Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Phân tích tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam EU đến xuất khẩu ngành dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.41 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ ÁI QUỲNH

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH
THƢƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU ĐẾN XUẤT KHẨU
NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đà Nẵng - Năm 2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ ÁI QUỲNH

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH
THƢƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU ĐẾN XUẤT KHẨU
NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 831 01 05
Ngƣờ

ƣớng

n


o

ọ : PGS.TS. Nguyễn Mạn Toàn

Đà Nẵng - Năm 2021


Len CAM DOAN
Toi cam loan day la cong trinh nghien caw cua rieng toi.
Cac sa lieu, kit qua neu trong luan van la trung thifc va clam tieng cluvc ai
cong ba trong bat 4 cong trinh nao khac.
Tac gia 1u4n van

Nguyen Thi Ai Quynh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
5. Bố cục đề tài .................................................................................................. 5
6. Tổng quan nghiên cứu .................................................................................. 6
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH
THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY ......... 11
1.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO ...................... 11
1.1.1. Khái niệm Hiệp định thƣơng mại tự do ............................................ 11
1.1.2. Phân loại Hiệp định thƣơng mại tự do .............................................. 12
1.1.3. Một số nội dung chính của các FTA ................................................. 14

1.2. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN XUẤT
KHẨU NGÀNH DỆT MAY ........................................................................... 16
1.2.1. Cơ chế tác động ................................................................................. 16
1.2.2. Tác động tích cực .............................................................................. 18
1.2.3. Tác động tiêu cực .............................................................................. 20
1.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI
TỰ DO ĐẾN XUẤT KHẨU........................................................................... 23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 25
CHƢƠNG 2:PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 26
2.1. MƠ HÌNH CÂN BẰNG TỔNG THỂ DẠNG TĨNH .......................... 27
2.2. DỮ LIỆU CHO MƠ HÌNH CGE ......................................................... 41
2.3. XÂY DỰNG KỊCH BẢN NGHIÊN CỨU .............................................. 47
2.3.1. Sơ lƣợc Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – EU ...................... 47
2.3.2. Nội dung chính của EVFTA ............................................................. 48
2.3.3. Các nội dung EVFTA liên quan đến ngành Dệt may ....................... 52
2.3.4. Các kịch bản nghiên cứu ................................................................... 53
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 53


CHƢƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐẾN
XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ....................................... 54
3.1. QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – EU VỀ NGÀNH DỆT MAY
GIAI ĐOẠN 2009-2019 ................................................................................. 54
3.1.1. Bối cảnh thƣơng mại Việt nam – EU giai đoạn 2009-2019 ............. 54
3.1.2. Quan hệ thƣơng mại Việt Nam – EU về ngành dệt may giai đoạn
2009-2019.................................................................................................... 65
3.2. TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY
VIỆT NAM ..................................................................................................... 67
3.2.1. Phân tích tác động của việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan trong EVFTA
đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam ..................................................... 67

3.2.2. Phân tích tác động của việc gỡ bỏ hàng rào phi thuế quan trong
EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam ....................................... 68
3.2.3. Phân tích tác động của việc gỡ bỏ đồng thời hàng rào thuế quan và
phi thuế quan trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam ...... 71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 81
CHƢƠNG 4:KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................. 82
4.1. ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ ............................................................................ 83
4.2. ĐỐI VỚI HIỆP HỘI DỆT MAY ............................................................. 86
4.3. ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY ....................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ I
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... V
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... IX
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................... X


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ v ết tắt

Ng ĩ từ v ết tắt

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

EU

Liên minh châu Âu

EVFTA


Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu

HGĐ

Hộ gia đình

KBSC

Kịch bản cơ sở

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

FTA

Hiệp định thƣơng mại tự do

SAM

Ma trận hạch toán xã hội

SPS

Biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật

TBT

Hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số ệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Bảng SAM vĩ mô Việt Nam 2016

43

3.1.

Mƣời mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất sang EU năm 2019

59

3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.

Mƣời ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất, mô phỏng từ
kịch bản 1

Cán cân thƣơng mại và tốc độ tăng trƣởng kim ngạch
xuất khẩu ngành dệt may theo mơ phỏng kịch bản 1 và
kịch bản 2
Mƣời ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất, mô phỏng
Kịch bản 2
KNXK ngành dệt may và tỷ trọng KNXK của 5
thị trƣờng lớn nhất
KNXK ngành dệt may và tỷ trọng KNXK của 10 thị
trƣờng lớn nhất trong EU

67
69
69
70
71

3.7

Cán cân xuất nhập khẩu kết quả mơ phỏng KB3

72

3.8

Mƣời ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất

76


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số ệu
ìn vẽ

Tên ìn vẽ

Trang

1.1.

Sự dịch chuyển của đƣờng cung

17

2.1.

Dịch chuyển của nền kinh tế đến điểm cân bằng mới

28

2.2.

Mối liên hệ khái quát giữa các thực thể trong nền kinh tế

29

2.5.

Phân phối thu nhập từ các nhân tố cho các nhóm hộ gia
đình


33

2.6.

Thay thế lẫn nhau giữa các nguồn nhập khẩu hàng hóa

36

2.7.

Chuyển đổi lẫn nhau giữa các thị trƣờng xuất khẩu
hàng hóa

38

2.8.

