Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện sóc sơn thành phố hà nội​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.76 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

LÊ TRƯỜNG PHONG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG
QUỸ VỐN VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

LÊ TRƯỜNG PHONG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG
QUỸ VỐN VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Số: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu thật sự
của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết đi kèm khảo sát tình
hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn
Tôi xin cam đoan, các số liệu và những kết quả trong khóa luận là trung
thực, chưa từng được cơng bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tác giả

Lê Trường Phong


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn ban
chủ nhiệm khoa Sau đại học cùng cán bộ công nhân viên Trường Đại học Lâm
nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi hồn thiện quyển khóa luận này.

Tơi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn
người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ ban Nơng thơn – Trung ương Đồn, Thành
đồn Hà Nội, Ngân hàng chính sách Thành phố và các phịng, ban của Ủy ban nhân
dân huyện Sóc Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi thực tập hồn thiện khóa luận
này.
Tơi xin chân thành cảm ơn cán bộ của huyện Đoàn Sóc Sơn và các tổ, hộ
nơng dân đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, người thân đã động viện tạo
thuận lợi cho tơi hồn thiện khóa luận này.
Tác giả

Lê Trường Phong


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan........................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................................. ii
Mục lục................................................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt..................................................................................................................... v
Danh mục các bảng và sơ đồ........................................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................................ 1

̀


Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÊ TÍN DUNGG̣ CHO GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về quỹ tài chính cho vay giải quyết việc làm cho thanh niên..........5
1.1.1. Những lýluâṇ cơ bản vềtín dungG̣ nơng thơn................................................................... 5
1.1.2. Vấn đềgiải quyết viêcG̣ làm cho thanh niên nông thôn................................................. 8
1.1.3. Quỹquốc gia giải quyết viêcG̣ làm cho thanh niên nơng thơn................................. 10
1.1.4. Vai trị của thanh niên trong quản lý sử dụng quỹ GQVL...................................... 19
1.2. Kinh nghiêṃ vềquản lýsử dungG̣ quỹgiải quyết viêcG̣ làm cho thanh niên nông
thôn.......................................................................................................................................................... 24
1.2.1. Kinh nghiêṃ của môṭsốnước trong khu vưcG̣............................................................... 24
1.2.2. Kinh nghiêṃ của Viêṭnam.................................................................................................. 26
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................................................... 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu tại huyện Sóc Sơn......................................................................... 32
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................................. 32
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................................... 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 42
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu khảo sát............................................................ 42
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu........................................................................................... 43
2.2.3.Phương pháp xử lý, phân tích số liệu số liệu................................................................ 46
2.2.4.Phương pháp chuyên gia:..................................................................................................... 47


iv

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................ 48
3.1. ThưcG̣ trangG̣ quản lýquỹQG GQ VL cho thanh niên nơng thơn taịhuṇ Sóc

Sơn........................................................................................................................................................... 48
3.1.1. Quy chếquản lýcủa Quỹquốc gia GQVL taịhuyêṇ Sóc Sơn.................................. 48
3.1.2. Kết quả thực hiện đề án xây dựng quỹ vốn vay......................................................... 50
3.2. Hiêụ quảsử dungG̣ nguồn vốn vay GQVL taịhuyêṇ Sóc Sơn...................................... 60
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng quỹ GQVL tại cơ sở nghiên cứu 62

3.3.1. Những thông tin chung của đối tượng điều tra........................................................... 62
3.3.2. Tình hình vay vốn cho sản xuất kinh doanh của HKD/CSSX.............................. 64
3.3.3. Tình hình sử dụng vốn vay từ quỹ QGVL của các đối tượng điều tra..............66
3.3.4. Kết quả sử dụng vốn vay của quỹ GQVL của các đối tượng điều tra...............69
3.3.5. Đánh giá của người vay vốn về hoạt động của quỹ GQVL................................... 72
3.4. Những thành công và tồn tại trong quản lý sử dụng quỹ GQVL cho thanh niên
của huyện Sóc Sơn............................................................................................................................ 78
3.4.1. Những thành cơng................................................................................................................. 78
3.4.2. Những tồn tại, vướng mắc.................................................................................................. 79
3.4.3. Nguyên nhân của tồn tại..................................................................................................... 80
3.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ GQVL cho thanh niên
trên địa bàn huyện Sóc Sơn............................................................................................................ 82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

