Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

VĂN học NT MIÊU tả CUỘC SỐNG đời THƯỜNG TRONG HỒNG lâu MỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
****************

TIỂU LUẬN VĂN HỌC TRUNG QUỐC

GVHD: TS. ĐINH PHAN CẨM VÂN
SVTH: ĐẶNG THỪA ÂN – LỚP VĂN 2A
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2011


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................3
CHƢƠNG MỘT: HỒNG LÂU MỘNG – ĐỈNH CAO CỦA TIỂU THUYẾT MINH –
THANH ...........................................................................................................................5
1.1. Vài nét về chân dung tác giả Hồng lâu mộng ......................................................5
1.1.1 “Giấc mộng lầu hồng” – hoài niệm của Tào Tuyết Cần ................................5
1.1.2 “Giấc mộng lầu hồng” – niềm tin của Cao Ngạc ...........................................9
1.2. Hồng lâu mộng – “Tuyệt thế kỳ thƣ” của tiểu thuyết Minh – Thanh ................11
1.2.1 Hồng lâu mộng – sự kế thừa những đặc trƣng của tiểu thuyết cổ Trung
Quốc ......................................................................................................................11
1.2.2 Hồng lâu mộng – một số bút pháp nghệ thuật mới ......................................13
CHƢƠNG HAI: MIÊU TẢ TỈ MỈ CUỘC SỐNG ĐỜI THƢỜNG – BƢỚC ĐỘT PHÁ
CỦA TÀO TUYẾT CẦN ..............................................................................................16
2.1. Khái quát bức tranh thế sự của tiểu thuyết Hồng lâu mộng ...............................17
2.1.1 Bối cảnh xã hội Trung Quốc giữa thế kỷ XVIII ..........................................17
2.1.2 Hiện thực thời đại của xã hội Trung Quốc thể hiện trong tác phẩm Hồng lâu
mộng .....................................................................................................................17
2.2. Cuộc sống đời thƣờng của Giả phủ qua ngòi bút miêu tả độc đáo của Tào Tuyết


Cần ............................................................................................................................22
2.2.1 Trang phục ...................................................................................................23
2.2.2 Văn hóa ẩm thực ..........................................................................................26
2.2.3 Kiến trúc.......................................................................................................32
2.2.4 Những sinh hoạt, lễ nghi ..............................................................................36
2.2.5 Những khía cạnh khác của cuộc sống đời thƣờng .......................................44
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................51
THƢ MỤC THAM KHẢO ...........................................................................................55
PHỤ LỤC ......................................................................................................................56
Trang 2


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

PHẦN MỞ ĐẦU
Ra đời vào những năm giữa thế kỷ thứ XVIII, Hồng lâu mộng đã trở
thành một tác phẩm mang một luồng gió mới cho nền văn học Trung Quốc nói
riêng, nền văn học nhân loại nói chung. Tác phẩm đã mang đến cho độc giả
những nguồn cảm hứng tuyệt vời bởi những giá trị đích thực của nó cả về nội
dung lẫn hình thức. Bằng tâm huyết của một con ngƣời muốn góp nhặt những
mảnh ghép của cuộc đời và thổi vào đó niềm say mê nhiệt huyết để tạo nên đứa
con tinh thần Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần thực sự trở thành một tiểu thuyết
gia vĩ đại của đất nƣớc hoa mẫu đơn vốn có nền văn học đồ sộ. Hồng lâu mộng
là đỉnh cao của tiểu thuyết Minh – Thanh, đƣợc mệnh danh là “tuyệt thế kỳ thƣ”,
bởi nó phản ánh tồn diện và sâu sắc gƣơng mặt văn hóa Trung Hoa. Từ nội
dung cho đến nghệ thuật của tác phẩm đều có những sự kế thừa của tiểu thuyết
cổ Trung Quốc, bên cạnh đó là những bút pháp nghệ thuật độc đáo, mới mẻ
mang đầy những khuynh hƣớng của một thời đại mới. Thôi Đạo Di đã từng nhận
xét về giá trị của Hồng lâu mộng: “Đối với tơi khơng có một tác phẩm văn học
nào có thể so tài với Hồng lâu mộng về cách sáng tạo câu chuyện và nhân vật

chân thật, sống động, bền bỉ... Có thể nói, đọc Hồng lâu mộng không chỉ khiến
chúng ta hiểu lịch sử mà còn giúp chúng ta hiểu hiện thực cuộc sống”. Nét mới
lạ và độc đáo nhất mà Tào Tuyết Cần đã đƣa vào tác phẩm đó là việc miêu tả
cuộc sống đời thƣờng cùng với việc miêu tả tâm lý nhân vật, không giống nhƣ
các tiểu thuyết trƣớc đây thƣờng miêu tả những sự việc ly kỳ, cùng với những
con ngƣời phi thƣờng. Chính vì Hồng lâu mộng là một câu chuyện, một bức
tranh cuộc sống đời thƣờng, không hề bị đẽo gọt bởi nhà văn mà tác phẩm đã
đƣợc giới cơng chúng đón nhận bằng cả lịng nhiệt tình. Quan niệm hiện thực
của tác giả Tào Tuyết Cần thể hiện một cách rất sinh động và điêu luyện trong
tác phẩm không những đã đƣa Hồng lâu mộng trở thành đỉnh cao của tiểu thuyết
Trang 3


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

Minh Thanh mà nó cịn là một kiệt tác hiện thực chủ nghĩa có ảnh hƣởng mạnh
mẽ đến nền văn học của nhân loại nhƣ nhà Hán học Xô Viết, viện sĩ N.S.
Konrad đã từng đánh giá: “Tiểu thuyết Hồng lâu mộng là một tác phẩm hiện
thực chủ nghĩa tiêu biểu. Đó là một bức tranh vĩ đại về quy mô cũng như về ý
nghĩa của cuộc sống xã hội Trung Quốc thế kỉ XVIII”. Với những giá trị to lớn
ấy, Hồng lâu mộng xứng đáng là “tuyệt thế kỳ thƣ” của nhân loại, và Tào Tuyết
Cần xứng đáng là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong thời cổ Trung Quốc.

Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc

Trang 4


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng


CHƯƠNG MỘT: HỒNG LÂU MỘNG – ĐỈNH CAO CỦA TIỂU
THUYẾT MINH – THANH
Trung Quốc xƣa nay vẫn đƣợc biết đến nhƣ cái nôi của lớn của văn minh
– văn hóa nhân loại, nơi sản sinh ra biết bao kỳ tích ở nhiều lĩnh vực từ khoa học
kỹ thuật cho đến văn hóa nghệ thuật. Cùng với nó là sự hƣng vong, thịnh suy
của các triều đại phong kiến Trung Quốc, âu đó cũng là quy luật tất yếu của các
hình thái ý thức xã hội. Một cách rất tự nhiên, văn chƣơng đã phản ánh những
trái ngang, bất công, phi ln thƣờng đạo lí của cuộc sống… Hay nói cách khác,
cuộc sống muôn màu là chất liệu, là dƣỡng chất hun đúc nên những áng văn bất
hủ. Nền văn học trung đại Trung Quốc từ Hán – Đƣờng – Tống – Nguyên –
Minh – Thanh đã để lại những đỉnh cao văn chƣơng gắn liền với từng triều đại,
mà khi nhắc đến triều đại nào thì ngƣời ta cũng không quên nhắc đến thể loại
văn chƣơng tiêu biểu của triều đại ấy: Hán phú, Đƣờng thi, Tống từ, Nguyên
khúc, Minh - Thanh tiểu thuyết. Quá trình phát triển liên tục ấy chứng minh sức
sống, sự sáng tạo dẻo dai, khơng mệt mỏi của một dân tộc có truyền thống văn
hóa lâu đời. Trong lịch sử phát triển hàng nghìn năm của tiểu thuyết thì Minh –
Thanh xứng đáng đƣợc tơn vinh là thời đại hồng kim của tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc. Những tuyệt tác tiểu thuyết đã ra đời với dung lƣợng lớn, đề tài
phong phú đã phản ánh rất nhiều mảng màu, nhiều lát cắt của đời sống xã hội:
Tam Quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây du ký (Ngô Thừa Ân), Thủy hử
(Thi Nại Am), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần)… Trong số những tiểu thuyết
ấy, Hồng lâu mộng xứng đáng là đỉnh cao của tiểu thuyết Minh – Thanh, đỉnh
cao của những chuẩn mực tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.

