Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học blended learning chương oxi lưu huỳnh hóa học 10​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM VĂN HIẾU

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH
THÔNG QUA DẠY HỌC BLENDED LEARNING
CHƢƠNG OXI – LƢU HUỲNH HÓA HỌC 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM VĂN HIẾU

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH
THÔNG QUA DẠY HỌC BLENDED LEARNING
CHƢƠNG OXI – LƢU HUỲNH HÓA HỌC 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HĨA HỌC

Mã số: 8.14.01.11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HOÀNG TRANG

HÀ NỘI - 2020




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ tƣơng ứng

CNTT

Công nghệ thông tin

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

NLTH

Năng lực tự học


TN

Thực nghiệm

ĐC

Đối chứng

TTĐ

Trƣớc tác động

STĐ

Sau tác động

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các mơ hình dạy học blended learning và khả năng ứng dụng .... 19
Bảng 3.1. Giáo viên và các lớp TN ............................................................... 77
Bảng 3.2. Thống kê mức độ nhận thức của HS lớp TN ................................ 77
Bảng 3.3. Thống kê mức độ nhận thức của HS lớp ĐC .............................. 77
Bảng 3.4. So sánh các giá trị thống kê điểm trung bình trƣớc tác động của
HS ở các lớp TN và ĐC ............................................................................... 78
Bảng 3.5. Phân loại kết quả học tập của HS (%) thông qua các bài kiểm tra 82
Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 1 ... 83
Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 2 ... 83

Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trƣng của các bài kiểm tra .................. 85
Bảng 3.9. HS tự đánh giá sự phát triển NLTH trƣớc và sau tác động .......... 87
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá của GV về sự phát triển NLTH của HS trƣớc và
sau tác động ................................................................................................... 88

ii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Sơ đồ 1.1. Biểu hiện của năng lực................................................................... 11
Sơ đồ 1.2. Biểu hiện của ngƣời có năng lực tự học ........................................ 12
Hình 2.1. Quy trình dạy học Blended Learning .............................................. 37
Hình 2.2. Khởi tạo website mới ...................................................................... 40
Hình 2.3. Giao diện thiết lập website của Google Sites.................................. 41
Hình 2.4. Các tùy chọn của chức năng của Google Site ................................. 41
Hình 2.5. Các tùy chọn của chức năng Trang ................................................. 42
Biểu đồ 3.1. Mức độ nhận thức của HS lớp TN và ĐC năm học 2018 - 201978
Biểu đồ 3.2. Kết quả bài kiểm tra số 1 ............................................................ 82
Biểu đồ 3.3. Kết quả bài kiểm tra số 2 ............................................................ 83
Đồ thị 3.4. Kết quả bài kiểm tra số 1 .............................................................. 84
Đồ thị 3.5. Kết quả bài kiểm tra số 2 .................................................................. 85

iii


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ........................................ iii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.............................................................. 4
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................ 5
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 5
7. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 5
8. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 5
9. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................... 5
10. Dự kiến đóng góp của đề tài ................................................................. 6
11. Bố cục của luận văn .............................................................................. 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỂ TÀI ................. 7
1.1. Định hƣớng đổi mới giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0 ................ 7
1.2. Năng lực ............................................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm năng lực ....................................................................... 8
1.2.2. Phân loại năng lực ......................................................................... 8
1.3. Năng lực tự học ..................................................................................... 9
1.3.1. Khái niệm năng lực tự học .............................................................. 9
1.3.2. Cấu trúc và biểu hiện của năng lực tự học .................................. 10
1.3.3. Các phƣơng pháp đánh giá năng lực tự học cho học sinh .......... 13
1.4. Dạy học blended learning .................................................................. 13
1.4.1. Khái niệm dạy học Blended learning .......................................... 13
1.4.2. Dạy học E-learning ..................................................................... 14
1.4.3. Dạy học Face to face .................................................................. 16
1.4.4. Đặc điểm và khả năng ứng dụng các mơ hình dạy học Blended
learning .................................................................................................. 17
iv


1.4.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tổ chức dạy học Blended learning21

1.5. Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy – học nhằm phát
triển năng lực tự học cho học sinh ............................................................ 23
1.5.1. Mục tiêu khảo sát ........................................................................ 24
1.5.2. Đối tƣợng khảo sát ...................................................................... 24
1.5.3. Mô tả phiếu khảo sát ................................................................... 24
1.5.4. Phân tích kết quả khảo sát ........................................................... 24
1.5.5. Kết luận ....................................................................................... 30
Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................... 31
CHƢƠNG 2. NĂNG LỰC TỰ HỌC VÀ DẠY HỌC BLENDED
LEARNING .................................................................................................. 32
2.1. Vị trí, mục tiêu và nội dung của chƣơng Oxi – lƣu huỳnh ................ 32
2.1.1. Vị trí, mục tiêu chƣơng Oxi – lƣu huỳnh .................................... 32
2.1.2. Nội dung cấu trúc chƣơng Oxi – lƣu huỳnh ............................... 33
2.2. Nguyên tắc tổ chức dạy học Blended learning .................................. 34
2.2.1. Nguyên tắc chung ........................................................................ 34
2.2.2. Nguyên tắc thiết kế chủ đề học tập trực tuyến ............................ 34
2.2.3. Nguyên tắc tổ chức dạy học face to face .................................... 36
2.3. Quy trình tổ chức dạy học Blended learning ..................................... 37
2.4. Sử dụng Google Site trong dạy học Blended learning....................... 39
2.5. Một số kế hoạch dạy học.................................................................... 43
2.5.1. Oxi – ozon với đời sống .............................................................. 43
2.5.2. Axit thời cơ và thách thức ........................................................... 52
2.6. Thiết kế bộ tiêu chí đánh giá năng lực tự học .................................... 62
2.6.1. Đánh giá qua bài kiểm tra ........................................................... 62
2.6.2. Đánh giá qua bộ tiêu chí đánh giá năng lực tự học ..................... 63
Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................... 75
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................. 76
3.1. Mục dích thực nghiệm ....................................................................... 76
3.2. Đối tƣợng thực nghiệm ...................................................................... 76
3.3. Nội dung thực nghiệm........................................................................ 76


