Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
CH ƯƠ NG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU
LỰC HOẠT ĐỘNG KHO VÀ VẬN TẢI TẠI CÔNG TY ĐẠI LÝ HÀNG HẢI
QUẢNG NINH
1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài và xác lập, tuyên bố vấn đề trong đề tài
Việt Nam là quốc gia đang nổi lên với nền kinh tế phát triển năng động và có tốc độ
tăng trưởng cao. Các tổ chức kinh tế và tài chính trên thế giới đã đưa ra những đánh giá và
dự báo khả quan về sự phát triển của kinh tế nước ta trong thời gian tới, bất chấp nền kinh tế
thế giới đang lâm suy thoái trầm trọng.Cùng với sự phát triển kinh tế là quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện rõ nhất ở
việc Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại
thế giới WTO. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập này đó là sự phát
triển của ngành kinh doanh dịch vụ logistics. Logistics là một ngành mới phát triển ở Việt
Nam trong những năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam mở cửa thị trường, các
hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh, thì hoạt động logistics đóng vai trò đặc biệt quan
trọng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tham gia vào thị truờng quốc tế của các DN Việt
Nam. Sự phát triển của dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất,
kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển
tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đây là
một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của hoạt động này có tầm quan
trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Do
đó để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế thì điều tất yếu Việt
Nam phải nâng cao hiệu quả hoạt động của dịch vụ logistics.
Tại Việt Nam, hoạt động logistics chưa phát triển toàn diện, các DN kinh doanh dịch
vụ logistics tại Việt Nam thực tế chưa đủ khả năng để cung cấp dịch vụ logistisc theo đúng
nghĩa của nó, hầu hết các DN Việt Nam chủ yếu chỉ tham gia một số công đoạn của hoạt
động này với quy mô nhỏ. Hoạt động chủ yếu các DN nước ta tham gia vào chuỗi hoạt động
cung cấp các dịch vụ logistics này chính là hoạt động vận tải. Nhưng thực tế thì thị phần mà
Bùi Thị Hằng – K41A3
1
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
các DN trong nước có được từ các hợp đồng xuất nhập khẩu để cung cấp dịch vụ này thì lại
rất nhỏ. Theo tính toán của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics
là vận tải biển thì các DN trong nước chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng
hoá xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các DN nước ngoài, trong khi đó 90%
lượng hàng hóa xuất nhập khẩu là thông qua phương thức vận tải biển. Rõ ràng, Việt Nam
đang bị nép vế trên sân nhà, các DN Việt Nam dường như chưa đủ năng lực và điều kiện để
cạnh tranh với các tập đoàn kinh doanh dịch vụ logistics và các hãng tàu có lịch sử lâu đời
trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam như DHL, APL, NYK, Schenker… Các DN logistics ở
nước ta thua kém các tập đoàn này về mọi mặt: cơ sở hạ tầng, vốn, công nghệ, nguồn nhân
lực, hành lang pháp lý… và cần một sự đầu tư và nỗ lực lớn để có thể phát triển và nâng cao
khả năng cạnh tranh của DN mình, đặc biệt là hoạt động vận tải - hoạt động mang lại nguồn
lợi lớn nhất.
Để có thể hiểu rõ hơn tình hình hoạt động của các DN cung cấp dịch vụ logistics hiện
nay em muốn đề cập trực tiếp đến một DN cụ thể, đó là Đại lý hàng hải Quảng Ninh (VOSA
Quảng Ninh) – là thành viên của Hiệp hội môi giới và đại lý tàu biển Việt Nam(VISABA),
Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), cũng là thành viên của hiệp hội hàng hải
quốc tế và vùng biển Ban tích (BIMCO). Vosa Quảng Ninh là DN hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh dịch vụ logistics, nhưng cũng giống như hầu hết các DN trong nước khác, công
ty chỉ cung cấp một số dịch vụ chủ chốt và truyền thống mà chủ yếu là hoạt động kho, vận
tải. Hai hoạt động này mang lại nguồn doanh thu lớn, đóng góp vào hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty.
Kho, vận tải (quốc tế và nội địa) nằm trong nhóm năm hoạt động đựơc thuê ngoài
nhiều nhất. Theo kết quả khảo sát về logistics năm 2008 của công ty SCM, hoạt động vận tải
nội địa được thuê ngoài nhiều nhất ( 100%), hoạt động kho bãi (73%), hoạt động vận tải
quốc tế (59%).
Bùi Thị Hằng – K41A3
2
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Biểu đồ 1.1: Nhóm 5 hoạt động logistics được thuê ngoài
( Nguồn : Bộ phận Nghiên cứu và tư vấn – công ty SCM)
Theo kết quả khảo sát trên có thể nhận thấy vị trí của hoạt động kho và vận tải trong
hệ thống logistics đóng vai trò quan trọng ra sao, việc Vosa Quảng Ninh hoạt động chủ yếu
trên hai lĩnh vực này và chú trọng đầu tư nhằm phát triển và nâng cao hơn nữa chất lượng,
tạo ra năng lực cạnh tranh của công ty dựa vào việc phát triển hoạt động kho và vận tải là
việc cần phải làm.
Bên cạnh đó theo kết quả điều tra, khảo sát tại công ty về vấn đề cấp thiết đặt ra đối
với công ty VOSA Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay thì vấn đề về hoạt động kho, vận tải
được đặt lên hàng đầu (4/5 người tương đương với 80% số người được điều tra đều nêu ra
quan điểm của mình liên quan đến hoạt động kho, vận). Họ quan tâm đến việc làm sao để
hoạt động kho, vận đạt được hiệu quả ngày càng cao và đóng góp vào tăng trưởng lợi nhuận
của công ty nhiều hơn.
Theo như tính cấp thiết của vấn đề đã nêu ra ở trên, chính vì vậy em muốn tập trung
nghiên cứu về “ Giải pháp tăng cường hiệu lực hoạt động kho - vận tải tại công ty Đại lý
hàng hải Quảng Ninh”
1.2. Mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Trước tiên, việc nghiên cứu vấn đề góp phần hoàn thiện kiến thức lí luận về logistics
nói chung và các kiến thức cụ thể về hoạt động kho và vận tải nói riêng. Bài viết muốn đưa
Bùi Thị Hằng – K41A3
3
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
ra các lý thuyết cụ thể về hoạt động kho vận nhưng đặt trong mối quan hệ tổng thể với hệ
thống logistics tại các DN kinh doanh dịch vụ logistics. Cùng với đó sẽ ứng dụng các kiến
thức lí luận này vào thực tế cụ thể để giải quyết vướng mắc trên thực tế.
Thứ hai, bài viết tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động của công ty Đại lý hàng
hải Quảng Ninh trong lĩnh vực kho, vận để mọi người có cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động
của một công ty kinh doanh dịch vụ logistics tiêu biểu.
