Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Luận văn thạc sĩ tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề chè truyền thống xóm 9, thị trấn sông cầu, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG THỊ THU TRANG
Tên đề tài:
TÌM HIỂU MƠ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA LÀNG NGHỀ CHÈ TRUYỀN THỐNG XÓM 9,
THỊ TRẤN SƠNG CẦU, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019


Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG THỊ THU TRANG
Tên đề tài:
TÌM HIỂU MƠ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA LÀNG NGHỀ CHÈ TRUYỀN THỐNG XÓM 9,
THỊ TRẤN SƠNG CẦU, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K47 - KTNN

Khoa


: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Hoàng Sơn

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận này do chính em thực hiện, dưới sự hướng
dẫn khoa học của thầy giáo ThS. Đỗ Hoàng Sơn. Số liệu và kết quả nghiên
cứu trong khóa luận này hồn tồn trung thực, chưa sử dụng để bảo vệ một
cơng trình khoa học nào, các thơng tin, tài liệu trích dẫn trong khóa luận đã
được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2019

Sinh viên

Hoàng Thị Thu Trang


ii


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian để sinh viên có nhiều cơ hội áp dụng
những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tạo cho sinh viên khả năng tìm
hiểu, nghiên cứu, trau dồi kiến thức và bổ sung kiến thức chuyên môn, rèn
luyện đạo đức, phẩm chất, tác phong của mình.
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Tìm hiểu mơ hình tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề chè truyền thống xóm
9, Thị trấn Sơng Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” em đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo, chính quyền địa phương và người
dân nơi thực tập. Qua đây em xin cảm ơn các thầy giáo, cơ giáo đã tận tình
dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin được gửi
lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo ThS. Đỗ Hoàng Sơn người đã dành
nhiều thời gian, tâm huyết tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt q
trình nghiên cứu, hồn thành khóa luận. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất
tới chính quyền, các hộ sản xuất chè trong làng nghề đã cung cấp cho em
những tư liệu hết sức quý báu, quan tâm, động viên, tạo mọi điều kiện thuận
lợi về cả vật chất và tinh thần trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình ơng Nguyễn Đức Trọng trưởng
làng nghề, xóm 9, Thị trấn Sơng Cầu, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên đã
tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại gia đình.
Em xin cảm ơn bạn bè, người thân và gia đình đã động viên, giúp đỡ
nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp em hoàn thành đề tài này.
Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu cịn hạn chế, bài
khóa luận của em khơng tránh khỏi những thiếu sót, em mong muốn nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo và bạn bè để bài khóa luận
của em được hồn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Sinh viên

Hoàng Thị Thu Trang


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam các năm.................18
Bảng 2.2: Thị trường xuất khẩu chè tháng 10 năm 2017................................19
Bảng 3.1: Tình hình nhân khẩu và lao động của xóm 9 qua 3 năm................33
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của xóm 9 từ năm 2016 - 2018.. 35

Bảng 3.3: Diện tích chè phân theo giống trên địa bàn làng nghề chè truyền
thống xóm 9 giai đoạn (2016 - 2018)............................................. 36
Bảng 3.4: Chi phí phương tiện sản xuất chè của các hộ trong làng nghề.......38
Bảng 3.5: Hình thức sản phẩm chè bán ra của làng nghề............................... 44
Bảng 3.6: Chi phí sản xuất cho một 1ha chè kinh doanh................................45
Bảng 3.7: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của làng nghề chè
................................................................................................................................ 47


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý làng nghề.....................................................39
Hình 3.2: Sơ đồ liên kết kinh tế sản xuất, chế biến tiêu thụ của làng nghề....41


v

DANH MỤC CÁC TỪ,CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

1

ASEAN

2

BVTV

3

CNH - HĐH

4

DN

5

GAP

6

HTX

7


LN

8

NĐ-CP
9

NN&PTNT

10

NXB

11



12

SXKD

13

TCHQ

14

THT

15


ThS

16

TT-BNN

17

UBND


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ,CỤM TỪ VIẾT TẮT..................................................v
MỤC LỤC.......................................................................................................vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện..........................................................4
1.3.1. Nội dung thực tập....................................................................................4
1.3.2. Phương pháp thực hiện........................................................................... 5
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập...................................................................6