v


3.4. Tiến trình thực nghiệm sƣ phạm ....................................................... 77
3.4.1. Khảo sát lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ............................... 77
3.4.2. Thiết kế chƣơng trình thực nghiệm sƣ phạm ............................... 79
3.5. Phân tích, đánh giá kết quả các bài kiểm tra ...................................... 79
3.5.1. Phƣơng pháp xử lí các bài kiểm tra ............................................. 79
3.5.2. Kết quả và xử lí kết quả các bài kiểm tra .................................... 82
3.6. Đánh giá qua bảng kiểm quan sát và phiếu hỏi ................................. 87
3.7. Kết quả phiếu khảo sát ý kiến học sinh .............................................. 90
Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 94
1. Kết luận ................................................................................................ 94
2. Khuyến nghị .......................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 96
PHỤ LỤC ..........................................................................................................

vi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Học sinh lên lớp ngủ gật! Học sinh không động đến sách! Nhu cầu học vơ
cùng đa dạng, phong cách học thì rất phong phú. Đây là thực trạng tại rất nhiều
trƣờng THPT mỗi khi tới tiết Hóa học. Có giải pháp nào có thể giải quyết đƣợc
vấn đề này hay không đây là một điều chúng ta cần suy nghĩ...
Do nền kinh tế thế giới phát triển, nền kinh tế trí tuệ cũng đƣợc hình
thành và liên tục đƣợc đổi mới diễn ra trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy giáo dục cũng

ln ln vận động đổi mới, giáo dục giờ đây khơng cịn đơn thuần là truyền tải
kinh nghiệm tri thức của thế hệ đi trƣớc cho thế hệ đi sau, mà quan trọng nhất
cho giáo dục hiện đại là trang bị cho mỗi ngƣời học tình ra con đƣờng để họ
thích ứng với xã hội, với thời đại, đó là điều hết sức cần thiết của giáo dục hiện
đại, để trang bị cho ngƣời học kĩ năng sống.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của đất nƣớc ta hƣớng tới trở thành đất nƣớc
công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế vào năm 2020 là phát triển
ngƣồn nhân lực, chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành
theo quyết định QĐ711/QQĐ-TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tƣớng chính phủ
ghi rõ “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập rèn
luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng
lực tự học của người học”.
Theo dự thảo chƣơng trình phổ thông tổng thể tháng 08/2018 đã xác định
năng lực tự học đƣợc coi là một trong những năng lực cốt lõi, quan trọng. Theo
GS. Hồ Ngọc Đại “Giáo dục là việc tổ chúc và kiểm sốt q trình tự học của
ngƣời học”. Nhƣ vậy tự học là một vấn đề rất lớn mà chúng ta những ngƣời làm
giáo dục cần tạo lập thói quen cho học sinh.
Dƣới sự ảnh hƣởng của cuộc cách mạng số, E-learning là xu hƣớng học
tập đang đƣợc áp dụng rộng rãi và có nhiều ƣu điểm so với dạy học truyền

1


thống. Tuy nhiên bên cạnh những ƣu điểm nhƣ tiện lợi, nhanh chóng, cá nhân
hóa việc học, tự chủ trong học tập thì e – learning vẫn cịn tồn tại những nhƣợc
điểm nhƣ thiếu đi tính tƣơng tác trực tiếp và chƣa thể thay thế hoàn toàn cho
dạy học truyền thống. Chính vì thế cần phải dạy học kết hợp giữa e – learning
và dạy học truyền thống để có thể đem lại hiệu quả học tập tốt nhất.
Đƣợc các chuyên gia Mỹ và châu Âu xác định là mô hình giáo dục thế kỷ
XXI, Blended learning (dạy học kết hợp hay học tập pha trộn) là sự kết hợp