1.1. Vài nét về chân dung tác giả Hồng lâu mộng
1.1.1 “Giấc mộng lầu hồng” – hoài niệm của Tào Tuyết Cần
Trang 5


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng


Tào Tuyết Cần đƣợc tôn vinh là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong văn học
Trung đại Trung Quốc. Gần đây, trong cuộc bình chọn một trăm nhà văn đƣợc
yêu mến nhất, Tào Tuyết Cần đƣợc xếp thứ hai sau Lỗ Tấn. Ngồi ra, tên tuổi
của ơng cũng cịn hiện diện trên nhiều đầu sách uy tín khác cũng nhƣ những
chuyên tác nghiên cứu văn học trên thế giới. Hồng lâu mộng là một trong hai bộ
“tuyệt thế kỳ thƣ” của nền văn học cổ điển Trung Quốc. Để có đƣợc một bộ tiểu
thuyết đồ sộ nhƣ vậy, có lẽ cuộc đời của tác giả cũng là một thiên “tiểu thuyết”.
Mặc dù giới nghiên cứu Trung Quốc vẫn miệt mài tìm tịi, khám phá về thân thế
và cuộc đời của tác giả Hồng lâu mộng nhƣng những hiểu biết về ông của ngƣời
đời sau vẫn chỉ dừng lại ở chừng mực nào đó. Tuy vậy, thơng qua những tài liệu
đáng tin cậy, chúng ta vẫn hình dung, khái quát đƣợc phần nào đời sống của đại
văn hào này.
Tào Tuyết Cần (1715? – 1763?) tên Triêm, tự Mộng Nguyễn, hiệu là
Tuyết Cần, Cần Phố, Cần Khê. Dịng họ ơng thuộc Chính Bạch kỳ, một trong
bát kỳ của Mãn Châu thị tộc. Họ Tào là ngƣời Mãn thì khơng hợp lí cho lắm.
Ngun do là vì ơng tổ đời thứ năm của Tào Tuyết Cần là Tào Tích Viễn đã
nhập tịch Mãn Châu, còn tổ tiên xa xƣa của họ Tào đích thị là ngƣời Hán tộc.
Điều này chứng tỏ có nhiều biến chuyển trong lịch sử các bộ tộc thời cổ ở Trung
Quốc. Họ Tào sau khi nhập tịch Mãn Châu đã không ngừng tạo nên địa vị và uy
thế của mình. Đến đời Tào Chấn Nhan đã đƣợc cử làm Tri châu của Cát Châu,
thuộc phủ Bình Dƣơng, vùng Sơn Tây – đời vua Thuận Trị năm thứ 7; sang năm
thứ 9 thì đƣợc thăng chức lên làm Tri phủ tại phủ Dƣơng Hòa, Sơn Tây. Tào Tỷ
tức Tào Nhĩ Ngọc – con trƣởng của Tào Chấn Nhan rất đƣợc vua Khang Hy ân
sủng, đặc biệt con của Tào Tỷ là Tào Dần – ông nội của Tào Tuyết Cần cịn
đƣợc nhà vua tín nhiệm và cất nhắc hơn cả. Thế là từ đời Tào Tỷ cho đến đời
cha của Tào Tuyết Cần, họ Tào thay phiên nhau đảm trách “Giang Ninh Chức
tạo”. Chức tạo là một chức quan không to, không đƣợc hằng ngày diện kiến bệ
Trang 6



Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

rồng nhƣng lại là cơng việc chỉ có thân tín với nhà vua mới đƣợc chiếu cử. Chức
quan này có thể ví nhƣ là một tổng quan cao cấp của nhà vua, quán xuyến tất cả
vật dụng hằng ngày trong cung cấm. Theo nhƣ quy định tiền lệ của triều Mãn
Thanh, ba năm một lần phải thay thế ngƣời phụ trách Chức tạo, trong khi đó nhà
họ Tào lại ba đời đảm nhiệm công việc này. Sự biệt đãi của hoàng đế Khang Hy
đối với gia tộc họ Tào thật hiếm có, trong lịch sử rất hiếm có quan hệ quần thần
nào nhƣ vậy, đáp lại là thái độ cúc cung tận tụy, trung thành tuyệt đối của nhà họ
Tào.
Nhận đƣợc sự ân sủng của ngƣời có quyền lực tối thƣợng, lại có mối
giao hảo nhân duyên với những quý tộc khác trong triều đình, chỗ đứng của họ
Tào chẳng khác nào nhƣ kiềng ba chân. Tào phủ đã từng bốn lần vinh dự đón
vua Khang Hy trong những lần đi tuần du phƣơng Nam đến nghỉ chân, điều này
càng làm cho thân thế của họ tộc này ngày càng đƣợc khuếch trƣơng. Sự vinh
hiển mà nhà họ Tào có đƣợc là khơng dịng họ nào bì kịp. Thế nhƣng khi thời
thế thay đổi, vật đổi sao dời từ thịnh đến suy chỉ trong chớp mắt, một danh gia
vọng tộc vào hàng bậc nhất ngày nào thoáng chốc đã trắng tay, cơ nghiệp tan
tành, đổ nát.
Từ khi vua Khang Hy băng hà, họ Tào mất đi chỗ dựa vững chắc nhƣ núi
Thái Sơn. Nếu những năm dƣới thời Khang Hy là những năm tháng Tào tộc hiển
hách ngợp trời thì những năm Ung Chính trị lại là thời gian lụi bại, suy tàn hoàn
toàn của gia tộc này. Khi vua Ung Chính lên ngơi, ơng đã thẳng tay đối với
những sai phạm của Tào phủ. Thái độ không khoan nhƣợng của nhà vua bất kể
liên tục mấy đời nhà họ Tào một lịng một dạ vì Đại Thanh đã đẩy Tào gia vào
bƣớc đƣờng cùng. Toàn bộ gia sản bị tịch thu khiến gia cảnh họ Tào rơi vào
cảnh suy vong, nguy biến. Biến cố của gia đình là một bƣớc ngoặt lớn trong
cuộc đời Tào Triêm. Có lẽ từ lúc sinh ra cho đến năm mƣời ba tuổi, Tào Tuyết
Cần đƣợc đối xử không khác nào cậu ấm Giả Bảo Ngọc. Từ một công tử từng

