Tải bản đầy đủ (.docx) (165 trang)

VĂN học TÍNH dục TRONG HỒNG lâu MỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.01 KB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN CAO HỌC
Tìm hiểu vấn đề tính dục
trong tác phẩm Hồng lâu mộng

GVHD: TS. Phan Thu Vân
HVTH: Đặng Ngọc Ngận

TP. Hồ Chí Minh, ngày 11tháng 11 năm 2014
PHẦN MỞ ĐẦU


2
I.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Hồng lâu mộng có vai trị vơ cùng to lớn trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.
Ngay từ khi mới ra đời, nó đã trở thành một hiện tượng văn học rất được chú ý. Theo
các nhà nghiên cứu văn học thì Hồng lâu mộng vừa góp mặt trong “Tứ đại danh tác”
lại cũng là một “Tuyệt thế kỳ thư”trong nền văn học Trung Quốc. Như vậy, có thể nói
Hồng lâu mộng là tác phẩm được người Trung Quốc dành cho rất nhiều ưu ái, trân quý
và ngưỡng mộ. Không dừng lại ở đó, Hồng lâu mộng cịn có sức lan tỏa và ảnh hưởng
hết sức mạnh mẽ đến đời sống, văn chương của nhân loại.
Từ rất lâu, nhân loại đã suy nghĩ, đi tìm và giải mã ý nghĩa của đời sống con
người, họ cho rằng mọi sự vật trong vũ trụ được tạo hóa sinh ra là để phục vụ con
người. Hầu hết, việc tìm hiểu phân tích con người và cuộc sống của xã hội loài người
đều được các nhà khoa học, đặc biệt hơn cả là khoa học văn học, đặt lên hàng đầu.
Cách tìm hiểu đó hướng tới đối tượng và mục đích chính yếu của văn học. Vì thế, tìm
hiểu con người trong các tác phẩm văn học, chính là một trong những cách tiếp nhận


đúng đắn giá trị đời sống của con người.
Một khía cạnh hết sức quan trọng có tác động mạnh mẽ đến con người trong xã
hội nói chung và văn học nói riêng đó chính là vấn đề tính dục. Có thể nói, cho dù bị
né tránh và có khi bị hiểu lầm, nhưng rõ ràng vấn đề tính dục vẫn tồn tại cùng với con
người như là một trong những chiều kích quan trọng nhất của cuộc sống. Nó chính là
một trong số những động lực bản năng của con người, là vấn đề khá quan trọng trong
việc tô vẽ những mảng màu đặc sắc của cuộc sống.
Như một giá trị cơ bản, phổ quát và vĩnh cửu trong đời sống của con người,
song, vấn đề tính dục trong xã hội của chúng ta vẫn chưa được đặt ra một cách cấp
thiết đúng với giá trị nhất định của nó. Mươi, mười lăm năm trở lại đây, vấn đề tính dục
đã được biết đến và đã trở thành một đề tài khá hấp dẫn với giới nghiên cứu nói chung
và các nhà nghiên cứu khoa học Văn học nói riêng. Và tất nhiên, vấn đề tính dục khơng
nằm ngồi địa hạt nghiên cứu khoa học, mà nó chính là đối tượng nghiên cứu của khoa
học, trong đó có khoa học Văn học. Với những ý nghĩa như thế, người viết cho rằng đề
tài Tìm hiểu vấn đề tính dục trong tác phẩm Hồng lâu mộng là một trong những đề
tài khá thú vị. Bởi lẽ, Hồng lâu mộng là một tác phẩm hết sức đồ sộ của nền văn học
Trung Hoa và của cả thế giới, nó đã đi cùng với năm tháng, vượt qua không gian của


3
Vạn Lí Trường Thành mà đến với nhân loại, ngày hơm qua, hơm nay và có thể trở
thành một hiện tượng văn học vĩnh cửu. Chính vì thế mà sức hấp dẫn của nó đối với
người đọc thuần thúy nói chung, các nhà khoa học nói riêng thật sự chưa bao giờ vơi
cạn. Trước những những giá trị to lớn, cùng với sự gợi mở quý báu trong việc khám
phá tác phẩm Hồng lâu mộng qua nhiều cơng trình nghiên cứu của tiền nhân, người
viết cảm thấy vấn đề tính dục trong Hồng lâu mộng là một hướng đi thật sự đáng quan
tâm.
Với đề tài của mình, người viết mong muốn được khám phá và kiến giải những
điều liên quan đến vấn đề tính dục trong tác phẩm Hồng lâu mộng. Từ đó, ít nhất
chúng ta có thể nhìn nhận lại giá trị của vấn đề tính dục, vấn đề mà trước đây ta vẫn

ngượng ngùng khi đề cập đến, để vấn đề tính dục và cuộc sống chân chính của chúng
ta không loại trừ nhau mà tồn tại một cách song hành với nhau, làm phong phú lẫn
nhau để cùng hướng đến một mục đích cơ bản là quan tâm hơn, làm đẹp hơn đời sống
con người, góp phần thúc đẩy con người đạt tới một sự phát triển hài hịa ở tất cả mọi
mặt. Ngồi ra, với đề tài Tìm hiểu vấn đề tính dục trong tác phẩm Hồng lâu mộng
người viết cũng hy vọng có thể đặt ra thêm một vài vấn đề mới trong việc tìm hiểu,
nghiên cứu tác phẩm.
II.

Lịch sử vấn đề
a. Lịch sử nghiên cứu Hồng lâu mộng
Tình hình nghiên cứu Hồng lâu mộng trong nước
Hồng lâu mộng được ví là một bộ bách khoa tồn thư của văn học nghệ thuật
nhân loại. Vì thế, việc các nước trên thế giới yêu mến và hăng say tìm hiểu về nó là
điều dễ hiểu, tại Việt Nam đã có khá nhiều bản dịch về Hồng lâu mộng, ngay từ khoảng
những năm đầu của thế kỷ XX Hồng lâu mộng được đăng trên các báo, tạp chí và đã
hấp dẫn một lượng độc giả nhất định.Trong khoảng thời gian này, các cơng trình
nghiên cứu về Hồng lâu mộng chưa nhiều, mở đầu là một số bài của Vương Hồng Sển
trên tờ báo Văn hóa Á Châu, xuất bản năm 1958, trong bài viết, Vương Hồng Sển đã
cho rằng Hồng lâu mộng chính là hịn ngọc q trong kho tàng văn học Trung Quốc.
Từ năm 1960, khi chuyển ra Hà Nội và công tác tại tổ Hán Nôm Viện Văn học,
nhà Hán học Nguyễn Đức Vân là một người có đóng góp nhiều cơng sức vào việc dịch
Hồng lâu mộng. Là một bộ tiểu thuyết hết sức đồ sộ, vì thế việc dịch Hồng lâu mộng


4
không hề đơn giản, theo tác giả Nguyễn Công Lý thì nhóm trưởng của nhóm dịch
Hồng lâu mộng khi ấy là cụ Phó bảng Bùi Kỷ, nhưng khi cơng việc bắt đầu thì cụ Bùi
Kỷ qua đời. Lúc này, Nguyễn Đức Vân đã hầu giúp nhóm dịch, đặc biệt là cơng tác
hiệu đính. Đến năm 1962, tác giả Nguyễn Đức Vân qua bài viết Giá trị bộ tiểu thuyết

Hồng lâu mộng đã đề cập đến những đóng góp cơ bản của tác phẩm Hồng lâu mộng
cho văn học nói chung, đặc biệt là những phương diện về giá trị hiện thực cũng như
tình hình nghiên cứu tác phẩm ở chính đất nước sinh ra nó.
Có thể nói nếu bài viết của Nguyễn Đức Vân như một chất men để đưa Hồng
lâu mộng đến gần với các bạn đọc ở Việt Nam, giúp độc giả Việt có thêm một cái nhìn
tương đối rõ về tác phẩm thì các bài viết về tác phẩm này do một số tác giả như Phạm
Tú Châu, Trần Lê Bảo vào những năm cuối của thế kỷ XX đã giúp người đọc hiểu sâu
hơn nhiều vấn đề về tác phẩm Hồng lâu mộng, đặc biệt là dựa trên những phương diện
như mối quan hệ giữa Hồng lâu mộng và Chu Dịch, sự ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo
giáo trong Hồng lâu mộng….
Trong cuốn Tinh hoa Văn học Trung Quốc do tác giả Hải Nguyễn tuyển chọn và
được Nxb Thanh niên phát hành có nhận định, Hồng lâu mộng “là tồn bộ những đau
thương của cơng tử Tào Tuyết Cần về những ngày vẻ vang và những ngày suy tàn của
gia đình mình, của giai cấp mình”tác giả cũng cho rằng, tác phẩm này “với cái nhìn
khách quan về bản chất ăn chơi, hưởng thụ của giai cấp quý tộc, đặc biệt là quan lại
quý tộc triều nhà Thanh và sự suy tàn của giai cấp ấy”[Hải Nguyễn (2011), Tinh hoa
Văn học Trung Quốc, Nxb Thanh niên, tr. 100] chính là vấn đề mà Tào Tuyết Cần đã
cố gắng xây dựng trên vị thế chủ quan của người trong cuộc cũng như vị thế khách
quan của một chứng nhân.
Ngồi ra, những giáo trình văn học sử có mặt tại Việt Nam đề cập đến Hồng lâu
mộng cũng khá nhiều, có thể kể đến tác giả Trần Xuân Đề với cuốn Tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc, trong cuốn sách, tác giả đã đem đến cho người đọc một cách hiểu cơ bản
về tác phẩm Hồng lâu mộng, đặc biệt là tác giả đã đi sâu vào giới thiệu tính cách, tâm
lý nhân vật Bảo Ngọc, Đại Ngọc và Bảo Thoa, qua đó, tác giả đã phần nào giúp người
đọc hiểu được những vấn đề cơ bản về tư tưởng của tác phẩm. Không dừng lại ở việc
giới thiệu cũng như phân tích các nhân vật trong Hồng lâu mộng, tác giả Nguyễn Khắc
Phi trong Thơ văn cổ Trung Hoa, Mảnh đất quen mà lạ đã đề cập đến vấn đề bút pháp


