Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Luận văn thạc sĩ mạng hopfield và ứng dụng trong nhận dạng hình ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.14 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THƠNG

HỒNG CHÍ THÀNH

MẠNG HOPFIELD VÀ ỨNG DỤNG
TRONG NHẬN DẠNG HÌNH ẢNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THƠNG

HỒNG CHÍ THÀNH

MẠNG HOPFIELD VÀ ỨNG DỤNG
TRONG NHẬN DẠNG HÌNH ẢNH
Chun ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 60 48 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Vinh Quang

THÁI NGUYÊN - 2016


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Vũ Vinh Quang đã tận tình chỉ dạy,
hướng dẫn tơi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Tôi cũng xin biết ơn chân thành đến các Thầy giáo Viện Công nghệ
Thông tin đã giảng dạy, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập.
Xin cảm ơn tất cả các anh chị em học viên Cao học khóa 13, cảm ơn
các cán bộ công chức, giảng viên Trường đại học Công nghệ Thông tin và
Truyền thông - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt
hai năm học đã qua.
Xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã chỉ bảo tôi rất nhiều trong thời
gian thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các thành viên trong gia đình đã
động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi có được kết quả như ngày hôm
nay.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016.
Người viết luận văn

Hồng Chí Thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





ii
LỜI CAM ĐOAN
Tên tơi là: Hồng Chí Thành
Sinh ngày: 14/10/1979
Học viên lớp cao học CK13A - Trường Đại học Công nghệ thông tin và
Truyền thông - Đại học Thái Nguyên.
Hiện đang công tác tại: Trường THPT Ngọc Hà - TP Hà Giang - Hà Giang.
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Mạng Hopfield và ứng dụng trong nhận
dạng hình ảnh” là cơng trình nghiên cứu của bản thân tơi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong một cơng trình nào khác. Tơi xin chịu trách nhiệm về luận văn của
mình.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 6 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hồng Chí Thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ............................................................................ v
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NHẬN DẠNG ẢNH..........3
1.1 Không gian biểu diễn đối tượng................................................................................... 3

1.2 Không gian diễn dịch......................................................................................................... 4
1.3 Mơ hình và bản chất q trình nhận dạng............................................................... 4
1.3.1 Mơ hình............................................................................................................................ 4
1.3.2 Bản chất của q trình nhận dạng...................................................................... 6
1.4 Nhận dạng ảnh....................................................................................................................... 8
1.4.1 Nhận dạng dựa trên phân hoạch không gian................................................ 9
1.4.2 Nhận dạng dựa theo cấu trúc.............................................................................. 10
1.4.3 Nhận dạng dựa vào kỹ thuật mạng neural................................................... 12
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MẠNG NEURAL..................................... 13
2.1 Giới thiệu chung về mạng Neural............................................................................. 13
2.1.1 Quá trình phát triển.................................................................................................. 13
2.1.2 Cấu trúc mạng neural nhân tạo.......................................................................... 15
2.1.3 Cấu trúc mạng Neural sinh học ....................................................................... 16
2.2 Khái niệm cơ bản.............................................................................................................. 20
2.2.1 Neural nhân tạo và mạng Neural nhân tạo.................................................. 20
2.2.2 Khái niệm mạng Hopfield................................................................................... 24
2.3 Phân loại mạng Hopfield............................................................................................... 25
2.4 Mạng Hopfield rời rạc.................................................................................................... 28
2.5 Mạng Hopfield liên tục............................................................................................. 29
2.6 Một số đặc điểm của mạng Hopfield...................................................................... 32
2.7 Một số ứng dụng của mạng Hopfield...................................................................... 32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
2.8 Khả năng nhớ mẫu của mạng Hopfield.................................................................. 32
2.9 Ưu, nhược điểm của mạng Hopfield....................................................................... 34
2.9.1 Ưu điểm của mạng Hopfield.............................................................................. 34

2.9.2 Nhược điểm của mạng Hopfield...................................................................... 34
CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG MẠNG HOPFIELDTRONG BÀI TỐN NHẬN
DẠNG HÌNH ẢNH....................................................................................................................... 35
3.1 Mơ tả hệ thống nhận dạng dựa trên mạng Hopfield........................................ 35
3.1.1 Mạng Hopfield với bài toán tối ưu.................................................................. 35
3.1.2 Các bước thành lập mạng Hopfield:............................................................... 36
3.2 Mạng Hopfield với bài toán nhận dạng hình ảnh............................................. 37
3.2.1 Bài tốn về nhận dạng hình ảnh........................................................................ 37
3.2.2 Mạng Hopfield trong nhận dạng hình ảnh.................................................. 37
3.2.3 Huấn luyện mạng Hopfield................................................................................. 39
3.2.4 Thuật toán mạng Neural Hopfield trong bài tốn nhận dạng hình ảnh.
........................................................................................................................................................ 40