STT
2.1

Cơ cấu sử dụng đất đai huyện Soc Sơn (201

2.2

Tình hình dân số lao động huyện Sóc Sơn (2

2.3

Chất lượng lao động chia theo trình độ chuy
Sơn năm 2013

2.4

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện So

2.5

Số hộ nông dân nằm trong mẫu điều tra ở từ

2.6

Cách thức thu thập tài liệu cho đề tài

3.1

Tình hình huy động nguồn vốn của quỹ GQ


3.2

Tinh hinh cho vay tư quy GQVL của huyện

3.3

Tình hình cho vay từ quỹ GQVL chia theo m

3.4

Tình hình thu hồi các khoản vay của quỹ GQ

3.5

Kết qua GQVL cua quy taịhuyêṇ Soc Sơn

3.6

Hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay GQVL tại

3.7

Những thơng tin chung của đối tượng điều t

3.8

Tình hình vay vốn cho SXKD của CSSX, H

3.9


Tình hình sử dụng vốn vay từ quỹ GQVL củ

3.10

Kết quả sử dụng vốn vay của quỹ GQVL củ

3.11

Nguồn thông tin về quỹ GQVL

3.12

Lý do vay vốn

3.13

Nhận xét về điều kiện vay vốn

3.14

Khó khăn tiếp cận nguồn vốn

̀

̉

1.1 Sự vận động của vốn vay




1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm qua nền kinh tế Thủ đô phát triển tấc độ khá, tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 10%; Cơ cấu kinh tế Hà Nội có sự thay
đổi theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ
trọng ngành nơng nghiệp, bên canh đó, nhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát
Tràng, đồ gỗ mỹ nghệ Vân Hà, khảm trai Chuyên Mỹ, lụa Vạn Phúc… cũng được
quan tâm phục hồi và phát triển.
Năm 2013 và những năm gần đây, cũng với những khó khăn chung của cả
nước, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp bị giải thể hoặc tạm
ngừng sản xuất kinh doanh nên tỷ lệ thất nghiệp của Hà Nội tăng cao; Kinh tế thủ
đô thường xun phải đối mặt với những khó khăn; tình hình thời tiết, dịch bệnh
nhiều bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp…Là trung tâm của cả nước, Hà Nội phải
tập trung giải quyết nhiều vần đề kinh tế, xã hội bức xúc như: tình trạng lao động
ngoại tình về Hà Nội sinh sống, mặt bang giá cả luôn ở mức cao so với các tỉnh,
thành trên cả nước, tốc độ đơ thị hóa nhanh theo hệ lụy nhiều nơng dân mất đất sản
xuất..., tạo nên sức ép lớn cho Thủ đô trong việc giảm nghèo, tạo việc làm, giải
quyết các vấn đề an sinh xã hội, giữ vững trật tự an ninh trên địa bàn.
Chính vì vậy, trong những năm qua, bên cạnh những khó khăn chung của nền
kinh tế thì hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội trên địa bàn Hà Nội cũng có
nhiều thuận lợi do ln được cấp Ủy Đảng, chính quyền các cấp tập trung quan tâm,
chăm lo cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, coi đây là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm trong mục tiêu, định hướng phát triển, kinh tế xã hội của Thủ
đơ. Qua đó, Thành phố đã xây dựng và triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện
nhận ủy thác vốn cho thanh niên theo chỉ đạo của trung ương tới các cơ sở nhằm
phát huy vai trị xung kích, tình nguyện của đồn viên, thanh niên: các hướng dẫn về
thành lập tổ tiết kiệm vay vốn, quy trình thành lập, các chương trình cho vay; triển
khai văn bản 2539/NHCS-TĐ ngày 16/9/2008 về hướng dẫn quy



2

trình thủ tục cho vay giải quyết việc làm của Quỹ Quốc gia về việc làm; Quyết định
số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý,
điều hành vốn cho vay của Quỹ Quốc gia về việc làm, Thành đoàn Hà Nội cũng đã
tham mưu cho Thành ủy, HĐND và UBND thành phố Hà Nội Đề án số
57ĐA/TNHN ngày 14/8/2009 về “xây dựng quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho
thanh niên trên địa bàn thành phố” nhằm xây dựng nguồn vốn danh riêng cho thanh
niên, tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên tiếp cận nhiều hơn nguồn vốn giải
quyết việc làm.
Đã thực hiện nhiều giải pháp và tập trung nhiều nguồn lực tài chính để hỗ trợ
hộ nghèo, giải quyết các vấn đề về việc làm, nước sạch vệ sinh môi trường nông
thôn. Các chương trình tín dụng giải ngân qua NHCSXH đã và đang được Thành
phố coi như một công cụ, một giải pháp quan trọng để thực hiện tốt mục tiêu, chiến
lược quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội
trên địa bàn Thủ đơ…
Điều quan trọng là mơ hình đã khơi dậy được niềm tin của nhân dân vào sự
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Nói chung chương trình đã thúc đẩy được sự tăng
trưởng khá mạnh mẽ kinh tế - xã hội nông thôn ở địa phương. Tuy nhiên, trong quá
trình triển khai thực hiện Chương trình phát triển nguồn vốn vay giải quyết việc làm
vẫn cịn gặp nhiều khó khăn và bất cập, trong đó phải kể đến một số điểm đáng chú
ý như: Nguồn vốn cho vay còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của hộ nghèo và

các đối tượng chính sách trên địa bàn nhất là nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm
đối với những hộ mới thốt nghèo để chống tái nghèo góp phần giảm nghèo bền
vững
Mức kinh phí cho vay giải quyết việc làm hiện nay còn thấp và tiêu chuẩn
quá cao khơng cịn phù hợp với tình hình hiện nay

Việc đánh giá xác định hộ nghèo ở địa phương còn nhiều bất cập số hộ nghèo
thực tế còn lớn hơn so với hộ nghèo trong danh sách được phê duyệt dẫn đến khó
khăn trong việc bình xét cho vay tại địa phương...... Cơng tác giải quyết việc làm
nhằm xóa đói, giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng của Thành