1.4.1. Thời gian thực tập...................................................................................6
1.4.2. Địa điểm thực tập....................................................................................6
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................7
2.1. Cơ sở lý luận..............................................................................................7
2.1.1. Khái niệm về làng nghề, làng nghề truyền thống................................... 7
2.1.2. Vai trò của bảo tồn và phát triển làng nghề chè...................................... 8
2.1.3. Đặc điểm của làng nghề chè................................................................. 11
2.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................... 14
2.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới......................................................14
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam.....................................16


vii

2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè của tỉnh Thái Nguyên.....................19
2.2.4. Sự phát triển các làng nghề ở tỉnh Thái Nguyên...................................21
PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP................................................................ 23
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập......................................................................23
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu.....23
3.2. Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển làng nghề chè truyền thống
xóm 9...............................................................................................................26
3.2.1. Q trình hình thành và phát triển làng nghề........................................26
3.2.2. Những thành tựu đạt được của làng nghề chè truyền thống.................30
3.2.3. Những thuận lợi, khó khăn phát triển làng nghề chè............................30
3.3. Đánh giá các yếu tố nguồn lực của làng nghề..........................................32
3.3.1. Lao động............................................................................................... 32
3.3.2. Đất đai...................................................................................................34
3.3.3. Các giống chè trong làng nghề..............................................................36
3.3.4. Cơ sở vật chất vật chất làm chè của các hộ trong làng nghề.................37
3.3.5. Cơ cấu tổ chức của làng nghề............................................................... 39

3.3.6. Mối quan hệ và hợp tác liên kết trong SXKD của làng nghề...............40
3.3.7. Chi phí sản xuất chè truyền thống.........................................................45
3.3.8. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của làng nghề chè...........47
3.4. Đánh giá quá trình trải nghiệm và bài học rút ra từ thực tiễn..................48
3.4.1. Tham gia vào quá trình sản xuất chế biến chè tại làng nghề.................48
3.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ trải nghiệm thực tế tại làng nghề..........51
3.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè truyền
thống ở xóm 9................................................................................................. 52
3.5.1. Giải pháp thị trường đầu ra và tiêu thụ sản phẩm.................................52
3.5.2. Giải pháp đối với chính quyền địa phương...........................................53
3.5.3. Giải pháp về nguồn lực.........................................................................54


viii

3.5.4. Giải pháp về quy mô sản xuất...............................................................54
3.5.5. Giải pháp về giống................................................................................54
3.5.6. Giải pháp về vốn...................................................................................54
3.5.7. Giải pháp về kỹ thuật............................................................................ 56
3.5.8. Giải pháp về cơ chế chính sách.............................................................57
PHẦN 4. KẾT LUẬN....................................................................................58
4.1. Kết luận....................................................................................................58
4.2. Kiến nghị..................................................................................................60
4.2.1. Đối với các cấp chính quyền.................................................................60
4.2.2. Đối với làng nghề chè...........................................................................61
4.2.3. Đối với hộ sản xuất chè.........................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................63
PHỤ LỤC



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho
phát triển cây chè. Lịch sử trồng chè nước ta đã có từ lâu, cây chè cho năng
xuất sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế, tạo việc làm cũng như
thu nhập cao cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi.
Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu
cầu lớn về xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, thì cây chè đang được coi là
một cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du và miền núi.
Thái Ngun là tỉnh có diện tích trồng chè 18.679 ha, đứng ở vị trí thứ 2
trên cả nước (sau tỉnh Lâm Đồng), là cây truyền thống mang thương hiệu “chè
Thái” nổi tiếng trên cả nước. Vì vậy cây chè đóng vai trò quan trọng trong đời
sống của người dân trong vùng, đã và đang được mệnh danh là “cây trồng xóa
đói giảm nghèo” nên hiện nay nó đang được đầu tư thâm canh để ngày càng
được sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao và đảm bảo thu nhập cho người
dân. Vì thế, việc phát triển cây chè là một trong những trọng tâm của Chương
trình nơng thơn mới đã và đang được triển khai tại tỉnh Thái Nguyên. [7]

Huyện Đồng Hỷ là một huyện trung du, miền núi bắc bộ, được thiên
nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết khá thích hợp
cho việc phát triển cây chè. Có diện tích chè khá lớn, hiện nay cây chè đã trở
thành một trong những cây trồng mũi nhọn của huyện góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế cải thiện đời sống nhân dân. Những hộ làm nghề chè đã hình
thành nên những làng nghề truyền thống ở trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên từ
khá lâu. Năm 2017, UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận 24 làng nghề, trong
đó có 2 làng nghề chè và 22 làng nghề chè truyền thống. Hiện nay, toàn tỉnh



