Khi là thuê bao Fast Connect bạn có thể sử dụng các dịch vụ
như: Dịch vụ dữ liệu, Nhắn tin nội mạng, liên mạng trong nước, Gọi đến số chăm sóc
khách hàng 18001090, Dịch vụ Chuyển tiền giữa các thuê bao (M2U), Dịch vụ
Chuyển tiền thành ngày (M2D).

SVTH: Trần Thị Anh Thư


18


Khóa luận tốt nghiệp

Hình 3: Fast connect
(Nguồn: usb3gvn.com)
 Điều kiện sử dụng: Tất cả thuê bao Fast Connect trả trước và trả sau của
MobiFone thỏa mãn các điều kiện sau: SIMCard MobiFone đã được đăng ký sử dụng
dịch vụ Fast Connect (thuê bao trả sau hoặc trả trước); Máy tính tương thích với việc
truy cập Internet (PC, Laptop có cổng USB hoặc có khe cài SIMCard); Các thiết bị hỗ
trợ để truy nhập Internet trên máy tính thơng qua mạng di động MobiFone như: USB
DataCard, 3G WIFI… (thiết bị cài SIMCard MobiFone). Đăng ký sử dụng dịch vụ
bằng cách soạn tin nhắn SMS hoặc qua USSD theo cú pháp của từng gói cước.
 Giá cước:
Bảng 4: Giá cước Fast connect
STT

I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
II


Gói
cước

Thời hạn Cước th Lưu lượng miễn
Cước lưu lượng
sử dụng
bao
phí
vượt gói (đồng/MB)
(đồng)
Cước Data
FC0
60
FCU
120.000 Khơng giới
Miễn phí
hạn(*)
FC40
40.000
0,7 G
30 ngày
FC80
80.000
1,5 G
FC120
120.000
2,6 G
60
FC180

180.000
4,5 G
FC220
220.000
6G
OP1
07ngày
30.000
Khơng giới hạn
OP2
30 ngày
100.000
(Sử dụng trong giờ thấp điểm)
Nội mạng:290đ/SMS
Ngoại mạng:350đ/SMS
(Nguồn: mobifone3g.com.vn)

SVTH: Trần Thị Anh Thư

19


Khóa luận tốt nghiệp
c. Dịch vụ D-com của Tập đồn viễn thông quân đội Viettel.
 Giới thiệu: D-com giúp khách hàng có thể truy nhập Internet băng rộng từ
máy tính thơng qua thiết bị USB HSPA/HSDPA có gắn SIM 3G Viettel. Khi sử dụng
dịch vụ này, thuê bao có thể truy cập Internet với tốc độ cao qua sóng di động 3G.
Hình 4: D-com 3G

(Nguồn: usb3gvn.com)



Điều kiện sử dụng: Khách hàng hòa mạng thuê bao D-Com 3G của Viettel;

Khách hàng có thiết bị chuyên dụng hỗ trợ 3G: USB Modem, DataCard, Netbook,
3G Wi-Fi,…;Khách hàng sử dụng dịch vụ trong vùng phủ sóng 3G hoặc
GPRS/EDGE của Viettel.


Giá cước:
Bảng 5: Giá cước D-com 3G
STT

Gói cước

1

Laptop

2
3
4
5
6
7

Easy
Laptop 40
Laptop 50
Laptop 80

Laptop 120
Laptop 220
Laptop 250

Lưu

Cước thuê

lượng

bao (đồng)
40.000
50.000
80.000
120.000
220.000
250.000

miễn phí
700 MB
1,5 GB
1,5 GB
2,6 GB
6 GB
7 GB

Cước lưu lượng
vượt gói (đồng/MB)

60


(Nguồn: 3g.vietteltelecom.vn)

SVTH: Trần Thị Anh Thư

20



×