Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN một số giải pháp chỉ đạo tăng cường tiếng việt cho trẻ người dân tộc thiểu số ở trường mầm non phùng minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.79 MB, 15 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự
nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư
phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội.” [1]. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục nên trong
những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chỉ đạo nghành giáo dục có
những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cả nước nói
chung và nâng cao chất lượng giáo dục miền núi nói riêng. Một trong những
giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục miền núi thì trong đó vấn đề“Tăng
cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số” cho các huyện miền
núi vùng sâu, vùng xa là một mắt xích cần tháo gỡ và đã được chú trọng
Mục tiêu chung của giáo dục giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến
năm 2025 đó là: "Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh
tiểu học người dân tộc thiểu số, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc
sử dụng tiếng Việt để hồn thành chương trình giáo dục mầm non và chương
trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học
tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các
dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của đất nước" . [2]
Hiện nay, việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu
số có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp trẻ được nghe, nói tiếng việt giúp trẻ có
tâm thế tốt khi vào trường tiểu học. Bởi trẻ bước vào lớp 1 phải có vốn tiếng
Việt và có kỹ năng tối thiểu khi sử dụng tiếng Việt: Phát âm chuẩn, dùng từ ngữ
phù hợp với nội dung, ngữ cảnh, trẻ có vốn từ tiếng Việt phong phú sẽ tiếp thu
bài học một cách dễ dàng hơn, sâu sắc hơn. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến việc lĩnh hội kiến thức, từ đó thiếu niềm tin vào hoạt động học
tập. Sự non yếu về tiếng Việt sẽ làm hạn chế về giao tiếp của trẻ em vùng dân
tộc thiểu số trong sinh hoạt ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Trường mầm non Phùng Minh nơi tôi công tác cũng là một trong những
xã thuộc vùng dân tộc thiểu số, chiếm 95% trẻ là người dân tộc Mường, dân tộc
Thái. trẻ dân tộc thiểu số ít được giao lưu, khơng được giao tiếp rộng nên trẻ


chưa bạo dạn, cịn rụt rè. Khi đến trường, trẻ thường trao đổi với nhau bằng
tiếng mẹ đẻ và có thói quen giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ trong hoạt động chơi, trò
chuyện hàng ngày và thậm chí ngay cả trong mơi trường học tập. Vì vậy vốn từ
tiếng Việt của trẻ rất hạn chế, tiếp thu kiến thức khi cô giáo truyền đạt chậm hơn
Để thực hiện tốt Chương trình giáo dục mầm non và đề án phổ cập giáo
dục xóa mù chữ, đặc biệt là giúp cho trẻ thiểu số có vốn tiếng Việt cần thiết
trước khi vào học lớp 1 ở trường tiểu học. Vì vậy “ Tăng cường tiếng Việt cho
trẻ người dân tộc thiểu số” là hết sức cần thiết.
Nhận thức tầm quan trọng đó, tơi suy nghĩ và tìm hiểu " Một số giải
pháp chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số ở trường
mầm non Phùng Minh năm học 2020-2021 ” để làm đề tài nghiên cứu cho
mình, phần nào tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ ở địa
phương. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường ngày
một hiệu quả hơn.


2
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra một số tồn tại, khó khăn trong việc chỉ đạo tăng cường tiếng Việt
cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số ở trường mầm non Phùng Minh để từ
đó:
- Nâng cao nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện tăng cường tiếng việt
cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
- Tạo môi trường tiếng Việt cho trẻ học tập" ở các lớp mẫu giáo.
- Làm tốt công tác phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã
hội trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số giải pháp tăng cường tiếng việt cho trẻ người dân tộc thiểu số ở
trường mầm non Phùng Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
- Phương pháp thống kê, thực nghiệm, xử lý số liệu:
Lựa chọn các biện pháp phù hợp và áp dụng vào thực tế. Đánh giá kết quả
đạt được và so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số là một trong những
vấn đề trọng tâm và cũng là yếu tố quan trọng góp phần rất lớn về việc nâng cao
chất lượng của giáo dục miền núi.
Luật giáo dục quy định:“Tiếng Việt là ngơn ngữ chính thức dùng trong
nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc
thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp
thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và
học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của
Chính phủ”[3].
Mục tiêu cụ thể của cả nước về Giai đoạn 2 kế hoạch thực hiện Quyết
định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ đó là: " Đến
năm 2020, có ít nhất 35% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và
90% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo; trong đó, 100% trẻ
em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù
hợp theo độ tuổi;
Đến năm 2025, có ít nhất 50% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi
nhà trẻ và 95% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo, trong đó,
100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường
tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi"[4]
Về đặc điểm ngơn ngữ và những khó khăn của trẻ em người dân tộc thiểu số
khi sử dụng tiếng Việt trong học tập và giao tiếp: [5]