giữa hình thức học truyền thống và hình thức học trực tuyến sao cho hai hình
thức này hỗ trợ lẫn nhau.
Blended learning tạo cơ hội cho các cá nhân có thể tận dụng đƣợc những
điểm ƣu việt nhất của cả hai hính thức này. Hình thức học tập này sẽ giúp các
giáo viên tốn ít thời gian trên lớp vào việc chỉ truyền tải kiến thức và giúp học
sinh cá nhân hóa việc học trong và ngồi trƣờng học. Để triển khai dạy học
Blended learning cần có sự hỗ trợ của các phƣơng tiện công nghệ và hệ thống
quản lý học tập (LMS). Tóm lại, dạy học kết hợp là một khái niệm đƣợc sử
dụng trong lĩnh vực giáo dục nhằm mơ tả một chƣơng trình học tập kết hợp giữa
thời gian tƣơng tác trên lớp và áp dụng công nghệ trong hoạt động dạy và học.
Chạy đua cùng công cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cũng nhƣ xu hƣớng
giáo dục thế giới chúng ta cần số hóa học liệu, học tập phân hóa và học tập hợp
tác, nâng cao năng lực giảng dạy và áp dụng công nghệ vào giáo dục.
Chính vì những lí do đó chúng tơi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Phát
triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học Blended learning
Chương Oxi – Lưu huỳnh Hoá học 10” làm luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu
Dạy học blended learning không phải là mơ hình dạy học mới nhƣng là
một xu thế mới trong dạy học của các trƣờng trên thế giới. Việc kết hợp linh
hoạt giữa hình thức dạy học trực tuyến và dạy học truyền thống với những tỉ lệ

2


khác nhau sẽ giúp phân hóa trình độ học sinh, cá nhân hóa việc học, giúp học
sinh làm chủ kiến thức. Dạy học kết hợp cũng giúp các trƣờng giảm chi phí cho
nguồn nhân lực, giảm bớt số lƣợng phịng học, khơng gian tƣờng học có thể bị
thu hẹp nhƣng môi trƣờng học tập lại đƣợc mở rộng không khoảng cách và
không giới hạn. Trên thế giới, khái niệm dạy học kết hợp (Blended learning,
nghĩa của từ “Blend” là “pha trộn”) cũng mới đƣợc ra đời. Sự nảy sinh khái niệm

mới này xuất phát từ việc khắc phục những hạn chế của việc dạy học E-learning.
Khái niệm e-learing xuất hiện khoảng từ năm 1998. Dạy học e-learning đã tạo ra
một môi trƣờng học tập hấp dẫn với nguồn học liệu phong phú nhƣ hệ thống
tranh, ảnh, đoạn phim và các thí nghiệm ảo... Tuy nhiên, những bất cập khi triển
khai dạy học e-learning nhƣ là: thiếu thốn cơ sở hạ tầng, trình độ ứng dụng cơng
nghệ thơng tin trong trƣờng học còn chƣa đồng đều, dạy học e-learing khiến
ngƣời học thiếu cảm xúc,… Chính vì thế, Dạy học kết hợp ra đời đã phát huy
đƣợc thế mạnh của E-learning và dạy học truyền thống. Hiện nay, vẫn còn một số
khái niệm khác nhau về dạy học kết hợp, cụ thể:
Theo M. Horn (2005) đã định nghĩa, dạy học kết hợp là việc vận dụng các
yếu tố công nghệ trong đào tạo cho những đối tƣợng cụ thể nhằm đạt đƣợc hiệu
quả học tập tốt nhất 16]. Tác giả Victoria L. Tinio cho rằng dạy học blended
learning là sự kết hợp giữa học tập e – learning và dạy học giáp mặt [20]. Theo
Bonk và Graham (2006) [9], dạy học kết hợp là: kết hợp các phƣơng thức giảng
dạy (hoặc cung cấp các phƣơng tiện truyền thông); Kết hợp các phƣơng pháp
giảng dạy; Kết hợp học tập trực tuyến và dạy học truyền thống Face – to - Face
(F2F).
Tại Việt Nam, dạy học kết hợp còn là một khái niệm mới, chƣa đƣợc
nghiên cứu nhiều. Theo Nguyễn Văn Hiền blended learning đƣợc hiểu là học tập
hỗn hợp với sự phối kết hợp giữa hình thức học tập trên lớp với các hoạt động
học tập có yếu tố cơng nghệ [5][6]. Ớ một khía cạnh khác, tác giả Nguyễn Danh
Nam cho rằng blended learning là giải pháp kết hợp hiệu quả giữa e – learning và

3


lớp học truyển thống [1][2]. Để phù hợp với môi trƣờng học tập, trình độ học
sinh và khả năng Cơng nghệ thông tin và Truyền thông ở Việt Nam, chúng tôi
cho rằng dạy học kết hợp là sự kết hợp “hữu cơ”, bổ sung lẫn nhau giữa hình thức
tổ chức dạy học trên lớp F2F dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên và hình thức tổ