Cơ chế cân bằng trên tất cả các thị trƣờng của nền kinh tế

40

3.1.

Kim ngạch thƣơng mại hai chiều giữa Việt Nam và EU,
giai đoạn 2009-2019

54

3.2.
3.3.

3.4.
3.5
3.6
3.7.
3.8.
3.9.

Tốc độ tăng trƣởng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU,
giai đoạn 2009-2019
Top 5 quốc gia khối ASEAN có giá trị xuất khẩu lớn nhất
sang thị trƣờng EU, giai đoạn 2009-2019
Cán cân thƣơng mại của Việt Nam với EU và Thế giới,
giai đoạn 2009-2019
Tỷ trọng của 5 thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam, giai đoạn 2009-2019
Giá trị xuất khẩu vào 5 thị trƣờng lớn nhất của Việt Nam,
giai đoạn 2009-2019
Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang EU theo quốc gia
năm 2019
Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang 10 thị trƣờng lớn
nhất của EU, giai đoạn 2009 - 2019
Tỷ trọng xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam sang EU
theo quốc gia, năm 2019

56
57
59
60
61
62

64
65


3.10.

Tỷ trọng xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam sang 10
thị trƣờng lớn nhất của EU, giai đoạn 2009 – 2019

66

3.11.

Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu của các ngành

75

3.12.

Cán cân thƣơng mại các ngành

77

3.13.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và tỷ trọng của 5 thị
trƣờng xuất khẩu lớn nhất

78


3.14.

Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU
theo quốc gia

79

3.15.

Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may và tốc độ tăng
KNXK đến 10 thị trƣờng lớn nhất của EU

80

3.16.

Cán cân thƣơng mại ngành dệt may đến 10 thị trƣờng lớn
nhất của EU

80


1

MỞ ĐẦU
1. Tín

ấp t ết ủ đề tà

Nền kinh tế Việt Nam trải qua 35 năm Đổi mới với nhiều sự chuyển

biến kinh tế mạnh mẽ thể hiện qua việc đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng
và khá toàn diện trên các lĩnh vực. Trong đó phải kể đến bƣớc tiến vƣợt bậc
của quá trình hội nhập quốc tế. Hội nhập kinh tế phát triển thƣơng mại, đẩy
mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phƣơng là xu thế tất yếu của các quốc gia
trong thời đại tồn cầu hóa. Trong những năm gần đây, Việt Nam ngoài việc
hƣớng tới thị trƣờng Châu Á với mục tiêu đƣa Châu lục này trở thành một
khối mậu dịch h ng mạnh còn đề cao x c tiến mối quan hệ thƣơng mại với
khối Liên minh Châu Âu (EU) nhằm th c đẩy hoạt động thƣơng mại quốc tế,
đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại và có đƣợc cơ cấu thị trƣờng hợp lý
hơn. Chính vì vậy, hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu
(EVFTA) chính thức có hiệu lực, hứa hẹn sự phát triển trong tƣơng lai của hai
nền kinh tế.
Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày
28/11/1990, trải qua hơn 30 năm hợp tác, quan hệ song phƣơng Việt Nam - EU
ngày càng phát triển tích cực. Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - EU đang phát
triển rất nhanh chóng và hiệu quả. Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa
Việt Nam và EU tăng 1,11% so với c ng kỳ năm 2018, EU là thị trƣờng xuất
khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của
Việt Nam sang EU phải kể đến điện thoại các loại và linh kiện, giày dép các
loại, hàng dệt may (4,26 tỷ USD, chiếm 10,25% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
cả nƣớc) (Tổng cục Hải quan, 2020). EU là thị trƣờng nhập khẩu dệt may lớn
nhất thế giới với quy mô nhập khẩu hàng năm hơn 250 tỷ USD, tổng cầu may
mặc bình quân hàng năm tăng trƣởng 3%. Tuy nhiên, trong tổng nhập khẩu
may mặc của EU, hàng dệt may Việt Nam chỉ chiếm 2,7%, do đó cơ hội để


2
tăng trƣởng thị phần trong thị trƣờng tiềm năng này là rất lớn (Đức Anh,
2020).
Khi EVFTA có hiệu lực, cơ hội của ngành dệt may của Việt Nam thâm