3
“Trẻ không dễ dàng phát âm chuẩn các âm và các thanh tiếng Việt: từ khi
sinh ra trẻ người dân tộc thiểu số chỉ quen với việc nghe, nói các âm và các
thanh các kết hợp âm thanh của tiếng mẹ đẻ, trong khi các âm và các thanh
tiếng Việt có sự khác biệt so với tiếng mẹ đẻ của trẻ. Vì vậy trẻ em người dân tộc
thiểu số phát âm tiếng Việt dễ sai lệch do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng mẹ
đẻ”.
+ Khả năng nhận biết và sử dụng từ loại, mẫu câu tiếng Việt: Trẻ nhỏ vốn
kinh nghiệm hiểu biết về cuộc sống và kỹ năng ngơn ngữ tiếng mẹ đẻ cịn nghèo
nàn, nên ảnh hưởng đến việc tiếp nhận tiếng Việt.
+ Môi trường giao tiếp tiếng Việt: Trẻ em người dân tộc thiểu số thường
sống ở những địa bàn xa xơi, hẻo lánh, ít có điều kiện tiếp xúc với sách vở, các
phương tiện truyền thơng nên nhiều chủ đề rất khó đối với khả năng nhận thức
của trẻ.”
Muốn khắc phục điều này, trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi đến
trường ít nhất phải có những hiểu biết ban đầu về tiếng Việt. Muốn đạt được
điều đó thì cơng tác này phải được duy trì thường xun và có khoa học, vừa
đảm bảo tính lâu dài, tính kế hoạch, xuyên suốt cả quá trình từ gia đình đến nhà
trường, nhưng vẫn khơng để trẻ mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc mình mà trẻ
được tiếp thu kiến thức bằng ngơn ngữ tiếng Việt một cách tự nhiên, dễ hiểu,
nhanh nhất, đồng thời tạo hứng thú cho trẻ đến trường mạnh dạn, tự tin tham gia
tốt vào các hoạt động. Góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
2. Thực trạng của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc
thiểu số ở trường mầm non Phùng Minh trước khi áp dụng sáng kiến.
Trường mầm non Phùng Minh nơi tôi công tác cũng là một trong những
xã thuộc vùng dân tộc thiểu số, chiếm 95% trẻ là người dân tộc Mường, dân tộc
Thái. Qua quá trình triển khai và tổ chức thực hiện. Tơi gặp một số thuận lợi khó
khăn sau.
2. 1.Thuận lợi:

Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp chính quyền đã đầu
tư mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động
giáo dục của trẻ.
Trường lớp được sửa sang, phòng học rộng rãi thuận lợi cho các cháu học
tập và vui chơi. 100% các nhóm, lớp đã có ti vi để thực hiện chương trình giáo
án điện tử.
Được sự quan tâm của phòng giáo dục và đào tạo cũng đã thường xuyên
tổ chức các chuyên đề, thảo luận, trao đổi chia sẻ những kinh nghiệm tăng
cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số .
2.2. Khó khăn :
Tuy có rất nhiều thuận lợi song nhà trường cũng còn gặp phải những khó
khăn trong vấn đề “ Nâng cao chất lượng tiếng Việt cho trẻ” đó là:
- Một số giáo viên còn hạn chế về năng lực, thiếu kinh nghiệm, chưa
nhanh nhạy, sáng tạo nên còn lúng túng trong lựa chọn các biện pháp tổ chứccác
hoạt động giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ.


4
- Ở một số nhóm, lớp việc tạo mơi trường để tăng cường tiếng Việt cho trẻ
còn nghèo nàn, giáo viên chưa chú trọng đến việc sưu tầm và làm đồ dùng đồ
chơi để hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
- Học sinh ở các nhóm lớp chiếm 95 % là trẻ người dân tộc Mường, dân
tộc Thái; Trẻ ở vùng đặc biệt khó khăn. Đa số trẻ thường sử dụng tiếng mẹ đẻ
khi đến trường. Vì vậy, việc học tập cũng như tham gia vào các hoạt động và
tiếp nhận sự giáo dục bằng tiếng Việt nên gặp rất nhiều khó khăn.
- Mơi trường ngơn ngữ của trẻ ở gia đình chủ yếu là tiếng của dân tộc
mình. Công tác tuyên truyền tăng cường tiếng Việt cho trẻ đến các bậc phụ
huynh hiệu quả chưa cao.
2.3. Kết quả thực trạng
Để đánh giá lại công tác phụ trách, chỉ đạo và tổ chức hoạt động tăng

cường tiếng Việt cho trẻ thuộc dân tộc thiểu số và chất lượng tiếng Việt của học
sinh. Tôi tiến hành đánh giá, khảo sát chất lượng “ Tăng cường tiếng Việt” trên
giáo viên và học sinh trong nhà trường; kết quả khảo sát cụ thể như sau:
2.3.1. Khảo sát về đội ngũ giáo viên
- Tổng số giáo viên được khảo sát, đánh giá: 17 giáo viên.
ST
T
1
2
3

Nội dung khảo sát
- Tạo môi trường tiếng Việt trong
và ngồi nhóm lớp.
- Lồng ghép và tổ chức các hoạt
động tăng cường Tiếng Việt.
- Công tác phối hợp với phụ huynh
để tăng cường tiếng Việt cho trẻ

TS giáo Kết quả trước khi áp dụng
viên được
sáng kiến
đánh giá
TốtĐạt yêu Chưa đạt
khá
cầu
yêu cầu
SL % SL % SL %
17


4

24

8

47

5

29

17

8

47

4

24

5

29

17

4


24

9

52

4

24

2.3.1. Khảo sát chất lượng tiếng Việt của trẻ người dân tộc thiểu số ở trường
Năm học 2020- 2021: Trường mầm non Phùng Minh có 190 học sinh;
Trong đó chiếm: 170 học sinh là người dân tộc thiểu số. Ngay từ đầu năm học
tôi tiến hành khảo sát thực trạng tiếng Việt của trẻ. Tôi thu được kết quả như sau
như sau:
ST
T

1
2
3

Nội dung khảo sát
- Hiểu nghĩa các từ khái quát, biết lắng nghe,
trao đổi với người đối thoại bằng ngôn ngữ
tiếng Việt.
- Biết dùng ngôn ngữ tiếng Việt để diễn đạt
thành những câu có nghĩa.
- Biết kể chuyện theo tranh minh họa theo suy
nghĩ của mình theo ngơn ngữ tiếng Việt, đề

nghị người khác đọc sách cho nghe.