5

miêu tả nhân vật của Tào tuyết Cần, đặc biệt là bút pháp “Song quản tề hạ”(Hai quản
bút cùng hạ xuống một lần), với cách giới thiệu như thế, tác giả đã giúp độc giả hiểu
sâu sắc hơn về nghệ thuật xây dựng nhân vật qua các cặp song đôi như Giả Bảo Ngọc
và Lâm Đại Ngọc, Tiết Bảo Thoa và Sử Tương Vân, Phượng Thư và Thám Xuân, Tình
Văn và Tập Nhân, … cũng qua đó, tác giả Nguyễn Khắc Phi đã giới thiệu một cách
khái quát về nghệ thuật xây dựng nhân vật theo kiểu như thế trong văn học cổ điển
Trung Quốc.
Bàn về tiểu thuyết đời Minh - Thanh, tác giả Trần Xuân Đề với Tác giả, tác
phẩm Văn học phương Đơng Trung Quốc cũng trình bày một cách hết sức khái quát về
các tác phẩm tiêu biểu trong văn học Trung Quốc đương thời, bên cạnh đó, tác giả cịn
có rất nhiều nhận định khiến độc giả phải nghiền ngẫm và có động lực tìm hiểu tác
phẩm Hồng lâu mộng một cách tỉ mĩ và kỹ càng hơn, qua cuốn sách, tác giả đã giới
thiệu những đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm, từ đó kèm theo những đánh giá hết sức
xác đáng về Hồng lâu mộng. Đúng như nhận định của tác giả Trần Xuân Đề đã viết
trong cuốn sách, rằng “Hồng lâu mộng không những có ảnh hưởng sâu rộng trong xã
hội, mà cịn gây hứng thú mạnh mẽ trong giới nghiên cứu. Trong lịch sử văn học Trung
Quốc, không một bộ tiểu thuyết nào đã gây nhiệt tình cho người nghiên cứu đến
thế…”[Trần Xuân Đề (2000), Tác giả, tác phẩm Văn học phương Đơng Trung Quốc,
Nxb giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh, tr.420]; tác giả Nguyễn Phố cũng đã dịch và giới thiệu
Mạn thuyết Hồng lâu của Trương Khánh Thiện và Lưu Vĩnh Lương, trong cuốn sách,
tác giả đã trình bày những bàn luận khá đặc sắc và chu đáo xoay quanh các thủ pháp
nghệ thuật tiêu biểu của Tào tuyết Cần về việc miêu tả, khắc họa tính cách và xây dựng
nhân vật. Từ đó, tác giả cũng giới thiệu khá kỹ lưỡng về những chi tiết trong Hồng lâu
mộng để chỉ ra đặc điểm của nhân vật một cách tỉ mỉ, đặc sắc.
Với suy nghĩ nếu dịch thuật chỉ dừng lại ở công việc chuyển ngữ với tác phẩm
quy mô như Hồng lâu mộng là một việc làm quá nông cạn, tác giả Đỗ Anh Thơ đã biên
soạn cuốn Trí tuệ Tào Tuyết Cần với mục tiêu là làm thêm công việc chủ khảo, khảo
chứng để đem lại cho độc giả một cái nhìn thấu đáo hơn trong qua trình tiếp cận tác
phẩm Hồng lâu mộng, cuốn sách cũng giới thiệu một cách khái quát về những nghi vấn
xoay quanh tác phẩm Hồng lâu mộng, mở rộng thêm những vấn đề mà các nhà nghiên

cứu thường tranh luận với nhau từ trước đến nay.


6
Trong cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, tác giả Phan
Ngọc đã trình bày quan điểm của mình về Hồng lâu mộng qua sự đối sánh một số vấn
đề xoay quanh tác phẩm Hồng lâu mộng và tác phẩm Truyện Kiều. Tuy nhiên, theo bản
thân người viết, thì, nhận định Hồng lâu mộng với “tình tiết quá nhiều và thừa
thãi”[Phan Ngọc (2010), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb Văn
học, Hà Nội, tr.112] của tác giả Phan Ngọc trong cuốn sách này có phần hơi nặng lời.
Bởi lẽ, mỗi tình tiết mà tác giả của Hồng lâu mộng xây dựng trong tác phẩm đều hết
sức “dày công”và mỗi chi tiết của tác phẩm dù có lặp lại ở một chi tiết nào đó thì vẫn
là điều thú vị trong quá trình tìm hiểu, khám phá của độc giả.
Đúng như lời nhận định của tác giả Đinh Phan Cẩm Vân trong cuốn Tìm hiểu
Hồng lâu mộng rằng, với tác phẩm Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần khơng chỉ là một
tiểu thuyết gia mà ơng cịn là nhà lý luận văn học, nhà nghiên cứu hội họa, âm nhạc tài
ba, tác giả Đinh Phan Cẩm Vân cũng cho rằng nguyên lý mà Tào Tuyết Cần lấy làm
điểm tựa xây dựng nên tác phẩm chính là tạo ra những quan hệ cặp đôi, qua ba chương
của cuốn sách, tác giả đã đem đến cho người đọc một cái nhìn khá hệ thống về hệ
thống cặp đơi các nhân vật, cũng như những điểm tương đồng của tác phẩm Hồng lâu
mộng với một số tác phẩm khác.
Hồng lâu mộng là một tác phẩm hết sức vĩ đại, vì vậy mà ở Việt Nam có rất
nhiều những cơng trình nghiên cứu về nó, ngồi những giáo trình, những cơng trình
nghiên cứu được kể trên đây, chúng ta có thể kể đến một số giáo trình văn học sử như:
Trung Quốc văn học sử do Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh cùng nhiều tác giả biên
soạn; Lịch sử văn học Trung Quốc do Dư Quán Anh chủ biên; Lịch sử văn học Trung
Quốc của Nguyễn Khắc Phi, Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo; Khảo luận tiểu thuyết cổ
điển Trung Hoa của Nguyễn Huy Khánh; Về những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất
Trung Quốc của Trần Xuân Đề; Những kiến thức văn hóa khơng thể khơng biết do Trần
Thị Thanh Liêm và Nguyễn Duy Chinh biên soạn; Bài giảng Văn học Trung Quốc của

tác giả Lương Duy Thứ; Giáo trình Văn học Trung Quốc của Phạm Thị Hảo; Câu
chuyện văn chương phương Đông của tác giả Nhật Chiêu, Danh tác Trung Quốc xưa
và nay của Lê Đình Khẩn…
Bên cạnh đó, cịn có rất nhiều luận văn liên quan đến Hồng lâu mộng như: Sự
tương đồng về thi pháp nhân vật Truyện Kiều và Hồng lâu mộng (1999), Luận văn của


7
tác giả Hà Thanh Vân, Trường Đại học KHXH & Nhân văn, Đại học Quốc gia
TP.HCM; Thực hư trong Hồng Lâu Mộng (2003), Luận văn của tác giả Nguyễn Thị
Diệu Linh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Nhân vật nữ trong Hồng lâu mộng
(2005), Luận văn của tác giả Phan Thị Thu Hiền, Trường Đại học Vinh; Lá số tiền định
của Kim Lăng thập nhị kim thoa trong Hồng lâu mộng (2007), Luận văn của tác giả
Chu Chiêu Linh, Trường ĐHSP.TP HCM; Yếu tố "kỳ”trong Hồng Lâu Mộng (2007),
Luận văn của tác giả Bùi Thị Phương Lan, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Cái
“bi”trong Hồng Lâu Mộng (2007), Luận văn của tác giả Phạm Thị Mỹ Tuyệt, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội; Hồng lâu mộng – sự khởi đầu của tư tưởng và cách viết mới
(2008), Luận văn của tác giả Vũ Thị Thanh Dung, Trường ĐHKHXH & Nhân văn
TP.HCM; Khảo luận thơ từ trong Hồng Lâu Mộng (2012), Luận văn của tác giả
Nguyễn Thanh Diên, Trường Đại học KHXH & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội;
Chi tiết nghệ thuật trong Hồng lâu mộng (2013), Luận văn của tác giả Lưu Thị Hằng,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Biểu tượng vườn và nước trong Hồng lâu mộng
(2014), Luận văn của tác giả Đặng Thị Thu Hiền, Trường ĐHSP.TP HCM …v.v;
Tình hình nghiên cứu Hồng lâu mộng ngoài nước
Từ khi xuất hiện, Hồng lâu mộng đã trở thành đề tài thu hút khá nhiều độc giả,
đồng thời, nó cũng là tác phẩm thơi thúc một cách mãnh liệt các nhà nghiên cứu dấn
thân vào để khám phá nó. Nếu như ban đầu, các nhà nghiên cứu về Hồng lâu mộng chỉ
đưa ra những nhận xét, bình phẩm mang tính sơ bộ, thì sau đó Hồng lâu mộng đã thu
hút được rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu vào những địa hạt khá mới mẻ và sâu sắc,
chính vì thế đã có một ngành chun nghiên cứu về Hồng lâu mộng đó chính là ngành

