Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

VĂN học yếu tố PHI TRUYỀN THỐNG TRONG THƠ TRẦN tế XƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.63 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

ĐẬU THỊ THƯỜNG

YẾU TỐ PHI TRUYỀN THỐNG TRONG THƠ
TRẦN TẾ XƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội, 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

ĐẬU THỊ THƯỜNG

YẾU TỐ PHI TRUYỀN THỐNG TRONG THƠ
TRẦN TẾ XƯƠNG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Ngọc Vương

Hà Nội, 2010



Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC
MỤC LỤC……………………………………………………………………...

1

PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………...

3

2. Lịch sử vấn đề....................................................................................................... 3
3. Phạm vi đề tài………………………………………………………………...

8

4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………..

8

5. Bố cục................................................................................................................... 8
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................. 9
Chương 1: TRẦN TẾ XƯƠNG TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA BUỔI GIAO
THỜI VÀ ĐẶC TRƯNG MƠI TRƯỜNG ĐƠ THỊ HĨA Ở NAM
ĐỊNH……………………………………………………………………………

9


1.1. Tú Xương đối diện với cảnh mất nước và văn hóa buổi giao thời…………

9

1.2. Mơi trường đơ thị hóa truyền thống chuyển dần sang đơ thị hố tiền tư bản
ở Nam Định............................................................................................................14
Chương 2: NHẬN DIỆN LẠI CON NGƯỜI TÚ XƯƠNG QUA CÁCH ỨNG
XỬ TRƯỚC SỰ BIẾN ĐỔI CUĂ VĂN HÓA- XÃ HỘI BUỔI GIAO
THỜI.......................................................................................................................18
2.1. Tú Xương với tư cách là con người xã hội........................................................ 18
2.1.1. Tu thân........................................................................................................... 18
2.1.2. Đối với gia đình…………………………………………………………………

21

2.1.3. Đối với minh quân lương tướng.....................................................................27
2.1.4. Con đường học vấn khoa cử.......................................................................... 29
2.1.5. Đối với thương nhân và những lề thói khác................................................... 31
2.2. Tú Xương với tư cách là tác giả văn học.......................................................... 34
2.2.1. Quan niệm về tư tưởng thẩm mỹ trong văn học.............................................34
2.2.1.1. Cảm quan thời đại của Tú Xương ………………………………………

1

34


Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương
----------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tinh thần tự vấn……………………………………………………….

2.2.1.2.
38

2.2.1.3. Nhà nho phá vỡ sự quân bình trong cảm xúc……….. …………………

42

2.2.2. Hệ thống chủ để, đề tài…..

……………………………………………..

47

2.2.3. Hệ thống hình tượng….

………………………………………………..

52

2.2.4. Ngơn ngữ, bút pháp……

………………………………………………..

58

……………………………………………………….

67

2.2.5. Thể loại………..


Chương 3: PHONG CÁCH THƠ PHI TRUYỀN THỐNG TRẦN TẾ XƯƠNG
TRONG TƯƠNG QUAN VỚI VĂN HỌC NHÀ NHO TRUYỀN THỐNG ….

73

3.1. Trong tương quan với văn học nhà nho truyền thống…….. …………….

73

3.2. Con đường từ Nguyễn Khuyến đến Tú Xương trong sự khác biệt giữa nhà
nho nông thôn và nhà nho thành thị.........................................................................79
3.3. Nhà nho thị dân hoá đầu tiên ở Việt Nam….…………………………….

85

PHẦN KẾT LUẬN

…………………………………………………..

91

……………………………………………

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Thơ Tú Xương được đánh giá là đặc sản của quê hương Nam Định nói riêng và
của văn học Việt Nam nói chung. “Ăn chuối ngự, đọc thơ Tú Xương” là truyền ngôn tự
hào của người dân thành Nam về quê hương mình. Có thể nói, Tú Xương là người đã
tạo ra những biến đổi quan trọng trong văn chương nhà nho cuối thế kỉ XIX.
Tú Xương là nhà thơ được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu, với số lượng
bài viết phê bình tương đối nhiều. Đa phần các cơng trình nghiên cứu tập trung khai
thác ở khía cạnh trào lộng, nghệ thuật trào phúng, yếu tố trữ tình, tính hiện đại... Cũng
đã có cơng trình nghiên cứu và khảo sát thơ Tú Xương một cách hệ thống để tìm ra nét
hiện đại trong thơ ông nhưng đều chưa thể hiện được dòng chảy liền mạch từ nhà nho
hành đạo, nhà nho ẩn dật, nhà nho tài tử đến nhà nho thị dân. Khái niệm nhà nho thị
dân được gọi tên lần đầu ở luận án Thơ Tú Xương trong tiến trình hiện đại hố văn học
Việt Nam của Đồn Hồng Ngun. Có thể nói, nhà nho thị dân là loại hình nhà nho mới
xuất hiện khi xã hội đang trong quá trình đơ thị hố mạnh mẽ. Do vậy việc đặt Tú
Xương trong cái nhìn tổng quan theo chiều lịch đại của văn chương nhà nho, cũng như
soi sáng dưới góc nhìn văn hóa buổi đầu giao thoa đơng- tây, của mơi trường bước đầu
đơ thị hóa tiền tư bản sẽ quán chiếu toàn diện về tư tưởng và tâm hồn của nhà nho thị
dân này. Chúng tôi chọn đề tài Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương với
mong muốn nhìn nhận Tú Xương trong mạch văn học trung đại, đã có những yếu tố
khác lạ so với văn học truyền thống, chứ không chủ ý áp đặt quan điểm, cái nhìn hiện
đại để tìm ra nét hiện đại trong thơ ơng. Trong dịng văn học trung đại, Tú Xương là
nhà nho thị dân đầu tiên, nên tư tưởng và tâm hồn có những nét đặc biệt, hứa hẹn sự
khám phá thú vị.
2. Lịch sử vấn đề
Tú Xương điển hình cho giai đoạn giao thời từ văn chương truyền thống sang
văn chương hiện đại. Ý thức được điều đó, nên việc tìm hiểu và nghiên cứu tác gia tác