2

Thái Nguyên có 220 làng nghề trong đó có 198 làng nghề trồng và chế biến
chè chiếm 90% tổng số làng nghề. Các làng nghề chè này đã hình thành nên
các vùng làng nghề chè đặc sản nổi tiếng như: Tân Cương (thành phố Thái
Nguyên), Sông Cầu (Huyện Đồng Hỷ), La Bằng (Huyện Đại Từ),...
Hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có 198 làng nghề chè trong tổng số 220
làng nghề. Riêng năm 2017, tỉnh đã công nhận 2 làng nghề chè và 22 làng nghề chè
truyền thống. Việc UBND tỉnh Thái Nguyên cấp bằng công nhận làng nghề, làng
nghề chè truyền thống đã góp phần động viên, thúc đẩy các làng nghề phát triển
đúng hướng; khuyến khích kịp thời người làm chè trong tỉnh tích cực hơn trong việc
nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị kinh tế của cây chè, góp phần tạo việc làm,
tăng thu nhập, xóa nghèo… cho bà con. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển các
làng nghề chè vẫn tồn tại nhiều hạn chế, chưa đảm bảo phát triển bền vững như:
Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, kết quả sản xuất kinh doanh thấp, lượng vốn
tích lũy để đầu tư phát triển kinh doanh khơng cao, khó khăn trong huy động được
vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Các hoạt động liên doanh liên kết giữa các hộ
dân làng nghề với các tổ hợp tác, các hợp tác xã, với doanh nghiệp, và với các thành
phần kinh tế khác còn hạn chế, chất lượng sản phẩm không đồng đều, khả năng
cạnh tranh không cao,... Hầu hết các hộ làng nghề chè đang gặp khó khăn về đất đai,
nhà xưởng, nguồn vốn, năng lượng quản lý,...Vì vậy quy mơ sản xuất chè bị bó hẹp,
sản xuất thủ cơng là chủ yếu, sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao, chưa đa dạng
mẫu mã sản phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường chưa thực sự được quan tâm. Các
chính sách của địa phương trong việc hỗ trợ làng nghề về vốn, về công nghệ đào
tạo, hoạt động xúc tiến thương mại,... còn chưa được thực sự chú trọng. Các câu hỏi
cấp thiết đặt ra cần trả lời đối với phát triển làng nghề chè là: Thực trạng các làng
nghề chè hiện nay hoạt động như thế nào sau khi được công nhận? Tổ chức làng
nghề hiệu quả cần như thế nào? Liên kết giữa các hộ, các đơn vị trong làng nghề
cần điều kiện gì? Khả năng phát triển



3

kinh tế làng nghề đến đâu? Làm sao để làng nghề chè đem lại hiệu quả kinh
tế, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường?
Xuất phát từ thực tiễn trên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu
mơ hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề chè truyền
thống xóm 9, Thị trấn Sông Cầu, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên”. Với
mong muốn góp phần bé nhỏ cùng duy trì và phát triển nghề truyền thống này
của quê hương Thái Nguyên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu được mơ hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của làng
nghề chè truyền thống tại xóm 9, Thị trấn Sơng Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên và từ đó đề xuất được một số giải pháp nhằm quản lý, tổ chức
phát triển làng nghề chè truyền thống xóm 9 hiệu quả.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chuyên môn
-

Đánh giá được thực trạng mơ hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh

doanh của làng nghề chè truyền thống xóm 9, Thị trấn Sơng Cầu.
-

Phân tích được hiệu quả mơ hình sản xuất kinh doanh của làng nghề

chè truyền thống xóm 9, Thị trấn Sơng Cầu.
-


Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc

phát triển làng nghề chè truyền thống.
-

Đề xuất được một số định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao

hiệu quả hoạt động của làng nghề chè.
1.2.2.2. Về thái độ
-

Tạo dựng được mối quan hệ thân thiện, hịa nhã với mọi người trong

làng nghề chè xóm 9, Thị trấn Sông Cầu.


4

-

Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của làng nghề trong thời

gian thực tập về thời gian, trang phục, giao tiếp,...
-

Chủ động sẵn sàng trong học tập, trải nghiệm và trong các công việc

hỗ trợ, giúp đỡ bà con trong quá trình sản xuất.
-


Nhiệt tình, chủ động, trách nhiệm với công việc tại làng nghề, cố gắng

tiếp cận và hồn thành tốt cơng việc được giao.
1.2.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
-

