Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu phương pháp phối hợp bảo vệ của các recloser trên lưới điện trung áp 22KV tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

VY TUẤN MỸ

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP BẢO VỆ CỦA CÁC RECLOSER
TRÊN LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP 22KV TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
KỸ THUẬT ĐIỆN

Thái Nguyên - năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

VY TUẤN MỸ

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP BẢO VỆ CỦA CÁC RECLOSER
TRÊN LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP 22KV TỈNH LẠNG SƠN
NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN
MÃ SỐ: 8.52.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
KỸ THUẬT ĐIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Lê Tiên Phong

Thái Nguyên – năm 2020




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn : Vy Tuấn Mỹ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Tiên Phong
Đề tài luận văn: Nghiên cứu phương pháp phối hợp bảo vệ của các Recloser trên
lưới điện trung áp 22kV tỉnh Lạng Sơn.
Ngành: Kỹ thuật điện
Mã ngành: 8.52.02.01
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn xác nhận
tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 4/10/2020 với
các nội dung sau:
Đã sửa một số lỗi chính tả, lỗi chế bản trong luận văn.
Đã bổ sung phần nội dung kết luận chung theo góp ý của Hội đồng.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 10 năm 2020
Người hướng dẫn khoa học

Tác giả luận văn

TS. Lê Tiên Phong

Vy Tuấn Mỹ

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Võ Quang Lạp

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tơi,
được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu tham
khảo khác nhau. Qua số liệu thu thập thực tế, tổng hợp tại Công ty Điện lực Lạng Sơn
- nơi tôi làm việc, không sao chép bất kỳ luận văn nào trước đó và dưới sự hướng dẫn

khoa học của TS. Lê Tiên Phong - giảng viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Đại học Thái Nguyên.
Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các đánh giá, kiến nghị
đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm làm việc trong công ty Điện lực Lạng Sơn;
kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi bảo
vệ và cơng nhận bởi “Hội Đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật”.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên./.
Tác giả luận văn

Vy Tuấn Mỹ

ii


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập, nghiên cứu chương trình cao học kỹ thuật điện của trường
Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, đã giúp tác giả nhận thức sâu sắc về cách thức nghiên
cứu, phương pháp tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và lựa chọn đề tài luận văn tốt
nghiệp cao học; đồng thời góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn vững vàng, nâng
cao năng lực thực hành, khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học, kĩ
thuật và kinh tế; có khả năng phát hiện, giải quyết độc lập những vấn đề thuộc chuyên
ngành được đào tạo và phục vụ cho công tác được tốt hơn. Việc thực hiện nhiều bài tập
nhóm trong thời gian học đã giúp tác giả sớm tiếp cận được cách làm, phương pháp

nghiên cứu, tạo tiền đề cho việc độc lập trong nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
TS. Lê Tiên Phong đã giúp đỡ, hướng dẫn hết sức chu đáo, nhiệt tình trong quá
trình thực hiện để tác giả hoàn thành luận văn thạc sĩ này;
Các CBCNV trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tác giả trong quá trình tiến hành thực nghiệm đề tài và bảo vệ luận văn thạc sĩ;
Các đồng chí lãnh đạo và đồng nghiệp của Công ty Điện lực Lạng Sơn đã giúp đỡ
tác giả thực hiện việc nghiên cứu, thu thập các số liệu để tác giả hoàn thành luận văn
thạc sĩ này; các đồng nghiệp đã dành thời đóng góp, chỉnh sửa cho luận văn thạc sĩ này
hồn thiện tốt hơn;
Gia đình, bạn bè của tác giả đã giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian, động viên tác
giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này;
Tác giả mong muốn tiếp tục nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ và tạo điều kiện của
Hội đồng Chấm luận văn thạc sĩ, để bản luận văn này hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cám ơn!
Lạng Sơn, ngày 16 tháng 07 năm 2020
Tác giả luận văn

Vy Tuấn Mỹ

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................
DANH MỤC KÝ HIỆU..............................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ..............................................................................................


MỞ ĐẦU............................................
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................................

1.1Giới thiệu lưới điện trung áp tỉnh Lạng Sơn ........................

1.1.1Nguồn điện ........................

1.1.2Trạm biến áp 110 kV .........

1.1.3Lưới điện ...........................