chức dạy học qua mạng E-learning với tính tự giác của học sinh thành một thể
thống nhất, trong đó các phƣơng pháp dạy học đƣợc vận dụng mềm dẻo để tận
dụng tối đa ƣu điểm của Công nghệ thông tin và Truyền thông nhằm mang lại
hiệu quả học tập tốt nhất.
3. Mục đích nghiên cứu
Phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy
học blended learning.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nhƣ đổi mới giáo dục trong
thời đại công nghệ 4.0, khái niệm blended learning, các hình thức dạy học
blended learning, các yếu tố ảnh hƣởng tới việc triển khai dạy học kết hợp.
- Nghiên cứu về khái niệm năng lực, năng lực tự học, các biểu hiện, tiêu
chí và bộ cơng cụ đánh giá mức độ phát triển năng lực tự học của HS.
- Đề xuất các nguyên tắc, qui trình dạy học kết hợp nhằm phát triển năng
lực tự học.
- Điều tra thực trạng về tình hình phát triển năng lực tự học của HS ở một
số trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội:
+ THCS - THPT Phạm Văn Đồng - Cầu Giấy, Hà Nội
+ THPT Phúc Lợi – Long Biên, Hà Nội
+ THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai, Hà Nội
- Thiết kế một số kế hoạch dạy học chƣơng Oxi – lƣu huỳnh theo blended
learning.
- Thực nghiệm sƣ phạm.

4


5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
- Q trình dạy học mơn Hóa học ở trƣờng THPT.

5.2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Vận dụng dạy học Blended learning nhằm phát triển năng lực tự học thông qua
chƣơng Oxi – Lƣu huỳnh Hóa học 10.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Chƣơng Oxi – Lƣu huỳnh hóa học 10.
- Phạm vi điều tra: Tại các trƣờng phổ thông:
+ THCS - THPT Phạm Văn Đồng - Cầu Giấy, Hà Nội
+ THPT Phúc Lợi – Long Biên, Hà Nội
+ THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai, Hà Nội
7. Câu hỏi nghiên cứu
Làm thế nào để phát triển đƣợc năng lực tự học cho học sinh thông qua
dạy học chƣơng Oxi – lƣu huỳnh?
8. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên thiết kế và tổ chức dạy học blended learning chƣơng Oxi –
Lƣu huỳnh Hóa học 10 hiệu quả thì sẽ phát triển đƣợc năng lực tự học cho học
sinh.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu:
+ Nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, cơ sở lý luận có liên quan
đến đề tài.

5


+ Điều tra, khảo sát thực tiễn: điều tra, tìm hiểu thói quen học tập của học
sinh và thói quen dạy học của giáo viên nhằm đáp ứng dạy học Blended
learning và phát triển năng lực tự học.
+ Thực nghiệm sƣ phạm: kiểm nghiệm tính phù hợp và hiệu qua của các
đề xuất.

+ Phƣơng pháp xử lí thơng tin: sử dụng toán học thống kê, xử lý kết quả
thực nghiệm sƣ phạm.
10. Đóng góp của đề tài
- Về lý luận: góp phần làm phong phú thêm quan điểm về dạy học
blended learning và năng lực tự học của học sinh ở trƣờng THPT.
- Về thực tiễn: Đánh giá thực trạng việc phát triển năng lực tự học và
thói quen học tập ứng dụng CNTT của học sinh ở trƣờng THPT.
- Đề xuất quy trình và cách thức tổ chức dạy học blended learning.
- Đề xuất các tiêu chí và cơng cụ đánh giá sự phát triển năng lực tự học
của học sinh.
11. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chƣơng 2. Năng lực tự học và dạy học blended learning
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm

6


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỂ TÀI
1.1. Định hƣớng đổi mới giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0
Hiện nay với sự phát triên mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT), đặc
biệt là hệ thống internet làm xuất hiện nhiều hình thức dạy học mới nhƣ Elearning, dạy học từ xa,... bên cạnh các hình thức dạy học truyền thống. Tuy
nhiên, các hính thức dạy học dựa vào CNTT bên cạnh những ƣu điểm vẫn có
những nhƣợc điểm. Vì vậy, việc kết hợp giữa hai hình thức dạy học trực tuyến
và truyền thống thành một hình thức dạy học mới , đó là dạy học blended
learning. Đây đƣợc xem là một giải pháp hữu hiệu, hệ quả tất yếu của xu thế
phát triển xã hội.
Ngày 27/12/2018 Bộ giáo dục và Đào tạo đã công bố Chƣơng trình giáo

dục phổ thơng mới là Chƣơng trình Tổng thể trong đó có 27 Chƣơng trình mơn
học, hoạt động giáo dục. Theo đó, Chƣơng trình giáo dục phổ thơng mới đƣợc
xây dựng theo mơ hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản,
thiết thực, hiện đại và các phƣơng pháp tích cực hóa hoạt động của ngƣời học,
giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trƣờng
và xã hội kì vọng. Do đó, các yếu tố của q trình giáo dục trong nhà trƣờng
phổ thông cần đƣợc tiếp cận theo hƣớng đổi mới để tạo một diện mạo mới cho
giáo dục Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại.
Đặc biệt hơn thế nữa trên Thế giới đang trong giai đoạn tạo bản lề của
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân
tạo, Internet tốc độ cao, robotic, công nghệ vật liệu nano... Để phù hợp xu thế này
nền giáo dục cũng phải đổi mới, phát triển chƣơng trình, phƣơng pháp, trang thiết
bị đào tạo linh động hơn, cập nhật hơn, hƣớng tới phát triển các kỹ năng phù hợp
với thời đại 4.0. Thế hệ HS sau khi đƣợc đào tạo xong phải thu đƣợc những kiến
thức, kỹ năng bao gồm khả năng sáng tạo, có thể thích nghi nhanh với sự thay đổi