Trang 7


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

hƣởng biết bao phƣớc lộc, vinh hiển của triều đình ngày nay phải rơi vào cảnh
góp nhặt từng đồng để sống qua ngày, tránh sao khỏi những điều tủi nhục.
Tào Tuyết Cần không chỉ sinh ra trong một gia đình q tộc cao sang mà
cịn là một gia tộc có truyền thống Nho học, là cái nơi của một vùng văn chƣơng
một vùng. Tào phủ từng là nơi lui tới của nhiều văn nhân thi sĩ đƣơng thời, hơn
nữa từ đời ông cố Tào Tỷ của Tào Tuyết Cần đã có tiếng thơm về nhân phẩm và
văn chƣơng. Đặc biệt, ơng nội Tào Tuyết Cần thì đã có cơng hiệu đính bộ Tồn
Đường thi và Bội Văn Vận Phủ. Công lao của Tào Dần cho đến nay vẫn đƣợc
hậu thế ngƣỡng mộ, bộ Toàn Đƣờng thi đƣợc chỉnh sửa, biên soạn lại vào thời
Khang Hy là một tác phẩm giá trị của văn học cổ Trung Quốc. Tiếp nối truyền
thống gia đình, đời sống văn chƣơng của đời cha và chú, Tào Tuyết Cần không
chút mai một. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn chƣơng nhƣ vậy,
lẽ nào Tào Tuyết Cần lại không đƣợc vun đắp, bồi tụ từ những trang thơ ấy.
Mặc dù khi gia đình rơi vào nguy biến, Tào Tuyết Cần phải sống trong
cảnh “đám cỏ lều tranh, gƣờng tre vách đất” nhƣng ơng vẫn giữ cho tâm hồn
phóng túng, tự tại, thích uống rƣợu và ngâm thơ. Cuộc đời luân lạc dƣờng nhƣ
cho ơng nhiều hơn là mất. Đó là khoảng thời gian dài Tào Tuyết Cần tích lũy
đƣợc vốn sống, vốn văn hóa, có thời gian suy ngẫm chuyện thế sự, tình đời để từ
đó tạo nên một thiên “Tuyệt thế kỳ thƣ”. Hồng lâu mộng có lẽ là đứa con tinh
thần, là chốn tịnh tâm và thăng hoa nhất của Cần Khê, nhƣ lời nhận xét xác đáng
nhƣ sau: “Có lẽ trong lịch sử Trung Quốc, ngoại trừ Tư Mã Thiên viết sử ký, thì
khơng cịn ai giống như Tào Tuyết Cần đã dốc hết tình cảm sâu xa và tâm huyết
của mình vào việc trước tác”. Hồng lâu mộng có đủ các loại thơ ca, từ, phú, tạp
kịch, cả hội họa chứng tỏ sự uyên bác của ngƣời sáng tác đồng thời nêu bật
nguyện vọng cố gắng kế thừa những truyền thống văn hóa của một hào mơn

vọng tộc nơi Tào Tuyết Cần. Nếu nói nhƣ vậy sẽ dẫn đến sự hiểu lầm rằng Tào
Tuyết Cần chỉ cố phô trƣơng thân thế, nuối tiếc thời vàng kim đã qua. Đúng vậy,
Trang 8


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

điều này khơng sai nhƣng sự hồi niệm trong Hồng lâu mộng là sự hoài niệm
của một con ngƣời khác, không phải con ngƣời của tầng lớp quý tộc quen thói
hƣởng thụ mà là một nhãn quan mang đầy triết lý nhân sinh, ơng đứng trong và
thậm chí cao hơn thời cuộc để nhìn, để xét đốn tồn bộ cục diện đƣơng thời.
Sức lôi cuốn của tác phẩm cũng chính nhờ “thần nhãn” nhạy cảm và tinh tế của
nhà văn.
Khi con ngƣời bị đẩy vào tột cùng của sự đau khổ và ý thức đƣợc nỗi
đau ấy mà không một lời ốn than trách móc – đó có thể là số phận nhƣng cũng
là thời vận. Niềm vui thì giống nhau song nỗi buồn thì mỗi ngƣời mỗi khác. Tuy
thế, những tác phẩm truyền đời, các tuyệt tác trứ danh dƣờng nhƣ đều gặp nhau
ở chỗ đó là mối xúc động thâm sâu của ngƣời viết và đó là nỗi lòng của cả một
thế hệ, cả một thời đại muốn gửi gắm, muốn đƣợc chia sẻ. Tào Tuyết Cần đã
đem tồn bộ tâm huyết của mình những năm cuối đời để tạo nên “tuyệt thế kỳ
thƣ” Hồng lâu mộng: “Xem ra chữ toàn bằng huyết, cay đắng mƣời năm khéo lạ
lùng”. Khi đang dốc lòng viết đến những hồi 80 của tác phẩm, ông đã ra đi mang
theo cõi lịng đầy bi phẫn và ý chí chƣa đƣợc toại nguyện của mình về với cõi hƣ
vơ ảo cảnh.

1.1.2 “Giấc mộng lầu hồng” – niềm tin của Cao Ngạc
Tám mƣơi hồi đầu của Hồng lâu mộng là do Tào Tuyết Cần viết, nhƣng
khi đó những hồi này có tựa là Thạch đầu ký hay Kim Lăng thập nhị kim thoa.
Tuy nhiên cho đến hồi cuối thì Thạch đầu ký vẫn còn là một tác phẩm dang dở.
Thạch đầu ký đƣợc đổi thành Hồng lâu mộng không rõ lúc nào nhƣng đến tay

Cao Ngạc thì tác phẩm đã mang tên Hồng lâu mộng, vị học giả này thực sự bị
cuốn hút với quyển sách này nên đặt biệt hiệu cho mình là Hồng lâu ngoại sử.
Khơng dừng lại ở đó, Cao Ngạc còn bắt tay nối bút cho những hồi còn “chƣa
phân giải” ấy của họ Tào. So với hàng loạt các Hồng lâu mộng đƣợc tiếp bút
nhƣ: Hậu Hồng lâu mộng, Hồng lâu hậu mộng, Hồng lâu phụng mộng, Hồng lâu
Trang 9


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

viên mộng, Hồng lâu ảo mộng… thì sự nối bút của Cao Ngạc là thành công hơn
cả. Thứ nhất, về phƣơng diện nội dung, tuy có sự thay đổi so với chủ ý của Tào
Tuyết Cần nhƣng đó là sự thay đổi logic. Thứ hai, về nghệ thuật, họ Cao đã bám
sát và kế thừa rất xuất sắc bút pháp nghệ thuật của Tào Tuyết Cần. Chính vì lẽ
đó mà khi đọc bốn mƣơi hồi sau độc giả không có cảm giác nhƣ vơ tình bƣớc
hẫng một nhịp chân. Thứ ba, có mở đầu và kết thúc trong bố cục của tác phẩm
giúp cho ngƣời đọc có cơ hội thƣởng thức một cách trọn vẹn câu chuyện, không
những vậy, tác phẩm còn đƣợc lƣu truyền rộng rãi trong dân gian.
Cao Ngạc (1738? – 1815?), tên tự là Lan Thự, Lan Dã hay Vân Sĩ; ông
là ngƣời Bắc Kinh nhƣng quê hƣơng ở Thiết Lĩnh (nay thuộc Liêu Ninh). Ông là
ngƣời chăm học, thuộc lòng kinh sử, giỏi văn bát cổ, thi, từ, tiểu thuyết… Ông
đã để lại những tác phẩm nhƣ: Nghiễn hƣơng từ, Lam Thự thi sao, Lan Thự văn
tồn,… Ông đậu cử nhân vào năm Càng Long thứ 53, bảy năm sau đỗ tiếp tiến sĩ.
Con đƣờng công danh không ngừng thăng tiến, đến năm Gia Khánh thứ 6
(1801), ông đƣợc cử làm chủ khảo trong cuộc thi Hƣơng, tiếp sau đó ơng lần
lƣợc giữ các chức vụ quan trọng của triều đình: Giám sát ngự sử ở Giang Nam,
Nội các thị tộc, Hình khoa cấp sự trung. Cuộc đời Cao Ngạc tuy công thành
danh toại song ông không lấy đó để ngông với đời mà vẫn giữ tác phong của
một nhà Nho cống hiến tuổi thanh xn cho xã tắc, về già ơng chọn cho mình
cuộc sống an bần, lạc đạo.

