Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tài liệu Mô hình AS - AD pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.4 KB, 8 trang )

Bài tập thực hành
1
Mô hình AD-AS
Câu 1:
Phương trình của đường tổng cung ngắn hạn SRAS có dạng như thế nào? Ba đặc tính của phương
trình này là gì? Giải thích vì sao đường tổng cung SRAS trong mô hình tiền lương cứng nhắc có độ
dốc thấp hơn so với đường tổng cung trong mô hình nhận thức nhầm của công nhân?
Gợi ý:
Y = + α (P – P
e
) : phương trình SRAS, đường tổng cung AS ngắn hạn. Từ phương trình này
ta thấy , α , và P
e
là cho trước và xác định, P tăng thì Y tăng và P giảm thì Y giảm. Hay khác với mối
quan hệ trong tổng cầu, đối với tổng cung, Y có mối quan hệ đồng biến với mức giá P.
Ba đặc tính của phương trình SRAS là :
1. P
e
là cho trước,

P



Y
2. P = P
e
→ Y =
3. P > (<) P
e



Y > (<)
Chúng ta nhớ lại ghi chú bài giảng về 2 mô hình tiền lương cứng nhắc và mô hình nhận thức
nhầm của người lao động được trình bày lại bên dưới. Đường tổng cung ngắn hạn hình thành
từ mô hình tiền lương cứng nhắc, SRAS
SW,
là kết nối của 2 điểm có toạ độ (, P
1
) và (Y
2
, P
2
)
(với ứng với và Y
2
ứng với L
2
). Đường tổng cung ngắn hạn hình thành từ mô hình hiểu nhầm
của người lao động là SRAS
WM
là kết nối của 2 điểm có toạ độ (, P
1
) và (Y
3
, P
2
) (với ứng với
và Y
3
ứng với L

3
mà ta cũng biết Y
3
< Y
2
, L
3
<

L
2
). Bạn thử phác hoạ hình ảnh của 2 đường
tổng cung này trên toạ độ (Y, P) sẽ thấy đường SRAS
WM
dốc hơn SRAS
SW.
1
Đây là bài tập 5 của môn Kinh tê vĩ mô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (niên khoá 2006-2007)
1
Câu 2:
Các yếu tố làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn? Và cùng câu hỏi cho đường tổng cung dài
hạn?
Gợi ý:
Xem bảng tổng hợp sau đây về câu trả lời hướng dẫn, bạn có thể tìm ra một số các yếu tố khác:
Một sự tăng lên của: Dịch AS ngắn hạn: Vì:
1. Chi phí lao động
(lương)
Sang trái Chi phí sản xuất tăng
2. Các loại chi phí đầu
vào khác

Sang trái Chi phí sản xuất tăng
3. Mức giá kỳ vọng Sang trái Lương và các chi phí khác
tăng
Bắt đầu từ W
1
/P
1
và (điểm A). Bây giờ, P↑ từ
P
1
lên P
2
nhưng W cố định tại W
1
. Tiền lương
thực giảm đến W
1
/P
2
do vậy các hãng thuê L
2
.
Y = Y
2
= F(, L
2
)
Do vậy, ↑P → ↓(W/P) → ↑L → ↑Y
Khởi đầu tại A: (W
1

/P
1
); P
e
= P
1
Bây giờ, P↑ đến P
2
;
L
s
(W/P
e
) = L
s
(W
1
/P
1
) =
L
d
(W/P) = L
d
(W
1
/P
2
) = L
2

> (∴ ED
L
)
Các hãng định mức W ứng với dư cầu lao động ED
L
tại
(W
3
/P
2
) và L
3
(điểm B) khi mà người lao động biết P ở mức
P
1
↑ L đến L
3 →
↑ Y đến Y
3
= F(, L
3
)
2
L
2
W/P
L
d
L
B

A
L
S
1
1
P
W
2
1
P
W
L
2
L
3
L
A
B
L
s
Ld
B’
W/P,
W/P
e
1
3
P
W
1

1
P
W
2
3
P
W
2
1
P
W
Một sự tăng lên của: Dịch AS dài hạn: Vì:
4. Nhập lượng vốn và
lao động (K, L)
Sang phải Năng lực sản xuất tăng
5. Năng suất, tiến bộ
công nghệ (F)
Sang phải Hiệu quả của các yếu tố
được sử dụng để sản xuất
sản phẩm tăng
Câu 3:
Một nền kinh tế bị xem là suy thoái khi có những dấu hiệu nào? Ngược lại đâu là những dấu hiệu có
thể có của một nền kinh tế đang nóng lên?
Gợi ý:
Trước khi đọc câu trả lời này, các bạn vui lòng đọc trước phần gợi ý câu trả lời số 4. Đây là những
gợi ý để các bạn yêu thích môn học này tiếp tục nghiên cứu vì vẫn còn nhiều tranh luận về vấn đề
này.
Một trong những lập luận cho rằng hố cách GDP là sự khác biệt hay chênh lệch giữa chi tiêu ở mức
GDP cân bằng thực tế với mức GDP ở mức toàn dụng. Một hố cách suy thoái hay một nền kinh tế bị
xem là suy thoái khi chi tiêu ở mức cân bằng thực tế thấp hơn mức GDP toàn dụng (một cách dễ hiểu

