Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

VĂN học số PHẬN NGƯỜI PHỤ nữ TRONG HỒNG lâu MỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.25 KB, 47 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XIV NĂM 2012

TÊN CÔNG TRÌNH :

Số phận người phụ nữ
trong Hồng lâu mộng
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: Xã hội và Nhân văn
CHUYÊN NGÀNH : Văn học, Ngữ văn

Mã số cơng trình : …………………………….


2

MỤC LỤC
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH...................................................................................3
DẪN NHẬP...........................................................................................................4
0.1. Lí do chọn đề tài..................................................................................4
0.2. Lịch sử vấn đề......................................................................................5
0.3. Mục đích nghiên cứu...........................................................................7
0.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................8
0.5. Đối tượng và hạn phạm vi nghiên cứu.................................................8
0.6. Bố cục trình bày...................................................................................9
NỘI DUNG............................................................................................................ 10
1. Vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm............................................................10


1.1. Đôi nét khái quát về tác phẩm............................................................10
1.2. Đôi nét khái quát về tác giả.................................................................11
1.2.1. Tác giả 80 hồi đầu của Hồng lâu mộng.............................11
1.2.2. Tác giả 40 hồi cuối của Hồng lâu mộng..........................12
2. Vài nét về số phận người phụ nữ trong tiểu thuyết Minh – Thanh...............14
2.1. Một số vấn đề chung về tiểu thuyết...................................................14
2.2. Người phụ nữ - một đề tài lớn trong tiểu thuyết Minh – Thanh........15
3. Bạc mệnh - đặc trưng số phận người phụ nữ trong “Giấc mộng lầu hồng” 17
3.1. Người phụ nữ trong Hồng lâu mộng _ những đóa hoa “mệnh bạc”. 17
3.2. “Giấc mộng lầu hồng” _ một vài người phụ nữ không hoa nhưng số
phận vẫn là bạc mệnh................................................................................31
4. Cái nhìn mới mẻ của Tào Tuyết Cần về người phụ nữ..................................37
TỔNG KẾT...........................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................45


3

“…N

ếu đã tìm về với số phận người phụ nữ

Trong giấc mộng lầu hồng
Xin hãy yêu thương _cả tấm lòng trân q
Dẫu những chút này chưa có gì nghĩa lí
Nhưng thật sự cảm thơng nên đã cố tìm về
Giấc mộng lầu hồng
Phải thật một cơn mê?
Hay cảnh thực quá phủ phàng
nên người xưa muốn nó chỉ là giấc mộng

Chúng ta hãy xem và nâng niu trong cuộc sống
Vì số phận … quá đớn đau
Trong bi kịch _ tìm đường…”


4

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
“Giấc mộng lầu hồng” là điểm hội tụ hay đúng hơn là sự khúc xạ của cuộc đời
người phụ nữ mà tác giả Tuyết Cần đã gặp lúc bình sinh. Hình ảnh người phụ nữ
trong tác phẩm bao giờ cũng có tính cách mới đầy cá tính, nhưng vẫn “áo mặc
khơng qua khỏi đầu”. Ở đó, người phụ nữ xuất hiện luôn nổi bật lên là con người
thống nhất tồn vẹn chỉnh thể, nó có khả năng tồn tại độc lập và “gây sóng gió” cũng
như chấp nhận sóng gió và dù đau đớn hay êm đềm, khổ nhọc và tủi hận, nhẹ nhàng
hay đứt gãy thì những người phụ nữ trong “Giấc mộng lầu hồng” cũng nhận về cho
mình một số phận, một kết thúc rất riêng. Không chỉ đáng thương, những người phụ
nữ trong Hồng lâu mộng còn rất xứng đáng được ca ngợi và trân trọng. Người đọc có
lẽ càng cảm động hơn khi nhận ra ở họ một khát khao yêu thương và hạnh phúc
mãnh liệt. Ai cũng có quyền yêu, có quyền tìm kiếm hạnh phúc cho mình, đặc biệt là
người phụ nữ trong “Giấc mộng lầu hồng”. Hơn ai hết, họ khát khao, mong muốn có
được một tình u trọn vẹn và hạnh phúc, ước mơ đó thật đáng trân trọng là bao. Thế
nhưng xã hội phong kiến hà khắc đã cướp đi của họ tất cả, đẩy họ đến bước đường
cùng, có người đã dũng cảm đứng lên đòi lại hạnh phúc cho mình, có người ngậm
ngùi nuốt nước mắt vào trong mà cam chịu nhưng tất cả vẫn rơi vào bi kịch của cuộc
đời, của số phận. Những đóng góp của đề tài này thật sự còn rất hạn chế. Nhưng
người viết tin ở sự chân thành của mình trong nỗ lực nhằm đi sâu, tìm hiểu để trình
bày cái hay, cái đẹp, cái tiềm tàng một di sản lớn trong “Giấc mộng lầu hồng” của
Tuyết Cần _ nhà văn Nữ quyền đầu tiên xuất hiện trên Văn đàn Trung Quốc, cũng
như muốn bật lên “một thứ tiếng” để an ủi và bảo vệ người phụ nữ trong cuộc sống
hiện đại Vô thường đầy biến động. Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần như một cuộc

cách mạng đòi quyền lợi của con người, cho con người, cuộc cách mạng nhân danh
con người, vì con người, đặc biệt là người phụ nữ. “Giấc mộng lầu hồng” đấu tranh
cho một xã hội tốt đẹp hơn. Bởi vậy, đứng đâu trong cuộc đấu tranh này_đó là cả một
thử thách đau đớn, là thước đo cách hiểu về văn chương, quan niệm về những người
phụ nữ, về số phận của họ như thế nào, cách giải thốt cho họ ra sao đó chính là câu
hỏi, là nhận thức về cuộc sống của chúng ta và đó cũng chính là vấn đề về nhân cách
của những ai đang cầm bút hôm nay.


5

DẪN NHẬP
0.1. Lí do chọn đề tài
Phùng Kì Dung một nhà Hồng học Trung Quốc đã từng nhận xét:
“Hồng lâu mộng là một thiên li tao không vần. Từ khi Hồng lâu mộng ra
đời, tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc khơng cịn xuất hiện tác phẩm nào có thể vượt
qua nó”…
Hồng lâu mộng là cái túi càn khơn bao qt những tư tưởng của thời đại:
tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, phê
phán những giáo điều truyền thống đã ăn sâu, bén rễ hàng ngàn năm, đòi tự do yêu
đương, giải phóng cá tính, đòi bình đẳng và khát khao một lí tưởng sống mới, ...
Điều làm nên sự vĩ đại cho tác phẩm là khả năng bao quát các phương diện đời
sống, nghệ thuật thuật và tư tưởng của tác giả.
Có nhiều cuốn sách, nhiều cơng trình nghiên cứu về cuộc đời và sáng tác
của Tào Tuyết Cần một nhà văn _Nữ quyền tài năng và độc đáo trong lịch sử văn
học Trung Quốc. Hồng lâu mộng đã góp phần làm cho đời sống văn học Trung
Quốc nói riêng, văn học nhân loại nói chung trở nên sơi nổi. Với nhiều ý kiến về
tác phẩm của ông, dù khen hay chê, tất thảy đều mạnh mẽ, quyết liệt và có một giá
trị nhất định.
Thời gian trôi qua, những xúc cảm nóng bỏng và đầy tính nhân bản về

những gì mà tác phẩm mang lại cho người đọc chuyển dần sang sự nghiền ngẫm kĩ
lưỡng. Điều đó lí giải vì sao tên tuổi Tào Tuyết Cần và tác phẩm Hồng lâu mộng
đã vượt tầm biên giới tổ quốc Trung Hoa để sánh vai cùng các tác phẩm của những
văn sĩ đại tài, nổi tiếng trên Thế giới. Có được vị trí đặc biệt ấy trên văn đàn, là bởi
những vấn đề mà tác giả đã đề cập, được soi sáng ở mọi thời điểm và vào lúc nào
vấn đề đó cũng mới, cũng lạ, cũng gây cho người đọc nhiều thú vị khác nhau.
Những điều đó, khơng nằm ngồi khát vọng của con người về hạnh phúc, về tình
yêu… nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của con người. Ở đó, số phận con người được
thể hiện một cách rõ ràng, đặc biệt là số phận của người phụ nữ được lột tả sâu sắc,