Hồng học, điều này cho thấy để có một bộ mơn khoa học chuyên nghiên cứu về Hồng
lâu mộng đòi hỏi bản thân tác phẩm phải mang một giá trị hết sức vĩ đại. Như một
minh chứng cho điều đó, theo thời gian, Hồng lâu mộng đã được tìm hiểu, nghiên cứu
khơng chỉ ở bình diện văn học mà đã trở thành đối tượng nghiên cứu của văn hóa, nhân
học, triết học, …
Tại Trung Quốc, khi tác phẩm Hồng lâu mộng mới ra đời, ngay trong giai đoạn lưu
truyền bởi những bản chép tay đã có vơ số người bình điểm, Chi Nghiễn Trai trùng
bình Thạch đầu ký (Chi Nghiễn Trai bình bản) vì thế đã xuất hiện từ rất sớm. Theo tác
giả Lão Phu Tử trong cuốn Lão Phu Tử thuyên giải Hồng lâu mộng do nhà xuất bản


8
Điện ảnh Trung Quốc in năm 2007, thì người phải kể đến đầu tiên là Chi Nghiễn Trai
(脂脂脂) với Chi Nghiễn Trai bình bản (脂脂脂脂脂), phần khảo cứu này của Chi Nghiễn Trai

ra đời gần như song hành với tác phẩm Hồng lâu mộng, cho nên các nhà nghiên cứu tại
Trung Quốc đã đưa ra giả thiết cho rằng Chi Nghiễn Trai chính là chú của Tào Tuyết
Cần, cũng có người cho rằng Chi Nghiễn Trai không phải là chú của Tào Tuyết Cần mà
đó chính là tác giả, cũng có nhiều ý kiến bình điểm, xem Chi Nghiễn Trai là một “hồng
nhan tri kỷ”của Tào Tuyết Cần, mà ngay trong tác phẩm Hồng lâu mộng thì nhân vật
Sử Tương Vân chính là nhân vật được xây dựng từ hình mẫu Chi Nghiễn Trai. Tuy
nhiên, Chi Nghiễn Trai bình bản khơng những được người ta bình rất nhiều lần, mà
ngồi việc đề tên Chi Nghiễn Trai thì cịn rất nhiều các tên khác như Kỳ Hốt, Kỳ Hốt
lão nhân, Tùng Trai, Mai Khê, …
Theo tác giả Khâu Chấn Thanh, thì Du Bình Bá là người đã tập hợp năm bản Chi
bình bản của các sách Chi Nghiễn Trai trùng bình bản (gồm 60 hồi) bản năm Giáp Tuất
(1754) niên hiệu Càn Long, thành một bộ sách gọi tên là Chi Nghiễn Trai Hồng lâu
mộng tập bình, gồm hơn 2000 lời bình, bao gồm cả những lời tổng phê trước hồi, sau
hồi, lời “mi phê”và lời “giáp phê”. Trong Chi Nghiễn Trai Hồng lâu mộng tập bình, tác
giả Du Bình Bá cũng đã khẳng định tài năng của Tào Tuyết Cần trong việc vận dụng

các thủ pháp nghệ thuật, và nhờ những thủ pháp nghệ thuật linh hoạt ấy, đã khiến Hồng
lâu mộng dù có nhiều sự việc, cảnh vật trùng lặp, nhưng “vẫn không hề trùng lặp, mỗi
lần viết là mỗi lần văn chương có thể thức mới mẻ”[Khâu Chấn Thanh (1994), Lý luận
văn học, nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, Nxb giáo dục, Hà Nội, tr. 266].
Ta có thể thấy Hồng lâu mộng từ khi mới ra đời đã tạo nhiều sóng gió và chính
nó đã đem đến sự thơi thúc tìm hiểu, nghiên cứu đối với độc giả nói chung cũng như
các nhà nghiên cứu nói riêng. Đặc biệt, như phần trên đã trình bày, ở Trung Quốc
khơng lâu sau khi Hồng lâu mộng xuất hiện thì mơn khoa học chuyên nghiên cứu về nó
là Hồng học đã ra đời. Các nhà Hồng học chia làm nhiều trường phái khác nhau, phái
thứ nhất cho rằng Hồng lâu mộng chính là câu chuyện tình u, dùng để nói lên sự ẩn
giấu chuyện tình của hồng đế Thuận Trị (Thanh Thế Tổ) với cô đào hát tài sắc tuyệt
vời là Đổng Tiểu Uyên (Đổng Ngạc Phi). Đổng Tiểu Uyên từ nhỏ đã được trời phú cho
nhan sắc hiếm có, lớn lên sắc tài càng làm mê mẩn lịng người, cơ nổi tiếng khắp vùng
đất Tần Hồi, sau đó được vua Thanh Thế Tổ thu nạp vào cung, phong làm quý phi.


9
Sau khi Đổng quý phi chết, Thanh Thế Tổ đau buồn vơ hạn đã rời bỏ trần thế mà xuống
tóc, đi tu. Những người theo quan niệm Hồng lâu mộng là câu chuyện tình yêu ở phái
này, đã dựa vào mấu chốt của chuyện Không Không Đạo Nhân trong hồi đầu tiên của
Hồng lâu mộng từng lấy tên “Tình tăng lục”để thay cho tên “Thạch đầu ký”vì cho rằng
“sắc”là do “khơng”mà ra, cịn “tình”là do “sắc”mà có. Chính “tình”được nhờ “sắc”để
biểu hiện, rồi từ “sắc”lại trở về “khơng”, ngồi ra, phái thứ nhất này đồng thời còn đề
cập đến khá nhiều những Danh vương kĩ nữ đương thời. Tiêu biểu cho trường phái này
là Vương Mộng Nguyễn và Thẩm Bình Am với Hồng lâu mộng tỏa ẩn.
Không cho Hồng lâu mộng là câu chuyện tình yêu như quan điểm của phái thứ
nhất, phái thứ hai quan niệm tác phẩm Hồng lâu mộng là tiểu thuyết chính trị của triều
Khang Hy nhà Thanh, họ xem xét, phân tích và đã đồng ý với quan điểm, Hồng lâu
mộng là một bộ tiểu thuyết chính trị, ẩn chứa trong tác phẩm là sự “thương nỗi vong
quốc”nhà Minh và vạch ra những điều sai trái của nhà Thanh. Họ còn chỉ ra rằng

“Thập nhị kim thoa”trong Hồng lâu mộng chính là các văn nhân Hán tộc nổi tiếng cịn
đàn ơng là những người Mãn. Những người thuộc trường phái này quan niệm Giả Bảo
Ngọc là tái tử Dận Chân, tiêu biểu cho trường phái này là Thái Nguyên Bồi với cuốn
sách Thạch đầu ký tỏa ẩn, ngoài ra, cũng cho Hồng lâu mộng là một tiểu thuyết lịch sử
chính trị cịn có quan điểm “Minh Thanh hưng vong sử”của Đặng Cuồng Nhân, với tác
phẩm Hồng lâu mộng thích chân xuất bản năm 1919 (năm Dân quốc thứ 8).
Phái thứ ba trong Hồng học với đại diện tiêu biểu là Hồ Thích và Du Bình Bá
thì xem Hồng lâu mộng là “Truyện tự thuật”của Tào Tuyết Cần, đặc biệt những người
thuộc trường phái cùng quan điểm xem Hồng lâu mộng là từ truyện đương thời đã có
sự đấu tranh hết sức gay gắt với phái “tỏa ẩn”.
Phái thứ tư không xem Hồng lâu mộng đơn thuần là “Truyện tự thuật”, mà đã
dựa vào việc Hồng lâu mộng đã từng có tên gọi là Phong nguyệt bảo giám (Tấm gương
dùng để soi trăng gió), một mặt ám chỉ cho độc giả biết trong tác phẩm ngoài nội dung
chính diện là một bộ tiểu thuyết, thì nó cịn có “nội dung phản diện”- mặt sau của nó
theo những người thuộc trường phái này cho rằng đó là một sự ẩn giấu lịch sử Tào
Thiên Hựu (Tào Tuyết Cần) cùng với người tình của mình là Hồng q phi (Trúc
Hưng Ngọc), họ cho rằng Tào Tuyết Cần và Hoàng quý phi âm mưu dùng đơn sa để
hại chết Ung Chính, đại diện cho phái này là Hoắc Quốc Linh, Hoắc Kỷ Bình và Hoắc


10
Lực Quân với tác phẩm tiêu biểu là Hồng lâu giải mộng do nhà xuất bản Văn học
Trung Quốc xuất bản năm 1995. Những người theo phái này chủ yếu là đi tìm những
chứng cớ theo quan điểm riêng của họ, cũng như đã đối chiếu một cách khá máy móc,
vì vậy có phần khập khiễng. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu của Trung Quốc, thì
phái thứ tư “cũng có giá trị tồn tại là một nhánh của việc nghiên cứu Hồng học về mặt
nghệ thuật sáng tác văn chương nghiên cứu Hồng lâu mộng, nhất là về mặt thủ pháp hư
thực ẩn hiện cũng có giá trị tham khảo”[Theo cuốn sách Những kiến thức Văn hóa
khơng thể khơng biết tập 1 của tác giả Trần Thị Thanh Liêm và Nguyễn Duy Chinh
(2010), Nxb Lao động – Xã hội, tr.30].