3.3 Ứng dụng mạng Hopfield trong nhận dạng ảnh................................................ 41
3.4 Đánh giá kết quả nghiên cứu ứng dụng mạng Hopfield trong nhận
dạng ảnh......................................................................................................................................... 49
3.4.1 Mục tiêu của chương trình................................................................................... 49
3.4.2. Demo và hình ảnh................................................................................................... 50
3.4.3 Đánh giá kết quả....................................................................................................... 55
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN......................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mơ hình cấu trúc của đối tượng nhà.................................................................... 6

Hình 1.2 Sơ đồ tổng quát một hệ nhận dạng....................................................................... 8
Hình 2.1 Cấu trúc mạng neural................................................................................................ 15
Hình 2.2 Mơ hình tế bào thần kinh........................................................................................ 19
Hình 2.3 Mơ hình xử lý của một neural nhân tạo.......................................................... 21
Hình 2.4 Mạng Hopfield............................................................................................................. 26
Hình 2.5 Đồ thị hàm satlins....................................................................................................... 26
Hình 2.6 Mơ hình mạng Hopfield.......................................................................................... 30
Hình 2.7 Thí nghiệm mạng với ảnh nhiễu......................................................................... 33
Hình 3.1: Mạng Hopfield một lớp với 16 neural vào và 16 neural ra.................41
Hình 3.2 Thí nghiệm mạng với ảnh nhiễu......................................................................... 49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
LỜI MỞ ĐẦU
Kỹ thuật nhận dạng hiện nay đã và đang được nhiều người quan tâm
hiện nay, đặc biệt trong anh ninh quốc phịng: như nhận dạng hình ảnh, nhận
dạng mẫu tóc, nhận dạng vân tay,… là một ngành khoa học có rất nhiều ứng
dụng trong khoa học kỹ thuật, tin học, sinh học và cả trong lĩnh vực an ninh
quốc gia. Nó là một bộ phận quan trọng trong các hệ thống thơng minh; được
sử dụng trong việc dị tìm, xử lý số liệu và hỗ trợ ra quyết định, … Nói một
cách tổng qt thì nhận dạng là một bộ mơn khoa học có liên quan một cách
hữu cơ đến việc phân lớp, tính tốn các độ đo.
Trong lý thuyết nhận dạng nói chung và nhận dạng ảnh nói riêng có ba
cách tiếp cận khác nhau:
-


Nhận dạng dựa vào phân hoạch không gian.

-

Nhận dạng theo cấu trúc.

-

Nhận dạng dựa vào kỹ thuật mạng neural.

Hai cách tiếp cận đầu là các kỹ thuật kinh điển. Các đối tượng ảnh quan
sát và thu nhận được phải trải qua giai đoạn tiền xử lý nhằm tăng cường chất
lượng, làm nổi các chi tiết, tiếp theo là trích chọn và biểu diễn các đặc trưng,
và cuối cùng mới qua giai đoạn nhận dạng. Cách tiếp cận thứ ba hồn tồn
khác. Nó dựa vào cơ chế đoán nhận, lưu trữ và phân biệt đối tượng mô phỏng
theo hoạt động của hệ thần kinh con người. Do cơ chế đặc biệt, các đối tượng
thu nhận bởi thị giác người không cần qua giai đoạn cải thiện mà chuyển ngay
sang giai đoạn tổng hợp, đối sánh với các mẫu đã lưu trữ để nhận dạng. Đây
là cách tiếp cận có nhiều hứa hẹn. Trong các mạng Neural thì mạng Hopfield
thường được sử dụng trong lý thuyết nhận dạng do những ưu điểm riêng biệt
cấu trúc mạng này. Hướng nghiên cứu mạng Hopfield sử dụng trong nhận
dạng ảnh nói chung là một hướng phù hợp với chun ngành khoa học máy
tính và có ứng dụng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
Đối tượng

-Mạng Hopfield.
-Lý thuyết nhận dạng.
-Ứng dụng cài đặt bài toán nhận dạng.
Phạm vi nghiên cứu
-

Lý thuyết cơ bản về Bài toán nhận dạng ảnh.

-

Cấu trúc của mạng Hopfield.

-

Một số thuật tốn học trên mạng Hopfield.

Nội dung nghiên cứu chính của luận văn được trình bày trong ba
chương như sau:
Chương 1: Một số kiến thức cơ bản về nhận dạng ảnh.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về mạng Neural.
Chương 3: Ứng dụng mạng Hopfield trong bài tốn nhận dạng hình ảnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NHẬN DẠNG ẢNH

