Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BAO CAO DAI HOI CONG DOAN GD HUYEN NHIEM KY 2012 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.17 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN GD HUYỆN LỘC HÀ LẦN THỨ II NHIỆM KỲ 2012 - 2017. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Lộc Hà, ngày 15 tháng 10 năm 2012. BÁO CÁO CỦA BAN CHẤP HÀNH KHOÁ I NHIỆM KỲ 2007 - 2012 TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC HUYỆN KHOÁ II NHIỆM KỲ 2012 – 2017 Đại hội đại biểu Công đoàn giáo dục huyện Lộc Hà diễn ra trong bối cảnh đất nước đang tiếp tục đổi mới và phát triển; Đảng và Nhà nước đang ban hành và thực hiện nhiều chủ trương chính sách quan trọng tạo nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội; giáo dục và đào tạo huyện nhà tiếp tục thu được nhiều thắng lợi to lớn sau 5 năm thành lập và phát triển; đời sống, việc làm, thu nhập tiền lương, điều kiện làm việc của phần lớn cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong ngành Giáo dục có bước đi lên; hoạt động Công đoàn và phong trào thi đua của CBCCVCLĐ trong ngành giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu Kinh tế - Xã hội trên địa bàn huyện. Vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn Giáo dục tiếp tục được khẳng định, là tổ ấm để xây dựng niềm tin. Dưới sự lãnh đạo Ban Thường vụ huyện uỷ, Liên đoàn Lao động huyện, LĐLĐ tỉnh, CĐGD tỉnh; Sự quan tâm, tạo điều kiện của HĐND-UBND, phòng GD&ĐT, các ban, phòng, ngành, tổ chức hội và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở; Công đoàn Giáo dục huyện Lộc Hà trong nhiệm kỳ qua đã luôn phát huy truyền thống tương thân tương ái, vượt qua khó khăn, tích cực hoạt động, động viên đội ngũ đoàn viên, CBCCVCLĐ phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngành trên địa bàn huyện, hoàn thành xuất sắc Nghị quyết Đại hội công đoàn các cấp đã đề ra. Để đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội khóa I nhiệm kỳ 2007 2012, xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhiệm kỳ tới, Ban chấp hành CĐGD huyện trình đại hội báo cáo như sau: Phần thứ nhất TÌNH HÌNH CÁN BỘ CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN KHOÁ I NHIỆM KỲ 2007 - 2012 I. TÌNH HÌNH CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG:. 1. Số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động: Đến nay, tổng số CBCCVCLĐ là 1186 người, nữ 79.3%; trong biên chế 83,6%, nữ 63%; ngoài biên chế 16.4%; Số đảng viên 59.8%. Trình độ chuyên môn: trung cấp 23.3%, Cao đẳng 20.5%, Đại học 55.7%, sau Đại học: 0.5%; số đạt chuẩn đào tạo 99,9%, trên chuẩn 65.78 %. Trình độ Chính trị: trung cấp 1.7%; sơ cấp 73.4%. Số Công đoàn cơ sở trực thuộc CĐGD huyện là: 37, Trong đó: MN 13 (công lập 7, ngoài công lập: 6); Tiểu học 13 ; THCS 10 ; Phòng GD-ĐT 1..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Đời sống, điều kiện việc làm, thu nhập: Nhìn chung đời sống được ổn định và từng bước được cải thiện, điều kiện giảng dạy ngày càng tốt hơn, các nhà trường đã chú trọng đầu tư hệ thống điện, nước, ánh sáng, quạt, máy chiếu đa năng, máy Photocoppy, máy vi tính nối mạng Internet; tiền lương trung bình 3.000.000 đ/tháng, thấp nhất 1.500.000/tháng; 3. Tâm tư nguyên vọng của nhà giáo và lao động: trong điều kiện đời sống nhân dân huyện nhà còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất điều kiện dạy học một số đơn vị còn thiếu thốn bất cập; việc làm, đời sống nhà giáo và lao động trong ngành có phần ảnh hưởng nhưng nhìn chung tư tưởng tâm trạng của nhà giáo và lao động đều yên tâm công tác, khắc phục khó khăn, thực hiện nhiêm vụ chính trị của ngành, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2007 - 2012, hoạt động CĐGD huyện Lộc Hà đã tập trung hướng mạnh về cơ sở, phối hợp nhịp nhàng với chuyên môn tổ chức tốt các hoạt động, phong trào thi đua và các cuộc vận động; cụ thể hóa các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp vào chương trình mục tiêu cụ thể của mỗi đơn vị. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội CĐGD huyện nhiệm kỳ 2007 - 2012 đã đạt đựơc những kết quả khả quan, góp phần đắc lực thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của ngành. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN KHÓA I NHIỆM KỲ 2007 - 2012. 1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công chức, viên chức, lao động, tham gia các hoạt động xã hội, chăm lo đời sống nhà giáo và lao động trong ngành, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoá, ổn định, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả Giáo dục Đào tạo, phục vụ CNH-HĐH quê hương đất nước: Hàng năm đã phối hợp chuyên môn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến nhà giáo và lao động trong ngành như: chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế; hợp đồng lao động trong ngành đều được đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Ban Thanh tra nhân dân được tập huấn và hoạt động dưới sự chỉ đạo của BCHCĐ; Ban Chấp hành công đoàn GD luôn lắng nghe, giám sát nắm bắt tình hình thực hiện các chế độ chính sách đối với nhà giáo và lao động; Phòng và Công đoàn đã phối hợp tổ chức tập huấn tuyên truyền về các chính sách pháp luật (Luật BHXH, BHYT, BHTN, Luật Giáo dục, Luật CBCC, Luật Viên chức, Luật Lao động, Luật Công đoàn,...) phổ biến đến từng đoàn viên, giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật để đấu tranh phòng ngừa sai phạm. Vì vậy trong nhiệm kỳ qua không có hiện tượng vi phạm chế độ chính sách, pháp luật đối với nhà giáo và lao động, một số trường hợp sai sót hồ sơ BHXH đã được khắc phục kịp thời. Công đoàn đã phối hợp với chuyên môn tham mưu với chính quyền các cấp giải quyết tốt các chế độ chính sách của nhà giáo và lao động như: chế độ BHXH, BHYT, nâng lương đúng thời hạn, nâng lương trước thời hạn, nâng ngạch lương cho giáo viên; giải quyết tốt một số chế độ chính sách của huyện, xã đối với giáo viên: cấp đất ở, hỗ trợ tiền lương cho giáo viên mầm non ngoài biên chế, kế toán.