1.2Hệ thống bảo vệ rơ le hiện tại trong lưới điện trung áp 22 kV

1.2.1Phương thức vận hành lưới

1.2.2Các thiết bị bảo vệ trên lướ

1.2.3Sơ lược về Recloser trong l

1.3Một số vấn đề còn tồn tại trong lưới điện trung áp 22 kV tỉn

1.4Định hướng giải quyết tồn tại ...............................................

1.5Kết luận chương 1 ................................................................
Chương 2: GIẢI TÍCH LƯỚI VÀ TÍNH TỐN NGẮN MẠCH CHO LƯỚI ĐIỆN
TRUNG ÁP TỈNH LẠNG SƠN ................................................................................

2.1Giới thiệu vấn đề ..................................................................


2.2Mô hình hóa lộ 472 và 473 tỉnh Lạng Sơn trên phần mềm E
2.2.1Phương pháp mơ hình hóa

2.2.2Mơ hình hóa trên phần mềm

2.3Giải tích lưới điện lộ 472 và 473 tỉnh Lạng Sơn ..................
2.3.1Phương pháp giải tích lưới

2.3.2Kết quả giải tích lưới điện l

2.4Tính tốn ngắn mạch ............................................................

2.4.1Phương pháp tính tốn ngắ

2.4.2Ứng dụng phần mềm ETAP

iv


2.5Recloser và máy biến dòng điện ....................................................................

2.5.1Recloser NULEC ....................................

3.5.2Recloser NOJA .......................................

2.5.3Máy biến dòng điện (CT) .......................

2.6Kết luận chương 2 ..........................................................................................
Chương 3: PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC RECLOSER TRONG LƯỚI ĐIỆN
22 kV TỈNH LẠNG SƠN ..........................................................................................


3.1Đặt vấn đề .............................................................................

3.2Tính tốn thơng số bảo vệ q dịng điện .............................

3.3Tính tốn thơng số cài đặt recloser .......................................

3.4Nguyên tắc phối hợp đặc tính bảo vệ ...................................

3.5Kết quả mô phỏng trên phần mềm ETAP .............................
3.5.1

Cài đặt recloser trên phần

3.5.2

Kết quả mô phỏng trường

3.5.3 Kết quả mô phỏng trường hợp vận hành lộ 472 cấp điện hỗ trợ lộ 473 đến
CD 31-3 .............................................................................................................
Lộ 473 đảm bảo tác động chọn lọc. ....................................................................
3.5.4 Kết quả mô phỏng trường hợp vận hành lộ 473 cấp điện hỗ trợ lộ 472 đến
CD 86-3 .............................................................................................................

3.6Cài đặt thông số bảo vệ trên thiết bị thực .............................
3.6.1 Phương thức kết nối ..................................................................................
3.6.2

Cài đặt thông số trên phần


3.6.3

Cài đặt thông số trên phần

3.6.4

Kiểm tra phối hợp cài đặt

3.7Kết luận chương 3 ................................................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................
1. Kết luận .............................................................................................................
2. Kiến nghị ...........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................

v


DANH MỤC KÝ HIỆU

PMax

Phụ tải cực đại

PMin

Phụ tải cực tiểu

INmax

Dòng ngắn mạch lớn nhất


Uđm

Điện áp định mức

Iđm

Dòng điện định mức

Ilvmax

Dòng điện làm việc lớn nhất

Ipickup

Dòng khởi động

c

Hệ số điện áp theo IEC 60909-0

kdt

Hệ số dự trữ

CT

Máy biến dòng điện

TMS


Bội số thời gian đặt (Time Multiplier Setting)

Knh

Hệ số độ nhạy bảo vệ

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EVNNPT

Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia

EVNNPC

Tổng công ty Điện lực miền Bắc

A1

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc

BQLDA

Ban quản lý dự án


ĐZ

Đường dây

CD

Cầu dao

HTĐ

Hệ thống điện

LPP

Lưới điện phân phối

PC

Công ty Điện lực

QHĐL

Quy hoạch điện lực

TBA

Trạm biến áp

MC


Máy cắt

TTĐA

Tổn thất điện áp

vii


DAN
Bảng 1. 1 Các nhà máy điện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ..............................................
Bảng 1. 2 Thông số vận hành và nhu cầu phụ tải các trạm biến áp 110 kV...................
Bảng 1. 3 Thơng số, tình hình vận hành các đường dây 110 kV ...................................
Bảng 1. 4 Thơng số, tình hình vận hành các đường dây trung áp ..................................
Bảng 1. 5 Thống kê trạm cắt Recloser trên lộ 22 kV Lạng Sơn ...................................
Bảng 1. 6 Phím chức năng của recloser NULEC ........................................................
Bảng 2. 1 Thông số của máy biến áp 110/35/22 Lạng Sơn ...........