Nhận dạng nói chung hay nhận dạng ảnh nói riêng là quá trình phân
loại các đối tượng được biểu diễn theo một mơ hình nào đó và gán cho chúng
vào một lớp (gán cho đối tượng một tên gọi) dựa theo những quy luật và các
mẫu chuẩn. Con người thu nhận thơng tin qua các giác quan, trong đó thị giác
đóng vai trị quan trọng nhất. Những năm trở lại đây với sự phát triển của
phần cứng máy tính, xử lý ảnh và đồ họa phát triển một cách mạnh mẽ và có
nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Q trình xử lý ảnh được xem như là quá
trình thao tác ảnh đầu vào nhằm cho ra kết quả mong muốn. Kết quả đầu ra
của một quá trình xử lý ảnh có thể là một ảnh “tốt hơn” hoặc một kết luận.
Quá trình nhận dạng dựa vào những mẫu học biết trước gọi là nhận dạng có
thầy hay học có thầy (supervised learning); trong trường hợp ngược lại gọi là
học không có thầy (non supervised learning). Chúng ta sẽ lần lượt giới thiệu
các khái niệm này. Các kiến thức dưới đây được tham khảo từ [1], [2], [3].
1.1 Không gian biểu diễn đối tượng.
Các đối tượng khi quan sát hay thu thập được, thường được biểu diễn
bởi tập các đặc trưng hay đặc tính. Như trong trường hợp xử lý ảnh, ảnh sau
khi được tăng cường để nâng cao chất lượng, phân vùng và trích chọn đặc
tính, được biểu diễn bởi các đặc trưng như biên, miền đồng nhất, ... Người ta
thường phân các đặc trưng này theo các loại như: đặc trưng tơ pơ, đặc trưng
hình học và đặc trưng chức năng. Việc biểu diễn ảnh theo đặc trưng nào là
phụ thuộc vào ứng dụng tiếp theo.
Ở đây ta đưa ra một cách hình thức việc biểu diễn các đối tượng. Giả sử đối

tượng X (ảnh, chữ viết, dấu vân tay, ...) được biểu diễn bởi n thành phần (n đặc
trưng): X = {x1, x2,..., xn}; mỗi xi biểu diễn một đặc tính. Khơng gian biểu diễn
đối tượng thường gọi tắt là không gian đối tượng X được định nghĩa:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





4
X = {X1, X2,..., Xm}
trong đó mỗi Xi biểu diễn một đối tượng. Khơng gian này có thể là vơ hạn. Để
tiện xem xét chúng ta chỉ xét tập X là hữu hạn.
1.2 Không gian diễn dịch.
Không gian diễn dịch là tập các tên gọi của đối tượng. Kết thúc quá trình
nhận dạng ta xác định được tên gọi cho các đối tượng trong tập khơng gian đối
tượng hay nói là đã nhận dạng được đối tượng. Một cách hình thức gọi


là tập tên đối tượng:

Ω= {w1, w2,...,wk} với wi, i = 1, 2,..., k là tên các đối tượng.
Quá trình nhận dạng đối tượng f là một ánh xạ f: X ---> Ω với f là tập
các quy luật để định một phần tử trong X ứng với một phần tử trong Ω. Nếu
tập các quy luật và tập tên các đối tượng là biết trước như trong nhận dạng
chữ viết (có 26 lớp từ A đến Z), người ta gọi là nhận dạng có thầy. Trường
hợp thứ hai là nhận dạng khơng có thầy. Đương nhiên trong trường hợp này
việc nhận dạng có khó khăn hơn.
1.3 Mơ hình và bản chất q trình nhận dạng.
1.3.1 Mơ hình.
Việc chọn lựa một q trình nhận dạng có liên quan mật thiết đến kiểu
mô tả mà người ta sử dụng để đặc tả đối tượng. Trong nhận dạng, người ta
phân chia làm hai họ lớn:
-

Họ mô tả theo tham số.

-


Họ mô tả theo cấu trúc.

Cách mô tả được lựa chọn sẽ xác định mơ hình của đối tượng. Như vậy,
chúng ta sẽ có 2 loại mơ hình: mơ hình theo tham số và mơ hình cấu trúc.


Mơ hình tham số:

Sử dụng một véc tơ để đặc tả đối tượng. Mỗi phần tử của véc tơ mơ tả
một đặc tính của đối tượng. Thí dụ như trong các đặc trưng chức năng, người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
ta sử dụng các hàm cơ sở trực giao để biểu diễn. Và như vậy ảnh sẽ được biểu
diễn bởi một chuỗi các hàm trực giao. Giả sử C là đường bao của ảnh và C(i,j)
là điểm thứ i trên đường bao, i = 1, 2,..., N (đường bao gồm N điểm).
Giả sử tiếp:
x0 =

1

∑N x i

N
i =1


y0 =

1

∑N yi

N
i =1

là toạ độ tâm điểm. Như vậy, moment trung tâm bậc p, q của đường bao là:
N

1

µpq=

N

∑ (xi-x0)p(yi-y0)q
i =1

Véc tơ tham số trong trường hợp này chính là các moment µij với i=1,
2, ..., p và j = 1, 2, ..., q. Cịn trong số các đặc trưng hình học, người ta hay sử
dụng chu tuyến, đường bao, diện tích và tỉ lệ T = 4πS/p2, với S là diện tích, p
là chu tuyến.
Việc lựa chọn phương pháp biểu diễn sẽ làm đơn giản cách xây dựng.
Tuy nhiên, việc lựa chọn đặc trưng nào là hoàn toàn phụ thuộc vào ứng dụng.