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc cũng chia ra nhiều khuynh hướng
khác nhau trong nghiên cứu về tác phẩm Hồng lâu mộng và những người thuộc các
khuynh hướng nghiên cứu ấy thường vẫn thường tranh luận hết sức gay gắt. Trong số
đó, có thể nêu lên bốn khuynh hướng nghiên cứu Hồng lâu mộng cụ thể như sau:
Phái bình thuyết ( 脂脂脂 ) tức nghiên cứu tác phẩm Hồng lâu mộng theo hướng
phân tích bình luận tư tưởng chủ đạo trong tác phẩm cũng như phân tích những giá trị
đặc sắc nghệ thuật diễn tả tâm lý xã hội. Đại diện cho phái bình thuyết là Chu Xuân (脂
脂), Từ Phượng Nghi(脂脂脂), …
Phái tố ẩn (脂脂) tìm hiểu Hồng lâu mộng theo hướng phân tích những ẩn ý của
tác giả, theo kiểu tìm hiểu cách đặt tên nhân vật trong Hồng lâu mộng của Tào Tuyết
Cần. Đại diện cho phái này là Vương Mộng Nguyễn(脂脂脂), Thái Nguyên Bồi(脂脂脂), …
Phái khảo chứng (脂脂) sưu tầm tư liệu để chứng minh cho giả thuyết của mình,
họ đặt ra những giả thuyết khác nhau, từ đó tập hợp những minh chứng để khẳng định
giả thuyết đó. Đại diện cho phái này có nhiều tác giả nổi tiếng như Hồ Thích ( 脂脂), Du
Bình Bá(脂脂脂), Chu Nhữ Xương(脂脂脂), …
Phái tư tưởng văn học (脂脂脂脂), các học giả thuộc phái này tiếp cận nghiên cưu
tác phẩm Hồng lâu mộng theo hướng bỏ qua lối khảo sát tầm nguyên mà đi sâu vào giá
trị tư tưởng văn học nghệ thuật của tác phẩm.
Năm 1917, hàng loạt những tác giả lên tiếng đòi cải cách văn học, có thể kể đến
tác giả Hồ Thích với bài viết “Đề nghị sơ khởi về cải cách Văn học”được đăng trên tờ
báo Tân Thanh Niên với đề xuất dùng văn bạch thoại. Cùng lúc đó, vào tháng 1 năm
1917, tác giả Bao Thiên Tiếu tên thật là Thanh Trụ, tự Lãng Tôn, người Ngô Huyện,


11
tỉnh Giang Tô cũng cho đăng trên tờ Tiểu Thuyết Họa Báo số 1, với nội dung “Tiểu
thuyết lấy văn bạch thoại làm chính, cho nên tạp chí của chúng tơi cũng dùng văn bạch
thoại, để cho người có học cũng như người bình dân đều có thể thưởng thức chung,
phàm là học sinh con nhà có tiền cũng như công nhân trong giới doanh nghiệp, ai ai
cũng đọc được cả”[Vương Văn Anh (2005) (Phạm Công Đạt dịch), Văn học hiện đại Trung Quốc

nhìn từ Thượng Hải, Nxb Văn học, Tp HCM, tr, 172]. Có thể nói, những yếu tố đó chính là một

trong những động lực của việc đổi thay Cổ văn bằng Bạch thoại trong cuộc vận động
Ngũ tứ ở Trung Quốc được tiến hành do các trí thức Tây học. Thái Nguyên Bồi là viện
trưởng Đại học Bắc Kinh bấy giờ, tôn trọng tư tưởng ấy, ông là người đã cổ xúy mạnh
mẽ cho phong trào này, một trong số những người được Thái Nguyên Bồi ủng hộ và
mời vào làm giáo sư giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh lúc bấy giờ là Hồ Thích. Như đã
nói ở trên, tác giả Hồ Thích chính là một trong những trí thức có ý muốn dùng Bạch
thoại để “bước đầu cải lương Văn học”, đây cũng chính là một trong số các nhà nghiên
cứu hết sức quan tâm đến tác phẩm Hồng lâu mộng. Theo Lâm Ngữ Đường, tác giả Hồ
Thích chính là người đã khảo chứng và xác tín Hồng lâu mộng là tác phẩm của Tào
Tuyết Cần, và Tào Tuyết Cần là “một nhà văn vĩ đại bậc nhất, nếu không là vĩ đại
nhất, về bạch thoại Trung Hoa”[Lâm Ngữ Đường (1994), Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa,
Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội, tr. 154].

Có thể nói, một trong số những nhà nghiên cứu về Hồng lâu mộng ngoài những
tác giả mà chúng ta đã kể ở trên, thì Lâm Ngữ Đường là một tên tuổi mà khơng thể
khơng nhắc đến khi tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu tác phẩm Hồng lâu mộng, trong
“Nhân sinh quan và thơ văn Trung quốc”tác giả đã nhận định rằng “Hồng lâu mộng là
một tác phẩm, bất hủ của nhân loại, vì nhân vật tả rất khéo, nhân tình thâm thiết mà
phong phú, văn chương tơ chuốt, tình tiết tự nhiên mà bi thảm” [Lâm Ngữ Đường (1994),
Nguyễn Hiến Lê (dịch) Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội, tr.
160], về việc chọn cho mình một nhân vật để “yêu thích nhất”, tác giả Lâm Ngữ Đường

đã chọn Thám Xuân vì tác giả cho rằng “nàng gồm đủ những đức hạnh của Đại Ngọc
và Bảo Thoa, sau tìm được hạnh phúc trong hôn nhân và thành một người vợ kiểu
mẫu”[Lâm Ngữ Đường (1994), Nguyễn Hiến Lê (dịch) Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa, Nxb
Văn hóa thơng tin, Hà Nội, tr.163].



12
Cách tiếp cận nghiên cứu Hồng lâu mộng, sau đó, đã xuất hiện một số hướng
mới, các nhà nghiên cứu bắt đầu phân tích sâu hơn các nhân vật chính trong tác phẩm
Hồng lâu mộng, đặc biệt là các nhân vật nữ chính như Phượng Thư, Bảo thoa, Đại
Ngọc…thể hiện cách nhìn sâu sắc hơn về những hình tượng nhân vật trong tác phẩm
Hồng lâu mộng.
Năm 1980, Tại Cáp Nhĩ Tân Trung Quốc, Hội thảo Hồng lâu mộng với quy mơ
tồn Trung Hoa được diễn ra, qua hội thảo này, Hội Hồng lâu mộng học Trung Quốc
cũng đã chính thức được thành lập. Đến khoảng những năm 1980 – 1981 về sau, với sự
thay đổi nhanh chóng trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, các nhà nghiên
cứu Hồng lâu mộng đã vận dụng những lý thuyết phương Tây để đưa ra khám phá, soi
chiếu và nghiên cứu tác phẩm, đồng thời đã phát hiện nhiều những ý nghĩa khác nhau,
rất phong phú và đa dạng của tác phẩm. Dựa trên quan điểm của phê bình văn học chủ
nghĩa nữ quyền, tác giả Nhiêu Đạo Khánh qua 脂脂脂脂脂脂脂脂脂脂脂脂脂脂脂脂脂脂 Hồng lâu
mộng dữ nữ tính chủ nghĩa văn học phê bình dẫn luận đăng trên Ơn Châu Sư phạm học
viện học báo số ra tháng 6 năm 2005, đã khẳng định tư tưởng tiến bộ của nhà văn Tào
Tuyết Cần, đặc biệt tác giả Nhiêu Đạo Khánh còn cho rằng tác phẩm Hồng lâu mộng
của Tào Tuyết Cần với tư tưởng xây dựng “người phụ nữ mới”, “người phụ nữ được
thờ phượng”đã đưa tác phẩm của ông vượt xa hơn so với những tác phẩm văn học
Trung Quốc đương thời, cũng trong phần viết của mình tác giả Nhiêu Đạo Khánh cho
rằng cách xây dựng các hình tượng nhân vật nữ trong Hồng lâu mộng hết sức mới mẻ
so với với Tam Quốc Chí, Thủy Hử, Tây Du Ký và Kim Bình Mai, bởi lẽ khi đến với
Hồng lâu mộng độc giả đã thấy xuất những người phụ nữ bằng da bằng thịt, là con
người hoàn chỉnh, gần gũi thay cho sự hiện diện của nữ giới trong hai thái cực là ma
quỷ hay thần tiên mà các tác giả khác đã viết trước đó. Tác giả Vương Phú Bằng, Tạ
Chân Ngun đứng dưới góc nhìn nữ tính đã bàn về thái độ sùng văn hóa tính nữ của
tác giả họ Tào, cũng ở vấn đề này, tác giả Hà Hồng Mai và tác giả Đỗ Qúy Thần đã cho
ra đời một chuyên luận Hồng lâu mộng nữ tính, để khảo sát và làm rõ tính cách nữ giới
trong tác phẩm Hồng lâu mộng, cũng qua chuyên luận này, họ đã lý giải tính cách của
các nhân vật nữ trong Hồng lâu mộng một cách hết sức độc đáo.