6

mà hơn một lần nhà văn đã thốt lên bằng cả một trái tim, một tâm hồn nâng niu và
trân quý.
Từ hơn 2300 năm trước, trong “Nghệ thuật thơ ca”, Aristote đã đưa việc tìm
hiểu phân tích con người và số phận con người lên hàng đầu. Cách tìm hiểu đó
hướng tới đối tượng và mục đích của văn học. Cho đến nay, qua nhiều thành tựu
của những nhà nghiên cứu khoa học, có thể khẳng định việc tìm hiểu con người
trong tác phẩm văn học là cách tiếp nhận đúng đắn giá trị văn học của tác phẩm.
Dựa vào nền tảng từ những cơng trình nghiên cứu về con người và số phận con
người nói chung, người viết xin mạn phép tìm hiểu “Số phận người phụ nữ trong
Hồng lâu mộng” bài viết của mình. Dù đề tài về số phận con người trong tác phẩm
Hồng lâu mộng ở văn học thời kì này là vơ cùng rộng lớn nhưng trong những cơng
trình nghiên cứu khác, người viết nhận thấy chưa nhiều các bài viết khảo sát về các
vấn đề về số phận người phụ nữ trong Hồng lâu mộng một cách cụ thể. Ở đó, Số
phận người phụ nữ chỉ được đề cập một cách khá chung chung. Vì vậy, mà người
viết cảm thấy việc tìm hiểu về số phận người phụ nữ trong Hồng lâu mộng của Tào
Tuyết Cần cũng khá quan trọng và thú vị. Tiếp cận với vấn đề này, sẽ giúp mỗi
người có thể hiểu sâu thêm về những số phận của người phụ nữ, tựa những đóa phù

dung cánh mỏng, thấy được nét tư tưởng về số phận của họ qua cách viết mới của
Tào Tuyết Cần. Từ đó, có thể cảm thơng, trân trọng những thân phận liễu bồ ở tác
phẩm cũng như ngay cuộc sống hằng ngày mà mỗi con người chúng ta đang sống.
Đó cũng chính là câu trả lời cho vấn đề tại sao người viết chọn tìm hiểu đề tài này.
Mặc dù rất cố gắng trong quá trình tìm hiểu, song, chắc chắn rằng người viết
sẽ khơng tránh khỏi những sơ xuất bất cập cũng như chưa thể phản ánh những vấn
đề về “Số phận người phụ nữ trong Hồng lâu mộng” một cách tồn bích.
0.2. Lịch sử vấn đề
Mỗi tác phẩm văn học cũng giống như những tiếng chng ngân, có tác
phẩm vừa ra đời đã bị loại bỏ và phản đối, có những tác phẩm khi mới xuất hiện đã
được cơng chúng đón nhận rầm rộ, nhưng ngay sau đó lại bị đi vào quên lãng.
Cũng có những tác phẩm cứ như những tiếng chng ngân dài, thấm vào tâm hồn
độc giả, họ cứ đọc đi đọc lại tác phẩm ấy với một cái gì thích thú, dù chúng cũng


7

chịu thăng trầm của cuộc sống. Bởi lẽ, cuộc sống có mn màu, mn vẻ, mn
sắc, mn chiều và đa diện. Nó cho nhân loại nhiều, nhưng cũng lấy đi khơng ít.
Một tác phẩm văn học nói riêng, mỗi tác phẩm nghệ thuật nói chung, một khi đã đi
cùng năm tháng như thế, thì chúng đã mang trong mình một sức sống vượt không
gian và vượt cả thời gian. Những tác phẩm ấy đều là những tác phẩm chất chứa
những tư tưởng, những nỗi niềm và mang cả hơi thở của thời đại. Hồng lâu mộng,
kiệt tác kinh điển của tiểu thuyết cổ Trung Quốc là một trong những tác phẩm như
thế.
Hồng lâu mộng từ khi ra đời đã tạo sóng gió và chịu sóng gió, người Trung
Quốc tìm đến nó và khảo cứu, “mổ xẻ” nó ở nhiều lĩnh vực. Đã có hội nghiên cứu
riêng về Hồng lâu mộng ra đời được gọi là “ Hồng học”.
Ban đầu, do quan điểm duy tâm lệch lạc, Hồng học đã đi sai đường, biến
thành những nghiên cứu gán ghép, gượng gạo. Các nhà Hồng học chia làm nhiều

trường phái. Phái thứ nhất cho rằng: Hồng lâu mộng hồn tồn vì Thanh Thái Tổ và
Đổng Ngạc Phi mà sáng tác, đồng thời đề cập đến các Danh vương kĩ nữ đương
thời, tiêu biểu cho trường phái này là Vương Mộng Nguyễn và Thẩm Bình Am.
Phái thứ hai lại cho rằng: Hồng lâu mộng là tiểu thuyết chính trị của triều Khang
Hy nhà Thanh, tiêu biểu cho trường phái này là Thái Khiết Dân. Phái thứ ba thì
khẳng định: những tình tiết trong Hồng lâu mộng đều là việc của Nạp Lan Thành
Đức con trai của tể tướng Minh Châu thời Khang Hi, tiêu biểu cho trường phái này
là Trương Tường Hà…Nhìn chung, các trường phái đều cho rằng Hồng lâu mộng
viết về một câu chuyện có thật vào đời Thanh.
Ngày 4 tháng 5 năm 1919, ở Trung Quốc diễn ra cuộc vận động Ngũ tứ,
được tiến hành bởi các trí thức Tây học, họ đòi thay Cổ văn bằng Bạch thoại. Thái
Nguyên Bồi là viện trưởng Đại học Bắc Kinh lúc ấy, có xu hướng tơn trọng tư
tưởng đã cổ xúy cho phong trào này. Hồ Thích, một trong những trí thức dùng
Bạch thoại cũng là người đã được Chính Thái Kiết Dân nhận vào làm giáo sư giảng
dạy tại Đại học Bắc Kinh. Mặc dù giữa họ có nhiều điểm chung khi tìm hiểu về
Hồng lâu mộng, nhưng một người thì theo Cựu Hồng học, còn người kia thì lại
theo Tân Hồng học. Thay vì đi tìm câu chuyện có thực để chứng minh cho truyện


8

của Tào Tuyết Cần như phái “ Sách ẩn”, thì các nhà tân Hồng học lại đi tìm đời tư
của tác giả, họ tìm thấy sự tương đồng giữa Tào phủ và Giả phủ, giữa tác giả và
công tử nhà họ Giả, tên Bảo Ngọc và cho rằng Hồng lâu mộng chính là sự tiếc nuối
thời kì vàng son của tác giả với những người phụ nữ mà ông từng gặp, cũng như số
phận của những người phụ nữ ấy.
Riêng ở Việt Nam, từ những năm đầu thế kỷ XX khi Hồng lâu mộng đã
được tiếp nhận và khi nhắc đến tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, ít ai khơng nhắc tới
Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần.
Những giáo trình văn học sử có mặt tại Việt Nam như: Lịch sử văn học

