Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

SKKN một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn khoa học lớp 5 ở trường tiểu học tượng lĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 24 trang )

1

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài :
Nghị quyết 88/ 2014 NQ- QH về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông bắt đầu thực hiện từ năm học 2020 – 2021, điểm mới khi thực hiện
chương trình này là chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học chú trọng
hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho người học . Mặt khác, một
trong bảy nhiệm vụ trọng tâm năm học 2020 – 2021 được bộ giáo dục và Đào tạo
nhấn mạnh đó là : Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà
trường với thực tiễn cuộc sống; tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, đáp
ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.
Môn Khoa học là mơn học góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình u
con người, thiên nhiên; trí tưởng tượng khoa học, hứng thú tìm hiểu thế giới tự
nhiên; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm
và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống. Mơn
học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tự chủ và tự học, năng
lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, mơn
Khoa học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự
nhiên, giúp các em có những hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên, bước đầu có kĩ
năng tìm hiểu mơi trường tự nhiên xung quanh và khả năng vận dụng kiến thức để
giải thích các sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên, giải quyết các vấn đề
đơn giản trong cuộc sống, ứng xử phù hợp bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những
người khác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh.
Với tầm quan trọng của môn Khoa học nên việc đổi mới phương pháp dạy
học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong dạy học môn Khoa học là việc làm
vô cùng cần thiết đối với mỗi nhà trường.
Trường Tiểu học Tượng Lĩnh, đơn vị tôi công tác đang thực hiện dạy học
theo mơ hình trường học mới VNEN, chính vì vậy để nâng cao chất lượng, hiệu
quả dạy học nói chung và dạy học mơn Khoa học nói riêng thì giáo viên cần phải
tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, phối hợp sử dụng các hình thức tổ chức


dạy học đa dạng, tích cực sử dụng các kỹ thuất dạy học tích cực cũng như tăng
cường các hoạt động trải nghiệm, khám phá cho học sinh là một việc làm thiết thực
nhằm không chỉ nâng cao chất lượng mơn học mà cịn trang bị cho các em những
kỹ năng cần thiết đồng thời giúp các em phát triển toàn diện về phẩm chất và năng
lực đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục, nhằm thực hiện có hiệu quả chương
trình GDPT 2018.
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, môn Khoa học là môn học chưa được nhiều
học sinh yêu thích. Đối với nhiều giáo viên khi giảng dạy còn mang nặng việc
truyền thụ kiến thức bằng phương pháp thuyết trình, chưa quan tâm đến việc đổi
mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Ngại tổ chức các hoạt động trại
nghiệm cũng như việc chuẩn bị hay thường xun sử dụng tranh ảnh, mơ hình, đồ


2

dùng, thiết bị dạy học trong các tiết dạy. Chính vì vậy, chưa tạo được sự lơi cuốn
cũng như tạo được sự hứng thú, sự đam mê của học sinh đối với môn học. Kết quả
học tập của học sinh còn thấp, học sinh còn ngại và chưa thực sự u thích học
mơn học này. Trước thực trạng đó, là người giáo viên tâm huyết, bản thân tôi luôn
trăn trở để tìm ra giải pháp và đã mạnh dạn đưa vào áp dụng : “ Một số biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Khoa học lớp 5 ở trường Tiểu
học Tượng Lĩnh” vào quá trình giảng dạy nhằm tạo hứng thú, sự đam mê khám
phá, tìm tịi kiến thức trong q trình học tập góp phần nâng cao chất lượng mơn
Khoa học nói riêng cũng như góp phần nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục của trường Tiểu học Tượng Lĩnh.
2. Mục đích nghiên cứu: Tìm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả dạy học môn Khoa học cho học sinh lớp 5.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy
học môn Khoa học lớp 5.