TS trẻ
được
khảo
sát

Kết quả trước khi
áp dụng sáng kiến
Đạt Chưa đạt
SC % SC %

170

12
3

72

47

28

170

11
2

65


58

35

170

10
4

61

66

39


5
Từ kết quả khảo từ các nhà trường, từ các giáo viên và học sinh tơi thấy
cịn nhiều tồn tại. Vì vậy tơi đã rất trăn trở, suy nghĩ và sau một thời gian nghiên
cứu tơi đã tìm ra “ Một số giải pháp chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho trẻ người
dân tộc thiểu số ở trường mầm non Phùng Minh” để thực hiện trong năm học
2020- 2021. Các giải pháp cụ thể như sau:
3. Một số giải pháp chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc người dân
tộc thiểu số ở trường mầm non Phùng Minh năm học: 2020- 2021.
3.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện tăng
cường tiếng Việt cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Việc nâng cao nhận thức, năng lực, tổ chức thực hiện tăng cường tiếng
Việt cho đội ngũ giáo viên là việc làm cần đặt lên hàng đầu. Vì đội ngũ giáo viên
của nhà trường là người trực tiếp tiếp xúc với trẻ, giáo viên sử dụng khả năng
sư phạm của mình để truyền đạt cho trẻ những kiến thức cơ bản đầu tiên. Để trẻ

dễ hiểu, dễ cảm nhận được sự vật hiện tượng mà giáo viên đưa ra. Người giáo
viên không thể chỉ truyền đạt và khơng biết học sinh mình có hiểu hay không.
Do vậy tăng cường tiếng Việt là làm cho học sinh hiểu cơ giáo đang nói gì? Và
u cầu mình phải làm gì? Chỉ có như thế mới giúp trẻ cảm nhận được vấn đề
một cách có hiệu quả.
Là người phụ trách chuyên môn nhà trường tôi đã đã xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng đội ngũ cán giáo viên về tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non
người dân tộc thiểu số và tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường để thành lập
đội ngũ giáo viên cốt cán để triển khai hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ
em người dân tộc thiểu số. Thường xuyên đổi mới cả về nội dung và hình thức.
Các hình thức bồi dưỡng được đa dạng hóa thơng qua hội nghị, các buổi sinh
hoạt chuyên môn cụm, sinh hoạt chuyên môn nhà trường, tham quan học tập,
trao đổi kinh nghiệm…
Hình ảnh hội thảo“ Tăng cường tiếng Việt cho trẻ người DTTS”
Chỉ đạo các lớp có trẻ em người dân tộc thiểu số tăng cường các hoạt
động bồi dưỡng thơng qua mơ hình “Sinh hoạt chun mơn ” . Khuyến khích đội
ngũ giáo viên tự bồi dưỡng, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong hoạt động
tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số, tích cực nghiên
cứu, áp dụng các phương pháp tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng
tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số; Tạo môi trường
“Tiếng Việt với trẻ em người dân tộc thiểu số”, trong và ngồi lớp học qua đó
nhằm chia sẻ những kinh nghiệm hay, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công tác chăm
sóc giáo dục trẻ nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số.
Dựa vào đặc điểm từng độ tuổi, cơ sở vật chất trang thiết bị của các lớp
kết hợp tài liệu tăng cường tiếng Việt Tôi đã kết hợp với tỏ chuyên môn nghiên
cứu xây dựng chương trình khung cho cả năm học trong đó giáo viên phải có kế
hoạch cụ thể nhằm cung cấp từ tiếng Việt cho trẻ đảm bảo tính hệ thống logic và
theo hướng phát triển.
Bằng các hình thức triển khai chuyên đề “ Tăng cường tiếng Việt cho trẻ
người dân tộc thiểu số” đổi mới hình thức sinh hoạt chun mơn theo hướng lấy

trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp cho giáo viên dạy dân
tộc thiểu số góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Thơng qua hình thức này