Cuộc đời của Hồng lâu ngoại sử dƣờng nhƣ thanh tao nhƣ một giấc
mộng trải đầy thảm đỏ, hoàn toàn trái ngƣợc với “giấc mộng” – “Sống trong
phồn hoa, chết trong luân lạc” của Tào Tuyết Cần. Một bi kịch li tán chƣa hoàn
thiện để thay vào đó là một bi kịch hồn chỉnh, chỉnh chu từng đƣờng nét. Vở
kịch Tào Tuyết Cần dựng nên đẩy tồn bộ nhân vật lẫn “mơi trƣờng” mà họ
đang sống vào con đƣờng bế tắc, rơi vào cảnh “cây đổ vƣợn tan đàn”, loạn li đầy
nƣớc mắt. Từ cuộc đời trầm luân, Tào Tuyết Cần đã giác ngộ đƣợc lẽ thịnh suy
Trang 10


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

ở đời, kết cục suy vong của Gia tộc họ Giả tƣợng trƣng cho sự suy vong, kết
thúc của chế độ phong kiến – dự cảm của tác giả. Cao Ngạc đã nối bút trong
niềm tin và sự lạc quan của một con ngƣời rạng danh trên đƣờng khoa cử, tiến sĩ
khát khao dùng tài sức giúp dân giúp nƣớc thì đâu có thể khơng có cái nhìn khác
với câu chuyện nhà họ Giả. Với tâm thế của con ngƣời hân hoan đón cuộc sống
mới, Cao Ngạc đã phục hồi lại gia cảnh Giả phủ, giúp danh gia vọng tộc đó lấy
lại địa vị và vị thế xã hội đã mất. Ngƣời có cơng khơi phục lại hình ảnh họ Giả
và còn để lại một giọt máu nối dỗi khơng ai khác chính là Bảo Ngọc – đứa
nghịch tử trong mắt Giả Chính. Nhƣ vậy, sự thịnh vƣợng của Giả phủ sẽ con
tiếp diễn cho dù Giả Bảo Ngọc đã bỏ đi tu.
Có thể nói bốn mƣơi hồi cuối của Hồng lâu mộng chính là sự tiếp bút tài
hoa với những kỳ vọng của một con ngƣời công thành danh toại, khiến cho tác
phẩm trở thành một “tuyệt thế kỳ thƣ” trong vô vàn tác phẩm chƣơng hồi của
triều đại Minh Thanh. Hai con ngƣời, hai thế giới quan, song ít nhiều họ đã gặp
nhau và để lại cho đời một kiệt tác bất hủ, có lẽ chăng trong cuộc đời ô trọc này,
họ đã là những tâm giao, những ngƣời tri âm, tri kỷ.

1.2. Hồng lâu mộng – “Tuyệt thế kỳ thư” của tiểu thuyết Minh –

Thanh
1.2.1 Hồng lâu mộng – sự kế thừa những đặc trưng của tiểu thuyết
cổ Trung Quốc
Đƣợc ra đời trong bầu khơng khí văn học văn học Trung đại, lại đƣợc
vun đắp từ nguồn văn hóa nghệ thuật truyền thống Trung Quốc, Hồng lâu mộng
chứa đựng trong mình hơi hƣớng thời đại cũng nhƣ những kết tinh tinh túy ngàn
đời Trung Quốc. Quả thật yếu tố thời đại thể hiện trong Hồng lâu mộng khơng
chỉ ở nội dung tác phẩm mà cịn cả trên phƣơng diện hình thức. Tác giả Hồng

Trang 11


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

lâu mộng đã kế thừa những đặc trƣng nghệ thuật của tiểu thuyết cổ Trung Quốc
một cách rất khéo léo và độc đáo.
Tiểu thuyết cổ là một thể loại văn học, điều này khơng có gì phải bàn
cãi. Vấn đề ở chỗ, cũng là kể chuyện, song thái độ của sử gia là khách quan, là
trung dung còn ngƣời nghệ sĩ ngơn từ thƣờng đứng ở vai trị ngƣời kể chuyện thì
khơng thể nào bàng quan đối với câu chuyện đang kể. Các thuyết thoại nhân khi
kể chuyện có thủ thuật để lơi cuốn ngƣời nghe, đó là biết dừng câu chuyện lúc
mâu thuẫn phát triển đến cao trào – lúc ngƣời nghe đang hồi hộp chờ đợi nhất.
Vì vậy, ngƣời kể chuyện đã gây sự tị mị, kích thích đối với ngƣời nghe để xem
kết cục ra sao. Tiểu thuyết Minh – Thanh còn đƣợc gọi là tiểu thuyết chƣơng hồi
cũng bởi lí do này, sau mỗi hồi tác giả đều đề câu “hồi sau phân giải”. Nghệ
thuật viết tiểu thuyết theo kết cấu chƣơng hồi cũng là một đặc điểm tiêu biểu của
tiểu thuyết cổ Trung Quốc. Tào Tuyết Cần đã dẫn dắt độc giả vào câu chuyện
của ông thật uyển chuyển. Đây là nghệ thuật kể chuyện truyền thống, rất đề cao
vai trò của ngƣời dẫn dắt chuyện mặc dù họ không hề xuất hiện.
Một số đặc điểm quan trọng trong bút pháp xây dựng nhân vật của tiểu

thuyết cổ nhƣ: thông qua hành động của nhân vật khắc họa tính cách nhân vật,
tính cách của nhân vật bộc lộ ngay khi nhân vật xuất hiện, nhân vật miêu tả theo
lối ƣớc lệ, tƣợng trƣng,…Tác giả khơng trực tiếp miêu tả tính cách nhân vật mà
ngƣời đọc phải tự luận giải ra từ những nét chấm phá của tác giả. Điều này thể
hiện quan niệm nhìn ngƣời của ngƣời xƣa, những cử chỉ bên ngồi có liên hệ
chặt chẽ đến cá tính của con ngƣời. Trong Hồng lâu mộng, những đặc trƣng
nghệ thuật này cũng đƣợc trình bày rất rõ thơng qua việc miêu tả nhân vật Lâm
Đại Ngọc, Vƣơng Hy Phƣợng. Đại Ngọc “tim đọ Tỉ Can hơn một khiếu, bệnh so
Tây Tử trội vài phân”, đây là cách miêu tả ƣớc lệ, tƣợng trƣng nhằm miêu tả
một con ngƣời giàu cảm xúc và lắm bệnh tật. Việc so sánh Đại Ngọc với những
nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, chắc hẳn có dụng ý riêng. Quả thực hành động
Trang 12


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

của nàng khá khác thƣờng – chôn hoa. Hành động này nói lên tính cách yếu ớt,
đa sầu đa cảm của “đóa phù dung” vƣờn Đại Quan:
“Chơn hoa người bảo ngẩn ngơ
Sau này ta chết ai là người chôn.”
Không chỉ tiếp thu thủ pháp miêu tả tính cách nhân vật của tiểu thuyết
cổ, trong Hồng lâu mộng cịn có những đoạn ví von rất thú vị về nhân vật. Cách
nói khoa trƣơng của thằng Hƣng về hai thiếu nữ Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo
Thoa: “Khi gặp các cô ấy đi ra cửa, hoặc lên xe hay chơi trong vườn […] Chính
là phải giữ lễ phải tránh xa, điều đó khơng cần nói. Mặc dù tránh xa nhưng ai
nấy vẫn phải nín thở vì sợ thở mạnh q sẽ thổi ngã mất cơ Lâm, thở nóng q
sẽ làm tan cô Tiết”. Bởi một cô là nàng Tây Thi đa bệnh, cịn một cơ thì nhƣ từ
đóng tuyết chui lên.
Trong Hồng lâu mộng, chúng ta thấy rất rõ sự xuất hiện của thi, từ, phú,
điếu… đây cũng là một thủ pháp rất hay xuất hiện trong các tiểu thuyết cổ Trung

Quốc. Tào Tuyết Cần đã vận dụng chúng một cách rất độc đáo, tài tình.
Việc kế thừa các thuộc tính của tiểu thuyết cổ Trung Quốc một mặt đƣa
Hồng lâu mộng hòa cùng dòng văn học đang chảy cuồn cuộn thời bấy giờ, mặt
khác đã phản ánh đặc trƣng bút pháp nghệ thuật của một thời đại văn chƣơng.

1.2.2 Hồng lâu mộng – một số bút pháp nghệ thuật mới
Hồng lâu mộng ra đời đáp ứng đƣợc nguyện vọng đổi mới thị hiếu
thƣởng thức nghệ thuật. Mặt khác, so với các tiểu thuyết gia Trung Quốc thì tác
phẩm của Tào Tuyết Cần gần với hiện đại hơn bởi rất nhiều nét mới. Lỗ Tấn đã
từng nhận xét: “Điểm khác biệt của Hồng lâu mộng với các cuốn tiểu thuyết
trước đây là dám tả thật không che đậy. Bởi vậy, các nhân vật được miêu tả ở
đây đều là những con người thật. Nói chung sau khi Hồng lâu mộng ra đời, cách
viết và cách tư duy truyền thống đã hoàn toàn bị phá vỡ...”.