Trung Quốc do Dư Quán Anh chủ biên, Bài giảng văn học Trung Quốc của Lương
Duy Thứ, … đều đem lại cho độc giả cái nhìn khá bao quát về tác phẩm. Thứ nhất
là, về cuộc đời tác giả; thứ hai là, về tác phẩm và cũng có một số phần nói chung về
số phận con người phụ nữ trong xã hội đương thời.
Cũng bao hàm những vấn đề có liên quan tới đề tài, cuốn Mạn đàm về Hồng
lâu mộng của Trương Khánh Thiện, Lưu Vĩnh Lương với nhiều vấn đề được đưa ra
để luận giải, hấp dẫn và có ý nghĩa với độc giả về tác phẩm Hồng lâu mộng.
Những cơng trình và các ý kiến nói trên là những cơng trình, ý kiến có giá
trị khá lớn, đã giúp cho người viết có hướng tìm hiểu, khảo sát cụ thể đề tài Số
phận người phụ nữ trong Hồng lâu mộng. Các tài liệu trên dù nói về Số phận
người phụ nữ trong Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần một cách cụ thể thì chưa
nhiều. Song, cũng là những gợi ý giúp người viết có điểm tựa để suy nghĩ, tìm hiểu
sâu hơn.
0. 3. Mục đích nghiên cứu
Tiểu luận này hướng tới giải quyết, tìm hiểu một số vấn đề sau:
+ Tìm hiểu một vài vấn đề về người phụ nữ trong tiểu thuyết Minh Thanh
+ Tìm hiểu về các tác giả của Hồng lâu mộng
+ Làm rõ vấn đề người phụ nữ và số phận của họ trong tác phẩm Hồng lâu
mộng từ sự kế thừa và phát triển tư tưởng cũng như cách viết mới mẻ của


9

tác giả. Đồng thời, muốn có một cơ hội để lên tiếng cổ vũ cho con người bất
hạnh nói chung và người phụ nữ bất hạnh trong cuộc sống thời hiện đại nói
riêng.
0.4. Phương pháp nghiên cứu
0.4.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu tác phẩm Hồng lâu mộng với một số
vấn đề liên quan mà văn học Việt Nam có đề cập đến. Sử dụng phương pháp so
sánh nhằm mục đích làm nổi rõ vấn đề mà người viết thực hiện đề tài.

0.4.2. Phương pháp phân tích, để thấy cái hay cái đẹp trong tác phẩm Hồng
lâu mộng, được áp dụng khi phân tích tác phẩm thơng qua những dấu hiệu và đặc
điểm nghệ thuật mang tính nội dung. Nó được vận dụng xuyên suốt trong toàn bộ
bài viết, với ý nghĩa chỉ đạo người viết trong quá trình lựa chọn cũng như phân
tích, bình giá vấn đề.
Ngồi ra, trong quá trình tìm hiểu người viết sử dụng các thao tác thống
kê, phân loại, tổng hợp để phục vụ làm rõ đề tài.
0.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát của tiểu luận này là tác phẩm Hồng lâu mộng của Tào
Tuyết Cần và sự chắp bút của tiến sĩ Cao Ngạc.
Tiểu luận dựa trên phần văn bản dịch về tác phẩm Hồng lâu mộng của Vũ
Bội Hồng, Nguyễn Thọ, Nguyễn Dỗn Địch. Nxb.Văn nghệ thành phố Hồ Chí
Minh in năm 1989 và cũng của các tác giả trên được xuất bản năm 2007 của
Nxb Văn học.
Ngoài ra, người viết còn tập trung tìm hiểu qua những ý kiến, nhận xét có
liên quan về Số phận người phụ nữ trong Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần để
tập trung làm rõ đề tài.

0.6. Bố cục trình bày
Ngồi Mục lục và Tài liệu tham khảo, thì bài viết gồm có ba phần chính.
Trước hết là phần Dẫn nhập, sau đó là phần Nội dung và cuối cùng là phần Tổng


10

kết. Trong đó, phần Nội dung là phần được chú trọng trình bày. Phần này thể hiện
hầu như tồn bộ phương pháp, tư tưởng và nhiệm vụ giải quyết vấn đề của người
viết trong việc tìm hiểu đề tài. Phần nội dung của tiểu luận gồm những nét chính
như sau:
Thứ nhất, trình bày vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm.

Thứ hai, trình bày về Số phận người phụ nữ trong tiểu thuyết Minh –
Thanh.
Thứ ba, bài viết trình bày về Số phận người phụ nữ trong Hồng lâu mộng.
Cụ thể, bài viết trình bày về người phụ nữ trong Hồng lâu mộng _ những đóa hoa
“mệnh bạc” và những phụ nữ dù khơng gắn với lồi hoa nào cũng phải chịu số phận
bất hạnh.
Cuối cùng, trong phần nội dung này, người viết trình bày một số cái nhìn
mới mẻ của Tào Tuyết Cần về người phụ nữ qua tác phẩm Hồng lâu mộng.


11

NỘI DUNG
1. Vài nét khái quát về tác phẩm, tác giả
1.1. Đôi nét khái quát về tác phẩm:
Ban đầu tác phẩm “Hồng lâu mộng” có tên là Thạch đầu kí, thuộc loại tác
phẩm chương hồi, là một bộ trường thiên tiểu thuyết. Tào Tuyết Cần viết được 80
chương, theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, "chữ đều toàn bằng máu và nước
mắt". Tác phẩm ấy, có thể được xem là tồn bộ những hồi ức đau thương của cơng
tử Tào Tuyết Cần về những ngày vẻ vang và những ngày suy tàn của gia đình
mình, của giai cấp mình. Tuy nhiên, vượt lên khỏi những hồi ức đó, Thạch Đầu
Kí là tác phẩm với cái nhìn rất khách quan về bản chất ăn chơi, hưởng thụ của giai
cấp quan lại quý tộc, đặc biệt là quan lại quý tộc triều Thanh và sự suy tàn của giai
cấp ấy. Nói cách khác, khi xây dựng tác phẩm chương hồi này, Tào Tuyết Cần vừa
đứng trên vị thế chủ quan của một người trong cuộc, vừa đứng ở vị thế khách quan
của một chứng nhân. Mới viết dang dở được 80 chương, Tào Tuyết Cần qua đời, và
Cao Ngạc là người tiếp bút 40 hồi sau.
Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con
cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Từ đó, mơ tả cuộc sống nhiều mặt
của một đại gia đình quý tộc đời Minh, từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong

vòng tám năm.
Tiểu thuyết mở đầu bằng một huyền thoại: Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời,
luyện được ba vạn sáu nghìn năm trăm linh một viên. Sauk hi vá trời xong, còn
thừa lại một viên linh thạch, được đặt ở chân núi Thanh Nghạnh. Thần Anh và
Giáng Châu, duyên nợ, chịu ơn nhau, nên cùng đầu thai xuống hạ giới. Từ đó, dẫn
ra bao nhiêu oan gia phong lưu đều phải xuống trần để trả duyên nợ, sinh ra bao
nhiêu chuyện sau này.