nhập vào thị trƣờng EU sẽ ngày càng lớn; những hàng rào về thuế quan đƣợc
tháo gỡ theo lộ trình, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đƣợc dự
đoán theo đó sẽ tăng lên đáng kể, các chuyên gia kinh tế cho rằng dệt may sẽ
là ngành cơng nghiệp có nhiều bứt phá. Nhƣ vậy, với ƣu thế nguồn lao động
dồi dào, chi phí sản xuất thấp hơn so với các quốc gia lân cận và đặc biệt sản
phẩm đã phần nào khẳng định đƣợc thƣơng hiệu tại thị trƣờng EU, ngành dệt
may Việt Nam đƣợc dự báo và kỳ vọng nằm trong nhóm hàng sẽ hƣởng lợi
nhiều nhất khi EU cắt bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan cho nhóm hàng
dệt may theo cam kết trong EVFTA. Tuy nhiên, c ng nhƣ các Hiệp định tự do
hóa thƣơng mại khác, EVFTA hình thành sẽ mang đến cho Việt Nam cả
những thách thức không nhỏ (khả năng cạnh tranh quốc tế hạn chế của hàng
hóa, doanh nghiệp Việt Nam, nguy cơ bị phá sản và mất thị trƣờng trong
nƣớc, suy thối tài ngun mơi trƣờng và các tác động xấu về văn hóa, an
ninh (Đỗ Đức Bình, 2013). Vì vậy, Lợi ích từ FTA giữa Việt Nam - EU cần
đƣợc nhìn nhận dƣới nhiều khía cạnh khác nhau chứ không chỉ ở bề nổi cán
cân xuất nhập khẩu. Chính bởi điều này, Việt Nam cần nhận thức đầy đủ về
tác động của EVFTA để có thể tận dụng, nắm bắt đƣợc cơ hội và khắc phục
đƣợc những thách thức, khó khăn để phát triển một cách tồn diện nhất.
Vì những lý do trên, cần thiết phải quan tâm đến tác động của EVFTA
đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng. Có nhiều
nghiên cứu về tác động của EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam, c ng nhƣ đến
ngành dệt may đã ứng dụng mơ hình cân bằng tổng thể (CGE) vào phân tích
tác động của các chính sách kinh tế. Tuy nhiên, về mặt nội dung các nghiên
cứu chỉ đánh giá tác động đến toàn bộ nền kinh tế, mặc dù trong đó có đề cập


3
đến ngành dệt may nhƣng chƣa phân tích thật sâu, đặc biệt không phân tách
so sánh tác động của hàng rào thuế quan, phi thuế quan và chƣa chỉ ra đƣợc
những đối tác chủ chốt trong EU tác động nhƣ thế nào đến xuất khẩu ngành

dệt may. Về mặt phƣơng pháp sử dụng, các nghiên cứu ứng dụng mơ hình
CGE với dữ liệu ma trận hạch toán xã hội năm 2012 đã c , sự phù hợp với
thực tế không cao. Vì vậy, việc sử dụng mơ hình CGE với dữ liệu ma trận
hạch toán xã hội đƣợc cập nhật năm 2016 để nghiên cứu đề tài “Phân tích tác
động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đến xuất khẩu ngành
dệt may Việt Nam” là phù hợp, có tính cấp thiết, có ý nghĩa về mặt khoa học
và thực tiễn.
2. Mụ t êu ng ên ứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tác động của EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam
và đề xuất các hàm ý chính sách góp phần hỗ trợ Chính phủ, Hiệp hội dệt may
và doanh nghiệp phát triển xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của FTA
đến xuất khẩu của các quốc gia nói chung và ngành dệt may nói riêng;
- Đánh giá tác động của việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan trong EVFTA
đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam;
- Đánh giá tác động của việc gỡ bỏ hàng rào phi thuế quan trong
EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam;
- Đánh giá tác động của việc gỡ bỏ đồng thời hàng rào thuế quan và phi
thuế quan đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam;
- Đề xuất các hàm ý chính sách cho chính phủ, Hiệp hội dệt may và
doanh nghiệp nhằm phát triển xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam.


4
3. Đố tƣợng và p ạm v ng ên ứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong
EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu những tác động của việc gỡ bỏ hàng rào
thuế quan và phi thuế quan trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt
Nam theo năm tiêu chí: kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trƣởng kim ngạch
xuất khẩu, cán cân thƣơng mại, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và thị trƣờng
xuất khẩu.
- Về không gian: Nền kinh tế Việt Nam chi tiết 41 ngành trong đó ch
trọng đến ngành dệt may Việt Nam và quan hệ về xuất nhập khẩu ngành dệt
may của 10 quốc gia là đối tác chủ chốt của Việt Nam trong EU.
- Về thời gian: xem xét tác động của việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và
phi thuế quan trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam trong
ngắn hạn và trung hạn, giai đoạn 2020 - 2025.
4. P ƣơng p áp ng ên ứu
- Phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng trong luận văn là phƣơng pháp mơ
hình hóa và mô phỏng các “c sốc thuế quan và phi thuế quan” thơng qua mơ
hình cân bằng tổng thể dạng tĩnh (CGE).
- Dữ liệu cho mơ hình CGE là Ma trận hạch toán xã hội SAM. Tại Việt
Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng phối hợp với các tổ chức
quốc tế dƣới sự hỗ trợ của cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch đã xây dựng
và công bố các bảng SAM cho Việt Nam, mới nhất là SAM2012. Trong điều
kiện hiện tại của Việt Nam, nguồn dữ liệu cho mơ hình CGE là sẵn có. Tuy
nhiên, để cập nhật bảng SAM mới nhất, trong luận văn này tác giả sử dụng
VSAM2016 (Nguyễn Mạnh Toàn, 2020). Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các