phẩm Tú Xương ở hai lĩnh vực là nghiên cứu văn bản và nghiên cứu tiếp nhận đã được
chú ý đúng mức. Hơn một thế kỷ tiếp nhận thơ Tú Xương, có thể tạm chia việc nghiên
cứu này thành các giai đoạn như sau:
Trước 1945: Thơ văn Tú Xương được sưu tầm và bình giá đầu tiên trên Nam
phong tạp chí. Phạm Quỳnh là người khởi đầu cơng việc nghiên cứu tiếp nhận về Tú
Xương trong bài viết Văn chương trong lối hát ả đào. Bài viết bàn về những nét đặc
sắc trong “cái ngông” và giọng điệu tự trào, hoạt kê trong bài hát nói Câu đối tết.
Tiếp đó là những khảo cứu của Phan Khôi trong Chương dân thi thoại (1928)
chỉ ra giọng điệu khôi hài trào phúng trong thơ Tú Xương. Rồi những bài viết của
Quang Phong, Dương Quảng Hàm, Sở Cuồng Lê Dư… Các bài viết này mặc dù có sưu
tầm và khảo cứu thơ Tú Xương, song về cơ bản vẫn chưa đầy đủ. Đây là những khám
phá bước đầu còn hết sức sơ lược về tác phẩm của Tú Xương, mới chỉ chú trọng vào
giọng điệu trào phúng trong thơ ông. Đặt trong bối cảnh đương thời thì thấy việc
nghiên cứu thơ Tú Xương chưa được chú ý đúng mức, càng hiếm hơn những ý kiến coi
Tú Xương như một tác gia lớn hay là đối tượng của bộ mơn văn học sử.
Có thể nói giai đoạn này, Trần Thanh Mại là người đã viết nhiều và sâu hơn cả
về Trần Tế Xương trong tác phẩm Trơng dịng sơng Vị (1935). Trần Thanh Mại chia tập
sách của mình thành 14 chương đoạn: Khoa thi Đinh Dậu, Lễ xướng danh, Nhà làm thi
với nhà làm đại sự, Ông Tú Xương, Một nhà duy vật triết học, Bà Tú Xương, Một vị
thiên thần, Văn Chương ông Tú Xương, Một nhà trào phúng, Lối thơ khẩu khí, Một tì
vết trên bức tơ, Một cái án nặng chưa từng có trong các hình luật, Những đoạn cuối
của đời một nhà đại thi sĩ, Cái chết của ông Tú Xương. Tập sách là những khảo cứu
nghiêm túc, những lời bình sâu sắc, những nét phác hoạ chân dung sinh động về cuộc
đời và thơ văn Tú Xương. Tuy chưa đạt u cầu về cơng trình khoa học, một chun
luận sâu sắc nhưng Trần Thanh Mại đã định hướng và mở ra một hướng nghiên cứu về
Tú Xương.


Từ 1945-1975: Đây là giai đoạn có nhiều cơng trình nghiên cứu Tú Xương công
phu. Những chuyên luận, những tuyển tập thơ văn về nhà thơ non Côi sông Vị được

hình thành. Nhân dịp 50 năm ngày mất và 100 năm ngày sinh của Tú Xương, nhiều
cơng trình nghiên cứu được công bố.
Trong Thân thế thơ văn Tú Xương, Vũ Đăng Văn đã chỉ ra nét độc đáo của Tú
Xương qua giọng điệu trào phúng phúng thế, tính thời sự, tính bình dân và tính nhân
bản.
Cũng trong khoảng thời gian này, Nguyễn Duy Diễn soạn Luận đề về Trần Tế
Xương chủ yếu nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập thơ văn Tú Xương. Ngoài
phần Tiểu sử ngắn gọn, tập sách gồm 4 đề bài, kèm theo các mục Dàn bài và Làm bài
chi tiết, có tác dụng nhấn mạnh, đánh giá đúng mức vị trí Tú Xương trong nhà trường.
Tập sách Văn học sử Việt Nam hậu bán thế kỷ XIX của tác giả Nguyễn Tường
Phượng và Bùi Hữu Sủng đã tìm thấy được những nét độc đáo qua tư tưởng hoài cổ
của Tú Xương, đặc biệt là phát hiện ra nét độc đáo trong thơ trào phúng của Tú Xương.
Làm rõ hơn thơ trào phúng của Tú Xương, Nguyễn Sỹ Tế đã tiếp cận Hệ thống
trào phúng của Trần Tế Xương (1957) theo chiều lịch đại cũng như đồng đaị. Ơng đã
tìm hiểu ngun nhân và tiếng cười của Tú Xương trong sự so sánh với Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Khuyến, qua đó khẳng định Tú Xương là một “thiên tài trào phúng đã
đi vào cõi bất diệt”. Tác giả đã sử dụng hướng tiếp cận tương đối mới là so sánh. Tuy
nhiên, so sánh ở mức độ đối chiếu đơn thuần mà chưa đặt nó trong một hệ văn hoá.
Từ năm 1960, việc nghiên cứu Tú Xương có những khởi sắc và thành tựu. Nhà
nghiên cứu Trần Thanh Mại đã có bài nói chuyện Đấu tranh chống hai quan niệm sai
lầm về Tú Xương tại Câu lạc bộ Đồn kết Hà Nội. Bài nói chuyện chịu ảnh hưởng khá
rõ quan điểm đấu tranh giai cấp và lối phê bình văn chương xã hội học đơn giản. Cũng
trong thời gian này, chuyên luận Tú Xương- con người và thơ văn của Trần Thanh MạiTrần Tuấn Lộ được xuất bản và có tác động tích cực tới q trình nghiên cứu.


Cùng với hướng tiếp cận này, tác giả Văn Tân đã đi sâu nghiên cứu Tính chất và
giá trị thơ văn của Tú Xương qua các khía cạnh: Tiểu sử, Xã hội Việt Nam trong thời
đại Tú Xương, Cá tính hay những nhân tố tạo nên ý thức tư tưởng, Nội dung tư tưởng,
Tú Xương đối với quan lại và tây…. Có thể nói, những khám phá về “giá trị văn thơ”
Tú Xương của Văn Tân rất độc đáo, nhưng trong khi tìm hiểu giá trị văn thơ trào