hơn, chúng ta có thể hình dung nền kinh tế xuất hiện một số các dấu hiệu như là tốc dộ tăng trưởng
thấp hơn mức tăng trưởng trung bình bình thường, tình trạng thất nghiệp gia tăng, tỷ lệ lạm phát
thấp hơn mức dự kiến (do sốc cầu) và cao hơn mức dự kiến (do sốc cung bất lợi – như giá dầu tăng).
Ngược lại, hố cách lạm phát hay tình trạng nền kinh tế nóng lên thường đi liền với những dấu hiệu
như tốc độ tăng trưởng lớn hơn mức trung bình bình thường và đi kèm với sự gia tăng của lạm phát
(ngoài dự kiến).

Câu 4:
Mức sản lượng toàn dụng nhân công là gì? Tại mức sản lượng toàn dụng nhân công, tỷ lệ thất nghiệp
và tỷ lệ lạm phát phải bằng zero có phải không? Giải thích?
Gợi ý:
Trong kinh tế học, khái niệm toàn dụng nhân công có nhiều quan điểm và lập luận khác nhau. Nhiều
nhà kinh tế tin rằng tỷ lệ thất nghiệp tại mức toàn dụng nhân công là lớn hơn 0% (Một vài ước tính
cho rằng tỷ lệ này khoảng 2 đến 7% tuỳ các nền kinh tế khác nhau. Tỷ lệ này bao gồm tỷ lệ thất
nghiệp cơ cấu và tỷ lệ thất nghiệp cọ xát). Sản lượng ứng với mức toàn dụng nhân công được gọi là
mức sản lượng toàn dụng nhân công. Theo mối quan hệ của đường cong Phillips trong ngắn hạn, có
sự đánh đổi giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát. Có nghĩa là nếu chính phủ của các quốc gia lựa
chọn mục tiêu giảm thất nghiệp (mốc so sánh là so với mức sản lượng toàn dụng) thì phải trả giá bởi
sự tăng lên của tỷ lệ lạm phát.
Những tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô về quan hệ này cho rằng rất khó có thể xác định một
cách chính xác các tỷ lệ này nên thay vì cố gắng duy trì mức toàn dụng nhân công, các quốc gia nên
theo đuổi mục tiêu ổn định lạm phát (theo Milton Friedman, nhà kinh tế hàng đầu của phái tiền tệ thì
cần duy trì tỷ lệ lạm phát thấp hay có thể là tỷ lệ lạm phát zero phần trăm. Quan điểm của Friedman
về kinh tế vĩ mô hiện đại, toàn dụng nhân công liên quan đến mức thất nghiệp thấp nhất để duy trì
cơ cấu kinh tế. Vài nhà kinh tế khác như James Tobin, Franco Modigliani phối hợp đưa ra khái niệm
Non-Accelerating Inflation Rate of Unemployment (NAIRU) tạm dịch là tỷ lệ thất nghiệp không làm
3
gia tăng lạm phát (hay tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên). Ứng với tỷ lệ này thì GDP thực bằng với sản
lượng tiềm năng (potential output)).
Câu 5:

Một cách đo lường chi phí cắt giảm lạm phát gọi là tỷ lệ hy sinh (sacrifice ratio). Tỷ lệ hy sinh là gì?
Cho ví dụ?
Gợi ý:
Tỷ lệ hy sinh là phần trăm GDP trong một năm cần thiết để giảm 1 điểm phần trăm lạm phát. Một tỷ
lệ hy sinh là 2 có nghĩa là để giảm 1 điểm phần trăm lạm phát cần phải giảm 2% GDP của năm [ Hay
có thể là 2% trong 1 năm hay 1% trong 2 năm].
Câu 6:
Phân biệt giữa đường cong Phillips trong ngắn hạn và đường cong Phillips trong dài hạn?
Gợi ý:
Đường cong Phillips : thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp.
Phương trình đường cong Phillips có dạng như sau:
π = π
e
- β(u - u
n
) + ε
Trong ngắn hạn, cho trước π
e
, có một sự đánh đổi giữa π và u (như là ↓π tương đương chi phí ↑ u).
Đường cong phillips trong ngắn hạn có độ dốc hướng xuống trên toạ độ (π, u). Và từ phương trình đường
cong Phillips, ta có:
• ∆π
e
sẽ làm đường Phillips dịch chuyển; ↑π
e
sẽ dịch PC lên trên.
• Các cú sốc tổng cung (các cú sốc giá) làm dịch chuyển đường Phillips; một cú sốc cung bất
lợi (ví dụ., OPEC tăng giá dầu) dịch PC lên trên.