Mơ hình cấu trúc:


Cách tiếp cận của mơ hình này dựa vào việc mô tả đối tượng nhờ một
số khái niệm biểu thị các đối tượng cơ sở trong ngôn ngữ tự nhiên. Để mô tả
đối tượng, người ta dùng một số dạng nguyên thuỷ như đoạn thẳng, cung, ...
Chẳng hạn một hình chữ nhật được định nghĩa gồm 4 đoạn thẳng vng góc với
nhau từng đơi một. Trong mơ hình này người ta sử dụng một bộ kí hiệu kết thúc
Vt, một bộ kí hiệu khơng kết thúc gọi là V n. Ngồi ra có dùng một tập các luật
sản xuất để mô tả cách xây dựng các đối tượng phù hợp dựa trên các đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
tượng đơn giản hơn hoặc đối tượng nguyên thuỷ (tập V t). Trong cách tiếp cận
này, ta chấp nhận một khẳng định là: cấu trúc một dạng là kết quả của việc áp
dụng luật sản xuất theo những nguyên tắc xác định bắt đầu từ một dạng gốc ban
đầu. Một cách hình thức, ta có thể coi mơ hình này tương đương một văn phạm
G

= (Vt, Vn, P, S) với:
-

Vt là bộ ký hiệu kết thúc.

-

Vn là bộ ký hiệu không kết thúc.

-


P là luật sản xuất.

-

S là dạng (ký hiệu bắt đầu).

Thí dụ: đối tượng nhà gồm mái và tường, mái là một tam giác gồm 3 cạnh là 3
đoạn thẳng, tường là một hình chữ nhật gồm 4 cạnh vng góc với nhau từng
đơi một sẽ được mơ tả thông qua cấu trúc mô tả dựa vào văn phạm sinh như
chỉ trong hình dưới đây:

Hình 1.1 Mơ hình cấu trúc của đối tượng nhà.
1.3.2 Bản chất của quá trình nhận dạng.
Quá trình nhận dạng gồm 3 giai đoạn chính:
-

Lựa chọn mơ hình biểu diễn đối tượng.

-

Lựa chọn luật ra quyết định (phương pháp nhận dạng) và suy diễn q

trình học.
-

Học nhận dạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





7
Khi mơ hình biểu diễn đối tượng đã được xác định, có thể là định lượng
(mơ hình tham số) hay định tính (mơ hình cấu trúc), q trình nhận dạng
chuyển sang giai đoạn học. Học là giai đoạn rất quan trọng. Thao tác học
nhằm cải thiện, điều chỉnh việc phân hoạch tập đối tượng thành các lớp.
Việc nhận dạng chính là tìm ra quy luật và các thuật tốn để có thể gán
đối tượng vào một lớp hay nói một cách khác gán cho đối tượng một tên.


Học có thầy (supervised learning)

Kỹ thuật phân loại nhờ kiến thức biết trước gọi là học có thầy. Đặc
điểm cơ bản của kỹ thuật này là người ta có một thư viện các mẫu chuẩn. Mẫu
cần nhận dạng sẽ được đem so sánh với mẫu chuẩn để xem nó thuộc loại nào.
Thí dụ như trong một ảnh viễn thám, người ta muốn phân biệt một cánh đồng
lúa, một cánh rừng hay một vùng đất hoang mà đã có các miêu tả về các đối
tượng đó. Vấn đề chủ yếu là thiết kế một hệ thống để có thể đối sánh đối
tượng trong ảnh với mẫu chuẩn và quyết định gán cho chúng vào một lớp.
Việc đối sánh nhờ vào các thủ tục ra quyết định dựa trên một công cụ gọi là
hàm phân lớp hay hàm ra quyết định.


Học khơng có thầy (non supervised learning)

Kỹ thuật học này phải tự định ra các lớp khác nhau và xác định các tham
số đặc trưng cho từng lớp. Học khơng có thầy đương nhiên là khó khăn hơn. Một
mặt, do số lớp khơng được biết trước, mặt khác những đặc trưng của các lớp

cũng không biết trước. Kỹ thuật này nhằm tiến hành mọi cách gộp nhóm có thể
và chọn lựa cách tốt nhất. Bắt đầu từ tập dữ liệu, nhiều thủ tục xử lý khác nhau
nhằm phân lớp và nâng cấp dần để đạt được một phương án phân loại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
Nhìn chung, dù là mơ hình nào và kỹ thuật nhận dạng ra sao, một hệ
thống nhận dạng có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:

Trích chọn đặc điểm
biểu diễn đối tượng

Quá trình tiền
xử lý

Khối nhận dạng

Hình 1.2 Sơ đồ tổng quát một hệ nhận dạng.
1.4 Nhận dạng ảnh.
Nhận dạng ảnh là giai đoạn cuối của các hệ thống xử lý ảnh. Nhận dạng
dựa trên lý thuyết nhận dạng (Pattern Recognition) đã được đề cập trong
nhiều sách về nhận dạng. Trong lý thuyết nhận dạng nói chung và nhận dạng
ảnh nói riêng có ba cách tiếp cận khác nhau:
-

Nhận dạng dựa vào phân hoạch không gian.