6
giáo viên đã được tập huấn những kiến thức cơ bản khi dạy tiếng Việt cho trẻ
bằng biện pháp trực quan hành động (hành động với cơ thể, hành động với vật
thật, hành động với câu chuyện....), giáo viên được dự và quan sát các giờ sinh
hoạt chuyên môn và việc đánh giá giáo viên được dựa trên kết quả nhận thức, kỹ
năng của trẻ từ đó khuyến khích giáo viên chủ động tìm hiểu vốn tiếng Việt của
trẻ, tìm tòi sáng tạo các phương pháp dạy trẻ học tiếng Việt hiệu quả và tự rút ra
kết luận cho mình để giúp trẻ học tốt hơn.
Với các hình thức đã áp dụng, giáo viên đã có thêm nhiều kỹ năng trong
việc dạy tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số, đặc biệt là kỹ năng dạy trẻ
phát âm, nghe hiểu từ tiếng Việt và cung cấp được vốn từ vựng cho trẻ được
nhiều hơn.
Hình ảnh một số giờ dạy mẫu lồng ghép tăng cường tiếng Việt
Nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cũng được lựa chọn có trọng
tâm theo từng năm học. Ngoài những nội dung bồi dưỡng theo chỉ đạo của nhà
trường, tôi đã chủ động xây dựng bổ sung những nội dung phù hợp với điều
kiện, đặc điểm của địa phương trong nhà trường và tham mưu cho BGH triển
khai thực hiện. Như: Công tác phối hợp với cha mẹ trẻ, cộng đồng trong việc
tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số; Bồi dưỡng tiếng
Việt cho cha mẹ trẻ…
Năm học: 2020- 2021, Nhà trường đã tổ chức được triển khai chuyên đề
về tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số giai đoạn 2 tới
các nhómn lớp. Ngồi ra, 100% các nhóm, lớp có trẻ người dân tộc thiểu số đã
tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên bằng cách lồng ghép vào các buổi sinh hoạt
chuyên mơn. Theo đó, trên 85% giáo viên đã được nâng cao năng lực và nhận
thức về xây dựng kế hoạch, tạo môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động tăng

cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số.
3.2. Hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên “ Tạo mơi trường tiếng Việt trong
và ngồi lớp học".
3.2.1. Tạo mơi trường tiếng Việt trong lớp học.
Mơi trường lớp học đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học, nó
quyết định phần lớn tới chất lượng dạy học của các nhà trường. Đối với các
trường dạy chương trình tăng cường tiêng Việt thì việc tạo mơi trường tiếng
Việt trong lớp lại càng có ý nghĩa lớn lao hơn đối với trẻ. Bởi trẻ em lứa tuổi
mầm non " Trẻ học mà chơi, chơi mà học" thông qua chơi để trẻ lĩnh hội kiến
thức và phát triển toàn diện. Đối với trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ rất hiếu động
nhưng thời gian tập trung chú ý lại rất ngắn. Việc tạo môi trường đầy ngôn ngữ
tiếng Việt mà lại thật vui mắt, sinh động cũng sẽ là một trong những cơ hội, là
một trong những con đường rất tốt đưa trẻ đến nhanh hơn, gần hơn với ngôn ngữ
tiếng Việt, qua đó giúp ngơn ngữ tiếng Việt của trẻ được phát triển.
Hiểu rõ được điều đó ngay từ đầu năm học tơi đã cùng với các đồng chí
chun mơn cốt cán trong trường thống nhất các nội dung và định hướng để các
nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch tạo môi trường tiếng Việt trong lớp cho
trẻ học tập.


7
Tạo môi trường giáo dục phù hợp với nội dung giáo dục của từng độ tuổi,
từng chủ đề phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục nói
chung và nội dung dạy tăng cường tiếng Việt nói riêng của các lớp.
Mơi trường của các nhóm, lớp phải tạo cho trẻ có nhiều cơ hội học tập và
được hoạt động với môi trường tiếng Việt, cho dù trẻ học trong nhóm, lớp đơn
hay lớp mẫu giáo ghép.
Tùy điều kiện thực tế của các lớp học, giáo viên phân chia lớp thành các
góc khác nhau, có thể tạo các góc mở để trẻ có nhiều cơ hội tham gia học tập tại
các góc đó. Các góc được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, đảm bảo yêu cầu về xây

dựng mơi trường vật chất. Các góc mở được tạo ra với các hoạt động phù hợp.
Ví dụ: Góc thư viện: có tranh ảnh lơ tơ theo chủ đề, sách tranh hoặc
truyện tranh, các thẻ chữ cái tiếng Việt...; Góc tạo hình: có những bức tranh đẹp,
giấy bút để trẻ trải nghiệm tạo thành các nét mà trẻ muốn thể hiện. Điều quan
trọng là trẻ được tập và chuẩn bị cho việc học sau này.
Việc sắp xếp các góc hoạt động trong lớp phải hợp lí, thuận tiện và có đủ
khơng gian cho trẻ hoạt động , các góc n tĩnh như góc ( học tập, nghệ thuật)
phải xa góc động ( góc xây dựng, góc phân vai). Sử dụng các giá, bảng để làm
hàng rào ngăn cách các góc chơi nhưng phải có độ cao vừa phải để khơng làm
che khuất tầm nhìn. Thường xuyên hay đổi nội dung các góc chơi trong từng chủ
đề nhằm tạo sự hứng thú, kích thích trẻ tham gia hoạt động.
Trang trí mơi trường trong lớp, bố trí tranh ảnh ở các góc chơi ln đảm
bảo thẩm mĩ, mang tính mở, trang trí những hình ảnh gần gũi với cuộc sống của
trẻ. Ở mảng chủ đề giáo viên có thể trang trí bằng những sản phẩm của cô và trẻ
cùng làm trong quá trình khai thác chủ đề, tạo sự mới mẻ, hấp dẫn, kích thích trẻ
hoạt động.
Nội dung trang trí các góc chơi phải phù hợp với tên gọi của góc để trẻ dễ
dàng nhận biết. Tên các góc chơi ln được viết to theo đúng quy định mẫu chữ
để giúp trẻ làm quen với Tiếng Việt. Tên các góc chọn những tên đơn giản, gần
gũi, dễ hiểu phù hợp nội dung chủ đề đang thực hiện và phù hợp với đặc điểm
của từng trường.
Một số hình ảnh mơi trường trong lớp học
Trong lớp có một góc truyền thống để trưng bày những nét văn hóa của
người dân tộc mường, mỗi đồ vật được gắn với tên gọi để trẻ cảm nhận được
những hình ảnh gần gũi quen thuộc ở gia đình và được làm quen với các từ bằng
ngôn ngữ tiếng Việt.
Một số hình ảnh góc truyền thống ở các lớp
Ngồi ra các nhà trường còn phát động giáo viên làm thêm đồ dùng tự tạo
từ phế liệu, nguyên vật liệu sẳn có tại địa phương, đồ chơi phù hợp với từng chủ
đề nhưng có thể sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau. Mỗi đồ chơi được gắn

