Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

042 HOÀN THIỆN NGHIỆP vụ GIAO NHẬN mặt HÀNG gỗ XUẤT NHẬP KHẨU vận CHUYỂN BẰNG CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN tại CÔNG TY TNHH r l g (CHI NHÁNH hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.53 KB, 44 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ
GIAO NHẬN MẶT HÀNG GỖ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG
CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH R.L.G (CHI NHÁNH
HÀ NỘI)”
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài, xác lập và tun bố vấn đề
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, việc buôn bán giao lưu xuyên biên giới ngày
càng phát triển và phổ biến ở khắp nơi. Mỗi quốc gia khi gia nhập vào thị trường quốc tế
chung ấy đều phải thơng qua giao nhận quốc tế, nó phục vụ cho nhu cầu trao đổi, giao lưu
buôn bán giữa các khu vực và giữa các nước trên thế giới. Hoạt động giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu là chiếc cầu nối quan trọng cho dòng chảy thương mại quốc tế, nó là khâu
trọng yếu khơng thể thiếu trong suốt quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu.
Phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế ở mỗi nước gắn liền với sự phát triển kinh tế
ở mỗi nước đó. Các hoạt động giao nhận quốc tế ở nước ta có ý nghĩa hết sức quan trọng
góp phần tích lũy ngoại tệ, đơn giản hóa chứng từ, thủ tục thương mại, hải quan và các thủ
tục pháp lý khác, tạo điều kiện cho sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường quốc tế tăng
đáng kể, đẩy mạnh tốc độ giao lưu hàng hóa xuất nhập khẩu với các nước trên thế giới ,
góp phần làm nền kinh tế đất nước phát triển nhịp nhàng, cân đối. Vì vậy việc nghiên cứu
một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến giao nhận quốc tế đang là một yêu cầu cấp
thiết đối với những cán bộ làm công tác giao nhận xuất nhập khẩu hàng hóa ở nước ta.
Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng của cơng tác giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu, nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ngang
tầm cỡ quốc tế đặc biệt là mảng giao nhận mặt hàng gỗ xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
container đường biển ở cơng ty TNHH R.L.G trong quy trình còn thể hiện một số bất cập,
chưa hợp lý, thể hiện ở những rủi ro đáng tiếc gặp phải. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài hoàn
thiện nghiệp vụ giao nhận mặt hàng gỗ xuất nhập khẩu trong container bằng đường biển ở
công ty là hết sức cần thiết.
Đề tài nghiên cứu về việc “ Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận mặt hàng gỗ xuất nhập


khẩu vận chuyển trong container bằng đường biển tại công ty TNHH R.L.G” (Chi nhánh
Hà Nội)” chủ yếu nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động giao nhận mặt
hàng gỗ xuất nhập khẩu vận chuyển trong container đường biển tại công ty TNHH R.L.G
Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008 – 2011

1.2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: nghiệp vụ giao nhận mặt hàng gỗ xuất nhập
khẩu trong container bằng đường biển
Mục tiêu nghiên cứu:
Khảo sát tình hình thực tế tình hình giao nhận hàng hóa trong hoạt động xuất nhập
khẩu của cơng ty đặc biệt là hoàn thiện giao nhận mặt hàng gỗ xuất nhập khẩu trong
container đường biển. Để làm được điều đó, chuyên đề đặt ra các mục tiêu trung gian bao
gồm việc điều tra, khảo sát thực tế trong hoạt động xuất nhập khẩu, thu nhận ý kiến các
chuyên gia về tình hình thực tế
Mục tiêu tiếp theo là đưa ra những kết luận về thành công đã đạt được, những vấn đề
còn hạn chế, nguyên nhân phát sinh vấn đề đó, từ đó đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm
hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận mặt hàng gỗ xuất nhập khẩu trong container bằng đường
biển của công ty TNHH R.L.G
Các giải pháp đưa ra thực hiện nhiệm vụ nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết tại
doanh nghiệp, đảm bảo sao cho hiệu quả nhất, dễ thực thi nhất. Khắc phục các nhược điểm
hiện có, phát huy các ưu điểm, tận dụng các ưu điểm này biến thành lợi thế cạnh tranh.

Ngoài ra các kiến nghị đối với các tổ chức nhà nước như: Nhà nước, hiệp hội ngành nghề,
cơ quan quản lý, các tổ chức có ảnh hưởng nhằm mục tiêu tháo gỡ các vướng mắc còn tồn
tại nhằm cản trở hoạt động của doanh nghiệp.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nghiệp vụ giao nhận chủ yếu đối với mặt hàng gỗ xuất nhập khẩu tại
công ty TNHH R.L.G trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010 và đưa ra phương hướng, giải
pháp trong 3 năm tiếp theo 2010-2013
Công ty TNHH R.L.G là công ty cung ứng dịch vụ logistics, giao nhận, vận chuyển,
lưu kho, lưu bãi…Đề tài được tiếp cận dưới góc độ cơng ty cung ứng dịch vụ cho khách
hàng.
Quy trình giao nhận sẽ được thực hiện từ các kho bãi của khách hàng hay kho của công
ty đến khi hàng hóa được giao đến người nhận hàng.
1.4. Một số khái niệm và phân định nội dung của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa
XNK vận chuyển bằng container đường biển
1.4.1. Một số khái niệm
1.4.1.1. Khái niệm giao nhận hàng hóa, container
- Giao nhận hàng hóa
Giao nhận là một tập hợp các nghiệp vụ có liên quan đến q trình vận tải, nhằm
mục đích chun chở hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng”. (Theo Phạm Mạnh
SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

Hiền – nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương – NXB Thống kê 2005)
- Container

Theo ISO – Container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm:
Có hình dáng cố định, bền chắc, để được sử dụng nhiều lần.
Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều phương tiện
vận tải, hàng hóa khơng phải xếp dỡ ở cảng dọc đường.
Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này sang cơng
cụ vận tải khác.
Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra.
Có dung tích khơng ít hơn 1m3 .
Do đó container khơng phải là một loại bao bì thơng thường. Container cũng khơng phải là
cơng cụ vận tải, nó chỉ là một công cụ vận tải luôn gắn liền với công cụ vận tải
chính.Container là đối tượng thuê mướn trên thị trường vận tải.
1.4.1.2. Các phương thức gửi hàng bằng container
Phương pháp gửi hàng nguyên container (FCL/FCL – Full container Load)
FCL là phương pháp xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu
trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng
hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc
nhiều container để gửi hàng.
Ưu điểm: Tính an tồn cao, đảm bảo cho hàng hóa được chất xếp trong container không bị
va chạm, lẫn lộn với các mặt hàng khác khơng cùng đặc tính. Giá thành vận chuyển tính
cho một đơn vị hàng hóa thấp
Hạn chế: Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu phải lớn, hàng yêu cầu dịch vụ giao nhận
phải đủ để đóng nguyên container nếu không công ty sẽ phải chuyển sang đóng hàng lẻ. Số
lượng, thời gian giao hàng phải kịp thời
Phương pháp gửi hàng lẻ bằng container (LCL/LCL Less than a Container Load)
LCL là phương pháp đóng chung những lơ hàng khác nhau trong một container mà người
gom hàng phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng vào ra container.
Khi gửi hàng nếu hàng khơng đủ đóng ngun một container chủ hàng có thể gửi hàng
theo phương pháp hàng lẻ.
Ưu điểm: Giá rẻ, khối lượng vận chuyển ít
Hạn chế: Tính an tồn thấp, khó khăn cho hoạt động kiểm sốt hàng hóa nhất là hàng văn

phịng phẩm, hàng thời trang, mất nhiều thời gian bốc xếp hàng hóa tại kho CFS
SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