Trang 13


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

Không dựa vào những câu chuyện truyền miệng trong dân gian, không
mƣợn cốt truyện từ những thể loại văn học khác, Hồng lâu mộng là sự chiêm
nghiệm trải đời của bản thân Tào Tuyết Cần. Tác giả đã bám sát cuộc sống hằng
ngày, miêu tả một cách chi tiết cụ thể, không tô vẽ, cƣờng điệu. Đây là bƣớc đột
phá trong cách viết của Tào Tuyết Cần. Nếu nhƣ trong Tam quốc diễn nghĩa,
Thủy hử, Tây du ký…, con ngƣời và sự vật đều khác thƣờng kỳ lạ, thì trong
Hồng lâu mộng, cuộc sống diễn ra bình thƣờng nhƣ vốn có của nó. Nếu trong
tiểu thuyết đời Minh, khuynh hƣớng của ngƣời kể chuyện là rút ngắn lại thì
trong Hồng lâu mộng, bức tranh cuộc sống dƣờng nhƣ đƣợc trải rộng ra với đầy
đủ chi tiết vụn vặt của nó. Sức hấp dẫn của Hồng lâu mộng khơng phải từ những
câu chuyện ly kỳ, những con ngƣời phi thƣờng mà chính là từ cái bình dị,

thƣờng nhật, có thể tìm thấy bất kỳ lúc nào trong cuộc sống hằng ngày. Đọc
Hồng lâu mộng ngƣời ta có cảm giác cuộc sống tái hiện ngay trƣớc mắt khơng
một chút phóng đại, phơ trƣơng. Đó là những nét, những đƣờng của cuộc sống
hằng ngày: chuyện tình yêu, chuyện đối nhân xử thế, tranh quyền đoạt lợi;
những chuyện sinh hoạt trong các gia đình quyền thế, danh gia thể hiện đầy sinh
động, thú vị qua từng câu chuyện nhỏ.
Đến Hồng lâu mộng, nhan sắc của nữ giới đã thoát khỏi vẻ đẹp ƣớc lệ
nhƣ trăng nhƣờng, nguyệt thẹn… thay vào đó là những đƣờng nét cụ thể, mỗi
ngƣời một vẻ. Qua đó, Tào Tuyết Cần bộc bạch mối thƣơng cảm, sự trân trọng
của một nhà văn trƣớc hết đối với ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Một nét mới trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng chính là ở việc xây dựng
tính cách nhân vật. Đây có thể nói là bƣớc đột phá thứ hai trong bút pháp miêu
tả của Tào Tuyết Cần. Trong cuốn Lịch sử văn học Trung Quốc, tập hai khẳng
định: “Thành tựu to lớn của Hồng lâu mộng trước hết ở tài xây dựng nhân vật,
và xây dựng rất nhiều nhân vật cùng một lúc... Những nhân vật đó sống động,
có máu thịt, có cá tính rõ nét. Có một số nhân vật nhà văn chỉ phác hoạ sơ qua
Trang 14


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

vài nét nhưng cũng để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Đáng chú ý là, trong
Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần miêu tả nhiều nhất là phụ nữ, mà chủ yếu lại là
những thiếu nữ giống nhau hoặc na ná như nhau về độ tuổi, hoàn cảnh sống,
cách sống. Rõ ràng điều đó làm cho việc miêu tả gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng
Tào Tuyết Cần khơng những có thể miêu tả được hết sức rõ ràng cá tính của
từng người, mà đến cả những tính cách gần giống nhau chỉ khác ở những nét
đặc trưng hết sức tinh tế, cũng được ông khắc hoạ rõ ràng tỉ mỉ...”.
Tiểu thuyết Trung Quốc trƣớc đây chủ yếu là tiểu thuyết chƣơng hồi nhƣ
Tam quốc, Thủy hử, Tây du ký thiên về miêu tả hành động, miêu tả hoạt động

bên ngồi và lời nói của nhân vật. Con ngƣời trong những tiểu thuyết đó có bề
đơn giản, nhất quán trong một tính cách, rạch rịi trung nịnh đơi đƣờng. Hồng
lâu mộng đã đạt đến đỉnh cao của tiểu thuyết Minh Thanh khi đặt nhân vật trong
sự phát triển đầy mâu thuẫn, sự phát triển biện chứng, có chiều sâu đầy kịch
tính. Chỉ đến Hồng lâu mộng, tâm lý nhân vật mới đƣợc thể hiện rõ nét, nhân vật
đã có những suy nghĩ, những độc thoại nội tâm, những mƣu định của bản thân
trong các mối quan hệ với mọi ngƣời… Có rất nhiều nhân vật bƣớc ra từ tác
phẩm với những đặc tính riêng nhƣ Bảo Ngọc, Đại Ngọc, Phƣợng Thƣ, Bảo
Thoa… Tất cả đều minh chứng cho sự đa dạng của cuộc sống, sự “đa nhân
cách” với những mặt đối lập trong bản thân mỗi nhân vật. Con ngƣời trong văn
học giờ đây không phải là con ngƣời đơn giản, một chiều mà là con ngƣời sinh
động, khó đoán. Từ việc đi sâu miêu tả tâm lý nhân vật, Tào Tuyết Cần đã mang
tác phẩm của mình đến gần với nhân dân hơn bởi họ mong chờ những con ngƣời
gần gũi với họ, những con ngƣời có những suy nghĩ nội tâm nhƣ chính họ.
Ngồi ra, ở Hồng lâu mộng chúng ta cũng rất dễ dàng nhận ra những bút
pháp nghệ thuật độc đáo khác nhƣ: lối kết cấu độc đáo của tác phẩm, lối ngụ ẩn
về số phận trong việc miêu tả những chi tiết liên quan đến nhân vật, ngôn ngữ
trong sáng, điêu luyện và giàu sức biểu hiện, đặc biệt những đoạn đối thoại trong
Trang 15


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

tác phẩm chiếm số lƣợng rất lớn… Với những nét độc đáo về nghệ thuật của tác
phẩm, Hồng lâu mộng xứng đáng là một “tuyệt thế kỳ thƣ” của tiểu thuyết Minh
Thanh nói riêng, của Tiểu thuyết Trung Quốc nói chung.

Một cảnh sinh hoạt của Giả phủ trong Hồng lâu mộng

Trang 16



Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

CHƯƠNG HAI: MIÊU TẢ TỈ MỈ CUỘC SỐNG ĐỜI
THƯỜNG – BƯỚC ĐỘT PHÁ CỦA TÀO TUYẾT CẦN
2.1. Khái quát bức tranh thế sự của tiểu thuyết Hồng lâu mộng
2.1.1 Bối cảnh xã hội Trung Quốc giữa thế kỷ XVIII
Thời nhà Thanh, dƣời thời Ung Chính, Càn Long (1723 - 1795) là thời
kinh tế cực thịnh, chẳng những nông nghiệp, thủ cơng nghiệp mà cả khai
khống, thƣơng nghiệp cũng phát triển phồn vinh. Các thành thị lớn nhƣ Nam
Kinh, Dƣơng Châu, Vũ Xƣơng, Nhạc Châu... buôn bán sản xuất sầm uất, là
những đô thị lớn. Nền kinh tế tự phát tƣ bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng xã
hội phong kiến chuyên chế mọt ruỗng đang trên đà tan rã, đã sản sinh ra một lớp
thị dân thành thị, có những nhu cầu thẩm mĩ mới. Tây sương kí, Mẫu đơn đình,
Liêu trai chí dị,... là những tác phẩm miêu tả tình yêu, những số phận, những
buồn vui cá nhân..., chính là sự "thăng hoa" của cuộc sống tinh thần đã bắt đầu
khác trƣớc của ngƣời thành thị. Trong xã hội bấy giờ, ngồi mâu thuẫn giữa
nơng dân và giai cấp địa chủ, cịn có mâu thuẫn giữa lực lƣợng thị dân đại biểu
trạng thái manh nha của quan hệ tƣ bản chủ nghĩa với giai cấp thống trị phong
kiến. Hồng lâu mộng ra đời là sự thể hiện những tƣ tƣởng của thời đại: tinh thần
dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, phê phán
những giáo điều cổ hủ đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm, đòi tự do yêu đƣơng và
mƣu cầu hạnh phúc, giải phóng cá tính, khao khát tự do bình đẳng, lý tƣởng cho
cuộc sống... Tất cả những cái đó có mặt kế thừa tƣ tƣởng dân chủ thời Minh và
đầu thời Thanh, nhƣng đó chính là sản phẩm của ý thức tƣ tƣởng thị dân đƣơng
thời.