phúng Tú Xương, tác giả thường lược quy về vấn đề giai cấp và những chi tiết sự kiện
cụ thể nên hạn chế tính chất khách quan của các kết luận khoa học. Đây cũng là hạn
chế có tính lịch sử của khơng ít cơng trình nghiên cứu văn học bấy giờ, trong buổi đầu
tập sự vận dụng phương pháp luận duy vật và biện chứng vào đời sống văn học.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, các nhà nghiên cứu còn vận dụng hướng tiếp cận
phản ánh lịch sử và đạt được một số thành quả. Đó là các bài viết Xã hội trong thơ văn
Tú Xương (Hoàng Ngọc Phách), Tâm sự Tú Xương (Lê Thước), Văn chương Tú Xương
(Đỗ Đức Hiểu). Họ đánh giá, sau Hồ Xuân Hương, trong thời kỳ văn học cận đại, Tú
Xương là nhà thơ kế nghiệp xứng đáng nhất của văn thơ trào phúng cả phương diện tư
tưởng và nghệ thuật.
Đặc biệt, những bài viết của nhà thơ, nhà văn như Xuân Diệu, Nguyễn Công
Hoan, Nguyễn Tuân... với những nét khám phá tài hoa, làm phong phú giọng điệu phê
bình. Nguyễn Tuân là đại biểu kiệt xuất của dịng nghiên cứu tiếp nhận nghệ sĩ. Ơng
khơng chỉ thể hiện cảm nhận tài hoa qua các bài thơ Sơng lấp, Đi hát mất ơ, mà cịn
phát hiện ra mối quan hệ giữa trữ tình và hiện thực trong thơ Tú Xương. Về sau, ơng
cịn có dịp cảm nhận sâu hơn nữa trong Thời và thơ Tú Xương.
Nhà văn Nguyễn Cơng Hoan góp phần bàn về văn bản, nêu nghi vấn về sự lầm
lẫn trong việc sưu tầm tác phẩm, việc lầm lẫn chữ trong bài thơ, những sai sót trong
việc chú thích cũng như cách hiểu và cách đánh giá tư tưởng bài thơ. Trong khi nhà thơ
Xuân Diệu bình luận tinh tế cái hay cái đẹp của từng câu, từng chữ trong thơ Tú
Xương, thì nhà thơ Tú Mỡ lại triệt để khai thác tính chất trào lộng, sắc thái trào phúng
tự nhiên trong thơ.


Như vậy, việc nghiên cứu Tú Xương ở giai đoạn này vẫn dừng lại ở hướng tiếp
cận chủ yếu theo phương pháp xã hội học, chú trọng đến giá trị phản ánh hiện thực,
bước đầu có phát hiện về chất trữ tình, cái tơi, tính hiện đại.
Từ 1975-nay: Tú Xương được đưa vào Từ điển văn học Việt Nam và Tác giả
văn học Việt Nam. Tổng tập những cơng trình nghiên cứu Tú Xương của Lữ Huy
Nguyên, Ngô Văn Phú, Mai Hương, Nguyễn Văn Huyền... được biên soạn.

Chuyên luận Tú Xương- tác phẩm giai thoại của Nguyễn Văn Huyền (1987) là
một trong những cơng trình tin cậy để nghiên cứu văn bản học tác phẩm Tú Xương.
Trong khoảng vài năm cuối của thế kỷ XX, các trang viết của Trần Đình Sử, Lại
Nguyên Ân, Trần Lê Văn, Trần Thị Trâm, Kiều Văn… đã có những cố gắng tiếp cận,
bổ sung những cách nhìn mới về Tú Xương.
Trong bài viết Tú Xương- nhà thơ lớn của dân tộc (1988), Nguyễn Đình Chú đã
đính chính và bổ sung nhiều chi tiết có ý nghĩa. Ông quan tâm lý giải cội nguồn “gốc rễ
trữ tình”, và tài năng của bậc “thần thơ thánh chữ”.Bằng hướng nghiên cứu hệ thống,
nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nhấn mạnh phương diện ý thức cá nhân và tiếng cười
giải thốt. Ơng kết luận, Tú Xương đi ngược lại truyền thống thơ ngơn chí, đánh dấu sự
phai nhạt của không gian truyền thống, mở ra không gian sinh hoạt đời thường, đô thi.
Mặc dù đây chỉ là những nhận định khái quát, song nó góp phần mở ra những vấn đề
nghiên cứu mới về Tú Xương.
Gần đây nhất, Trung tâm nghiên cứu Quốc học giới thiệu cuốn sách Tú Xương
toàn tập của tác giả Đoàn Hồng Nguyên (2010). Đây là tác phẩm có sự khảo cứu tỉ mỉ
về văn bản học, cũng như nêu lên một số nhận định, đánh giá Tú Xương trong tiến
trình hiện đại hoá văn học.
Như vậy, giai đoạn này, nhiều phương pháp nghiên cứu được vận dụng như so
sánh, thi pháp học... và đạt nhiều thành tựu đáng kể. Nhưng hầu hết các cơng trình này
vẫn chỉ dừng lại ở việc xem Tú Xương như người khai sáng cho dòng thơ hiện thực
trào phúng và những cách tân nghệ thuật ít nhiều mang tính hiện đại.


3. Phạm vi đề tài
Trong Tú Xương toàn tập của Đoàn Hồng Nguyên (2010), tác giả đã khảo cứu
các văn bản Nôm: Vị Thành giai cú tập biên, Quốc văn tùng kí, Việt Tuý tham khảo,
Nam âm thảo, Thi văn tạp lục, Tiên đan gia bảo cũng như các văn bản tiếng Việt từ
trước đến nay và đã so sánh đối chiếu và kết luận về số lượng tác phẩm của Tú Xương.
Chúng tôi thấy đây là nguồn tài liệu mới và có độ tin cậy về văn bản. Dựa vào đó, luận
văn nghiên cứu và khảo sát trong 134 tác phẩm và cả 56 bài tồn nghi của Trần tế

Xương. Đồng thời chúng tơi có tham khảo những giai thoại để xây dựng chân dung Tú
Xương với tư cách là nhà nho thành thị và với tư cách người nghệ sĩ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi vận dụng hướng tiếp cận văn hóa học cùng với các phương pháp
thống kê, miêu tả, so sánh, phân tích, mong có được cái nhìn hệ thống và tồn diện
nhất về Tú Xương.
5. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Trần Tế Xương với bối cảnh văn hoá buổi giao thời và đặc trưng mơi
trường đơ thị hố ở Nam Định.
Chương 2: Nhận diện lại con người Trần Tế Xương thông qua cách ứng xử
trước sự biến đổi của văn hoá- xã hội giao thời.
Chương 3: Phong cách thơ phi truyền thống Trần Tế Xương trong tương quan
với văn học nho gia truyền thống.


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TRẦN TẾ XƯƠNG TRONG BỐI CẢNH VĂN HỐ GIAO THỜI VÀ
ĐẶC TRƯNG MƠI TRƯỜNG ĐƠ THỊ HOÁ Ở NAM ĐỊNH
Cuộc đời của Tú Xương (1870- 1907) ngắn ngủi 37 năm, nằm gọn trong một
giai đoạn đặc biệt của lịch sử: buổi giao thời đầy biến động và mang nhiều tính chất
đặc thù so với trước đây. Mất nước và đơ thị hóa theo hướng tư bản chủ nghĩa mạnh mẽ
là hai thực tế khác trước nhiều nhất mà Tú Xương trải nghiệm. Đó là những biến động
xã hội quan trọng khiến Trần Tế Xương phải đối diện, không giống với thực tế quen
thuộc mà các nhà nho truyền thống “từng trải”: môi trường nông thôn, nhà trường nho
giáo, cơng đường, cung đình... Ở thời điểm này, Tú Xương sống trong bối cảnh hoàn
toàn mới, khiến cách ứng xử của ơng trước thời cuộc khơng cịn giống các nhà nho
truyền thống: không hăng hái và mặn mà hành đạo với mong muốn phị vua giúp nước,
cũng khơng lánh đục khơi trong ẩn dật chốn thâm cùng ngõ vắng khi vấp phải thời loạn
lạc, cũng không phải đề cao tài- tình như các nhà nho tài tử, Tú Xương mang một tâm

thế và một cá tính riêng, trước đây chưa từng thấy trong văn học truyền thống, tâm thế
của nhà nho thành thị trong văn hóa giao thời. Hồn cảnh mới đã tạo nên một cá tính
mới.
1.1.