c

Bảng 2. 2
Bảng 2. 3

Hệ số điện áp

(theo IEC 6

Bảng 3. 1


Kết quả tính tốn dịng điện

Bảng 3. 2

Kết quả tính tốn dịng điện

Giá trị dịng ngắn mạch lớn n

Bảng

3.

473E13.2

3 Kết quả tính tốn d

đến CD31-3 .........................

Bảng

3.

472E13.2

4 Kết quả tính tốn d

đến CD 86-3 ........................

viii



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1 Recloser NULEC........................................................................................................... 15
Hình 1. 2 Cuộn đóng, cuộn cắt...................................................................................................... 16
Hình 1. 3 Tủ điều khiển.................................................................................................................. 16
Hình 1. 4 Giao diện bảng điều khiển........................................................................................... 17
Hình 1. 5 Recloser NOJA............................................................................................................... 21
Hình 1. 6 Tủ điều khiển MC NOJA............................................................................................. 22
Hình 1. 7 Giao diện bảng điều khiển........................................................................................... 22
Hình 2. 1 Các khối mơ hình hóa lộ 472 và 473 tỉnh Lạng Sơn............................................. 29
Hình 2. 2 Sơ đồ thay thế đường dây tải điện.............................................................................. 29
Hình 2. 3 Sơ đồ thay thế MBA 3 cuộn dây................................................................................ 29
Hình 2. 4 Mơ hình hóa khối nguồn trên phần mềm ETAP..................................................... 30
Hình 2. 5 Sơ đồ tương đương máy biến áp................................................................................ 30
Hình 2. 6 Mơ hình hóa khối máy biến áp trên phần mềm ETAP.......................................... 33
Hình 2. 7 Mơ hình hóa đường dây 150-38 trên phần mềm ETAP........................................ 34
Hình 2. 8 Mơ hình hóa phụ tải Bến Bắc 4 trên phần mềm ETAP......................................... 35
Hình 2. 9 Mơ hình hóa lưới điện đang xét trên phần mềm ETAP........................................ 36
Hình 2. 10 Mơ hình hóa khối Network6 trên phần mềm ETAP............................................ 36
Hình 2. 11 Sơ đồ thay thế MBA 3 cuộn dây.............................................................................. 37
Hình 2. 12 Thuật tốn giải tích lưới điện ứng dụng phương pháp Newton-Raphson.....42
Hình 2. 13 Kết quả giải tích lưới khi hai lộ vận hành độc lập............................................... 43
Hình 2. 14 Sơ đồ thay thế khi ngắn mạch 3 pha....................................................................... 44
Hình 2. 15 Sơ đồ thay thế khi ngắn mạch 2 pha....................................................................... 45
Hình 2. 16 Sơ đồ thay thế khi ngắn mạch 2 pha chạm đất..................................................... 45
Hình 2. 17 Sơ đồ thay thế khi ngắn mạch 1 pha chạm đất..................................................... 46
Hình 2. 18 Kết quả tính ngắn mạch tại XT472 và XT473 ở chế độ độc lập......................48
Hình 2. 19 Kết quả tính ngắn mạch tại NM472/70 và XT473/37 ở chế độ độc lập.........49
Hình 2. 20 Đặc tính bảo vệ của recloser NULEC..................................................................... 50
Hình 2. 21 Đặc tính bảo vệ của recloser NOJA........................................................................ 50