Thứ ba, nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần đưa ra một số giải pháp để tăng cường
hiệu lực hoạt động của công ty trên lĩnh vực kinh doanh chủ chốt đó là kho và vận tải.
Chủ thể nghiên cứu của đề tài là công ty Đại lý hàng hải Quảng Ninh - một công ty
kinh doanh dịch vụ logistics
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là hoạt động kho và vận tải hàng hoá – là hai
dịch vụ cơ bản mà công ty cung ứng cho khách hàng trên thị trường.
Đề tài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp do công ty cung cấp trong khoảng thời gian
từ năm 2006 đến nay.
1.3. Kết cấu luận văn tốt nghiệp
Luận văn có kết cấu 4 chương:
• Chương I: Tổng quan nghiên cứu về giải pháp tăng cường hiệu lực hoạt động kho -
vận tải tại công ty Đại lý hàng hải Quảng Ninh
• Chương II: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kho - vận tải của các
công ty logistics
• Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng hoạt động
kho và vận tải của công ty Đại lý hàng hải Quảng Ninh
• Chương IV: Các kết luận và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu lực hoạt động kho -
vận tải tại công ty Đại lý hàng hải Quảng Ninh
Bùi Thị Hằng – K41A3
4
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
CHƯƠNG II
TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KHO
VÀ VẬN TẢI CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS
2.1. Một số khái niệm và vấn đề lý thuyết cơ bản
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Dịch vụ logistics và công ty kinh doanh dịch vụ logistics
Theo Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn
phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu
quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành
phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến
tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của KH.
Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): “Dịch vụ logistics là hoạt
động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao
gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác,
tư vấn KH, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan
tới hàng hóa theo thỏa thuận với KH để hưởng thù lao”.
Công ty kinh doanh dịch vụ logistics là công ty thực hiện các dịch vụ liên hoàn, từ
thu mua, quản lý kho, đóng gói, chia lẻ, điều tiết hàng hoá theo kế hoạch bán hàng, đến dự
báo xu hướng bán hàng, có thể thay mặt cho chủ hàng trong việc thanh toán với KH trên cơ
sở ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông tin.
2.1.1.2. Các loại hình dịch vụ logistics
Có thể phân loại các dịch vụ logistics mà các công ty kinh doanh dịch vụ này cung cấp
bao gồm:
Bùi Thị Hằng – K41A3
5
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
• Dịch vụ vận tải: Là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở để khắc phục khoảng
cách về không gian của sản phẩm và dịch vụ trong hệ thống logistics theo yêu cầu của KH.
• Dịch vụ kho bãi: cung cấp cho KH nơi cất trữ nguyên vật liệu, thành phẩm trong suốt
quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền phân phối, đồng thời cung
cấp thông tin về tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho.
• Khai quan: khai báo hải quan, chuẩn bị chứng từ, hồ sơ kèm theo tờ khai hải quan,
xuất trình hàng hoá, phương tiện vận tải để cơ quan hải quan kiểm tra và thực hiện yêu cầu
của các cơ quan chức năng đối với hàng hoá XNK (kiểm tra chất lượng, kiểm dịch, phân
tích, giám định hàng hoá...), nộp thuế, lệ phí và các khoản thu khác, tiếp nhận hàng hoá, hành
lý, phương tiện vận tải sau khi thông quan.
•Giao nhận: là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho,
bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến
các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập
chứng từ liên quan đến hàng hóa.(theo quy tắc mẫu FIATA)
•Tư vấn chuỗi cung ứng: tư vấn quy trình trong chuỗi cung ứng, các phần mềm công
nghệ chuyên sâu trong việc quản trị chuỗi cung ứng.
•Cross – docking: là dịch vụ cho thuê địa điểm mà hàng hoá chuyển trực tiếp từ nơi
nhận hàng đến khu vực vận chuyển hàng mà không dừng lại hay đưa vào dự trữ. Do đó có
thể hiểu cross docking như là “chuyển qua ngay” (flow through). Nó cũng là cách mà hàng
hoá chuyển qua các kho rộng hàng triệu mét khối của nhiều nhà bán lẻ lớn, nơi mà sẽ nhận
hàng để dán mã vạch chuyển sang các băng chuyền đến cửa chuyển hàng (shipping dock)
đưa đến từng cửa hàng bán lẻ riêng rẽ.
•VMI: dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, đo thử nghiệm, kiểm tra chất lượng hàng hoá.
2.1.2. Dịch vụ kho hàng hóa trong chuỗi dịch vụ logistisc
2.1.2.1. Kho và dịch vụ kho trong chuỗi dịch vụ logistics
Kho là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ, bảo quản và chuẩn bị hàng hoá
nhằm cung ứng hàng hoá cho KH với trình độ dịch vụ cao nhất và chi phí thấp nhất.
Bùi Thị Hằng – K41A3
6
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Dịch vụ kho là dịch vụ cho KH thuê địa điểm làm nơi cất trữ nguyên vật liệu, thành
phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền phân phối,
đồng thời cung cấp thông tin về tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hóa được
lưu kho.
2.1.2.2. Vai trò của dịch vụ kho với các DN sản xuất kinh doanh
Các DN kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp cho các DNTM một mạng lưới nhà kho
đa chức năng. Các kho này có khả năng giúp các nhà kinh doanh giữ hàng ở nhiều cấp độ
khác nhau, nhờ có mạng lưới kho rộng khắp cùng với đội ngũ cán bộ nghiệp vụ của mình mà
các nhà kinh doanh giảm được chi phí xây dựng kho và thuê nhân công, tránh phí tổn cao
trong việc tích trữ hàng hoá. Do giảm được chi phí này và thời gian nên các nhà kinh doanh
sẽ giảm được giá thành sản phẩm, tập trung vào hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng
cạnh tranh trên thị trường.
Những nhà kho này có thể nhận hàng hoá trong nước cũng như hàng hoá ở nước ngoài,
chính vì thế các nhà kho này thường được phân bố ở các cảng biển, sân bay, ga… thuận lợi
cho việc trung chuyển hàng hoá được linh hoạt.
Dịch vụ kho ngoài ra còn cung cấp cho KH các quy trình đặt hàng, thiết bị sửa chữa
ngoài, lắp ráp thành phẩm theo ý KH …tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giao nhận
hàng hóa của KH.
2.1.2.3. Các loại hình kho và chức năng của nó
Có nhiều loại hình kho khác nhau được sử dụng khá linh hoạt để đáp ứng các mục tiêu
dự trữ cụ thể.
Phân loại theo đối tượng phục vụ
- Kho định hướng thị trường: Kho đáp ứng yêu cầu của KH trên thị trường mục tiêu.
Kho này có chức năng chủ yếu là dịch vụ KH: tổng hợp các lô hàng và cung ứng thoả mãn
các nhu cầu của KH.