b. Phạm vi nghiên cứu: Lớp 5A trường Tiểu học Tượng Lĩnh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp điều tra;
b. Phương pháp quan sát;
c. Phương pháp phỏng vấn;
d.Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp.
II. PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận:
Mơn Khoa học không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về
con người, tự nhiên, rèn luyện kĩ năng và thái độ học tập đúng đắn mà cịn góp
phần phát triển những kĩ năng và phẩm chất của các nhà khoa học tương lai. Bên
cạnh đó, Khoa học còn dạy cho HS tập làm quen với cách tư duy chặt chẽ mang
tính khoa học, hình thành cho HS những năng lực cần thiết để thích ứng với thực tế
cuộc sống và tiếp tục học tập sau này. Chính vì vậy, Khoa học là một mơn học
quan trọng trong nhà trường, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát huy tính
tích cực, chủ động của học sinh. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu đó địi hỏi giáo viên
phải khơng ngừng tìm ra các biện pháp nhằm đổi mới cách vận dụng các phương
pháp học sao cho phù hợp với thực tế, khả năng nhận thức, kích thích hứng thú học
tập của HS.
Tuy nhiên, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, hiện nay vẫn còn nhiều HS chưa thực sự
hứng thú với môn Khoa học. Đa số các em học môn Khoa học thường tiếp thu một
cách thụ động, chưa biết vận dụng kiến thức vào thực tế cũng như chưa liên hệ
được kiến thức thực tế vào bài học. Do đó các em sẽ ghi nhớ nội dung bài một
cách máy móc, trì trệ trong tư duy. Là một giáo viên say mê, tận tụy với nghề, với
những trăn trở làm sao để dạy Khoa học ở tiểu học có hiệu quả, làm thế nào để
mơn Khoa học không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết mà cịn là bộ mơn
thực sự hấp dẫn, kích thích sự khám phá với mỗi học sinh là điều làm tôi trăn trở,


3


tìm tịi. Thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng, hiệu quả mơn Khoa học thì vai trị của
người giáo viên là rất quan trọng, trong đó việc đổi mới phương pháp, hình thức
dạy học là vai trị then chốt, dạy cho học sinh cách học để tạo hứng thú, sự đam
mê u thích mơn học là điều tiên quyết để


4

2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng việc dạy môn Khoa học ở đơn vị tôi đang công tác trước khi áp
dụng biện pháp:
- Trong những năm học qua, tôi được nhà trường thường xuyên phân công
giảng dạy lớp 5. Trong quá trình giảng dạy, tơi nhận thấy học sinh chưa u thích
và khơng có hứng thú khi học mơn khoa học, chất lượng thi cuối năm nhiều học
sinh chưa hoàn thành, trong đó tỷ lệ học sinh hồn thành tốt cịn đạt thấp. Từ thực
trạng đó, tơi đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân:
* Về phía nhà trường:
Đồ dùng, thiết bị, tranh ảnh phục vụ dạy học mơn Khoa học cịn hạn chế.
Chưa chú trọng đầu tư mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng, tranh ảnh dạy học môn
khoa học một cách đầy đủ.
* Về phía giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế ,
các hình thức dạy học cịn đơn điệu, sự đầu tư vào bài giảng của GV đơi lúc cịn
chưa thực sự tâm huyết, chưa tạo được hứng thú cho HS hay nói cách khác là chưa
làm sao để cho các em học sinh thích thú khi học các tiết Khoa học. Hình thức tổ
chức dạy học của GV chưa phong phú. Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của đồ dùng dạy
học chưa cao. Đặc biệt là chưa mạnh dạn đưa hình thức tham quan, dã ngoại, tổ
chức các trò chơi học tập vào quá trình dạy học cũng như việc vận dụng các kỹ
thuất dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Khoa học.
Đôi lúc giáo viên chưa chú trọng chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học cũng như việc

tổ chức hoạt động thực hành thí nghiệm trong các tiết học nên chưa lơi cuốn các
em vào môn học.Và một nguyên nhân cũng rất quan trọng là sự đánh giá học sinh
của 1 số GV chưa cụ thể, chưa thực sự hiệu quả trong việc kích thích sự hứng thú
của HS. Có thể nói cách dạy và học như trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối với
chất lượng dạy và học, đồng thời hạn chế việc phát triển trí tuệ của HS khi học
mơn Khoa học.
* Về phía học sinh:
- Chưa có sự đam mê, yêu thích hay mong đợi đến tiết học, thường các em
mới hoàn thành các câu hỏi hay bài tập sau mỗi bài học.
- Việc chuẩn bị đồ dùng học tập môn Khoa học như vật thật, tranh ảnh, mơ
hình hay thí nghiệm chưa đầy đủ.
+ Kết quả khảo sát trước khi thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng tại
thời điểm đầu năm học 2019 - 2020:
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Lớp
SL
TL
SL
TL
SL
TL
HS
5A

31

3


9,8%

22

70,6%

6

19,6 %

Trước thực trạng trên, bản thân là tổ trưởng chuyên môn khối 4,5 tôi luôn
trăn trở làm thế nào để khoa học trở thành môn học được giáo viên và học sinh
đam mê, yêu thích để qua đó góp phần nâng cao chất lượng mơn học. Chính vì