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> trong các nhà trường, khen thưởng cán bộ giáo viên có thành tích, tặng quà cho CBGV nhân các ngày lễ, ngày truyền thống,... Dưới sự lãnh đạo của Cấp uỷ, chính quyền Phòng và Công đoàn đã phối hợp chi đạo 100% đơn vị trường học xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Tất cả các đơn vị đã tổ chức Hội nghị CBCC đúng Nghị định của Chính phủ. Trong hội nghị đã ký cam kết, giao ước thi đua, đối thoại cởi mở, xây dựng định mức lao động và quy chế thi đua khen thưởng, quy chế chi tiêu nội bộ; tạo được sự đoàn kết xây dựng ở mỗi đơn vị, phát huy được tiềm năng sáng tạo của mỗi đoàn viên trong việc thực thi nhiệm vụ của ngành. Đặc biệt từ năm học 2009 - 2010, ngành đã thực hiện nghiêm túc Thông tư 09/2009/TT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở Giáo dục, Công đoàn các cấp đã có nhiều đóng góp quan trọng làm tăng thêm tính dân chủ công khai, minh bạch ở các cơ sở giáo dục, huy động thêm nhiều lực lượng tham gia với ngành, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, của dân, do dân và vì dân. Hàng năm, Công đoàn ngành khảo sát tình hình đời sống và sinh hoạt của CBCCVCLĐ trong toàn huyện, nắm bắt các đối tượng hoàn cảnh khó khăn, các nhu cầu cải thiện mức sống, để có các giải pháp, quyên góp giúp đỡ, đề nghị trợ cấp,... làm cho nhà giáo và người lao động từng bước nâng cao mức sống và sinh hoạt, góp phần tạo động lực nâng cao chất lượng công tác. Đã vận động đoàn viên tham gia đầy đủ các hoạt động từ thiện, nhân đạo, tương thân tương ái như quỹ Vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, đóng góp xây nhà công vụ cho vùng sâu, vùng xa, ủng hộ nạn nhân do sập cầu Cần Thơ, xây dựng tháp chuông Đồng Lộc, ủng hộ GV bị nạn ở Cẩm Xuyên, nhắn tin ủng hộ Ngư dân với chương trình “Tấm lưới nghĩa tình”, quyên góp hội Nạn nhân chất độc Da cam, Hội Chữ thập đỏ, ủng hộ phụ nữ và trẻ em nghèo, quyên góp hàng trăm triệu đồng, sách vở quần áo giúp đỡ HS và GV có hoàn cảnh khó khăn trong huyện đầu mỗi năm học và dịp Tết Nguyên đán,... Phát huy hiệu quả các loại quỹ do CĐ quản lý như quỹ Tình thương, MACĐ, Khuyến học để thăm hỏi, đề nghị trợ cấp cho CBGV đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, bệnh tật hiểm nghèo hoặc khen thưởng động viên thi đua. Trong nhiệm kỳ đã vận động đóng góp hơn 331 triệu đồng vào quỹ “Mái ấm công đoàn”, đề nghị hỗ trợ cho 16 cán bộ giáo viên (CBGV) khó khăn làm được nhà ở với số tiền 119 triệu đồng; trợ cấp khó khăn, ốm đau, bệnh hiểm nghèo, lũ lụt cho 68 CBGV từ quỹ “Mái ấm công đoàn” với số tiền gần 20 triệu đồng; đến cuối năm 2011 đã khen thưởng hơn 1000 lượt con đoàn viên CBGV, học sinh nghèo học giỏi, khen thưởng động viên giáo viên thi giáo viên giỏi(GVG) và các phong trào thi đua lao động sáng tạo với số tiền gần 130 triệu đồng từ quỹ Khuyến học. Đến đầu tháng 9 năm 2012 đã trợ cấp cho gần 900 lượt đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, tai nạn rủi ro... với số tiền gần 100 triệu đồng từ quỹ Tình thương. Các CĐCS đã huy động hàng trăm triệu đồng hội “tương thân tương ái” quyên góp, cho vay để giúp nhau làm kinh tế gia đình, mua sắm trang thiêt bị phục vụ giảng dạy hoặc cải thiện điều kiện sinh hoạt gia đình. Trong nhiệm kỳ qua Công đoàn giáo dục đã vận động và làm tốt công tác chăm lo đời sống đoàn viên trong ngành nên đời sống nhà giáo và lao động cơ bản.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> đảm bảo ổn định và có hướng đi lên, số người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giảm dần, số gia đình đoàn viên có điều kiện sống và sinh hoạt văn minh hiện đại ngày càng nhiều. Gần 100% CBGV đã có xe máy, ti vi, hơn 70% đã có tủ lạnh, nhà vệ sinh tự hoại, 100% dùng nước sạch. Một số gia đình CBGV đã mua được ô tô, xây dựng nhà cửa khang trang. Quy mô các nhà MACĐ gần đây làm hiện đại hơn. Mối quan hệ lao động trong các trường học nhìn chung là đảm bảo hài hoà, ổn định: quyền lợi chế độ chính sách được đảm bảo, phân công lao động hợp lý, khen thưởng thi đua công khai công bằng; không có tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan hoặc thương mại hoá các hoạt động giáo dục, kỷ cương nền nếp cơ bản được giữ vững. Nhìn chung các mối quan hệ giữa quyền, lợi ích và nghĩa vụ trách nhiệm trong quản lý, giảng dạy, học tập và phục vụ giảng dạy học tập ở các nhà trường đảm bảo hài hoà, ổn định lành mạnh. Hiện tượng thiếu kỷ năng ứng xử sư phạm, ảnh hưởng uy tín nhà giáo hoặc vi phạm kỷ cương nề nếp, chính sách pháp luật được đấu tranh xử lý kịp thời. Công tác bảo hộ, an toàn VSLĐ trong các trường học được thực hiện nghiêm túc: hàng năm phối hợp với chuyên môn đôn đốc kiểm tra trường học về các điều kiện đảm bảo ATVSLĐ-PCCN, điều kiện làm việc của CBGV. Các cấp quản lý và công đoàn luôn đề cao vấn đề an toàn ở các đơn vị nên CSVC, thiết bị từng bước được đổi mới theo hướng đảm bảo; ý thức của đoàn viên ngày càng tốt hơn. 2. Tuyên truyền giáo dục đoàn viên, nhà giáo và lao động trong ngành: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết Đại hội Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Công đoàn trong đội ngũ nhà giáo và lao động, vai trò sứ mệnh của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn, gắn với tổ chức thực hiện các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Nghị quyết đai hội XI của Đảng, Chỉ thị 35, Kết luận 05 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Quyết định 33 của UBND tỉnh về xiết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang, Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy về phát triển GD đến năm 2015 và những năm tiếp theo. Đã phối hợp chặt chẽ với các cấp chuyên môn triển khai nghiêm túc cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, mỗi năm học, mỗi cá nhân nhà giáo, mỗi đơn vị đều có kế hoạch đăng ký để thực hiện các nội dung “Đạo đức”, “Tự học” và “Sáng tạo”, cuối năm học đều có tự đánh giá và xếp loại cho từng nhà giáo và tập thể đơn vị theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT và Công đoàn ngành. Đến nay, hầu hết nhà giáo và CBQLGD Lộc Hà đều tâm huyết với nghề, có phẩm chất đạo đức lối sống trung thực, có ý thức phấn đấu rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần phục vụ nhân dân cao, kiên quyết chống các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục; xây dựng khối đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau; đấu tranh ngăn chặn, phòng ngừa các vi phạm pháp luật và những quy định nghề nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Công đoàn đã phối hợp với LĐLĐ huyện tổ chức tập huấn về Nghị quyết số 20-NQ/TW của BCH TW Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước”, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, lao động về vai trò sứ mệnh của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, xác định tinh thần trách nhiệm của đoàn viên trong việc nâng cao bản lĩnh chính trị, trau dồi tay nghề - kỷ năng nghiệp vụ sư phạm, tận tâm tận lực với học sinh thân yêu. Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao, hầu hết nhà giáo và cán bộ quản lý đã không ngừng học tập nâng cao trình độ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ tay nghề. Hiện nay, toàn ngành đã có 5 CBGV có trình độ Thạc Sĩ, 01 cán bộ quản lý Phòng GD-ĐT và 01 CBQL trường THCS đang theo học Thạc sĩ quản lý. Việc xây dựng nội quy, quy chế cơ quan đơn vị được Phòng và Công đoàn phối hợp chỉ đạo, các công đoàn cơ sở tham gia tích cực, hiệu quả; vận động đoàn viên - CBCCVCLĐ thực hiện nghiêm túc, góp phần đổi mới quản lý, xây dựng kỷ cương nề nếp, nâng cao chất lượng giáo dục, công tác tài chính ở các đơn vị cũng có nhiều biến chuyển đổi mới theo hướng tích cực: dân chủ, công khai, minh bạch. Tổ chức cho 100% đoàn viên tham gia các cuộc thi: tìm hiểu 80 năm Công đoàn Việt Nam, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tìm hiểu về lịch sử 80 năm Đảng CSVN, tìm hiểu về biên giới và biển đảo Tổ quốc, viết bài “Công dân Hà Tĩnh với bình đẳng giới”, tìm hiểu về pháp luật Thuế. Tất cả các cuộc thi đều đạt kết quả cao về số lượng người tham gia và chất lượng bài viết. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa, phòng chống tệ nạn xã hội được các cấp công đoàn chỉ đạo thường xuyên; hàng năm trên 97% gia đình nhà giáo đạt gia đình văn hóa. Việc tuyên truyền phòng chống văn hóa phẩm đồi trụy, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội được các cấp công đoàn và nhà trường quan tâm, đã đề phòng hữu hiệu các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường; các hoạt động giao lưu văn nghệ, TDTT trong trường, giữa các đơn vị trong và ngoài huyện tạo nên bầu không khí thân thiện tích cực của môi trường giáo dục lành mạnh. Các cuộc thi Tiếng hát giáo viên, các giải bóng chuyền, cầu lông toàn huyện đựoc tổ chức thành công tốt đẹp, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả huyện nhà và các vị khách quý. 3. Tổ chức cho nhà giáo và lao động trong ngành tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của ngành: Phối hợp với chuyên môn tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với thi đua thực hiện các cuộc vận động. Động viên các nhà giáo đăng ký thi đua, hội giảng, đúc rút SKKN, làm đồ dùng dạy học, dự thi STKT, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp quản lý, phấn đấu trở thành GVG, chiến sĩ thi đua các cấp. Trong nhiệm kỳ đã có: 470 lượt.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> đoàn viên đạt GVG huyện, 479 lượt CSTĐ cơ sở; 33 lượt GVG tỉnh, 3 CSTĐ cấp tỉnh, có 670 SKKN đạt bậc 3, 4 cấp huyện, 123 SKKN đạt bậc 3, bậc 4 cấp tỉnh. Với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, công đoàn đã tham gia chỉ đạo, vận động, tổ chức thực hiện: mỗi năm học Công đoàn đều có 36- 40 công trình tham gia “Xây dựng trường học thân thiện” làm tăng vẻ đẹp cảnh quan sư phạm nhà trường, hơn 200 lớp học được các CĐCS nhận đỡ đầu xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”; các công trình vệ sinh học đường, bồn hoa cây cảnh, các di tích lịch sử, tượng đài Liệt sĩ đều được sự chăm sóc, bảo vệ, tôn tạo của các đoàn viên và học sinh các nhà trường. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chuyên môn và công đoàn trực tiếp chỉ đạo các đơn vị thực hiện đem lại hiệu quả cao: 100% đơn vị đã tổ chức cho các đoàn viên, CCVCLĐ tìm hiểu, học tập các câu chuyện về tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham gia dự thi kể chuyện về đạo đức của Người, đạt nhiều giải ở ở các cấp (1 giải ở huyện, 1 giải ở tỉnh). Giai đoạn hai của cuộc vận động các CĐCS đã cùng Cấp ủy, chuyên môn tổ chức triển khai nghiêm túc, cụ thể hóa các tư tưởng đạo đức của Người vào thực thi các nhiệm vụ của mỗi đoàn viên, trong đơn vị. Hàng năm đã suy tôn nhiều tập thể và cá nhân điển hình của việc thực hiện cuộc vận động ở các trường . Cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, cuộc vận động “Hai không” tiếp tục được triển khai thực hiên nghiêm túc thường xuyên. Trong 5 năm qua toàn ngành không xẩy ra hiện tượng vi phạm tiêu cực nghiêm trọng trong thi cử và tổ chức dạy học; nền nếp kỷ cương của nhà trường, của ngành được giữ vững và phát huy. Cuộc vận động Xã hội hóa Giáo dục tiếp tục được toàn ngành hưởng ứng triển khai sâu rộng ở các địa phương. Hội đồng giáo dục các địa phương được củng cố và duy trì hoạt động: huy động được nhiều nguồn lực, nhiều lực lượng xã hội tham gia xây dựng CSVC, trang bị điều kiện dạy học và quá trình giáo dục ở các nhà trường; công tác “Khuyến học, khuyến tài” được các nhà trường và công đoàn chú trọng tham mưu tích cực tại các địa phương, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp. Thực hiện công tác DSKHHGĐ: đại đa số đoàn viên, CCVCLĐ nâng cao nhân thức, thực hiện đúng mục tiêu mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con, nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Chấp hành Luật ATGT: hầu hết các đoàn viên, CCVCLĐ đã có nhận thức đúng và vận động thực hiện nghiêm túc Luật ATGT ở tất cả các nhà trường, cơ quan, trong nhiệm kỳ không có trường hợp vi phạm ATGT do ý thức của CBGV. Đã tích cực vận động đoàn viên, lao động tham gia các đợt vận động nhân đạo từ thiện góp phần an sinh xã hội như: ủng hộ quỹ “Ngày vì người nghèo” hơn 327 triệu đồng, hỗ trợ giáo dục miền núi vùng sâu vùng xa, GVHS có hoàn cảnh khó khăn gần 252 triệu đồng, giúp đỡ đồng bào bị bão, lũ trên 236 triệu đồng và nhiều sách vở, đồ dùng học tập; quyên góp giúp đỡ HS, GV có hoàn cảnh khó khăn trong trường, trong cụm vào dịp đầu năm học và dịp tết nguyên đán hàng trăm triệu đồng, Vận động đoàn viên đóng góp gần 58 triệu đồng vào quỹ “Thắm tình đồng nghiệp”; tham gia 25 triệu đồng vào quỹ Khuyến học huyện, cung cấp báo Giáo chức Việt Nam hàng tháng cho hội CGC từ huyện đến xã..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Trong 5 năm học của nhiệm kỳ, công đoàn Giáo dục Lộc Hà được LĐLĐ huyện, LĐLĐ tỉnh, Tổng LĐLĐ Việt Nam công nhận VMXS và tặng nhiều Giấy khen, Bằng khen; 1 đơn vị CĐCS được tặng Cờ thi đua Xuất sắc của Tổng LĐLĐ Việt Nam, 4 CĐCS được tặng Cờ thi đua xuất sắc của LĐLĐ tỉnh; 2 tập thể, 5 cá nhân được tặng Bằng khen của Tổng LĐLĐVN; 5 cá nhân được CĐGD Việt Nam tặng Bằng khen; 13 tập thể, 50 cá nhân được LĐLĐ tỉnh tặng Bằng khen; 23 lượt các trường được UBND tỉnh tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, 6 trường được UBND tỉnh tặng Bằng khen, 55 CBGV được UBND tỉnh tặng Bằng khen; 1 tập thể và 1 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. 