2.1.2 Hiện thực thời đại của xã hội Trung Quốc thể hiện trong tác
phẩm Hồng lâu mộng

Trang 17


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

Hồng lâu mộng kể về sinh hoạt của đại gia tộc phong kiến nhƣng nhìn
rộng ra thì đó là đời sống của xã hội Trung Quốc giữa thế kỷ XVIII. Một giai
đoạn lịch sử có nhiều biến động lớn, những chuyển biến có khi rất rõ rệt, đơi khi
lại là sự chuyển mình ẩn ngầm trong lịng xã hội phong kiến thời mạt kỳ mà chỉ
có sự nhạy bén và am tƣờng mới nhận ra đƣợc. Nắm bắt đƣợc hơi thở của thời
đại chính là tài năng của nhà văn. Sự đồ sộ của bộ Hồng lâu mộng đƣợc xây
dựng nên bởi hàng loạt những sự kiện, những câu chuyện, những cảnh ngộ,
những mảnh đời đang cài vào nhau nhƣ một dàng hợp xƣớng phối hợp rất nhịp
nhàng và ăn ý. Dƣ Quan Anh đã từng nhấn mạnh đến tính chất phê phán xã hội
phong kiến của Hồng lâu mộng: “Hồng lâu mộng phản ánh một cách phức tạp
lắt léo nhiều hiện tượng xã hội quan trọng của thời kỳ lịch sử ấy”; “Hồng lâu
mộng còn vạch trần bao hiện tượng đen tối của xã hội phong kiến”; “Qua việc
miêu tả hàng loạt chi tiết sinh hoạt thường ngày, ông đã khắc họa được cuộc
sống thối nát tột cùng của giai cấp thống trị phong kiến, và từ đó vạch trần tình
trạng mục ruỗng tồn bộ từ gốc đến ngọn của xã hội phong kiến”.
Câu chuyện trong Hồng lâu mộng xoay quanh cuộc sống nhà họ Giả. Từ
những quan hệ trong họ tộc kéo theo hàng loạt những quan hệ đồng môn, đồng
sự khác tạo nên sợi dây ràng buộc, liên kết từ trong ra ngoài và ngƣợc lại của xã
hội phong kiến. Sự câu kết giữa các thế lực phong kiến với nhau vừa là mối
quan hệ xã hội, vừa là mối quan hệ tƣơng hỗ hết sức to lớn. Sống dựa vào nhau
bằng quyền và thế, các đại quy tộc phong kiến tha hồ lộng quyền, thao túng mọi
mặt đời sống, làm mƣa làm gió chốn trần gian. Thế lực này có sức mạnh che cả
trời khiến cơng lý chỉ cịn là lý thuyết sng, sự xa hoa trở thành nếp sống. Nằm
trong số Tứ đại gia tộc của Kim Lăng có Giả tộc và ba đại tộc khác đƣợc ngƣời
đời gọi là “hộ quan phù” kèm theo những câu tục ngữ truyền miệng:

“Giả không phải là giả dối, ngọc làm nhà ở, vàng làm ngựa cưỡi. Cung
A phòng xây lên ba trăm dặm đã đủ chưa?
Trang 18


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

Họ Sử đất Kim Lăng vẫn ở không vừa
Vua Đông Hải thiếu ngọc trắng làm giường phải đến vay Kim Lăng
Vương
Được mùa tuyết lã chã rơi, ngọc châu như đất vàng thời sắt thoi”.
Bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy sự giàu sang, phú quý tột cùng của Tứ đại
gia tộc. Một lối nói khoa trƣơng rất dân gian nhƣng đã đem lại hiệu quả tố cáo
rất cao. Những lời nói trên cũng chỉ là những lời đàm tiếu của thiên hạ chƣa hẳn
đã chính xác. Nhƣng chính ngƣời trong nhà nói ra thì chắc hẳn khơng sai, cứ
theo lời bà vú Triệu:
“Thực là một việc nghìn năm hiếm có! Tôi nhớ họ Giả nhà ta hồi ở miền
Cô Tô, Dương Châu, trơng nom việc đóng thuyền bè và sửa sang đường bể, chỉ
có sửa soạn đón tiếp vua một lần mà tiền bạc tiêu như bể nước… Lại còn nhà họ
Chân ở Giang Nam. Ối chà! Thần thế như trời! Một mình nhà ấy đón vua bốn
lần. Nếu chẳng phải chính mắt tơi trơng thấy, thì nói khơng ai tin. Không những
coi tiền bạc như bùn, mà các thứ ở đời, hết thảy đều có, cứ chồng chất như rừng
núi ấy”.
Cái vẻ xa hoa, hào nhoáng của các đại gia tộc đâu chỉ để đón vua mà nó
nhƣ cuộc sống, nhƣ hơi thở của họ. Hễ có dịp là họ cứ phô trƣơng không nề hà,
không tiếc công sức, tiền của gì cả, miễn sao giữ đƣợc thể diện là đƣợc. Hồng
lâu mộng miêu tả hai sự việc lớn xảy ra với nhà họ Giả, với hai sự việc này, Giả
phủ đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức, của cải, đó là đám ma Tần Khả
Khanh và xây dựng Đại Quan viên làm nơi “tỉnh thân” cho Nguyên phi. Xây
vƣờn Đại Quan “Công việc nhộn nhịp, tấp nập không kể xiết” từ việc chọn nơi

xây, chọn nhà kiến trúc bố trí đến làm đồ vàng bạc, mua đồ cổ, mua ngƣời hát,
đạo cô tụng kinh niệm Phật… Tiền của đổ vào Đại Quan viên không sao kể xiết
để tạo nên một vƣờn uyển đẹp nhƣ tiên cảnh: “Trong vườn, đèn hoa sáng rực,
đều làm bằng the lụa cực kỳ tinh xảo, trên treo một cái biển căng đèn, viết bốn
Trang 19