5
số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU thu thập từ cổng
thông tin Tổng cục hải quan. Để chạy mô phỏng và xử lý dữ liệu của mơ hình,
tác giả sử dụng phần mềm GAMS.
- Sau khi thực hiện mô phỏng tác động của việc gỡ bỏ hàng rào thuế

quan và phi thuế quan trong EVFTA, luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê
mô tả bằng công cụ bảng và đồ thị để tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả
mơ phỏng.
- Ngồi ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp tổng hợp, đối chiếu,
so sánh để hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về EVFTA và tác động của EVFTA
đến xuất khẩu ngành dệt may, tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác
động của EVFTA đến nền kinh tế, đánh giá các dữ liệu thứ cấp liên quan đến
thực trạng quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và EU. Trên cơ sở đó, xây
dựng các giả thuyết nghiên cứu và lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp khi
phân tích tác động của việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong
EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam.
5. Bố ụ đề tà
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc kết cấu thành 04 chƣơng
nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về tác động của Hiệp định thƣơng mại tự do đến
xuất khẩu ngành dệt may
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu tác động của EVFTA đến xuất khẩu
ngành dệt may Việt Nam
Chƣơng 4: Kết luận và Hàm ý chính sách


6
6. Tổng qu n ng ên ứu
6.1. Các nghiên cứu về tác động của EVFTA đến nền kinh tế
Việt Nam
Nghiên cứu của Maliszewska và cộng sự (2020) sử dụng mô hình động
lực phân phối thu nhập tồn cầu (GIDD) liên kết với mơ hình LINKAGE đƣa
ra kết luận EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam,
không chỉ ở cấp độ kinh tế vĩ mô với việc tăng GDP và dịng thƣơng mại mà

cịn góp phần phân phối thu nhập, giảm nghèo nhanh hơn. EVFTA có hiệu
lực có thể làm tăng GDP của Việt Nam thêm 2,4%, th c đẩy xuất khẩu thêm
12% và đƣa từ 0,8 đến 01 triệu ngƣời thoát nghèo vào năm 2030 (Khoat &
Cismas, 2019). Điểm nổi bật nhất trong quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa
Việt Nam và EU là tính bổ sung mạnh mẽ, chính vì vậy EVFTA hứa hẹn
mang đến nhiều cơ hội và lợi ích đáng kể cho cả hai bên. Dung (2009), Minh
và cộng sự (2018) kết luận rằng việc tham gia một FTA có tác động tích cực
đến tăng trƣởng kinh tế Việt Nam thông qua việc th c đẩy tăng trƣởng tổng
sản phẩm trong nƣớc (GDP), tăng giá trị xuất nhập khẩu và th c đẩy đa dạng
hóa và chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu thị trƣờng.
Với việc sử dụng mơ hình trọng lực, Duong và cộng sự (2015) cho thấy
rằng việc cắt giảm thuế quan trong khn khổ EVFTA sẽ có tác động tích cực
đến thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - EU. Tuy nhiên, về mặt bất lợi,
EVFTA gây thâm hụt ngân sách quốc gia và gây áp lực lên sản xuất trong
nƣớc (Phat & Hanh, 2019).
6.2. Các nghiên cứu về tác động của EVFTA đến ngành dệt may
Việt Nam
Trong Dự án “Hỗ trợ x c tiến thƣơng mại và phát triển xuất khẩu tại
Việt Nam - VIE/61/94” của Cục X c tiến Thƣơng mại, Bộ Công thƣơng,
Nguyễn Anh Dƣơng và Đặng Phƣơng Dung (2011) đã tổng hợp các thông tin


7
cơ bản về cam kết liên quan đến ngành dệt may của Việt Nam trong các FTA.
Bên cạnh đó c ng đánh giá triển vọng, cơ hội phát triển và thách thức của
ngành dệt may, từ đó đƣa ra các khuyến nghị cho Chính phủ, Hiệp hội Dệt
may Việt Nam c ng nhƣ các doanh nghiệp trong nƣớc nhằm th c đẩy ngành
dệt may của Việt Nam.
Nghiên cứu của Philip và cộng sự (2011) đã đánh giá tác động của
EVFTA theo phƣơng pháp định lƣợng và định tính. Nghiên cứu đã phân tích

định lƣợng về triển vọng xuất khẩu của một số ngành quan trọng của Việt
Nam nhƣ dệt may và giày dép. Phân tích định tính về ngành dệt may tuy súc
tích nhƣng đã chỉ ra EVFTA sẽ có tác động quan trọng đối với hàng dệt may
của Việt Nam.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, với giai đoạn phát triển cơng nghệ
mạnh mẽ hiện nay, các lợi ích lớn nhất đó là có thể tham gia vào chuỗi giá trị
do các cơng ty EU tổ chức. Do đó, lợi ích của các doanh nghiệp nội địa sẽ ph
hợp với lợi ích của các doanh nghiệp EU. Trong các lĩnh vực nhƣ sản phẩm
da và dệt may, những ngƣời hƣởng lợi chính có thể là doanh nghiệp vừa và
nhỏ hiện đang cung cấp cho các chuỗi giá trị của doanh nghiệp EU. Tuy
nhiên, với các quy định về xuất xứ khi gia nhập thị trƣờng EU sẽ đóng vai trị
quan trọng trong việc định hình chuỗi giá trị sản xuất tại Việt Nam. Ví dụ nhƣ
trong lĩnh vực dệt may, yêu cầu chuyển đổi kép đƣợc dự đoán là sẽ tạo ra
động lực mạnh mẽ cho sự phát triển sản xuất vải (Huỳnh Thị Diệu Linh,
2018).
Nghiên cứu về tác động của tự do hóa thƣơng mại, Vanzetti & Pham
(2006), Baker và cộng sự (2014), cho thấy rằng cả nhập khẩu và xuất khẩu
tăng trong tất cả các ngành, đặc biệt là trong ngành dệt may. C ng cho kết quả
tƣơng tự, V Thanh Hƣơng (2016) sử dụng phƣơng pháp các chỉ số thƣơng
mại cho thấy kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với EU đều