- Kho định hướng nguồn hàng: Kho có vị trí ở các khu vực sản xuất, đáp ứng các yêu
cầu cung cấp nguyên liệu, phụ tùng, và các yếu tố đầu vào khác của các nhà sản xuất và do
đó chức năng chủ yếu là thu nhận và tập trung vận chuyển, tiếp tục quá trình sản xuất và dự
trữ thời vụ.
Bùi Thị Hằng – K41A3
7
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Phân theo điều kiện thiết kế, thiết bị
- Kho thông thường: Có đặc điểm thiết kế, kiến trúc xây dựng và thiết bị thực hiện quá
trình công nghệ trong điều kiện bình thường.
- Kho đặc biệt: Có đặc điểm thiết kế - kiến trúc xây dựng và thiết bị riêng biệt để bảo
quản những hàng hoá đăch biệt do tính chất thương phẩm và yêu cầu của quá trình vận động
hàng hoá như kho lạnh, kho ngoại quan, kho bảo thuế…(xem thêm Phụ lục)
Phân theo đặc điểm kiến trúc
- Kho kín: Có khả năng tạo môi trường bảo quản kín; chủ động duy trì chế độ bảo
quản, ít chịu ảnh hưởng của các thông số môi trường bên ngoài.
- Kho nửa kín: Chỉ có thể che mưa, nắng cho hàng hoá, không có các kết cấu (tường)
ngăn cách với môi trường ngoài kho.
- Kho lộ thiên (bãi chứa hàng): Chỉ là các bãi tập trung dự trữ những hàng hoá ít hoặc
không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của khí hậu, thời tiết.
Phân theo mặt hàng bảo quản
- Kho tổng hợp: Có trình độ tập trung hoá và chuyên môn hoá cao. Kho bảo quản nhiều
loại hàng hoá theo các khu kho và nhà kho chuyên môn hoá.
- Kho chuyên nghiệp: Chuyên bảo quản một nhóm hàng/loại hàng nhất định.
- Kho hỗn hợp: Có trình độ tập trung hoá và chuyên môn hoá thấp nhất. Kho bảo quản
nhiều loại hàng hoá trong một khu kho hoặc nhà kho.
2.1.3. Dịch vụ vận tải hàng hoá trong chuỗi dịch vụ logistics
2.1.3.1.Vận tải và dịch vụ vận tải trong chuỗi dịch vụ logistics
Vận tải hàng hoá xét theo quan điểm quản trị logistics, là sự di chuyển hàng hoá trong
không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện các yêu cầu của mua
bán, dự trữ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Dịch vụ vận tải là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở để khắc phục khoảng
cách về không gian của sản phẩm và dịch vụ trong hệ thống logistics theo yêu cầu của KH.
2.1.3.2. Vai trò của dịch vụ vận tải với các DN sản xuất kinh doanh
Vận chuyển hàng hoá liên kết rất nhiều thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng tổng
thể. Đây là quá trình tác động về mặt không gian lên đối tượng chuyên chở mà nhiệm vụ của
Bùi Thị Hằng – K41A3
8
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
nó là phải khai thác hiệu quả các nguồn lực khi dịch chuyển hàng hoá từ điểm khởi đầu của
nó tới điểm tiêu dùng cuối cùng.
Cùng với các hoạt động logistics khác, vận chuyển đóng góp một phần giá trị gia tăng
cho sản phẩm của DN. Trước hết, vận chuyển đáp ứng yêu cầu của KH về vị trí – rõ ràng sản
phẩm chỉ có giá trị khi nó đến được tay người tiêu dùng ở đúng nơi người ta cần đến nó. Thứ
hai, vận chuyển đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian. Chính việc lựa chọn phương án, tuyến
đường vận tải và cách tổ chức vận chuyển hàng hoá sẽ quyết định tời việc lô hàng có đến nơi
kịp hay không. Nếu vận chuyển chậm trễ, hoặc hàng hoá đến vào những thời điểm không
thích hợp sẽ gây phiền phức cho KH và có thể làm tăng thêm chi phí dự trữ. Giá trị gia tăng
ở đây chính là việc bạn hàng/KH nhận được sản phẩm đúng nơi và đúng lúc.
2.1.3.3. Các loại hình dịch vụ vận tải
a) Phân loại theo đặc trưng con đường/ loại phương tiện vận tải có các loại hình dịch
vụ vận tải sau:
- Đường sắt: Đường sắt có chi phí cố định cao (tàu, nhà ga, bến bãi) và chi phí biến đổi
thấp. Thường thích hợp với các loại hàng có trọng lượng lớn, khối lượng vận chuyển nhiều,
và cự li vận chuyển dài.Mặt hạn chế của vận chuyển đường sắt là kém linh hoạt.
- Đường thuỷ có chí phí cố định trung bình và chi phí biến đổi thấp (do khả năng vận
chuyển khối lượng hàng lớn nên có lợi thế nhờ quy mô), do đó đây là phương tiện có tổng
chi phí thấp nhất. Thích hợp với những thứ hàng cồng kềnh, lâu hỏng, giá trị thấp và hàng
đổ rời, trên các tuyến đường trung bình và dài. Đường thuỷ có hạn chế là tốc độ chậm, chịu
ảnh hưởng nhiều của thời tiết và các tuyến đường vận chuyển có hạn.
- Đường bộ: Đường bộ có chi phí cố định thấp và chi phí biến đổi trung bình. Đường
bộ có tính cơ động và tính tiện lợi cao, có thể đến được mọi nơi, mọi chỗ, với lịch trình vận
chuyển rất linh hoạt. Bởi vậy đây là phương thức vận chuyển nội địa phổ biến, cung cấp dịch
vụ nhanh chóng, đáng tin cậy, an toàn, thích hợp với những lô hàng vừa và nhỏ, tương đối
đắt tiền với cự li vận chuyển trung bình và ngắn.
- Đường hàng không: Đường hàng không có chi phí cố định cao và chi phí biến đổi
cao. Có tốc độ nhanh nhất, an toàn hàng hoá tốt, nhưng vì chi phí rất cao, nên thường chỉ
thích hợp với những mặt hàng mau hỏng, gọn nhẹ, có giá trị lớn, nhất là khi có yêu cầu vận
Bùi Thị Hằng – K41A3
9
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
chuyển gấp. Bên cạnh cước vận tải cao, hàng không còn bị hạn chế bởi thủ tục kiểm tra hàng
hoá và chứng từ khá phức tạp, mất nhiều thời gian, khối lượng vận chuyển bị hạn chế bởi
dung tích khoang chứa hàng và sức nặng của máy bay.
- Đường ống: Đường ống có chi phí cố định rất cao và chi phí biến đổi thấp nhất. Đây
là con đường hữu hiệu và an toàn để vận chuyển chất lỏng và khí hoá lỏng (xăng dầu, gas,
hoá chất). Chi phí vận hành không đáng kể và gần như không có hao hụt trên đường, ngoại
trừ trường hợp đường ống bị vỡ hoặc rò rỉ.
b) Phân loại theo khả năng phối hợp các phương tiện vận tải
-Vận tải đơn phương thức: cung cấp dịch vụ sử dụng một loại phương tiện vận tải.
