Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề tài " Tự trào trong thơ Trần Tế Xương " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.23 KB, 5 trang )

1
Họ và tên: Trần Thị Khuyên Lớp: 07CVH1
Học phần: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và văn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phong Nam
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Tên đề tài: Tự trào trong thơ Trần Tế Xương
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trần Tế Xương là một trong những đại biểu xuất sắc của dòng văn học trào
phúng Việt Nam. Thơ văn của Trần Tế Xương mang trong nó những dấu ấn riêng,
đặc sắc, độc đáo và đặc biệt là rất Tú Xương chính vì vậy mà nó có một sức sống
mãnh liệt. Ông nổi tiếng và được biết đến nhiều hơn ở màng thơ trào phúng. Thơ
trào phúng của Trần Tế Xương là một tiếng cười dí dỏm, hồn nhiên nhưng cũng
rất cay cú, xót xa. Nó chứa đựng tâm trạng u hoài của một lớp nhà nho “cuối mùa”
như Tú Xương. Và thơ tự trào Tú Xương cũng là một phần không nhỏ nằm trong
mảng thơ trào phúng của ông. Thơ tự trào Trần Tế Xương luôn thẳng thắn, ông
trực tiếp cười mình một cách hả hê, khi thì phủ định, lúc lại ngông nghênh.
Khi nghiên cứu về vấn đề “Tự trào trong thơ Trần Tế Xương”, chúng tôi
mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn về tác giả, tác phẩm, cũng như con người
nhà thơ. Để thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật trong thơ tự trào của ông qua
đó làm nổi bật nhưng đóng góp to lớn của Trần Tế Xương cho nền văn học Việt
Nam nhằm phục vụ cho việc học tập và công tác giảng dạy, nghiên cứu sau này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi tìm hiểu về thơ tự trào của Trần Tế Xương. Bên
cạnh đó chúng tôi còn sử dụng thêm các tài liệu khác có liên quan đến vấn đề tự
trào trong thơ Trần Tế Xương.
3. Ý nghĩa của đề tài
Tác giả Trần Tế Xương là một tác giả lớn, tiêu biểu và xuất sắc của nền văn học
dân tộc, thơ của ông đã được đưa vào các chương trình học ở phổ thông lên tới cao
đẳng và đại học. Khi nghiên cứu đề tài này chúng ta có dịp trau dồi thêm các kiến
2


thức về thơ văn và con người tác giả, đặc biệt là qua thơ tự trào của ông chúng ta
sẽ hiểu hơn về hiện thực xã hội đương thời.
Đề tài này là sự tiếp thu và kế tục các công trình đi trước nhằm tạo ra một hệ
thống mới nhằm khẳng định tài năng và đóng góp của nhà thơ Trần Tề Xương
trong nền văn học. Thể hiện đề tài này bản thân người viết có dịp sưu tầm, tìm
hiểu sâu hơn những sáng tác có giá trị của nhà thơ.
4. Lịch sử vấn đề
Trần Tế Xương là một trong những đại biểu xuất sắc của nền văn học trào
phúng Việt Nam. Ông luôn chiếm một vị trí lớn trong lòng độc giả. Trải qua gần
một thế kỉ, các tác phẩm của ông đã nhận được chú ý và nghiên cứu rộng rãi.
Trong quá trình nghiên cứu thơ văn Trần Tế Xương, đã đạt được rất nhiều thành
quả trên nhiều phương diện như: sưu tầm, giới thiệu, nghiên cứu cuộc đời và sự
nghiệp…
Trước hết về nghiên cứu tác giả và thơ văn Trần Tế Xương phải kể tới sự
góp mặt của các công trình nghiên cứu của các tác giả về sưu tầm, giới thiệu các
tác phẩm của nhà thơ Tú Xương. Thành công nhất là một số công trình như: Tác
giả Nguyễn Đình Chú, Lê Mai với cuốn “Thơ văn Trần Tế Xương”( 1984). Cuốn
sách sưu tầm và giới thiệu được 137 tác phẩm trong đó có 3 bài văn tế, thơ phú là
125 bài, 6 câu đối. Cuốn sách này được coi là hệ thống tổng kết thành quả nghiên
cứu từ trước tới nay về Trần Tế Xương.
Tác giả Nguyễn Văn Huyền chủ biên cuốn “Tú Xương tác phẩm và giai
thoại” (1986). Cuốn sách giới thiều rất tỉ mỉ về tác giả Trần Tế Xương, cùng 13
bài trong đó có 3 bài văn tế, 123 bài thơ phú, 8 câu đối. Và cuốn sách có 67 nghi
đề mục, phần còn lại giới thiệu 17 giai thoại. Đây là cuốn sách thành công nhất
của việc sưu tầm thơ văn Tú Xương…
Ở lĩnh vực nghiên cứu phê bình, nhận định đánh giá thơ văn Trần Tế Xương
đặc biệt là ở mảng thơ trào phúng cũng có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về
tơ văn Trần Tế Xương. Mặc dù các ý kiến khác nhau nhưng giới nghiên cứu đều
có sự thống nhất đây là một nhà thơ trào phúng xuất sắc, một bậc thầy trong nghệ
3