với các từ để trẻ làm quen. Các đồ dùng cá nhân của trẻ có kí hiệu riêng (Với trẻ
mẫu giáo ký hiệu có thể là con số, hoặc chữ cái, hoặc tên của trẻ…) giúp trẻ làm
quen với Tiếng Việt, đồng thời giúp trẻ tự lấy, cất đồ dùng mà không cần sự trợ
giúp của cô.


8
Như vậy ta thấy rằng: Môi trường trong lớp đã cho trẻ có nhiều cơ hội học
tập và được hoạt động với môi trường tiếng Việt.
3.2.2. Tạo môi trường tiếng Việt ngồi lớp học
Cảnh quan mơi trường ngồi lớp học cũng vơ cùng cần thiết đối với q
trình giáo dục trẻ đặc biệt là việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Vì vậy ngay từ
đầu năm học song song với việc chỉ đạo tạo môi trường tiếng việt trong lớp, tôi
đã chỉ đạo các nhà trường cần phải quan tâm đến việc tạo mơi trường tiếng Việt
ngồi lớp học cho trẻ khám phá khi hoạt động ngoài trời.
Cần chú ý thiết kế tạo mơi trường hoạt động cho trẻ ngồi lớp học,( như
góc thiên nhiên, góc vận động..) tận dụng các điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của
trường, tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để giao nhiệm vụ cho
trẻ, khuyến khích trẻ giao tiếp, tương tác với nhau bằng tiếng Việt.
- Với khu thiên nhiên thì sưu tầm trồng các loại cây, loại hoa, phù hợp
theo mùa. Mỗi một loại loại cây, loại hoa, phải có biển chữ đầy đủ để khi trẻ
được quan sát khám phá cây xanh cùng một lúc có thể giúp trẻ làm quen với các
chữ cái, các từ là tên các loại cây , loại hoa….

Một số hình ảnh góc thiên nhiên
Ví dụ: Tạo góc thiên nhiên cho trẻ được chăm sóc, tưới cây.. để cho trẻ
được trải nghiệm theo nhóm và khuyến khích trẻ giao tiếp với nhau bằng tiếng
Việt trong quá trình trẻ chơi
. * Khu phát triển vận động
Để tăng cường giáo dục phát động cho trẻ đồng thời lồng ghép tăng

cường tiếng Việt cho trẻ. Mỗi lớp đều đã tạo được khu phát triển vận động riêng
biệt, các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ phần lớn đều là những nguyên vật liệu sẳn có


9
tại địa phương như luồng, tre, nứa, gỗ..... Các bộ đồ chơi đều được các lớp gắn
từ cho trẻ làm quen.
Hình ảnh khu vui chơi phát triển vận động
Như vậy, qua việc chỉ đạo cho các lớp tạo môi trường tiếng Việt trong và
ngoài lớp. Bằng sự sáng tạo của mình, giáo viên ở các lớp đã tạo ra nhiều góc
lớp đẹp, trang trí khoa học, cảnh quan mơi trường xanh, sạch, đẹp, gắn với văn
hóa của địa phương, bản sắc dân tộc đã giúp trẻ trải nghiệm cảm giác gần gũi
thân quen, trẻ được tắm mình trong mơi trường ngơn ngữ tiếng Việt. Trẻ có cơ
hội tăng cường phát âm tiếng Việt qua sử dụng các vật dụng gần gũi, các đồ
chơi, đồ vật có gắn từ, tên gọi.... Từ đó mà vốn tiếng Việt của trẻ ngày càng
được củng cố.
3.3. Hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng
Việt tích cực, gần gũi, thân thiện... gắn liền với các hoạt động trải nghiệm.
Khi trẻ bất đồng về ngôn ngữ với cô, với các bạn trẻ sẽ thấy mình lạc
lõng, tự thu mình lại, khơng trị chuyện, khơng tham gia vào các hoạt động tập
thể. Vì vậy, việc gần gũi, u thương, tơn trọng và đối xử cơng bằng với trẻ có
vai trị rất quan trọng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
Chính vì vậy, để giúp trẻ nhanh chóng hịa nhập với các bạn, với cô giáo.
Trước hết giáo viên cần tôn trọng trẻ coi trọng những điều trẻ thích thích thú,
tìm hiểu những điều trẻ đang quan tâm. Giáo viên cần thường xuyên trò chuyện
với trẻ để hiểu tâm tư nguyện vọng sở thích và khả năng trẻ sự quan tâm của trẻ
cần được thể hiện qua hành vi của giáo viên
Ví dụ: Việc lắng nghe trẻ nói/ trình bày, trả lời trẻ khi trẻ có nhu cầu hay
hỏi chơi cùng trẻ....
Có thể tạo những nhóm chơi có 4-5 trẻ cùng chơi và trị chuyện với nhau