Tạo được kỹ năng sống và làm việc tại làng nghề trên tinh thần cùng

học hỏi, cùng chia sẻ, cùng người dân vì người dân làng nghề.
-

Nâng cao kỹ năng làm việc tập thể: Cùng làm việc, ln tương trợ, hỗ

trợ nhau vì mục tiêu chung.
-

Có ý thức trong cơng việc, thực hiện đầy đủ các công việc được giao

tại làng nghề.
-

Chuẩn bị các thông tin, kiến thức tốt để có thể tự tin trong cơng việc,

trong cuộc sống, sống hịa đồng thân thiện với người dân làng nghề.
-

Chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập và chuẩn bị số liệu

để viết báo cáo thực tập. Không ngừng học tập trau dồi kiến thức nâng cao

trình độ chun mơn.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
-

Đánh giá chung những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của làng

nghề chè xóm 9, Thị trấn Sơng Cầu.
-

Tìm hiểu q trình hình thành và phát triển làng nghề chè truyền

thống xóm 9, thị trấn Sơng Cầu.
-

Phân tích tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm chè

của các hộ trong làng nghề.
-

Tham gia trải nghiệm thực tế các hoạt động sản xuất tại làng nghề.


5

-

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động sản xuất

kinh doanh của làng nghề.

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề

1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
*

Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập những số liệu, thông tin liên quan

trực tiếp và gián tiếp đến làng nghề nói chung và làng nghề chè truyền thống
nói riêng từ các nguồn chính thống đã được cơng bố chính thức của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, như lấy số liệu từ các ban ngành của huyện, thị trấn,
báo cáo tổng kết liên quan đến làng nghề, thu thập số liệu qua sách báo, tạp
chí, nghị định, nghị quyết...
*

Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ làng

nghề chè truyền thống với các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các dụng
cụ để có thể nắm được các địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu. Đây là một
trong những phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp thông qua
tri giác về các vấn đề như tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, các

vấn đề liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh chè như các khâu chăm sóc,
thu hoạch, chế biến, bán ra thị trường,...Các thông tin quan sát được sẽ được
ghi chép lại, vừa để thu thập thêm thơng tin vừa có thể kiểm chứng về các
nguồn thông tin thu thập được bằng các phương pháp khác.
-


Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối

với ban quản lý làng nghề để tìm hiểu về quá trình hình thành, những thông
tin cơ bản về làng nghề như: Họ tên, tuổi, số hộ trong làng nghề, lao động,
vốn sản xuất, thông tin cơ bản kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của làng
nghề. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của làng nghề.


6

1.3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
-

Số liệu sau khi được thu thập, được tiến hành tổng hợp, hệ thống lại,

phân tích lại để có thơng tin cần thiết cho đề tài.
-

Sử dụng phương pháp phân tích SWOT: phân tích SWOT dựa trên

những thuận lợi và khó khăn của làng nghề chè từ đó nắm được các cơ hội để
phát triển và các mặt hạn chế trong công việc từ đó phát huy được những
điểm mạnh, lợi thế đã có và khắc phục những điểm yếu, hạn chế.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
1.4.1. Thời gian thực tập
Thời gian: Từ ngày 13/8/2018 đến ngày 23/12/2018.
1.4.2. Địa điểm thực tập
Địa điểm: Làng nghề chè truyền thống xóm 9, Thị trấn Sông Cầu,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.



7

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về làng nghề, làng nghề truyền thống
Cho đến nay có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm làng nghề, theo
giáo sư Trần Quốc Vượng [4] thì làng nghề là làng tuy vẫn có trồng trọt theo
lối tiểu nơng và chăn nuôi nhỏ song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo
với một tầng lớp thủ công chuyên nghiệp, có phường, có ơng chủ...cùng một
số thợ, có quy trình cơng nghệ nhất định, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản
xuất ra những mặt hàng thủ cơng, những mặt hàng này trở thành sản phẩm
hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng xung quanh và tiến
tới mở rộng ra các nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngồi.
Theo tác giả Bùi Văn Vượng [3] thì làng nghề truyền thống là cổ truyền
thủ công, ở đây không nhất thiết tất cả các dân làng đều sản xuất hàng thủ
công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông
nhưng u cầu chun mơn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản
xuất hang truyền thống ngay tại quê hương mình.
Khái niệm làng nghề theo thơng tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông
Nghiệp và phát triển nông thôn: Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư
cấp thôn, ấp, bản, làng, bn, phun, sóc hoặc các điểm dân cư, tương tự trên
địa bàn một xã thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra
một hoặc nhiều sản phẩm khác nhau. Đây có lẽ là định nghĩa đầy đủ và đúng
đắn nhất, có thể khái quát về làng nghề.
Từ đó khái niệm làng nghề truyền thống có thể bao gồm các nội dung
sau: “Làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn được cấu thành
bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định,