Tú Xương đối diện với cảnh mất nước và văn hóa buổi giao thời

Tuổi thơ Tú Xương lớn lên trong cảnh nước nhà lần lượt rơi vào tay Pháp. Đế
quốc Pháp từng bước xâm chiếm và bình định các vùng miền trên toàn quốc. Nước ta
rơi vào tay một thế lực mới, kẻ thù lần này không phải là Trung Hoa cường quốc phong
kiến đồng văn đồng chủng, mà là một đế quốc phương tây với kinh nghiệm mấy trăm
năm thực dân, với chính sách khai hóa thuộc địa bài bản và một nền văn hóa hồn tồn
mới.
Năm 1858, Hải qn Pháp đổ bộ vào cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm Sài
Gòn. Năm 1862, Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867,
Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thực dân


Cochinchine (Nam kỳ). Từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần
còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở miền Bắc. Miền Bắc khi đó rất
hỗn độn do những mối bất hịa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Chính quyền
Việt Nam khơng thể kiểm sốt nổi mối bất hịa này.
Năm 1873, biến cố ở Bắc Kỳ đã xảy ra. Sau khi chiếm Hà Nội, hạ thành Hải
Dương, Ninh Bình, quân Pháp quyết tâm đánh chiếm Nam Định. Đại uý Garnier chỉ
huy quân Pháp thẳng tiến xuống Nam Định theo hai hướng Nam và Đông, ngày 10
tháng 12 năm 1873, quân Pháp tiến sâu vào thành Nam Định, thành Nam Định bị mất.
Ngày 21 tháng 12 năm 1873, Garnier bị giết tại Cầu Giấy. Trước tình hình đấy,
Philastre- thống sối việc hình luật ở Nam Kỳ theo lệnh của chính phủ Pháp trả thành
Hải Dương cho Việt Nam, rồi lên Hà Nội làm giao ước trả lại bốn thành cho quan triều
đình coi giữ. Qn lính Pháp đợi Hồ ước ký xong thì rút về.

Đến năm 1881, chỉ huy Henri Riviere, vốn được cử ra Hà Nội với một lực lượng
mỏng để xem xét các phàn nàn từ phía Việt Nam về các thương gia Pháp. Tuy nhiên,
Riviere đã ngang nhiên đi ngược lại các chỉ thị của mình, và đánh thành Hà Nội năm
1882. Sang năm 1883, chỉ huy Riviere đánh hạ thành Nam Định, thành phố thứ nhì ở
Bắc Kỳ, với một hạm đội pháo thuyền nhỏ và một đoàn thuỷ quân đánh bộ. Như vậy,
thành Nam thực sự rơi vào tay Pháp. Sự thất thủ của thành Nam Định và một số thành
khác ở Bắc Kỳ khép lại quá trình đánh chiếm Việt Nam của thực dân Pháp, bắt đầu xây
dựng bộ máy thuộc địa và bước vào quá trình khai thác của chúng.
Hồn tất q trình xâm lược Việt Nam, người Pháp đã tổ chức ra một bộ máy cai
trị khá hoàn chỉnh từ trung ương cho đến địa phương. Pháp ra sức khai thác vùng thuộc
địa và từng bước áp đặt vùng ảnh hưởng của văn hóa phương tây vào nước ta. Do cuộc
kháng chiến có tính chất toàn dân nên cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp
phải kéo dài tới tận năm 1896. Từ năm đó chế độ thuộc địa mới có thể thực sự được
thiết lập do cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta tạm thời bị chặn lại. Việc cử Paul
Doumer sang làm tồn quyền Đơng Dương tỏ rõ ý đồ của đế quốc Pháp muốn


thiết lập một chế độ thuộc địa cổ điển với đầy đủ mọi thành trì của chế độ này: kinh tế,
hành chính, qn sự và văn hóa.
Sau khi bình định, Doumer đã tung ra những quyết định để giải phóng những
nguồn tài chính mới, tạo ra cơ chế mới cho lực lượng sản xuất ở xứ Đơng Dương có
thể thay đổi. Sau này, vào năm 1901, đại úy Bernard ghi lại: “Vào năm 1897, chỉ trong
vài tuần lễ, một cơn mưa đá đã thực sự đổ xuống: tăng thuế thân và thuế địa ốc, thuế
những người khơng đăng kí, thuế đăng kí sắc phong của các quan, thuế diêm, thuế quế,
thuế giấy có đóng dấu, thuế muối, rượu, thuyền trên sông, giấy phép chặt gỗ, thuế
thuốc lào, thuế cau, thuế củi, thậm chí cả thuế rơm, thuế ra để lợp những cái lều thảm
hại nhất” Từ nay, Đông Dương đã được tạo thành, được tổ chức và cơ cấu hóa với
những ngân sách dư thừa, một nền ngoại thương đang phát triển và đã tăng gấp đôi từ
năm 1896, và những kinh phí riêng của mình. Nó đã trở thành một vịng hoa của đế
quốc Pháp, “một ban cơng Pháp trên Thái Bình Dương” [8; tr.605].

Thực dân Pháp đã nắm quyền điều khiển cuộc đổi thay, thay bộ máy thống trị
quan liêu kiểu phong kiến phương đông bằng bộ máy quan liêu kiểu mới, với sự cấu
kết giữa thực dân và phong kiến. Thu hẹp hơn nữa quyền hành và uy tín của các quan,
bây giờ trong thực tế phái ở dưới quyền của những cơng chức Pháp có đủ loại, và đủ
ngành. Cịn về dân chúng, ở nơng thơn và các nơi khác thì phải chịu một sự thúc ép
thuế càng ngày càng cao, một sự giám sát và kiểm tra càng ngày càng cưỡng bức cùng
với một thứ quyền hành hà khắc và đàn áp.
Sự lớn lên của các đô thị là minh chứng cho sự đổi thay dễ nhận thấy. Nhiều
cơng trình lớn được xây dựng, từ kiến trúc đến giao thơng, nhà máy, xí nghiệp. Tất cả
đã đem lại thuận lợi cho phát triển đô thị trong các xứ ở An Nam. Các công ty tư nhân
bắt đầu đầu tư, như các công ty than 1888, hội bơng sợi ở Hải Phịng, nhà máy dệt Nam
Định... Tất cả đều mang nhân sự mới: các giám đốc, kĩ sư, đốc cơng, tài vụ... “Những
sáng kiến của chính quyền về đơ thị hóa ở các thành phố là nơi có những biến đổi
nhiều khi rất ngoạn mục” [8; tr.596].