5

vậy, năm học 2019 – 2020 và học kỳ 1 năm học 2020 – 2021 tôi đã mạnh dạn áp
dụng biện pháp “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học
môn Khoa học lớp 5 ở trường Tiểu học Tượng Lĩnh” vào trong quá trình giảng
dạy của mình và đã đem lại chất lượng, hiệu quả tích cực.
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:
3.1. Biện pháp 1: Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy – học, tranh ảnh, vật
thật, mơ hình trong mơn Khoa học để tạo hứng thú trong học tập nhằm nâng
cao chất lượng dạy học .
Để nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy môn Khoa học, sự chuẩn bị đồ
dùng dạy học của giáo viên và đồ dùng học tập của học sinh là một việc làm vô
cùng quan trọng và cần thiết. Hiệu quả tiết học đạt được ở mức độ nào là tùy thuộc
vào khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh, trong đó vai trị của giáo viên là then

chốt. Vì vậy, giáo viên phải dành nhiều thời gian để chuẩn bị hoặc giáo viên giao
cho học sinh chuẩn bị đồ dùng dạy - học.
Chẳng hạn: Để chuẩn bị cho các bài học của ngày hôm sau, tơi cho học sinh
ghi vở dặn dị: Đọc và trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa; sưu tầm tư liệu, tranh
ảnh hoặc dụng cụ học tập liên quan đến nội dung bài học. Đầu giờ học hôm sau,
từng bàn 2 em sẽ tự kiểm tra nhau về sự chuẩn bị của bạn mình, sau đó báo cáo lại
với các nhóm trưởng hoặc trưởng ban học tập. Đến đầu mỗi tiết học, các tổ trưởng
sẽ thông báo lại kết quả chuẩn bị của tổ mình trước lớp với giáo viên. Căn cứ vào
đó, tơi sẽ ghi điểm thi đua cho các tổ, cuối tuần vào tiết sinh hoạt tập thể sẽ tuyên
dương tổ nào học tập tốt, nề nếp tốt, chuẩn bị chu đáo phần dặn dò về nhà; tổ nào
điểm thấp nhất sẽ phải trực vệ sinh cho tuần học kế tiếp.
Việc dặn dò học sinh chuẩn bị đồ dung học tập, tranh ảnh cho tiết Khoa học
sau giúp học sinh phải dành nhiều thời gian bài cho ngày hơm sau có nhiều tác
dụng . Đối với mơn khoa học đồ dùng học tập của các em đem đến có thê là những
vật thật, tranh ảnh, mơ hình hay là các dụng cụ làm thí nghiệm….
Bên cạnh việc chuẩn bị thì việc tăng cường , thường xuyên sử dụng đồ
dùng, tranh ảnh, mơ hình vật thật là điều kiện tiên quyết trong việc tạo hứng thú,
nâng cao hiệu quả, chất lượng trong dạy học mơn Khoa học. Chính vì vậy, trong
các bài dạy có thể sử dụng tranh ảnh, bản đồ, mơ hình, vật thật tơi đều sử sụng một
các triệt để ngoài những đồ dùng, thiết bị của mơn Khoa học có tại thư viện nhà
trường, đến những tiết cần sử dụng đồ dung, tranh ảnh, mô hình dễ kiếm tơi huy
động học sinh sưu tầm, bên cạnh đó, tơi tích cực và sử dụng tối đa các dụng cụ
thực hành thí nghiệm trong các tiết Khoa học, kết quả là học sinh rất hào hứng,
tích cực trong học tập.
3.2.Biện pháp 2: Tăng cường vận dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột”
trong dạy các hoạt động thực hành thí nghiệm mơn khoa học giúp học sinh tự
khám phá kiến thức.
Phương pháp “ Bàn tay nặn bột ” là một phương pháp dạy học trong đó chú
trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các hoạt động thực hành thí
nghiệm, thơng qua việc tìm tịi, nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho

các vấn đề của cuộc sống qua tiến hành các thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài


6

liệu hay điều tra…Việc áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột giúp học sinh được
trải nghiệm nhiều hơn, giáo viên có khả năng khai thác những kiến thức trong đời
sống thực tế cũng như vốn sống của học sinh, từ đó, học sinh tự tìm tịi, khám phá
và hình thành kiến thức mới của bài học. Nhờ vậy, các tiết học luôn tạo được hứng
thú cho các em học sinh. Đối với sách hướng dẫn học môn Khoa học lớp 5 VNEN
có rất nhiều bài học và các hoạt động trong từng bài được trình bày theo hướng
giúp giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học thực hành và thí nghiệm nên việc
vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy ở môn khoa học là vô cùng thuận
lợi, phù hợp và đạt hiệu quả.
Khi sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột, tôi đã tiến hành tổ chức thực hiện
qua 5 bước sau:
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
Giáo viên đưa ra tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề tạo mâu
thuẫn trong nhận thức và kích thích tính tị mị của học sinh.
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.
Giáo viên giúp học sinh nêu lên những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của
mình về sự vật, hiện tượng và tạo cơ hội cho các em được trình bày bằng nhiều
hình thức: viết, vẽ, nói, ….các quan niệm mà học sinh đưa ra có thể là quan niệm
đúng hoặc quan niệm sai.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
Thông qua bước này học sinh tự đặt ra các câu hỏi còn băn khoăn về biểu
tượng ban đầu và đề xuất phương án thực nghiệm.
Giáo viên nên khuyến khích học sinh tự đánh giá ý kiến của nhau.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tịi, nghiên cứu.
Thơng qua bước này học sinh được thực hành trên mơ hình hoặc vật thật để