7


của cơng nghệ, có thể làm việc hiệu quả trong môi trƣờng của sự phát triển công
nghệ.
1.2. Năng lực
Vấn đề “năng lực” và “năng lực tự học” đã đƣợc nhiều tác giả nghiên
cứu, cả lý luận chung cũng nhƣ gắn với một bối cảnh, môi trƣờng cụ thể, đơn
cử: Tổng quan nghiên cứu về năng lực tự học; Phát huy năng lực tự học; Về
năng lực tự học trong chƣơng trình giáo dục phổ thơng tổng thể ; Phát triển năng
lực tự học, tự nghiên cứu của HS… Nhƣ vậy “năng lực” và “năng lực tự học”
của học sinh là gì?
1.2.1. Khái niệm năng lực
Theo Chƣơng trình Giáo dục phổ thơng tổng thể của Bộ GD-ĐT, năng

lực là thuộc tính cá nhân đƣợc hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và q
trình học tập, rèn luyện, cho phép con ngƣời huy động tổng hợp các kiến thức,
kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhƣ hứng thú, niềm tin, ý chí,… để thực
hiện thành cơng một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong
những điều kiện cụ thể [4].
Năng lực là khái niệm có mặt ở tất cả các ngành nghề của xã hội và là
tiêu chí đánh giá nhân lực. Theo từ điển tiếng Việt “Năng lực là khả năng, điều
kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó. Năng
lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con ngƣời khả năng hoàn thành một
loại hoạt động nào đó với chất lƣợng cao”.
Năng lực của con ngƣời khơng phải cái có sẵn mà đƣợc hình thành, phát
triển qua quá trình lao động, học tập. Nhƣ vậy năng lực là tổng hòa của các yếu
tố tâm sinh lý, kiến thức, kĩ năng,... để thực hiện một nhiệm vụ thành công.
1.2.2. Phân loại năng lực
Năng lực chung là năng lực đƣợc hình thành trong tất cả các hoạt động
học tập ở tất cả các môn học. Các năng lực chung của học sinh THPT đó là:

8


năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo.
Năng lực chun mơn đƣợc hình thành và phát triển chủ yếu thông qua
một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, năng lực
tính tốn, năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội, năng lực cộng nghệ, năng lực tin
học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.
Mơn Hóa học là mơn học đặc trƣng với thí nghiệm và hệ thống ngơn ngữ,
danh pháp riêng của các chất. Chính vì thế các năng lực đặc thù của mơn hóa
học gồm: Năng lực thực hành thí nghiệm hóa học, năng lực giải quyết vấn đề
thơng qua mơn hóa học, năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học, năng lực tính

tốn, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
1.3. Năng lực tự học
1.3.1. Khái niệm năng lực tự học
Theo Nguyễn Cảnh Toàn đƣa ra quan niệm về năng lực tự học nhƣ
sau: “Năng lực tự học được hiểu là một thuộc tính kỹ năng rất phức hợp. Nó bao
gồm kỹ năng và kĩ xảo cần gắn bó với động cơ và thói quen tương ứng, làm cho
người học có thể đáp ứng được những u cầu mà cơng việc đặt ra”[Nguyễn Cảnh
Tồn (2002), Học và dạy cách học; Nguyễn Cảnh Toàn (2009), Tự học như thế
nào cho tốt). Năng lực tự học là sự bao hàm cả cách học, kỹ năng học và nội dung
học: “Năng lực tự học là sự tích hợp tổng thể cách học và kỹ năng tác động đến
nội dung trong hàng loạt tình huống – vấn đề khác nhau” Năng lực tự học là
những thuộc tính tâm lí mà nhờ đó chúng ta giải quyết đƣợc các vấn đề đặt ra một
cách hiệu quả nhất, nhằm biến kiến thức của nhân loại thành sở hữu của riêng
mình.

9


1.3.2. Cấu trúc và biểu hiện của năng lực tự học
Trong Chƣơng trình giáo dục phổ thơng - Chƣơng trình tổng thể (ban
hành ngày 26/12/2018), Bộ GD-ĐT đã đặt ra yêu cầu cần đạt về năng lực tự
học, tự hoàn thiện đối với HS THPT nhƣ sau [4]:
- Dựa vào kết quả học tập đã đạt đƣợc, cần xác định đƣợc mục tiêu học
tập tiếp theo và khắc phục đƣợc những hạn chế của bản thân.
- Tự đánh giá và điều chỉnh đƣợc kế hoạch học tập và phong cách học tập
riêng cho bản thân; lựa chọn đƣợc các nguồn tài nguyên phù hợp cho các nhiệm
vụ học tập khác nhau, ghi nhớ những nội dung học tập một cách có chọn lọc.
- Tự điều chỉnh đƣợc cách học, rút kinh nghiệm và khắc phục đƣợc hạn
chế của mình trong những nhiệm vụ học tập tiếp theo.
- Biết thƣờng xuyên tu dƣỡng theo mục tiêu phấn đấu của cá nhân.

- Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân.
Để có thể đáp ứng đƣợc những yêu cầu trên, GV ở các trƣờng phổ thông
cần vận dụng phƣơng pháp dạy học phù hợp để phát huy tối đa năng lực tự học
của HS.
Candy [Philip Candy (1991), Self-direction for lifelong Learning: A
comprehensive guide to theory and practice] đã liệt kê 12 biểu hiện của ngƣời
có năng lực tự học thành 2 nhóm:

10


Năng lực tự học

Phƣơng pháp học

Tính cách
1. Tính kỷ luật
2. Có tƣ duy phân tích
3. Có khả năng tự điều chỉnh
4. Ham hiểu biết
5. Linh hoạt
6. Có năng lực giáo tiếp xã hội
7. Mạo hiểm, sang tạo
8. Tự tin, tích cực
9. Có khả năng tự học

1. Có kỹ năng tìm kiếm và thu
hồi thơng tin
2. Có kiến thức để thực hiện
các hoạt động học tập

3. Có năng lực đánh giá, kỹ
năng xử lý thông tin và giải
quyết vấn đề

Sơ đồ 1.1. Biểu hiện của năng lực
Tác giả Taylor [Tay lor, B (1995), Self- directed Learning: Revisiting an
idea most appropriare for middle school students] khi nghiên cứu về vấn đề tự
học của học sinh trong trƣờng phổ thông đã xác định năng lực tự học có những
biểu hiện sau:

11


Sơ đồ 1.2. Biểu hiện của người có năng lực tự học
Taylor đã phân tích ra có ba yếu tố cơ bản của ngƣời tự học, đó là thái độ,
tính cách và kỹ năng. Có thể nhận thấy, sự phân định đó để nhằm xác định rõ
ràng những biểu hiện tƣ duy của bản thân và khả năng hoạt động trong thực tế
chứ không đơn thuần chỉ đề cập đến khía cạnh tâm lí của ngƣời học.
Năng lực tự học cũng là một khả năng, một phẩm chất “vốn có” của mỗi
cá nhân. Tuy nhiên nó ln ln biến đổi tùy thuộc vào hoạt động của cá nhân
trong môi trƣờng văn hóa – xã hội. Năng lực tự học là khả năng bẩm sinh của
mỗi ngƣời nhƣng phải đƣợc đào tạo, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn thì nó
mới bộc lộ đƣợc những ƣu điểm giúp cho cá nhân phát triển, nếu không sẽ mãi
là khả năng tiềm ẩn. Thời gian mỗi chúng ta ngồi trên ghế nhà trƣờng là rất
ngắn ngủi so với cuộc đời vì vậy tự học và năng lực tự học của học sinh sẽ là

12


nền tảng cơ bản đóng vai trị quyết định đến sự thành cơng của các em trên con

đƣờng phía trƣớc và đó cũng chính là nền tảng để các em tự học suốt đời.
1.3.3. Các phương pháp đánh giá năng lực tự học cho học sinh
Đánh giá năng lực tự học là đánh giá các năng lực tự nhận thức và năng
lực xã hội, năng lực hợp tác và các năng lực sáng tạo, có nghĩa là đánh giá
theo chiều rộng. Đánh giá năng lực vừa đòi hỏi kiểm tra đƣợc mứ c đ ộ n ắ m
v ữn g nội dung bài học, vừa đòi hỏi đánh giá đƣợc sự vận dụng các kiến thức
học đƣợc với thực tế, và có sự vận dụng sáng tạo. Trong đề tài này tôi đề cập
tới một số phƣơng pháp đánh giá:
a. Đánh giá qua quan sát
Là đánh giá qua quan sát các biểu hiện và hoạt động của học sinh. Loại
đánh giá này thƣờng phù hợp với đánh giá kĩ năng.
b. Đánh giá qua hồ sơ học tập: dựa vào kết quả các bài kiểm tra để đánh giá.
c. Tự đánh giá
HS là ngƣời tự đánh giá bản thân trong quá trình học tập, từ đó nhận thức
đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm của bản thân để có biện phát phát huy và khắc
phục.
d. Đánh giá đồng đẳng
Các nhóm học sinh tự đánh giá lẫn nhau, hoặc các thành viên trong nhóm
đánh giá lẫn nhau. Đánh giá này còn gọi là đánh giá chéo, thƣờng đƣợc sử dụng
trong đánh giá sản phẩm, báo cáo, thuyết trình,…
1.4. Dạy học blended learning
1.4.1. Khái niệm dạy học Blended learning
Blended learrning là một thuật ngữ đƣợc rất nhiều quốc gia sử dụng với
mức khá phổ biến, đặc biệt những nƣớc có nền giáo dục phát triển mạnh nhƣ
Hoa Kỳ, Nhật Bản, ... Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Blended learning,
tuy nhiên cách định nghĩa sau đƣợc sử dụng rộng rãi nhất: Blended learning là

