Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tinh luong tinh cua amino axit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.62 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Amino axit + dd Axit, dd kiềm I/ Một số điểm cần - Tên của các amino axit trong sgk cơ bản. - Amino axit thiên nhiên là các. α - amino axit.. - Amino axit là hợp chất lưỡng tính(vừa tác dụng được với dd axit, vừa tác dụng được với dd kiềm). - Khi cho amino axit(A) hoặc hỗn hợp X gồm các amino axit tác dụng với dd axit thu được hỗn hợp Y. Sau đó cho Y tác dụng vừa đủ với dd kiềm. Thì trong giải nhanh trắc nghiệm có thể coi như cho hỗn hợp gồm amino axit và dd axit tác dụng trực tiếp với dd kiềm(khỏi lằng nhằng, bài toán được giải nhanh hơn rất nhiều). VD: Hỗn hợp X gồm 2 aminoaxit (H 2N)2R1COOH và H2NR2(COOH)2 có số mol bằng nhau tác dụng với 550ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch NaOH 1M. Vậy khi tạo thành dung dịch Y thì? A. HCl và aminoaxit vừa đủ B. HCl dư 0,1 mol C. HCl dư 0,3 mol D. HCl dư 0,25 mol BG Coi có phản ứng trực tiếp của hỗn hợp amino axit và HCl vừa đủ với ddNaOH. →. (H2N)2R1COOH + NaOH x. x(mol). H2NR2(COOH)2 + 2NaOH x HCl + NaOH 0,55. →. 2x(mol). →. 0,55(mol). → 3x = 1 – 0,55. → x = 0,15 mol. (H2N)2R1COOH + 2HCl → 0,15. 0,3(mol). H2NR2(COOH)2 + HCl 0,15. →. 0,15(mol). → Tổng số mol HCl phản ứng = 0,45 mol. →. HCl dư = 0,1 mol. →. Chọn đáp án B.. - Khi cô cạn dd sau phản ứng của amino axit với dd axit hoặc với dd kiềm thu được phần rắn Z. Trong Z có thể gồm: muối, amino axit dư hoặc kiềm dư(tùy theo lượng phản ứng). - Khí làm bài quan tâm thường xuyên đến bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố. II/ Bài tập vận dụng Bài tập dưới đây đã được phân loại theo đối tượng học sinh - HS trung bình và trung bình khá ứng với các câu có chữ E ở trước số thứ tự câu. - HS khá và giỏi ứng với các câu có chữ A ở trước số thứ tự câu. [E1]. Hỗn hợp X gồm 2 aminoaxit (H2N)2R1COOH và H2NR2(COOH)2 có số mol bằng nhau tác dụng với 550ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch NaOH 1M. Vậy khi tạo thành dung dịch Y thì? A. HCl và aminoaxit vừa đủ B. HCl dư 0,1 mol C. HCl dư 0,3 mol D. HCl dư 0,25 mol [E2]. Cho hỗn hợp hai amino axit đều chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl vào 360 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch X. Để tác dụng hết với dung dịch X cần 760 ml dung dịch NaOH 1M. Vậy khi tạo thành dung dịch X thì A. amino axit và HCl cùng hết. B. dư amino axit. C. dư HCl. D. không xác định được..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> [E3]. Cho 12,55 gam muối CH3CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 150 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 15,65 g B. 26,05 g C. 34,6 g D. Kết quả khác [E4]. Cho 13,35 g hỗn hợp X gồm CH 2NH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 100 ml B. 150 ml C. 200 ml D. 250 ml [E5]. Cho 20,15 g hỗn hợp X gồm (CH 2NH2COOH và CH3CHNH2COOH) tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH. Phần trăm khối lượng của mỗi chất trong X là A. 55,83 % và 44,17 % B. 58,53 % và 41,47 % C. 53,58 % và 46,42 % D. 52,59 % và 47,41%. [E6]. Cho a gam axit glutamic vào 250ml dung dịch HCl 2M. Dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 700ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của a là A. 14,7 B. 29,4 C. 7,35 D. 44,1 [E7]. Cho a gam axit glutamic tác dụng với NaOH vừa đủ cô cạn thu được (a + 8,8)g chất rắn. Nếu cho a gam axit glutamic tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng HCl cần dùng là: A. 14,6g B. 7,3g C. 29,2g D. 3,65g [E8]. Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là A. 0,50 B. 0,65 C. 0,55 D. 0,70 [E9]. Cho 0,1 mol α -amino axit X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1,0M thu được chất hữu cơ Y. Để tác dụng vừa đủ với chất hữu cơ Y cần 200 ml dung dịch NaOH 1,0M và dung dịch sau phản ứng chứa 15,55 gam muối. Vậy công thức của α -amino axit X là: A. H2N-CH2-CH2-COOH B. CH3-CH(NH2)-COOH C. H2N-CH2-COOH D. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH [A10]. Cho m gam hỗn hợp hai amino axit (trong phân tử chỉ chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl) tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. Để phản ứng hết với các chất trong X cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 8,4% được dung dịch Y. Cô cạn Y được 34,37 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 17,1 gam. B. 16,1 gam. C. 15,1 gam. D. 18,1 gam. [A11]. X là 1 amino axit có nguồn gốc thiên nhiên, tác dụng với HCl và NaOH đều theo tỉ lệ mol 1:1.Khi cho 13,35 gam X vào 250 ml dung dịch NaOH 1M được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được 33,45 gam muối. Cấu tạo của X là: A. H2NCH2COOH B. H2NCH2CH2COOH C. CH3CH2CH(NH2)COOH D. CH3CH(NH2)COOH [A12]. Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm (axit glutamic và glyxin) vào 700 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được dung dịch Y cho Y phản ứng vừa đủ với 175 ml dung dịch NaOH 4M. Phần trăm theo số mol của glyxin trong X là: A. 33,33% B. 66,67% C. 83,33% D. 16,67% [A13]. Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là A. 171,0 B. 165,6 C. 112,2 D. 123,8 [A14]. Lấy 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 và H2NCH2COOH cho vào 400ml dung dịch HCl 1M thì thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 800ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn khan, giá trị của m là? A. 52,2 gam B. 28,8 gam C. 31,8 gam D. 55,2 gam [A15]. Cho các chất sau: axit glutamic; valin, lysin, alanin, trimetylamin, anilin. Số chất làm quỳ tím chuyển màu hồng, màu xanh, không đổi màu lần lượt là A. 2, 1,3.B. 1, 2, 3. C. 3, 1, 2. D. 1, 1, 4. [A16]. X là một α-amino axit có chứa vòng thơm và một nhóm –NH 2 trong phân tử. Biết 50 ml dung dịch X phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,5M, dung dịch thu được phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 1,6M. Mặt khác nếu trung hòa 250 ml dung dịch X bằng lượng vừa đủ KOH rồi đem cô cạn thu được 40,6 gam muối. CTCT của X là: A. C6H5-CH(CH3)-CH(NH2)COOH B. C6H5-CH(NH2)-CH2COOH C. C6H5-CH(NH2)-COOH D. C6H5-CH2CH(NH2)COOH.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> [A17]. Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 11,68) gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 19) gam muối khan. Giá trị của m là: A. 36,6 gam B. 38,92 gam C. 38,61 gam D. 35,4 gam [A18]. Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 44,65 B. 50,65 C. 22,35 D. 33,50 [A19]. Cho 0,02 mol chất X (X là một -amino axit) phản ứng hết với 160 ml dung dịch HCl 0,152 M thì tạo ra 3,67 gam muối. Mặt khác 4,41 gam X khi phản ứng với một lượng NaOH vừa đủ thì tạo ra 5,73 gam muối khan. Biết X có mạch cacbon không phân nhánh. Công thức cấu tạo của X là A. HOOC-CH(NH2)-CH(NH2)COOH B. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH C. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH D. CH3-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH [A20]. Hỗn hợp A gồm hai amino axit no mạch hở, đồng đẳng kế tiếp, có chứa một nhóm amino và một nhóm chức axit trong phân tử. Lấy 23,9 gam hỗn hợp A cho tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 3,5M (có dư), được dung dịch D. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch D cần dùng 650 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức hai chất trong hỗn hợp A là: A. H2NCH2COOH; CH3CH(NH2)COOH B. CH3CH(NH2)COOH; CH3CH2CH(NH2)COOH C. CH3CH2CH(NH2)COOH; CH3CH2CH2CH(NH2)COOH D. CH3CH2CH2CH(NH2)COOH; CH3CH2CH2CH2CH(NH2)COOH [A21]. Cho 22,15 g muối gồm CH2NH2COONa và CH2NH2CH2COONa tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì lượng chất rắn thu được là A. 46,65 g B. 45,66 g C. 65,46 g D. Kết quả khác [A22]. Cho 32,18g hỗn hợp X gồm propylamin, axit aminoaxetic và etyl axetat phản ứng vừa hết với 0,22 mol hidroclorua (đktc). Nếu cho 32,18g X phản ứng với 200 ml dung dịch KOH 1,5M thì vừa đủ. Số mol của propylamin trong X là A. 0,1 B. 0,12 C. 0,15 D. 0,08 [A23]. Cho 32,8 gam hỗn hợp gồm axit glutamic và tyrosin (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 49,2 B. 52,8 C. 43,8 D. 45,6 [A24]. Cho 25,65 gam muối gồm H2NCH2COONa và H2NCH2CH2COONa tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO41M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì khối lượng muối do H2NCH2COONa tạo thành là: A. 29,25 gam B. 18,6 gam C. 37,9 gam D. 12,4 gam [A25]. Cho 0,2 mol alanin tác dụng với 200 ml dung dịch HCl thu được dung dịch X có chứa 28,75 gam chất tan. Hãy cho biết cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M để phản ứng vừa đủ với các chất trong dung dịch X? A. 100 ml B. 400 ml C. 500 ml D. 300 ml [A26]. Cho 0,1 mol amino axít A tác dụng hết với 220 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch B. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch B cần 320 ml dung dịch HCl 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 29,82 gam. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp của A. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 [A27]. Hỗn hợp X gồm hai aminoaxit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có nguồn gốc thiên nhiên, phân tử đều có một nhóm chức amin và một nhóm chức cacboxyl. Cho m gam X tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M thì thu được dung dịch A. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch A cần dùng 140 ml dung dịch KOH 3M. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm CO 2, hơi H2O, N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư được 45 gam kết tủa trắng. Công thức cấu tạo hai aminoaxit là A.CH3CH(NH2)COOH; CH3CH2CH(NH2)COOH. B.CH3CH2CH(NH2)COOH; CH3CH2CH2CH(NH2)COOH. C.H2NCH2COOH; CH3CH(NH2)COOH. D.H2NCH2COOH; H2NCH2CH2COOH. [A28]. Cho 4,41 g một aminoaxit X tác dụng với dung dịch NaOH dư cho ra 5,73 g muối. Mặt khác cũng lượng X như trên nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,505 g muối clorua. Xác định CTCT của X là A. HOOC-CH2CH2CH(NH2)COOH B. CH3CH(NH2)COOH.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> C. HOOCCH2CH(NH2)CH2COOH. D. Cả A và B.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×