8
gia tăng vững chắc, thƣơng mại giữa hai bên chủ yếu mang tính liên ngành do
cơ cấu xuất nhập khẩu, lợi thế so sánh và chun mơn hóa xuất khẩu của hai
bên khác nhau rõ rệt. EVFTA hứa hẹn mang đến cơ hội lớn nhất để Việt Nam
đẩy mạnh xuất khẩu sang EU các ngành đặc biệt là ngành dệt may. Xuất khẩu
dệt may sang EU đã và đang chứng kiến sự tăng trƣởng ổn định trong những
năm gần đây và đƣa Việt Nam trở thành một trong những nƣớc xuất khẩu
hàng dệt may hàng đầu vào EU. Vo (2018) đã sử dụng mơ hình WITSSMART để phân tích tác động tiềm tàng của EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt

may. Do tác động chuyển hƣớng thƣơng mại chiếm ƣu thế hơn so với tác
động tạo ra thƣơng mại nên hàng dệt may Việt Nam sẽ thu đƣợc nhiều lợi ích
hơn so với các nƣớc không tham gia hiệp định.
6.3. Các nghiên cứu về sử dụng mơ hình cân bằng tổng thể dạng tĩnh
để phân tích chính sách kinh tế
Nguyễn Mạnh Tồn (2010) trong phân tích mối quan hệ giữa ngành
cơng nghiệp chính yếu và các ngành cơng nghiệp phụ trợ đã ứng dụng
phƣơng pháp cân bằng tổng thể vào nghiên cứu, sử dụng số liệu từ bảng ma
trận hạch toán xã hội của Việt Nam năm 2000, 2005 và mô phỏng các mối
quan hệ giữa các ngành trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam hiện nay cho
thấy: việc tăng cƣờng đầu tƣ vào ngành dệt có thể gi p th c đẩy và ảnh hƣởng
lan toả đến các ngành khác, đặc biệt là ngành may và do đó mang lại hiệu quả
kinh tế ở mức cao nhất.
Ahmed & O'Donoghue (2010) sử dụng mơ hình CGE và dữ liệu ma
trận hạch toán xã hội (SAM) của Pakistan cho năm 2002 để đánh giá tác động
của việc cắt giảm thuế suất đối với các chỉ số kinh tế vĩ mô và ph c lợi của
Pakistan. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc cắt giảm thuế quan không chỉ làm tăng
giá trị xuất khẩu, tăng mức ph c lợi mà còn làm tăng tiêu d ng hộ gia đình và
tổng vốn cố định. Tƣơng tự, Shaikh (2009), Khorana & Narayanan (2017) và


9
Winchester (2009) đã sử dụng mơ hình CGE để đánh giá tác động của việc
giảm thuế đối với các nền kinh tế của Ấn Độ, Pakistan và New Zealand theo
trình tự. Kết quả cho thấy rằng cắt giảm thuế quan sẽ có lợi cho ph c lợi xã
hội và củng cố tăng trƣởng GDP, lực lƣợng lao động và các yếu tố sản xuất.
Gần đây, bằng việc sử dụng mô hình CGE Erero & Bonga-Bonga
(2018) đã thực hiện một nghiên cứu đánh giá tác động của việc cắt giảm thuế
quan đối với nền kinh tế Congo. Các số liệu cho thấy sản lƣợng và việc làm
của khu vực tăng lên khi thuế quan giảm. Khi áp dụng chính sách cắt giảm

thuế quan sẽ th c đẩy cạnh tranh nhập khẩu và các nhà sản xuất trong nƣớc
muốn tồn tại trong cạnh tranh nhập khẩu họ phải tìm cách nhập khẩu các công
nghệ và sử dụng các phƣơng thức sản xuất tiết kiệm đầu vào.
6.4. Một số kết luận rút ra từ tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm
và hướng nghiên cứu của luận văn
Hầu hết các cơng trình nghiên cứu trên đã chỉ rõ: Hội nhập kinh tế quốc
tế là một xu thế vận động tất yếu trên thế giới gắn với q trình tồn cầu hóa
và khu vực dƣới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.
Đồng thời hội nhập kinh tế quốc tế gắn với quá trình vận động của các quy
luật kinh tế khách quan của phân công lao động quốc tế, chuyên môn hóa và
tự do hóa thƣơng mại, đầu tƣ, tài chính và việc hình thành chuỗi giá trị tồn
cầu. Trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gia
tăng hiện nay, tự do hoá thƣơng mại là một xu thế tất yếu khách quan. Đồng
thời vai trị của tự do hố thƣơng mại đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia là khơng thể phủ nhận (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thƣờng
Lạng, 2013).
Bên cạnh mơ hình GTAP, GIDD, mơ hình trọng lực thì mơ hình CGE
với nhiều đặc điểm ƣu việt, là mơ hình hiệu quả và đƣợc sử dụng phổ biến
trong nghiên cứu tác động của tự do hóa thƣơng mại đối với cơ cấu kinh tế,