Tháng 10 năm 1982, phân hội Giang Tô đã cho xuất bản một ấn phẩm nghiên
cứu về Hồng lâu mộng trong Tư liệu tham khảo nghiên cứu Hồng lâu mộng là Kết quả


13
10 năm gian khổ hiệu đính chỉnh lí văn bản Hồng lâu mộng của Phan Trọng Quy. Năm
1983, Hồ sơ mới phát hiện về gia thế Tào tuyết Cần cũng được công bố trong ấn phẩm
ấy của Phân hội Giang Tô.
Tháng 6 năm 1986, tại Cáp Nhĩ Tân đã mở Hội thảo quốc tế và liên hoan nghệ
thuật về Hồng lâu mộng. Không lâu sau, Viện nghiên cứu nghệ thuật Trung Quốc cũng
đã thành lập Sở nghiên cứu Hồng lâu mộng. Cùng với sự phát triển Hồng học, hàng
loạt những tạp chí đăng tải về các cơng trình nghiên cứu Hồng lâu mộng xuất hiện một
cách rầm rộ, trong số đó có thể kể đến tạp chí Hồng lâu mộng học san do Vương Triều
Văn, Phùng Kì Dung, Lý Hi Phàm chủ biên, tạp chí này cứ mỗi quý cho xuất bản 1 lần.
Tạp chí thứ hai cũng khá nổi tiếng trong đăng tải các nghiên cứu về tác phẩm Hồng lâu
mộng do Sở Nghiên cứu văn học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đảm nhiệm
có tên Hồng lâu mộng nghiên cứu tập san. Cả hai tạp chí ấy, đều là những tạp chí ln
được giới Hồng học theo dõi và gửi các bài nghiên cứu, nhờ vậy sức lan tỏa của Hồng
lâu mộng ngày càng rộng lớn và đóng một vai trị hết sức quan trọng trong nghiên cứu
khoa học Văn học của xã hội Trung Quốc bấy giờ.
Năm 1998, cuốn sách Văn học Trung Quốc của tác giả Trịnh Ân Ba và Trịnh
Thu Lôi được xuất bản bởi Nhà xuất bản Văn hóa Trung Quốc đã giới thiệu một cách
có hệ thống các thể loại văn học Trung Quốc nói chung, tiểu thuyết Minh – Thanh nói
riêng, trong cuốn sách, hai tác giả Trịnh Ân Ba và Trịnh Thu Lôi cũng nhận định về
những giá trị cơ bản của tác phẩm Hồng lâu mộng, đồng thời họ còn nhận định về sự
ảnh hưởng của tác phẩm Hồng lâu mộng đối với những sáng tác của các thế hệ sau nó,
đặc biệt hơn cả là ở lĩnh vực như “thơ, từ, hý khúc, hội họa, kiến trúc, vườn tược”, …
Năm 2002, nhà xuất bản Thượng Hải Xã hội Khoa học Viện xuất bản xã đã xuất
bản công trình nghiên cứu The Two Worlds of Hung-lou-meng (Hai thế giới trong Hồng
lâu mộng) của tác giả Yu Yingshi, đây là một cơng trình được giới nghiên cứu đánh giá

rất cao. Hầu hết những vấn đề được đề cập trong cơng trình này là vấn đề về những thế
giới bên trong và thế giới bên ngoài của Đại Quan viên, từ đó tác giả Yu Yingshi đã
xem xét sự đối lập giữa cái thanh sạch với cái nhơ bẩn trong hai thế giới ấy như là
những yếu tố cơ bản được tác giả của Hồng lâu mộng làm nền tảng để xây dựng tác
phẩm một cách hết sức độc đáo. Có thể nói, khơng dừng lại ở đó, Hồng lâu mộng đã


14
trở thành một hiện tượng văn học được nhân loại hết sức được quan tâm, nó cũng trở
thành đối tượng nghiên cứu độc đáo của các học giả trên thế giới.
Ở phương Tây, việc dịch và nghiên cứu Hồng lâu mộng cũng được diễn ra một
cách hết sức phong phú, có thể kể đến các bản dịch như Red Chamber Dream của B.S.
Bonsall, Le rêve dans le pavillon rouge của Gallimard và nhiều những bản dịch nổi
tiếng khác. Có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về Hồng lâu mộng, bàn về những sự
ẩn giấu trong tác phẩm Hồng lâu mộng, năm 1975 tác giả Lucien Miller đã xuất bản
cuốn Masks of Fiction in a Dream of the Red Chamber: Myth, Mimesis and Persona
(Sự ẩn giấu trong nét hư cấu của Hồng lâu mộng: thần thoại, bắt chước và chủ nghĩa cá
nhân), trong cuốn sách, tác giả Lucien Miller đã bàn về sự thành công của Tào Tuyết
Cần qua việc lồng ghép câu chuyện của mình bằng những ẩn ý đằng sau câu chữ, cũng
như vai trò hết sức quan trọng của sự hư cấu, thần thoại được soi rọi dưới lăng kính
nghệ thuật mới mẻ mang dấu ấn cá nhân của Tào Tuyết Cần.
Đại học Wisconsin của Mĩ đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu Hồng lâu mộng từ
tháng 2 năm 1980, trong hội thảo này có rất nhiều những bài tham luận được các nhà
nghiên cứu trình bày, đã đem đến cho giới nghiên cứu về Hồng lâu mộng những hướng
đi mới.
Năm 1988, tác giả Angelina Chun-chu Yee với cuốn Sympathy, counterpoise and
symbolism: aspects of structure in Dream of Red Chamber (Sự cảm thông, thăng bằng
và chủ nghĩa tượng trưng: những khía cạnh trong cấu trúc của Hồng Lâu Mộng) đã
đem đến cho độc giả thêm những cách hiểu mới về Hồng lâu mộng, đặc biệt là những
kiến giải về các yếu tố cơ bản và độc đáo trong cấu trúc của Hồng lâu mộng để tác

phẩm này có thể trở thành một kỳ thư xuất sắc trên nền văn học cổ điển Trung Quốc
nói riêng và thế giới nói chung.
Ngồi ra, cịn có thể kể đến tác giả Louise P. Edwards, với cuốn Men and
Women in Qing China: Gender in The Red Cham ber Dream được xuất bản năm 1994,
cuốn sách gồm 9 chương và mỗi chương là một sự lý giải, phân tích khái quát về tác
phẩm Hồng lâu mộng. Tác giả Louise P. Edwards đã chọn năm 1949 làm cột mốc để
trình bày những nghiên cứu theo quan điểm của các nhà Hồng học. Đặc biệt, xoay
quanh cuốn sách Men and Women in Qing China: Gender in The Red Cham ber Dream
(Đàn ông và phụ nữ triều đại Thanh, Trung Quốc: Vấn đề giới tính trong Hồng lâu


15
mộng), Louise P. Edwards đã phối hợp với những công trình nghiên cứu trước đó cũng
như những dữ liệu lịch sử của Trung Quốc để trình bày một cách hết sức phong phú về
các nội dung liên quan đến tình dục lưỡng tính, thiên tính làm mẹ, cũng như những vấn
đề về giới tính dưới sự soi rọi của của lý thuyết phê bình văn học nữ quyền nói chung
và những ứng dụng lý thuyết nữ quyền ở Châu Á nói riêng.
Xem xét tác phẩm Hồng lâu mộng với cách nhìn khá mới mẻ, xoay quanh cuộc
hành trình giác ngộ của nhân vật, năm 2004, tác giả Qiancheng Li đã trình bày những
quan niệm của mình qua cuốn sách Fictions of enlightenment: Journey to the West,
Tower of Myriad Mirrors, and Dream of the Red Chamber (Viễn tưởng về sự giác ngộ:
Tây Du, Tháp của những chiếc gương và Hồng lâu mộng). Với vấn đề mà Qiancheng
Li đã đặt ra ở đây, sự giác ngộ được hình thành qua việc các tác giả của Journey to the
West, Tower of Myriad Mirrors và Dream of the Red Chamber tìm cách chuyển đổi các
khái niệm Phật giáo thành những cấu trúc tường thuật trong tác phẩm của mình. Cũng
qua cuốn sách này, Qiancheng Li cũng đã đặt cho các tác phẩm trên, trong đó có Hồng
lâu mộng một cái tên cụ thể là tiểu thuyết của sự giác ngộ.
Bên cạnh đó, cịn có thể kể đến tác giả Kam Ming Wong với cuốn The narrative
art of red chamber dream (Hung lou meng), xuất bản năm 1979; Themes of Dream of
the Red Chamber: a comparative interpretation của Hsin-cheng Chuang xuất bản năm

1985; Archetype and allegory in the Hung-lou meng của Andrew Plaks, xuất bản năm
1985; … cũng như các nghiên cứu về tác phẩm Hồng lâu mộng của các tác giả Joly, H.
Bencraft, Giles, Herbert; Lucien M. Miller;… Nhìn chung, dù nghiên cứu theo hướng
nào, cách thức ra sao, thì các cơng trình nghiên cứu về Hồng lâu mộng ở phương Tây
hầu hết đều khẳng định rằng Hồng lâu mộng (cịn có tên Thạch đầu ký) là kiệt tác vĩ
đại nhất của tiểu thuyết Minh Thanh Trung Quốc, nó có sự ảnh hưởng sâu sắc trong sự
vận động và phát triển của văn học sau này (Dream of the Red Chamber, or The Story
of the Stone, is the greatest masterpiece of Chinese classical novels of the Ming and
Qing dynasties. It has the most profound influence on later generations in literature 1 ).
b. Lịch sử nghiên cứu vấn đề tính dục
Tính dục chính là thuộc tính vốn có, là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người. Hay
nói cách khác, tính dục là tổng thể của con người, bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng
1 Dẫn theo Uchinavisa.com