4. Về đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức và đội ngũ cán bộ công đoàn, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh: ơ. Đã chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn thông qua tổ chức các đợt tập huấn hàng năm, các đợt giao ban định kỳ hàng tháng, ngoài ra thông qua hướng dẫn các biểu mẫu, báo cáo, khảo sát tình hình đời sống, sinh hoạt, lao động của đoàn viên cũng đã dần định hướng được kỷ năng tổ chức hoạt động cho cán bộ công đoàn cơ sở, nhiều cán bộ công đoàn đã trưởng thành nhanh chóng trong kỷ năng tập hợp đoàn viên, thu nhận, xử lý thông tin, tham gia quản lý đơn vị có hiệu quả. Trong nhiệm kỳ qua 23 đ/c cán bộ Công đoàn đã được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý ở các trường và các phòng cấp huyện. Trong 5 năm đã kết nạp 253 đoàn viên mới. Các đoàn viên mới đều được tìm hiểu và tự nguyện gia nhập tổ chức công đoàn. Việc xây dựng đơn vị CĐCS vững mạnh được các cấp CĐ chỉ đạo cụ thể hàng năm, chú trọng đổi mới phương pháp sinh hoạt, tránh hình thức, nâng cao chất lượng hiệu quả. 100% CĐCS đều đăng ký thi đua, khen thưởng CĐ từ đầu năm học, có công trình công đoàn để tham gia xây dựng đơn vị. Trong 5 năm qua số CĐCS đạt tiêu chuẩn Vững mạnh (VM) và Vững mạnh xuất sắc (VMXS) ngày càng tăng, không có CĐCS yếu kém. So với đầu nhiệm kỳ các chỉ tiêu xấy dựng CĐCSVM đều đạt và vượt mức đề ra. CĐGD Lộc Hà 5 năm liên tục đạt Công đoàn cấp trên cơ sở Vững mạnh xuất sắc. Các CĐCS luôn tham mưu với Cấp ủy, tham gia bồi dưỡng, giới thiệu các đoàn viên ưu tú kết nạp vào Đảng. Trong nhiệm kỳ qua đã giới thiệu nhiều đoàn viên học cảm tình Đảng, có 250 đoàn viên được kết nạp vào Đảng CSVN, nâng tổng số đảng viên toàn ngành lên 709 đồng chí, chiếm tỉ lệ 59.8% (chỉ tiêu đầu nhiệm kỳ là 55.3%); việc tham gia góp ý bổ sung sửa đổi các văn kiện và Điều lệ Đại hội XI của Đảng cũng được đoàn viên công đoàn tham gia tích cực. Công đoàn GD huyện cũng đã cài đặt nối mạng M- OFFICE của LĐLĐ tỉnh và UBND huyện phục vụ việc nhận công văn, văn bản chỉ đạo và nộp các báo cáo kịp thời lên cấp trên. 100% chủ tịch CĐCS có hộp thư điện tử và sử dụng máy vi tính để soạn thảo văn bản, truy cập thông tin, gửi báo cáo bằng địa chỉ hộp thư điện tử (đầu nhiệm kỳ hầu như chưa có). 5. Công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Tổ chức học tập, quán triệt và triển khai các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các chương trình hành động của Tổng LĐLĐ Việt Nam, các cấp công đoàn trong CCVCLĐ của ngành về công tác Phụ nữ và vận động nữ CNVCLĐ; triển khai nghiêm túc chương trình hoạt động nữ công hàng năm, có sơ tổng kết và báo cáo định kỳ kịp thời. Ban nữ công CĐGD và các CĐCS hoạt động nề nếp và hiệu quả. Với đơn vị có gần 80 % lao động nữ, công tác vận động nữ nhà giáo và lao động được công đoàn phối hợp chuyên môn chú trọng thường xuyên. Phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, các hoạt động kỷ niệm ngày khởi nghĩa hai Bà Trưng, ngày Phụ nữ Việt Nam, ngày Quốc tế Phụ nữ được duy trì hàng năm ở các nhà trường đã góp phần vận động, định hướng chị em nhà giáo và lao động nữ vươn lên hoàn thành nhiệm vụ đồng thời xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ. Trong nhiệm kỳ đã có hơn 3700 lượt nữ nhà giáo đạt danh hiệu “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” (đạt tỉ lệ 86%), có 20 chị được đề bạt, bổ nhiệm làm công tác quản lý ở các trường và lãnh đạo huyện. Năm 2010 đã tôn vinh 4 tập thể, 401 nữ CNVCLĐ đạt danh hiệu “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” giai đoạn 2005 - 2010, có 3 nữ nhà giáo dự Hội nghị điển hình ngành cấp tỉnh , 1 nữ nhà giáo dự hội nghị Hai giỏi cấp LĐLĐ tỉnh. 6. Hoạt động của UBKT: Sau Đại hội nhiệm kỳ 2007- 2012, UBKT đã xây dựng quy chế, chương trình hoạt động và phân công phân nhiệm cụ thể; hàng quý các ủy viên UBKT đều báo cáo tình hình với hội nghị BCH, Ban Thường vụ; mỗi năm đều tham mưu xây dựng kế hoạch chương trình công tác kiểm tra, tổ chức thực hiện; ít nhất 1lượt/năm cùng với BCH tổ chức kiểm tra thực hiện Điều lệ công đoàn, thực hiện Nghị quyết công đoàn các cấp, hồ sơ tài chính công đoàn; đã tham mưu cho BCH các cấp chấn chỉnh kịp thời các hiện tượng làm chưa đúng quản lý tài chính công đoàn, góp phần giúp cho BCHCĐ các cấp hoàn chỉnh các quy chế hoạt động. Thông qua các đợt giao ban, kiểm tra hoạt động công đoàn đã góp phần làm tốt công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra công đoàn. ơ. ĐÁNH GIÁ CHUNG:. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội CĐGD nhiệm kỳ 2007 - 2012 và NQ Đại hội công đoàn các cấp, hoạt động của công đoàn GD Lộc Hà đã có nhiều chuyển biến tích cực: số lượng đoàn viên tăng nhiều, tư tưởng chính trị của đoàn viên CCCVLĐ ổn định, lành mạnh; các mục tiêu đầu nhiệm kỳ đều đạt và vượt mức đề ra; đời sống việc làm và thu nhập, chế độ chính sách đều đảm bảo; công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến chủ trương đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Công đoàn cấp trên đến kịp với đoàn viên, lao động. Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt và triển khai thực hiện các cuộc vận động được đẩy mạnh, có kết quả cao và ngày càng vững chắc. Hoạt động tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, tham gia đóng góp an sinh xã hội là ưu điểm nổi bật mang bản chất của giai cấp công nhân, phát huy đúng chức năng bẩm sinh của tổ chức công đoàn. Số đơn vị CĐCS đạt tiêu chuẩn VM và VMXS ngày càng tăng. Hoạt động công đoàn Giáo dục huyện đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chuyên môn của ngành, mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội địa phương..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> III. NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN. 1. Khuyết điểm, hạn chế: 1.1. Một bộ phận đoàn viên, giáo viên năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề còn hạn chế (đạt chuẩn đào tạo nhưng chuẩn nghề nghiệp còn thấp), thiếu kỷ năng nghiệp vụ sư phạm, dạy học còn máy móc; việc đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế; việc học tập, áp dụng các SKKN còn ít. Một số đoàn viên giáo viên thiếu tinh thần tự học, trau dồi nghề nghiệp, lên lớp thiếu nhiệt tình. Một số đoàn viên, lao động ở một số đơn vị còn vi phạm chính sách DSKHHGĐ bị xử lý kỷ luật. Đội ngũ giáo viên toàn huyện không đồng đều ở các bậc học, môn học (môn thừa, môn thiếu, thiếu giáo viên TH phải hợp đồng nhiều). 1.2. Đời sống của một bộ phận đoàn viên, lao động trong ngành còn khó khăn do mức lương thấp, trong lúc giá cả tiêu dùng ngày càng tăng nên ảnh hưởng đến đời sống, hạn chế sự nhiệt tình với nhiệm vụ chính trị của ngành (GVMN ngoài biên chế lương quá thấp; toàn ngành hiện có 195 CNVCLĐ ngoài biên chế, 196 CBGV chưa có nhà ở chưa có đất ở; 94 CBGV có đất nhưng chưa có nhà ở; 30 CBGV ở nhà tạm, 165 CBGV ở nội trú). Hiện có 18 giáo viên và CBQL ở 6 trường Mầm non bán công đã biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước nhưng không được hưởng chế độ thâm niên nhà giáo. 1.3. Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, tổ chức dạy học và quản lý ở các trường Mầm non bán công, một số trường TH và THCS còn nhiều khó khăn (Mầm non thiếu 9 phòng làm việc của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, 9 phòng âm nhạc; TH thiếu 7 phòng dạy ngoại ngữ, 3 phòng học tin học; THCS hầu hết thiếu phòng chức năng (trừ Mỹ Châu, Hồng Lộc, Thạch Kim và Bình An). 1.4. Chế độ phụ cấp cho BCH CĐCS còn khó khăn về nguồn chi trả, nhất là đối với CĐ trường Mầm non (quỹ lương thấp, trích nộp 2% KPCĐ của GV ngoài biên chế không có, nguồn cấp không đủ trả phụ cấp BCH). 2. Nguyên nhân: 2.1. Công tác tuyên truyền giáo dục, thực hiện quy chế dân chủ có lúc, có nơi chưa mạnh, chưa bám sát chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, Nghị quyết của công đoàn các cấp, chưa sâu sát tình hình thực tế, chưa tạo ra được sự đồng thuận lớn trong các bộ phận cư dân đối với người làm công tác giáo dục, một bộ phận nhà giáo và lao động trong ngành chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của bản thân trong đơn vị, trong cộng đồng để góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh. 2.2. Tình hình giá cả tiêu dùng ngày càng tăng nhanh, mức thu nhập thực tế của người hưởng lương bị giảm sút, gây nên những khó khăn trong đời sống của phần lớn đoàn viên, lao động, nhất là giáo viên Mầm non ngoài biên chế, cán bộ hành chính. 2.3. Các địa phương hầu hết là thuần nông, ngân sách hạn hẹp, chương trình dự án ít hoặc không có nên việc đầu tư nâng cấp CSVC, phòng học, thiết bị theo hướng hiện đại cho các nhà trường để đạt chuẩn cao rất khó khăn, phần huy động nguồn phụ huynh đóng góp cũng chỉ là chắp vá, sửa chữa, xây dựng nhỏ hàng năm..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2.4. Một bộ phận giáo viên năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề còn hạn chế là do chất lượng “đầu vào” của quá trình đào tạo chưa cao, chưa chịu khó học hỏi, thiếu nhiệt tình để vươn lên theo yêu cầu mới, kiến thức bị mai một, không toàn diện, trong lúc nội dung, chương trình, công cụ dạy học ngày càng đổi mới. 2.5. Kinh phí cho hoạt động công đoàn hạn hẹp. 3. Bài học kinh nghiệm: 3.1. Hoạt động công đoàn phải phát huy được sự nhiệt tình tâm huyết của đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp, bám sát chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của các cấp Công đoàn; thường xuyên đổi mới hình thức tổ chức hoạt động gắn liền với các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, Ngành và Công đoàn. 3.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy chế hoạt động, quy chế phối hợp giữa chuyên môn, công đoàn; thống nhất cao trong điều hành, chỉ đạo tổ chức hoạt động; đánh giá phong trào thi đua chính xác, công bằng, khách quan (ở đâu có quy chế tốt ở đó có phong trào tốt). 3.3. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy, công đoàn cấp trên; sự tạo điều kiện của HĐND- UBND các cấp; sự quan tâm phối hợp của chuyên môn và các ban ngành, đoàn thể trong chỉ đạo phong trào thi đua và hoạt động công đoàn. 3.4. Xây dựng khối đoàn kết, thống nhất, quyết tâm nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, đoàn viên, CCVCLĐ toàn ngành để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ mà ngành, địa phương và Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp đã đề ra. Ơ. Phần thứ hai PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHIỆM KỲ 2012 - 2017. Hoạt động công đoàn Giáo dục Lộc Hà nhiệm kỳ 2012 - 2017 diễn ra trong thời điểm toàn Đảng toàn dân đang ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII và Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ II. Sự nghiệp GD - ĐT và hoạt động Công đoàn tiếp tục nhận được sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Định hướng đổi mới căn bản toàn diện sự nghiệp GD&ĐT theo Nghị quyết đại hội XI của Đảng đang chi phối mọi hoạt động của ngành; quan điểm “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu” lâu nay đã thực sự đi vào cuộc sống; đời sống của nhân dân nói chung, của cán bộ đoàn viên, CCVCLĐ nói riêng đang từng bước được ổn định và nâng cao. Sự nghiệp GD&ĐT huyện nhà cũng còn nhiều khó khăn thách thức: ngân sách nhà nước, sự đầu tư của xã hội cho sự nghiệp GD còn hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ; cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ dạy học một số trường học còn bất cập; một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy; thu nhập, đời sống một bộ phận đoàn viên, lao động còn khó khăn. I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG:. Tập trung đổi mới phương thức tổ chức hoạt động công đoàn; tuyên truyền giáo dục xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và lao động trong ngành theo tinh thần chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; đại diên, bảo vệ,.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> chăm lo đời sống cho cán bộ, đoàn viên và lao động, chú trọng đời sống giáo viên mầm non ngoài biên chế. Phối hợp chặt chẽ với chuyên môn và các cấp các ngành tiếp tục triển khai có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua; không ngừng xây dựng tổ chức công đoàn Giáo dục ngày càng vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Giáo dục - Đào tạo, mục tiêu Kinh tế -Xã hội mà Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ II đã đề ra. II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN:. 1. 100% đoàn viên, CCVCLĐ học tập quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Công đoàn các cấp. 2. Phối hợp chặt chẽ với chuyên môn, chính quyền các cấp trong việc đề xuất giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và thực hiện các chế độ chính sách pháp luật về tiền lương, BHXH, BHYT, chăm sóc sức khỏe từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhà giáo và lao động, quan tâm đề xuất những nguyện vọng hợp pháp chính đáng của CCVCLĐ với Đảng và Nhà nước. 100% đoàn viên ổn định nhà ở, việc làm, thu nhập và khám sức khỏe định kỳ, phấn đấu để thu nhập của GV mầm non ngoài biên chế và nhân viên hành chính được cải thiện hơn, 100% đoàn viên, lao động tham gia phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT 3. 100% đơn vị trường học và Phòng GD&ĐT tổ chức tốt Hội nghị CBCCVC, đảm bảo đúng quy trình, nội dung và chất lượng; 100% đoàn viên, lao động đăng ký thi đua, mỗi năm có 80% CBCCVCLĐ đạt LĐTT trở lên, 90% nữ CBCCVCLĐ đạt danh hiệu “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”. 