13



mơ hình học tập kết hợp giữa học trên lớp bao gồm bài giảng, thảo luận, bài tập,
tài liệu hƣớng dẫn, tài liệu liên quan tới mơn học, phịng thí nghiệm và học trực
tuyến bao gồm khảo sát trực tuyến, thƣ điện tử, thảo luận qua mạng, diễn đàn
trên mạng, truyền thông đa phƣơng tiện, tài liệu trên mạng, tự kiểm tra, phần
mềm học tập.
Ở một lớp học truyền thống thì có bàn học đối diện với mặt tƣớc của lớp
học, có một giáo viên sẽ giải thích các khái niệm theo định dạng bài giảng và
sau đó liên quan đến học sinh thông qua các cuộc thảo luận trong lớp các hoạt
động học tập này thì học sinh sẽ làm việc theo nhóm nhỏ hoặc làm việc cá nhân
độc lập. Ở lớp học nhƣ thế này thì chứa rất ít hoặc thậm chí khơng có sử dụng
CNTT. Cịn lại tất cả các cách cịn lại là một chƣơng trình học tập trực tuyến.
Trong mơi trƣờng này, HS học hồn tồn trên web site tại bất cứ nơi nào có thể
là nhà hoặc tại trƣờng và HS tƣơng tác hầu nhƣ tất cả với chƣơng trình giảng
dạy và hồ sơ GV, hồ sơ HS.
Dạy học blended learning không phải là sự kết hợp một cách cứng nhắc,
thô kệch mà là sự pha trộn kết hợp giữa cả hai phƣơng pháp dạy học truyền
thống và dạy học bằng phƣơng pháp giáo dục từ xa.
1.4.2. Dạy học E-learning
Trƣớc tiên thì cần phải hiểu rõ E-Learning là gì? Hiểu về eLearning rất
đơn giản. E - learning (viết tắt của Electronic Learning) là quá trình học tập và
đào tạo thơng qua các thiết bị điện tử. Dƣới sự ảnh hƣởng của cuộc cách mạng
công nghệ, E-learning ra đời nhƣ một hệ quả tất yếu. Đây là hình thức học tập
với sự hỗ trợ của mạng internet cùng các phƣơng tiện công nghệ khác. E Learning là học sử dụng các công nghệ điện tử để tiếp cận chƣơng trình giáo
dục bên ngồi lớp học truyền thống. Trong hầu hết các trƣờng hợp, nó đề cập
đến một khóa học, chƣơng trình hoặc bằng cấp đƣợc cung cấp hoàn toàn trực
tuyến.

14



Có rất nhiều thuật ngữ đƣợc sử dụng để mơ tả việc học đƣợc phân phối
trực tuyến qua internet, từ Giáo dục từ xa, đến học điện tử trên máy vi tính,
học trực tuyến, học qua internet và nhiều thứ khác. Chúng tơi định nghĩa
eLearning là các khóa học đƣợc phân phối cụ thể qua internet đến một nơi
khác ngoài lớp học nơi giáo viên đang giảng dạy. Đây không phải là một khóa
học đƣợc phân phối qua DVD hoặc CD-ROM, băng video hoặc qua kênh
truyền hình. Nó tƣơng tác ở chỗ bạn cũng có thể giao tiếp với giáo viên hoặc
học sinh khác trong lớp. Đơi khi nó đƣợc chia sẻ trực tiếp, nơi bạn có thể giơ
tay và tƣơng tác trong thời gian thực và đơi khi đó là một bài giảng đã đƣợc
chuẩn bị trƣớc. Ln có một giáo viên hoặc hỗ trợ viên tƣơng tác / giao tiếp
với bạn và chấm điểm sự tham gia của bạn, bài tập của bạn và bài kiểm tra của
bạn. E-learning đã đƣợc chứng minh là một phƣơng pháp đào tạo và giáo dục
thành công đã và đang trở thành chiến dịch tại các trƣờng phổ thơng.
Với hình thức học tập này có đặc biệt là giáo viên phải chuẩn bị tài liệu
khóa học trƣớc khi khóa học diễn ra trên web site. Ngƣời học đƣợc tự do lựa
chọn khung thời gian tham gia khóa học sao cho phù hợp với bản thân ngƣời
học. Tuy nhiên, học trực tuyến không dành cho tất cả mọi ngƣời. Vì các khóa
học eLearning mang đến sự linh hoạt để phù hợp với thời gian biểu sẵn có của
học sinh, học sinh eLearning phải có kỷ luật tự giác để làm việc thơng qua các
tài liệu một cách nhất quán và thƣờng xuyên để theo kịp các bạn cùng
lớp. Thông thƣờng, một cuốn sách giáo khoa đƣợc yêu cầu giống nhƣ trong
một chƣơng trình thơng thƣờng trong khn viên trƣờng. Mặc dù, bạn có thể
không ngồi trong lớp với các học sinh khác, các khóa học eLearning thƣờng
bao gồm một nhóm học sinh, những ngƣời học riêng các tài liệu, nhƣng đồng
thời và dự kiến sẽ tƣơng tác với nhau về tài liệu trong suốt cả tuần qua bảng
thảo luận, thƣờng thông qua một hệ thống quản lý lớp học trực tuyến. Thƣờng
có ngày đến hạn kiểm tra theo lịch trình và bài tập phải đƣợc nộp đúng
hạn. Nó địi hỏi kỷ luật bản thân thực sự, cũng nhƣ quản lý thời gian và kỹ