16
của mỗi con người, nó khơng chỉ phản ánh tính cách con người, không chỉ là bản chất
sinh dục mà nó cịn được xem như là một sự tổng hịa của chỉnh thể, những yếu tố sinh
học, tâm lý, xã hội, tinh thần cũng như các khía cạnh văn hóa của đời sống. Có lẽ vì thế
mà những trường nghĩa liên quan đến tính dục như: giới tính, tục, dâm, tình dục, ái
tình… đã xuất hiện và ngày càng phong phú, đa dạng. Nhưng suy cho cùng, tính dục
vẫn là một phạm vi rộng lớn mà từ trước đến nay, con người hình như vẫn cịn cảm
thấy chưa rõ ràng, vẫn còn lúng túng trên phương diện ấy.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tên gọi Sexology được sử dụng để chỉ khoa học
tính dục, cũng có thể hiểu nó là khoa học về giới là những thuật ngữ được đưa ra đầu
tiên bởi những người Anglo-Saxons, ban đầu họ đưa ra những vấn đề này với ý nghĩa
trình bày một số vấn đề về chứng bệnh như bất lực (Impuissance) ở nam giới, chứng
lãnh cảm (frigidité) ở nữ giới cũng như những rối loạn khác liên quan đến tính dục.
Đã có rất nhiều những nhà khoa học có suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề tính dục
người (sexualité hunnaine) ln đi tìm lời giải đáp vì sao con người ta lại thường rất

ngại ngùng khi đề cập tới vấn đề tính dục, thậm chí có sự ngại ngùng ấy trở thành
những mặc cảm tội lỗi về bản năng tính dục của bản thân, họ thường đặt tính dục dưới
vấn đề đạo đức để kìm hãm sự phát triển của nó. Tìm hiểu về vấn đề này, tác giả Đào
Xuân Dũng đã nhận định “Nền văn minh phương Tây đã có công làm nảy nở những tư
tưởng khoa học, nhưng cũng là nền văn minh chịu ảnh hưởng tư tưởng khổ hạnh của
đạo Cơ đốc, một hệ thống tôn giáo điển hình của khu vực Trung đơng với những cấm
đốn nghiệt ngã về đạo đức đề cao sự hi sinh của phần xác để cứu lấy phần hồn”[1617]. Đạo Cơ đốc đã đề cao sự diệt dục, đó là một quan niệm xem thường những nhu
cầu của thể xác, chủ trương lấy phần hồn làm trọng. Chủ trương đó buộc con người ta
nằm trong vòng cương tỏa của Chúa, cổ xúy họ bước vào lãnh địa của Giáo phận, và
những điều tốt đẹp trong bản năng của con người dần dần bị khai trừ. Với những quan
niệm như thế, người ta buộc phải đặt ra câu hỏi hạnh phúc trong cuộc sống này của con
người là cái gì? Hàng loạt những vấn đề bức xúc, đặc biệt là nạn dịch Hysterie cũng
như những căn bệnh rối loạn thần kinh chức năng khác, căn bệnh mà chính Freud đã
nói trong tờ báo Wiener medizinische Wochenschirft2 rằng, Charcot đã phải dùng
2 Dẫn theo Căn bệnh Hysterie và sự thôi miên, />
633398803175468750/FREUD-cuoc-doi-va-su-nghiep/Can-benh-Hysterie-va-su-thoi-mien.htm


17
“phẩm giá”của bản thân để đổi lại việc nghiên cứu về những căn bệnh này. Và có lẽ
chính những mong muốn “thiết lập những chuẩn mực khoa học về tính dục để phản bác
lại những luật lệ, đạo đức của tôn giáo và để làm cơ sở cho việc chữa bệnh”mà Freud
được các nhà khoa học nhận định rằng “Freud là người đầu tiên nêu lên những khái
niệm về toàn bộ những hiện tượng thuộc về tính dục người”[18, Đào Xuân Dũng].
Trong lịch sử nghiên cứu vấn đề tính dục khơng thể khơng kể đến Ba tiểu luận về
thuyết tính dục, lần xuất bản đầu tiên vào năm 1905 bằng tiếng Đức của Freud. Trong
tác phẩm này, tác giả đã đề cập khá nhiều về những vấn đề liên quan đến tính dục, đặc
biệt là những nhiễu tâm, tà dâm và các khía cạnh liên quan đến tính dục trẻ em. Cũng
trong phần viết của mình, tác giả đã mở đường cho một quan niệm mở rộng về tính
dục: “Đối với cái liên quan đến sự mở rộng ý tưởng về tính dục mà chúng tơi đưa ra,

…ý tưởng về tính dục được mở rộng hơn lại gần gũi biết bao với bản năng sống (Eros)
của Platon thánh thiện”[Sigmund Freud (2006), Ba tiểu luận về thuyết tính dục, Nxb
Thế giới, tr. 7]. Ngồi ra, trong cuốn sách cịn phân chia một cách hết sức khái quát
những vấn đề khá lí thú như: những lệch lạc tính dục, vấn đề kích động tính dục …Bên
cạnh đó, vào năm 1914, S. Freud cũng đã công bố tác phẩm “Vật tổ và cấm kỵ”, trong
tác phẩm này, tác giả đã chia thành bốn tiểu luận nhỏ, và phần tiểu luận đầu tiên,
S.Fereud đã đưa ra vấn đề “Nỗi sợ loạn luân”, ở phần này, tác giả cho rằng loạn luân là
một điều mà tất cả các cư dân nguyên thủy rất sợ hãi, họ cho đó là điều cấm kỵ nhất, vì
vậy mà họ đã đưa ra tục ngoại hôn (Exogamy), với “nỗi sợ”này, đàn ông và đàn bà
trong thị tộc phải đi tìm đối tượng quan hệ tính dục với mình ở một thị tộc khác. Trong
tác phẩm “Vật tổ và cấm kỵ”, S.Freud cũng cho rằng ở đâu có tục tơtem (totemism)
(vật tổ) thì ở đó có luật cấm những liên hệ tính dục giữa những người cùng thờ tơtem
ấy. Rải rác trong tồn bộ tác phẩm, có khá nhiều những vấn đề liên quan đến vấn đề
tính dục.
Năm 1938, trong cuốn Sách giản yếu về phân tâm học, Freud cũng đã khẳng định
lại những điều trước đó ơng đã nhận định, với ơng, “cái từ tính dục dựa vào một tổng
thể những hoạt động hết sức nhân bản không phải lúc nào cũng liên quan đến việc sử
dụng các bộ phận sinh dục”[Sigmund Freud (2006), Ba tiểu luận về thuyết tính dục,
Nxb Thế giới, tr. 7].


18
Khi nghiên cứu về vấn đề tính dục, tác giả Giuseppe Tucci của Lussititut italien
pour de Moyen et l’Extrême-Orient à Rome đã đề cập đến các mối quan hệ tính dục
ngồi việc thể hiện những cao trào của khối lạc thì người ta cịn đặt vào nó khơng ít
những quan niệm vũ trụ luận và “trong một nghi thức riêng đã làm khỏe lại bằng
những sức mạnh của tự nhiên, đảm bảo sự màu mỡ của đất đai và để tránh những thảm
họa cằn cỗi cũng như cái chết”[S.Freud – C.G.Jung – G.Bachelard – G.Tucci –
V.Dundes (2000), Phân tâm học và Văn hóa nghệ thuật, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà
Nội, tr.304].

Trong cuốn Thế giới tính dục (The Word of Sex), tác giả Henry Miller đã chia độc
giả của mình thành hai nhóm, một nhóm gồm có những độc giả “địi hỏi sự bài xích
hoặc ghê tởm bởi cái phân lượng phong phú của tính dục, và một nhóm khác thì lại
thích thú nhận rằng trong các yếu tố của những hình thức này như một nguyên tố lớn
lao”[Henry Miller (2008), Thế giới tính dục, Nxb Văn hóa Sài Gịn, tr.5]. Cũng trong
nghiên cứu của mình, H. Miller đã nhấn mạnh phần tính dục ngự trị trong cuộc sống
của mọi người có sự khác biệt rất lớn đối với cá nhân. Cuốn sách đã đưa ra nhiều kiến
giải cũng như quan niệm của tác giả về thế giới tính dục, tác giả đã xem xét tính dục
với những khía cạnh khác của cuộc sống, đối với tác giả “tính dục là sự hiểu biết tuyệt
nhất, trong thế giới phi tín ngưỡng, trong thế giới nguyên thủy, và trong thế giới của
những tơn giáo”[Henry Miller (2008), Thế giới tính dục, Nxb Văn hóa Sài Gịn, tr.68].
Khi bàn về hoạt động tính dục thuần túy sinh học, với cuốn Con người không thể
đoán trước, tác giả André Bouguinon, nhà Nhân học Pháp cũng nhắc lại những điều
mà nhiều nhà nghiên cứu về tính dục đã viết “ở con người, chức năng sinh đẻ có khả
năng tách rời với hoạt động tính dục”điều này cho thấy, hoạt động tính dục thuần túy
sinh học ở con người cũng khác so với động vật, nếu ở động vật, hoạt động tính dục
“chỉ được thực hiện theo chu kỳ sinh đẻ” thì con người khơng như thế, nghĩa là hoạt
động tính dục của con người có thể thực hiện ngồi chu kỳ sinh đẻ và khơng chịu sự
chi phối của chu kỳ này.
Cũng nghiên cứu về vấn đề tính dục, Hồnh Sơn Hồng Sĩ Qúy trong cuốn Tính
dục nhìn theo phương Đơng đã trình bày về nguồn gốc và bản chất của giới tính, tác
giả Hồng Sĩ Qúy cho rằng “Sự trưởng thành của con người cũng đồng thời là sự hồn
thiện giới tính nơi nó”, từ đó tác giả cũng đã lý giải về vấn đề tính dục nơi cá thể và