thuật ngôn từ đã cách tân tạo ra một phái thơ trong lịch sử văn học. Trong lĩnh vực
nghiên cứu này cũng nhận được sự quan tâm đóng góp của nhiều chuyên gia
nghiên cứu như Trần Thanh Mại – Trần Tuấn Lộ “Nội dung thơ văn Tú Xương”,
Nguyễn Đình Chú“ Tú Xương nhà thơ lớn dân tộc”…Cùng rất nhiều cá bài viết,
công trình của nhiều nhà văn nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Công Hoan:Về việc
nghiên cứu thơ Tú Xương; Nhà thơ Tú Mỡ đã khái quát tính chất trào lộng . “Thời
và thơ Tú Xương” . Ngoài ra cón có bài viết của Xuân Diệu, Nguyễn Tuân …Hầu
hết các bài viết và công trình nghiên cứu về Trần Tế Xương được sưu tầm và tập
hợp trong cuốn “Trần Tế Xương về tác gia tác phẩm” do tác giả Vũ Văn Sỹ tuyển
chọn.
Còn về đề tài “Tự trào trong thơ Trần Tế Xương” cũng có nhiều nhận định ,
ý kiến của nhiều tác giả nhưng trong khuôn khổ đề tài chúng tôi chỉ xin nêu một
ssó công trình tiêu biểu làm có sở cho việc nghiên cứu đề tài này. Cụ thể có giáo
sư Trần Đình Sử đã nhấn mạnh phương diện ý thức cá nhân và tiếng cười giả
thoát:“Tự không phải với vợ mà với chính mình, nhà thơ đã dùng tiếng cười tự
trào để giải thoát cho mình, tự khẳng định mình, tạo một thế cân bằng mới. Tú
Xương đã đi ngược lại truyền thống thơ ngôn chí là thơ làm ra để khẳng định cái
chí hướng, lí tưởng của mình…” .Và tác giả Đoàn Hồng Nguyên có bài viết “Thơ
Tú Xương với kiểu tự trào thị dân” đã tìm hiểu những đặc trưng trong kiểu tự trào
Tú Xương, một trong những yếu tố mang tính bất quy phạm của Trần Tế Xương
so với các nhà nho khác.
Nhìn chung viết về đề tài “Tự trào trong thơ Trần Tế Xương” có các ý của
nhiều tác giả xong chưa có công trình nào nghiên cứu thật đầy đủ, các nhà nghiên
cứu chỉ dừng lại ở từng mảng, từng khía cạnh, hay những nhận định ở mức độ
chung chung, hay chỉ đi sâu vào một tác phẩm tiêu biểu. Trên cơ sở tiếp thu các ý
kiến, thành tựu của những người đi trước chúng tôi tiến hành tìm hiểu “Tự trào
trong thơ Trần Tế Xương” với mong muốn hệ thống lại và khắc phục được phần
nào các hạn chế ở trên.
5. Phương pháp nghiên cứu
4