Phương pháp gửi hàng kết hợp
Phương pháp gửi hàng này là sự kết hợp giữa hai phương pháp FCL và LCL. Tùy theo
điều kiện cụ thể chủ hàng có thể thỏa thuận người chuyên chở áp dụng phương pháp gửi
hàng kết hợp. Phương pháp gửi hàng kết hợp có thể là:
Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)
Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)
1.4.2. Phân định nội dung của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
container đường biển
1.4.2.1. Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu bằng container đường biển
-

SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế


Nhận yêu cầu của khách hàng
Chuẩn bị chứng từ, kiểm tra hàng hóa

Lựa chọn hãng tàu vận chuyển
Lấy vỏ container

Đóng hàng, đưa hàng đến lên phương tiện đến nơi đóng hàng

Làm thủ tục hải quan

Vận chuyển và giao container cho tàu

Thông báo cho hãng tàu
hàng đã về bãi hạ chờ xuất

Yêu cầu chủ tàu xác nhận và
phát hành vận đơn

Lập bộ chứng từ để thanh tốn
Quyết tốn, lưu hồ sơ
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng container đường
biển
Nhận yêu cầu của khách hàng:
Khi người xuất khẩu muốn thông qua dịch vụ giao nhận để xuất khẩu hàng hóa, đầu tiên họ
sẽ phải liên hệ với công ty dịch vụ giao nhận, sau đó người giao nhận sẽ thu thập những
SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2



Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

thông tin về hàng hóa, địa điểm giao nhận, thỏa thuận mức phí, thời gian. Khi hai bên có sự
thơng nhất nhất định người giao nhận sẽ nhận hồ sơ từ khách hàng bao gồm: chứng từ
hàng hóa, thơng tin về số lượng, chất lượng, quy cách hàng từ người xuất khẩu.
Kiểm tra hàng hóa, chuẩn bị chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan
Tất cả hàng hóa xuất khẩu đều phải khai báo làm thủ tục hải quan.Việc kê khai phải đảm
bảo đầy đủ, chi tiết về đặc điểm, số lượng, trọng lượng, trị giá, quy cách, phẩm chất và mã
số của hàng hóa xuất khẩu. Bộ chứng từ của nhà xuất khẩu chuyển cho bên giao nhận cũng
phải đầy đủ, có sự thống nhất giữa các chứng từ
Lựa chọn hãng tàu vận chuyển
Lấy vỏ container
Đóng hàng, vận chuyển hàng đến nơi đóng hàng
Nếu gửi hàng ngun (FCL/FCL): Cơng ty giao nhận được chủ hàng ủy thác điền vào
Booking Note và đưa cho đại diện hãng tàu hoặc đại lý tàu biển để xin ký cùng với Danh
mục hàng XK. Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để công ty
giao nhận.Công ty giao nhận lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình.
Nếu gửi hàng lẻ (LCL/LCL): Công ty giao nhận gửi Booking Note cho hãng tàu hoặc đại lý
của hãng tàu, cung cấp những thông tin cần thiết về hàng xuất khẩu. Sau khi Booking Note
được chấp nhận, công ty giao nhận sẽ thoả thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giao
nhận hàng. Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác mang hàng đến giao cho người
chuyên chở hoặc đại lý tại CFS hoặc ICD
Làm thủ tục hải quan:
Công ty giao nhận mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định( nếu
có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong, nhân viên
hải quan sẽ niêm phong kẹp chì container.
Cơng ty giao nhận vận chuyển và giao container cho tàu tại CY quy định hoặc hải quan
cảng, trước khi hết thời gian quy định ( closing time) của từng chuyến tàu ( thường là 8

tiếng trước khi bắt đầu xếp hàng) và lấy Mate’s Receipt;
Sau khi hàng đã được xếp lên tàu thì mang Mate’s Receipt để đổi lấy vận đơn.
Lập bộ chứng từ để thanh toán
Sau khi nhận hàng xong mỗi một lô hàng cho tàu, người giao nhận phải lấy Mate’s recept
do thuyền phó cấp. Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu có bán CIF hoặc CIP. Căn cứ vào hợp
đồng hoặc L/C trên cơ sở mate’s recept để lập bộ vận đơn và yêu cầu thuyền trưởng hoặc
đại lý của tàu ký cùng các chứng từ khác lập thành 2 bộ chứng từ phù hợp với hợp đồng

SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

hoặc L/C chuyển giao nhanh đến ngân hàng trong thời hạn hiệu lực của L/C nhằm nhanh
chóng thu hồi tiền hàng
Chậm nhất trong vòng 3 ngày kể từ ngày giao hàng xong cho người vận tải, bằng phương
tiện nhanh nhất phải thông báo kết quả giao hàng cho người mua kịp mua bảo hiểm cho
hàng hóa nếu hàng hóa bán theo điều kiện FOB, FCA,CFR
Quyết tốn
Thanh tốn các chi phí liên quan đến q trình giao nhận như chi phí quản lý lưu kho, bốc
xếp vận chuyển.
Thanh toán tiền thưởng phạt xếp dỡ ( nếu có)
Theo dõi kết quả nhận hàng của người nhận, giải quyết khiếu nại về hàng hóa( nếu có)
1.4..2.2. Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường biển
Nhận yêu cầu nhận hàng của khách hàng


Kiểm tra chứng từ từ khách hàng

Nhận thông báo hàng đến của hãng tàu

Nhận lệnh giao hàng

Làm thủ tục hải quan nhận hàng với cảng

Nhận hàng tại cảng, giao chứng từ cho lái xe

Vận chuyển, bàn giao hàng cho khách hàng

-

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường biển
Nhận yêu cầu nhận hàng của khách hàng

SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

Cũng giống như làm dịch vụ giao nhận hàng xuất khẩu, người giao nhận khi nhận
được yêu cầu nhận hàng, họ sẽ phải có nững thỏa thuận với chủ hàng về thời gian, địa
điểm nhận hàng, kiểm tra yêu cầu của khách hàng, nhận hồ sơ từ khách hàng.
Kiểm tra chứng từ

Nhận thông báo hàng đến của hãng tàu
Nếu là hàng nguyên (FCL/FCL)
Khi nhận được thông báo hàng đến ( Notice of arrival), người nhận mang B/L gốc và
giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O;
Mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá chủ hàng có thể đề nghị
đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container
đúng hạn nếu khơng sẽ bị phạt
Sau khi hồn thành thủ tục hải quan, người nhận phải mang toàn bộ chứng từ nhận
hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O;
Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
Nếu là hàng lẻ( LCL/LCL)
Người nhận mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của
người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định, nộp tiền lưu kho, phí bốc
xếp và lấy biên lai. Mang biên lai phí lưu kho, 3 bản D/O, invoice và packinglist đến văn
phong quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O. sau đó xuống kho tìm vị trí hàng, tại kho lưu
1 D/O, mang 2 D/O còn lại đến văn phòng thương vụ cảng để làm phiếu xuất kho. Bộ phận
này giữ 1 D/O và lập 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng. Chuyển 2 phiếu xuất kho đến kho để
xem hàng, làm thủ tục xuất kho, tách riêng hàng hóa để Hải quan kiểm tra.Sau khi hải quan
xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan, hàng được xuất kho đưa ra khỏi cảng và mang về
kho của chủ hàng.
1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
container đường biển
1.4.3.1. Các nhân tố khách quan
Môi trường luật pháp:
Phạm vi giao nhận hàng hóa XNK bằng container đường biển liên quan đến nhiều
quốc gia khác nhau nên môi trường luật pháp không chỉ ở quốc gia có hàng hóa được gửi
đi mà cịn ở quốc gia có hàng hóa đi qua, hàng hóa được gửi đến, luật pháp quốc tế. Bất kỳ
một sự thay đổi nào ở một trong những môi trường luật pháp nói trên như sự ban hành, phê
duyệt một thơng tư hay nghị định của Chính phủ ở một trong những quốc gia kể trên; hay
sự phê chuẩn, thông qua một Cơng ước quốc tế cũng sẽ có tác dụng hạn chế hay thúc đẩy