bằng tiếng Việt. Nếu có thể giáo viên sắp xếp trẻ tốt tiếng Việt với trẻ kém hơn
trong cùng một nhóm chơi để trẻ có cơ hội học hỏi lẫn nhau.
Các lớp tạo tạo ra môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt tích cực thơng qua
nhiều hình thức như: Tổ chức các giờ học tiếng Việt cho trẻ vào các buổi chiều
trong tuần, tổ chức các trị chơi ngơn ngữ, các hoạt động giáo dục khác có tăng
cường sự giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ - trẻ, giữa trẻ - cô và những
người xung quanh.
Riêng đối với lớp mẫu giáo ghép, môi trường tiếng Việt đã quan tâm đến
tính phù hợp với sự khác biệt về nội dung giáo dục của các độ tuổi, về văn hóa
của các dân tộc có trong lớp. Đặc biệt là môi trường giao tiếp tiếng Việt tăng
cường sự giao tiếp giữa trẻ các độ tuổi với nhau (cùng độ tuổi, khác độ tuổi) và
có sự đan xen về độ tuổi cũng như trình độ tiếng Việt để trẻ có nhiều cơ hội học
tập và chia sẻ, khơng kỳ thị hoặc phân biệt đối xử.
Để giúp trẻ thêm mạnh dạn, tự tin và tạo thêm nhiều cơ hội để cho trẻ
được giao lưu, giao tiếp cùng với mọi người, nhà trường đã quan tâm cho trẻ
được trải nghiệm qua tổ chức các hoạt động lễ hội cho trẻ tham gia như: “Tết
trung thu”, “Bé với tết cổ truyền”, “Ngày hội mùng 8/3”..... để trẻ trải nghiệm kĩ
năng giao tiếp, sự mạnh dạn, tự tin và mở rộng được vốn từ cho trẻ.
Hình ảnh “ Bé với tết cổ truyền”


10
Ngoài việc tổ chức các lễ hội ở trường, khuyến khích các lớp tổ chức các
hoạt động trải nghiệm cho trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau, với phương pháp
tổ chức linh hoạt, chú trọng vào các hoạt động chủ đạo của lứa tuổi, tạo ra các
cơ hội tốt cho trẻ trải nghiệm và hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu. Có thể
tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ ngoài trường học như: đi tham quan,
dã ngoại gắn liền với các chủ đề:
Ví dụ: như chủ đề “ Trường tiểu học” các nhà trường tổ chức cho trẻ đi
thăm trường tiểu học; chủ đề “ Quê hương đất nước” các lớp lại tổ chức cho trẻ

đi tham quan: Thăm cánh đồng lúa; Thăm nhà bia tưởng niệm các anh hùng
Liệt sĩ; Thăm nhà sàn truyền thống của Ủy ban nhân dân xã….
Một số hình ảnh trẻ đi thăm quan dã ngoại
Tăng cường tiếng Việt gắn với hoạt động trải nghiệm là cách kết nối kiến
thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ
trải qua trong cuộc sống. Qua hoạt động trải nghiệm khơng chỉ giúp hình thành
kiến thức mới mà quan trọng hơn là đã tạo cho trẻ thêm mạnh dạn, tự tin hơn
trong giao tiếp, trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động... Từ đó mà vốn tiếng Việt
của trẻ được mở rộng và phong phú hơn.
3.3. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc
tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
Việc kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chăm
sóc giáo dục trẻ và nhất là trong việc “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non
người dân tộc thiểu số” là một việc làm không thể thiếu. Bời vì, trong sinh hoạt
gia đình, cộng đồng hầu hết các em người dân tộc thiểu số chỉ sử dụng tiếng mẹ
đẻ, nên khi bước vào môi trường giáo dục, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ thứ hai
của các em. Do đó, việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc
tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm người dân tộc thiểu số là rất quan
trọng.
Để tiếp tục chỉ đạo tăng cường tiếng Việt có hiệu quả, nhà trường đã chỉ
đạo các lớp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng mục đích, ý
nghĩa và sự cần thiết của kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ
em Mầm non người dân tộc thiểu số, trong đó tập trung hướng dẫn, hỗ trợ các
bậc cha mẹ tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ em qua việc tạo cơ hội, môi
trường giao tiếp; tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ; từ đó góp phần tạo
mơi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.
Chỉ đạo các lớp thực hiện tốt việc phối kết hợp với cha mẹ học sinh bằng
nhiều hình thức để tăng cường tiếng Việt; để việc đảm bảo tăng cường tiếng Việt
cho trẻ em ở mọi lúc, mọi nơi, đa dạng, linh hoạt cả trong nhà trường, gia đình
và xã hội.

Các lớp kết hợp với cha mẹ học sinh tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn
có của địa phương như: Luồng, nan tre- nứa, quả cầu lông, hộp các loại nước
giải khát, các hộp xốp, vỏ hộp thuốc, vỏ hộp dầu rửa bát… làm đồ dùng có ghi
tên đồ vật tương ứng giúp trẻ phát triển tiếng Việt. Phối hợp tạo môi trường
tiếng Việt trong và ngồi nhóm lớp cho trẻ hoạt động, tổ chức các hoạt động trải
nghiệm để tạo cơ hội để trẻ được giao tiếp nhiều hơn.