Trong dài hạn: π

e
= π and u = u
n
; vì vậy không có sự đánh đổi trong dài hạn. Đường cong Phillips
trong dài hạn dốc đứng, LRPC.
4
π
π
2
π
1
u
n

u

LPC
PC’(π
e
= π
2
)
PC (π
e
= π
1
)
Câu 7:
Bối cảnh tranh luận của nền kinh tế này là một nền kinh tế mở nhỏ, vốn di chuyển hoàn toàn tự do, và
theo chính sách tỷ giá hối đoái cố định. Hiện nền kinh tế này đang ở trạng thái cân bằng dài hạn, bao

gồm cả cân bằng của cán cân thanh toán.
Nhà chính sách 1: “Chúng ta cần phải mở rộng mức sản lượng thực và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nếu
như chúng ta đang theo cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, thì có thể thực hiện được mục tiêu này thông
qua chính sách tiền tệ mở rộng. Nhưng chính sách tỷ giá của chúng ta lại theo cơ chế cố định, do vậy
không có cách nào để làm tăng khối tiền”.
Nhà chính sách 2: “Có hai điểm sai trong lập luận của ông. Trước hết, hoàn toàn có thể tăng khối
tiền ngay cả khi chính sách tỷ giá của chúng ta là cố định; điều phải làm là phá giá đồng tiền của
chúng ta. Thứ hai, nếu chúng ta theo chính sách như vậy, kết quả tăng sản lượng thực và giảm thất
nghiệp sẽ chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Trong dài hạn, tất cả điều này sẽ chỉ là một sự tăng giá mà
thôi”.
Bạn với tư cách là một chuyên gia kinh tế, hãy giúp 2 nhà chính sách trên hiểu rõ hơn về bản chất của
vấn đề này.
Gợi ý:
Trước nhất, hãy đọc thật kỹ hiện trạng của nền kinh tế này. Hiện nền kinh tế này đang ở trạng thái
cân bằng dài hạn, bao gồm cả cân bằng của cán cân thanh toán. Đây là trạng thái cân bằng lý tưởng.
Nên việc thực hiện chính sách theo đề nghị là không cần thiết!.
Và một ý nữa cần lưu ý là đây là một nền kinh tế mở và nhỏ, vốn di chuyển tự do, đang theo cơ chế
tỷ giá hối đoái cố định. Theo lý thuyết của mô hình Mundell-Fleming, chính sách tài khoá sẽ là một
chọn lựa hữu hiệu nhằm điều chỉnh phía cầu trong ngắn hạn
Đối với lập luận của nhà chính sách 1: “Chúng ta cần phải mở rộng mức sản lượng thực và giảm tỷ
lệ thất nghiệp (có cần thiết?). Nếu như chúng ta đang theo cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, thì có thể
thực hiện được mục tiêu này thông qua chính sách tiền tệ mở rộng (đúng). Nhưng chính sách tỷ giá
của chúng ta lại theo cơ chế cố định, do vậy không có cách nào để làm tăng khối tiền (Không hoàn
toàn chính xác. Vẫn có thể thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ, tăng khối tiền, nhưng sẽ không hiệu
quả. Mặt khác, như đã được chứng minh trên lớp thông qua mô hình IS-LM-CM hay IS*-LM*, một
chính sách phá giá hiệu quả sẽ kéo theo dịch chuyển LM hay LM* sang phải do cung tiền tăng kéo
theo)”.
Đối với lập luận của nhà chính sách 2: “Có hai điểm sai trong lập luận của ông. Trước hết, hoàn
toàn có thể tăng khối tiền ngay cả khi chính sách tỷ giá của chúng ta là cố định (đúng) ; điều phải
làm là phá giá đồng tiền của chúng ta (không hoàn toàn đúng. Phá giá và khối tiền gia tăng có liên

quan thông qua mua bán dự trữ ngoại tệ nhằn duy trì tỷ giá mới. Khối tiền gia tăng khi tăng nua ngoại
tệ hay tăng dự trữ khi có hiện tượng cung ngoại tệ vượt cầu ngoại tệ) . Thứ hai, nếu chúng ta theo
chính sách như vậy, kết quả tăng sản lượng thực và giảm thất nghiệp sẽ chỉ xảy ra trong ngắn hạn.
Trong dài hạn, tất cả điều này sẽ chỉ là một sự tăng giá mà thôi (đúng trong trường hợp nền kinh tế
này đang cân bằng dài hạn và chính sách được thực hiện như đề nghị)”.
Câu 8:
5

×