8

trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ cơng là chính,
giữa họ có mỗi liên kết về kinh tế, xã hội, văn hóa”.
Theo quy định tạm thời của Cục chế biến nông lâm sản và ngành nghề
nông thôn (Cơ quan trực thuộc bộ nông nghiệp giao quản lý nhà nước về lĩnh
vực này) thì: Làng nghề là làng (thơn ấp) ở nơng thơn có ngành nghề phi nông
nghiệp phát triển mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập quan trọng
của người dân trong làng. Về mặt định lượng, làng nghề làng có từ 35 - 40%
số hộ trở lên có tham gia hoạt động làng nghề và có thể sống bằng chính
nguồn thu nhập từ làng nghề và giá trị sản lượng của ngành trên 50% tổng giá
trị sản lượng của địa phương. Vì vậy khái niệm làng nghề cần được hiểu là
những làng ở nơng thơn có các ngành nghề phi nơng nghiệp chiếm ưu thế về
số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nơng.
2.1.2. Vai trị của bảo tồn và phát triển làng nghề chè
Bảo tồn và phát triển làng nghề không chỉ tăng thêm sức mạnh cội
nguồn gieo vào lịng mỗi người dân Việt Nam tình cảm dân tộc, yêu quý, trân
trọng, giữ gìn di sản và bản sắc văn hóa Việt Nam đặc biệt trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội là nhân tố quan trọng thúc đẩy q trình CNH-HĐH
nơng thơn. [2]
2.1.2.1. Giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương và vùng lân
cận Thái Nguyên là một tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc Bộ, là vùng trọng
điểm chuyên canh chè lớn thứ 2 sau tỉnh Lâm Đồng của cả nước. Đóng góp
vào
thu nhập kinh tế từ khu vực nơng lâm nghiệp chiếm đa số, đặc biệt là lợi ích kinh
tế từ nghề làm chè. Tuy nhiên đời sống của người dân ở vùng chuyên canh chè
vẫn còn nhiều gặp nhiều khó khăn do nghề làm chè cịn chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố ngoại cảnh; như giá bán bấp bênh, nhà nước không đặt ra mức giá

trần và giá sàn cho sản phẩm chè để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, chi phí
đầu tư cho việc chăm sóc cây chè còn cao do giá vật tư tăng cao,… Sự phát triển


9

làng nghề chè truyền thống không chỉ thu hút lao động dư thừa ở gia đình, làng –
xã, mà cịn có thể thu hút được nhiều người lao động từ các địa phương khác đến
làm thuê. Không chỉ vậy, sự phát triển của làng nghề còn kéo theo sự phát triển
của nhiều ngành nghề dịch vụ khác, tạo được nhiều việc làm cho người lao động.

Việc bảo tồn và phát triển các làng nghề chè truyền thống phù hợp với
yêu cầu cần thiết hiện nay theo chỉ thị của thủ tướng chính phủ. Thực tế ở các
làng nghề chè truyền thống cho thấy phát triển làng nghề góp phần đáng kể
trong giải quyết việc làm ổn định, nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.
2.1.2.2. Tăng giá trị sản phẩm hàng hóa
Sự phục hồi và phát triển các làng nghề chè có ý nghĩa rất quan trọng
đối với phát triển kinh tế địa phương. Hàng năm làng nghề cũng sản xuất ra
một khối lượng sản phẩm hàng hóa khá lớn, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế
quốc dân nói chung và cho địa phương nói riêng. Sản phẩm của làng nghề là
nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa ở nơng thơn.
Tỷ trọng sản phẩm ở làng nghề cao hơn rất nhiều so với các làng thuần
nông khác. Nếu đem so sánh những địa phương có nhiều làng nghề thì kinh tế
hàng hóa ở nông thôn phát triển hơn so với các địa phương có ít làng nghề.
2.1.2.3. Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, nâng
cao thu nhập thu hẹp khoảng cách đời sống nông thôn và thành thị, hạn chế
di dân tự do
Khác với sản xuất cơng nghiệp và một số ngành khác, làng nghề khơng
địi hỏi số vốn đầu tư quá lớn, bởi rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công,
thô sơ mà những người thợ trong làng nghề đều có thể tự sản xuất hoặc chế

tạo được. Hơn nữa, đặc điểm của sản xuất của làng nghề là quy mô nhỏ, cơ
cấu vốn và cơ cấu lao động ít nên rất phù hợp với khả năng huy động vốn và
các nguồn lực vật chất của các hộ gia đình. Với mức vốn đầu tư không lớn,