4. Đến cuối nhiệm kỳ có 100% đoàn viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, trong đó số có trình độ trên chuẩn 85%; 100% cán bộ quản lý có trình độ chính trị từ trung cấp lý luận chính trị trở lên; 100% đoàn viên, CNVCLĐ biết sử dụng máy vi tính để soạn giảng và khai thác thông tin phục vụ dạy học, quản lý; 100% các trường trong huyện sử dụng tốt báo Lao động, có trang Website riêng và có chất lượng hoạt động tốt; 90% CNVCLĐ là thành viên các trang Website của ngành và của trường. 5. 100% đoàn viên tham gia đầy đủ các hoạt động tương thân tương ái, từ thiện, nhân đạo, an sinh xã hội, tham gia đầy đủ các loại quỹ công đoàn; thực hiện tốt các cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, Ngành và Công đoàn phát động. 6. Tiếp tục vận động, bồi dưỡng để kết nạp đoàn viên công đoàn ở đơn vị có lao động mới tuyển; 100% CĐCS xây dựng bộ máy BCH công đoàn hoạt động đều tay, hiệu quả. 7. Phấn đấu mỗi năm học có 85- 95% CĐCS Vững mạnh, trong đó 50-60% đạt CĐCS Vững mạnh xuất sắc; không có CĐCS yếu kém; Công đoàn Giáo dục huyện đạt danh hiệu VMXS được LĐLĐ tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc. 8. 100% CĐCS có công trình tham gia xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm “Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn”; phấn đấu trong nhiệm kỳ có 100% trường Tiểu.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> học đạt chuẩn QG mức 2; 80% trường THCS đạt chuẩn QG; 80% trường MN đạt chuẩn QG. 9. 100% CĐCS tiếp tục triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động: “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; tiếp tục thực hiện tốt việc: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện tốt chính sách dân số KHHGĐ; thực hiện tốt Luật ATGT, phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội. 10. Các CĐCS tích cực tham gia bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú để chi bộ cơ sở bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng CSVN; bình quân mỗi năm toàn ngành có 60 đoàn viên được kết nạp đảng viên mới, đưa tỉ lệ đảng viên trong ngành lên 65% trên tổng số CBCCVCLĐ ở cuối nhiệm kỳ. III. CÁC NHIÊM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:. 1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CBCCVCLĐ, tham gia quản lý nhà nước ở các đơn vị: - Phối hợp chuyên môn tổ chức cho đoàn viên, CCVCLĐ học tập quán triệt các chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền và lợi ích của CBCCVCLĐ, nhất là chính sách tiền lương, BHXH, BHYT, BHLĐ, tham mưu bổ sung sửa đổi những chế độ chính sách không phù hợp; tham mưu Cấp ủy, chính quyền các cấp có chính sách về đất ở, nhà ở cho CBCCVCLĐ có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. - Xây dựng quy chế phối hợp giữa Công đoàn và chuyên môn đồng cấp; phối hợp với chuyên môn tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện đề đoàn viên lao động tham gia quản lý đơn vị, phối hợp Thủ trưởng đơn vị tổ chức tốt Hội nghị CBCCVC, Hội nghị người lao động theo đúng tinh thần Nghị định của chính phủ và Thông tư của Chính phủ và Tổng LĐLĐVN; hướng dẫn, tư vấn cho đoàn viên và lao động ký kết và thực hiện hợp đồng lao động. - Phối hợp các ngành kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và các chế độ chính sách đối với nhà giáo và lao động như tiền lương, BHXH, BHYT, BHLĐ và các chính sách liên quan khác; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm pháp luật liên quan đến danh dự, nhân phẩm, quyền lợi của nhà giáo và lao động trong ngành; - Tham gia quản lý nhà trường; thường xuyên chăm lo đến đời sông vật chất và tinh thần của nhà giáo và lao động: khảo sát thực trạng đời sống vật chất tinh thần của đoàn viên, lao động; kiến nghị đề xuất với Đảng, chính quyền các cấp, lãnh đạo ngành có biện pháp khắc phục; làm tốt công tác động viên, thăm hỏi, hiếu hỉ; kịp thời đề xuất khen thưởng những cá nhân và tập thể có thành tich xuất sắc trong công tác giảng dạy và học tập, lao động sáng tạo, đúc rút SKKN, cung cấp bài viết cho các loại tạp chí. - Đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBCCVCLĐ tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo. 100% nhà giáo và lao động được đóng BHXH, BHYT, hưởng phụ cấp thâm niên, 100% gia đình nhà giáo có nhà ở; 100 % có công trình vệ sinh nước sạch, tự hoại; 100% CBCCVCLĐ có trang phục đẹp, gọn gàng, mô phạm khi đến công sở; 90% CBGV có máy tính nối.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> mạng để phục vụ dạy và học; 100% nhà giáo đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 100% nhà giáo nuôi con khỏe, dạy con ngoan; 70 % gia đình Văn hóa Thể thao; nâng dần số nhà giáo có phương tiện đi lại bằng ô tô. - Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; tham quan học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình đơn vị điển hình tiên tiến. - Tham mưu với chuyên môn cải thiện điều kiện làm việc cho nhà giáo và lao động, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường trao đổi kinh nghiệm dạy học, giáo dục giữa các nhà giáo và các đơn vị; - Đẩy mạnh các hoạt động xã hội, tương thân tương ái, nhân đạo từ thiện, xây dựng và sử dụng tốt các loại quỹ Tình thương, MACĐ, Khuyến học để đáp ứng việc trợ cấp, thăm hỏi, khắc phục rủi ro hoạn nạn, khen thưởng động viên cho đoàn viên lao động trong ngành; vận động tham gia có hiệu quả các hoạt động nhân đạo, an sinh xã hội do MTTQ Việt Nam, ngành và công đoàn cấp trên phát động. 2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn viên, nhà giáo và lao động đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sự nghiệp Giáo dục Đào tạo: - Tiếp tục tuyên truyền học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh, Nghị quyêt Đại hội II Đảng bộ huyện, Nghị quyết 05/NQ/TU của Đảng bộ tỉnh, chương trình hành động của Huyện ủy-UBND huyện về phát triển và nâng cao chất lượng GD-ĐT đến năm 2015 và những năm tiếp theo; Chỉ thị nhiệm vụ các năm học của ngành, Nghị quyết Đại hội công đoàn các cấp đến mọi đoàn viên, lao động trong ngành; phấn đấu 100% CĐCS tổ chức học tập Nghị quyết gắn với triển khai chương trình hành động của đơn vị thực hiện Nghị quyết, 100% đoàn viên, CBCCVCLĐ tham gia học tập và thực hiện Nghị quyết. - Tăng cường thực hiện Nghị quyết sô 20 Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành TW Đảng khóa X về “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước”, trau dồi bản lĩnh chính trị giai cấp công nhân cho đội ngũ CBCCVCLĐ của ngành, xây dựng và thực hiện chương trình hành động xây dựng giai cấp công nhân của mỗi đơn vị; tuyên truyền về công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện các dự án phát triển hạ tầng cơ sở và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. - Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; Ngành xây dựng 3 điển hình tập thể và 6 điền hình cá nhân tiêu biểu, mỗi CĐCS xây dựng ít nhất 1 tổ và 1 đến 2 cá nhân tiêu biểu điển hình trong thực hiện các cuộc vận động. - Tổ chức phổ biến giáo dục Pháp luật trong CBCCVCLĐ (Luật Giáo dục, Luật BHXH, BHYT, Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật CBCC, Luật Viên chức, Luật bình đẳng giới...), đề cao ý thức chấp hành pháp luật; vận động CBCCVCLĐ tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, HIV/SIDA, ma túy, mại dâm, ô nhiễm môi trường; tuyên truyền xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> trong sạch, vững mạnh. Mỗi CĐCS xây dựng 1tủ sách pháp luật và mua, sử dụng tốt báo Lao động hàng ngày. - Nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề, kỷ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng thực hiện nhiệm vụ “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo”. Phấn đấu không có nhà giáo vi phạm đạo đức nghề nghiệp; 90% có trình độ đào tạo từ Cao đẳng trở lên, trong đó có 75% CBGV có trình độ đại học và sau đại học; một số cán bộ quản lý ngành được đào tạo sau ĐH; có từ 90-95% CBGV đạt chuẩn nghề nghiệp (chuẩn GV, Chuẩn HT); 100% CBQL và 70% GVG huyện, tỉnh được học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chương trình trung cấp lý luận chính trị. 3. Phối hợp chuyên môn tổ chức các phong trào thi đua “Dạy tốt học tốt”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” và các cuộc vận động xã hội rộng lớn trong đoàn viên, CBCCVCLĐ nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của ngành góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa II: - Tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” ở các trường học; phối hợp chuyên môn tăng cường chuyên đề thao giảng, rèn luyện tay nghề cho giáo viên theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, tăng cường ứng dụng CNTT . - Tiếp tục đẩy mạnh công tác XHHGD, củng cố xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng, thực hiện các chương trình khuyến học, khuyến tài ở các trường học và các địa phương để huy động các nguồn lực tăng cường CSVC, trang thiết bị cho các nhà trường, cải thiện điều kiện dạy học và khen thưởng nhằm khích lệ, động viên HS, giáo viên không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học một cách thực chất. - Duy trì và nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” trong nữ CBCCVCLĐ: xây dựng hình ảnh nữ “Nhà giáo như mẹ hiền”, chăm lo tận tụy với học sinh, xây dựng mô hình “Gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”; Phấn đấu 80 - 90% nữ CBGV đạt danh hiệu “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”. - Đẩy mạnh phong trào thi đua đúc rút SKKN, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp giàng dạy, giáo dục; sáng tạo kỷ thuật làm đồ dùng dạy học để phục vụ nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh; phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, CSTĐ các cấp trong CBCCVCLĐ. - Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của CĐGD Hà Tĩnh về “Đổi mới phương pháp dạy học, rèn luyện chữ viết, xây dựng tác phong mẫu mực”; tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; rút bài học sau 5 năm tổng kết để tiếp tục thực hiện cuộc vận động có chất lượng hơn. - Phối hợp chuyên môn tiếp tục thực hiện cuộc vần động “Dân chủ - Kỷ cương- Tình thương - Trách nhiệm” nhằm không ngừng nâng cao thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tăng cường kỷ cương nề nếp, đề cao tình thương yêu học sinh và trách nhiệm nghề nghiệp của nhà giáo và lao động.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng đơn vị trường học đạt danh hiệu cơ quan công sở văn hóa; xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa (100% trường học đạt tiêu chuẩn công sở văn hóa; trên 95% gia đình nhà giáo đạt “Gia đình văn hóa”). - Vận động đoàn viên, lao động thực hiện tốt các cuộc vận động nhân đạo từ thiện, tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, giữ gìn trật tư an toàn xã hội, ATGT, vệ sinh môi trường, phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác do MTTQ, Ngành và Công đoàn phát động góp phần thực hiện an sinh xã hội; 4. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng, góp phần xây dựng chính quyền chuyên môn trong sạch, vững mạnh. - Mỗi năm tập huấn bồi dưỡng cán bộ công đoàn tối thiểu 1 lượt, cuối nhiệm kỳ có 95% CĐCS đạt CĐVM, 50 -> 55% VMXS; mỗi năm chỉ đạo xây dựng 3 đơn vị điển hình tiêu biểu về hoạt động công đoàn (MN, TH, THCS). Chỉ đạo 100% CĐCS đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2017 thành công có BCH đủ bản lĩnh, năng lực và uy tín hoạt động; mỗi năm giới thiệu 50 -> 60 đoàn viên ưu tú được bồi dưỡng kết nạp vào Đảng CSVN; cuối nhiệm kỳ có từ 15 -> 20 cán bộ công đoàn cơ sở trưởng thành làm công tác quản lý trường học. - Cũng cố, bổ sung hệ thống quy chế hoạt động của BCH, UBKT công đoàn các cấp, xây dựng chương trình hoạt động toàn khóa của BTV, BCH, UBKT nhiệm kỳ 2012 - 2017; xây dựng và củng cố hồ sơ hoat động công đoàn các cấp khoa học, tinh gọn, cập nhật. - Tham gia đề xuất chính sách tạo nguồn và thu hút cán bộ có năng lực làm công tác công đoàn, thực hiện đầy đủ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công đoàn các cấp, đảm bảo phụ cấp, trừ giờ hoạt động CĐ theo quy định cho cán bộ CĐCS. - Đổi mới công tác tài chính công đoàn các cấp, thực hiện thu chi, quản lý tài chính công đoàn theo đúng quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn, LĐLĐ tỉnh. Tập trung thu đúng, thu đủ kịp thời đoàn phí và kinh phí công đoàn, các CĐCS tập trung xây dựng thêm nguồn thu để phục vụ cho hoạt động CĐCS. - Đổi mới phương thức tổ chức hoạt động công đoàn, đi sâu sát tình hình quần chúng lao động nắm bắt tâm tư nguyện vọng, những vấn đề bức xúc nảy sinh, tập trung hướng về cơ sở, xây dựng CĐCS vững mạnh. - Đổi mới công tác thi đua khen thưởng Công đoàn, chú trọng phát huy vai trò của các tập thể, cá nhân đơn vị điển hình tiên tiến, CĐCS VMXS tiêu biểu; xây dựng các phòng truyền thống, quảng bá hình ảnh thành tựu phát triển của các nhà trường, Phòng và Công đoàn GD huyện. - Động viên đoàn viên, lao động trong ngành tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, chuyên môn trong sạch, vững mạnh, đoàn kết nhất trí cao..