19
siêu cá thể, tác giả cũng đưa ra những nguyên lý quen thuộc để lý giải về vấn đề tính
dục…
Khi bàn về tầm quan trọng của tính dục, tác giả Thái hư Đỗ Tất Hùng đã trình bày
vai trị to lớn của tính dục đối với đời sống của con người, ơng nhận định “tính dục vốn

nằm trong bản năng của con người, là thứ không thể thiếu được trong hoạt động sinh
mệnh”[Đào Xuân Dũng, tr. 433]; tác giả Đào Hoàng Cảnh trong Dưỡng sinh diên
mệnh lục đã cho rằng, tính dục gồm hai mặt cơ bản là mặt lợi và mặt hại, cũng như
“thủy”và “hỏa”, nếu biết sử dụng có thể dưỡng sinh, khơng biết sử dụng sẽ rất có hại
cho cơ thể, thậm chí có thể gây chết người (phòng trung chi sự năng sinh nhân, năng
sát nhân, thí chi thủy hỏa, tri dụng chi giả khả dĩ dưỡng sinh, bất năng dụng chi giả
lập khả dĩ tử hĩ) [Đào Xuân Dũng, tr. 433].
Có thể nói, vấn đề tính dục là một trong những vấn đề hết sức cấp thiết, đáng để
chúng ta lưu tâm trong cuộc sống ngày nay. Vai trị quan trọng của nó đã được viết
thành những bộ sách hết sức đồ sộ, mà cho đến nay vẫn cịn là những cơng trình quan
trọng để chúng ta khảo cứu và tìm hiểu.
Từ xa xưa, trong sách Hán Thư đã liệt kê ra một cách cẩn thận 8 bộ sách lớn, gồm
186 quyển đã lưu hành về hệ thống lí luận thời đó bao gồm tất cả các lĩnh vực tâm, sinh
lý và bệnh lý trong những mối quan hệ tính dục đặc biệt là dưỡng sinh được gọi là
“Phòng trung thuật”như: Dung Thành Âm Đạo; Vụ Thành Từ Âm Đạo; Nghiêu Thuấn
Âm Đạo; Thang Bàn Canh Âm Đạo; Thiên Lão Tạp Tử Âm Đạo; Thiên Nhất Âm Đạo;
Hoàng Đế Tam Vương Dưỡng Dương Phương; Tam Gia Nội Phịng Hữu Tử Phương.
Ngồi ra, hàng loạt các cuốn sách như Nội Kinh (Bộ sách kinh điển của Đơng y học);
Tố Nữ Kinh; Ngọc phịng chỉ yếu (các chỉ dẫn chính yếu ở chốn phịng the - phịng
ngọc); Ngọc phịng bí quyết (Các bí quyết ở nơi phịng the – phịng ngọc);…những
cuốn sách ấy, có thể xem như là một bước đầu trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu
vấn đề tính dục ở phương Đơng.
Khi nghiên cứu về vấn đề tính dục trong văn học, tác giả Vương Trí Nhàn đã
“khơng hồn tồn chấp nhận mọi thứ văn chương tính dục như nó đã có và cịn có thể
có”, nhưng rõ ràng tác giả cũng đã khẳng định “Bản năng con người … Sex …ám ảnh
tính dục … ở nước nào cũng vậy, các nhà văn vốn dành cho đề tài này một sự ưu đãi
đáng kể”…qua bài viết Văn học Sex: Chấp nhận để tìm cách đổi khác đã thể hiện


20

những quan điểm khá mới mẻ về vấn đề tính dục trong văn học. Tác giả khơng cổ súy
nó một cách cực đoan, song cũng xem nó là một luồng gió mới và cho đó là “khao khát
tự do”của con người.
Trong tạp chí Sơng Hương số 236, tháng 10 năm 2008, tác giả Tuấn Anh với bài
viết “Mỹ học tính dục và cuộc phiêu lưu giải phóng thiên tính nữ trong văn học nghệ
thuật”đã đem đến cho người đọc những luận giải cụ thể về vấn đề tính dục, ở đó, người
đọc có thể hiểu thêm một số đặc điểm của vấn đề tính dục trong thời hiện đại. Đặc biệt
là về sự giải phóng thiên tính nữ trong mỹ học tính dục. Qua bài viết, tác giả cũng đã
đề cập một cách khá rõ nét sự hình thành và những đặc trưng và ảnh hưởng của tính
dục, nổi bật là tính dục nữ với một tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các loại hình văn hóa,
nghệ thuật khác.
Trong cuốn Bách khoa Y học thường thức trong gia đình, tác gủa Nguyễn Kiến
Giang với phần viết Tính dục và con người cũng đã có sự phân biệt cụ thể về tính dục
của con người và tính dục khơng phải của con người. Tác giả cũng nói rõ nếu chỉ dừng
lại ở cấp độ sinh học thì “tính dục chưa phải thật sự là của con người”mà cũng chỉ là
“những động vật”. Nghĩa là, ngồi những yếu tố đó, tính dục trong con người còn chứa
đựng yếu tố tâm lý và cả những yếu tố tâm linh, đồng ý với định nghĩa của Reberto
Assgioli, nhà tâm lý học người Ý - “con người là một thực thể sinh học – tâm lý- tâm
linh”, tác giả Nguyễn Kiến Giang cũng nhận định hoạt động tính dục của con người
cũng phải là sự tổng hịa những yếu tố cơ bản ấy.
Ngồi ra, cịn có thể kể đến tác giả Freud với Phân tâm học về tính dục do Nxb Nhị
Nùng xuất bản năm 1970, tác giả Đỗ Thái Hư với Quan điểm về tính dục và sự tiết dục
cổ đại Trung Hoa, xuất bản năm 1994 tại Nxb Giáo dục và Thời đại; tác giả Erich
Fromm với cuốn Tâm thức luyến ái: tác phẩm phân tâm học về tình yêu do Tuệ Sỹ dịch
và xuất bản năm 1996 tại Nxb Sài Gòn; tác giả Trần Phị và cuốn Người xưa với văn
hóa tính dục do Nxb Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2007, Tác giả Trần
Thanh Hà với bài viết Tính dục trong tiểu thuyết Kundera”, Tạp chí Nghiên cứu Văn
học, 4 năm 2010, …
Điểm lại lịch sử nghiên cứu của vấn đề, cho thấy việc nghiên cứu về Hồng lâu
mộng và vấn đề tính dục nói chung, đã có khơng ít các tác giả khai thác. Tuy nhiên, khi

xét chúng trong mối tương quan với nhau, chính xác dưới tên gọi “Tìm hiểu vấn đề


21
tính dục trong tác phẩm Hồng lâu mộng”cho đến nay là một đề tài hết sức mới mẻ, với
nguồn tư liệu mà người viết chưa thể bao quát hết được thì vẫn chưa có một cơng trình
nghiên cứu nào đề cập đến nó một cách cụ thể. Dù vậy, những nghiên cứu của các tác
giả đi trước, thực sự là những tri thức quý báu, giúp người viết có thể tiếp cận và giải
quyết các vấn đề trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
III.

Đối tượng và phạm vi đề tài
Với đề tài Tìm hiểu vấn đề tính dục trong Hồng lâu mộng, đối tượng nghiên cứu
trực tiếp và xuyên suốt của luận văn của người viết là vấn đề tính dục với phạm vi
nghiên cứu chính của luận văn là tác phẩm Hồng lâu mộng (3 tập), Nhà xuất bản Văn
học thành phố Hồ Chí Minh in năm 2007, đã được các tác giả Vũ Bội Hoàng, Nguyễn
Thọ, Nguyễn Dỗn Địch dịch. Ngồi ra, người viết cịn khảo sát ở một số bộ đã được
dịch tại Việt Nam như: Hồng lâu mộng (6 tập), Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ
Chí Minh in năm 1989, đã được các tác giả Vũ Bội Hồng, Nguyễn Thọ, Nguyễn Dỗn
Địch dịch; Hồng lâu mộng (3 tập), Nhà xuất bản Văn học Hà Nội in năm 1996, đã
được các tác giả Vũ Bội Hoàng, Trần Quảng dịch; Hồng lâu mộng (2 tập), Nhà xuất
bản Văn học Hà Nội in năm 2012, đã được các tác giả Vũ Bội Hồng, Nguyễn Thọ,
Nguyễn Dỗn Địch, Trần Quảng, Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Văn Huyến dịch; Đồng
thời, những sách lý luận, sách nghiên cứu liên quan đến tiểu thuyết cổ điển Trung
Quốc, Hồng lâu mộng và những chuyên luận liên quan đến đề tài cũng góp phần định
hướng cho những kiến giải được trình bày trong luận văn.