15



năng tổ chức. Nếu bạn có kỷ luật và tổ chức tự giác đó, thì eLearning sẽ là một
lựa chọn tốt cho bạn.
1.4.3. Dạy học Face to face
Face to face là có thể coi là tiêu chuẩn trong nhiều thế kỷ sắp tới. Với
việc học face to face, ngƣời học có thể tƣơng tác trục tiếp với ngƣời dạy. Vì sự
tƣơng tác đó đƣợc xảy ra nên ngƣời học cần phải có mặt trong lớp học vào một
thời gian và ngày cụ thể. Face to face yêu cầu ngƣời học ở đâu đó vào một thời
gian và ngày cụ thể. Ngồi ra, họ có thể tƣơng tác với ngƣời hƣớng dẫn và với
cả học sinh khác. Nếu ngƣời học không có đủ kỷ luật tự giác hoặc khơng làm
bài tập về nhà, thì học sinh có thể chỉ cần ngồi đó và lắng nghe giáo viên của
họ.
Có thể nói face to face là tiêu chuẩn từ rất lâu, nên học trực tiếp dễ dàng
đƣợc công nhận là cách học thực sự của tực tuyến. Vì các cá nhân phải có mặt
thể chất để tham gia một khóa học truyền thống, mọi ngƣời cho rằng học sinh
thực sự dành thời gian để học một cái gì đó và nghiêm túc về nó. Tuy nhiên,
tham gia một lớp học trực tiếp khơng phải lúc nào cũng đảm bảo rằng ai đó sẽ
tập trung hơn hoặc thành cơng hơn.
Học trực tuyến có thực sự hiệu quả? Mặc dù chúng ta đang ở trong một kỷ
nguyên hiện đại, nơi chúng ta không cần phải có mặt để học một cái gì đó, mọi
ngƣời vẫn có một thời gian khó khăn để học tập trực tuyến một cách nghiêm
túc. Chúng ta hãy xem một số sự kiện chỉ ra điều gì khác:


Hầu hết mọi ngƣời ngày nay thích học nội dung bằng Internet. Bây giờ

chúng ta sử dụng Internet để đọc tin tức, xem các chƣơng trình TV u thích,
trị chuyện với bạn bè, đặt lịch hẹn, mua sắm, và nhiều hơn nữa. Xem xét tất cả
sự tiện lợi mà Internet đã thêm vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta, tại sao

giáo dục vẫn phải truyền thống nghiêm ngặt thay vì tận dụng những lợi thế của
nó?

16




Học trực tuyến đòi hỏi nhiều kỷ luật tự giác hơn. Nó sẽ có lợi cho học

sinh. Vì khơng có ai giám sát học sinh, nên học sinh đƣợc yêu cầu phải tự kỷ
luật. Do đó, học sinh thực sự sẽ phải dành thời gian để nghiên cứu, chú ý đến
những gì họ đang học và áp dụng những gì họ đã học đƣợc trong một kỳ thi.


Kết quả đã chỉ ra rằng những ngƣời học trực tuyến có thể đạt điểm tƣơng

tự hoặc tốt hơn trong các kỳ thi khi so sánh với học sinh truyền thống vì họ học
nhiều hơn. Trên thực tế, nhiều trƣờng đại học hàng đầu hiện nay cung cấp các
khóa học trực tuyến.


Ngƣời học không cần phải dành thời gian hoặc công sức cho việc đi

lại. Với việc học trực tuyến, không cần phải mất chi phí giao thơng. Ngƣời học
của bạn có thể học bằng bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet.


Với việc học trực tuyến, bạn vẫn có thể cấp bằng tốt nghiệp hoặc chứng


chỉ . Ngƣời học thậm chí có thể sử dụng các chứng chỉ tƣơng tự đƣợc trao cho
những ngƣời tham gia các lớp học face to face.
Vậy học trực tiếp hay học trực tuyến? Chúng tôi không tranh luận rằng nên
ngừng học tập truyền thống. Tuy nhiên, học trực tuyến không chỉ là một sự thay
thế tuyệt vời mà cịn có thể bổ sung cho việc học. Ví dụ, một số giáo viên sử
dụng phƣơng pháp dạy học blended learning trong đó cả hai phƣơng pháp đƣợc
kết hợp để tối đa hóa kết quả.
1.4.4. Đặc điểm và khả năng ứng dụng các mơ hình dạy học Blended
learning
Khơng giống với mơ hình lớp học truyền thống, blended learning thì tổ
chức theo mơ hình lấy ngƣời học làm trung tâm của quá trình học tập. Trong
dạy học blended learning, các hình thức học tập đƣợc thay đổi liên tục nhƣ học
ở trên lớp, rồi chuyển sang học ở phịng thí nghiệm và học online. Do các điều
đó nên hình thức tổ chức học tập rất phong phú nên hiện nay có rất nhiều mơ

17


×