Loại hình này cho phép chuyên doanh hoá cao, tạo khả năng cạnh tranh và hiệu quả. Mỗi
loại phương tiện vận tải đều có những ưu thế và hạn chế riêng như đã trình bày ở trên.
Nhược điểm của vận chuyển đơn phương thức là khi phải vận chuyển trên nhiều tuyến
đường khác nhau lại phải tiến hành giao dịch với từng người vận chuyển.
- Vận tải đa phương thức: Một DN vận tải sẽ cung ứng dịch vụ phối hợp ít nhất hai
loại phương tiện vận tải, sử dụng một chứng từ duy nhất và chịu trách nhiệm hoàn toàn về
quá trình vận chuyển hàng hoá. Đặc điểm chủ yếu của vận chuyển đa phương thức là sự tự
do chuyển đổi phương tiện giữa các hình thức vận tải khác nhau. Các dịch vụ vận chuyển đa
phương thức có được là do sự hợp tác giữa các hàng vận tải để phối hợp những dịch vụ riêng
lẻ của họ lại với nhau. Các đại lí vận tải, các trung tâm môi giới thường được sử dụng để
phối hợp các phương tiện và tạo ra các loại dịch vụ trọn gói, cung ứng sự thuận tiện cho chủ
hàng.
- Vận tải đứt đoạn : Là loại dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ nơi đi đến nơi đến bằng
hai hay nhiều phương thức vận tải, sử dụng hai hay nhiều chứng từ vận tải và nhiều nhà vân
chuyển phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong một hành trình vận chuyển. Là loại dịch vụ
vận tải làm tăng chi phí, hay gặp trong các thị trường vận tải không thống nhất, kém liên kết
và phát triển.
2.2. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của các công trình năm trước
Như đã nói ở trên, logistics là hoạt động khá mới mẻ đối với chúng ta, môn học
logistics mới được đưa vào nội dung giảng dạy của trường ĐH Thương mại trong những
Bùi Thị Hằng – K41A3
10
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
năm gần đây nên chưa có một đề tài nào nghiên cứu về vấn đề tăng cường hiệu lực kho vận
tại công ty kinh doanh dịch vụ logistics.
Bên cạnh đó, ta có thể kể đến một đề tài năm 2008 nghiên cứu hoạt động kho và vận
chuyển tại công ty XNK đó là:
1. “ Tăng cường hiệu lực quản trị kho và vận chuyển tại công ty CP XNK tạp phẩm
Hà Nội”. Đề tài nghiên cứu về hoạt động kho và vận chuyển trong DN thương mại, đưa ra
một số giải pháp tăng cường hiệu lực quản trị kho, vận chuyển bằng cách thuê ngoài.
2. “Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ vận tải hàng hoá của công ty Cổ phần
VINAFCO”. Đề tài đưa ra các lí thuyết về dịch vụ vận tải nói chung, các phương thức vận
tải. Đặt vấn đề dựa vào tiềm lực của công ty nên lựa chọn loại hình dịch vụ vận tải nào,
những ưu điểm của việc thuê ngoài dịch vụ vận tải. Đưa ra một số giải pháp nhằm tiết kiệm
chi phí đối với dịch vụ vận tải.
2.3. Phân định nội dung hoạt động kho và vận tải
2.3.1. Danh mục dịch vụ kho và vận tải
2.3.1.1. Danh mục dịch vụ kho
- Dịch vụ cho thuê mặt bằng kho, thuê bao trọn kho
- Dịch vụ giao nhận hàng, vận chuyển & phân phối hàng hoá
- Dịch vụ lưu giữ và bảo quản hàng hoá
- Dịch vụ đóng gói, dán nhãn bao bì
- Làm thủ tục đối với hàng hoá xuất nhập kho ngoại quan
- Dịch vụ kiểm đếm hàng hoá
- Dịch vụ xếp dỡ hàng hoá
- Dịch vụ quản lý kho, báo cáo tồn kho
2.3.1.2. Danh mục dịch vụ vận tải
- Cho thuê phương tiện, thiết bị vận tải, xếp dỡ
- Dịch vụ vận chuyển nhanh
- Giao hàng dự án, giao hàng bằng container
Bùi Thị Hằng – K41A3
11
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
- Vận tải đa phương thức với các phương thức vận tải : đường bộ, đường biển, đường
hàng không, đường sắt, đường ống
- Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
2.3.2. Xác định cơ cấu và chất lượng dịch vụ
2.3.2.1. Cơ cấu dịch vụ kho và vận tải
Dịch vụ kho và vận tải là hai dịch vụ chủ chốt trong chuỗi các dịch vụ logistics mà các
công ty logistics cung cấp, hai dịch vụ này bao giờ cũng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu dịch
vụ logistics. Tuy nhiên cơ cấu dịch vụ vận tải bao giờ cũng lớn hơn dịch vụ kho.
Biểu đồ 2.1 : Nhóm 3 hoạt động logistics được thuê ngoài
( Nguồn : Bộ phận nghiên cứu và tư vấn – công ty SCM)
Biểu hình trên phản ánh tỉ lệ % các DN tại Việt Nam đã sử dụng các dịch vụ logistics
do các công ty logistics cung cấp. Dịch vụ vận tải nội địa chiếm tỉ trọng cao nhất, 100% các
DN tham gia khảo sát đều sử dụng dịch vụ vận tải nội địa của các công ty logistics vì vận tải
nội địa đòi hỏi vốn đầu tư lớn và quản lý tốt như đầu tư vào đội xe, quản lý tài xế, bảo trì đội
xe, do đó tất cả các KH đều có nhu cầu thuê ngoài dịch vụ này.
Cùng với đó, dịch vụ vận tải quốc tế chiếm tỉ trọng là 59%, cùng với vận tải nội địa,
vận tải quốc tế tạo thêm sức mạnh cho dịch vụ vận tải nói chung, chi phối và có tác động lớn
tới các loại hình dịch vụ logistics khác.
Bùi Thị Hằng – K41A3
12
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Dịch vụ kho bãi chiếm tỉ trọng là 73% thấp hơn dịch vụ vận tải nhưng vẫn có xu hướng
tăng trong tương lai. Tỉ trọng loại hình dịch vụ kho bãi lớn như thế vì lợi thế kho bãi của các
DN kinh doanh dịch vụ logistics lớn, họ có diện tích mặt bằng kho bãi rộng, cùng với đó là
điều kiện trang thiết bị kho bãi luôn luôn đảm bảo an toàn cho hàng hoá trong kho, như vậy
những DN đi thuê ngoài dịch vụ này sẽ không phải tốn thêm một khoản chi phí khổng lồ cho
việc đầu tư kho bãi cho DN mình.
