Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Olympic và những câu chuyện kinh doanh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.63 KB, 6 trang )

Olympic và những câu chuyện kinh doanh

Từ General Electric, Nestlé cho tới hãng sản xuất đồng hồ danh tiếng
Omega, gần như tất cả các công ty tên tuổi trên thế giới đều đã và đang sử dụng
Thế vận hội Olympic cho việc thử nghiệm các chiến lược kinh doanh mới và phát
triển các sản phẩm/dịch vụ của mình.
Khi đặt chân lên sân cỏ Olympic Bắc Kinh 2008, nữ vận động viên đội
bóng đá nữ Mỹ Heather Mitts phải trông cậy nhiều hơn vào các thiết bị hỗ trợ,
đồng đội và các cổ động viên hâm mộ giúp đỡ. Mitts đã trải qua chấn thương dây
chằng vào năm ngoái và phải ngồi ngoài chứng kiến World Cup vào tháng 9.
Nhưng bây giờ Heather đã trở lại tại Bắc Kinh.
Niềm tin của cô càng được củng cố mạnh mẽ bởi những kết quả mới nhất
mà các bác sỹ của cô đã tiến hành chụp scan. Họ sẽ sử dụng một thiết bị siêu âm
điện tử mới, có tên là LOGIQ i từ hãng General Electric Healthcare (GE).
Thiết bị nặng chưa đầy 12 pound này có thể đem lại những hình ảnh chi tiết
nhất, thậm chí cả các vết rạn nhỏ nhất tại dây chẳng, với chất lượng hình ảnh rõ
nét khác hẳn những chiến máy nặng 800 pound khá phổ biến tại các bệnh viện.
Đó là một phần trong chiến lược kinh doanh của GE sử dụng Olympic
nhằm giới thiệu và phát triển những phát minh mới nhất. GE đã triển khai thử
nghiệm phiên bản đầu tiên của LOGIQ i tại thế vận hội mùa đông Turin 2006, đem
lại cho các nhà nghiên cứu một cơ hội để thử nghiệm thiết bị trong một môi trường
khốc liệt nơi mà các chấn thương nghiêm trọng thường xảy ra. Phản hồi từ các vận
động viên và huấn luyện viên sẽ giúp đỡ GE cải thiện sản phẩm/dịch vụ của mình.
Và Olympic đã chứng minh được tầm quan trọng đối với GE, doanh số bán
hàng các thiết bị siêu âm đã tăng 75% kể từ Olympic mùa đông Turin. "Olympic là
cơ hội tiếp thị và kinh doanh lớn cho GE", Peter Foss, giám đốc tiếp thị của GE
nhận định.
Olympics từ lâu được xem như nơi phô diễn của các thiết bị, dụng cụ thể
thao hiện đại nhất, từ những chiếc giày chạy Ultralight Adidas tại Thế vận hội
Tokyo năm 1964 của vận động viên dành huy chương vàng Willi Holdorf tới
những chiếc áo nhẹ và thấm ẩm tuyệt vời của Nike được vận động viên chạy nước


rút Kathy Freeman mặc tại Sydney 2000.
Và Bắc Kinh 2008 cũng không mấy khác biệt. Hai ngôi sao bóng rổ Mỹ là
Kobe Bryant và LeBron James sẽ đi chiếc giày chạy bóng rổ Hyperdunk của Nike
được sản xuất từ sợi thuỷ tinh lỏng có độ cứng gấp 5 lần thép.
Hay kỳ thủ bơi lội Michael Phelps - người dành kỷ lục 8 huy chương vàng -
sẽ mặc trên mình bộ đồ bơi đặc biệt dạng vảy cá của hãng Speedo. Không chỉ vậy,
một chiếc xe đạp trị giá 25.000 USD với khung xe làm từ sợi cácbon tổng hợp siêu
cứng có thể tăng tốc độ đáng kể cho đội đua xe đạp Australia.
Nhưng không chỉ những công ty đồ dùng thể thao mới sử dụng Olympic để
vận hành các chiến lược kinh doanh và sản phẩm mới của họ. Các công ty từ nhiều
lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghệ, thực phẩm,... đều thu lợi ích từ
việc hợp tác với các vận động viên hay các uỷ ban tổ chức Olympic để phát triển
các ý tưởng kinh doanh mới.
Tại Olympic mùa đông 1960 Squaw Valley, kỳ thế vận hội đầu tiên thử
nghiệm việc ghi điểm qua hệ thống máy tính, hãng IBM đã giới thiệu các máy
tính lớn đằng sau một bức tường kính với hy vọng sẽ gây ấn tượng cho các khách
hàng. Bốn năm sau, tại thế vận hội ở Innsbruck, tập đoàn Xerox giới thiệu 5 loại
máy photocopy mới nhất có thể đạt tốc độ hàng chục trang giấy trong một phút.
Còn nhà sản xuất đồng hồ nổi tiếng Omega, nhà tài trợ các bảng điện tử
thời gian cho Olympic chính thức từ năm 1932, không ngừng giới thiệu các công
nghệ tiên tiến của mình tại các kỳ Olympic khác nhau.
Chẳng hạn, quay trở lại năm 1964, Omega hé lộ một hệ thống đưa việc tính
giờ của vận động viên ngay trên các màn hình tivi, một công nghệ mà giờ đây trở
thành chuẩn mực trong truyền hình thể thao hiện đại.
Tại Olympic Bắc Kinh 2008 mới đây, hãng giới thiệu các bộ cảm biến vận
động thế mới (nhằm xác định các lỗi khi xuất phát) và hệ thống vệ tinh định vị
toàn cần giúp xác định, theo dõi các tay đua thuyền.
Omega cho biết rằng việc giới thiệu các phát minh mới từ bộ phận R&D
trong các kỳ Olympic đã nâng cao đáng kể danh tiếng của Omega về độ chính xác
tuyệt đối. "Việc tính giờ cho các sự kiện thể thao danh tiếng thực sự đang nâng độ