Hình 2. 22 Kết quả mơ phỏng giải tích lưới khi 473 hỗ trợ nhánh 472............................... 52

ix


Hình 2. 23 Kết quả mơ phỏng giải tích lưới khi 472 hỗ trợ nhánh 473............................... 53
Hình 3. 1 Đường cong đặc tính của rơ le 7SJ62....................................................................... 57
Hình 3. 2 Cài đặt thông số bảo vệ 51 trên phần mềm ETAP.................................................. 59
Hình 3. 3 Ngun tắc phối hợp đặc tính bảo vệ khi vận hành độc lập................................ 62
Hình 3. 4 Nguyên tắc phối hợp đặc tính bảo vệ khi lộ 473 cấp điện hỗ trợ lộ 472 đến
CD 86-3.............................................................................................................................................. 62
Hình 3. 5 Nguyên tắc phối hợp đặc tính bảo vệ khi lộ 472 cấp điện hỗ trợ lộ 473 đến
CD31-3............................................................................................................................................... 63
Hình 3. 6 Cài đặt thơng số bảo vệ cho recloser 473/37 trên phần mềm ETAP..................65
Hình 3. 7 Kết quả mơ phỏng phối hợp đặc tính Recloser 485, 473/37 với rơ le 473......66
Hình 3. 8 Kết quả mơ phỏng phối hợp đặc tính của 03 Recloser 482, 484 và 472/70.. 67
Hình 3. 9 Kết quả mơ phỏng phối hợp đặc tính của bảo vệ q dịng 472 và các
Recloser trước khi điều chỉnh........................................................................................................ 68
Hình 3. 10 Kết quả mơ phỏng phối hợp đặc tính của bảo vệ q dịng 472 và các
Recloser sau khi điều chỉnh........................................................................................................... 69
Hình 3. 12 Kết quả mơ phỏng phối hợp đặc tính của bảo vệ quá dòng 473 và các
Recloser khi 472 cấp điện hỗ trợ đến CD31-3.......................................................................... 70
Hình 3. 13 Kết quả mơ phỏng phối hợp đặc tính của bảo vệ q dịng 473 và các
Recloser trước khi điều chỉnh........................................................................................................ 71
Hình 3. 14 Kết quả mơ phỏng phối hợp đặc tính của bảo vệ q dịng 473 và các
Recloser sau khi điều chỉnh........................................................................................................... 72
Hình 3. 15 Kết quả mơ phỏng phối hợp đặc tính của bảo vệ quá dòng 472 và các
Recloser khi lộ 473 cấp hỗ trợ đến CD86-3............................................................................... 73
Hình 3. 16 Sơ đồ khối kết nối recloser với trung tâm điều khiển xa.................................... 74
Hình 3. 17 Modem F3425 và kết nối với các recloser............................................................. 75

Hình 3. 18 Giao diện giám sát kết nối thiết bị trên máy tính................................................. 76
Hình 3. 19 Giao diện phần mềm WSOS..................................................................................... 76
Hình 3. 20 Giao diện phần mềm CMS........................................................................................ 77
Hình 3. 21 Cài đặt kết nối Recloser NULEC với máy tính.................................................... 77
Hình 3. 22 Cài đặt dạng kết nối máy tính với Recloser 472/70............................................. 78

x


Hình 3. 23 Cài đặt dạng kết nối máy tính với Recloser 472/70............................................. 78
Hình 3. 24 Truy cập cài đặt thơng số Recloser NULEC......................................................... 79
Hình 3. 25 Cài đặt trị số dịng khởi động.................................................................................... 79
Hình 3. 26 Cài đặt đường cong đặc tính..................................................................................... 80
Hình 3. 27 Kết quả cài đặt Recloser 472/70............................................................................... 80
Hình 3. 28 Cài đặt kết nối máy tính với recloser NOJA......................................................... 81
Hình 3. 29 Kết nối thành cơng recloser NOJA.......................................................................... 81
Hình 3. 30 Chọn nhóm và cài đặt số lần đóng lặp lại Recloser............................................. 82
Hình 3. 31 Kết quả cài đặt trên Recloser 472-484.................................................................... 82
Hình 3. 32 Kiểm tra phối hợp đặc tính trên Recloser 472-484.............................................. 83

xi


MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt bậc, thiết bị tự động hóa được ứng
dụng vào nhiều vào trong đời sống để nâng cao năng suất, chất lượng công việc. Ngành
điện cũng đi chung với sự phát triển và đang thực hiện đầu các thiết bị tự động được đưa
vào lưới điện nhằm nâng cao chất lượng điện năng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
….. tuy nhiên để làm chủ vận cũng như vận hành hiệu quả những thiết bị này
địi hỏi có sự nghiên cứu, vận dụng phù hợp với từng lưới điện và yêu cầu lưới điện của