10
dự báo các ngành có tiềm năng phát triển và phân tích tác động của các
chính sách kinh tế.
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về tác động của EVFTA đến nền kinh tế
Việt Nam, c ng nhƣ đến ngành dệt may đã ứng dụng mơ hình cân bằng tổng
thể CGE vào phân tích tác động của các chính sách kinh tế. Tuy nhiên, về mặt
nội dung các nghiên cứu chỉ đánh giá tác động đến toàn bộ nền kinh tế, mặc
d trong đó có đề cập đến ngành dệt may nhƣng chƣa phân tích thật sâu, đặc
biệt khơng phân tách so sánh tác động của hàng rào thuế quan, phi thuế quan

hay tác động đồng thời của việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan và
chƣa chỉ ra đƣợc từng đối tác thƣơng mại chủ chốt trong EU của Việt Nam tác
động nhƣ thế nào đến xuất khẩu ngành dệt may. Về mặt phƣơng pháp sử
dụng, các nghiên cứu ứng dụng mơ hình CGE với dữ liệu ma trận hạch toán
xã hội c năm 2000, 2005, 2012 sự ph hợp với thực tế khơng cao. Do đó
luận văn một mặt kế thừa các kết quả nghiên cứu của các cơng trình trên, mặt
khác sử dụng mơ hình CGE dạng tĩnh với dữ liệu cập nhật mới nhất để nghiên
cứu phân tích làm rõ tác động việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan
trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam.


11
CHƢƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG
MẠI TỰ DO ĐẾN XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY
1.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO
1.1.1. K á n ệm H ệp địn t ƣơng mạ tự o
Khái niệm FTA lần đầu tiên đƣợc đƣa ra tại Hiệp ƣớc chung về thuế
quan và mậu dịch (GATT 1947). Cụ thể tại điều XXIV điểm 8b, quan điểm
này đƣợc đƣa ra nhƣ sau: “Một khu vực thương mại tự do được hiểu là một
nhóm gồm hai hoặc nhiều lãnh thổ thuế quan, trong đó thuế và các quy định
thương mại khác sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn các mặt hàng có xuất xứ từ các
lãnh thổ đó và được trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ lập thành khu vực
mậu dịch tự do”. Từ khái niệm này, có thể hiểu FTA sơ khai chỉ quy định
phạm vi đối với hàng hóa hữu hình và mức độ cam kết tự do hóa chỉ dừng ở
việc cắt giảm thuế quan và một số quy định thƣơng mại khác.
Từ năm 1990 đến nay, nền kinh tế thế giới không ngừng lớn mạnh và
theo đó khái niệm về FTA đã đƣợc mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn trong
cam kết tự do hóa. Phịng Thƣơng mại và Cơng nghệ Việt Nam (VCCI) c ng

đƣa ra định nghĩa: “FTA là kết quả chính thức của một q trình thương
lượng giữa hai hay nhiều quốc gia ký kết nhằm giảm hoặc loại bỏ các rào cản
đối với thương mại. Một FTA thường bao gồm những vấn đề quy định về thuế
nhập khẩu, hạn ngạch và lệ phí đối với hàng hóa/dịch vụ được giao dịch giữa
các thành viên ký kết FTA nhằm cho phép các nước mở rộng tiếp cận thị
trường của nhau”.
Nhƣ vậy, cho đến nay, ngoài cam kết cắt giảm thuế quan và hàng rào
phi thuế quan, FTA bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn cam kết trong khuôn khổ
GATT/WTO, c ng nhƣ một loạt vấn đề thƣơng mại mới mà WTO chƣa quy


12
định. Với mức độ và phạm vi cam kết rộng hơn, các FTA này đƣợc biết đến
nhƣ là FTA hiện đại hay FTA thế hệ mới - sự phát triển tất yếu trƣớc bối cảnh
hội nhập tồn cầu thay đổi.
Tóm lại, căn cứ theo thực tiễn áp dụng và tổng quan nghiên cứu, trong
nghiên cứu này, FTA là một thỏa thuận thƣơng mại giữa hai hay nhiều quốc
gia (hoặc v ng lãnh thổ) nhằm mục đích tự do hóa thƣơng mại một số nhóm
mặt hàng bằng việc cắt giảm hoặc gỡ bỏ thuế quan, hình thành các quy định
thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và di chuyển vốn giữa các nƣớc thành
viên. Ngồi ra, FTA khơng chỉ giới hạn trong phạm vi hàng hóa hữu hình mà
cịn có các cam kết “phía sau đƣờng biên giới - beyond the border” nhƣ lao
động, môi trƣờng, khuôn khổ pháp lý, mối quan hệ giữa nhà đầu tƣ và nhà
nƣớc, hợp tác chuyển giao công nghệ, x c tiến và tự do hố đầu tƣ, thuận lợi
hóa thủ tục hải quan, cạnh tranh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và nhiều nội
dung khác.
1.1.2. P ân loạ H ệp địn t ƣơng mạ tự o
Hiệp định thƣơng mại tự do thƣờng đƣợc chia thành ba loại căn cứ theo
quy mô, số lƣợng các thành viên tham gia: FTA song phƣơng, FTA đa
phƣơng (bao gồm FTA khu vực) và FTA hỗn hợp.