3

phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con
người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng
chính đáng của nhân dân, góp phần chống suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã
hội trên địa bàn. Việc cho vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm của Thành
phố với lái xuất ưu đãi, thủ tục thuận tiện đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, tạo
được nhiều việc làm cho lao động, giúp đỡ các làng nghề và các gia đình có vốn đầu
tư làm ăn, mở rộng sản xuất, tăng thêm thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng Quỹvốn vay giải quyết việc làm cho thanh
niên trên địa bàn huyêṇ Sóc Sơn – thành phốHàNôị”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng vấn đề quản lý, sử dụng vốn vay
hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn, luận văn đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc
làm hỗ trợ HGD và các CSSX thanh niên nông thôn trong thời gian tới trên điạ bàn
huyện Sóc Sơn- thành phốHàNơị.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tín dụng cho giải quyết

việc làm cho thanh niên nông thôn.
- Đánh giá được thực trạng, kết quả và hiệu quả hoạt động của nguồn vốn vay


từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm của HGD và các CSSX Thanh niên nơng thơn
huṇ Sóc Sơn- thành phốHàNôị.
- Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của nguồn vốn vay

Quỹ quốc gia giải quyết việc làm trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của nguồn vốn vay Quỹ Quốc

gia giải quyết việc làm cho HGD và các CSSX thanh niên nơng thơn taịhuṇ Sóc
Sơn- thành phốHàNôị.


4

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình triển khai và kết quả thực
hiện nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm trên địa bàn nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phaṃ vi vềnội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cóliên quan đềquản lý, sử dungG̣
nguồn vốn vay từ quỹquốc gia giải quyết viêcG̣ làm cho thanh niên nơng thơn do
Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ngân hàng chính
sách xã hội trưcG̣ tiếp quản lý, vâṇ hành, bao gồm:
- ThưcG̣ trangG̣ tinh̀ hinh̀ quản lýsử dungG̣ nguồn vốn từ quỹquốc gia như: quản

lýquátrinh̀ cho vay, quản lýquátrinh̀ sử dung,G̣ quản lýquátrinh̀ thu hồi vốn vay...
- Sự tham gia của HGD và các CSSX thanh niên trong công tác quản lý, sử

nguồn vốn vay từ quỹ

- Hiêụ quảbước đầu của chương trình trong viêcG̣ giải quyết viêcG̣ làm cho thanh

của HGD và các CSXS thanh niên nông thơn trên điạ bàn huṇ Sóc Sơn.
Phaṃ vi vềthời gian:
- Các sốliêụ thứ cấp đươcG̣ thu thâp,G̣ nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm

2011 đến 2013.
- Các sốliêụ sởcấp đươcG̣ thu thâpG̣ trong khoảng thời gian từ thàng 6 đến thành

12/2013.
Phaṃ vi vềkhông gian
Đề tài triển khai nghiên cứu tại huyện Sóc Sơn Thành phố Hà Nội.
1.4. Nội dung nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng cho giải quyết viêcG̣ làm cho HGD và

các CSSX thanh niên nông thôn.
- Thực trạng hoạt động và hiệu quả quản lýsử dungG̣ nguồn vốn vay từ Quỹ

quốc gia giải quyết việc làm tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội .
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ trên địa bàn nghiện cứu
- Một số giải pháp đề xuất nâng cao hiêụ quảquản lýsử dungG̣ vốn vay từ Quỹ

quốc gia giải quyết việc làm tại huyện Sóc Sơn – Hà Nội.


5

Chương 1

̀


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÊTÍN DUNGG̣ CHO GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN
1.1. Cơ sở lý luận về quỹ tài chính cho vay giải quyết việc làm cho thanh niên
1.1.1. Những lýluâṇ cơ bản vềtín dungg̣ nông thôn
1.1.1.1. Khái niêṃ vềvốn
Vốn là giá trị của toàn bộ đầu vào cho sản xuất, kinh doanh bao gồm: tài sản,
vật phẩm, tiền, đất đai...
Trong thực tiễn, một người nào đó ở giai đoạn này thì thừa vốn, giai đoạn
khác lại thiếu vốn, ở cùng một giai đoạn người này thừa vốn, người khác lại thiếu
vốn, khi đó sẽ có sự trao đổi để thỏa mãn nhu cầu của các bên, quá trình này tạo nên
thị trường, nếu trên thị trường này có hàng hóa là tiền tệ và chứng khốn thị nó tạo
nên thị trường vốn.
Căn cứ vào phương thức vận động của vốn từ người bán sang người mua, thị
trường vốn được chia thành hai thị trường vốn đó là trực tiếp và gián tiếp.
Ở thị trường vốn gián tiếp, người có vốn và người cần vốn khơng có quan hệ