11
Tuyên truyền tác dụng của việc tổ chức dạy tiếng Việt cho trẻ để đông đảo
phụ huynh hưởng ứng và ủng hộ nhiệt tình, trong vấn đề tạo dựng cảnh quan
môi trường trong lớp đẹp, hấp dẫn đối với trẻ. Lôi cuốn trẻ hứng thú đến trường
ngày càng đông.
Nhà trường chủ động tham mưu với các ban, ngành, đoàn thể ở địa
phương, để được quan tâm hỗ trợ ngày công, tiền công về việc tạo môi trường
hoạt động dạy tiếng Việt cho trẻ ngày thêm phong phú, hấp dẫn.
Giáo viên thường xuyên phối hợp với gia đình học sinh để trao đổi và
hướng dẫn cha mẹ các em cùng tạo ra mơi trường nói tiếng Việt trong gia đình,
để các em thường xuyên được giao tiếp bằng tiếng Việt.
Ví dụ: Khi ở nhà phụ huynh nên giao tiếp với con bằng tiếng Việt nhiều
hơn. Tạo điều kiện cho con được đến các lớp nhà trẻ, mẫu giáo để được làm
quen với tiếng Việt ngay từ khi trẻ bắt đầu biết nói. Thường xuyên phối hợp với
giáo viên và nhà trường để có những điều chỉnh, hỗ trợ tăng cường tiếng Việt
cho trẻ.
Đẩy mạnh việc phối hợp tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt từ ngay
trong nhà trường và trong gia đình trẻ, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ, thường
xuyên giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt ngay tại gia đình. Đồng thời, có các biện
pháp tun truyền để khuyến khích cộng đồng nơi trẻ đang sinh sống tăng cường
giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt.
Các lớp đã lồng ghép tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc tăng

cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non người dân tộc thiểu số với phụ huynh và
cộng đồng qua các buổi họp phụ huynh, họp bản; các tiêu chí xây dựng môi
trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số; cách thiết kế
khu vui chơi và các khu vực cho trẻ được hoạt động trải nghiệm theo ý thích…
Năm học: 2020- 2021 đa số các lớp đã làm tốt công tác phối hợp với phụ
huynh để tạo mơi trường tiếng Việt trong và ngồi nhóm lớp. 85% phụ huynh đã
biết được tầm quan trọng của tiếng Việt đối với trẻ mầm non và đã phối kết hợp
tốt với nhà trường, giáo viên để tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
4. Hiệu quả của sáng kiến:
Qua việc tổ chức thực hiện các giải pháp để tăng cường tiếng Việt cho trẻ
người dân tộc thiểu số ở 10 nhóm, lớp. Tơi đã thu được kết quả như sau:
1. Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên
- Các lớp đã quan tâm tạo môi trường tiếng Việt trong và ngồi nhóm lớp,
đẹp, hấp dẫn. Bằng sự sáng tạo của mình, giáo viên ở các nhà trường đã tạo ra
nhiều góc lớp đẹp, trang trí khoa học, cảnh quan mơi trường xanh, sạch, đẹp,
gắn với văn hóa của địa phương, bản sắc dân tộc. Tạo nên sự gần gũi, thân thiện,
giúp trẻ nhanh chóng hịa nhập với các bạn.
- Các giáo viên đã có kỹ năng trong lồng ghép tiếng Việt và tổ chức các
hoạt động tiếng Việt cho trẻ.
- Các lớp đã làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh để tăng cường
cơ sở vật chất và tăng cường thêm vốn tiếng Việt cho trẻ.
Hiệu quả đạt được như sau:
Nội dung

TS
giáo

Kết quả trước khi áp dụng
sáng kiến


Kết quả trước khi áp
dụng sáng kiến


12
khảo sát

viên
Tốtđược
khá
đánh
giá SL %

Đạt yêu
cầu

Chưa
đạt yêu
cầu

SL

SL

%

%

Tốtkhá
SL


%

Chưa
Đạt yêu
đạt yêu
cầu
cầu
SL

%

SL %

-Tạo môi trường
tiếng Việt trong
17
4 24 8 47 5 29 15 88 2 12
và ngồi nhóm
lớp.
- Lồng ghép và
tổ chức các hoạt
17
8 47 4 24 5 29 16 94 1 0,6
động tăng cường
Tiếng Việt.
- Công tác phối
hợp với phụ
huynh để tăng 17
4 24 9 52 4 24 14 82 2 18

cường tiếng Việt
cho trẻ
Từ công tác phụ trách chỉ đạo quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên, việc xây dựng môi trường tiếng Việt, phối kết hợp với phụ huynh ở 10
nhóm lớp chất lượng “Ngơn ngữ tiếng Việt" ở các lớp đã có chuyển biến rõ rệt.
Qua khảo sát 170 học sinh là người dân tộc thiểu số sau khi áp dụng các sáng
kiến. Tôi thu được kết quả như sau:
TS trẻ Kết quả trước khi
Kết quả sau khi áp
người áp dụng sáng kiến
dụng sáng kiến
dân
Chưa
Đạt
Đạt
Chưa Đạt
tộc
Đạt
S
Nội dung khảo sát
thiểu
TT
số
được SC % SC % SC % SC %
khảo
sát
- Hiểu nghĩa các từ khái
quát, biết lắng nghe, trao
1
170 123 72 47 28 169 99

1
0,1
đổi với người đối thoại
bằng ngôn ngữ tiếng Việt.
- Biết dùng ngôn ngữ tiếng
2 Việt để diễn đạt thành 170 112 65 58 35 168 98
2
0,2
những câu có nghĩa.
- Biết kể chuyện theo tranh
minh họa theo suy nghĩ
3 của mình theo ngơn ngữ 170 104 61 66 39 164 96
6
0,4
tiếng Việt, đề nghị người
khác đọc sách cho nghe.