10

trong điều kiện hiện nay thì đó là một lợi thế để các làng nghề có thể huy
động các loại vốn nhàn rỗi trong dân vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do đặc điểm sản xuất của làng nghề là sử dụng lao động thủ công là
chủ yếu, nơi sản xuất cũng là nơi ở của người lao động nên bản thân nó có
khả năng tận dụng và thu hút nhiều loại lao động, từ lao động thời vụ nông
nhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi. Trẻ em tham gia sản xuất
dưới hình thức học nghề hay giúp việc. Lực lượng này chiếm một tỷ lệ đáng
kể trong số lao động làm nghề.
Việc làm đầy đủ, thu nhập đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần ngày
càng nâng cao làm cho người lao động nói riêng, người dân nói chung ở làng
nghề sẽ yên tâm bám chặt lấy nghề, lấy quê hương. Họ sẽ tích cực, hăng hái
lao động, sản xuất, kinh doanh để làm giàu cho bản thân, gia đình mình và
xây dựng quê hương, làng xã họ ngày một khang trang, giàu đẹp, văn minh.
Họ sẽ không phải đi “tha hương cầu thực”, đi tìm việc làm ở những nơi thị
thành hoặc ở địa phương khác. Điều đó sẽ hạn chế và đi đến chấm dứt tình
trạng di dân tự do, một trong những vấn đề nan giải hiện nay ở nước ta. Đồng
thời nó cho phép thực hiện được phương châm “rời ruộng mà khơng rời làng”
và thực hiện được q trình đơ thị hóa phi tập trung.
2.1.2.4. Phát triển làng nghề thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn
làm thay đổi bộ mặt nông thôn
Hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng vừa là tiền đề vừa là kết quả của
phát triển làng nghề. Trước hết làng nghề được hình thành ở những vùng có
giao thơng thuận lợi, đồng thời làng nghề phát triển sẽ nảy sinh nhu cầu xây

dựng, mở rộng đường giao thông, trạm điện,… phục vụ cho việc phát triển
làng nghề. Bên cạnh đó làm thay đổi bộ mặt nông thôn.


11

2.1.2.5. Bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc
Bảo tồn và phát triển làng nghề chè góp phần vào việc giữ gìn các giá
trị văn hóa của dân tộc và nâng cao đời sống tinh thần cho cư dân ở nơng
thơn. Đó là niềm tự hào của dân tộc ta qua các thế hệ tiếp đến nay vẫn còn
nguyên giá trị. Sản phẩm của làng chè phản ánh những nét chung của dân tộc
có nét riêng của làng nghề. Người Việt Nam sống ở nước ngoài khi nhớ về
quê hương là nhớ đến dấu ấn đậm nét của làng nghề với sản phẩm độc đáo
của nông thôn Việt Nam mà các dân tộc khác khơng có được.
2.1.3. Đặc điểm của làng nghề chè
Đặc điểm nổi bật nhất của làng nghề là tồn tại ở nơng thơn, gắn bó chặt
chẽ với nông nghiệp. Các ngành nghề thủ công nghiệp tách dần khỏi nông
nghiệp nhưng không rời khỏi nông thôn. Sản xuất nông nghiệp và sản xuất –
kinh doanh tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề đan xen lẫn nhau. Đối với nghề
làm chè, người chịu trách nhiệm chính về chăm sóc và chế biến sản phẩm chè
đồng thời là người nơng dân thuần túy. Điều đó đồng nghĩa với việc các gia đình
thuần nơng vừa làm ruộng vừa làm nghề sản xuất chè, ở vùng trọng điểm trồng
và chế biến chè thì thu nhập kinh tế từ nghề làm chè là chủ yếu. Sự ra đời của
làng nghề đầu tiên là do nhu cầu giải quyết lao động phụ, lao động dư thừa nhàn
rỗi giữa các mùa vụ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của từng gia đình và từng làng
xã. Trong làng nghề, người nông dân thường tự sản xuất đáp ứng phần lớn nhu
cầu ít ỏi về hàng tiêu dùng của mình. Về sau, khi xuất hiện những hộ chuyên sản
xuất chè thì sản phẩm của họ chủ yếu cũng phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của
những người nông dân trước hết ở trong làng – xã mình và ở các làng – xã lân
cận trong vùng. Mặt khác trong làng nghề, đại bộ phận các hộ chuyên làm nghề

sản xuất chè vẫn còn tham gia sản xuất nông nghiệp ở mức độ nhất định và đặc
biệt là hầu hết các hộ đều giữ đất nông nghiệp để tự mình trồng trọt hoặc thuê
mướn người làm nơng nghiệp cho mình.


