Bài tập thực hành
1
Mô hình Mundell-Fleming
Câu 1:
Trong bài thi môn kinh tế vĩ mô, một học viên viết về mô hình Mundell-Fleming cho một
nền kinh tế mở và nhỏ như sau:
“Các tác động của một chính sách ổn định hóa kinh tế không tùy thuộc vào mức độ
chuyển động của dòng vốn và vai trò của hệ thống tỷ giá hối đoái. Đối với trường hợp
vốn di chuyển hoàn tự do, hệ thống tiền tệ mà tỷ giá được thả nổi theo thị trường, các
công cụ tài khoá là một chính sách hữu hiệu nhất để xử lý các trường hợp khủng
hoảng. Ngược lại, trong một hệ thống mà tỷ giá bị ấn định một cách cố định, các chính
sách tiền tệ đóng vai trò then chốt trong khi các chính sách can thiệp tài khoá là vô
ích”
a. Bạn hãy giúp đính chính lại câu trả lời này cho chính xác?
b. Sử dụng kiến thức mô hình IS*-LM* chứng minh cho lập luận đúng bên trên (sau
khi hoàn thành câu a)?
Gợi ý:
a. Câu lập luận chính xác phải được viết lại như sau: “Các tác động của một chính
sách ổn định hóa kinh tế tùy thuộc vào mức độ chuyển động của dòng vốn và vai
trò của hệ thống tỷ giá hối đoái. Đối với trường hợp vốn di chuyển hoàn tự do, hệ
thống tiền tệ mà tỷ giá được thả nổi theo thị trường, các công cụ tiền tệ một chính
sách hữu hiệu nhất để xử lý các trường hợp khủng hoảng. Ngược lại, trong một hệ
thống mà tỷ giá bị ấn định một cách cố định, các chính sách tài khoá đóng vai trò
then chốt trong khi các chính sách can thiệp tiền tệ là vô ích”.
b. Tóm tắt của phát biều trên bằng một ma trận đơn giản:
Cơ chế tỷ giá/ Chính sách Tài khoá Tiền tệ
Cố định Hữu hiệu (A) Vô ích (B)
Thả nổi Vô ích (C) Hữu hiệu (D)
Chúng ta có thể giải thích cho tất cả 4 trường hợp A, B, C và D bằng cách diễn giải
và biểu diễn bằng đồ thị của mô hình IS* và LM*. Hãy xem lại phần đáp án trong
loạt câu hỏi ôn tập, chương 12, câu 1 và 2. Bạn cũng có thể thực hành lại bằng việc
sử dụng chính sách mở rộng tài khoá (tăng chi tiêu G) (thay vì một chính sách thắt
chặt tài khoá - tăng thuế) ở câu 1. Sau đó áp dụng một chính sách mở rộng tiền tệ
(tăng cung tiền M) (thay vì một chính sách thắt chặt tiền tệ - giảm cung tiền) ở câu
2.
Câu 2:
1
Đây là bài tập 4 của môn Kinh tê vĩ mô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (niên khoá 2006-
2007)
Xét trong điều kiện một nền kinh tế đóng, theo phương pháp đại số, giả sử ta có phương
trình các đường IS và LM như sau (xem hệ phương trình chi tiết trong ghi chú bài giảng
mô hình IS-LM):
Y = [
b
ca
−
+
1
+
b
−
1
1
G
-
b
b
−
1
T
] – (
b
d
−
1
) r [IS]
r = - (
f
1
)
P
M
+ (
f
e
)Y [LM]
trên trục toạ độ (Y, r), hãy giải thích:
a. Vì sao đường IS có độ dốc hướng xuống và đường LM có độ dốc hướng lên?
b. Liệt kệ các yếu tố tác động có thể có thuộc về chính sách và không thuộc về chính
sách làm dịch chuyển đường IS và đường LM?
c. Ý nghĩa kinh tế của điểm cân bằng trong mô hình IS-LM?
Gợi ý:
Mô hình IS-LM cho chúng ta một cách nhìn chi tiết hơn về những điều ẩn chứa phía sau
tổng cầu. Nó tách tổng cầu thành hai thị trường cấu thành: thị trường hàng hoá và thị
trường tiền tệ. Thị trường hàng hoá tóm tắt bằng đường IS và thị trường tiền tệ biễu diễn
bằng đường LM. Có một số ưu điểm của cách phân tích này: (1) thứ nhất, chúng ta có thể
nhận định về hai thị trường một cách tách biệt; (2) thứ hai, chúng ta có thể xác định lãi suất
một cách dễ dàng; (3) thứ ba, chúng ta có thể xem xét và phân biệt tác động của hai chính
sách tài khoá và tiền tệ.