12

1.2. Đôi nét khái quát về tác giả
1.2.1. Tác giả 80 hồi đầu của Hồng lâu mộng
Tào Tuyết Cần (1724? - 1763?), tên thật là Tào Triêm tự là Mộng
Nguyễn, hiệu là Tuyết Cần, Cần Phố, Cần Khê là một tiểu thuyết gia vĩ đại người
Trung Quốc, tác giả của cuốn tiểu thuyết Hồng lâu mộng, một trong “Tứ đại kỳ
thư” của văn học cổ điển Trung Quốc. Gia đình thế hệ trước của Tào Tuyết Cần là
một gia đình quan lại thuộc tầng lớp đại quý tộc thời nhà Thanh Trung Quốc.
Năm Thiên Khải thứ nhất nhà Minh (1618), Thanh Thái Tổ là Nỗ Nhĩ Cáp
Xích mang quân chinh phạt, đánh chiếm Thẩm Dương, Liêu Dương. Tổ tiên của
Tào Tuyết Cần bị quân Thanh bắt làm nô lệ, thái cao tổ của Tào Tuyết Cần là Tào
Thế Tuyển và cao tổ là Tào Chấn Ngạn lần lượt làm gia nơ cho Đa Nhĩ Cổn. Sau
đó, Tào Chấn Ngạn được Đa Nhĩ Cổn phong làm phụ tá, lại có cơng bình định cuộc
khởi nghĩa Khương Tương nên được bổ làm tri châu Cát Châu (Sơn Tây), tri phủ
phủ Đại Đồng, Lưỡng Chiết đô chuyển vận diêm sử 1. Đến năm Thuận Trị thứ 8
(1651), nhà họ Tào được vào Ngự tiền nội vụ phủ, phụ trách các việc tạp vụ trong
cung đình, cụ nội của Tào Tuyết Cần là Tào Tỷ được Vương phủ hộ vệ thăng
làm Nội đình nhị đẳng thị vệ 2.
Theo như Hồ Thích và Chu Nhữ Xương khảo sát, thì nhà họ Tào và vương
triều Mãn Thanh có quan hệ khá mật thiết. Vợ của Tào Tỷ họ Tôn là vú nuôi của

vua Khang Hy, ông nội của Tào Tuyết Cần là Tào Dần còn là bạn học và ngự tiền
thị vệ của Khang Hy, do đó được Khang Hy chiếu cố và sủng tín rất đặc biệt. Năm
Khang Hy thứ hai (1663), Tào Tỷ đảm nhận chức Giang Ninh chức tạo 3 và ông đã
đảm nhận chức này suốt 22 năm. Khang Hy trọng đãi Tào Tỷ rất hậu, tặng
thưởng mãng bào, đích thân viết hai chữ kính thận để tặng Tào Tỷ, sau khi Tào Tỷ
mất được Khang Hy phong hàm Nhất phẩm Công bộ thượng thư, bản thân còn hứa
rằng nửa năm sau khi đi tuần Nam sẽ vào thăm gia thuộc họ Tào.
1

Chức vận chuyển muối, hàm Tam phẩm.

2

Thị vệ hạng hai trong cung.

3

Là một chức quan to thu thuế trong triều đình, phụ trách việc thu thuế cả một vùng Giang

Nam rộng lớn và nắm việc thu mua, cung ứng tơ lụa gấm vóc cho cung đình đồng thời giám sát các
quan lại ở phương Nam.


13

Sau khi Tào Tỷ chết, Tào Dần nhậm chức Tô Châu chức tạo, rồi kế nhiệm
chức Giang Ninh chức tạo và Lưỡng Hồi tuần diêm ngự sử, thăng Thơng chính sứ
ty thơng chính sứ, là một trong "Cửu khanh", đường đường "tam phẩm đại thần".
Tào Dần còn là một nhà thơ, nhà văn rất nổi tiếng, tinh thông thi từ, âm nhạc, thư
pháp, chính Tào Dần là người đứng ra hiệu đính và in ấn bộ Tồn Đường thi nổi

tiếng, đồng thời là tác gia tên tuổi với Luyện đình thi sao và nhiều trước tác khác.
Đời Tào Dần là thời kỳ cực thịnh của nhà họ Tào, năm lần vua Khang Hy tuần du
phương Nam thì bốn lần Tào Dần phụ trách tiếp giá, vợ Tào Dần là con gái Lý Sĩ
Trinh làm tuần phủ Giang Nam, hai con gái Tào Dần đều được tuyển làm Vương
phi. Trong thời gian làm quan, Tào Dần đã tham ô và bòn rút của công, nhưng do
quan hệ mật thiết với triều đình nên các lời đàn hặc tâu lên đã khơng được Khang
Hy phê chuẩn.
Năm Khang Hy thứ 51 (1712), Tào Dần bị bệnh mất, Khang Hy phê chuẩn
cho con là Tào Ngung giữ chức Giang Ninh chức tạo, Tào Ngung chỉ tại nhiệm
được ba năm thì mất, Khang Hy lại phê chuẩn cho con người vợ kế của Tào Dần
là Tào Thiếu kế nhiệm chức Giang Ninh chức tạo.
Năm 1722, Khang Hy qua đời, Ung Chính lên ngơi, nội bộ triều đình tranh
giành quyền lực, nhà họ Tào bị thất sủng, nhiều lời đàn hặc của ngự sử và Tuần
phủ Sơn Đông về việc nhà họ Tào tham ô nhũng lại đến tai vua Ung Chính. Năm
Ung Chính thứ 5 (1729), Ung Chính hạ lệnh cách chức Tào Thiếu với tội
danh hành vi bất đoan, nhũng nhiễu dịch trạm, thiếu khống rồi hạ ngục trị tội, gia
sản nô bộc bị tịch thu cấp cho quan Giang Ninh chức tạo mới là Tuỳ Hách Đức.
Tào Tuyết Cần phải theo gia đình rời Giang Nam về Bắc Kinh sinh sống. Từ đó
nhà họ Tào lâm vào sa sút.
1.2.2. Tác giả 40 hồi cuối của Hồng lâu mộng
Cao Ngạc (1738? – 1815?), tự là Lan Thự, cũng tự là Vân Sĩ, biệt hiệu
là Hồng Lâu ngoại sĩ (người ở ngồi lầu hồng). Ơng là người trong Tương Hoàng
kỳ nội vụ phủ, thời kỳ nhà Thanh, người tộc Mãn, được cho là đã viết tiếp 40 hồi
cuối của Thạch đầu kí và đổi tên tác phẩm này thành Hồng lâu mộng.


14

Tổ tiên của Cao Ngạc ở huyện Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh. Thời niên thiếu,
ơng thích đi chơi với con gái, là người “Thiên tài minh mẫn, ngộ sự như chuỳ thốt

dĩnh, vơ sở bất biện” 4. Năm Càn Long thứ 53 (1788), Cao Ngạc thi Hương đỗ cử
nhân. Năm Càn Long thứ 60 (1795), ơng thi Đình đỗ tiến sĩ tam giáp, lần lượt làm
chức Lịch quan nội các trung thư, Nội các thị độc.
Năm Gia Khánh thứ sáu (1801), đảm nhiệm việc khảo xét kỳ thi Hương và
khảo thí quan lại. Năm thứ 14 (1809), Thị độc tuyển ông làm chức Giang Nam đạo
Giám sát ngự sử. Đến năm thứ 18 (1813), Cao Ngạc được thăng chức Hình khoa
cấp sự trung, làm quan được đánh giá là "tháo thủ cẩn, chính sự cần, tài cụ
trưởng" 5 Cao Ngạc và Trình Vĩ Nguyên là những người đầu tiên xuất bản bộ tiểu
thuyết Hồng lâu mộng đủ 120 hồi6. Trong các tài liệu chính thức, người ta vẫn ghi
tác giả 80 hồi đầu Hồng lâu mộng là Tào Tuyết Cần, tác giả 40 hồi cuối là Cao
Ngạc. Tuy nhiên, những năm gần đây, có ý kiến cho rằng 40 hồi cuối của Hồng lâu
mộng là do Cao Ngạc cùng với Trình Vĩ Ngun viết, cũng có quan điểm rằng 40
hồi cuối hoặc do Cao Ngạc viết, hoặc do Trình Vĩ Nguyên viết. Lại có ý kiến cho
rằng 40 hồi cuối là di cảo của Tào Tuyết Cần. Năm 1981, Trần Bính Tảo thơng qua
các số liệu thống kê về Hồng lâu mộng đã kết luận rằng toàn bộ 120 hồi đều là
nguyên tác của Tào Tuyết Cần. Cho đến nay, cuộc tranh luận về tác giả của 40 hồi
cuối (cũng như 80 hồi đầu) của Hồng lâu mộng vẫn chưa ngã ngũ. Ở đây, người
viết xin không bàn thêm những vấn đề ấy, mà chỉ lấy cơ sở để tìm hiểu, làm rõ đề
tài.