IV.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài và triển khai luận văn, người viết dự định sẽ áp dụng
những phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tích: Là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong luận
văn, nhờ phương pháp này, người viết có thể phân tích các dẫn chứng cụ thể với mục
đích làm nổi bật những luận điểm, luận đề mà người viết cần triển khai và làm sáng tỏ
trong luận văn.
+ Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng trong luận văn không phải
để đi đến kết luận sự hơn kém giữa Hồng lâu mộng và những tác phẩm khác, mà
phương pháp này chỉ dùng để có thể chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt trong các
tác phẩm ấy so với Hồng lâu mộng, bằng phương pháp này, người viết dùng với mục


22
đích làm rõ sự phong phú và đa dạng giữa các tác phẩm văn học cũng như đề cập để
làm rõ vấn đề mà luận văn cần giải quyết.
+ Phương pháp hệ thống: Người viết đặt Hồng lâu mộng với các tác phẩm văn học
được trình bày trong luận văn theo một mối tương quan nhất định, đồng thời cũng đặt
Hồng lâu mộng với các tác phẩm văn học Trung Quốc nói riêng, các tác phẩm văn học
nói chung theo một cách có hệ thống. Từ đó, sẽ có sự đối chiếu, lý giải để giúp người
viết có thể đánh giá được đầy đủ giá trị và ý nghĩa của Hồng lâu mộng và đưa đến
những kết luận trong toàn bộ luận văn.
+ Phương pháp liên ngành: Hồng lâu mộng nói riêng và các tác phẩm văn học nói
chung trong luận văn hầu hết đều truyền tải những yếu tố triết học, văn hóa, tơn giáo,
… vì thế, phương pháp liên ngành cũng được áp dụng một cách thường xuyên trong
luận văn, nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến đề tài.
+ Phương pháp phê bình nữ quyền: Vận dụng ánh sáng của lý thuyết nữ quyền, để
vận dụng vào việc phân tích và so sánh những vấn đề liên quan đến các nhân vật nữ
trong Hồng lâu mộng và các tác phẩm được đề cập trong luận văn, đặc biệt là về số
phận, ý thức về bản thân cũng như quan niệm về tình yêu, về cuộc sống được thể hiện
trong tác phẩm.

+ Phương pháp Tâm lý: Người viết vận dụng phương pháp tâm lý theo hai lĩnh
vực chính là tâm lý học sáng tác và tâm lý học tiếp nhận. Từ đó, sẽ vận dụng phương
pháp này để nghiên cứu việc xây dựng tác phẩm Hồng lâu mộng về mặt tâm lý nói
chung và vấn đề tiếp nhận tính dục trong Hồng lâu mộng ở Trung Quốc và ở Việt Nam
nói riêng.
Ngồi ra, người viết sẽ kết hợp thêm một số phương pháp như: phương pháp thực
chứng, phương pháp hình thức, phương pháp hiện tượng học, … cũng như những
phương pháp luận nghiên cứu văn học nói chung để làm rõ những vấn đề mà luận văn
đặt ra. Những phương pháp trên sẽ được người viết vận dụng một cách linh hoạt trong
toàn bộ luận văn, tùy theo yêu cầu của mỗi chương mà người viết sẽ sử dụng theo cách
chỉ tập trung vào một phương pháp hoặc kết hợp hai hay nhiều phương pháp khác nhau
để làm sáng tỏ những luận đề, luận điểm mà luận văn đã đưa ra.
V.

Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 4


23
chương như sau:
Chương 1. Tính dục trong Hồng lâu mộng – Những vấn đề chung
Chương 2. Sự thể hiện tính dục trong Hồng lâu mộng dưới góc độ nội dung
Chương 3. Những thủ pháp nghệ thuật thể hiện vấn đề tính dục trong Hồng lâu
mộng
Chương 4. Về vấn đề tiếp nhận


24
NỘI DUNG
Chương 1. Tính dục trong Hồng lâu mộng – Những vấn đề chung

1.1.

Đôi nét khái quát về vấn đề tính dục

1.1.1. Khái niệm về tính dục
Tính dục (sexuality), theo Từ điển tiếng Việt của Hồng Phê chủ biên thì đó là
sự “địi hỏi sinh lý về quan hệ tính giao”[Hồng Phê (2005), Từ điển tiếng Việt, viện
ngơn ngữ học, Hà Nội. tr. 999]. Theo tác giả Bùi Ngọc Oánh (2006), thì “Tính dục là
tồn bộ những đặc điểm sinh lý cơ thể về giới tính, được hình thành và phát triển bởi
hoạt động của hệ sinh dục”[Theo tác giả Bùi Ngọc Oánh (2006), Tâm lý học giới tính
và giáo dục giới tính, Nxb Giáo dục, Hà Nội. tr 62]. Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt
do tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên, tính dục được định nghĩa là “Địi hỏi về quan hệ
tính giao”[Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thơng tin, Tp.
HCM. tr. 1652] và “Tính giao là sự giao cấu giữa giống đực với giống cái, giữa nam và
nữ”[Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thơng tin, Tp. HCM.
tr 1652]. Tính dục theo quan điểm của Freud, “đó là lịng ham muốn thúc đẩy con
người tìm đến khoái cảm của xác thịt”[Vũ Dũng (2012), Từ điển thuật ngữ Tâm lý học,
Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr. 579]
Bàn về vấn đề tính dục, các nhà nghiên cứu y khoa cho rằng việc nghiên cứu
tính dục ở bản thân của con người đó là sự nghiên cứu cả sự hình thành ban đầu cho
đến giai đoạn phát triển của nó, ngay từ khi con người ta mới được sinh ra cho đến khi
tuổi dậy thì bắt đầu. Bản thân tính dục có thể bị thay đổi, bị sai lệch do có sự tác động
bởi những yếu tố bên ngoài của cơ thể, đặc biệt là gia đình và hồn cảnh nhất định của
xã hội, cũng có khi đó là những sự tác động từ bên trong do những căn bệnh lạ xâm
nhập vào cơ thể. Cụ thể, nếu như trong một người nào đó bị dư nhiễm sắc thể X hoặc
nhiễm sắc thể Y trong nhiễm sắc đồ thường có tính dục rất hung bạo, và thường những
người có tính dục đồng tính là do ngun nhân bị rối loạn ở bộ phận cảm thụ hooc môn
của các Trung tâm thần kinh.
Theo tác giả Đào Xuân Dũng, thì “tính dục là xung lực nội tại của con người
muốn có khối cảm, muốn thỏa mãn những nhu cầu tâm sinh lý rất phong phú của con

người…Trong điều kiện thông thường, nhu cầu mạnh mẽ nhất và cũng đem lại khoái
cảm cao nhất là nhu cầu quan hệ nam nữ. Mọi hoạt động sinh lý, tâm lý được thỏa


25
mãn đều tạo ra khoái cảm”[Đào Xuân Dũng (19960), giáo dục tính dục, Nxb Thanh
niên, Hà Nội. tr. 10]. Như vậy, ta có thể thấy tính dục như là một nhu cầu bản năng về
thân thể và tinh thần của con người, đó như là khi đói thì con người ta cần được ăn, khi
khát thì họ cần được uống, khi yêu thương nhưng xa cách thì họ khát khao gặp gỡ, …
Rõ ràng tính dục chính là một nhu cầu về bản năng của con người, nó cũng
khiến con người ta khó chịu, bứt rứt và bực bội khi thiếu thốn như đói mà khơng được
ăn, khát mà khơng được uống. Song, nếu như sự thiếu thốn trong cơ năng tiếp dưỡng
sẽ khiến con người ta trở nên ủ rũ và ốm yếu, ngược lại việc thiếu thốn được sinh ra từ
cơ năng tính dục thì sẽ khiến cho người ta có cảm giác mình rất khỏe khoắn, ln
muốn giải phóng bớt những “năng lượng thừa”ra khỏi cơ thể.
Như vậy, khi đứng dưới góc độ thơng thường, tính dục chính là một tính chất cơ
bản của mọi sinh thể sống, với tư cách là một sinh thể cao nhất thì tính dục cũng chính
là bản năng tồn tại trong bản thân mỗi người. Song, vượt lên trên mức độ đó, tính dục
trong con người cịn là một phương diện thẩm mỹ, mang giá trị tâm linh và cũng là
khởi thủy của cuộc sống đích thực, là sự thăng hoa của khát vọng tình u sâu thẳm
trong xã hội lồi người. Tất cả những phương diện ấy, cùng song hành và tồn tại như
hai luồng ánh sáng, soi rọi cùng khắp để làm nổi bật lên vẻ đẹp nhân văn trong Hồng
lâu mộng. Và có lẽ, đó cũng chính là một trong những yếu tố tiên quyết góp phần nâng
tầm giá trị của tác phẩm, khiến cho tác phẩm là niềm mê say của bao nhiêu thế hệ đã
qua, bao nhiêu thế hệ sẽ tới và cũng là yếu tố khiến người đọc cứ mỗi lần tiếp xúc với
nó, lại có thêm những cảm xúc mới mẻ và thú vị cho đến dấu chấm cuối cùng.
1.1.2 Một số vấn đề liên quan đến vấn đề tính dục
Những năm gần đây ta thấy khái niệm tình dục hay được thay thế bằng “sex”–
nghĩa là giới tính, nó chỉ tồn bộ đặc điểm cấu trúc và những chức năng cơ bản nhằm
phân biệt cá thể đực với cá thể cái, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến việc sinh sản

để duy trì nịi giống. Với quan niệm khá thơng dụng coi quan hệ tình dục là “sex”, thì
“Sex là tập hợp các phản ứng trải nghiệm, thái độ và hoạt động tâm lý có liên quan
đến sự xuất hiện và thỏa mãn các ham muốn tình dục”[Dr.Vladirmir Sakhizanhia
(2006), Trị chuyện với bác sĩ về các vấn đề giới tính, Nxb Văn hóa thơng tin. Tr. 20]
Khoảng nửa đầu thế kỷ XX, khái niệm “giới”(gender) đã xuất hiện, để chỉ các
“quan niệm hành vi, các mối quan hệ và tương quan về địa vị xã hội của người phụ nữ


×