a. Vì hai đường IS và LM được vẽ trên cùng toạ độ (Y, r) nên để xem xét hướng dốc
lên của LM và hướng xuống của IS, chúng ta tìm quan hệ giữa Y và r (với các yếu
tố khác trong phương trình của IS và LM cho trước):
• Đường IS có độ dốc âm: tăng (giảm) r => giảm (tăng) I => giảm (tăng) Y
• Đường LM có độ dốc dương: tăng (giảm) Y => tăng (giảm) cầu tiền L => tăng
(giảm) r
b. Căn cứ vào hệ phương trình cho trước bên trên, chúng ta có các kết luận sau:
Đối với đường IS:
• Độ dốc của đường IS phụ thuộc vào độ nhạy của cầu đầu tư so với lãi suất, thể
hiện qua d và khuynh hướng tiêu dùng biên b. (d càng lớn, đường IS càng thoải;
b càng lớn đường IS càng thoải).
• Sự dịch chuyển đường IS phụ thuộc vào G và T. Hay chính sách tài khoá làm
dịch chuyển IS. Như tăng G (giảm T), IS dịch sang phải.. Ngoài ra, các cú sốc
ngoại sinh cũng làm dịch chuyển IS, như niềm tin của người tiêu dùng và nhà
đầu tư dẫn đến tăng I và C ngoại sinh làm dịch chuyển IS sang phải.
Đối với đường LM:
• Độ dốc của đường LM phụ thuộc vào độ nhạy của cầu tiền theo thu nhập e, và
độ nhạy của cầu tiền theo lãi suất f. (e càng lớn LM càng dốc và e càng lớn có
nghĩa là đường L(Y, r) dịch chuyển nhiều khi Y thay đổi; f càng lớn LM càng
thoải).
• Sự dịch chuyển đường LM phụ thuộc vào M/P. Chính sách tiền tệ làm dịch
chuyển đường LM. tăng M làm dịch chuyển LM sang phải. Các cú sốc ngoại
sinh đối với cầu tiền làm dịch chuyển LM, như tăng cầu tiền ngoại sinh làm
dịch LM hướng lên sang trái.
c. Cân bằng kinh tế vĩ mô trong mô hình IS-LM có thể được tóm tắt qua hai mối quan
hệ giữa khu vực thực (hàng hoá hay sản xuất) và khu vực tài chính (tiền tệ):
• ∆M
S
=> ∆r => ∆I => ∆AD => ∆Y và
• ∆Y => ∆M
D
=> ∆r
Cả hai khu vực thực và khu vực tài chính đồng thời đạt trạng thái cân bằng khi mà
ứng với một mức lãi suất tại đó tổng chi tiêu dự kiến bằng với sản lượng. Mức sản
lượng duy nhất này cũng bằng với tổng thu nhập mà tại đây cầu tiền bằng với cung
tiền tại mức lãi suất cân bằng bên trên. Ví dụ qua hình vẽ sau đây:
Điểm cân bằng A, kết hợp (Y
A
, r
A
) xác lập trạng thái cân bằng. Tại đây, các cá nhân
trong xã hội cân bằng trong việc phân bổ của cài của họ giữa các loại tài sản (như
tiền và trái phiếu...) và cân bằng phân bổ thu nhập của họ cho các loại chi tiêu khác
nhau (C, I...)
Câu 3:
Giả sử ta có hệ phương trình của một nền kinh tế đóng sau đây và từ đó phương trình của
đường AD được triển khai:
C = C(Y-T) = a +b(Y-T)
I = c – dr = I(r)
LM
IS
A
Y
A
r
A
r
Y
G =
G
T =
T
P
M
P
M
s
=
L(r, Y) = eY – fr
IS:
])[(
1
1
drTbGca
b
Y
−−++×
−
=
LM:
−
=
P
M
f
Y
f
e
r
1
Tính r bằng cách thay phương trình LM vào phương trình IS. Giải tìm Y
theo P:
AD:
( )
+−
+−++
+−
=
P
M
debf
d
TbGca
debf
f
Y
)1()1(
Hãy:
a. Liệt kệ các yếu tố tác động có thể có thuộc về chính sách làm dịch chuyển đường
tổng cầu AD trong mô hình này?
b. Câu trả lời của bạn có thay đổi gì không nếu đây là một nền kinh tế mở?
Gợi ý:
a. Từ phương trình đường AD, các biến số chính sách làm dịch chuyển AD bao gồm
G và T (chính sách tài khoá hay ngân sách) và M (chính sách tiền tệ).
b. Trong nền kinh tế mở, thành phần của AD bao gồm thêm NX (với
NX=NX(e.P/P*). Các chính sách ngoại thương và tỷ giá làm thay đổi và làm dịch
chuyển AD. Tuy vậy, AD dịch chuyển trong nền kinh tế mở phụ thuộc vào cơ chế
tỷ giá như trong phân tích của mô hình Mundell-Fleming.