2.3.2.2. Xác định chất lượng dịch vụ
• Đánh giá dưới góc độ KH
Khi tìm hiểu một nhà cung cấp dịch vụ, thông thường KH dựa trên uy tín sẵn có của
nhà cung cấp trên thị trường hay dựa vào bản thân kinh nghiệm của KH để đánh giá. Hiện
nay chưa có tiêu chuẩn rõ ràng để KH đánh giá chất lượng của nhà cung cấp dịch vụ, tuy
nhiên thông thường có thể dựa trên những nhóm tiêu chí sau:
Nhóm các tiêu chí về nguồn lực:
- Sự đầy đủ và sẵn sàng của phương tiện và thiết bị.
- Tình trạng của phương tiện và thiết bị.
- Khả năng xác định vị trí và tình trạng của hàng hóa.
- Cơ sở vật chất.
Nhóm các tiêu chí về đầu ra dịch vụ:
- Tốc độ cung cấp dịch vụ.
- Độ tin cậy của dịch vụ cung cấp (tính đúng giờ trong việc giao và nhận hàng hóa,
thông tin cung cấp chính xác…).
- Cung cấp dịch vụ với chất lượng ổn định.
- An toàn và an ninh của hàng hóa (không thất thoát hư hỏng).
- Quy trình chứng từ đáng tin cậy (không mắc lỗi).
- Giá dịch vụ cạnh tranh.
Nhóm các tiêu chí về quá trình cung cấp dịch vụ:
- Thái độ và tác phong của nhân viên trong việc đáp ứng các yêu cầu của KH
- Nhanh chóng giải đáp thắc mắc và đáp ứng yêu cầu của KH
- Kiến thức về các nhu cầu và đòi hỏi của KH
Bùi Thị Hằng – K41A3
13
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
- Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền dữ liệu điện tử trong dịch vụ KH
Nhóm các tiêu chí về quản lý.
- Trình độ và kỹ năng chuyên môn của nhà quản lý và nhân viên, gồm cả kỹ năng xử lý
sự cố.
- Nhân viên thông hiểu các nhu cầu và đòi hỏi của KH.
- Tiếp nhận và xử lý thông tin từ KH.
- Liên tục cải tiến các quy trình khai thác hướng tới KH.
Chất lượng rõ ràng không phải là một yếu tố ngẫu nhiên mà nó là kết quả của sự tác
động của hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ đến nhau. Muốn đạt được chất lượng
dịch vụ như mong muốn, đáp ứng tốt nhu cầu KH cần quản lý và phối hợp tốt các yếu tố
trên. Nếu DN đạt được hiệu quả cao trong vấn đề quản lý chất lượng dịch vụ thì đó sẽ là lợi
thế lớn cho DN trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
2.3.3. Quy trình cung ứng dịch vụ kho và vận tải
2.3.3.1. Quy trình cung ứng dịch vụ vận tải
1
Sơ đồ 2.2 : Quy trình cung ứng dịch vụ vận tải
( Nguồn: Công ty DHL)
Quy trình cung ứng dịch vụ vận tải ta có thể xét theo hai quy trình đã nêu trên:
1. Quy trình Booking ( Đặt hàng)
Bùi Thị Hằng – K41A3
14
1.Booking
2.Dispatch
3.Pick up
4.Warehouse
5.Outbound 6
I
.Delivery
6
II
.Tranfer
7. Inbound
8.Delivery
I
II
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Là quy trình nhận thông tin từ KH yêu cầu vận chuyển hàng, thay đổi hoặc huỷ bỏ việc
yêu cầu vận chuyển hàng. Bộ phận này cần ghi nhận các thông tin và báo cho bộ phận điều
phối biết những yêu cầu của KH đồng thời lập phương thức thanh toán với KH.
2. Quy trình Dispatch ( Điều phối)
Là quy trình điều phối và truyền thông tin yêu cầu vận chuyển hàng cho người vận
chuyển và các thông tin liên quan đến bất cứ sự thay đổi hoặc huỷ bỏ nào ở bộ phận dịch vụ
KH và người vận chuyển. Bộ phận này có nhiêm vụ chính là nhận thông tin yêu cầu vận
chuyển hàng từ bộ phận dịch vụ KH, truyền thông tin yêu cầu vận chuyển cho người vận
chuyển, giám sát và tiếp chuyển thông tin về những thay đổi giữa người vận chuyển và dịch
vụ KH.
3. Quy trình Pick up
Là quy trình nhận lô hàng để vận chuyển theo yêu cầu của KH. Ở quy trình này cần
thực hiện các nhiệm vụ: chuẩn bị phương tiện vận tải, đến địa điểm nhận hàng, kiểm tra lô
hàng ( kiểm tra đóng gói và giấy tờ lô hàng), thu cước (tuỳ thuộc vào phương thức thanh
toán) và quản lý hàng vận chuyển.
4. Quy trình Warehouse
Là quy trình vận chuyển hàng về kho. Tuỳ theo yêu cầu của KH, hàng có thể được
chuyển thẳng đến địa điểm theo yêu cầu của KH hoặc có thể được lưu kho tại công ty vận
chuyển sau một thời gian rồi mới vận chuyển đến nơi theo yêu cầu của KH.
5. Quy trình Outbound
Là quy trình chuẩn bị hàng do trung tâm dịch vụ thực hiện để vận chuyển hàng đến
điểm tiếp theo hoặc điểm đến cuối cùng. Ở quy trình này cần phải phân loại hàng, kiểm tra
giấy tờ lô hàng, đóng gói hàng hoá vào các container, đảm bảo tất cả các phương tiện vận tải
trong điều kiện sẵn sàng chuyển hàng, đảm bảo các lô hàng được xuất đúng giờ.
Đối với quy trình I, hàng hoá được vận chuyển đến điểm cuối cùng theo yêu cầu của
KH, công ty thực hiện Quy trình 6
I
: Delivery
Là quy trình giao hàng cho người nhận hoặc người được chỉ định nhận hàng. Hàng hoá
cần phải vận chuyển đến đúng địa chỉ và xác nhận việc nhận hàng của người nhận.
Đối với quy trình II, hàng hoá được vận chuyển qua trung tâm trung chuyển:
Bùi Thị Hằng – K41A3
15
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
6
II
. Quy trình Transfer
Là quy trình dỡ hàng, mở túi, tập kết hàng theo điểm đến, đóng gói vào túi ở cấp độ
khu vực. Ở quy trình có nhiệm vụ: khai thác hàng từ phương tiện chuyên chở đến trung tâm
trung chuyển, nhập hàng vào khu vực khai thác và tập kết hàng, đảm bảo hàng sẵn sàng
chuyển đến điểm đến
7. Quy trình Inbound
Là quy trình phân hàng theo tuyến phát hàng tại trung tâm dịch vụ. Nhiệm vụ ở quy
trình này là: nhận hàng ở quy trình Tranfer, đảm bảo việc phân hàng theo đúng tuyến phát
hàng, tạo thuận lợi cho quy trình phát hàng.