Cho tới khi người Pháp đặt nền bảo hộ lên Việt Nam, các tỉnh lị chỉ là một hình
thức quần tụ của vài làng xóm xung quanh một thành trì, nơi sở tại của nền hành chính
quân sự và dân sự. Hoạt động kinh tế phát sinh với sự đô hộ của người Pháp và sự
thành lập hệ thống giao thông đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
sinh hoạt tỉnh thành.
Có thể nói, đây là cuộc đổi thay lớn lao, ghê gớm nhất từ trước đến nay. Sự va
chạm giữa nền văn hóa cổ truyền với một nền văn hóa hồn tồn xa lạ trong buổi đầu
tiên không khỏi tạo tâm lý ngỡ ngàng và bất an. Sau 1874, khi các cuộc tiếp xúc với
người Âu Tây nhiều hơn, chặt chẽ hơn, đã có nhiều chương trình hiện đại hóa được
thảo ra. Những cố gắng về trí tuệ để thích ứng với thế giới mới càng tỏ ra cần thiết hơn,
khi mà những thực tại thì đang đổi thay và những đổi thay đó đã phát sinh ra đủ thứ
phản ứng xã hội, đặc biệt tại Bắc Kì [46; tr.304].
Quan chức và tầng lớp văn thân (các nhân sĩ và thân hào) trên lý thuyết là
“rường cột” “tự nhiên” của triều đình, bởi vì được gắn liền với triều đình trên các mặt

chính trị, xã hội và kinh tế. Sau khi đỗ đạt, quan chức làm việc trong chính quyền, nhân
sĩ lo dạy viết, dạy đạo và dạy đạo Khổng Mạnh, còn thân hào ở các xã thơn có trách
nhiệm thu thuế, tuyển mộ binh lính và phân bổ sưu dịch do nhà nước quy định.
[45;tr.240]. “Biết chữ, làm quan là kì vọng lớn nhất của bất cứ người An Nam trẻ nào”
[45;tr.242]. Cũng theo Tsu bơi, trung tâm của giới nhân sĩ là nhóm tú tài, một vị trí
khơng rõ rệt giữa quan và dân: “gần thành cơng”- sánh với các quan vì họ khơng lên
đến được tột đỉnh của kì thi- khơng đỗ cử nhân, tiến sĩ- nhưng trái lại, họ thành công ở
chỗ hơn các người hỏng thi và quần chúng, ít ra họ đã đỗ thi hương. Các nhân sĩ có đặc
điểm rất nhạy cảm và chú ý đến tình hình chính trị. Một khi biến động chính trị hoặc xã
hội bùng nổ, một số người của họ với tư cách lãnh đạo, đứng ra tập trung dân chúng
chống lại những người mà họ cho là kẻ thù [46; tr. 258]. Ngoài ra, là người truyền bá
Nho giáo, họ đặc biệt xem người Pháp và người công giáo là cừu địch, còn các người
này cũng trả đũa ngay và xem các nhân sĩ là “kẻ thù số một của họ”.


Thực dân Pháp đưa Thiên chúa giáo vào nước ta một phần nhằm lấn át nền văn
hóa cổ truyền Việt Nam, cắt đứt mối quan hệ văn hóa Việt Nam với các nước Phương
Đông, áp đặt vùng ảnh hưởng văn hóa Phương Tây.
Mặt khác, nền Hán học, Nho học ở nước ta ngày càng suy yếu. Sau nhiều thế kỉ
giành giật chỗ đứng, bắt rễ ngày càng sâu rộng, tạo ảnh hưởng và gây dựng uy tín, đến
đầu thế kỉ XV, sự kết hợp nho giáo với chế độ quân chủ chuyên chế đã hình thành. Tuy
nhiên, đến hết thế kỉ XVIII, nho học đứng trước nhu cầu điều chỉnh, cách tân. Từ nhận
thức những cái được xem là “nguy cơ”, bằng thói quen có từ trong quá khứ của học
thuyết nho giáo, do tầm tri thức và những hạn chế của thời đại đã đưa các nhà nho Việt
Nam thời đó tới chỗ chọn hướng giải quyết: lấy giáo dục và khoa cử làm điểm then
chốt của sự điều chỉnh. Những nho sĩ kêu gọi cải cách văn thể với hi vọng chấn hưng
nho giáo và nho học bằng con đường truyền bá nho, đào tạo nhà nho, hi vọng tăng
cường nhận thức lí luận nho giáo từ kinh điển, chấn chỉnh nho phong sĩ khí, cải cách
văn thể xuất phát từ nhu cầu bức thiết của nho học. Cuộc vận động này được tiến hành
rầm rộ thu hút nhiều nho sĩ tham gia góp tiếng. Cuộc cải cách văn thể có ảnh hưởng

đáng kể tới nho học và nhất là tới văn học, vì trung tâm của cuộc vận động này chính là
văn chương cử tử. Nho học Việt Nam thời kì này với những đặc điểm, thành tựu, cái
mới và hạn chế của nó được quy định bởi những điều kiện kinh tế, xã hội và những
nguyên nhân nội sinh của nó. Sự xuất hiện của các yếu tố phi cổ truyền do môi trường
kinh tế hàng hóa, đơ thị và thị dân tạo ra, vừa là điều kiện vừa là nguyên nhân tạo ra
những dấu hiệu phi cổ truyền tẻ tẻ, cục bộ trong nho học.
Cuối thế kỉ XIX, đất nước ta rơi vào ách nô dịch của thực dân Pháp, kéo theo
việc xây dựng chính quyền thực dân, phát triển kinh tế công thương nghiệp ở các thành
phố, thì nhà nho mất dần vai trị “kẻ tiên tri, tiên giác”, bị đẩy xuống hạng dân thường.
[5;tr.103].
Trước thời Doumer, những viên quan toàn quyền đầu tiên đã nghĩ tới việc sử
dụng nền giáo dục truyền thống làm công cụ phục vụ cho họ. Doumer đã duy trì chế độ