Câu 4:
Một trong những cách để giải thích đường tổng cầu có độ dốc hướng xuống trong toạ độ
(Y, P) là dựa vào các hiệu ứng: (1) Hiệu ứng cân bằng thực (real balances effect); (2) Hiệu
ứng thương mại với nước ngoài (foreign trade effect); và (3) Hiệu ứng lãi suất (interest-rate
effect). Thông qua cơ chế tác động, lý giải vì sao các hiệu ứng này có thể giúp giải thích
hướng dốc xuống của đường tổng cầu.
Gợi ý:
Hiệu ứng cân bằng thực: Một cách đơn giản để tìm ra mối liên hệ giữa mức giá và tổng
cầu đó là chúng ta xem xét một sự gia tăng của tổng cầu do cung tiền danh nghĩa tăng, giá
trong nền kinh tế cũng tăng. Nếu như giá và cung tiền danh nghĩa tăng cùng một tỷ lệ thì
hàng hoá và dịch vụ thực mà chúng ta mua được sẽ không tăng gì cả. Nói một cách khác,
cung tiền danh nghĩa tăng cao hơn có thể không kéo theo cung tiền thực cao hơn và có
nghĩa là cũng không nhất thiết kéo theo tăng tổng cầu thực. Tổng cầu thực hay thu nhập
thực được định nghĩa là tổng cầu danh nghĩa hay thu nhập danh nghĩa chia cho mức giá.
khi giá cả thay đổi tăng (hay giảm) sẽ làm cho tổng cầu thực hay thu nhập thực giảm (hay
tăng). Đó là hiệu ứng cân bằng thực.
Hiệu ứng thương mại với nước ngoài: Một trong những thành phần của tổng cầu là NX =
NX(ε) = NX(e.P/P*). Khi P tăng (giảm) sẽ kéo theo ε tăng (giảm) và kết quả là NX giảm
(tăng). Tổng cầu biến đổi cùng chiều NX. Do vậy, thông qua đó thể hiện quan hệ giữa
mức giá và tồng cầu theo hiệu ứng thương mại.
Hiệu ứng lãi suất: nhớ lại hiệu ứng Fisher, i = r + %∆P, và I = I(i). Một sự gia tăng của
mưc giá P kéo theo lãi suất i tăng và giảm I và ảnh hưởng đến tổng cầu.
Kết hợp tất cả các hiệu ứng bên trên và các mô hình khác nhau mà chúng ta đã nghiên cứu
đến đây cho thấy có nhiều cách khác nhau góp phần giải thích đường tổng cầu có độ dốc
hướng xuống trong toạ độ (Y, P).
Câu 5:
Hai nhà chính sách kinh tế vĩ mô đang tranh luận với nhau. Nền kinh tế mà họ đang nói
đến là một nền kinh tế mở nhỏ, đang hoạt động dưới cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn
di chuyển hoàn toàn tự do.
Nhà chính sách 1: “Để tăng sản lượng thực, chúng ta nên áp dụng chính sách tài khoá mở
rộng. Nhưng mà chính sách này thường xảy ra hiện tượng sự lấn át (crowding out effect).
Nhưng do vốn di chuyển hoàn toàn tự do, chính sách tài khoá mở rộng không kéo theo
tăng lãi suất và chèn ép đầu tư. Do vậy mà bất kỳ sự gia tăng chi tiêu chính phủ hay cắt
giảm thuế sẽ có tác động trực tiếp làm tăng sản lượng thực”
Nhà chính sách 2: “Anh cần phải xem lại ghi chú bài giảng về kinh tế vĩ mô thời kỳ đại
học. Chính sách tài khoá không bao giờ có hiệu quả trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi và
vốn di chuyển tự do - một sự kết hợp hoàn hảo tạo ra hiện tượng sự lấn át hoàn toàn”
Là một nhà kinh tế từng được đào tạo từ chương trình kinh tế học ứng dụng và chính sách
công, anh chị hãy làm trung gian hoà giải cho cuộc tranh luận này.
Câu 6:
Hai nhà chính sách kinh tế vĩ mô đang tranh luận với nhau. Nền kinh tế mà họ đang nói
đến là một nền kinh tế mở nhỏ, đang hoạt động dưới cơ chế tỷ giá hối đoái cố định và vốn
di chuyển hoàn toàn tự do.
Nhà chính sách 1: “Để tăng sản lượng thực, chúng ta nên áp dụng chính sách tiền tệ mở
rộng. Nhưng mà chính sách này thường xảy ra hiện tượng bẫy tiền (liquidity trap). Nhưng
do vốn di chuyển hoàn toàn tự do, chính sách tiền tệ mở rộng không kéo theo giảm lãi suất