8. Quy trình Delivery ( phát hàng), tương tự quy trình 6
I
2.3.3.2. Quy trình cung ứng dịch vụ kho
Sơ đồ 2.3 : Quy trình cung ứng dịch vụ kho
1. Quy trình Booking
Là quy trình nhận thông tin từ KH yêu cầu dịch vụ kho hàng, thay đổi hoặc huỷ bỏ việc
yêu cầu dịch vụ. Bộ phận này cần ghi nhận các thông tin và báo cho bộ phận điều phối biết
những yêu cầu của KH đồng thời lập phương thức thanh toán với KH.
2. Quy trình Dispatch
Là quy trình điều phối và truyền thông tin yêu cầu về dịch vụ kho hàng cho bộ phận
kho bãi và các thông tin liên quan đến bất cứ sự thay đổi hoặc huỷ bỏ nào ở bộ phận dịch vụ
KH. Bộ phận này có nhiêm vụ chính là nhận thông tin yêu cầu dịch vụ kho hàng từ bộ phận
dịch vụ KH, truyền thông tin yêu cầu dịch vụ kho cho bộ phận kho bãi, giám sát và tiếp
chuyển thông tin về những thay đổi giữa bộ phận kho bãi và dịch vụ KH.
3. Quy trình Warehouse
Là quy trình thực hiện dịch vụ tại kho hàng, bao gồm việc nhập hàng, quá trình tác
nghiệp trong kho và phát hàng
Bùi Thị Hằng – K41A3
16
Dispatch
Warehouse
Delivery
Booking
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
• Nhập hàng
- Chuẩn bị nhập hàng: chuẩn bị kho chứa; chuẩn bị các thiết bị dụng cụ để nhận hàng,
kiểm tra hàng; chuẩn bị nhân lực cần thiết.
- Tiến hành nhập hàng: Kiểm tra sơ bộ hàng hóa từ phương tiện chuyên chở đến; Dỡ
hàng từ phương tiện xuống; Song song tiến hành theo dõi hiện trạng hàng hóa; Đối chiếu hóa
đơn hoặc chứng từ gửi hàng khác; tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hoá; Sau đó
tiến hành nhập hàng vào kho và lưu số liệu vào máy, sổ sách, vào thẻ kho…
• Quá trình tác nghiệp trong kho bao gồm:
- Chất xếp hàng vào đúng vị trí đảm bảo thuận tiện cho việc bảo quản và vận chuyển
hàng
- Bảo quản hàng: cần phải quản lý nhiệt độ, độ ẩm, vệ sinh kho hàng, phòng cháy chữa
cháy và đảm bảo hao hụt ở mức thấp nhất.
- Tổng hợp lô hàng: là quá trình biến đổi hình thức hàng hoá và hình thành lô hàng theo
yêu cầu đơn hàng của KH.
- Chuẩn bị gửi hàng: bao gồm các thao tác đóng gói, dán nhãn, xếp theo thứ tự vào cửa
phát hàng.
• Phát hàng:
-Xếp lịch chạy xe theo thứ tự ưu tiên về mức độ cấp bách và thời hạn thực hiện đơn
hàng
-Chất xếp hàng hoá lên phương tiện vận tải
-Kiểm tra chứng từ, hoá đơn thanh toán và lệnh xuất kho; làm chứng từ giao hàng; làm
giấy phép vận chuyển.
-Kiểm tra, theo dõi tình hình giao hàng, biến động của hàng hoá còn lại trong kho và
nhập số liệu vào máy tính, sổ kho, thẻ kho
2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu lực hoạt động kho và vận tải
2.3.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu lực hoạt động kho
a) Chỉ tiêu tài chính
Bùi Thị Hằng – K41A3
17
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Chỉ tiêu định lượng đầu tiên mà mọi DN đều cần phải quan tâm đến đó là doanh thu và
lợi nhuận đạt được từ việc cung cấp dịch vụ kho mang lại.
Doanh thu = Q x P
Trong đó: Q : sản lượng hàng hoá (dịch vụ) trong 1 thời gian nhất định ( 1năm)
P: Giá hàng hoá (dịch vụ)
Bên cạnh đó có thể tính đến số lượng hợp đồng cung cấp dịch vụ kho cho các KH
trong một giai đoạn nhất đinh (tháng, quý, năm)
b) Khối lượng hàng hoá lưu chuyển của kho
Đây là chỉ tiêu định lượng. Chỉ tiêu này được tính bằng số tấn vật tư, hàng hoá nhập,
xuất, bảo quản ở kho trong từng khoảng thời gian nhất định ( năm, quý, tháng). Nó cũng có
thể tính bằng các đơn vị hiện vật khác như m
3
, lít … hoặc xác định theo số lượnh danh điểm
mặt hàng nếu loại vật tư có nhiều danh điểm.
c) Tốc độ lưu chuyển hàng hóa qua kho
Đây là chỉ tiêu chất lượng. Chỉ tiêu này thể hiện thời gian vật tư hàng hoá lưu kho dài
hay ngắn.
Tốc độ lưu chuyển hàng hoá qua kho được xác định bằng một trong hai chỉ tiêu:
- Số ngày của một vòng lưu chuyển (ký hiệu N) :N = O
tb
x T (ngày)
X
- Số vòng lưu chuyển (ký hiệu V) : V = X / O
tb
(vòng)
Trong đó: O
tb
: tồn kho trung bình trong kỳ (tấn)
T : thời gian theo lịch trong kỳ ( ngày)
X : Lượng hàng hoá xuất kho trong kỳ
d) Bảo quản toàn vẹn hàng hoá
Chỉ tiêu này biểu hiện mức độ giữ gìn số lượng và chất lượng hàng hoá bảo quản ở
kho.
Dựa vào tính chất, điều kiện bảo quản và kỳ hạn bảo quản, khu vực và thời tiết nơi bảo
quản người ta tính toán được lượng hao hụt tự nhiên cho phép đối với từng loại hàng hoá,
dựa vào đó tính được lượng hao hụt định mức trong kỳ.
Bùi Thị Hằng – K41A3
18
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Lượng hao hụt tự nhiên định mức trong kỳ của loại vật tư hàng hoá có hao hụt được
tính bằng công thức :
H = (X + O
td
) x N x h%
T
H : lượng hao hụt định mức trong kỳ (năm, quý) của loại hàng hoá ( tấn)
X : Lượng vật tư hàng hoá xuất kho trong kỳ (tấn)
O
td
: lượng vật tư hàng hoá tồn kho thời điểm cuối kỳ (tấn)
N : thời gian bảo quản bình quân hàng hoá ở kho (ngày)
h%: tỷ lệ hao hụt tự nhiên cho phép ( năm, quý)
e) Sử dụng diện tích và dung tích nhà kho
Để đánh giá việc sử dụng, người ta dùng chỉ tiêu là tỷ lệ sử dụng diện tích (mặt bằng),
tỷ lệ sử dụng thể tích nhà kho.