trực tiếp với nhau.
Thị trường vốn trực tiếp, việc chuyển vốn từ người có vốn tới người cần vốn
không phải thông qua bất kỳ một tổ chức trung gian nào. Nếu căn cứ thời gian luân
chuyển có thể chia thị trường vốn thành thị trường vốn ngắn hạn và thị trường vốn
dài hạn. Trên thị trường này diễn ra các hoạt động, người có vốn cho vay và người
cần vốn đi vay.
1.1.1.2. Khái niêṃ vềtín dungg
Vay là nhận tiền hay hiện vật của người khác để sử dụng với điều kiện sẽ trả
lại bằng cái cùng loại ít nhất có số lượng hoặc giá trị tương đương.
Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang
người sử dụng sau một thời gian nhất định lại quay về với lượng giá trị lớn hơn lượng
giá trị ban đầu, người sở hữu vốn nhượng quyền sử dụng vốn cho người khác, người
vay có nghĩa vụ trả cho chủ sở hữu vốn tiền lãi và tiền vốn gốc khi đáo hạn.



6

Như vậy vay và cho vay là hoạt động mà chủ thể có vốn chuyển quyền sử dụng
cho chủ thể khác trong một thời gian và không gian nhất định nhằm mục tiêu nhất định
nào đó trong đó có mục tiêu sinh lợi. Chủ thể có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.

Nếu gọi người nắm giữ vốn và thực hiện hoạt động cho vay là chủ thể cho
vay, những người thiếu vốn và thực hiện hoạt động đi vay là chủ thể đi vay, khi đó
quan hệ giữa hai chủ thể này được thực hiện qua sơ đồ 2.1

Vốn vay
Chủ thể cho vay

Chủ thể đi vay

Vốn vay:
gốc và lãi
Sơ đồ 1.1: Sự vận động của vốn vay
Khi vốn lưu chuyển từ chủ thể cho vay tới chủ thể đi vay: thì chủ thể cho vay
thực hiện hoạt động cho vay, chủ thể đi vay thực hiện hoạt động đi vay. Khi vốn lưu
chuyển theo dòng ngược lại chủ thể đi vay thực hiện hoạt động hoàn trả, chủ thể
cho vay thực hiện hoạt động thu hồi.
Phần chênh lệch giữa số cho vay và số thu hồi về được gọi là lợi tức hay lãi,
lãi là một khoản tiền hay số lượng hiện vật nhất định mà người vay phải trả cùng
với số tiền hay hiện vật đã vay cho bên cho vay, thực chất là trả cho dịch vụ thuê
vốn.
Chủ thể thứ nhất thu về giá trị lớn hơn giá trị chuyển đi ban đầu, nếu đề cập
tới khái niệm thực tế và vốn ban đầu cho vay là tiền thì giá trị thu hồi có thể thấp

hơn giá trị cho vay ban đầu do yếu tố lạm phát gây nên.
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm (%) mà người đi vay phải trả thêm vào số tiền hay
hiện vật đã vay, được tính theo thời gian tuần, tháng, q, năm. Lãi suất có vai trị
quan trọng trong hoạt động vay vốn, đối với người vay vốn lãi suất là cái giá phải
trả cho những số tiền vay để đầu tư hay mua các sản vật tiêu dùng.
Ở một mức lãi suất càng cao người ta vay mượn càng ít, những người vay

tiền để kinh doanh quyết định phải đầu tư bao nhiêu bằng cách so sánh lãi suất phải
trả cho các khoản vay với số tiền kiếm được từ dự án đầu tư.


7

Khi cho người khác mượn số vốn mình có, người cho vay được hưởng lượng
giá trị theo sự thỏa thuận và chỉ được quyền thu hồi vốn gốc đúng thời điểm đã cam
kết. Người đi vay có trách nhiệm hồn trả cho người cho vay đúng thời điểm, đúng
giá trị vốn vay và lãi vay đã cam kết.
Tóm lại, vốn là một phạm trù kinh tế rộng lớn mà vốn vay chỉ là một cách
phân loại trong phạm trù này. Vay vốn là quan hệ giữa chủ thể có vốn và chủ thể
khơng có vốn, cùng thỏa mãn lợi ích trên cơ sở sự tin tưởng lẫn nhau tuy nhiên nó
cũng cần được bảo đảm bằng những biện pháp hành chính và kinh tế theo thỏa
thuận của các bên liên quan
1.1.1.3. Bản chất của tiń dungg
Nhu cầu của con người là vơ hạn trong khi nguồn lực có hạn, một người, một
chủ thể kinh tế khơng bao giờ có đủ tất cả nguồn lực đáp ứng nhu cầu của mình.
Muốn phát triển cần phải có nguồn lực trong đó có vốn. Nhưng nguồn cung cấp vốn
này từ đâu? Người thiếu nguồn lực sẽ có nó bằng nhiều cách: khai thác, mua, chiếm
đoạt, vạy mượn…
Giải pháp đi vay thường được lựa chọn cho việc đáp ứng những thiếu thốn,
nhưng họ chỉ được một số quyền nhất định và họ phải trả giá cho việc có được