-

Nhận dạng dựa vào cấu trúc.

-

Nhận dạng dựa vào kỹ thuật mạng neural.

Nhận dạng ảnh là quá trình phân loại các đối tượng ảnh được biểu diễn theo
một mơ hình nào đó và gán cho chúng một tên (gán cho một đối tượng một
tên gọi, tức là một dạng)
Nhận dạng ảnh là quá trình liên quan đến các mô tả đối tượng mà người
ta muốn đặc tả nó. Q trình nhận dạng thường đi sau q trình trích chọn các
đặc tính chủ yếu của đối tượng. Có hai kiểu mơ tả đối tượng:
-

Mơ tả tham số (nhận dạng theo tham số).

-

Mô tả theo cấu trúc (nhận dạng theo cấu trúc).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
Trên thực tế, người ta đã áp dụng kỹ thuật nhận dạng khá thành công

với nhiều đối tượng khác nhau như: nhận dạng ảnh vân tay, ảnh khuôn mặt,
nhận dạng chữ (chữ cái, chữ số, chữ có dấu).
Nhận dạng chữ in hoặc đánh máy phục vụ cho việc tự động hố q trình
đọc tài liệu, tăng nhanh tốc độ và chất lượng thu nhận thơng tin từ máy tính.

Nhận dạng chữ viết tay (với mức độ ràng buộc khác nhau về cách viết,
kiểu chữ, ...) phục vụ cho nhiều lĩnh vực.
Ví dụ:
Bạn đang có trong tay một số tài liệu giấy như sách, báo, tờ rơi quảng
cáo, hợp đồng, …, máy quét chỉ có thể giúp bạn biến những tài liệu giấy này
thành tài liệu dạng ảnh. Với các tài liệu dạng ảnh, bạn chỉ có thể đọc mà
khơng thể biên tập lại chúng trên các hệ soạn thảo điện tử hiện nay; các hệ
thống tìm kiếm cũng khơng thể tìm được các đoạn văn bản trên những tài liệu
này. Với chương trình nhận dạng sẽ giúp ta nhận dạng các tài liệu đó dưới
dạng file ảnh, rồi từ đó biên dịch nó sang các định dạng như: .doc, .text, …
1.4.1 Nhận dạng dựa trên phân hoạch không gian.
Trong kỹ thuật này các đối tượng nhận dạng là các đối tượng định
lượng. Mỗi đối tượng được biểu diễn bởi một véctơ nhiều chiều. Trước tiên ta
xem xét một số khái niệm như: phân hoạch không gian, hàm phân biệt sau đó
đi vào một số kỹ thuật cụ thể.


Phân hoạch khơng gian:

Giả sử không gian đối tượng X được định nghĩa: X = {Xi, i=1, 2, …,m},

Xi là một véctơ. Người ta nói p là một phân hoạch khơng gian X thành các lớp
Ci, Ci⊂ X nếu:

Ci


Cj = ví i i ≠ j vµ

Ci = X

Nói chung đây là trường hợp lý tưởng: tập X tách được hoàn toàn. Trong
thực tế, thường gặp không gian biểu diễn tách được từng phần. Như vậy phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
loại là dựa vào việc xây dựng một ánh xạ f: X ---> p. Công cụ xây dựng ánh
xạ này là các hàm phân biệt (Descriminant functions).


Hàm phân lớp

Để chia đối tượng thành các lớp, cần xác định số lớp và ranh giới giữa
các lớp đó. Gọi {gi} là lớp các hàm phân lớp hay hàm tách biệt. Lớp hàm này
được định nghĩa như sau:
Nếu ∀i ≠k, gk (X) > gi (X) thì ra quyết định X ∈lớp k.

Như vậy để phân biệt k lớp ta cần k-1hàm phân biệt. Hàm phân biệt
g(.) của một lớp nào đó thường được dùng trong thực tế do tính đơn giản, dễ
xử lý là hàm tuyến tính. Hàm tuyến tính có dạng:
g(X) = W0 + W1X1 + W2X2 + … + WkXk
trong đó:
-Wi là trọng số gán cho các thành phần Xi;

-

W0 là trọng số hằng.



Phân lớp dựa theo khoảng cách (Distance) làmột cơng cụ tốt đểxác

định đối tượng có “gần nhau” về một đặc trưng nào đó hay khơng. Nếu
khoảng cách nhỏ hơn một ngưỡng nào đấy thì ta coi hai đối tượng là giống
nhau. Nếu chúng giống nhau ta gộp gộp chúng, nếu chúng khác nhau và ta
tách thành hai hoặc nhiều lớp phân biệt.


Phân lớp dựa theo xác suất có điều kiện (Conditional Probability).