thi tuyển quan trường cũ ở Bắc kì cho đến 1915, ở Trung kì cho đến 1918. Từ năm
1862, chữ quốc ngữ, hình thức chuyển ngơn ngữ Việt bằng chữ cái la tinh, được sử
dụng ở Nam kì rồi lan dần sang cả nước. Năm 1896, chính quyền thuộc địa cho đưa
chữ quốc ngữ vào một số môn thi của các kì thi tuyển chọn quan lại. Năm 1903, một
mơn thi tiếng Pháp trở thành bắt buộc trong các kì thi [51;tr.215]. Như vậy, sự thay đổi
chữ viết, sự xuống cấp của nền hán học, cựu học tạo điều kiện cho sự du nhập văn hóa
phương tây được nhanh chóng.
Cùng với sự chuyển biến của các giai cấp liên hệ với sự sản xuất truyền thống,
cũng như sự xuất hiện của những giai cấp mới dưới ảnh hưởng của diễn biến kinh tế,
Việt Nam dần dần thay đổi theo lối sống “tư sản hóa”, “Âu hóa” dần hình thành, xâm
nhập và tấn công vào lối sống cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Trong đô thị, lúc đầu,
Pháp kiều sống trong những khu riêng biệt lập nên một xã hội đóng chặt, có những
thành kiến và những quy định riêng của nó. Họ rất ít tiếp xúc với dân Việt, ngồi những
cuộc tiếp xúc kinh tế hay hành chính cần thiết. Đa số người Pháp ở Việt Nam đã tiêm
nhiễm một mặc cảm tự tôn khiến họ khinh bỉ dân bản xứ: đối với một người Pháp, sự sỉ
nhục nặng nề nhất là bị gán danh hiệu “dân bản xứ”[1;tr.239]. Mặc dù có sự tách biệt

và phân biệt đối xử, nhưng với sự tiếp xúc lâu dần đã hình thành nên lối sống mang
tính tư sản hóa ở các thành thị Việt Nam.
1.2. Mơi trường đơ thị hố truyền thống chuyển dần sang đơ thị hố tiền tư bản ở
Nam Định
Tính chất đơ thị hóa ở Việt Nam có những nét khác biệt so với Phương tây. Đó
là sự xây dựng và đầu tư có chừng mực của thực dân Pháp, bên cạnh phát triển đô thị
theo kiểu phương tây thì vẫn giữ nét cổ truyền phương đơng. Sự va chạm này tạo ra nét
riêng trong q trình đơ thị hóa Việt Nam. Quê hương Nam Định của Tú Xương được
coi là kinh kì thứ hai thời kì đó. Đây là đô thị lớn trong thời phong kiến và cũng là một
trong những đô thị trung tâm của xã hội giao thời thực dân- phong kiến.


Trước khi Pháp xâm lược, Nam Định cũng giống như vùng tỉnh khác của cả
nước, vẫn chịu sự thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền.
Nam Định là một trong những thành có ngành thủ cơng và làng nghề truyền
thống xuất hiện sớm và tiếp tục phát triển trong thế kỷ XIX. Sách Đại Nam nhất thống
chí có chép về các làng dệt có tiếng như Vân Cát, Tương Đông, Hà An… Trong lĩnh
vực thương nghiệp, hệ thống chợ làng mở rộng tạo thành một mạng lưới rộng khắp.
Nối tiếng nhất là chợ Vị Hoàng (thuộc xã Vị Hoàng), cịn có tên là chợ Vị Xun thuộc
tổng đốc Đơng Mặc, nay là thành phố Nam Định. Các làng chuyên nghề buôn đã xuất
hiện từ hàng trăm năm trước vẫn tiếp tục duy trì ở thế kỷ XIX. Đầu thế kỷ XIX, khu
vực trung tâm thành phố Nam Định ngày nay đã trở thành một nơi phố xá đông đúc,
buôn bán tấp nập.
Năm 1883, sau khi bình định Nam Định, thực dân Pháp đã nhanh chóng phân
chia lại địa giới hành chính và bắt tay vào khai thác thuộc địa. Dưới tác động của công
cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cấu trúc kinh tế- xã hội và bộ mặt của
Nam Định đã có những biến đổi sâu sắc và tồn diện. Chỉ trong vịng hơn chục năm, bộ
mặt thành phố đã hồn tồn đổi khác. Tịa thành cũ đã bị người Pháp phá dỡ từng phần.
Thay vào đó là những cơng sở, dinh thự mới mọc lên. Những đường phố mới được rải
nhựa, đèn điện thắp sáng đêm đêm. Kho tàng, bến bãi, nhà ga xe lửa được xây dựng,

tạo cơ sở cho việc xuất hiện Nhà máy dệt, Nhà máy tơ, Nhà máy chai...
Dân cư thành Nam cũng tăng nhanh với một kết cấu mới, đủ mặt mọi thành
phần của cư dân đô thị cận đại: cơng nhân, tư sản, tiểu tư sản, học sinh, trí thức tự do,
quan chức thực dân và bản xứ cùng một số không nhỏ nông dân ven thị. Nam Định dần
trở thành một trong ba đô thị lớn nhất Bắc Kỳ thời Pháp thuộc.
Ngoài các tầng lớp cũ, tư sản được hình thành. Cuối thế kỷ XIX, đầu XX, đội
ngũ tiểu tư sản phát triển nhanh chóng theo đà đơ thị hoá ở Nam Định. Họ bao gồm các
thị dân, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ…


Dưới tác động của hai cuộc khai thác thuộc địa trước và sau chiến tranh thế giới
thứ nhất đã làm xuất hiện các giai tầng xã hội mới ở Nam Định, đại diện cho phương
thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa. Các lực lượng xã hội mới chỉ là thiểu số, nắm
trong tay một tiềm lực kinh tế hết sức hạn hẹp.
Cơ cấu xã hội truyền thống ở Nam Định đã bị biến đổi và xáo trộn mạnh, nhưng
chưa bị phá vỡ và thay đổi căn bản. Chính điều này đã làm bộc lộ rõ tính chất nửa
thuộc địa nửa phong kiến của xã hội Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng.
Những biến đổi về kinh tế - xã hội và quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Đơng Tây ở Nam Định đã dẫn đến những chuyển biến mới trong sinh hoạt văn hóa. Sự
chuyển biến đó được biểu hiện rõ nét nhất trong sự hình thành nếp sống đơ thị ở thành
phố Nam Định. Nhưng mặt khác, q trình đơ thị hóa và việc du nhập lối sống phương
Tây vào Thành Nam cũng làm nảy ra nhũng thói hư tật xấu mới như trộm cướp, đĩ
điếm, nghiện hút...
Chuyển biến lớn nhất về giáo dục ở Nam định từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế
kỷ XX là sự tàn lụi của nền giáo dục Nho học và thay vào đó là nền giáo dục mới –Tây
học. Giáo dục ở Nam định mới chỉ dừng lại ở một cấp độ thấp, chủ yếu là tiểu học và
chỉ một số rất ít người được đi học, còn lại đại đa số nhân dân là mù chữ.
Sau khi chiếm được thành Nam Định năm 1884 thực dân Pháp đã bắt đầu tính
đến việc xây dựng một thành phố ở đây. Các công sở của người Pháp lần lượt mọc lên
trên các phố phường như: Tồ cơng sứ, Tồ án Tây, Sở kho bạc ...., bên cạch đó là các
nhà máy, xí nghiệp như: Nhà máy chai, nhà máy rượu, nhà máy sợi......Hệ thống chợ

phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hóa rất phát triển trong đó có 4 chợ lớn: Chợ Rồng, chợ
Vị Hoàng, chợ Của Trường...
Thành phố Nam Định, không chỉ là một thành phố công thương nghiệp nổi tiếng
đầu thế kỷ XX, mà còn trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa - tư tưởng lớn, một
điểm tiếp xúc của luồng giao lưu văn hóa Đơng - Tây. Các cụ Phan Bội Châu, Lương


Văn Can đều đã tìm đến Nam Định, tuyên truyền và vận động sự ủng hộ của nhân dân
Nam Định tham gia phong trào Đông Du và Đông Kinh nghĩa thục.
Tiểu kết:
Sống trong cảnh mất nước và q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ, Trần Tế
Xương được coi là nhà nho thị dân đầu tiên ở Việt Nam. Trong xã hội đặc biệt, mọi trải
nghiệm của Trần Tế Xương khác các nhà nho truyền thống- không cung phụng trong
chốn quan đường, khơng thả mình, ngâm vịnh ở chốn thiên nhiên u tịch... , tính chất thị
dân của Tú Xương đã được khẳng định qua cách ông tự giới thiệu: “Ở phố hàng Nâu”
(Tự vịnh), và “Quen lối sống thị thành” (Phú hỏng thi), “Sáng vác ô đi tối vác về” (Tự
ngụ)...


Chương 2: NHẬN DIỆN LẠI CON NGƯỜI TRẦN TẾ XƯƠNG THÔNG QUA
CÁCH ỨNG XỬ TRƯỚC SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HOÁ- XÃ HỘI BUỔI GIAO
THỜI
2.1. Tú Xương với tư cách là con người xã hội
Nếu dựa vào tiêu chí Nho gia để đánh giá Tú Xương là nho hay phi nho, ta thấy
tuy bề ngồi có mâu thuẫn vì lúc thế này lúc thế kia, nhưng về bản chất trong ông vẫn
có sự thống nhất trong một mẫu nhà nho khác, mới hình thành trong xã hội cuối thế kỉ
XIX, đó là nhà nho thành thị.
2.1.1. Tu thân:
Tu thân là khái niệm then chốt của nho giáo, là hành xử quan trọng đối với bậc
quân tử. Tú Xương vẫn là một nhà nho chăm chăm đèn sách, hòng mong tiến thân trên

con đường khoa cử, nhưng dường như không thấy xuất hiện ý niệm tu, tề, trị, bình ở
con người ông. Đối với nho sĩ, một khi đã bước chân vào cửa Khổng sân Trình thì đều
thấm nhuần tinh thần của nho giáo là con người phải ý thức vấn đề tu thân và coi trọng
việc giữ gìn truyền thống đạo lý.
Trong thơ ca truyền thống, nhà nho luôn luôn đề cao và ý thức việc tu thân, rèn
luyện mình thành người quân tử. Khái niệm tu thân được nhắc tới khá nhiều, ngồi
việc thể hiện tấm lịng ln hướng về nghĩa quân thân với ước mong được báo đáp đền
ơn của một kẻ bề tơi hết lịng vì dân vì nước, cịn là thái độ coi thường cơng danh phú
q.
Coi thường cơng danh phú q họ tìm đến với cuộc sống giản dị, hoà hợp với
thiên nhiên để di dưỡng tinh thần. Họ vui với bữa cơm dưa muối, áo bô, hài cỏ, chè
mai, hiên nguyệt, con lều, am quán...
Sống vui với thiên nhiên, các nhà nho cũng luôn dặn lịng mình nhớ cho bền đạo
trung dung, giữ lấy cái đạo của người quân tử. Có được đạo trung dung là có được sự
điều hịa, sự qn bình trong cuộc sống. Đó mới là bí quyết của cuộc sống, bí quyết của
hạnh phúc.


Đối với họ, ý thức tu thân còn là ý thức học tập các vị tiền bối, coi họ là tấm
gương sáng để noi theo. Đó là các tấm gương của các bậc trung thần nghĩa sĩ, các bậc
tài cao đức trọng, các văn nhân thi sĩ đã trở thành biểu tượng cho nhân cách sáng ngời
của các nhà nho: Trương Lương, Tiêu Hà, Văn Chính, Chu Cơng, Y Dỗn, Đỗ Phủ,
Đào Tiềm...
Con người cũng nên tránh xa những thói xấu, tránh xa sắc, xa rượu chè, cờ
bạc... Những lời khuyên này không chỉ là lời giáo huấn khô khan mà là lời của những
người từng trải, tha thiết muốn giữ gìn thế đạo, tha thiết muốn giữ lấy đạo lý dân tộc
đang bị mai một.
Như vậy, đạo lý nói chung và vấn đề tu thân nói riêng là nội dung quan trọng
trong thơ ca trung đại. Bởi theo Nho giáo, văn chương phải có tác dụng cải tạo con
người, động viên, tổ chức hồn thiện xã hội. Do đó, mệnh đề “văn dĩ tải đạo” đề cao

chức năng giáo huấn của văn chương trở thành quan điểm chính thống chi phối đến sự
phát triển của toàn bộ nền văn học trung đại.
Với Tú Xương, ta lại thấy xuất hiện một con người sống buông xả, để cảm xúc
và ứng xử chảy theo bản năng và sở thích. Ơng khơng ngại ngần tự nhận mình rằng:
Bài bạc, kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè, trai gái đủ tam khoanh
(Tự vịnh)
Tất cả những thói hư tật xấu dường như hội tụ đầy đủ ở nhà nho thị dân Tú Xương.
Đánh bài, chơi gái, quỵt tiền, rượu chè... đều có cả:
Biết chăng cũng chẳng biết gì
Biết ngồi Thống Bảo, biết đi ả đầu
Biết thuốc lá, biết chè tàu
Cao lâu biết vị, thanh lâu biết mùi
(Hỏi ông trời)