a) Hiệp định thương mại tự do song phương
FTA song phƣơng là một thỏa ƣớc giữa hai quốc gia hoặc vùng lãnh
thổ, trong đó hai bên đồng ý nới lỏng hoặc xóa bỏ các hạn chế thƣơng mại để
mở rộng cơ hội kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ có hai quốc gia
tham gia đàm phán và ký kết FTA và chỉ có hai nƣớc này chịu sự ràng buộc
của những điều khoản quy định trong FTA song phƣơng đã ký kết. Hiện nay,
Việt Nam đã hoàn thành ký kết với tƣ cách là một bên độc lập với các quốc
gia Nhật Bản, Chilê, Hàn Quốc và Liên minh Kinh tế Á Âu. Hiệp định thƣơng
mại tự do giữa Việt Nam và EU là FTA song phƣơng đặc biệt với một bên là


13
một quốc gia và bên còn lại là khối Liên minh kinh tế - chính trị với 28 nƣớc
thành viên (Bảng 1.1, Phụ lục 1).
b) Hiệp định thương mại tự do đa phương
FTA đa phƣơng là hiệp ƣớc thỏa thuận giữa ba quốc gia hoặc vùng lãnh
thổ trở lên. Do tính chất đa bên với số lƣợng các quốc gia tham gia đàm phán
ký kết nhiều, hiệp định này thƣờng phức tạp và mất nhiều thời gian để đàm
phán, c ng nhƣ tốn nhiều thời gian để FTA đi vào hiệu lực. Tuy nhiên, khi
FTA đa phƣơng đƣợc đàm phán, ký kết thành cơng, lợi ích thƣơng mại tạo ra
sẽ vô cùng lớn, đặc biệt trực tiếp mang lại lợi thế cạnh tranh tốt hơn cho các
bên ký kết. Ví dụ điển hình về FTA đa phƣơng là Hiệp định Đối tác Xuyên
Thái Bình Dƣơng (TPP) với 12 nƣớc thành viên.
c) Hiệp định thương mại tự do theo khu vực
FTA khu vực là thỏa thuận giữa các quốc gia có vị trí địa lý gần nhau.
FTA khu vực chính là FTA đa phƣơng giữa các quốc gia cùng khu vực. Mục
tiêu của FTA này là để loại bỏ rào cản thƣơng mại và tạo điều kiện thuận lợi
cho vận chuyển hàng hoá, dịch vụ qua biên giới giữa các quốc gia lân cận. Có
thể kể đến FTA theo khu vực trên thế giới hiện nay nhƣ Hiệp hội mậu dịch tự
do Châu Âu (EFTA), Hiệp định thƣơng mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Hiệp

định Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA).
d) Hiệp định thương mại tự do hỗn hợp
FTA hỗn hợp là hiệp định thƣơng mại đƣợc ký kết giữa một khu vực tự
do thƣơng mại (FTA khu vực) với một nƣớc, một số nƣớc, một liên minh
thuế quan hoặc một khu vực tự do thƣơng mại khác. FTA hỗn hợp tuy có
nhiều phức tạp trong q trình đàm phán đi đến ký kết nhƣng loại hình FTA
này vẫn đang tăng nhanh về số lƣợng trong những năm gần đây bởi nó tạo ra
thị trƣờng đầy tiềm năng, đa dạng và phong ph , thể hiện ƣu thế vƣợt trội so
với FTA song phƣơng và FTA đa phƣơng. C ng với các nƣớc ASEAN, Việt


14
Nam đã ký kết 07 FTA hỗn hợp; đó là FTA ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), FTA
ASEAN - Australia/New Zealand (AANZFTA), FTA ASEAN - Trung Quốc
(ACFTA), FTA ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), FTA ASEAN - Hàn Quốc
(AKFTA), FTA ASEAN - Hongkong (AHKFTA) và Hiệp định đối tác kinh
tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP).
Ngoài ra, theo cách phân loại khác dựa trên mức độ phát triển của các
quốc gia, FTA đƣợc phân ra thành ba loại: FTA Bắc - Bắc là FTA giữa các
nƣớc phát triển, FTA Bắc - Nam là FTA giữa các nƣớc phát triển và nƣớc
đang phát triển và FTA Nam - Nam là FTA giữa các nƣớc đang phát triển
với nhau.
1.1.3. Một số nội dung chính của các FTA
a) Tự do thương mại hàng hóa
Trong các FTA hiện nay, tự do thƣơng mại hàng hóa thƣờng đƣợc thỏa
thuận với các nội dung về thuế quan, hạn ngạch thuế quan, hàng rào kỹ thuật
trong thƣơng mại (TBT), các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật
(SPS), biện pháp phòng vệ thƣơng mại, và quy tắc xuất xứ (ROO).
Về thuế quan, hạn ngạch thuế quan: Một trong những nội dung chính
và khơng thể thiếu trong các FTA là cam kết gỡ bỏ các rào cản thuế quan và

phi thuế quan đối với hàng hóa. Các bên tham gia FTA cam kết xóa bỏ thuế
quan đối với hầu hết các mặt hàng và tuân thủ quy định các danh mục hàng
hóa t y thuộc vào mức độ và lộ trình giảm thuế. Các danh mục này thƣờng
đƣợc chia ra thành: danh mục hàng hóa đƣợc dỡ bỏ thuế ngay, danh mục hàng
hóa cắt giảm thuế dần dần theo lộ trình, danh mục hàng nhạy cảm, và danh
mục loại trừ không đƣa vào cắt giảm.
Về các rào cản kỹ thuật trong thương mại và biện pháp vệ sinh, kiểm
dịch động thực vật: Trong thƣơng mại quốc tế, các rào cản kỹ thuật đối với
thƣơng mại (TBT) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nƣớc áp