- Để đánh giá việc sử dụng diện tích (mặt bằng) người ta dùng chỉ tiêu tỷ lệ sử dụng
diện tích có ích (ký hiệu hf): hf = f
1
/ f x 100%
f: diện tích có ích (m
2
)
f
1
: diện tích thực tế chứa hàng (m
2
)
- Để đánh giá việc sử dụng thể tích nhà kho được xác định bằng tỷ số giữa thể tích có
chứa vật tư hàng hoá và thể tích của kho theo thiết kế: h
v
= V
k1
/ V
tk
x 100%
Trong đó: h
v
: tỷ lệ sử dụng thể tích của nhà kho (%)
V
k1
: thể tích thực tế chứa vật tư hàng hoá
V
tk
: thể tích nhà kho theo thiết kế
2.3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu lực hoạt động vận tải
a) Chỉ tiêu tài chính
Giống như hoạt động kho, người ta cũng đo lường chỉ tiêu tài chính này thông qua kết
quả doanh thu và lợi nhuận mà hoạt động vận tải này mang lại (công thức như trên). Cùng
với đó là số hợp đồng mà công ty ký kết thực hiện được với KH của mình.
b) Khối lượng vận chuyển có thể đảm nhận được trong 1 thời gian
Bùi Thị Hằng – K41A3
19
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Đây là khối lượng vận chuyển mà DN có thể thực hiện được trong một hoàn cảnh cụ
thể và trong một giai đoạn nhất định. Khối lượng vận chuyển này nói lên tiềm năng của DN
và khả năng đáp ứng các yêu cầu vận chuyển của nền kinh tế.
Người ta có thể tính khối lượng vận chuyển của công ty qua kết quả tổng hợp từ các
hợp đồng vận chuyển.
c) Cước phí vận tải
Khi đặt giá mỗi DN vận tải phải căn cứ vào: chi phí sản xuất, quan hệ cung cầu trên thị
trường vận tải, sự cạnh tranh trên thị trường, sự điều tiết của Nhà nước.
Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến việc mua bán, đến quan hệ cung cầu bởi vậy người đặt
giá phải lường trước được các biến động khi có điều chỉnh giá. Người ta thường định giá
như sau: khi giá cả có sự thay đổi nhỏ và nhu cầu có sự thay đổi ít thì gọi là nhu cầu không
co giãn. Nếu nhu cầu thay đổi nhiều thì gọi là nhu cầu co giãn. Sự co giãn này được tính theo
công thức:
sự co giãn giá cả của nhu cầu = % thay đổi số lượng đòi hỏi/% thay đổi giá cả.
Trong ngành vận tải để xác định giá cước phải căn cứ vào giá thành vận tải, giá thành
này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khối lượng vận chuyển, loại phương tiện vận chuyển,
quy mô sản xuất, tính chất nguồn hàng.
Kết luận chương II:
Trong chương II luận văn đã làm rõ được các khái niệm và vấn đề lý thuyết cơ bản về
hoạt động logistics nói chung và hoạt động kho, vận nói riêng. Trong chương II cũng đã
phân định được nội dung các vấn đề về kho, vận sẽ được trình bày trong bài luận văn này
bao gồm: danh mục các dịch vụ kho, vận; xác định cơ cấu và chất lượng dịch vụ kho, vận;
quy trình cung cấp dịch vụ; các chỉ tiêu để đánh giá hiệu lực hoạt động đó.
CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHO - VẬN TẠI CÔNG TY ĐẠI LÝ HÀNG
HẢI QUẢNG NINH
Bùi Thị Hằng – K41A3
20
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.1.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này sử dụng đối với dữ liệu thứ cấp thu thập được từ việc nghiên cứu tài
liệu sẵn có ở sách và tài liệu do công ty cung cấp. Toàn bộ chương II của bài viết được hoàn
thành tốt cũng là do phương pháp nghiên cứu tài liệu từ nguồn tài liệu sẵn có ở các sách, báo
mạng.
Bên cạnh đó cũng có nguồn tài liệu do công ty cung cấp như hồ sơ giới thiệu năng lực
công ty, các bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh dịch vụ kho, vận
của công ty qua các năm… để từ đó có cách đánh giá về tình hình hoạt động của công ty
trong thời gian gần đây và đưa ra được những giải pháp xác đáng cho hoạt động kho, vận
của công ty.
3.1.1.2. Phương pháp sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm
Để có được số liệu phục vụ cho việc viết báo cáo thực tập, cũng là làm tiền đề cho việc
viết bài luận văn này thì em đã sử dụng phương pháp điều tra trắc nghiệm. Qua phiếu điều
tra trắc nghiệm có thể thấy được vấn đề cấp thiết của công ty đặt ra đó là hoạt động kho -
vận, thu được các ý kiến đánh giá về chất lượng dịch vụ để từ đó đi sâu nghiên cứu vào vấn
đề đó, đưa ra được các giải pháp cho công ty.
3.1.1.3. Phương pháp phỏng vấn kết hợp với sử dụng bảng hỏi
Đây là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều nhất trong bài luận văn này,
qua việc phỏng vấn một số chuyên viên chính của công ty điều hành lĩnh vực kinh doanh vận
tải và kho mà ta có thể thấy được tình hình hoạt động trong lĩnh vực này của công ty. Cùng
với việc phỏng vấn bên cạnh đó em còn sử dụng bảng hỏi để thuận lợi và nhanh chóng hơn
trong việc phỏng vấn và ghi chép ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này.
3.1.1.4. Phương pháp quan sát
Trong quá trình thực tập tại công ty em đã sử dụng phương pháp này để theo dõi được
quá trình làm việc của cán bộ, nhân viên công ty, quan sát cơ sở vật chất và hạ tầng công ty
và công nghệ mà công ty sử dụng.
3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Bùi Thị Hằng – K41A3
21
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
3.1.2.1. Phương pháp so sánh
Việc phân tích dữ liệu dựa vào phương pháp so sánh rất hay được sử dụng, ta có thể so
sánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm hay so sánh doanh thu, khối
lượng hàng của hoạt động này so với hoạt động khác hoặc so với tổng doanh thu, lợi nhuận
của cả công ty.
3.1.2.2. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng để thống kê các kết quả điều tra được từ bản điều tra,
thống kê ý kiến của những người được điều tra.
3.1.2.3. Phương pháp tính trung bình có trọng số
Phương pháp này được sử dụng để phân tích kết quả điều tra từ phiếu điều tra, qua việc
tổng hợp phiếu điều tra, tính được tỉ lệ các ý kiến đánh giá cho từng tiêu chí, từ đó sẽ tính
được mức điểm trung bình mà họ đánh giá cho từng tiêu chí.