hoạt động giao nhận hàng XNK. Các bộ luật của các quốc gia cũng như các Công ước
quốc tế không chỉ quy định về khái niệm, phạm vi hoạt động mà quan trọng hơn nó quy
định rất rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của những người tham gia vào lĩnh
SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

vực giao nhận. Cho nên, việc hiểu biết về những nguồn luật khác nhau, đặc biệt là của
những quốc gia khác sẽ giúp người giao nhận tiến hành công việc một cách hiệu quả nhất.
Một số công ước ảnh hưởng đến nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng container đường biển
như cơng ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế, công ước của liên hợp quốc về luật biển
năm 1982 … hay các văn bản pháp luật của nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải như:
bộ luật hàng hải 2005, luật thương mại,…, quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải về giao nhận, bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển
Mơi trường chính trị - xã hội
Sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quốc
gia đó phát triển mà còn là một trong những yếu tố để các quốc gia khác và thương nhân
người nước ngoài giao dịch và hợp tác với quốc gia đó.
Hiện nay tình hình chính trị ở các nước Trung Đông đang bất ổn đặc biệt là Yemen và
Libya, hoạt đông giao nhận chủ yếu sang các nước vùng này chủ yếu là các mặt hàng nông
sản, hàng tiêu dùng, cà phê sẽ bị ảnh hưởng khi khơng có đơn đặt hàng hoặc đơn đặt hàng
bị hủy khi người dân ở đó cịn có mối quan tâm khác về đất nước.
Thời tiết
Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trình chun chở hàng
hố bằng container đường biển.Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm hàng và thời gian

giao nhận hàng hố.Ngồi ra, q trình chun chở trên khơng cũng chịu nhiều tác động
của yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại hoàn toàn cho các chuyến hàng trên biển hoặc làm
chậm việc giao hàng, làm phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên quan.
Do những tác động trên mà thời tiết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hoá, và là một
trong những nguyên nhân gây ra những tranh chấp. Nó cũng là cơ sở để xây dựng trường
hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận.
Đặc điểm hàng hóa
Tùy theo đặc điểm của từng loại hàng hóa mà vận chuyển bằng loại container thích hợp.
Có container chở hàng bách hóa, container chở hàng rời, container thùng chứa chở hàng
hóa nguy hiểm, hóa chất…Các loại hàng có tính chất lý hóa đặc biệt như: hàng dễ hỏng,
hàng đơng lạnh, súc vật sống, hàng siêu nặng … những mặt hàng này phải đóng bằng
container chun dụng như: container bảo ơn, container thơng gió, container phẳng,
container chở súc vật…
1.4.3.2. Các nhân tố chủ quan
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc
SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận bao gồm như văn phòng, kho hàng, các
phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hoá ... Để tham gia hoạt động
giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container đường biển, nhất là trong điều kiện
container hoá như hiện nay, người giao nhận cần có một cơ sở hạ tầng với những trang
thiết bị và máy móc hiện đại để phục vụ cho việc gom hàng, chuẩn bị, vận chuyển và kiểm
tra hàng. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, người giao nhận đã có thể

quản lý mọi hoạt động của mình và những thơng tin về khách hàng, hàng hố qua hệ thống
máy tính và sử dụng hệ thống truyền dữ liệu điện tử (EDI). Với cơ sở hạ tầng và trang thiết
bị hiện đại người giao nhận sẽ ngày càng tiếp cận gần hơn với nhu cầu của khách hàng và
duy trì mối quan hệ lâu dài.
Trình độ quản lý của công ty
Nhân tố con người là một trong những nhân tố khơng thể thiếu trong nghiệp vụ giao nhận
hàng hóa XNK bằng container đường biển. Kinh nghiệm và sự am hiểu của người tham gia
nghiệp vụ sẽ xử lý được những vấn đề khó khăn gặp phải nhằm hạn chế tối đa tổn thất
hoặc làm thời gian giao nhận ngắn nhất với chi phí thấp nhất

SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN MẶT HÀNG GỖ XNK VẬN
CHUYỂN TRONG CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH
R.L.G (CHI NHÁNH HÀ NỘI)
2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Thông qua phiếu điều tra
Thiết kế câu hỏi đóng với những câu trả lời đã được giới hạn để có thể dễ dàng
tổng hợp và phân tích thơng tin một cách chính xác. Các câu hỏi tập trung vào đánh giá
mức độ thực hiện quy trình giao nhận mặt hàng gỗ XNK vận chuyển trong container

bằng đường biển tại công ty với 5 mức độ thực hiện từ rất tốt, tốt, đạt u cầu, cịn thiếu
sót, kém. Mặt hàng gỗ xuất nhập khẩu chủ yếu công ty giao nhận thường là gì ?, Thị
trường giao nhận mặt hàng gỗ xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu là thị trường nào? Số phiếu
phát ra và thu về là 10 phiếu, nội dung của phiếu điều tra được phản ánh ở phụ lục 1
Thông qua phỏng vấn chuyên gia.
Là phương pháp đưa ra những câu hỏi đã chuẩn bị trước để phỏng vấn trực tiếp
các cán bộ, công nhân viên trong công ty nhằm thu thập những ý kiến đánh giá của họ
về tình hình đang nghiên cứu. Những người tham gia phỏng vấn bao gồm giám đốc
Dương Thị Thu Hiền, Trưởng phòng dự án Phạm Duy Hưng. Bảng câu hỏi phỏng vấn
kèm phụ lục 2, nội dung phỏng vấn chuyên gia chủ yếu về phương hướng hoạt động của
công ty, thành công mà công ty đã đạt được trong 3 năm gần đây, những bất cập, rủi ro
trong quá trình giao nhận công ty hay gặp phải và hướng khắc phục như thế nào ?
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu thập dữ liệu thứ cấp từ nguồn dữ liệu nội bộ của công ty như bảng 2.1 Kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty giai đoạn 2008 – 2010, bảng 2.2 Kết quả hoạt động giao
nhận hàng xuất khẩu bằng container đường biển của công ty; bảng 2.3 Kết quả hoạt
động giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường biển của công ty, bảng 3.1
Phương hướng hoạt động cơng ty 2010 - 2011
Ngồi ra cịn có các dữ liệu bên ngồi cơng ty nhằm bổ sung và là cơng cụ so sánh, đối
chiếu, qua đó làm rõ hoạt động nghiệp vụ giao nhận hàng hóa XNK. Cụ thể thu thập qua
sách báo tham khảo, qua các phương tiện truyền thông, qua hệ thống internet, qua các
thông báo văn bản của Bộ Cơng Thương về tình hình giao nhận hàng hóa quốc tế hiện
nay.
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2



Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích kết quả trong phiếu điều tra, phỏng vấn
để chọn lọc ra thông tin tổng hợp đánh giá được nghiệp vụ giao nhận mặt hàng gỗ XNK
bằng container đường biển tại công ty TNHH R.L.G
Phương pháp thống kê: thống kê kết quả trong các mẫu phiếu điều tra sau đó
chuyển thành những thơng tin hữu ích phục vụ cho đánh giá mức độ thực hiện trong quy
trình giao nhận mặt hàng gỗ XNK vận chuyển trong container bằng đường biển tại công
ty
Phương pháp so sánh: qua các bảng biểu, sơ đồ so sánh với ý kiến của các nhà
quản trị trong việc đánh giá thực trạng quy trình giao nhận để từ đó rút ra kết luận và
giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận mặt hàng gỗ XNK bằng container
đường biển tại công ty
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động
nghiệp vụ giao nhận mặt hàng gỗ XNK vận chuyển trong container bằng đường
biển tại công ty TNHH R.L.G (Chi nhánh Hà Nội).
2.2.1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH R.L.G
Công ty TNHH R.L.G Việt Nam, tên tiếng anh là Regional Logistics Group, tên
giao dịch: R.L.G Vietnam Co., LTD được thành lập ngày 19/09/2002. Toàn cơng ty có
241 nhân viên với 2 chi nhánh
Trụ sở chính: Tầng 5, tịa nhà Vinaconex, 47 Điện Biên Phủ, phường Kakao, Quận 1,
thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Hà Nội: lầu 3, tòa nhà CBC, 3B Đặng Thái Thân, quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội
R.L.G hướng tới mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ hậu cần tích hợp đầy đủ tại
Việt Nam. Với nguồn lực dồi dào và tác phong chun nghiệp cơng ty ln có thể đáp
ứng mọi nhu cầu kho vận.
Sứ mạng của công ty là cung cấp dịch vụ trọn gói cho mọi nhu cầu vận chuyển của

khách hàng, từ bước lập kế hoạch cho đến việc giám sát quá trình vận chuyển để bảo
đảm rằng yêu cầu của khách hàng được thực hiện suôn sẻ theo ngân sách đã định.
2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty, kết quả
hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây
Cơ cấu tổ chức: Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý của công
ty rất gọn nhẹ và thể hiện theo cấu trúc chức năng . Cơng ty có thể giảm bớt được các
chi phí liên quan đến khâu tổ chức, kiểm soát dễ dàng hơn các hoạt động, các bộ phận
cố gắng hết sức hoàn thành theo đúng chun mơn của mình, nhờ đó sự chun mơn
hóa trong doanh nghiệp là rất cao.

SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chun đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

Giám đốc

Phịng

Phịng

logistics

Vận tải
biển


Phịng
hàng
khơng

Phịng
hành
chính

Phịng
kế
tốn

Phịng
dự án

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức (Chi nhánh Hà Nội)
Lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH R.L.G : Giao nhận hàng hóa trong và
ngồi nước.Vận tải hàng hóa đường biển, hàng khơng. Cho th xe, tàu chuyên chở
hàng hóa, thiết bị xếp dỡ hàng hóa, kho bãi. Dịch vụ khai thuê hải quan . Đào tạo, tư
vấn, mơi giới về hàng hải, dầu khí
- Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty R.L.G (Chi nhánh Hà Nội) trong
3 năm gần đây
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
ĐVT: 1000đồng
Các chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009


Năm 2010

Sosánh (%)
2009/2 2010/200
008
9
17,9
17,3
12,67 26,9

Tổng doanh thu
24.141.882 28.462.226
33.380.043
Doanh thu từ giao nhận 10.875.321 12.253.435
15.556.756
đường biển
Doanh thu từ giao nhận 5.354.178
6.564.555
7.123.877
22,6
8,52
đường hàng không
Doanh thu dịch vụ kinh 4.765.493
5.643.675
5.933.432
18,43 5,14
doanh kho vận
Doanh thu khác
3.146.890
4.000.543

4.765.978
27,13 19,1
Nộp ngân sách
3.790.645
4.389.435
4.890.777
15,8
11.42
Tổng lợi nhuận
9.457.287
11.457.322
15.323.654
12,15 33,74
(nguồn: báo cáo tổng kết năm 2008- 2010 phịng kế tốn)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy tình hình kinh doanh của R.L.G rất tốt trong những năm
2008- 2010 với mức tăng trưởng cao. Tổng doanh thu năm 2009 đạt 28462 triệu VNĐ,
tăng 17,9% so với năm 2008, doanh thu năm 2010 tăng 17,3% so với năm 2009, ứng với
33380 Triệu VNĐ. Lợi nhuận và nộp ngân sách cho nhà nước đều tăng chứng tỏ công ty
bên cạnh việc dành ngân sách cho đầu tư phát triển kinh doanh vẫn đảm bảo hồn thành
nghĩa vụ nộp thuế của mình đối với nhà nước
SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

2.2.2.Ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động nghiệp vụ giao nhận mặt hàng gỗ XNK

trong container bằng đường biển tại công ty R.L.G (Chi nhánh Hà Nội)
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp phải canh tranh với nhau rất
gay gắt để có thể tồn tại và đứng vững. Do vậy có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng tới
hoạt động giao nhận hàng hóa của cơng ty, việc tìm hiểu và đánh giá những ảnh hưởng
đó rất cần thiết để từ đó đưa ra những chính sách phù hợp. Các yếu tố ảnh hưởng bao
gồm:
2.2.2.1. Khách hàng
Hiện nay, có khoảng 970 doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng gỗ, đồ gỗ,
các sản phẩm gỗ chế biến, gỗ nguyên liệu với các nước trên thế giới. Vì vậy khách hàng
chính của cơng ty là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và dịch vụ. Ngoài ra khách hàng
của cơng ty cịn là những cơng ty nước ngồi thuê công ty làm người đại lý hay môi giới
và vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi nước ngồi và ngược lại
Một số khách hàng quen thuộc của công ty TNHH R.L.G chi nhánh Hà Nội là: Công ty
cổ phần Việt’ Power, công ty TNHH INBUS Việt Nam, công ty TNHH nội thất IMAX
…Ngoài những thị trường xuất khẩu đồ gỗ chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, các doanh
nghiệp xuất khẩu hay gọi là những khách hàng quen của công ty sẽ mở rộng thị trường
ra các quốc gia khác như Nga, Ấn Độ, Trung Đông
Hoạt động kinh doanh, sự hài lòng của các khách hàng thay đổi cũng làm cho hoạt động
giao nhận của công ty R.L.G cũng phải đáp ứng theo nhu cầu đó. Trong thời gian gần
đây, công ty đã bỏ lỡ mất một số hợp đồng giao nhận của công ty cổ phần gỗ Á Châu,
công ty TNHH sản xuất đồ gỗ Tân Mỹ Trân do chưa thực sự yêu cầu chất lượng của họ.
Những khách hàng này có yêu cầu rất cao về chất lượng dịch vụ cung ứng, phương
châm của họ đặt ra trong sản xuất luôn là: “Chất lượng là số một, an tồn là tuyệt đối”
Họ u cầu cơng ty phải đảm bảo một cách tuyệt đối hàng hóa khơng bị hư hỏng, mất
mát. Chính điều này đặt ra rất nhiều thách thức đối với công ty do hoạt động giao nhận
hàng hóa khơng chỉ diễn ra ở một khâu hay một bộ phận mà nó là sự gắn kết của rất
nhiều khâu nghiệp vụ từ lưu kho, vận chuyển, bốc xếp tới giao nhận. Trong quá trình tác
nghiệp này việc khơng xảy ra những sai sót ra rất khó khăn nhất là trong khâu quản lý.
Chính vì vậy mà trong mấy tháng đầu năm 2010 công ty đã bỏ lỡ mất hai hợp đồng lớn
của khách hàng.