khu vực.
Trong quá trình vận hành lưới điện 22kV khu vực Thành Phố Lạng Sơn nhận thấy
một số bất cập trong việc phối hợp Recloser dẫn tới việc khai thác thiết bị chưa thật sự
hiệu quả đáp ứng yêu cầu công việc như:
+ MC đầu nguồn theo phiếu chỉnh định A1 có thời gian ngắn.
+ Lưới điện thường xuyên thay đổi kết dây cấp điện hỗ trợ lẫn nhau.
+ Phối hợp các thiết bị đóng cắt sử dụng đặc tính độc lập cắt cắt chọn lọc theo thời

gian khó khăn vẫn cịn xảy ra tình trạng nhảy vượt cấp, mất chọn lọc.
+ Tính tốn ngắn mạch bảo vệ rơle bằng tính tay thủ cơng, mất nhiều thời gian. Để

khắc phục các nhược điểm trong công tác vận hành cần khảo sát các chế độ
lưới điện, sự thay đổi phụ tải…để làm cơ sở nghiên cứu lựa chọn thông số cài đặt cho
Recloser đảm bảo các thông số được cài đặt đúng, phù hợp, vận hành ổn định liên tục
lưới điện.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu phương pháp phối
hợp bảo vệ của các Recloser trên lưới điện trung áp 22kV tỉnh Lạng Sơn” là thiết
thực góp phần vào nâng cao hiệu quả trong vận hành lưới điện phân phối tỉnh Lạng Sơn
để làm vấn đề nghiên cứu cho mình.

1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu lưới điện trung áp tỉnh Lạng Sơn
1.1.1 Nguồn điện
Khu vực Lạng Sơn được cấp nguồn chủ yếu từ Nhà máy nhiệt điện Na Dương
công suất 110MVA và 4 nhà máy thủy điện: Cấm Sơn (4,5 MW), Bản Quyền (1 MW),
Bắc Khê (2,4 MW), Thác Xăng (20 MW). Trong đó nhà máy thủy điện Thác Xăng hòa

vào lưới 110 kV, các nhà máy thủy điện khác kết nối lưới trung áp.
Lưới 110 kV có liên kết với các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Cao Bằng. Lưới
trung áp có liên kết mạch vòng 35kV với 05 tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái nguyên,
Cao Bằng và Bắc Cạn. Hiện đang nhận hỗ trợ nguồn qua các mạch vịng trung áp với
cơng suất 16 MW.
Ngồi ra hiện TKV – Tập đồn cơng nghiệp than khoáng sản Việt nam đang triển
khai dự án Nhiệt điện Na Dương II, cơng suất 110 MVA dự kiến đóng điện năm 2020.
Đặc điểm của các nhà máy điện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được mô tả trong Bảng
1. 1.
Bảng 1. 1 Các nhà máy điện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
TT

Tên nhà máy

1

NĐ. Na Dương

2

TĐ Thác Xăng

3

TĐ Cấm Sơn

4

TĐ Bản Quyền


1.1.2 Trạm biến áp 110 kV
Toàn bộ phụ tải tỉnh Lạng Sơn được cấp điện từ 4 trạm 110 kV là Lạng Sơn
(E13.2) công suất 2x40 MVA - điện áp 110/35/22 kV; Đồng Mỏ (E13.1) công suất
2x25 MVA - 110/35/22 kV; Đồng Đăng (E13.6) công suất 2x40 MVA - 110/35/22 kV

2


và XM Đồng Bành (E13.4) công suất 25 MVA -110/6 kV là trạm chuyên dùng cấp cho
nhà máy xi măng Đồng Bành. Thông số vận hành của các TBA 110kV trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn theo như Bảng 1. 2.
Bảng 1. 2 Thông số vận hành và nhu cầu phụ tải các trạm biến áp 110 kV

TT

Tên TBA

1

Đồng Mỏ (E13.1)

2

Lạng Sơn (E13.2)
Đồng Đăng

3

(E13.6)
Hữu Lũng


4

(E13.7)