12

Một số đặc điểm của làng nghề chè như sau:
– Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong làng nghề, đặc biệt là
làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, cộng với thói quen của
người sản xuất tiểu nông nên công nghệ chậm được cải tiến và thay thế.
– Một đặc tính quan trọng của cơng nghệ truyền thống là khơng thể
thay thế hồn tồn bằng cơng nghệ hiện đại và phải có sự kết hợp giữa công
nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất.
– Nguyên liệu của làng nghề chè là tại chỗ, từng hộ gia đình làm nghề
chè trong làng nghề như một phân xưởng sản xuất nhỏ trong một nhà máy lớn
là làng nghề. Người nông dân thực hiện việc thu hái nguyên liệu chè búp tươi
định kỳ (khoảng 35 ngày/1 chu kỳ), việc chế biến chè được thực hiện thường
xuyên trong thời gian thu gom nguyên liệu; đảm bảo cho việc sản xuất sản
phẩm chè được nhịp nhàng, chế biến liên tục từ nguồn nguyên liệu chè tươi
ngay tại hộ gia đình làm chè.
Kết thúc giai đoạn chế biến sẽ thu được sản phẩm chè búp khơ, ngồi ra
cịn có sản phẩm phụ là chè cám và chè ban. Đối với tất cả các sản phẩm
chính là chè búp khơ thì sẽ được bảo quản cẩn thận theo quy trình sản xuất,
sản phẩm cuối cùng bán ra cho người tiêu dùng chính là các túi chè thành
phẩm. Hiện nay hầu hết sản phẩm chè được bảo quản ở mơi trường chân
khơng, đóng gói hút chân khơng theo cơng nghệ của Đài Loan.
– Phần đông lao động trong làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ
thuật quy trình từ việc thu hái búp chè tươi cho đến giai đoạn chế biến chè
đều phải được tiến hành một cách cẩn thận, tỉ mỉ; đặc biệt là giai đoạn sao chè

đến vị chè tạo độ xoăn sau đó sấy khô búp chè. Phương pháp dạy nghề làm
chè chủ yếu được thực hiện theo phương thức truyền nghề; những người lớn
tuổi trong hộ gia đình làm chè truyền đạt các kinh nghiệm làm chè cho con


13

cháu của mình qua truyền miệng, vừa làm vừa truyền nghề, không cần sự ghi
chép vào sổ tay nghề nghiệp.
Lao động trong làng nghề: Trước kia, do trình độ khoa học và cơng
nghệ chưa phát triển thì hầu hết các cơng đoạn trong quy trình sản xuất đều là
lao động thủ công, giản đơn. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học –
công nghệ, việc ứng dụng khoa học – công nghệ mới vào nhiều công đoạn
trong sản xuất làng nghề, đã giảm bớt lực lượng lao động thủ công giản đơn.
Tuy nhiên, một số công đoạn trong quá trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật
lao động. Với sản phẩm chè thì cơng đoạn thu lượm các búp chè (nõn chè một
tôm hai lá) vẫn phải áp dụng kỹ thuật cắt hái thủ công, do bàn tay của con
người, chứ không thể dùng máy cắt được vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến hình
thức của cánh chè thành phẩm. Tuy nhiên hiện nay đã có các loại máy hái chè
cho năng suất cao, chất lượng búp chè hái cũng đạt tiêu chuẩn để ra, nhưng
giá thành cho việc đầu tư máy hái chè lại cao.
Việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong
các gia đình từ đời này sang đời khác. Các kinh nghiệm sản xuất thường được
bảo tồn trong từng gia đình. Trong những năm đổi mới việc phát triển mạnh
kinh tế tư nhân và hộ gia đình cá thể trong làng nghề đã phục hồi phương thức
giảng dạy nghề theo lối truyền nghề.
– Sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống sản phẩm
mang tính riêng có của làng nghề, mang đậm bản sắc dân tộc: Chè khô (có thể
là chè xanh hoặc chè đen) với nhiều đặc tính khác nhau.
– Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề mang tính phân tán, địa

bàn rộng, mạng lưới tiêu thụ xuyên suốt.
Sự ra đời của làng nghề đối với nghề sản xuất chè là xuất phát từ việc
đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của địa phương, và nhu cầu tiêu
thụ ngày càng lớn của thị trường ngoài (tỉnh, phạm vi cả nước và ở một số


14

nước trên thế giới). Thị trường về cơ bản vẫn là thị trường địa phương, là tỉnh
hay liên tỉnh. Vì vậy, khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị
trường thì làng nghề sản xuất chè đã đứng trước những khó khăn khơng nhỏ
và nhiều hộ sản xuất trong làng nghề đã lâm vào tình trạng điêu đứng.
– Hình thức tổ chức sản xuất trong làng nghề chủ yếu ở quy mơ hộ gia
đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức khác như doanh nghiệp tư nhân.