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

chữ: “thể nhàn mộc đức”… khói thơm nghi ngút, bóng hoa rập rờn, chỗ nào
cũng đèn sáng chói lọi, lúc nào cũng tiếng nhạc du dương, thật là cảnh tượng
thái bình, phong lưu phú q, nói khơng xiết được”. Xem cách tiếp đón vƣơng
phi về thăm nhà cũng có thể tƣởng tƣợng đƣợc phần nào khơng khí đón nhà vua
ghé chân trên đƣờng vi hành.
Nếu nhƣ xây dựng vƣờn Đại Quan khơng tiếc cơng tiếc của thì đám tang
Tần thị cũng là “Chẳng qua có bao nhiêu tiền thì làm hết bấy nhiêu thì thơi”.
Thơng qua miêu tả vƣờn Đại Quan, tác giả chú trọng đặt điểm nhấn vào sự xa
xỉ, phung phí của các nhà danh gia vọng tộc. Tới sự kiện có tính chất khuếch
trƣơng thân thế họ Giả trong đám tang cháu dâu là Tần thị thì bộ mặt đen tối của
một xã hội hám danh, hám lợi mới bộc lộ rõ nét: “Suốt bốn mươi chín ngày,
người nhà thì mũ áo tang trắng xóa một màu, quan khách thì sắc áo gấm vóc
như hoa sặc sỡ, đi đi lại lại, chật ních cả quãng đường vào phủ Ninh”.
Trong Hồng lâu mộng cịn vơ số những sự việc khác, chẳng hạn việc
Phƣợng Thƣ cậy thế thông đồng với sƣ chùa Thiết Hạm dàn xếp vụ kiện hủy
hôn, tranh hôn để hƣởng lợi, chuyện Tiết Bàn giết ngƣời, cƣớp vợ ngƣời khác
cùng gia đình chạy lên kinh đơ nhờ thân thế họ hàng lót tiền chạy tội, chuyện
Giả Xá tuy đã gần đất xa trời nhƣng không ngại mất thể diện ép duyên Uyên
Ƣơng… Tất cả phơi bày một xã hội suy đồi, mục nát bởi chính những ngƣời
cầm quyền ra sức làm những việc trái đạo lý, khơng hề có một nghi ngại, e dè.
Đua địi ăn chơi trác táng là thói hƣ tật xấu của giới cơng tử bởi họ sinh

ra trong gia đình vƣơng giả sống dựa vào công đức tổ tiên và mồ hôi nƣớc mắt
của những ngƣời dân làm thuê. Cuộc sống của các quý tử này xa rời lao động,
đâu biết đến nỗi khổ mà chúng dân phải gánh chịu. Đêm ngày họ chỉ biết đắm
mình trong cờ bạc, tửu sắc, hội hè,… nhu cầu cá nhân thỏa mãn nhƣng nhân
cách càng mai một. Liễu Tƣơng Liên đã nói thẳng trƣớc mặt Bảo Ngọc: “Trong

Trang 20


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

phủ Đơng nhà anh, ngồi hai con sư tử đá ra, dù con mèo, con chó cũng chẳng
cịn trong sạch nữa”.
Sống hƣởng thụ mãi rồi cũng đến lúc khiến họ Giả lâm vào cảnh thùng
rỗng nhƣng vẫn phải kêu to, vẫn cố giữ thể diện, cố giữ vẻ hào nhống, thịnh
vƣợng bên ngồi. Vì vậy, ngƣời giữ tay hịm chìa khóa của phủ Vinh phải nhờ
Un Ƣơng trộm những món đồ của Giả mẫu đi cầm để lấy ngân lƣợng chi
dùng. Những con hát, những a hoàn cũng cho về nhà bớt, mọi nhu cầu sinh hoạt
phải giảm lại rất nhiều. Thím Liễu ngƣời phụ trách nấu nƣớng cũng đã nói lên
sự thiếu thốn của Giả phủ:
“Ngay từ năm ngối đến nay, trong các phịng, bất cứ cơ nào, chị nào,
thỉnh thoảng muốn thêm thức ăn gì, ai chẳng đưa tiền trước để mua riêng. Dù
có hay khơng cũng phải giữ tiếng chứ!... tất cả các cô với bọn chị em hàng bốn,
năm mươi người mỗi ngày chỉ có hai con gà, hai con vịt, non chục cân thịt, một
quan tiền rau, các chị thử tính xem, như thế có đủ đâu vào đâu. Ngay hai bữa
cơm cũng cịn chưa xoay nổi, lại người này đòi thứ này, người kia địi thứ kia”.
Âu cũng do tài chính suy kiệt nên khoản chi nào cũng phải cân nhắc,
không thể cứ lãng phí nhƣ trƣớc đƣợc nữa. Cứ quan sát đám tang Tần thị và đám
tang Giả mẫu là thấy rõ sự khác biệt, sự chênh lệch sang hèn cũng nhƣ sự túng
quẫn của phủ họ Giả.

Hồng lâu mộng không đề cập đến chuyện địa chủ bóc lột, thu tơ cao thuế
nặng hay ức hiếp tá điền nhƣng với sự xuất hiện của già Lƣu, vì mùa màng thất
bát mà ghé thăm nhà họ xa cao quý; của Ô Tiến Hiếu lặn lội vƣợt mƣa tuyết để
chở thực phẩm nộp cho phủ Ninh đón tết đã thể hiện cái hố sâu khoảng cách
giữa chủ nơ với nơng nơ, tốt lên đƣợc sự đối lập giữa sự xa hoa phung phí, lộng
quyền của chủ đất với sự lao lực, cùng cực mà kẻ làm công phải gánh chịu: “Từ
tháng ba đến tháng tám mưa tuôn, không lúc nào tạnh được năm, sáu ngày. Đến

Trang 21


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

tháng chín có một trận mưa đá, một vùng gần hai, ba trăm dặm, người, nhà, súc
vật, lương thực bị hại hàng nghìn hàng vạn”.
Một trăm hai mƣơi hồi truyện, đặc biệt là tám mƣơi hồi đầu, diện mạo
chân thật của xã hội dần dần hiện ra hết sức tinh vi, chi tiết, sinh động và thú vị.
Trong những chuyện đƣợc phơi bày, chuyện cần lên án chiếm vô số kể. Tác giả
Hồng lâu mộng đã không ngần ngại phô bày, bốc trần những tệ nạn hủ bại của
xã hội phong kiến. Bức tranh thế sự thật toàn diện qua cái nhìn xuyên thời cuộc
và một tƣ tƣởng nhất quán của Tào Triêm.
Hồng Lâu Mộng là một bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong
kiến Trung Quốc trên con đƣờng suy tàn. Cái vẻ ngồi tơn nghiêm nề nếp không
che đậy đƣợc thực chất mọt ruỗng của giới thƣợng lƣu sống trong Giả phủ. Cuộc
sống xa hoa, dâm ơ cố hữu của giai cấp bóc lột và những mối quan hệ tàn nhẫn
giữa họ với nhau đã đƣa Giả phủ vào con đƣờng tàn tạ không cứu vãn đƣợc. Đó
chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc đời Thanh: xã hội bắt đầu
manh nha hình thành kinh tế tƣ bản chủ nghĩa, con ngƣời khơng cịn đặt niềm tin
tuyệt đối vào tam cƣơng ngũ thƣờng, tam tòng tứ đức – những tƣ tƣởng mà triều
đình phong kiến ln đề cao và xem đó là thành trì của xã hội. Xã hội phong

kiến Trung Quốc khơng cịn ngun vẹn nhƣ xƣa nữa mà đó là một kiểu “phong
kiến nửa mùa”. Cái cảm giác "cây đổ vƣợn tan", "chim mỏi về rừng" đã chi phối
ngòi bút Tào Tuyết Cần, chứng tỏ ông là nhà văn hiện thực báo hiệu “buổi
hồng hơn” của chế độ phong kiến.

2.2. Cuộc sống đời thường của Giả phủ qua ngòi bút miêu tả
độc đáo của Tào Tuyết Cần
Bức tranh đời sống đƣợc miêu tả trong Hồng lâu mộng không đơn thuần
là sự lắp ghép các sự kiện, con ngƣời với nhau mà là sự xâu chuỗi nghệ thuật
của một câu chuyện thấm đẫm dƣ vị của cuộc sống. Ở đó có những đoạn đƣợc
tác giả miêu tả nhƣ dệt gấm thêu hoa trên đầu ngọn bút cũng có chỗ trần trụi nhƣ
Trang 22


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

vốn có của nó. Tất cả đều phục vụ cho mục đích là gửi đến ngƣời đọc những gì
chân thật nhất của xã hội, con ngƣời. Sinh hoạt trong đại gia tộc họ Giả chứa
đựng rất nhiều phong tục truyền thống lâu đời của ngƣời Trung Quốc cả về vật
chất lẫn tinh thần. Tác giả kể một câu chuyện về cuộc sống, về nề nếp của một
gia đình quý tộc vào bậc nhất chốn kinh kỳ Trung Quốc xƣa. Nơi đó có những
con ngƣời có óc thẩm mỹ cao, có năng lực sáng tạo hơn ngƣời, có khả năng
thƣởng thức nghệ thuật tinh tế,… Bên cạnh những thú vui tao nhã mang đậm
phong cách của tầng lớp thƣợng lƣu Trung Quốc thì tác giả cũng chỉ ra những
thói đời nhem nhuốc, hay nói cách khác là mặt trái của sự vinh hoa, phú quý mà
lâu nay văn chƣơng vẫn thƣờng né tránh. Chính vì vậy, miêu tả cuộc sống đời
thƣờng chi tiết, tỉ mỉ là một bƣớc đột phá của Tào Tuyết Cần trong Hồng lâu
mộng.