1.1.3 Lưới điện
a. Lưới điện 110 kV tỉnh Lạng Sơn
Lưới điện 110kV được liên kết với hệ thống điện miền Bắc qua 03 đường dây:
- Đường dây 110 kV Lạng Sơn - Quảng Uyên, dây dẫn AC-185, chiều dài

114,135km liên kết lưới điện 110 kV tỉnh Cao Bằng;
- Đường dây 110 kV XM Đồng Bành - Bắc Giang, dây dẫn AC-150, chiều dài

50km liên kết lưới điện 110 kV tỉnh Bắc Giang;
- Đường dây 110 kV Na Dương - Tiên Yên, dây dẫn AC-240, chiều dài 61,83 km

liên kết lưới điện 110 kV tỉnh Quảng Ninh.
Ngoài ra, cịn có các đường dây 110 kV liên kết các trạm 110 kV trên địa bàn tỉnh
và nhà máy nhiệt điện Na Dương:
- Đường dây 110 kV mạch kép Na Dương - Lạng Sơn, dây dẫn AC-185, chiều dài

38,5 km;
- Đường dây 110 kV Lạng Sơn - Đồng Mỏ, dây dẫn AC-185, chiều dài 40,2

km;

3


- Đường dây 110 kV Đồng Mỏ - XM Đồng Bành, dây dẫn AC-150, chiều dài 12km.


Chi tiết thông số vận hành các tuyến đường dây 110 kV trên địa bàn tỉnh Lạng

Sơn trong năm 2019 trong Bảng 1. 3.
Bảng 1. 3 Thơng số, tình hình vận hành các đường dây 110 kV

TT

1

2

3

Tên tuyến dây

171A13.0 Na dương 171E13.2 Lạng sơn
171E.13.1 Đồng Mỏ 173 E13.2 Lạng Sơn
172A13.0 Na dương 172E13.2 Lạng sơn
172E13.6 Đồng Đăng-

4

171A13.5 TĐ Thác
Xăng

5

6


7

173A13.0 Na Dương 173E5.6 Tiên Yên
174E13.2 Lạng Sơn 171E13.6 Đồng Đăng
172-7 E13.4 Đồng Bành
- 172E13.1 Đồng Mỏ

b, Lưới điện trung áp:
- Trạm biến áp 110 kV Đồng Mỏ xã Quang Lang – huyện Chi Lăng với công suất

2x25 MVA -110/38,5/10,5 kV với các xuất tuyến ngăn lộ đường dây
+ Lộ 372: Cấp điện cho một phần phụ tải huyện Chi Lăng và là lộ đường dây dự
phòng cấp điện cho 1 phần huyện Hữu Lũng khi cần thiết chiều dài 21,2km và P max =
1,2MW.


4


+ Lộ 373: Cấp điện cho phụ tải dọc đường 1A từ trạm 110kV lên phía TP Lạng Sơn,

cấp điện các xã Mai sao, Nhân lý, Quan Sơn đường trực đường dây có liên kết mạch vịng
với đường dây 375E13.2 Lạng Sơn tổng chiều dài 21,2km và Pmax = 10,4MW.
+ Lộ 374: Dự phòng
+ Lộ 375: Cấp điện một phần huyện Chi Lăng, một phần huyện Văn Quan, Bình

Gia và toàn bộ huyện Bắc Sơn tổng chiều dài lộ dây 375,865km và Pmax = 13,3MW.
+ Lộ 377: Cấp điện một phần huyện Chi Lăng và thường xuyên cấp hỗ trợ cấp

điện lộ 379 Hữu Lũng tổng chiều dài 13,393km và Pmax = 1,2MW.

- Trạm biến áp 110kV Lạng Sơn với công suất 2x40MVA -110/38,5/23kV với các
xuất tuyến ngăn lộ đường dây
+ Lộ 373: Cấp điện cho một phần phụ tải huyện Cao lộc và tồn bộ huyện Lộc

Bình, Đình Lập chiều dài 526,894km và Pmax = 18,9MW.
+ Lộ 374: Dự phòng
+ Lộ 375: Cấp điện cho một phần khu vực Thành phố và một phần nhỏ huyện Văn