2. Vài nét về số phận người phụ nữ trong tiểu thuyết Minh Thanh
2.1. Một số vấn đề chung về tiểu thuyết

4

Tài năng thiên bẩm minh mẫn, làm việc như chuỳ tróc lúa, khơng nơi nào là khơng đủ.

5

Giữ gìn cẩn trọng, chính sự cần mẫn, tài năng đứng đầu.


6

Các bản trước đây như Chi Nghiễn Trai trùng bình Thạch Đầu Ký chỉ có 80 hồi


15

Theo cuốn 150 thuật ngữ văn học của nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội do Lại Nguyên Ân biên soạn, in năm 2003 thì "tiểu thuyết là sử thi của đời tư"
chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số
phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật
ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để
truyền đạt cơ cấu của nhân cách .
Và trong nền văn chương cổ điển, cũng đã cho đưa ra rằng tiểu thuyết nguyên
sơ có nghĩa là “tiểu gia chi thuyết”, tức là những điều thuật kể của bọn văn gia tẹp
nhẹp, khác xa với văn chương của bậc đại gia, thánh hiền. Chữ “tiểu” ở đây cũng có
nghĩa như “tiểu tiểu sự tình”, hay là những chuyện nhỏ nhặt, tầm thường được lượm
lặt ở đầu đường xó chợ, khơng đáng lưu tâm.
Ở đây, người viết xin dùng khái niệm Theo Từ điển Tiếng Việt để tiếp cận và
phục vụ làm rõ đề tài, theo cuốn từ điển ấy thì tiểu thuyết là truyện dài bằng văn
xi có dung lượng lớn, với nhiều nhân vật hoạt động trong phạm vi lịch sử, xã hội
rộng lớn [18, tr.1230].
Tiểu thuyết Trung Quốc thường được chia thành nhiều loại, ở đây có thể đưa
ra một số loại tiêu biểu như: Tiểu thuyết chí quái, Tiểu thuyết chí nhân, tiểu thuyết
truyền kỳ, tiểu thuyết chương hồi, …
Rõ ràng, đất nước Trung Quốc xưa nay vẫn được biết đến như cái nơi lớn
của văn minh _ văn hóa nhân loại. Nơi sản sinh ra bao kì tích ở nhiều lĩnh vực từ
khoa học kĩ thuật cho đến văn hóa nghệ thuật. Cùng với nó là sự hưng vong, suy
thịnh của các triều đại phong kiến Trung Quốc _âu cũng là quy luật tất yếu của

những hình thái ý thức xã hội. Và một cách rất tự nhiên, văn chương đã “viết lại”,
dùng ngôn từ làm chất truyền tải mà nhiên liệu là cuộc sống hiện thực muôn màu,
văn chương phản ánh xã hội qua sự thẩm thấu, thể nghiệm của nhà văn, nó được
phép cũng như quyền lợi của nó là phải nói lên được hiện thực tốt đẹp, cũng như
xấu xa, bình đẳng hay bất cơng, phi ln lí hoặc cả nhũng trái ngang thống khổ của
quần chúng ở mỗi thời đại, mỗi giai đoạn. Mà tác giả văn học phải sống đời sống
của những con người, cảm thông và thấu hiểu những nỗi thống khổ của họ, các tác
gia phải là người lấy cuộc sống đương thời làm chất liệu và hun đúc ra một đứa con


16

tinh thần luôn mới mẻ ở mọi thời đại để tạo ra một áng văn bất hủ. Nền văn học
Trung Quốc từ Hán _Đường _Tống _Nguyên_ Minh_ Thanh đã để lại nhiều đỉnh
cao văn chương gắn liền với mỗi triều đại. Nhìn lại những phát triển theo từng giai
đoạn nhất định của Văn học Trung Quốc: Hán phú_Đường thi _Tống từ _Nguyên
khúc_ Minh Thanh tiểu thuyết. Ở đó, đề tài người phụ nữ ln được thể hiện ở
nhiều khía cạnh.
2.2. Phụ nữ - một đề tài lớn trong tiểu thuyết Minh Thanh
Thật vậy, Người phụ nữ là đề tài khá quen thuộc và tốn nhiều giấy mực của
các thi nhân, văn sĩ. Những con người đáng thương ấy luôn được đề cập đến từ khi
nhận thức mỉm cười với loài người. Trong Đường thi, có nhiều nhà thơ viết về sự
cảm thương, ưu ái của họ dành cho người phụ nữ khá sâu sắc mà tiêu biểu phải kể
đến là là Bạch Cư Dị, thơ ơng như một tâm tình, một tiếng kêu than của người phụ
nữ bị dày vò trong xã hội cũ. Tiếp đến, khi thời gian trôi qua, lần theo sự áp bức
giai cấp ngày càng tàn khốc, số phận của những con người, đặc biệt là những người
phụ nữ ngày càng bi thảm, hình ảnh những con người ấy hiện ra cùng với những
tiếng thơ xé lòng của thi nhân Lí Bạch. Sau này, những tác phẩm văn học Trung
Quốc đề cập đến đề tài người phụ nữ cũng vô cùng phong phú về nội dung và thể
loại.

Điểm qua sự phát triển ấy ta thấy mãi về sau này, tiểu thuyết mới manh nha,
thai nghén và ra đời trong khi trước nó là thơ ca, từ khúc, những loại hình văn học
được ưu ái lớn. Lúc này, tiểu thuyết xuất hiện là một bước chuyển mình khá lớn
mang tính cách mạng trên văn đàn văn học Trung đại Trung Quốc. Để được gọi là
đỉnh cao của nền văn học Trung Quốc, buộc người viết thể loại này phải chọn lọc,
tiếp thu những thể loại đã ra đời từ trước, phải “nằm gai”, dày dạn một thời gian
khá lâu mới đủ sức công phá giữa thời đại ấy.
Tiểu thuyết cổ Trung Quốc ra đời và phát triển vào đời nhà Minh, nhà Thanh
nên có tên gọi là tiểu thuyết Minh_Thanh. Hòa mình vào dòng chảy chung của văn
học trung đại Trung Quốc, tiểu thuyết Minh_Thanh cũng góp phần vào đề tài người
phụ nữ một cách đáng quý. Nếu ai đã từng theo dõi nền Văn học Trung Quốc, ắt
hẳn sẽ biết đến một Tam Quốc Chí diễn nghĩa của La Quán Trung, để bắt gặp một