quyền đó, đó là quyền được sử dụng vốn, vốn được đề cập trong đề tài này là vốn
được biểu hiện dưới dạng tiền, vốn tài chính.
Vay vốn bản chất của nó là chuyển quyền sử dụng có thời hạn xác định từ
chủ thể sở hữu sang chủ thể khác trong phạm vi nhất định. Khi chuyển quyền này
thường người ta mua bán, trả giá cho cái quyền đó và nó thể hiện dưới dạng lãi, nếu
gắn với một thời gian nhất định (tháng, năm) nó chính là lãi suất. Chủ thể có quyền
sở hữu vốn khi chuyển quyền sở hữu vốn cho người khác thường kèm theo các điều
kiện nhất định nhằm bảo toàn quyền sở hữu của mình và chắc chắn thu lại đúng hạn.
Điều kiện đảm bảo có thể hữu hình: nhà cửa, đất, động sản…hoặc cũng có thể vơ
hình: địa vị pháp lý, uy tín…
Người vay mang tiền vay vào sử dụng với mong muốn tạo ra một giá trị tăng
thêm, giá trị này cao hơn tiền lãi. Người cho vay mong muốn tiền vốn của mình vẫn


8

giữ được nguyên vẹn giá trị đồng thời lớn lên khi nó thực hiện xong một chu trình
vận động. Chủ thể có vốn cho vay cho người khác vay vốn khi họ có lãi cao hơn so
với việc sử dụng nó vào sản xuất kinh doanh, hoặc họ là một trung gian đi vay để
cho vay, lợi nhuận kiếm được do sự chênh lệch giữa giá mua (lãi suất đi vay) và giá
bán (lãi suất cho vay).
Chủ thể vay vốn đưa vốn vay vào sản xuất kinh doanh với mục tiêu sinh lợi.
Mục đích sử dụng vốn vay đa dạng có thể cho hình thành tài sản cố định, tài sản lưu
động, đầu tư tài chính… Khi lợi ích do vốn vay mang lại nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn
vay, thì chủ thể đi vay dừng việc vay thêm vốn. Trong trường hợp vay thêm họ khơng
những khơng có lợi mà phải chịu trả lãi một cách vơ ích, tình trạng thua lỗ sẽ xảy ra.

Hoạt động vay và cho vay vốn góp phần phân bổ hợp lý nguồn vốn từ nơi
thừa vốn tới nơi thiếu vốn, từ khu vực, lãnh vực kinh tế có tỷ suất sinh lợi thấp tới
khu vực kinh tế có tỷ suất sinh lợi cao.

Như vậy bản chất của vay và cho vay vốn là sự trao đổi mua bán quyền được
sử dụng vốn trong một thời gian, ở một không gian nhất định mà lãi suất là giá
trong quá trình trao đổi này.
1.1.2. Vấn đềgiải quyết viêcg̣ làm cho thanh niên nông thôn
Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng
định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là
lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố
quyết định sự thành bại của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, hội
nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm
trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo,
phát triển,thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và
phát triển vững bền của đất nước”. Chính vì vậy, đầu tư cho thanh niên là đầu tư
cho tương lai, là đầu tư cho sự phát triển. Trên cơ sở đó, ta nhận thấy vai trò quan
trọng của thanh niên trong việc tiếp cận nguồn vốn để đem lại sự phát triển của kinh
tế, tránh trường hợp “khoán” cho tổ chức Đồn, Hội hoặc tận dụng q nhiều nguồn
xã hội hóa.


9

Vậy thanh niên là lực lượng to lớn của xã hội, là tương lai và nguồn lực dồi
dào cho sự phát triển của đất nước. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, thanh niên luôn là lực
lượng tiên phong đi đầu tham gia giải quyết những vấn đề quan trọng được đất nước
và nhân dân giao phó. Trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới ánh sáng của chủ nghĩa
yêu nước và anh hùng cách mạng, thanh niên Việt Nam, dưới ngọn cờ tiên phong
của Đồn TNCS Hồ Chí Minh đã lập được nhiều kỳ tích, có đóng góp to lớn và sự
nghiệp đấu tranh giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bước vào thời kỳ phát triển mới, trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, chúng ta tin tưởng rằng,
thanh niên Việt Nam, sẽ viết tiếp bản hùng ca của các thế hệ cha anh, xung kích,

sáng tạo, tình nguyện trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay giải quyết việc
làm, để tổ chức sản xuất tạo cơng ăn việc làm thúc đẩy qúa trình cơ cấu lại kinh tế
nông nghiệp, nông thôn, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống góp phần
thực hiện thành công mục tiêu giảm hộ nghèo, giải quyết việc làm cho đoàn viên,
thanh niên và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Việt Nam một nước đang phát triển và nước có 70% dân số làm nơng nghiệp,
nơng thơn chính vì vậy sự phát triển kinh tế nơng nghiệp nông thôn là rất quan
trọng, đặc biệt là đội ngũ trẻ Thanh niên sinh viên quan tâm nhiều tới các vấn đề
liên quan trực tiếp tới cuộc sống thường ngày như tình hình tăng giá các mặt hàng
thiết yếu, vấn đề tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, vấn đề nghề nghiệp, thiếu việc
làm. Qua kết quả kháo sát năm 2012 cho thấy, sự quan tâm của thanh niên tập trung
chủ yếu các vấn đề như:
- Chưa có việc làm, nghề nghiệp 82,3%
- Vấn đề học tập của thanh niên 65,6%
- Vấn đề ô nhiễm môi trường 62,0%
- Điều kiện sống và làm việc 59,5%
- Vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm 59,3%
- Vấn đề giải trí (thể thao, du lịch…) 55,9%
- Tệ nạn xã hội 55,4%