Trong một số trường hợp, người ta dựa vào xác suất có điều kiện để phân lớp
cho đối tượng. Lý thuyết xác suất có điều kiện được Bayes nghiên cứu khákỹ
lưỡng và được dùng để phân biệt đối tượng.
1.4.2 Nhận dạng dựa theo cấu trúc.
Ngoài cách biểu diễn định lượng (theo tham số) như đã mô tả ở trên, tồn
tại nhiều kiểu đối tượng mạng tính định tính (theo cấu trúc). Phương pháp nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
dạng ở đây là nhận dạng logic, dựa vào hàm phân biệt là hàm Bool. Cách

nhận dạng là nhận dạng các từ có cùng độ dài.
Giả sử hàm phân biệt cho mọi ký hiệu là: ga(X), gb(X),… tương ứng
với các ký hiệu a, b,…Để dễ dàng hình dung, ta giả sử có từ ‘abcd’ được biểu
diễn bởi một dãy ký tự X =

{x1, x2, x3, x4}, khi đó hàm phân biệt tương

ứng nhận được là:

g a (x1)+g b (x2 )+g c (x3)+g d (x4)
Thủ tục phân loại và nhận dạng ở đây gồm hai giai đoạn:
-

Giai đoạn 1: xác định các quy tắc xây dựng, tương đương với việc

nghiên cứu một văn phạm trong một ngơn ngữ chính thống.
-

Giai đoạn 2: xem xét tập các dạng trong không gian mẫu có được sinh

ra hồn tồn từcác dạng cơ bản đó khơng. Nếu nó thuộc tập đó thì coi như đã
phân loại xong.
Các đối tượng cần được nhận dạng theo phương pháp này được biểu diễn
bởi một câu trong ngôn ngữ, gọi là L(G). Khi đó thao tác phân lớp chính là xem

xét một đối tượng có thuộc văn phạm L(G) khơng. Nói cách khác, nó có được
sinh ra bởi các luật của văn phạm G hay không. Như vậy các bước cần phải
thực hiện là:
+


Xác định tập V1 chung cho tất cảmọi đối tượng.

+

Xác định các quy tắc P để sản sinh ra một câu và chúng khác nhau

đối với mỗi lớp.
+

Thực hiện quá trình học với các câu biểu diễn các đối tượng mẫu l

nhằm xác định văn phạm G.
+

Ra quyết định: xác định một đối tượng X được biểu diễn bởi một câu lx.

Nếu lx nhận biết bởi L(Gk) thì ta nói rằng X là một đối tượng thuộc loại Ck.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
1.4.3 Nhận dạng dựa vào kỹ thuật mạng neural.
Là kỹ thuật tái tạo mạng neural thần kinh của con người bằng máy tính.
Nó bao gồm các phần tử đơn giản (còn gọi là neural) hoạt động song song
được nối với nhau bằng các liên kết có trọng số để kích thích hoặc ức chế giữa
các neural. Có nhiều cấu trúc mạng neural khác nhau như: mạng neural sinh
học, mạng neural nhân tạo, mạng neural hồi quy, mạng neural hồi quy một

lớp, mạng neural một lớp,… Trước tiên, cần xem xét một số khái niệm cơ bản
về bộ não cũng như cơ chế hoạt động của mạng neural sinh học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MẠNG NEURAL
Mạng Neuron nhân tạo (Artificial Neural Network- ANN) là mơ hình
xử lý thơng tin được mô phỏng dựa trên hoạt động của hệ thống thần kinh của
sinh vật, bao gồm số lượng lớn các Neural được gắn kết để xử lý thông tin.
ANN giống như bộ não con người, được học bởi kinh nghiệm (thơng qua
huấn luyện), có khả năng lưu giữ những kinh nghiệm hiểu biết (tri thức) và sử
dụng những tri thức đó trong việc dự đốn các dữ liệu chưa biết (unseen data).
Các ứng dụng của mạng Neural được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực
như điện, điện tử, kinh tế, qn sự,… để giải quyết các bài tốn có độ phức
tạp và địi hỏi có độ chính xác cao như điều khiển tự động, khai phá dữ liệu,
nhận dạng,… Các kiến thức về mạng neural được tham khảo từ [4], [6], [7].
2.1 Giới thiệu chung về mạng Neural.
2.1.1 Quá trình phát triển
Mạng neural nhân tạo được xây dựng từ những năm 1940 nhằm mô
phỏng một số chức năng của bộ não người. Dựa trên quan điểm cho rằng bộ
não người là bộ điều khiển. Mạng neural nhân tạo được thiết kế tương tự như
neural sinh học sẽ có khả năng giải quyết hàng loạt các bài tốn như tính tốn
tối ưu, điều khiển, cơng nghệ robot…
Nghiên cứu về mạng neural nhân tạo người ta chia quá trình phát triển
của nó làm bốn giai đoạn cơ bản sau:

+

Giai đoạn một: Là sự khởi nguồn của mạng neural, nó bắt đầu bằng

nghiên cứu của William 1890 về tâm lý với sự liên kết các neural thần kinh.
Cho đến năm 1940 Meculloch và Pitts đã đưa ra: neural có thể được mơ hình
hóa như là thiết bị ngưỡng (có giới hạn) để thực hiện phép biến đổi logic, tiếp
sau đó là sự ra đời mơ hình mạng neural của Culloch-Pitts. Đến năm 1943 thì
giải thuật huấn luyện mạng đầu tiên của Hebb được cơng bố.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14