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành đọc, sử
lí tài liệu và sử dụng nhiều các phương pháp nghiên cứu nhưng chủ yếu là các
phương pháp sau đây: Phương pháp thống kê tổng hợp; phương pháp so sánh đối
chiếu; phương pháp phân tích, đánh giá.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Trần Tế Xương với kiểu thơ tự trào
1.1Vài nét về tác giả Trần Tế Xương
1.1.1 Thời đại Trần Tế Xương
1.1.2 Trần Tế Xương trong lịch sử văn học Việt Nam
1.2 Thơ tự trào Trần Tế Xương
1.2.1 Khái niệm “thơ tự trào”
1.2.2 Hiện thực xã hội trong thơ tự trào Trần Tế Xương
1.2.3 Bức chân dung tự hoạ Trần Tế Xương trong thơ tự trào
Chương 2: Đặc điểm nghệ thuật trong thơ tự trào Trần Tế Xương
2.1 Thế giới hình tượng thơ độc đáo
2.2 Ngôn ngữ linh hoạt
2.3 Giọng cười biến hoá
PHẦN KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu đề tài “Tự trào trong thơ Trần Tế Xương” chúng ta được
tìm hiểu về con người, cuộc đời, các giá trị về nội dung cùng nghệ thuật trong thơ
tự trào của Trần Tế Xương và đặc biệt là những đóng góp to lớn của nhà thơ trong
nền văn học Việt Nam. Thơ tự trào của ông thể hiện bối cảnh chung của thời đại
dân tộc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX với nhiều biến động, đã đem đến cho
những vần thơ tự trào của ông một bức tranh xã hội sinh động. Trong đó cuộc
sống riêng cũng như tính cách, cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ đã tạo cho thơ tự
trào của ông một giọng điệu, phong cách riêng độc đáo. Thời gian đã trôi qua gần
một thế kỷ nhưng những tác phẩm thơ trào phúng nói chung và thơ tự trào nói
riêng của Trần Tế Xương vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi thế hệ, những người
biết trân trọng những giá trị quý báu mà nhà thơ đã để lại cho cuộc đời
5

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân biên soạn (2003),150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG HN.
2. Xuân Diệu (1998), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học.
3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học,
Nxb ĐHQG HN.
4. Đỗ Đức Hiểu chủ biên ( 2007), Từ điển Văn học, Nxb Thế giới.
5. Nguyễn Văn Huyền (1986), Tú Xương tác phẩm – giai thoại, Hội văn học nghệ
thuật Hà Nam Ninh xuất bản.
6. Vũ Ngọc Khánh (2006), Thơ trào phúng Việt Nam, Nxb Giáo dục.
7. Hồ Giang Long (2006), Thi pháp thơ Tú Xương, Nxb Văn học.
8. Nguyễn Lộc (2007), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỷ XIX,
Nxb Giáo dục.
9. Phương Lựu chủ biên (2004), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
10. Nguyễn Phong Nam (1999), Giáo trình văn học Việt Nam nửa cuúo thế kỉ XIX,
ĐHSP Đà Nẵng.
11. Nguyễn Khắc Phi chủ biên (2001), Phân tích bình giảng văn học lớp 10, Nxb
Giáo dục, HN.
12. Vũ Tiến Quỳnh (1994), Phê bình – bình luận văn học Trần Tế Xương, Nxb
Văn nghệ TP HCM.
13. Vũ Văn Sỹ tuyển chọn (1996), Trần Tế Xương về tác gia và tác phẩm, Nxb
Giáo dục.
14. Tuấn Thành- Anh Vũ (2002), Thơ Trần Tế Xương – tác phẩm và dư luận, Nxb
Văn học.
15. Lưu Trí Viễn (1976), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 4A, Nxb Giáo dục.
16. Đỗ Huy Vinh (2001), Tú Xương giai thoại, Nxb Văn học dân tộc.

×