17

Điêu thuyền với số phận đầy đau xót, nàng là một trang tuyệt thế giai nhân lại
mang muôn nỗi đoạn trường, một Thúy Kiều “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém
xanh” lại phải chịu cảnh mười lăm năm lưu lạc trong Kim Vân Kiều truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân, một thân nàng mà phải chịu bao người dày xéo. Hay đến
một Thủy hử của Thi Nại Am để lên án tên tài chủ Tây Môn Khánh quyến rũ Phan
Kim Liên, “…chơi chán rồi đuổi đi còn đòi tiền chuộc thân 3000 quan có ghi
trong văn tự bán mình nhưng bản thân cô không được một đồng nào cả…”
Hay một sự tàn bạo điên rồ của Tề Hiếu Công là chôn sống những cung
nhân để hầu hạ cha mình dưới âm phủ trong Đơng Chu Liệt Quốc của Sái Ngun
Phóng đã nhìn vào hiện thực xã hội mà viết nên.
Trong Chuyện làng nho của Ngơ Kính Tử, người cha tên Vương Ngọc Huy
còn u mê trong đạo “ tam tòng” đã cổ động con gái nhịn đói mà chết theo chồng.
Người phụ nữ luôn phải chịu những số phận đau đớn, trong cái xã hội ấy,
người phụ nữ nào được trân trọng, họ ln dành tình cảm của mình cho người mình

u thương, để rồi, đơi khi họ phải chịu cảnh bị người phụ bạc, hình ảnh Khng
Siếu Nhân từ một anh nơng dân nghèo có người vợ hiền lành, lam lũ, khi anh ta thi
đỗ thì quên nghĩa quên tình mà lấy con quan làm vợ, bỏ người nhân ngãi của mình
ở quê nhà, khi nghe tin vợ cũ chết cũng ko buồn về thăm viếng,…
Hình ảnh nàng “Thẩm Quỳnh Chi hiện lên với một vẻ đẹp riêng, nàng hiện
lên như một cá tính mạnh của phái yếu , một người đẹp tài, đẹp nết, giỏi tài văn
chương nhưng lại rơi vào một một số phận hẩm hiu” làm vợ tên trùm buôn muối,
nhưng ý định của hắn cũng chỉ lấy nàng làm thiếp, dù nàng có trốn chạy, nhưng
hạnh phúc cũng nào mỉm cười với nàng.
Qua đó, cho ta thấy số phận người phụ nữ trong tiểu thuyết Minh -Thanh
luôn được các tiểu thuyết gia thể hiện khá sắc cạnh và tinh tế.
Cũng phản ánh về vấn đề người phụ nữ, cũng theo guồng chảy chung của
văn học đương thời, một Tào Tuyết Cần rảo bước nhẹ nhàng vào những trang
Trường thiên tiểu thuyết như một vỗ về, một sự phản kháng, tiếng nói cảm thơng,


18

trân quý đầy xúc động cho số phận những người phụ nữ trong “Giấc mộng lầu
hồng” một cách đầy mới mẻ.
3. Bạc mệnh - đặc trưng số phận người phụ nữ trong “Giấc mộng lầu
hồng”
Mở đầu tác phẩm, người làm sách đã giới thiệu rằng:
“…Nay tôi đã sống cuộc đời gió bụi, khơng làm nên trò trống gì. Chợt nghĩ đến
những người con gái ngày trước cùng sống với tôi, so sánh kỹ lưỡng, thấy sự hiểu biết và
việc làm của họ đều hơn tôi. Tôi đường đường là bậc tu mi, lại chịu kém bạn quần thoa,
thực rất đáng thẹn…” [15,tập 1, tr.20]

Chỉ một vài dòng như thế, tác giả đã tạo ấn tượng cho người đọc về những
người phụ nữ, và giá trị của họ. Không dừng lại ở đó, cái “tịa thiên nhiên” ấy,

được nhà văn phản chiếu trên những loài hoa đẹp. Mà lại thật buồn, một nỗi buồn
như báo hiệu cả một cuộc đời, một số phận.
3.1. Người phụ nữ trong Hồng lâu mộng _ những đóa hoa “mệnh
bạc”
Thơi Hộ ngẩn ngơ tưởng nhớ đến người mình thầm thương trộm nhớ khi
đứng ngắm những cánh hoa đào:
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đơng phong
(Đề đơ thành Nam Trang)7
Gió Xuân thổi nhẹ nhàng mang theo khí thở của đất trời, giữa vạn vật thi
nhau khoe sắc, một cánh hoa đào cũng đang mơn mởn tươi non, khiến người hiện
tại nhớ người xưa cũ_ một nỗi niềm bi cảm về khoảnh khắc tri âm. Thời gian nhẹ
7

Ngày này năm ngoái tại cửa đây

Hoa đào và mặt người cùng ánh lên sắc hồng
Gương mặt người xưa giờ không biết hốn nao
Chỉ thấy hoa đào vẫn như cũ cười với gió đơng.


19

nhàng trôi qua, thi nhân chỉ còn đứng lặng hồi lâu mà hoài niệm về một người thiếu
nữ qua nét sắc của cánh hồng đào.
“Tương ánh hồng” như một cái gì tương ánh giữa người và hoa, trong độ
tương chiếu lẫn nhau giữa hiện thực và tâm trạng, phản ánh một sự thật mà dường
như không phải, một màu hồng của cánh đào hay là màu hồng của người con gái

mà nhà thơ đa cảm, đang tìm giữa tâm hồn tình tứ đầy ý nhị.
Nếu như người phương Tây, coi người phụ nữ như là một kiệt tác hoàn mĩ
của tự nhiên, thì người Phương Đơng nhuần nhị và kín đáo hơn. Sự nhuần nhị và
kín đáo ấy được thể hiện rất khéo léo và triệt để trong Hồng lâu mộng, qua sự tinh
tế của Tào Tuyết Cần, người phụ nữ_ những giai nhân đất Kim Lăng và những đóa
hoa cứ đan xen làm nổi bật nhau. Đồng thời, nhà văn còn dùng hình ảnh những đóa
hoa kia để làm đặc trưng cho tâm hồn, tính cách của mỗi người phụ nữ và ngầm
báo số phận của họ sau này, họ không chỉ nằm trong trang tiểu thuyết, mà họ vùng
dậy, bước ra “xứng tầm”, nhưng cũng mang những số phận của chính thời đại mà
họ được ra đời.
Huyền thoại đã có, Nữ Oa khi xưa nặn đất sét để tạo những hình hài của con
người, bà cứ vốc từng vốc bùn mà nặn, vốc nào được đôi tay bà khéo léo và tỉ mỉ
thì thành người đẹp và sang, còn những hạt bùn nào rơi vãi ra, thì trở thành những
người thấp kém, mọn hèn. Rõ ràng, trong tâm thức, con người ta đã hình dung sẵn
và có những khái niệm, những ý thức về sự phân biệt giai tầng. Chẳng vì thế, mà
dân gian có câu: “ Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”. Những
tư tưởng ấy đã chi phối toàn bộ diện mạo đời sống xã hội, ngay đến cả những cành
cây, ngọn cỏ cũng bị nhuộm màu giai cấp. Người ta dựa vào những đặc tính sinh
trưởng của tự nhiên mà áp đặt cho nó danh phận, tùng, cúc, trúc, mai là những loài
tượng trưng cho những người quyền quý, quân tử, còn những loài lau lách, bụi bờ
chỉ là hạng vô danh tiểu tốt. Và chuyện sinh ra trong nhà nào, là những tùng, cúc,
trúc mai hay lau sậy thì lại phải dựa vào chữ Duyên mà nhà Phật hay dùng. Vì thế,
mà hòn đá thiêng ở vùng Thanh Nghạnh đã được đầu thai vào gia đình họ Giả cao
quý, dù sống trong xã hội, với con mắt nhìn thấy giai cấp được phân thứ bậc rõ


20

ràng, nhưng chàng công tử của Giả phủ_hiện thân của hòn đá nọ lại nhìn đời một
cách lạ lùng, nhìn những người xung quanh anh với ánh mắt cảm thông và mới mẻ.