+

Giai đoạn hai: Đến năm 1960, các mơ hình neural hoàn thiện hơn đã

lần lượt ra đời như: Năm 1958 mơ hình Perceptron của Rosenbalt, năm 1962
mơ hình Adline của Widrow. Trong đó nổi bật lên là mơ hình Adaline, đó là
một mơ hình tuyến tính, tự chỉnh, được dùng rộng rãi trong điều kiện thích
nghi, tách nhiễu, và vẫn phát triển tới ngày nay.
+

Giai đoạn ba: Giai đoạn này được tính từ năm 1980, đây có thể coi là

giai đoạn đột phá với những đóng góp lớn lao đó là: Grossberg, Kohnem,
Rumelhart và Hopfield.

Năm 1982 trong bài báo gửi tới viện khoa học quốc gia, John Hopfieldbằng
sự phân tích tốn học rõ ràng, mạch lạc, ơng đã chỉ ra cách thức các mạng neural
làm việc và những công việc chúng có thể thực hiện được. Đặc biệt hơn là ơng đã
dự kiến được những khả năng tính tốn của mạng mà một neural khơng thể có.
Cống hiến của Hopfield không chỉ ở giá trị của những nghiên cứu khoa học mà còn
ở sự thúc đẩy trở lại các nghiên cứu về mạng neural.

Sáng kiến Hopfield đã được Rumelhart, Hinton và Wiliam phát triển cho
ra đời thuật toán sai số truyền ngược nổi tiếng cho việc huấn luyện mạng neural
nhiều lớp nhằm giải quyết những bài tốn đặc thù. Ngồi ra cịn có sự ra đời của
mạng Neocognition của Fukushima và mạng theo kiểu máy Bolrzmann.
+

Giai đoạn bốn: Giai đoạn này được tính từ năm1987 đến nay.

Năm 1987, hội thảo quốc tế đầu tiên về mạng neural của Viện các kỹ sư
điện và điện tử IEEE (Institute of Electrical and Electronic Engineer) đã thu
hút hơn 1800 người tham gia.
Hàng năm trên thế giới đều mở hội nghị toàn cầu về chuyên ngành mạng
neural IJCNN (internationnal Joint Conference on Neural Networks). Cho đến
nay mạng Neural đã được ứng dụng một cách rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực
như: y học, thống kê, giao thơng, hóa học, kỹ thuật tính, tối ưu, quân sự, …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
2.1.2 Cấu trúc mạng neural nhân tạo.

Mạng neural nhân tạo (Atificial Neural Network) được tạo thành từ
việc liên kết các neural lại với nhau. Ở đây các neural được tổ chức thành
từng lớp. Đầu ra của mỗi neural sẽ được nối đến đầu vào của một số neural
lớp khác theo cấu trúc phù hợp.
Xét một cách tổng quát, mạng neural nhân tạo có cấu trúc xử lý song
song thơng tin phân tán mang một số đặc tính nổi bật sau:
-

Là mơ hình tốn học dựa trên bản chất của neural.

-

Bao gồm một số lượng rất lớn các neural liên kết với nhau.
-

Mạng neural có khả năng học, khái quát hóa tập dữ liệu thông qua

việc gán và hiệu chỉnh các trọng số liên kết.
-

Tổ chức theo kiểu tập hợp mang lại cho mạng neural khả năng tính

tốn rất lớn, trong đó khơng có neural nào mang thơng tin riêng biệt.
Cấu trúc của mạng neural nhân tạo thường có các lớp sau: lớp vào (input
layer), lớp ra (output layer) và các lớp ẩn (hidden layer). Với mạng neural thì các
neural một lớp chỉ nối tới các neural lớp khác, khơng có sự liên kết giữa
Lớp ẩn

các neural cùng lớp.
Đầu



Hình 2.1 Cấu trúc mạng neural.
Hoạt động của mạng neural có thể mơ tả sơ lược như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




16
Lớp vào là lớp nhận thông tin từ dữ liệu gốc. Thơng tin này được đưa
đến một số hay tồn bộ các neural lớp tiếp theo (hidden layer). Như vậy mỗi
nút sẽ nhận được tín hiệu của một hay một số các nút từ lớp vào. Dữ liệu này
sẽ được xử lý bên trong thân neural bởi các hệ số và các hàm đầu vào, hàm
đầu ra để đưa tín hiệu ra ở đầu ra. Tín hiệu này sẽ là tín hiệu đầu vào của lớp
tiếp theo. Q trình xử lý tương tự cho đến khi tín hiệu được đưa ra ở các nút
lớp ra. Đây chính là tín hiệu ra của mạng và là giá trị cần tìm.
Với hình thức giả lập mạng neural sinh học nhưng mạng neural nhân
tạo cũng chỉ đạt ở mức hết sức đơn giản. Bộ não con người đồng thời có thể
kích hoạt song song hoạt động của nhiều neural và độ phức tạp của các neural
là rất cao, với mạng neural nhân tạo thì điều đó đang là một thách thức lớn.
Tuy vậy với ưu điểm về tốc độ xử lý của máy tính hiện đại (là cao hơn rất
nhiều so với bộ não con người) và sự phát triển không ngừng của khoa học
ngày nay thì ta có thể hi vọng sẽ có những bước đột phá mới trong lĩnh vực
mơ phỏng mạng neural sinh học.
2.1.3 Cấu trúc mạng Neural sinh học .
Não là tổ chức vật chất cao cấp, có cấu tạo vô cùng phức tạp, dày đặc
các mối liên kết giữa các neural nhưng xử lý thông tin rất linh hoạt trong một
mơi trường bất định.