3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt
động kho - vận tại công ty Đại lý hàng hải Quảng Ninh
3.2.1. Đánh giá tổng quan tình hình công ty Đại lý hàng hải Quảng Ninh
3.2.1.1. Khái quát về công ty
1. Tên công ty: Đại lý hàng hải Quảng Ninh – Quang ninh ocean shipping agency
Tên giao dịch : Vosa Quảng Ninh
Trụ sở giao dịch: 70 Lê Thánh Tông – TP Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh
2. Vốn điều lệ: 5.163.018.857 VND
3. Là thành viên của Đại lý hàng hải Việt Nam, cũng là thành viên của các tổ chức:
•Hiệp hội hàng hải quốc tế và vùng biển Ban tích (BIMCO)
•International Federation of Freight Forwarders Association (FIATA)
•Hiệp hội môi giới và đại lý tàu biển Việt Nam (VISABA)
•Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS)
•Văn phòng công nghệ và thương mại Việt Nam (VCCI)
3.2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty
* Đại lý tàu biển và cung ứng dịch vụ, môi giới hàng hải và thuê tàu
Bùi Thị Hằng – K41A3
22
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
- Kinh doanh cung ứng tàu biển, dịch vụ tàu lai, môi giới hàng hải và thuê tàu
- Thay đổi thuyền viên, dịch vụ y tế, thuyền viên hồi hương
* Thương mại
- XNK vật tư thiết bị kỹ thuật giao thông vận tải, tư liệu sản xuất, nguyên liệu, phụ
liệu, thực phẩm công nghệ, thực phẩm tươi sống, hàng tiêu dùng, lương thực, vật tư thiết bị
bưu chính viễn thông, vật tư thiết bị y tế, hàng hoá chất (không nằm trong danh mục nhà
nước cấm), thuỷ sản và gia công hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- XNK tiểu ngạch hàng than và vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến và kinh doanh
khoáng sản (trừ các loại khoáng sản nhà nước cấm)
- Kinh doanh khách sạn du lịch quốc tế, dịch vụ lữ hành nội địa
- XNK, tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu mặt hàng động vật, thực vật hoang dã (có
nguồn gốc hợp pháp), mặt hàng nông sản, lâm sản, hải sản
- Đại lý mua bán ký gửi và phân phối hàng hoá
* Kinh doanh kho bãi và văn phòng
- Kinh doanh bãi container với diện tích 12.000 m
2
tại cảng Cái Lân, 10.000 m
2
tại cửa
khẩu Vạn Gia ( Quảng Ninh)
- Cho thuê kho hàng với diện tích 2000 m
2
tại cảng Cái Lân
- Kinh doanh kho dầu thực vật: 02 bồn (dung tích 3200 CBM/bồn)
- Văn phòng làm việc cho thuê: 13000 m
2
* Kinh doanh giao nhận vận tải
- Dịch vụ tiếp nhận, đại lý giao nhận vận tải
- Kinh doanh dịch vụ khai thuê hải quan
- Vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá, dịch vụ gom hàng lẻ
- Giao nhận, vận chuyển, thủ tục hải quan cho hàng hoá của dự án
- Dịch vụ thủ tục và vận chuyển hành lý cá nhân Door – Door
- Vận tải nội địa và quốc tế ( Đường biển và hàng không)
3.2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Bùi Thị Hằng – K41A3
23
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Giám đốc
Phó giám đốc
Bộ phận hành chính Bộ phận kinh doanh Các chi nhánh và VPĐD
Phòng
hành
chính
tổ chức
Phòng
kế toán
Phòng
đại lý
tàu
biển
Phòng
thương
vụ
XNK
Phòng
đại lý
vận tải
và
thuê
tàu
Phòng
dịch vụ
cung
ứng tàu
biển
Khách
sạn
VP
ĐD
Hà
Nội
VP
ĐD
Hải
phòng
VP
ĐD
Cầm
Phả
Chi
nhánh
Móng
Cái
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Vosa Quảng Ninh
(Nguồn : Phòng hành chính tổ chức)
3.2.1.4. Nhân lực
Stt Vị trí Trình độ Số lượng
1 Đại lý tàu biển Kĩ sư 14,5%
2 Xuất nhập khẩu Cử nhân 16,4%
3 Thuê tàu và giao nhận vận tải Kĩ sư/cử nhân 30%
4 Cung ứng tàu biển Cử nhân 9,1%
5 Kho bãi Cử nhân/công nhân 8,2%
6 Tài chính Cử nhân 5,4%
7 Khách sạn và du lịch Cử nhân/công nhân 8,2%
8 Vị trí khác Công nhân 8,2%
Bảng 3.2: Cơ cấu nhân sự của công ty Vosa Quảng Ninh
( Nguồn: Phòng hành chính tổ chức)
Ta có thể thấy, số lượng lao động trong lĩnh vực dịch vụ kho bãi không nhiều, chỉ
chiếm 8,2 % trong tổng số lao động của công ty, nhưng bên cạnh đó, lao động trong lĩnh vực
dịch vụ vận tải lại khá lớn (trên 30%).
3.2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Bùi Thị Hằng – K41A3
24
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Đơn vị : VN đồng
Stt Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
52,013,377,431 74,411,005,946 74,912,338,840
2 Lợi nhuận trước thuế 5,176,040,880 5,555,152,655 6,044,575,403
3 Lợi nhuận sau thuế 3,726,749,435 3,981,941,862 4,352,094,290
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 của Vosa Quảng Ninh
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Qua bảng trên cho thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng đều qua các năm, kết
quả hoạt động kinh doanh rất khả quan.
3.2.2. Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động kho, vận tại công ty Đại lý
hàng hải Quảng Ninh
a) Các lực lượng trực tiếp
• Khách hàng
KH là nhân tố quan trọng, họ quyết định có thuê hay không thuê loại hình dịch vụ của
công ty kinh doanh, từ đó trực tiếp ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh và sự
sống còn của công ty.
Hầu hết KH sử dụng dịch vụ kho và vận tải của công ty là các công ty XNK, các DN
nằm trong khu công nghiệp Cái Lân, nhà máy đóng tàu VINASHIN và các công ty than trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Các KH này chủ yếu sử dụng dịch vụ vận tải biển của công ty vì
lợi thế của phương thức vận tải này là vận chuyển hàng hoá được với khối lượng lớn và giá
thành rẻ hơn các phương thức khác. Ta có thể kể tên một số KH tiêu biểu của Vosa Quảng
Ninh đó là Viglacera Tiên Sơn – đây là KH lớn, thường xuyên và lâu năm của công ty,
Vigalacera Tiên Sơn chiếm tới hơn 35% tổng số các giao dịch về vận tải của công ty và có
tới gần 40% lượng hàng hoá trong kho ngoại quan là hàng hoá của Vigalacera Tiên Sơn chờ
làm thủ tục thông quan xuất khẩu ra nước ngoài. Bên cạnh đó, lượng KH lớn của công ty đó
là các công ty kinh doanh XNK than như công ty than Núi Béo, tuyển than Hòn Gai, công ty
than Hà Tu… và cả các hợp đồng vận chuyển trực tiếp với Tập đoàn than và khoáng sản
Bùi Thị Hằng – K41A3
25