tín nhiệm nhãn hiệu của chúng tôi", Stephen Urquhart, chủ tịch Omega
Worldwide, nhận định.
Hãng công nghệ ASK-TongFang của Pháp và Đức đã phát triển loại chip
nhận ụang tần số sóng radio cho các kỳ Olympic, tương tự như các con chip RFID
được các nhà bán lẻ toàn cầu sử dụng nhằm theo dõi sản phẩm từ kho tới tay người
tiêu dùng. Uỷ ban tổ chức thể vận hội Trung Quốc muốn phát hiện mọi hành vi sử
dụng vé giả và vì thế uỷ ban đã nhờ đến ASK-TongFang gắn chip vào từng chiếc
vé một.
Bỏ ra hàng chục tỷ USD đầu tư cho thế vận hội Bắc Kinh 2008, nhiều địa
điểm thi đấu Olympic đã trở thành nơi phô bày các phát minh và công nghệ mới
nhất. Sân vận động chính, được thiết kế bởi các kiến trúc sư Thuỵ Sỹ, nêu bật một
cấu trúc thép hiện đại trông giống như một tổ chim khổng lồ. Các công ty xây
dựng Trung Quốc đã sử dụng một kỹ thuật lắp ráp siêu chính xác mà họ chưa từng
sử dụng trước đây.
Trung tâm thể thao dưới nước với tên gọi là Khối lập phương nước (Water
Cube) được che phủ trong một lớp nhựa đặc biệt trông như các bong bóng. Nó hấp
thụ 90% năng lượng mặt trời để giữ nhiệt cho toàn bộ toà nhà, vì thế sẽ không cần
nhiều điện để làm ấm 5 bể bơi. Hay tại nhà thi đấu bóng rổ, một lớp hợp kim
aluminum phản chiếu hầu hết các tia nắng mặt chời, vì thế hệ thống làm lạnh
không mất quá nhiều năng lượng điều hòa nhiệt độ.
Đương nhiên, đa phần các phát minh được sử dụng ở quy mô nhỏ hơn. Ví
dụ, hãng PowerBar, một công ty con của tập đoàn Nestle, đã cung cấp một loại đồ
uống mới tăng năng lượng cho các vận động viên đua xe đạp, qua đó góp phần cải
thiện tốc độ đua xe. Đồ uống này các tay đua sử dụng khi muốn tăng cường
carbohydrate lúc đối chân bắt đầu rã rời.
Olympics cũng là một cơ hội tiếp thị có một không hai, và nhiều công ty đã
thấy đây là một thời cơ tuyệt vời để thu hút sự chú ý của hàng tỷ người trên giới
dõi mắt theo từng cuộc thi đấu thể thao.
Trong thế vận hội Athen 2004, hãng Speedo đã có những quảng cáo truyền
thông mạnh mẽ cho bộ đồ bơi toàn thân thế hệ mới giúp các vận động viên cải

thiện tốc độ. Nhưng đến Bắc Kinh 2008, hãng quyết định không tập trung nhiều
vào các quảng cáo thương mại liên quan tới Olympic, thay vào đó hãng dành tiền
cho việc nghiên cứu các sản phẩm mới sử dụng cho Olympic. Đó là một quyết
định khá mạo hiểm theo đúng nhận xét của phó chủ tịch Speedo, Craig
Brommers.
Nhưng đây là một quyết định hoàn toàn đúng. Công ty trong tháng 2 đã giới
thiệu bộ đồ mới có tên gọi LZR Racer và các vận động viên mặc LZR Racer đã
phá rất nhiều kỷ lục thế giới. Chính điều đó đã khiến Speedo được chú ý nhiều hơn
và danh tiếng cũng nâng cao đáng kể.
Tập đoàn General Electric có lẽ đạt được những bước tiến xa nhất trong các
nỗ lực tiếp thị liên quan tới công nghệ mới. Hãng xây dựng "Trung tâm Tưởng
tượng" (Imagination Center) rộng hàng chục nghìn mét vuông trưng bày các sản
phẩm mới, chẳng hạn như chiếc máy chụp scan siêu âm mà Heather Mitts sử dụng
và một bộ chọn lọc hơn 400 các dự án liên quan tới Olympic, trong đó bao gồm hệ
thống thoát nước mưa tại sân vận động tổ chim Trung Quốc, các tuabin gió cấp
điện cho các nhà thi đấu hay những thiết bị y tế phục vụ chăm sóc vận động viên
tại làng thể thao Olympic.GE cho biết hãng đạt doanh số trung bình trên 700 triệu
USD trong mỗi kỳ vận hội.
Rõ ràng rằng, GE cũng như đa phần các công ty khác trên toàn cầu hy vọng
rằng tinh thần Olympics sẽ sống mãi và ngày một quảng đại hơn, qua đó họ có
thêm các cơ hội giới thiệu và thu lợi nhuận từ các chiến lược kinh doanh mới ra thị

×