Đặc biệt, Giả Bảo Ngọc luôn cảm thông với người phụ nữ, anh đã nói rằng:
“xương thịt của con gái là do nước kết thành, xương thịt của con trai là do bùn kết
thành. Tôi trông thấy con gái thì người tơi nhẹ nhàng khoan khối, trơng thấy con
trai thì như phải hơi dơ bẩn vậy”. [15, tập 1, tr. 50].
Chẳng vì thế mà Bảo Ngọc ln nâng niu, tôn trọng và đối xử rất mực dịu
dàng với những bậc nữ nhi và có thành kiến với nam nhi:
“Người thiêng hơn cả vạn vật, bao nhiêu tinh hoa trong sạch của trời đất
đều chung đúc vào con gái, bọn con trai chỉ là hạng cặn bã, vẩn đục mà thơi”. Vì
thế, cậu ta cho tất cả con trai là hạng thơ tục, có cũng được, mà khơng cũng chẳng
sao. Và những người phụ nữ, những giai nhân của Đại Quan viên lại được xem là
những bông hoa tỏa ngát.
Mở đầu những trang tiểu thuyết, một người con gái xuất hiện, khơng nằm
trong Thập nhị kim thoa chính sách, khơng có những lá số tiền định báo hiệu cuộc
đời mình, nhưng cuộc đời nàng lại nếm trải nhiều đắng cay, tủi nhục trong số
những người con gái ở đất Kim Lăng. Anh Liên là a đầu của chân Sĩ Ẩn, lưu lạc từ
tấm bé, không biết cha mẹ là ai, quê quán nơi nào, cứ lớn lên trong đầy mặc cảm
thân phận đầy buồn tủi. Rồi khi gặp phải chàng công tử dâm đãng nhà họ Tiết,
nàng lại phải chịu bao đau đớn dập vùi, khi lấy Tiết Bàn với thân phận lẽ mọn,
nàng bị Kim Quế ghen tuông, đầy đọa làm cho “hoa sen héo, ngó sen tàn”. Theo
Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, thì Sen chính là biểu tượng của sự sinh sơi,
của âm hộ mẫu gốc, mang một sự tái sinh trong cuộc sống, ấy vậy mà đóa sen
kia lại bị vùi dập giữa cuộc đời. Sự sống của nàng Anh Liên nói riêng, và người
phụ nữ đương thời nói chung dường như đang dần bị kìm hãm và thu hẹp. Song,
nàng lại có một sức sống tiềm tàng để bươn chải mình giữa cuộc đời, trong nàng,
có một cái gì thanh khiết, trong thơm của một cành bông “tịnh đế”:
“Không những hoa ấu thơm, ngay đến lá sen, gương sen cũng đều có một
mùi thơm mát…làm cho con người ta tỉnh táo nhẹ nhàng.” [15, tập 4, tr. 417]


21


Bất giác ta nhớ đến tập thơ của nàng Tiểu Thanh bị người vợ cả của họ
Phùng đốt cháy, thân phận ấy như cũng đồng nhất với nàng Hương Lăng, Tiểu
Thanh cũng đã từng viết:
“Nguyện tương nhất trích dương chi thủy
Hóa tác nhân gian tịnh đế liên”
(Nguyền xin quan âm cho một giọt nước nhiệm màu ở cành dương liễu
Để hóa thân thành đơi sen tịnh đế ở chốn nhân gian).
Quả thật, tâm hồn Hương Lăng trong sáng như ban mai, thanh khiết không
gợn đục, là bông sen tinh khôi tỏa hương tinh khôi giữa một đầm lầy, cây mọc ra từ
đám bùn nhơ nhuốc mà thanh sạch đến lạ lùng. Là một nữ tì như Hương Lăng,
nhưng Tình Văn_đóa phù dung kia lại có những bản tính sắc sảo, và cũng nhan sắc
hơn người. Tình Văn Là cơ a hoàn mà Tào Tuyết Cần đã xây dựng với những ấn
tượng mạnh mẽ nhất bởi cả cái “sắc” lẫn cái “dũng” của nàng. Nói về sắc, Phượng
Thư đã từng nói về vẻ đẹp của Tình Văn “so sánh ra chẳng có đứa a hồn nào đẹp
bằng con Tình Văn cả”. Khơng chỉ đẹp, Tình Văn còn khiến người ta kính phục bởi
cái “dũng” của nàng. Tình Văn được Giả mẫu cử sang hầu hạ, chăm sóc Bảo Ngọc
nhưng Tình Văn là một a hồn “khó sai bảo”. Sở dĩ nói nàng “khó sai bảo” là vì
nàng q ư thẳng tính, khơng thích xu nịnh, bợ đỡ, cậy nhờ bất kì người nào. Khi
Tập Nhân được Vương Phu nhân thưởng cho hai bộ quần áo mới, nàng đã nói với
Thu Văn “phải như tao thì tao khơng cần lấy, thừa người ta thì mới đến mình!
Cũng đều là người trong nhà cả, chả lẽ lại ai quý hơn ai? Áo quần đẹp thì đem cho
người, thừa ra mới đến mình, chẳng thà khơng nhận dù có phật ý người cũng đành,
chứ tao thì khơng thể chịu nổi thế được”...[15, tập 2, tr.297].
Chỉ một câu nói dứt khốt như thế cũng đã phần nào bộc lộ bản tính ngay
thẳng, bộc trực của nàng. Khơng e sợ, dè dặt bất cứ điều gì, thấy điều gì khơng phải
là nàng nói ngay, phạt ngay, khí chất ấy có mấy ai trong phủ nhà họ Giả có được.
Càng thẳng thắn bao nhiêu thì nàng lại càng tự trọng bấy nhiêu, nàng khơng cho
phép bất kì ai xúc phạm đến mình và nàng đã tự bảo vệ mình một cách vơ cùng
mạnh mẽ. Trong tác phẩm có đoạn mụ Vương Thiện Bảo đi khám xét các nhà trong



22

vườn, đến lượt Tình Văn nàng đã bày tỏ thái độ “Tình Văn quấn tóc chạy đến,
đánh “xình” một cái, mở toang hòm ra, hai tay bưng đáy hòm lên, dốc ngược
xuống đất, bao nhiêu đồ đạc ở trong hòm đều tung ra cả”. Trong cuộc khám xét
Đại Quan viên ấy, chỉ có Thám Xn và Tình Văn là phản ứng dữ dội đến vậy
nhưng cái dữ dội của cô Ba là để thị uy, để ra oai, để cho thấy mình là cơ chủ, còn
cái dữ dội của Tình Văn, là cái dữ dội của một con người giàu lòng tự trọng, không
muốn bị làm nhục.
Dù thế, con người ấy, là một con người rất trung thành, ngay khi bệnh liệt
giường, cô vẫn gượng dậy để khâu lại chỗ bị cháy trên chiếc áo chồng cho Bảo
Ngọc, vì thế mà Bảo Ngọc càng kính phục Tình Văn. Tình Văn có một vẻ sắc sảo,
và cái sắc sảo ấy lại thể hiện ra ngay vẻ bên ngoài của nàng, nên đã trở thành cái
gai trong mắt những kẻ hẹp hòi. Có một thú vui khi nghe tiếng xé quạt và cười,
hưởng một chút những trò chơi Vương giả. Để rồi, Tình Văn phải mang tội danh
cám dỗ Bảo Ngọc, thác đi mà uất hận khơng ngi. Cành phù dung Tình Văn vừa
nở thì rực rỡ trăm cành nhưng vừa mới chớm cuối ngày đã tàn phai nhanh
chóng. Tác phẩm đã từng nói Tình Văn có “cái tâm tựa trời cao mà cái thân thì lại
ở nơi thấp hèn” thật khơng sai, quá xinh đẹp nhưng thẳng thắn, không biết chiều
lòng người nên không tránh khỏi bị người ghen ghét. Tập Nhân đã từng nói rất
đúng khi Tình Văn bị đuổi đi “bà chỉ nghĩ chị ấy đẹp quá, thế nào cũng có tính
lẳng lơ. Bà biết rõ những cơ đẹp như người trong tranh chắc không bao giờ đứng
đắn nên có ý ghét.” Qua lời nhận xét ấy, ta thấy đó là một điều thường gặp giữa
cuộc đời, phải chăng đẹp cũng là cái tội, đẹp để “Trời xanh quen thói má hồng
đánh ghen” (Nguyễn Du). Quả thật, Tình Văn bị đuổi đi, rồi chết trong cô đơn,
lạnh giá thật là oan ức, nàng có tội tình gì đâu ngồi cái tội xinh đẹp và sắc sảo.
Cái chết của người con gái tuy mang thân phận thấp hèn mà tuyết sạch giá
trong này là bi kịch đầu tiên trong Đại Quan viên, mở đầu cho chuỗi bi kịch tiếp

theo của những cô gái tài hoa, song, bạc mệnh, nàng mang một nỗi bất hạnh so với
cánh hoa đào Tập Nhân, bởi cánh hoa đào chúm nụ, hé nở giữa mùa xn, vơ cùng
e ấp, dịu dàng. Tập Nhân vì biết cách cư xử đúng mực và vẻ đẹp không phô trương