Với hình thức này, hầu như tất cả các thành viên trong hộ đều được huy
động vào làm những cơng việc khác nhau của q trình sản xuất kinh doanh.
Người chủ gia đình thường đồng thời là người chịu trách nhiệm chính trong
q trình sản xuất và chế biến chè. Tổ chức sản xuất – kinh doanh theo hộ gia
đình đảm bảo được sự gắn bó giữa quyền lợi và trách nhiệm, huy động được
mọi lực lượng trong hộ gia đình có khả năng lao động tham gia sản xuất –
kinh doanh, tận dụng được thời gian và nhu cầu đầu tư thấp (sử dụng ngay
nhà ở làm nơi sản xuất). Đây là hình thức tổ chức thích hợp với quy mơ sản
xuất nhỏ.
Hầu như khơng có làng nghề nào lại khơng gắn bó chặt chẽ với một
trong những nguồn nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho sản xuất của làng nghề.
Phần lớn làng nghề hình thành nghề chính của mình xuất phát từ nguồn
ngun liệu sẵn có tại địa phương hoặc lân cận. [1]
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới

Cây chè là dạng cây bụi của miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa. Quê
hương của cây chè là Mianma, Việt Nam và Trung Quốc. Cây chè xuất hiện cách
đây khoảng 5000 năm và từ đây lan sang các nơi khác. Vào đầu thế kỷ 19, người
Châu Âu đem chè về trồng ở các nước thuộc địa Ấn Độ, Pakixtan, Inđơnêxia,...
Đến nay trên thế giới đã có 58 nước trồng chè phân bố ở khắp 5 châu, tập chung
ở châu Á chiếm tới gần 90% tổng diện tích, sau đó là châu Phi, châu Mỹ.


15

Trên thế giới đang phổ biến 4 loại chè chính: chè Ấn Độ với đặc điểm
chịu lạnh, lá to và mềm dễ vị, tỷ lệ búp cao, dễ chăm sóc và dễ thu hái; chè
Trung Quốc lá nhỏ, dày; chè Vân Nam lá to và chè Shan lá to, mềm.
+

Sản lượng chè thế giới tăng đều qua các năm và tương đối ổn định

trên 2 triệu tấn/năm. Hiện nay, những nước trồng nhiều chè là Ấn Độ, Trung
Quốc, Kenya, Việt Nam, Nhật Bản, những nước này chiếm tới 78% sản lượng
chè của toàn thế giới.
+

Chè được tiêu thụ dưới hai dạng khác nhau: chè đen và chè xanh.

Trên thế giới, thị trường chè đen có sức mua lớn hơn thị trường chè xanh.
Lượng chè xuất khẩu hàng năm trên thế giới là trên 1 triệu tấn. Các nước xuất
khẩu chè nhiều nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia. Thị trường
nhập khẩu là Anh, Hoa Kỳ, Liên Ba Nga,...
-


Tại Trung Quốc: Trà là một thức uống không thể thiếu ở Trung Quốc,

và quốc gia này được coi là nhà sản xuất chè lớn nhất toàn cầu. Trung Quốc
đã thống nhất thị trường xuất khẩu chè của thế giới cho đến những năm 1880
và hiện nay đang xếp hạng thứ 3 thế giới. Tuy nhiên phần lớn các loại chè
được trồng và tiêu thụ ngay trong nội địa Trung Quốc và chỉ có một phần nhỏ
được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Với sản lượng hàng năm đạt mức
1.640.310 tấn, chỉ có 299.789 tấn được xuất khẩu ra bên ngồi đạt mức giá trị
965.080.000 USD. Trung Quốc hiện đóng góp 35% tổng sản lượng chè tiêu
thụ thế giới.
-

Tại Ấn Độ: Ấn Độ được coi là trung tâm lớn nhất thế giới về hoạt

động sản xuất chè, chiếm đến 23% sản lượng chè toàn cầu, hàng năm Ấn Độ
sản xuất được 966.733 tấn chè và xuất khẩu khoảng 203.207 tấn với giá trị
867.143.000 USD đạt mức 12% về sản lượng chè xuất khẩu toàn cầu. Một số
cánh đồng ở Darjeeling và Assam đã trở nên nổi tiếng nhờ loại trà Tata, một
trong những thương hiệu trà ở Ấn Độ. Chè của Ấn Độ được một số chuyên


×