10

- Tình u hơn nhân, gia đình 50,7%
- Tình hình vi phạm pháp luật 47,3%
- Sự ổn định xã hội 44,5%

(Kết quả điều tra Tổng quan tình hình thanh niên, cơng tác Đồn và phong trào
TTN giai đoạn 2007-2012).
Nhưng năm gần đây đất nước ta gặp nhiều khó khăn về nền kinh tế, nhiều

doanh nghiệp bị giải thể hoặc ngừng sản xuất kinh doanh nên tỷ lệ thất nghiệp ngày
càng tăng cao, kinh tế thường xuyên đối mắt với những khó khăn: giá cả nguyên,
vât liệu đầu vào tăng, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tình hình thời tiết,
dịch bệnh nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, tạo nên sức ép lớn cho cả nước về
việc giảm nghèo, tạo vệc làm, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, giữ vững trật tự
an ninh trên địa bàn.
Chính vì vậy, trong những năm qua, bên cạnh những khó khăn chung của nền
kinh tế thì cũng có nhiều thuận lợi do ln được các cấp ủy Đảng, chính quyền các
cấp tập trung quan tâm, chăm lo cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, coi
đấy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong mục tiêu, định hướng phát triển
kinh tế xã hội.
1.1.3. Quỹquốc gia giải quyết viêcg̣ làm cho thanh niên nông thôn
1.1.3.1. Giới thiêụ chung vềquỹquốc gia GQVL
+ Lýdo hình thành quỹ
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và trên thế giới đã và đang
diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp. Việt Nam đứng trước nhiều biến động to lớn do
chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu; sự thay đổi chính sách phát
triển kinh tế- xã hội của các nước lớn mạnh; hay sự thay đổi, áp dụng những chính
sách mới của chính phủ Việt Nam. Giai đoạn này cũng là giai đoạn nước ta thúc đẩy
mạnh mẽ sự hội nhập vào quá trình hội nhập quốc tế với nhiều cơ hội và thách thức
lớn.
Bối cảnh tình hình đất nước và thế giới gần đây có nhiều biến động mạnh mẽ
tác động khơng nhỏ tới nhận thức, thái độ chính trị, đạo đức, lối sống, lao động,


11

việc làm, nhu cầu, nguyện vọng… của thanh niên. Đặc biệt nước ta có Khoảng 76,5
% dân số sống ở nông thôn và khoảng 70% lao động làm việc trong khu vực nông


nghiệp, kinh tế nông nghiệp nông thôn chiếm vị trí hết sức quan trọng trong q
trình phát triển kinh tế nước ta. Nông nghiệp và nông thôn luôn là vấn đề thời sự
được các ngành, các cấp quan tâm.
Quỹ quốc gia giải quyết việc làm là Quỹ hỗ trợ được thành lập và hoạt động
để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, hoạt động theo chỉ đạo
nghiệp vụ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch
và Đầu tư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành ủy, HĐND và
UBND Thành phố Hà Nội với mục đích tăng cường nguồn lực tài chính, trợ giúp
trực tiếp, tạo và tái tạo việc làm cho người lao động. Hoạt động tín dụng của Quỹ
khơng nhằm mục đích thu lợi nhuận, thực hiện đầy đủ các chế độ, quy định quản lý
tài chính chặt chẽ của Nhà nước.
+ MucG̣ tiêu của quỹ

Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm đã được thành lập tháng 8/1992 theo tinh
thần Nghị quyết Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) số 120/HĐBT ngày
11/4/1992 về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm. Đến năm
2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Thủ
tướng Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác.
UBND Thành phố đã có quyết định 104/2006/QĐ-UBND ngày 22/6/2006 về
việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với phần nguồn vốn cho vay của Quỹ
giải quyết việc làm thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội
thành phố.
Nguồn vốn của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm Thành phố Hà Nội được
hình thành chủ yếu từ nguồn kinh phí cấp của Trung ương và từ trích ngân sách
hàng năm của Thành phố. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc bảo tồn vốn và ngày
càng tăng lên. Tính đến 31/12/2011 tổng nguồn vốn là 800 tỷ đồng trong đó:
- Nguồn Trung ương cấp: 157 tỷ đồng.
- Nguồn từ Ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội:

567,8 tỷ đồng.