15
dụng đối với hàng hoá nhập khẩu. Các biện pháp kỹ thuật này nhằm bảo vệ
những lợi ích quan trọng nhƣ sức khoẻ con ngƣời, môi trƣờng, an ninh... Bên
cạnh các biện pháp kỹ thuật TBT, các nƣớc còn duy trì nhóm biện pháp vệ
sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) nhằm đảm bảo vệ sinh thực phẩm và
ngăn ngừa các dịch bệnh. Các nƣớc thành viên WTO đều thiết lập và duy trì
hệ thống biện pháp TBT và SPS riêng đối với hàng hố của mình và hàng hố
nhập khẩu.
Về phịng vệ thương mại: Phịng vệ thƣơng mại (chống bán phá giá,
chống trợ cấp và tự vệ) là các biện pháp áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu
khi hàng hóa này có hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh nhƣ bán phá giá tại
thị trƣờng nƣớc nhập khẩu, bán hàng đƣợc trợ cấp bởi hình thức trợ cấp
khơng đƣợc phép bởi chính phủ nƣớc xuất khẩu, hoặc bán hàng hóa với số
lƣợng tăng nhanh đột biến gây thiệt hại cho ngành sản xuất nƣớc xuất khẩu
(VCCI, 2014).
Về quy tắc xuất xứ: Mỗi FTA thƣờng sẽ có một hệ thống quy định
riêng về quy tắc xuất xứ hàng hóa (ROO). ROO quy định chi tiết hàng hóa
nào (mức độ gia công ra sao, nguồn gốc của nguyên liệu nhƣ thế nào) đủ điều
kiện hƣởng ƣu đãi thuế quan. T y thuộc vào kết quả đàm phán FTA, mỗi loại

hàng hóa ở mỗi FTA sẽ có các quy tắc xuất xứ khác nhau. Nếu các quy định
về quy tắc xuất xứ khơng ph hợp với tình hình sản xuất, cung ứng nguyên
vật liệu đầu vào của nƣớc xuất khẩu thì hàng hóa nƣớc đó sẽ khó đáp ứng
đƣợc các điều kiện để đƣợc coi là “có xuất xứ ph hợp” và do đó sẽ khơng
đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan theo FTA. Do vậy, quy tắc xuất xứ là một nội
dung đàm phán quan trọng trong các Hiệp định FTA; việc đàm phán để có
đƣợc bộ quy tắc xuất xứ ph hợp sẽ quyết định lợi ích (từ thuế quan) của
nƣớc đó trong thỏa thuận FTA.


16
b) Các nội dung khác của FTA
Không chỉ bao gồm các nội dung tự do thƣơng mại hàng hóa, FTA hiện
đại còn bao phủ đề cập đến các vấn đề tự do hóa trong thƣơng mại dịch vụ,
đầu tƣ, quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, phát
triển bền vững, lao động, bảo hiểm và môi trƣờng…
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN XUẤT
KHẨU NGÀNH DỆT MAY
1.2.1. Cơ

ế tá động

Việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan theo lộ trình cam kết
trong các hiệp định thƣơng mại tự do tác động đến xuất khẩu ngành dệt may
theo một cơ chế đan xen, phức tạp và đa chiều. Sau mỗi đƣờng cung là chi phí
sản xuất để tạo ra hàng hoá ở mỗi điểm sản lƣợng. Khi quyết định sản xuất
thêm hay bớt một đơn vị hàng hoá, doanh nghiệp phải so sánh chi phí phát
sinh thêm với các khoản có thể thu thêm nhờ bán hàng. Vì thế, ở mỗi mức giá
hàng hố đã biết, khi chi phí sản xuất có liên quan (giá máy móc, thiết bị,
nhân cơng, ngun vật liệu) hạ xuống, doanh nghiệp có khuynh hƣớng gia

tăng lƣợng cung. Sự thay đổi của chi phí sản xuất c ng thƣờng gắn với những
biến động trong giá cả các yếu tố đầu vào, khi các đầu vào của quá trình sản
xuất trở nên rẻ hơn, chi phí sản xuất sẽ hạ, đƣờng cung về hàng hố sẽ dịch
chuyển xuống dƣới và sang phải. Khi tham gia vào các FTA, các hàng rào
đƣợc gỡ bỏ đặc biệt là thuế nhập khẩu, làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu
nguyên vật liệu với giá rẻ hơn tƣơng đối so với khi chƣa áp dụng, do đó các
doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, đƣờng xung S dịch chuyển sang
phải thành S‟, mà sản lƣợng Q tăng lên Q‟ (Bùi Quang Bình, 2010; V Thị
Ngọc Ph ng, 2006).


×