2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Hoạt động giao nhận hiện nay có sự cạnh tranh là rất gay gắt. Theo thống kê Việt Nam
đang có hơn 800 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, vận tải. Không chỉ
cạnh tranh về quy mô chất lượng, dịch vụ hay số lượng tàu vận chuyển mà phải cạnh
tranh cả thời gian thuê tàu chuyến vận tải hàng trong nước tại các tuyến Hà Nội – thành
phố Hồ Chí Minh, ngược lại và đến các cảng khác.
SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

Một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty TNHH R.L.G như: công ty TNHH tiếp
vận Thăng Long, công ty TNHH Tân Tiên Phong, công ty giao nhận kho vận ngoại
thương, công ty TNHH tiếp vận VINAFCO, công ty CP tiếp vận Biển Đơng… Tất cả
những cơng ty này đều có lợi thế cao trên thị trường bởi họ có tiềm lực tài chính lớn, đội
ngũ nhân viên đơng đảo, trang bị máy móc hiện đại, với nhiều kinh nghiệm trong công
tác quản trị nghiệp vụ giao nhận vận tải. Với số lượng và quy mơ của đối thủ cạnh tranh
thì R.L.G sẽ thật sự khó khăn trong thời gian tới nếu như khơng có những chính sách
kinh doanh sao cho thật hợp lý, đồng thời phải tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu
tư công nghệ, nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ cung ứng khách hàng.
Không chỉ có các đối thủ cạnh tranh trong nước, cơng ty cịn có các đối thủ cạnh tranh
nước ngồi trong lĩnh vực giao nhận vận tải biển, bởi vì cơng ty cịn nhận làm đại lý cho
các cơng ty vận tải nước ngồi.
2.2.2.3. Nhà cung cấp
Đó là các hãng tàu, hãng phương tiện, các đại lý công ty bán bảo hiểm, các cảng phục
vụ cho nhu cầu vận chuyển của khách hàng.

Công ty hợp tác với các hãng tàu như công ty vận tải biển Việt Nam (VOSCO), công ty
vận tải quốc tế VINATRANS, các hãng tàu nước ngoài với các cảng biển chủ yếu hoạt
động như: cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gịn
Cơng ty có đội xe chun dụng trong thương mại hơn 150 chiếc với nhiều phương tiện
vận tải từ hạng nhẹ (như xe máy, xe giao hàng, xe tải hạng nhẹ) đến hạng trung (xe tải
với trọng tải đến 8 tấn) xe tải hạng nặng (với các xe trọng tải trên 8 tấn), nhiều khi công
ty có nhiều các đơn hàng, phương tiện phục vụ cho thuê nhiều nơi nên thiếu phương
tiện khi cần thiết. Lúc đó cơng ty sẽ th phương tiện ở các hãng vận tải khác như công
ty TNHH Thành Linh, Goldbell Corpration
2.2.2.4. Yếu tố tự nhiện, vị trí địa lý
Các yếu tố thuộc thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của cơng ty nói
chung và với hoạt đơng giao nhận mặt hàng gỗ bằng container đường biển nói riêng
như: mưa bão, lũ lụt, động đất, núi lửa…mặt hàng gỗ đặc biệt là đồ nội thất hay các loại
gỗ q thì có giá trị rất lớn nếu có rủi ro về thiên nhiên thì cũng gây ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của cơng ty do nó làm chậm trễ quá trình giao nhận, làm giao hàng
chậm cho đối tác.
Vị trí địa lý có vai trị như là một nhân tố tích cực đến hoạt động giao nhận, vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển. cơng ty có điều kiện thuận lợi trong hoạt động vận chuyển
này khi nước ta có hơn 3000km đường biển, hệ thống cảng biển trải dài khắp đất nước.
Một số cảng công ty hoạt động chính là cảng Hải Phịng, Đà Nẵng
2.2.2.5. Các nhân tố về luật
SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế


Giao nhận hàng hóa XNK bằng container đường biển chịu sự ràng buộc của nhiều
nguồn luật quốc tế và quốc gia. Mỗi khi một trong số các nguồn luật có sự thay đổi thì
hoạt động giao nhận lại càng trở nên phức tạp. Đặc biệt giao nhận mặt hàng gỗ càng gặp
khó khăn do gỗ là mặt hàng XNK có tính chất kiểm sốt cao, theo luật Lacey của Mỹ thì
gỗ nhập khẩu phải có chứng nhận quy trình truy xuất nguồn gốc để nhà chức trách Mỹ
có thể dễ dàng kiểm tra tồn bộ quy trình, từ khai thác gỗ ở một nước, vận chuyển qua
các cửa khẩu, cảng biển nào trước khi đến nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam…Nếu vi
phạm quy định luật này có thể bị tịch thu hàng hóa, phạt tiền, có thể bị khởi tố ở nước
bạn
2.3. Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập được về nghiệp vụ giao nhận mặt
hàng gỗ XNK vận chuyển trong container bằng đường biển tại công ty TNHH
R.L.G (Chi nhánh Hà Nội)
2.3.1. Thực trạng nghiệp vụ giao nhận mặt hàng gỗ XNK bằng container đường biển tại
công ty TNHH R.L.G (Chi nhánh Hà Nội)
2.3.1.1. Kết quả nghiệp vụ giao nhận mặt hàng gỗ xuất khẩu bằng container đường biển
tại công ty TNHH R.L.G (Chi nhánh Hà Nội)
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động giao nhận hàng XK bằng container đường biển của
công ty
Đơn vị: TEU
Nội dung

Năm 2008
SL
%
Số lượng hàng vận 11182 100
chuyển gồm:
Hàng bách hóa
3013
26,9
Hàng khơ tổng hợp 2782

24.9
Cao su
1120
10.0
Đồ gỗ
2723
24.4
Hàng đơng lạnh
1544
13.8

Năm 2009
SL
%
12926
100

Năm 2010
SL
%
15235
100

3554
27.4
4250
27.9
3072
23.8
3520

23.1
1448
11.2
1844
12.1
3252
25.2
3871
25.4
1600
12.4
1750
11.5
(Nguồn: báo cáo phịng vận tải biển)
Qua bảng kết quả trên ta thấy tình hình hoạt động giao nhận và vận chuyển hàng xuất
khẩu bằng container đường biển biến động tăng giảm nhẹ trước những biến động của thị
trường. sản lượng giao nhận vận chuyển đều tăng qua các năm. Tăng nhẹ đối với hàng
bách hóa, cao su, đồ gỗ và giảm nhẹ đối với hàng khô tổng hợp, hàng đông lạnh. Như
vậy hoạt động giao nhận hàng xuất khẩu của công ty tương đối ổn định, đồ gỗ xuất khẩu
luôn chiếm tỷ trọng cao 25% trong cơ cấu hàng xuất khẩu bằng container đường biển.
Đồ gỗ xuất khẩu công ty giao nhận thường là đồ nội thất, hàng thủ cơng mỹ nghệ có giá
trị lớn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật bản.

SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chuyên đề tốt nghiệp


Khoa: Thương mại quốc tế

Hình 2.2. Sơ đồ quy trình giao nhận mặt hàng gỗ xuất khẩu vận chuyển trong
container bằng đường biển tại công ty TNHH R.L.G (Chi nhánh Hà Nội)
Nhận yêu cầu của khách hàng

Kiểm tra bộ chứng từ, chuẩn bị giấy tờ cần thiết
làm thủ tục hải quan

Làm thủ tục hải quan

Tiến hành nhận hàng từ khách hàng

Đóng hàng vào container

Kiểm hóa

Vận chuyển, giao container cho tàu

Thanh toán cước vận chuyển cho người chuyên
chở
Mua bảo hiểm cho khách hàng (nếu có)

Thủ tục thanh tốn với khách hàng

SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2



Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

Kết quả điều tra trắc nghiệm: Về mức độ hoàn thành nghiệp vụ giao nhận mặt hàng
gỗ xuất khẩu vận chuyển trong container bằng đường biển tại công ty TNHH R.L.G
(Chi nhánh Hà Nội)
Nội dung

Mức độ hồn thành (%)
Rất tốt

Tốt

Cịn
thiếu
sót

60

Đạt
u
cầu
10

1.Nhận u cầu của khách hàng

30

2. Kiểm tra bộ chứng từ, chuẩn bị

những giấy tờ cần thiết làm thủ
tục hải quan
3.Làm thủ tục hải quan

10

40

30

20

10

50

30

10

4.Tiến hành nhận hàng (từ khách
hàng)
5. Đóng hàng vào container

20

40

20


20

60

30

10

6. Kiểm hóa

60

20

10

10

7.Vận chuyển, giao container cho
tàu
8. Thanh tốn cước vận chuyển
cho người chuyên chở
9. Mua bảo hiểm cho khách hàng
(nếu có)
10. Thủ tục thanh tốn với khách
hàng

20

30


40

10

30

50

20

50

50

70

kém

30

Nhìn chung mức độ hoàn thành nghiệp vụ giao nhận mặt gỗ bằng container đường biển
của cơng ty thực hiện tương đối tốt,có một số khâu trong quy trình cịn gặp thiếu sót. Cụ
thể:
Khâu nhận yêu cầu của khách hàng của công ty được đánh giá tương đối tốt, 30% đánh
gía rất tốt, 60% tốt và 10% đạt yêu cầu chứng tỏ công ty có sự đáp ứng, liên hệ tốt với
khách hàng.
Khâu kiểm tra chứng từ, hàng hóa mặc dù đã đáp ứng tốt nhưng tỷ lệ thiếu sót vẫn là
20%. Nhân viên kiểm tra cẩn thận cùng khách hàng để đảm bảo hồ sơ xuất khẩu có tính
thống nhất giữa các chứng từ. Tuy nhiên do Bộ chứng từ gồm rất nhiều loại giấy tờ như:

tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ, … với rất nhiều điều
khoản trên đó như tên hàng hóa, tên cảng đi, tên cảng đến, số vận đơn, số hóa đơn, số
giấy phép… cho nên nhân viên kiểm tra chứng từ vẫn dễ mắc phải những sơ xuất như
SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

làm thiếu chứng từ, khai báo sai sót các thơng số ở các loại chứng từ khác nhau. Các
thông số khai báo không khớp nhau dù chỉ là một điều khoản rất nhỏ cũng gây mất
nhiều thời gian khi làm thủ tục hải quan do bị hải quan trả lại hoặc mất nhiều thời gian
sửa chữa, hoàn thiện lại bộ chứng từ dẫn đến chậm tiến độ của quá trình giao nhận.
Làm thủ tục hải quan được đánh giá cao nhưng vẫn có thiếu sót tỷ lệ 10% trong trường
hợp bị sai sót khi chuẩn bị chứng từ hay bị hải quan gây khó dễ.
Tiến hành nhận hàng từ khách hàng với 20% cịn thiếu sót, nhân viên cịn chưa làm trịn
trách nhiệm kiểm tra, giám sát q trình giao nhận hàng hóa như nhận hàng không đúng,
không đủ, thiếu về số lượng, trọng lượng, không đúng quy cách phẩm chất … khi đó
bên đối tác của chủ hàng sẽ yêu cầu bổ sung hoặc thay thế hàng hóa giao nhận sai, từ đó
làm chậm thời gian theo hợp đồng ký kết.
Đóng hàng vào container mức độ hoàn thành tốt 60%, đạt yêu cầu 30%, cịn thiếu sót
10%. Nhân viên R.L.G kéo container về kho của khách hàng hay kho của mình để đóng
hàng. Việc xếp hàng vào container cũng là điều phải quan tâm. Hàng xếp vào container
phải tận dụng được sức chở và dung tích chứa hàng nhưng phải đảm bảo an tồn cho
hàng hóa khi xếp cao 8 feet (2.435m)
Kiểm hóa: đồng thời với việc mang container rỗng về cơ sở cán bộ liên lạc với hải quan
để tiến hành kiểm hóa. Nhân viên hải quan tiến hành kiểm hóa hàng ngay tại cơ sở công

ty và giám sát quá trình xếp hàng vào container. Thơng thường hải quan kiểm tra thường
10% số lượng hàng hóa giao và cơng ty phải chịu mọi chi phí và tạo điều kiện cho cán
bộ kiểm tra hàng hóa. Sau khi xếp hàng xong, nhân viên hải quan tiến hành niêm phong,
kẹp chì container và xác nhận vào tờ khai hải quan để người vận tải có thể đưa container
vào bãi container. Q trình này công ty R.L.G thực hiện với mức độ rất tốt 60%, tốt
20%, đạt yêu cầu 10% và mức độ thiếu sót là 10%
Hãng tàu sẽ thơng báo hàng đến chỉ trước 2 ngày so với ngày tàu nhận hàng, do vậy thời
gian để đến hãng tàu mượn vỏ và đóng hàng vào container là khá ngắn và nếu có một sự
trục trặc trong bất cứ khâu nào cũng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng.
Vận chuyển, giao container cho tàu: Khi giao hàng, nhân viên công ty sẽ vận chuyển
container đến bãi container và làm thủ tục hạ bãi (chậm nhất là 8 tiếng trước khi bắt đầu
xếp hàng), xuất trình bộ chứng từ hải quan với hải quan và lấy Mate’ receipt (biên lai
thuyền phó). Sau khi xếp lên tàu thì mang Mate’ receipt đổi lấy vận đơn. Mức độ thực
hiện với tỷ lệ chưa đạt 10%
Sau khi giao hàng cho tàu:
Thanh toán cước vận chuyển cho người chuyên chở theo hợp đồng.
Nếu có sự yêu cầu của khách hàng, công ty sẽ tiến hàng mua bảo hiểm cho khách hàng.
Nhân viên công ty giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường đưa tới người
nhận thông qua mối liên hệ với người chuyên chở - đại lý của họ - đại lý công ty nước
SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

ngoài. Nếu nhận được thơng tin về tổn thất, mất mát hàng hóa công ty ghi nhận và thông
báo cho các bên liên quan như người vận chuyển, cơ quan bảo hiểm để giải quyết khiếu

nại phát sinh do tổn thất hàng hóa để tìm ra nguyên nhân tổn thất, thu thập các tài liệu có
liên quan và lập biên bản xác nhận nếu cần.
Tiến hành thủ tục thanh toán với khách hàng. Sau khi cơng việc giao nhận được hồn
tất, nhân viên tập hợp chi phí liên quan đến lơ hàng để lập chứng từ thanh toán.
2.3.1.2. Kết quả nghiệp vụ giao nhận mặt hàng gỗ nhập khẩu bằng container bằng
container đường biển tại công ty TNHH R.L.G (Chi nhánh Hà Nội)
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường
biển tại công ty TNHH R.L.G (Chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: TEU
Nội dung