12

Ngồi ra, cịn có 61,3 tỷ đồng nguồn ngân sách của các quận, huyện, thị xã
và 13,5 tỷ đồng nguồn ủy thác từ Mặt trận Tổ quốc Thành phố và quận, huyện hỗ
trợ công tác cho vay vốn giải quyết việc làm.
Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm Thành phố hiện được vận hành theo các
văn bản hướng dẫn của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các quy định chuyên ngành của Bộ Lao động – Thương

binh và Xã hội, Bộ Tài chính và UBND thành phố Hà Nội.
Trong quá trình hoạt động của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, các quy
định này đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với thực tế của
từng thời kỳ (hiện nay Quỹ đang thực hiện theo các văn bản: Quyết định
71/2005/QĐ-TTg ngày 5/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều
hành vốn cho vay của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm; Quyết định số
15/2008/QĐ-TTg ngày 23/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ;
Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BLĐTBH-BTC-BKHĐT ngày 29/7/2008 của
Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 5/4/2005 của
Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ Quốc gia về việc làm;
Quyết định số 86/2008/QĐ-UBND ngày 17/7/2009 của UBND Thành phố về việc
ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay của Quỹ giải quyết việc
làm Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà
Nội).
Trước năm 2003 tại Thành phố việc cho vay vốn được các ngành Lao động
TBXH, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Kho bạc Nhà nước các cấp tiền hành
kiếm tra thẩm định và trình cấp có thẩm quyền cho vay.

Từ tháng 4/2003 đến nay, việc cho vay vốn giải quyết việc làm chủ yếu cho
ngành Lao động TBXH và Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp đảm nhiệm việc
kiểm tra, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền cho vay nhằm thực hiện có hiệu quả
nhất mục tiêu tạo việc làm mới, trợ giúp người thất nghiệp, người thiếu việc làm tự


13

tạo việc làm, người sử dụng lao động có điều kiện tạo thêm nhiều việc làm mới, tạo
thêm nhiều sản phẩm cho xã hội và tăng thu nhập cho người lao động.
Các đối tượng được vay vốn của Quỹ bao gồm: các hộ gia đình, thành viên
của các tổ chức đồn thể, hội quần chúng có nhu cầu vay vốn tự tạo việc làm; các
cơ sở sản xuất kinh doanh (tổ hợp sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp thành lập và
hoạt động theo Luật doanh nghiệp); các hộ kinh doanh cá thể, chủ trang trại ở hà
nội; Trung tâm Giáo dục – Lao động.
Vốn vay Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm được quy định sử dụng vào các
nội dung: bổ sung vốn mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, đánh bắt
thủy, hải sản để mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; bổ sung vốn mua
vật liệu, cây, con giống; bổ sung vốn để chi phí cho việc chăm sóc cây trồng, vật
ni đến khi thu hoạch.
Vốn từ Quỹ chỉ được cho vay khi đối tượng cần vay vốn có dự án đảm bảo
thu hút thêm lao động được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vốn vay phải được đảm
bảo bằng hình thức thế chấp hoặc tín chấp của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Mức vốn cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, hồ sơ vay vốn, quy trình cho
vay vốn từ Quỹ cũng được quy định cụ thể, chặt chẽ nhằm đảm bảo cho việc sử
dụng Quỹ có hiệu quả: đúng mục đích, đúng đối tượng, bảm tồn được vốn. Mức
vay tối đa hiện nay đối với dự án hộ gia đình là 20 triệu đồng/hộ và đối với dự án
của cơ sở sản xuất kinh doanh mức vay tối đa là 500 triệu đồng dự án.
1.1.3.2. Cơ chếquản lý quỹcho vay GQVL
- Cấp Thành phố có Ban chỉ đạo điều hành vay vốn Quỹ Quốc gia giải quyết


việc làm Thành phố Hà Nội gồm: 1 đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Chủ tịch
UBND Thành phố Hà Nội làm Trưởng ban; đồng chí Khuất Văn Thành - Giám đốc Sở
Lao động TBXH làm Phó ban; các thành viên khác gồm lãnh đạo các Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Tài chính…đối với cơ quan đồn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội đồng
chí Nguyễn Khanh Bình – Phó Bí thư Thành đồn Hà Nội phụ trách công tác vay vốn
cho thanh niên, giao ban TNNT làm chủ quản về công tác vay vốn.
- Cấp quận, huyện và thị xã có Ban chỉ đạo điều hành vay vốn Quỹ Quốc gia

giải quyết việc làm, huyện Sóc Sơn gồm có: 1 đồng chí Lưu Hữu Mạnh - Phó Chủ


14

tịch UBND huyện làm Trưởng ban; đồng chí Đặng Đình Trung - Trưởng phịng Lao
động TBXH là Phó ban thường trực và các ủy viên gồm Trưởng các phòng, ban, hội
đoàn thể liên quan; đối với cơ quan đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện đồng chí Đồn
Hiệp – Bí thư huyện đồn phụ trách cơng tác vay vốn cho thanh niên của huyện.
- Nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của Quỹ Quốc gia giải quyết

việc làm Thành phố trong việc thực hiện các chương trình giải quyết việc làm của
UBND Thành phố công tác điều hành của Ban chỉ đạo từ cấp thành phố đến quận
huyện và thị xã đã được thường xuyên coi trọng và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả. Từ
Ban chỉ đạo điều hành cấp Thành phố đến các Quận, huyện, thị xã và cơ sở đều luôn
tuân thủ các nguyên tắc, quy trình đã đặt ra trong việc xét duyệt cho vay vốn, kiểm
tra việc sử dụng vốn vay và thu hồi vốn. Nhờ đó mà vốn từ Quỹ có thể trực tiếp tới
thẳng các hộ vay vốn, đồng vốn được đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
- Việc hình thành thu hồi vốn thơng qua Ngân hàng Chính sách xã hội Thành