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo hai chiều, phục vụ chỉ đạo hoạt động kịp thời của các cấp công đoàn; xây dựng và phát huy tối đa các trang thông tin điện tử của các trường và ngành giáo dục huyện Lộc Hà. 5. Công tác vận động nữ công chức, viên chức, lao động: - Tổ chức tuyên truyền, học tập, quán triệt và thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật cuả Nhà nước và chương trình của các cấp Công đoàn về công tác vận động nữ CNVCLĐ; có sơ kết, tổng kết và báo cáo kịp thời lên cấp trên. Xây dựng và tập huấn hàng năm về kỷ năng hoạt động của Ban Nữ công, tăng cường các hoạt động giao lưu học hỏi, tư vấn thực hiện chính sách DSKHHGĐ, đề cao bình đẳng giới, tôn vinh lao động nữ, xây dựng tác phong cô giáo nhẹ nhàng, ứng xử mẫu mực; tăng cường biểu dương, nêu gương tốt về phát huy truyền thống Phụ nữ Việt Nam. - Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” trong nữ CBCCVCLĐ, chăm lo xây dựng hình ảnh “Cô giáo như mẹ hiền”, tận tụy với học sinh; xây dựng mô hình “Gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”; phấn đấu 90- 95% nữ CBCCVCLĐ đạt danh hiệu “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”. 6. Hoạt động của Uỷ ban kiểm tra: - Sau Đại hội, UBKT công đoàn các cấp xây dựng chương trình, quy chế hoạt động, phân công phân nhiệm cụ thể; định kỳ báo cáo tình hình với hội nghị BCH, BTV; xây dựng kế hoạch chương trình công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện; ít nhất 2 lượt/năm cùng với BCH tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện Điều lệ công đoàn, Nghị quyết công đoàn các cấp, hồ sơ tài chính công đoàn đồng cấp và cấp dưới; tham mưu cho BCH đồng cấp chấn chỉnh kịp thời các hiện tượng chưa đúng quy định của Điều lệ; - Làm tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu tố, khiếu nại thuộc phạm vi công đoàn; tham gia với chuyên môn giải quyết đơn thư khiếu tố, khiếu nại, góp phần chấm dứt tình trạng đơn thư vượt cấp, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong các đơn vị; - Thông qua các cuộc giao ban định kỳ, sơ kết, tổng kết, tập huấn và các đợt kiểm tra chéo hoạt động CĐCS để làm tốt công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra công đoàn. 7. Công tác tài chính: - Thực hiện thu chi và quản lý tài chính theo đúng quy định của Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm, thực hiện kiểm tra định kỳ của UBKT. Tập trung thu đúng, thu đủ kịp thời đoàn phí và kinh phí công đoàn, các CĐCS phát triển xây dựng thêm nguồn thu để phục vụ cho hoạt động. - Bổ sung hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ các loại quỹ hiện có, chi tiêu hợp lý, phục vụ các hoạt động cơ bản tối thiểu; chi trả phụ cấp cho UVBCH đúng quy định, chi tập huấn công đoàn, thi đua khen thưởng, thăm hỏi động viên cán bộ, đoàn viên ốm đau, khó khăn, rủi ro hoạn nạn, thực hiện cấp kinh phí về CĐCS theo đúng.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> quy định của Tổng LĐLĐ và LĐLĐ tỉnh; xây dựng hồ sơ tài chính CĐCS hàng năm đầy đủ, rõ ràng, minh bạch. 8. Công tác chỉ đạo và tổ chức thức thực hiện: Từ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định, BCH Công đoàn Giáo dục huyện khóa II nhiệm kỳ 2012 - 2017 và các CĐCS đôn đốc chỉ đạo thực hiện như sau: - Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội thành chương trình, nhiệm vụ trong từng năm học phù hợp đặc điểm tình hình ngành và địa phương, đơn vị. Xây dựng nội dung tổ chức phong trào thi đua trong CBCCVCLĐ của đơn vị gắn với thực hiện các cuộc vận động mà ngành, huyện, tỉnh đang triển khai. - Xác định các vấn đề trọng tâm, trọng điểm từng tháng, từng quý, từng năm học để chỉ đạo, đôn đốc thực hiện, quan tâm công tác xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, CĐCS vững mạnh, tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời. - Củng cố tổ chức, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công đoàn, tập trung hướng về CĐCS, thường xuyên gắn bó mật thiết với đoàn viên, CCVCLĐ kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng, đề xuất tháo gỡ khó khăn, bức xúc, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định lành mạnh, phát triển; - Làm tốt công tác tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo của các Cấp ủy Đảng đối với hoạt động công đoàn, xây dựng và thực hiện tốt quy chế hoạt động của BTV, BCH, UBKT và quy chế phối hợp hoạt động với chuyên môn đồng cấp, các ban ngành, đoàn thể khác có liên quan; - Kịp thời tổ chức học tập quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội Công đoàn đến mọi cán bộ đoàn viên. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đôn đốc thực hiện Nghị quyết. Với truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ đoàn viên, CCVCLĐ toàn ngành, phát huy thành tích và kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trực tiếp là Nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ II, sự chỉ đạo của LĐLĐ huyện, CĐGD tỉnh và LĐLĐ tỉnh, tin tưởng rằng hoạt động công đoàn và phong trào CCVCLĐ của CĐGD huyện Lộc Hà trong nhiệm kỳ tới sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức vươn lên thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, giải pháp đã đề ra, đồng tâm cùng toàn ngành đưa sự nghiệp GD&ĐT huyện nhà vươn lên tầm cao mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ II đã đề ra. BAN CHẤP HÀNH CĐGD HUYỆN NHIỆM KỲ 2007 – 2012 PHỤ LỤC SỐ LIỆU MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN NQ ĐẠI HỘI CĐGD LỘC HÀ NHIỆM KỲ 2007 - 2012 I. Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”: Năm. T.Sô. XL cá nhân CBGV. Xếp loại Tập thể.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 2008 2009 2010 2011 2012. CBGV được XS Tốt đánh giá 1021 225 408 (nữ 847) 1060 301 477 (nữ 828) 1166 301 (nữ 911) 583 1180 169 (nữ 926) 681 1186 169 (nữ 941) 686. Khá. ĐYC. CĐYC. Tốt. Khá. TB. CCG. 357. 31. 0. 20. 13. 4. 0. 254. 27. 1. 18. 15. 4. 0. 255. 27. 0. 18. 14. 5. 0. 296. 33. 1. 20. 11. 4. 0. 301. 30. 0. 18. 16. 3. 0. II. Số lượng, chất lượng CBCCVCLĐ: Số lượng Tổng số CB,CC,VC,LĐ Số đoàn viên LĐ đạt trình độ đào tạo chuẩn: Sô đoàn viên, LĐ đạt trình độ trên chuẩn: Số đảng viên Đảng CSVN. Đầu nhiệm kỳ 970 85% 39 % 55.3 %. Cuối nhiệm kỳ 1186 99.9 % 65.78% 59.8%. Gia tăng 22.2% 14..9% 26.78% 4.5 %. III. Xếp loại CĐCS hàng năm: Năm học 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012. Số đạt Số đạt Số CĐCS đạt T.Số CĐCS .TB CĐCS VMXS CĐCS .VM khá CĐCS 37 37 37 37 37. CĐCS Yếu kém. SL. TL%. SL. TL%. SL. TL%. SL. TL%. SL. TL%. 20 18 13 19 13. 54 48.6 35 51 35.1. 13 15 17 12 21. 35 40.5 46 33 56.8. 4 4 7 6 3. 11 11 19 16 8.1. 0 0 0 0 0. 0 0 0 0 0. 0 0 0 0 0. 0 0 0 0 0. TM. BAN THƯỜNG VỤ CHỦ TỊCH. Trần Đình Phượng.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×