Năm 2008
SL
%
hàng 9511
100

Năm 2009
SL
%
11165
100

Năm 2010
SL
%
14018
100

Số lượng

nhập khẩu
Hàng bách hóa
4026
42.3
5044
45.2
5577
39.8
Hàng khơ tổng hợp 3267
34.3
3490
31.3
4643
33.1
Gỗ ngun liệu
1289
13.6
1610
14.4
2098
15
Thép
929
9.8
1021
9.1
1700
12.1
(nguồn: Báo cáo hoạt động giao nhận đường biển phòng vận tải biển)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu vận chuyển

trong container bằng đường biển của công ty thực hiện số lượng hàng đều tăng qua các
năm. Năm 2008, công ty thực hiện việc giao nhận và vận chuyển hàng nhập khẩu bằng
container với tổng sản lượng vận chuyển là 9511TEU, trong đó hàng bách hóa chiếm
42.3%, hàng khơ tổng hợp 34.3%, gỗ nguyên liệu nhập khẩu 13.6%, thép 9.8%.
Gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng qua các năm từ 1289TEU năm 2008 đến 1610TEU năm
2009 và 2098TEU năm 2010. Cơ cấu gỗ nguyên liệu trong hoạt động giao nhận số
lượng hàng nhập khẩu tăng dần qua các 13.6% năm 2008; 14.4% năm 2009; 15% năm
2010.
Mặt hàng gỗ nhập khẩu công ty thường giao nhận thường là gỗ nguyên liệu

SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

Hình 2.3. Sơ đồ quy trình giao nhận mặt hàng gỗ nhập khẩu vận chuyển trong
container bằng đường biển tại công ty TNHH R.L.G (Chi nhánh Hà Nội)
Nhận yêu cầu khách hàng
Kiểm tra chứng từ
Làm thủ tục hải quan nhận hàng

Nhận hàng từ cảng

Vận chuyển, giao hàng cho khách

Ghi nhận tổn thất, giải quyết khiếu nại


Kết quả điều tra trắc nghiệm:
Về mức độ hoàn thành nghiệp vụ giao nhận mặt hàng gỗ xuất khẩu vận chuyển trong
container bằng đường biển tại công ty TNHH R.L.G (Chi nhánh Hà Nội)
Nội dung
Rất tốt

1.Nhận yêu cầu khách hàng
2.Kiểm tra chứng từ
3.Làm thủ tục hải quan nhận hàng
4.Nhận hàng từ cảng
5.Vận chuyển, giao hàng cho khách
6. Ghi nhận tổn thất, giải quyết
khiếu nại

10
30
10
30
50

Mức độ hồn thành (%)
Tốt
Đạt
Cịn Kém
yêu thiếu
cầu
sót
50
40

40
20
10
30
50
10
40
30
40
40
20
50

Từ bảng tổng hợp điều tra ta thấy quy trình giao nhận mặt hàng gỗ nhập khẩu vận
chuyển trong container bằng đường biển của công ty thực hiện tương đối tốt. Khâu nhận
yêu cầu của khách hàng và khâu nhận hàng từ cảng được đánh giá cao do công ty hoạt
động có uy tín, tinh thần trách nhiệm trong hoạt động giao nhận nên được khách hàng
trung thành tin tưởng.
SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

Kiểm tra chứng từ đạt cịn thiếu sót 10%, hoạt động kiểm tra chứng từ của công ty cũng
tương tự như giao nhận hàng xuất khẩu chưa thực sự hiệu quả khi còn thiếu sót như
vậy. Làm thủ tục hải quan nhận hàng thiếu sót 10% và khâu vận chuyển giao hàng cho

khách cũng cịn thiếu sót 20%
Ghi nhận tổn thất và giải quyết khiếu nại công ty được đánh giá cao: nếu có tổn thất xảy
ra, cơng ty sẽ lập những biên bản ghi nhận tổn thất, biên bản giám định. Thay mặt chủ
hàng liên hệ với người chuyên chở cũng như với cơng ty bảo hiểm để giải quyết khiếu
nại có liên quan đến hàng hóa. Nếu khách hàng có khiếu nại đến chất lượng dịch vụ của
công ty, công ty sẽ đàm phán, thương lượng với khách hàng đưa ra cách giải quyết hợp
lý.
Tập hợp các văn bản chứng từ về các khoản chi (kể cả chi phí phát sinh) liên quan đến
lơ hàng nhập khẩu. Chi phí này thường bao gồm: chi phí làm hàng, chi phí làm thủ tục
hải quan, chi phí vận chuyển, cước hàng, chi phí trả hộ, lợi nhuận dịch vụ…

SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

CHƯƠNG 3. CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ
GIAO NHẬN MẶT HÀNG GỖ XNK VẬN CHUYỂN TRONG CONTAINER
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH R.L.G (CHI NHÁNH HÀ NỘI)
3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu nghiệp vụ giao nhận mặt hàng gỗ
XNK vận chuyển trong container bằng đường biển tại công ty TNHH R.L.G (Chi
nhánh Hà Nội)
3.1.1. Những thành công và hạn chế trong hoạt động giao nhận mặt hàng gỗ XNK trong
container đường biển
3.1.1.1. Những thành công
Trong 3 năm qua hoạt động giao nhận mặt hàng gỗ XNK của công ty chiếm một tỷ

trọng không nhỏ trong cơ cấu hàng hóa giao nhận của cơng ty, giao nhận đồ gỗ xuất
khẩu chiếm trên 23% trong tổng số mặt hàng giao nhận bằng container đường biển, giao
nhận gỗ nguyên liệu nhập khẩu chiếm trên 13% trong tổng số hàng hóa giao nhận bằng
container đường biển. Nghiệp vụ giao nhận mặt hàng gỗ XNK chuyên chở bằng
container đường biển của R.L.G nhìn chung đã có những chuyển biến tích cực nhờ uy
tín của thương hiệu. Chi nhánh Hà Nội đã tích cực Marketing và tìm kiếm khách hàng,
nâng cao chất lượng dịch vụ đem lại kết quả tốt nhờ đó thị trường giao nhận ngày càng
mở rộng trên phạm vi cả nước và quốc tế.
Công ty TNHH R.L.G xác định được tập khách hàng mục tiêu trong giao nhận mặt
hàng gỗ là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gỗ, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ vừa và
nhỏ nên nghiệp vụ giao nhận hướng vào mục tiêu trên. Nhờ đó, cơng ty có được một số
khách hàng ký được hợp đồng dài hạn, góp phần quan trọng mang lại nguồn thu ổn định
và tiềm năng phát triển trong tương lai như công ty cổ phần việt’power, công ty nội thất
IMAX.
Cơng ty có mối quan hệ làm ăn lâu dài của công ty trong lĩnh vực giao nhận với các
hãng tàu lớn trong và ngồi nước (cơng ty vận tàu và thuê tàu biển Việt Nam
Vitranchat, công ty vận tải biển Việt Nam Vosco, KMTC Hàn Quốc…), có các đại lý
của mình tại nhiều quốc gia trên thế giới, tạo nên sự thơng suốt, nhanh chóng và uy tín
trong giao nhận hàng hóa đường biển. Coi quan hệ là loại nguồn lực, công ty đã hợp tác
tốt với các đối tác nước ngoài như Sinotrans Trung Quốc, K’line Nhật Bản.
Sumitomo…, đã quan hệ tốt với các địa phương, các ngành quản lý cũng như các đối
tác trong nước.
Công ty cịn có một hệ thống kho và phương tiện vận chuyển lớn. Sở hữu 8 kho lớn,
khối tích 121.700m3, 20.500m2 bãi địa điểm bố trí khắp ở các tỉnh thành trên toàn quốc,
sở hữu hơn 300m cầu cảng, 120.000m2 bãi container; số lượng thiết bị vận chuyển gồm
150 xe ô tô đủ loại, chủ yếu là vận chuyển container và hàng siêu cường, siêu . Có các
loại xe nâng hàng cần cẩu và các trang thiết bị khác phục vụ đóng gói, tháo dỡ hàng
SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2



Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

hóa… để giúp bơi trơn cho q trình giao nhận được chủ động,thuận tiện. Các văn
phòng, các chi nhánh được cải tạo nâng cấp khang trang, tăng thêm niềm vui cho các
đối tác trong và ngoài nước.
3.1.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Trong quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chun chở bằng container đường
biển, dù các cán bộ nhân viên của R.L.G đã luôn nỗ lực để làm tốt những cơng việc có
liên quan đến nghiệp vụ giao nhận hàng song vẫn không thể tránh khỏi những tồn tại,
vướng mắc phát sinh khi thực hiện chúng. Ngun nhân thì có nhiều, cả về chủ quan và
khách quan tác động làm ảnh hưởng đến q trình giao nhận hàng hóa quốc tế.
Thời gian, tiến độ giao nhận hàng bị chậm lại so với thời gian dự kiến
Đây là tồn tại mà bản thân mỗi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận nào cũng
đều mắc phải. Đặc biệt, đối với giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng
container đường biển thì đây lại là tồn tại lớn nhất cần sớm đưa ra những giải pháp để
giảm thiểu.
Nguyên nhân dẫn đến việc chậm về thời gian giao nhận hàng thì có rất nhiều, chủ yếu là
do quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu chưa được hoàn thiện từ khâu chuẩn bị
chứng từ, một bộ chứng từ thì bao gồm rất nhiều loại giấy tờ như tờ khai hải quan, hợp
đồng mua bán ngoại thương, Giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm dịch…
do đó nhầm lẫn, sai sót là điều không thể tránh khỏi kể cả khi công ty có đội ngũ nhân
viên lành nghề, nhiều kinh nghiệm, đó có thể từ phía khách hàng của cơng ty giao thiếu
chứng từ nhưng nhân viên đã chưa kịp thời phát hiện thậm chí có thể do những cơng
văn, văn bản chính sách mới của các Bộ, Ngành có liên quan chưa kịp được cập nhật.
Gỗ là một mặt hàng nhạy cảm, yêu cầu cao trong xác định rõ nguồn gốc xuất xứ, chất
lượng mặt hàng cho nên làm việc với hải quan cũng khó khăn hơn nếu khơng đủ giấy

tờ, kéo dài thời gian làm thủ tục. Tiến độ giao hàng bị chậm lại còn do sự phối hợp giữa
các bộ phận tham gia trực tiếp vào quy trình giao nhận cịn thiếu sự nhịp nhàng, chưa có
sự phối hợp ăn ý giữa các nhân viên phụ trách các khâu khác nhau (nhân viên làm
chứng từ, nhân viên kiểm hàng, nhân viên vận chuyển, bộ phận thuê tàu …); nguyên
nhân khác nữa là do khi làm thủ tục hải quan, các cán bộ hải quan gây khó khăn trong
quá trình làm thủ tục khai hải quan, thuế nộp cho hải quan còn phải đi vòng qua kho bạc
nhà nước. Có khi do cán bộ hải quan chưa cho doanh nghiệp mở tờ khai làm chậm lại
quá trình giao nhận hàng hay do hãng đại lý gửi NOR xuống muộn hoặc tàu đến trễ
hoặc do nhà thầu đến nhận hàng chậm so với thời gian quy định
- Trong quá trình giao nhận hàng bị hư hỏng
Giao nhận mặt hàng gỗ xuất nhập khẩu bẳng container đường biển cần đến sự phối hợp
của rất nhiều khâu khác nhau trong đó có nhiều khâu phải tác động trực tiếp lên hàng
hóa như các khâu nhận hàng, bao gói, kiểm hàng, bốc dỡ hàng, vận chuyển hàng , giao
SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Thương mại quốc tế

hàng… chúng ít nhiều liên quan, ảnh hưởng và trong nhiều trường hợp làm giảm chất
lượng sản phẩm.
Từ phía nhân viên lái xe: một phần do tuyến đường đi xấu nhưng đa phần là do các
nhân viên lái xe dễ bị mất tập trung trong khi lái xe vì thời gian chuyển hàng bằng xe tải
cỡ lớn, xe container thường vào khoảng 10h đêm hôm trước tới 6h sáng hôm sau chỉ
cần thiếu tập trung có thể làm cho xe bị lắc, rung, gây xơ ép hàng trên đường vận
chuyển.
Từ phía khách hàng: đó là trường hợp hàng hóa được khác hàng giao cho nhân viên của

cơng ty nhưng bản thân hàng hóa là hàng kém chất lượng từ trước đó nhưng nhân viên
kiểm hàng đã không kịp thời phát hiện, gây nên những tranh chấp phát sinh về sau khi
gặp phải sự cố hỏng hóc đối với hàng giao nhận.
Từ khâu bảo quản, bao gói hàng: nếu khâu bao gói hàng được thực hiện khơng tốt cũng
có thể gây nên sự cố đổ vỡ dọc đường, làm tổn thất đến hàng hóa giao nhận.
Trong q trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng container đường
biển tại công ty TNHH R.L.G như cịn có một số tồn tại khác song khơng phổ biến như
trình độ quản lý, xử lý cơng việc của một số cán bộ nhân viên còn chậm, trình độ
chun mơn cịn nhiều bất cập khi thao tác nghiệp vụ, năng lực cơng tác cịn có hạn chế
gây khơng ít tổn hại cho doanh thu thu được từ hợp đồng giao nhận, làm phát sinh thêm
chi phí cho phía cơng ty. Mặt khác, sự tăng thêm về chi phí giao nhận cũng là một tồn
tại. Tuy giá trị của chi phí tăng thêm thường khơng lớn nhưng lại khá phổ biến nguyên
nhân là do tăng chi phí lưu kho vì hàng giao chậm, do nhà thầu phụ gây khó dễ địi tăng
thêm hoa hồng, mức thưởng, phạt…
Một trong những trở ngại lớn đối với sự phát triển của ngành dịch vụ giao nhận là hệ
thống cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ. Các trục đường bộ không được thiết kế đúng tiêu
chuẩn để có thể kết hợp tốt giữa các phương thức vận tải bằng đường biển, đường sông,
đường bộ và đường hàng không. Chẳng hạn các quốc lộ chỉ được thiết kế cho xe tải
trọng không quá 30 tấn lưu thơng, tiêu chuẩn quốc tế thì trọng lượng một container 40
feet đầy hàng đã lên tới 34,5 tấn. Như vậy, để lưu thông trên đường công ty buộc phải
san hàng sang container khác, làm tăng chi phí và mất thời gian.
3.1.2. Phương hướng hoạt động của công ty và hoạt động giao nhận mặt hàng gỗ xuất
nhập khẩu bằng container đường biển của công ty trong thời gian tới
3.1.2.1. Phương hướng hoạt động chung của công ty

SV: Mạc Thị Lan

Lớp: K43E2



×