Trong bộ não có khoảng 1011 ÷1012 neural và mỗi neural có thể liên kết
với 104 neural khác qua các khớp nối. Những kích hoạt hoặc ức chế này được
truyền qua trục neural (axon) đến các neural khác.
Phát hiện quan trọng nhất trong ngành nghiên cứu về bộ não là các liên
kết khớp thần kinh khá mềm dẻo, có thể biến động và điều chỉnh theo thời gian
tùy thuộc vào các dạng kích thích. Hơn nữa, các neural có thể sản sinh các liên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




17
kết mới với các neural khác và đôi khi, lưới các neural có thể di trú từ vùng
này sang vùng khác trong bộ não. Các nhà khoa học cho rằng đây chính là cơ
sở quan trọng để giải thích cơ chế học của bộ não con người.
Phần lớn các quá trình xử lý thơng tin đều xảy ra trên vỏ não. Toàn bộ
vỏ não được bao phủ bởi mạng các tổ chức cơ sở có dạng hình thùng trịn với
đường kích khoảng 0,5mm, độ cao 4mm. Mỗi đơn vị cơ sở này chứa khoảng
2000 neural. Người ta chỉ ra rằng mỗi vùng não có những chức năng nhất
định. Điều rất đáng ngạc nhiên chính là các neural rất đơn giản trong cơ chế
làm việc, nhưng mạng các neural liên kết với nhau lại có khả năng tính tốn,
suy nghĩ, ghi nhớ và điều khiển. Có thể điểm qua những chức năng cơ bản của
bộ não như sau:
-

Bộ nhớ được tổ chức theo các bó thơng tin và truy nhập theo nội dung

(có thể truy xuất thơng tin dựa theo giá trị các thuộc tính của đối tượng).
-


Bộ não có khả năng tổng qt hố, có thể truy xuất các tri thức hay

các mối liên kết chung của các đối tượng tương ứng với một khái niệm chung
nào đó.
-

Bộ não có khả năng dung thứ lỗi theo nghĩa có thể điều chỉnh hoặc

tiếp tục thực hiện ngay khi có những sai lệch do thơng tin bị thiếu hoặc khơng
chính xác. Ngồi ra, bộ não cịn có thể phát hiện và phục hồi các thông tin bị
mất dựa trên sự tương tự giữa các đối tượng.
-

Bộ não có khả năng xuống cấp và thay thế dần dần. Khi có những trục

trặc tại các vùng não (do bệnh, chấn thương) hoặc bắt gặp những thơng tin
hồn tồn mới lạ, bộ não vẫn có thể tiếp tục làm việc.
-

Bộ não có khả năng học.

 So

sánh khả năng làm việc của bộ não và máy tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





18

Đơn vị tính

Bộ nhớ

Thời gian

Thơng lư

Cập nh
thơng t
Người ta thấy rằng bộ não con người có thể lưu trữ nhiều thơng tin hơn
các máy tính hiện đại. Tuy rằng điều này không phải đúng mãi mãi, bởi lẽ bộ
não tiến hóa chậm, trong khi đó nhờ những tiến bộ trong cơng nghệ vi điện tử,
bộ nhớ máy tính được nâng cấp rất nhanh. Hơn nữa, sự hơn kém về bộ nhớ
trở nên hoàn toàn thứ yếu so với sự khác biệt về tốc độ tính tốn và khả năng
xử lý song song. Các bộ vi xử lý có thể tính 10 8 lệnh trong một giây, trong khi
đó mạng neural xử lý chậm hơn, cần khoảng vài mili giây để kích hoạt. Tuy
nhiên, bộ não có thể kích hoạt hầu như cùng một lúc tại rất nhiều neural và
khớp nối, trong khi đó ngay cả máy tính hiện đại cũng chỉ có một số hạn chế
các bộ vi xử lý song song. Nếu chạy một mạng neural nhân tạo trên máy tính,
phải tốn hàng trăm lệnh máy để kiểm tra một neural có được kích hoạt hay
khơng (tiêu phí khoảng 10-8 x 102 giây/neural). Do đó, cho dù bộ vi xử lý có
thể tính tốn nhanh hơn hàng triệu lần so với các neural bộ não, nhưng xét
tổng thể bộ não lại tính tốn nhanh hơn hàng tỷ lần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





×