Lối sống tu thân khắc kỷ khơng cịn là tiêu chuẩn đầu tiên để hành xử theo đối
với nhà nho thị dân Tú Xương. Ơng thả mình ăn chơi và ngơng ngược nói lên những
“thú” vui đấy một cách trâng tráo. Những thú vui đi ngược lại với truyền thống cũng
như cung cách vốn có của một nhà nho. Nó không chỉ phá vỡ ý thức tu thân đầy chỉn
chu của nho giáo mà cịn vượt ra ngồi tính quy phạm của giọng điệu ngơn chí nho gia.
Cái tơi Tú Xương được bộc lộ rõ đầy cá tính. Tuy vẫn dùi mài theo khoa cử, vẫn
lều chõng đi thi, nhưng không chú tâm nơi sách vở, mà “Mỗi năm ông học một vài
câu”, và chủ yếu chỉ học “Lạc nhạn Xun tâm đủ ngón chầu”. Ta thấy Tú Xương
khơng để chí nơi học hành, mà mải mê với những cuộc chơi nằm ngồi truyền thống
nho giáo. Khơng những khơng tu thân lập chí theo gương thánh hiền, Tú Xương cũng
khơng tha thiết đạo thánh hiền. Đỗ tú tài, mở lớp dạy học, nhưng ông Tú chỉ dạy:
...Dạy câu kiều lẩy,
Dạy khúc lí Kinh,
Dạy ngón trống phách,

Dạy khúc Dương tranh.
Dạy những khi xuống ngựa lên xe, đứng ngồi phải phép
Dạy những lúc cao lâu chiếu hát, ăn nói cho sành
(Phú thầy đồ dạy học)
Đối với nhà nho truyền thống, tu thân cịn là giữ cho tình cảm ln ln ở trạng
thái ôn nhu, quân bình. Họ luôn cố gắng giữ mình, không để cho bản thân tức giận quá,
vui mừng quá, say sưa quá, bởi ưu toan quá mức sẽ hỏng việc. Nhưng với Tú Xương,
ông để cảm xúc chảy theo bản năng. Người đọc thấy thú vị khi đọc những câu thơ thể
hiện sự “ân hận” của ông sau những cuộc chơi, cuộc say.
Đây là Chừa gái:
Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba thứ linh tinh nó hại ta
Chừa được thứ nào hay thứ ấy


Phải chăng chừa rượu với chừa trà
Và đây là Chừa rượu:
Những lúc say sưa cũng muốn chừa
Muốn chừa nhưng lại tính hay ưa
Hay ưa nên nỗi khơng chừa được
Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa
Tú Xương khơng ép mình trong “lễ” nghiêm ngặt của một nhà nho đạo mạo,
ứng xử theo đạo nho, ơng thích sống theo bản năng và sở thích như một con người bình
thường cần có nhiều nhu cầu, nhiều ước muốn. Con người ấy khi hành động khơng
phải ngước nhìn ai, khơng phải nhìn trước nhìn sau, không phải dè chừng hay ái ngại
bất cứ một điều gì. Hơn một lần ơng ca ngợi hình tượng chú Mán, một tính cách có
nhiều nét lạ, rất ngơng và phớt đời:
Phong lưu nhất ai bằng chú Mán
Trong anh em chúng bạn đều thua xa
Buổi loạn li bốn bể không nhà

Răng chẳng nhuộm, vợ chẳng lấy, lụa là chẳng mặc.
Mán chỉ làm đủ tiền tiêu vặt
Khi cao lâu, khi cà phê, khi nước đá, khi thuốc lá,
khi đủng đỉnh ngồi xe
Sự đời Mán chẳng buồn nghe
(Chú Mán)
Hình tượng chú Mán sống ngồi vịng cương tỏa của lễ nghi nho giáo được Tú
Xương ca ngợi đầy thích thú và ngưỡng mộ. Đối với nhà nho này, lối sống tu thân khắc
kỉ khơng cịn là tiêu chuẩn đầu tiên để ơng hành xử theo.
2.1.2. Đối với gia đình
Theo nho giáo, mọi người đều bị trói buộc trong các quan hệ gia đình: vợchồng, cha- con, anh-em. Học thuyết này cũng vạch ra rằng, để giữ được sự bình ổn


trong gia đình thì mọi cá nhân đều phải thực hiện đúng chức phận của mình, có nghĩa
là cha ra cha, con ra con, chồng ra chồng, vợ ra vợ. Và trong mối quan hệ vợ chồng thì
phu xướng phụ tùy, người phụ nữ rất ít khi được coi trọng.
Hình ảnh người vợ đã đem lại nhiều cảm hứng cho khơng ít nhà nho trung đại.
Nguyễn Khuyến cũng có khá nhiều thơ viết cho các bà vợ: Nhất vợ nhì giời, Khuyên
vợ cả, Vãn thiếp Phạm thị (Khóc người vợ thiếp họ Phạm). Tuy nhiên, Văn tế sống vợ
thì đến Tú Xương mới có.
Có thể nói rằng, khơng phải thơ về vợ trong thời trung đại chưa xuất hiện, người
đọc đã từng biết đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với Thơ vịnh đạo vợ chồng (Phu phụ thi),
Phạm Nguyễn Du với Đoạn trường lục, Phạm Thái có Văn tế Trương Quỳnh Như,…tất
cả đều để hình ảnh người vợ hiện lên với bao sự cần mẫn, chịu khó, giữ trọn phận
người phụ nữ tao khang. Nhưng những chân dung ấy chỉ mang tính khái qt, ý tưởng
cốt để ngơn chí, cảm hồi. Đến Tú Xương, ông khắc họa chân dung người vợ cụ thể,
mang đậm tính cá thể hóa trong các bài Thương vợ, Văn tế sống vợ, Đang ốm nghe vợ
khấn cầu. Đó là những bài thơ Tú Xương lấy cảm hứng trực tiếp từ người vợ Phạm Thị
Mẫn tần tảo của ông.
Qua những lời thơ đó, ta thấy Tú Xương một mực u thương và tơn trọng vợ.

Ơng vì hồn cảnh đặc biệt (thi mãi chỉ đỗ tú tài) nên cuộc sống của nhà thơ và các con
ông đều trông cậy ở tài làm ăn xoay xở của bà Tú:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
(Thương vợ)
Các nhà nho xưa dẫu hết sức cảm thương nỗi vất vả của các bà vợ nhưng chỉ có
thể giãi bày nỗi thương cảm một cách chừng mực và kín đáo. Nhưng Tú Xương lại
mạnh bạo “đặc tả” chân dung, tính cách của vợ qua những suy nghĩ bằng việc tường
thuật, miêu tả cơng việc:
Con gái nhà dịng, lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng khơng, gặp chăng hay chớ


Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn,


×