23

như Tình Văn nên được Vương Phu Nhân yêu mến và nàng cũng là người may mắn
nhất trong những kim thoa của đất Kim Lăng.
Cánh hoa đào biết giữ mình, vì hẳn nó thấy trong Đại Quan viên còn nhiều
lồi hoa đẹp khác. Người có thể đứng trên Tập Nhân trước hết phải kể đến là Tiết
Bảo Thoa, với dung mạo, cốt cách của cành mẫu đơn, loài quốc hoa của xứ này.
Con người tài năng, đức hạnh song toàn kia luôn làm đẹp lòng người trên kẻ dưới.
Mang đạo đức nho gia để răn dạy mọi người và xem đó là chuẩn mực mà mỗi
người phụ nữ đều phải có. Nàng là một con người đoan chính, và điều đó cũng
khiến nàng phải rơi vào bi kịch triền miên kéo dài đến hết cuộc đời, là không được
sống thực với con người mình, đến khi đã trở thành mợ hai của Giả phủ mà khơng
có được tình u, cuối cùng, những tưởng người chồng là chỗ dựa của mình, cũng
bỏ ra đi và rồi cành mẫu đơn cao quý ấy cũng phải chịu một kết cục lỡ làng, góa
bụa.
Bất giác, ta nhớ đến “Hồng mẫu đơn” của Vương Duy:
“…Hoa tâm sầu dục đoạn, Xuân sắc khởi tri tâm.”8
Bài thơ “Mẫu đơn hoa” của La Ẩn đời Đường cũng có một cái gì rất chung
với Tào Tuyết Cần khi nói về đóa mẫu đơn giai nhân họ Tiết:
“Tự cộng đơng phong lợi hữu nhân
Giáng la cao quyển bất thăng xuân
Nhược giao giải ngữ ưng khuynh quốc
Nhậm thị vơ tình dã động nhân

Khả liên hàn lệnh công thành hậu

Cô phụ nùng hoa quá thử thân”
Có thể hiểu rằng:
8

...Tâm hoa sầu đứt ruột/ Chúa xn có hay khơng.


24

“Gió đơng về thổi tốt mn phần,
Rèm đỏ cuốn cao, khắp xứ xn.
Biết nói sẽ làm cho mất nước,
Vơ tình cũng khiến phải say lòng
Hàn lệnh công thành hà cớ lại,
Lỗi cùng hương sắc hại cho thân”
Hai chữ “cô phụ” trong câu thơ cuối của bài thơ đúng với kết thúc số
phận Bảo Thoa_đóa mẫu đơn quý phái mà bất hạnh. Và nàng chỉ là một
nhân vật điển hình của hàng triệu phụ nữ phong kiến, rơi vào bi kịch mà
bản thân mình lại khơng biết khơng hay.
Một cành hoa lựu rực dưới ánh nắng trời, là hình ảnh của Nguyên Xuân:
Sau tuổi hai mươi đã trải đời
Kìa hoa lựu nở cửa cung soi
Ba xuân nào được bằng xuân mới
Thỏ gặp hùm kia giấc mộng xuôi
Cành hoa lựu được ưu ái một màu rực lửa, tượng trưng cho may mắn, giàu
sang. Đó cũng là những điều tốt đẹp mà Nguyên Xuân_đại tiểu thư nhà họ Giả
được hưởng lúc bình sinh. Song, dù được phong làm Nguyên phi, một bước đi là
muôn người đỡ lấy. Nhưng thực ra:
“Giàu sang là đáng thích
Li biệt lại khơn khy

Tiếng hão dành mua được
Ai hay nỗi đắng cay”
Nàng vẫn mang một tâm trạng héo hon khi nhớ về gia đình, sống trong cung
son lầu tía, cái cung vi kia như một nhà giam hãm cuộc đời nàng, nàng khơng được
phép sống theo tình cảm vốn có của mình, sống một cách cơng thức của Vương


25

phi. Cái cuộc sống tôn quý ấy, dù bao bọc nàng, nhưng nàng vẫn hướng về Đại
Quan viên, như chùm hoa lựu cứ lay đưa, day dứt nhờ gió đẩy vươn xa làm ấm tình
cảm yêu thương dành cho cha mẹ và em. Cái rực lửa của cành hoa lựu lại nở nơi
cung cấm kia làm cho nàng được hưởng phúc hơn hết mọi người. Nhưng hoa lựu
ấy, lại nở tận “cửa cung soi”, nở nơi nguy nga, cao sang tột bậc. Vì nở nơi “cao
quá” ấy, khiến số phận nàng trở nên lẻ loi, bạc mệnh và đơn chiếc. Lìa bỏ gia đình,
nỗi niềm cơ độc ấy có ai nào hiểu. Sống giữa lòng phong kiến, phải chăng nàng
và nhiều người phụ nữ khác đều hiểu rõ những mâu thuẫn lớn lao của xã hội, ý
thức sâu sắc nỗi bất hạnh của mình, nhưng như con chim đã bị nhốt trong lồng,
khơng làm gì được. Cảnh “cây đổ vượn tan đàn” trong phủ họ giả đã bắt đầu từ cái
chết của Nguyên Xuân. Sau khi chết nàng vẫn gượng về báo mộng cho gia đình
mình, đừng vì thể diện mà tự dối lừa mình trong cảnh giàu sang. Chỉ có ai đã chiêm
nghiệm và hiểu được nguồn gốc phát sinh cái đau khổ mới có thể phát ra lời
khuyên sâu sắc ấy.
Nếu như hoa đào, loài hoa nở vào mùa xuân, được Vương phu nhân yêu
mến, và ít mang bất hạnh, thì lồi hoa mai được Tào Tuyết Cần dành riêng cho Lí
Hồn:
“Cịn gì ân ái trong gương
Cịn gì giấc mộng trên đường công danh
Cảnh thiều hoa đi sao nhanh
Chăn un màn gấm thơi đành bỏ qua..”

Lí Hồn là con dâu của Vương phu nhân, chồng chết sớm, nàng ở vậy nuôi
con không quan tâm đến sự đời, cành mai gầy guộc ấy luôn giữ trọn đạo với chồng,
với nhà chồng không chút tơ tưởng riêng tây. Cái vẻ như hoa còn trụ trên cành của
nàng người ta cứ ngỡ Lí Hồn vui vẻ lắm, nhưng có lẽ khơng ai để ý số phận của
một đóa hoa về chiều, chỉ là mượn hờ đài nụ, lá tơ mà sống chẳng khác nào một
loài “tầm gửi muộn”. Đây là một dạng bi kịch “ thủ tiết” thời phong kiến thờ
chồng, đạo cương thường ấy như cái khóa, gơng cùm, buộc vào người phụ nữ,
mặc cho tuổi xuân cứ qua đi trong âm thầm, đau xót. Cuộc đời nàng khơng bao giờ


×