2.2.1 Trang phục

Trong Hồng lâu mộng, tác giả Tào Tuyết Cần miêu tả rất chi tiết, rất tỉ
mỉ về những hoạt động, những sinh hoạt hằng ngày. Ơng cũng dành khơng ít bút
mực để miêu tả trang phục cho những nhân vật của mình. Các miêu tả vô cùng
độc đáo và sắc sảo.
Trong tác phẩm, mỗi nhân vật có trang phục khác nhau và Tào Tuyết
Cần cũng miêu tả đƣợc những đặc sắc trong những bộ trang phục, bởi trang
phục cũng góp phần nói lên sự giàu sang, phú quý của phủ Giả.
Nhân vật đƣợc tác giả miêu tả trang phục tỉ mỉ hơn cả là Vƣơng Hy
Phƣợng và Bảo Ngọc. Lần đầu tiên xuất hiện, Phƣợng Thƣ nhƣ một bà hoàng
với trang phục lộng lẫy kiêu sa, mang một phong cách vô cùng sang trọng và
quý phái:
“Người này trang sức không giống các cô kia, gấm thêu lộng lẫy, trông
như một vị thần tiên! Trên đầu, đỡ tóc bằng kim tuyến xâu hạt châu, cài trâm
Trang 23


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

Ngũ Phượng Triêu Dương đính hạt châu, cổ đeo vịng vàng chạm con ly, mình
mặc áo vóc đại hồng chẽn thêu trăm bướm lượn hoa bằng chỉ kim tuyến, ngồi
khốc áo màu xanh lót bằng lơng chuột bạch viền chỉ ngũ sắc, mặc quần lụa
hoa màu cánh trả”.
Cách ăn mặc của Phƣợng Thƣ cho ta thấy đƣợc sự giàu sang, phú quý
của gia tộc họ Giả. Dù đi lễ tiệc hay ở nhà đi chăng nữa, Phƣợng Thƣ vẫn cứ
trang hồng, lộng lẫy, chăm chút từng li từng tí cho bộ trang phục thể hiện
quyền uy, địa vị lẫn sự giàu có tột đỉnh của mình: “Phượng Thư ở nhà thường
đội mũ Chiêu Qn lơng điêu sắc tía, chung quanh có dây giắt hạt châu, mặc áo
hoa màu hồng điều, khốc áo chồng bằng da chuột, viền chỉ tơ màu thạch
thanh, mặc quần nền lụa đại hồng phấn son lộng lẫy, ngồi nghiêm chỉnh ở đấy,
tay đương cầm cái đũa bằng đồng gạt tro lồng ấp”. Có thể nói Phƣợng Thƣ là

nhân vật đƣợc tác giả chƣng diện nhất trong Hồng lâu mộng, nàng lúc nào cũng
lộng lẫy, hình dung quyến rũ. Phƣợng Thƣ thuộc kiểu phụ nữ biết chăm chút cho
bản thân, bao giở cũng tƣơm tất, đƣờng hồng. Nàng thích thú với việc phơ
trƣơng sự giàu sang, quý phái của mình.
Phƣợng Thƣ trang phục ngày thƣờng đã chải chuốt hơn mọi ngƣời, lúc đi
đánh ghen nàng cũng đẹp nhƣ tiên giáng trần bởi đó là một trong những mánh
khóe của một ngƣời phụ nữ xinh đẹp và thơng minh nhƣ nàng: “trên đầu cài đồ
bạc trắng xóa, mình mặc áo đoạn nguyệt bạch, áo khốc bằng lụa xanh viền chỉ
bạc và chiếc quần lụa trong. Thật là mày liễu cong vắt đôi nhành, mắt phượng
rõ rành ba ngấn; thướt tha như đào mùa xuân, trong trắng như cúc mùa thu”.
Nếu nhƣ Phƣợng Thƣ kiêu sa, lộng lẫy với trang phục của một tiểu thƣ
danh gia vọng tộc thì Bảo Ngọc cũng nổi bật, chững chạc trong bộ trang phục
con nhà quan, trang phục của cậu ấm nhà họ Giả: “đầu đội mũ kim quan dát
ngọc, khăn bịt trán có đính hai con rồng bằng vàng vờn hạt châu, mặc áo chẽn
màu đại hồng thêu trăm con bướm vờn hoa, thắt lưng dây tơ ngũ sắc tết hoa, áo
Trang 24


Nghệ thuật miêu tả cuộc sống đời thường trong Hồng lâu mộng

khốc ngồi bằng đoạn hoa màu thạch thanh, đi đơi hài bằng đoạn xanh, đế
trắng”. Đó là lần xuất hiện đầu tiên khi gặp Đại Ngọc, một chốc thay đồ ở nhà
cậu ấm Bảo Ngọc lại càng tình tứ, đáng yêu hơn: “Xung quanh đầu, tóc ngắn tết
thành búi nhỏ buộc dây tơ đỏ, tất cả vấn lên đỉnh đầu trở xuống cài bốn hạt
châu lớn, phía dưới lại đeo bát bảo bằng vàng dát ngọc, mình mặc áo hoa màu
ngân hồng hơi cũ, cổ đeo vòng vàng, ngọc quý, khóa ký danh và bùa hộ thân,
mặc quần lụa hoa màu lá thơng, đi bí tất gấm viền đen, hài đỏ đế dày”. Giả Bảo
Ngọc đƣợc Giả mẫu hết mực cƣng yêu, muốn gì đƣợc nấy. Điều này thể hiện
qua trang phục của anh ta, một bộ trang phục lộng lẫy khơng ai trong gia đình
có đƣợc, dƣờng nhƣ tất cả những vật quý ở trên đời đều đƣợc chăm chút quan

bộ trang phục của cậu ấm này, anh ta có khác gì một Thái tử đắm mình trong
giàu sang nhung lụa ở đời.
Đấy là những bộ trang phục thƣờng ngày, trang phục đi tuyết vào mùa
đông cũng không kém đem đến cho ngƣời đọc nhiều thú vị, vì chúng cũng cầu
kỳ không kém:
Nàng Lâm Đại Ngọc: “Đại Ngọc thay đơi giày da dê thêu hoa nạm kim
tuyến, khốc một cái áo da cáo trắng, ngồi bằng lơng chim màu đỏ, thắt một
cái dây lưng như ý xanh vàng lấp lánh, đầu đội mũ che tuyết”.
Trang phục đi tuyết của Tƣơng Vân cũng rất cầu kỳ, sang trọng không
kém: “bên ngoài bằng da con rái cá, bên trong bằng da chuột đen, đầu trùm một
cái khăn kiểu Chiêu Quân dệt bằng da vượn màu đỏ giát vàng, lại quấn một cái
khăn quàng cổ, bằng da rái cá […] bên trong mặc một cái áo ngắn kín vạt bằng
da chuột bạch đã hơi rung rúc, cổ áo giát vàng, tay áo hơi hẹp, thêu rồng bằng
chỉ ngũ sắc, mặc cái quần đoạn thủy hồng lót bằng da cáo, lưng thắt một cái
dây dài năm màu tết hình con bướm, chân đi đôi giày da hươu”. Trang phục của
Sử Tƣơng Vân đƣợc tác giả rất chăm chút, bộ trang phục của nàng đƣợc tạo nên
bởi những thứ quý giá, những lớp da của những con vật quý: chuột bạch, cáo,
Trang 25


×