phố đã được thực hiện, góp phần tạo điều kiện để các quận, huyện và thị xã chủ

động trong công tác kiểm tra thẩm định và tổ chức xét duyệt cho vay.
- Đồng thời, Ban chỉ đạo điều hành vay vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc

làm Thành phố thông qua các Ban chỉ đạo điều hành vay vốn Quỹ Quốc gia các
quận, huyện, thường xuyên nắm bắt và đề xuất kịp thời với UBND Thành phố và
Liên Bộ những giải pháp cụ thể nhằm xử lý các vướng mắc tồn tại trong quá trình
điều hành sát thực tế với đặc điểm của Hà Nội. Ban chỉ đạo điều hành vay vốn Quỹ
Quốc gia giải quyết việc làm Thành phố đã đề xuất với UBND Thành phố bổ sung
nguồn vốn mới từ ngân sách địa phương để cùng với nguồn bổ sung của Trung
ương, nguồn vốn thu hồi giao kế hoạch vốn vay trong các năm cho các quận, huyện
và thị xã.
1.1.3.3. Các quy đinḥ vềhoaṭ đôngg cho vay vốn vay của quỹ
+ Đối tươngG̣ đươcG̣ vay vốn

a. Cơ sở sản xuât:
- Hộ kinh doanh cá thể;


15

- Tổ hợp sản xuất,
- Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật;
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
- Chủ trang trại;
- Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất

kinh doanh).
b. Hộ gia đình.
+ Điều kiêṇ vay vốn


a. Đối với các cơ sở SXKD
- Phải có dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh

doanh, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
- Dự án phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan

thực hiện chương trình ở địa phương nơi thực hiện dự án xác nhận;
- Đối với dự án có mức vay trên 30 triệu đồng phải có tài sản thế chấp, cầm

cố theo quy định hiện hành hoặc bảo đảm tiền vay theo văn bản hướng dẫn của
NHCSXH.
b. Đối với hộ gia đình
- Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới;
- Phải có dự án vay vốn được UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương

trình ở địa phương nơi thực hiện dự án;
- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.

Lưu ý: Đối với nguồn vốn do Tổng LĐLĐ quản lý thì hộ gia đình được vay
vốn phải có đủ những điều kiện sau: Hộ gia đình phải là gia đình cơng nhân, viên
chức, lao động (CMVC-LĐ) đáp ứng được một tronh các tiêu chí sau:
- Có vợ hoặc chồng, hoặc con (gọ chung là thành viên trong gia đình) trong

độ tuổi lao động nhưng chưa có việc làm ;
- Có thành viên trong gia đình bị mất việc, thơi việc, bị dơi dư trong quá

trình sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, thuộc thành viên tinh giảm biên chế trong cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.



16

- Các thành viên trong gia đình là người nghỉ hưu sớm, nghỉ mất sức lào

động nhưng thực tế vẫn còn khả năng lao động
- Các thành viên trong gia đình nghỉ chời việc dài ngày khơng hưởng lương.

Đối tượng vay vốn đáp ứng một trong các tiêu chí trên phải được Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị hoặc giám đốc doanh nghiệp và Cơng đồn cơ sở lựa chọn và xác
nhận, các hộ CNVC-LĐ có thể cùng nhau góp vốn thành dự án nhóm hộ.
+ Quy đinḥ vềmucG̣ tiêu sử dungG̣ vốn vay
- Mua sắm vật tư, máy móc, thiết bị, mở rộng nhà xưởng, phương tiện vận

tải, phương tiện đánh bắt thủ, hải sản nhằm mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất
kinh doanh.
- Mua sắm nguyên liệu, giống cây trồng, vật ni, thanh tốn các dịch vụ

phục vụ sản xuất kinh doanh.
+ Mưưc cho vay
- Mức vốn vay căn cứ vào:

+ Nhu cầu vay vốn
+ Vốn tự có của cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình.
+ Khả năng hồn trả của cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình.
- Đối với các cơ sở SXKD: mức cho vay tối đa không quá 500 triệu đồng/dự

án và không quá 20 triệu đồng/1 lao động được thu hút mới;
- Đối với hộ gia đình: mức cho vay tối đa khơng q 20 triệu đồng/hộ gia


đình.
- Đối với dự án nhó hộ, mức cho vay tơi đa phụ thuộc vào số hộ tham gia dự

án nhưng mức cho vay mỗi hộ tôi đa không quá 20 triệu đồng.
- Đối với nguồn vốn do Tổng LĐLĐVN quản lý: Mức cho vay cao nhất đối

với hộ gia đình cũng không vượt quã 20 triều đồng và thấp nhất không dưới 5 triệu
đồng.
+ Lãi suất cho vay
- Từ ngày 01/01/2006, lãi xuất cho vay là 0,65%/tháng. Riêng lãi xuất cho

vay cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật thực hiện theo QĐ 51/QĐ-TTg


×