Trong năm học 2020-2021 nhà trường tổ chức tăng cường tiếng Việt
cho trên 10 nhóm lớp với 170 trẻ là người dân tộc thiểu số được tăng cường
tiếng Việt. Đến nay, các nhóm, lớp đã tổ chức được các hoạt động như: Bé


13

với tết Trung thu; Bé với tết cổ truyền, ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6; tổ chức
cho trẻ đi tham quan các danh lam thắng cảnh của địa phương. Tổ chức sinh
hoạt chuyên môn với nhiều hoạt động giáo dục có lồng ghép tăng cường tiếng
Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số và đạt hiệu quả chất lượng tốt.
Tôi tin tưởng rằng, khi tiếp tục áp dụng các giải pháp này trong suốt quá
trình chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số thì kết đạt

được ở các năm học sẽ còn cao hơn nữa.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Từ những kết quả đã đạt được trong việc đưa ra một số giải pháp nhằm
“Nâng cao chất lượng tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số” ở
trường mầm non Phùng Minh. Bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Cần phải tiếp tục quan tâm, nâng cao nhận thức và năng lực tổ chức thực
hiện TCTV cho đội ngũ giáo viên.
- Cần có sự phụ trách chỉ đạo sáng suốt của người quản lý trong nhà
trường. Người quản lý phải thật sự sâu sát, nắm vững được chất lượng của từng
lĩnh vực chun mơn mình được phân cơng phụ trách. Nắm bắt được năng lực,
những sáng tạo, những hạn chế của mỗi giáo viên, nắm rõ chất lượng giáo dục
trẻ từng độ tuổi và điểm mạnh, điểm yếu của học sinh nhất là bám sát vào các
chuyên đề trọng tâm của năm học… Để từ đó nghiên cứu để đưa ra những biện
pháp hay trong chỉ đạo chuyên môn
- Lên kế hoạch phù hợp; Sáng tạo trong các hoạt động như : Tổ chức hội
thi trang trí lớp “Tạo môi trường tiếng Việt cho trẻ học tập” Thi “Thiết kế, sáng
tạo, giải quyết các tình huống hay”… Nhằm ngày một nâng cao chất lượng tiếng
Việt cho trẻ.
- Chú trọng “ Tạo môi trường tiếng Việt cho trẻ học tập" ở các nhóm, lớp.
Đổi mới trong việc tạo mơi trường giáo dục, kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích
cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
tiếng Việt.
- Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc tăng
cường tiếng Việt cho trẻ. Làm tốt công tác tham mưu, xã hội hóa giáo dục, tuyên
truyền vận động phụ huynh và các đồn thể, chính quyền địa phương... để tăng
cường cơ sở vật chất và các điều kiện đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ hoạt
động. Xóa bỏ những tập tục thói quen lạc hậu của địa phương làm ảnh hưởng
đến việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
2. Ý kiến đề xuất:

Để từng bước giúp trẻ người dân tộc thiểu số ngày càng nâng cao chất
lượng ngôn ngữ tiếng Việt tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
Các nhóm, lớp cần tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, các
ngày lễ hội để trẻ được tham gia, tăng cường sự giao tiếp, giao lưu cho trẻ .
Ủy ban nhân dân xã, Huyện cần quan tâm hỗ trợ kinh phí để các trường
mầm non mua sắm thêm các trang thiết bị theo đúng tiêu chuẩn.


14
Xây dựng các phòng học, phòng chức năng còn thiếu để nhà trường đủ
điều kiện cho hoạt động dạy và học
Trên đây là "Một số giải pháp chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho trẻ người
dân tộc thiểu số ở trường mầm non Phùng Minh năm học 2020-2021” Những
gì đạt được còn rất khiêm tốn và mới chỉ là nền tảng cho những năm tiếp theo.
Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của hội đồng khoa học các cấp để bản
thân tơi có được những kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo tăng cường tiếng
Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số nói riêng và nâng cao chất lượng
chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung./.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
………………………………………………
……………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………

Phùng Minh, ngày 08 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Người viết

Trương Thị Lợi


15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Mục 1- điểm B- Nghị quyết số: 29-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng ra
ngày 04 /11/2013 “ về đổi mới căn bản, toan diện giáo dục và Đào tạo, đáp ứng
u cầu Cơng nhiệp hóa, Hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
[2] Quyết định 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ra ngày 02/6/2016 về
Quyết định phê duyệt đề án ““ Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học
sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2010, định hướng đến năm 2025
[3] Điều 7- chương 1- luật giáo dục Việt Nam số 38/2005/QH11 ngày 14
tháng 6 năm 2005
[4] Quyết định Số: 1682/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa ra ngày
23/5/2017. Quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án tăng cường tiếng
Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc DTTS giai đoạn 20162010, định hướng đến năm 2025
[5] Kế hoạch số: 1361/KH-SGDĐT ra ngày 21 tháng 6 năm 2017 kế hoạch
Triển khai thực hiện Quyết định số 1682/QĐ-UBND ngày 23/5/2017 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường
tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh iểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”



×