Quan tổng chiều dài 108,062km và Pmax = 2,7MW.
+ Lộ 376: Cấp điện một phần huyện Cao Lộc tổng chiều dài 116,007km và Pmax
= 4MW.
+ Lộ 471: Cấp điện khu vực Thành Phố tổng chiều dài 26,4km và Pmax =

13,02MW.
+ Lộ 472: Cấp điện khu vực Thành Phố, một phần huyện Cao Lộc tổng chiều dài

47,63km và Pmax = 8,5MW.
+ Lộ 473: Cấp điện khu vực Thành Phố tổng chiều dài 20,07km và Pmax = 15,9MW.
+ Lộ 474: Cấp điện khu vực Thành Phố tổng chiều dài 11,19 km và P max = 12,7 MW.
+ Lộ 475: Dự phòng
+ Lộ 476: Cấp điện khu vực Thành phố tổng chiều dài 21,64 km và Pmax = 6 MW.
- Trạm biến áp 110kV Đồng Đăng với công suất 2x40 MVA -110/38,5/23 kV với

các xuất tuyến ngăn lộ đường dây.
+ Lộ 372: Cấp điện cho khu vực cửa khẩu Tân Thanh huyện Văn lãng chiều dài
57,496 km và Pmax = 4,1 MW.

5



+ Lộ 374: Cấp điện cho khu vực Hồng Phong huyện Cao Lộc chiều dài 17,767 km

và Pmax = 13,2 MW.
+ Lộ 375: Cấp điện khu vực của khẩu Hữu Nghị huyện Cao Lộc tổng chiều dài

21,404 km và Pmax = 5 MW.
+ Lộ 376: Dự Phòng
+ Lộ 377: Cấp điện Khu vực Na Sầm huyện Văn Lãng và toàn bộ huyện Tràng

Định tổng chiều dài 428,668 km và Pmax = 22,6 MW.
+ Lộ 471: Cấp điện khu vực Thị trấn Đồng Đăng huyện Cao Lộc tổng chiều dài

8,71 km và Pmax = 6,1 MW.
+ Lộ 473: Liên lạc hỗ trợ trạm 110 kV Thành Phố 8,19 km và Pmax = 2 MW.
- Trạm biến áp 110 kV Hữu Lũng với công suất 2x40 MVA -110/38,5/23 kV với

các xuất tuyến ngăn lộ đường dây.
+ Lộ 371: Dự phòng.
+ Lộ 373: Cấp điện cho khu vực thị trấn huyện Hữu Lũng chiều dài 25,34 km và
Pmax = 9,2 MW.
+ Lộ 375: Cấp điện khu vực Đồng Tân, Hữu Liên tổng chiều dài 42,9km và Pmax
= 3,5 MW.
+ Lộ 377: Cấp điện khu vực xã Yên Bình, xã Quyết Thắng tổng chiều dài chiều
dài 74,6 km và Pmax = 1,5 MW.
+ Lộ 379: Cấp điện dọc quốc lộ 1A liên lạc mạch vòng với đường dây lộ
372E13.1 Đồng Mỏ tổng chiều dài chiều dài 16,33 km và Pmax = 1,5 MW.
+ Lộ 381: Cấp điện dọc quốc lộ 1A và khu vực Hòa Lạc, Hòa Sơn tổng chiều dài
chiều dài 52,5 km và Pmax = 4,5 MW.
Bảng 1. 4 Thơng số, tình hình vận hành các đường dây trung áp


TT

A
I

Tên đường dây

Cấp điện áp 35kV
TBA 110kV Lạng Sơn


6


TT

Tên đường dây

1

373E13.2

2

374E13.2

3

375E13.2


4

376E13.2

II

TBA 110kV Đồng Mỏ

5

372E13.1

6

373E13.1

7

374E13.1

8

375E13.1

9

377E13.1

III


TBA 110kV Đồng Đăng

11

372E13.6

12

373E13.6

10

374E13.6

12

375E13.6

13

377E13.6


14

379E13.6

7



TT

Tên đường dây

IV

TBA 110kV Hữu

15

373E13.7

16

375E13.7

17

377E13.7

18

379E13.7

19

381E13.7

B


Cấp điện áp 22kV
TBA 110kV Lạng Sơn

1

471E13.2

2

472E13.2

3

473E13.2

4

474E13.2

5

476E13.2


TBA 110kV Đồng Đăng
6

471E13.6

8



×