kiểm chứng lại những băn khoăn, đề xuất của các em ở bước 3 và bước đầu hình
thành kiến thức mới của bài học.
Bước 5: Kết luận kiến thức mới.
Để thực hiện được dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột tôi đã nghiên
cứu, lựa chọn ra các bài trong chương trình mơn Khoa học có thể áp dụng được
phương pháp dạy học này đối với từng hoạt động hoặc với phần khai thác kiến
thức mới của các bài: Bài 4: Vệ sinh tuổi dậy thì; Bài 13: Sắt, đồng, nhôm; Bài 14 :
Đá vôi, xi măng ; Bài 15 : Gạch, ngói; Bài 17: Cao su, chất dẻo; Bài 19. Sự
chuyển thể của chất ; Bài 20. Hỗn hợp và dung dịch; Bài 21: Biến đổi hóa học;
Bài 25: Sử dụng năng lượng điện.....
Ví dụ: Bài 20: Dung dịch và hỗn hợp
Hoạt động : Tạo hỗn hợp
Bước 1:Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:
Giáo viên đưa ra tình huống xuất phát: Đưa ra hỗn hợp đĩa muối ớt, cho học
sinh quan sát và nêu câu hỏi:


7

Hỗn hợp này thường được dùng để làm gì? Làm thế nào để có được hỗn hợp?
Ngồi hỗn hợp này ra các em còn biết thêm hỗn hợp nào nữa và cách tạo ra như
thế nào?
Bước 2: Học sinh đưa ra bộc lộ biểu tượng ban đầu:
Hỗn hợp là sự trộn lẫn của nhiều chất; Hỗn hợp phải có từ 3 chất trở lên; hỗn
hợp là sự hoàn tan của 1 chất vào nước...
Bước 3: Học sinh đưa ra câu hỏi đề xuất:
Tại sao hỗn hợp phải là chất rắn?
Tại sao hỗn hợp phải có từ 2 chất trở lên?
Muối hịa tan vào nước có phải là hỗn hợp khơng?
Bước 4: Học sinh thực hiện thí nghiệm.

Các nhóm tạo ra hỗn hợp từ những vật liệu chuẩn bị và ghi kết quả thí
nghiệm.
Bước 5:Kết luận kiến thức:
Học sinh trình bày kết quả thí nghiệm:
Giáo viên kết luận kiến thức:
Để tạo ra hỗn hợp phải có ít nhất từ 2 chất trở lên. Các chất phải trộn lẫn với
nhau.
Các chất trong hỗn hợp giữ nguyên được tính chất ban đầu của nó.
Qua thời gian tăng cường việc áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy
các hoạt động thực hành, thí nghiệm trong mơn khoa học đã giúp học sinh hứng
thú trong học tập. Từ đó, các em tích cực, chủ động, hăng say tìm tịi, khám phá
kiến thức. Chất lượng môn khoa học được nâng lên rõ rệt. Mặt khác, các phẩm
chất, năng lực của các em cũng được hình thành và phát triển rất tốt , tinh thần
hợp tác, làm việc nhóm được phát huy tối đa và mơn khoa học đã trở thành mơn
học u thích của các em.
3.3. Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn với
thực tế cuộc sống của học sinh trong dạy học môn Khoa học.
Một trong những nhiệm vụ khơng dễ dàng nhưng có ý nghĩa lớn trong dạy học
nói chung và dạy học theo hướng trải nghiệm nói riêng là tìm kiếm một ý tưởng
hay xác định vấn đề trong thực tiễn có tính độc đáo, hấp dẫn đối với học sinh. Hoạt
động trải nghiệm những tình huống thực tế chính là chìa khóa để gắn kết các nội
dung, mục tiêu giáo dục giúp học sinh ghi nhớ sâu hơn về kiến thức bài học.
Thật vậy, học sinh chỉ học tập đạt kết quả tốt khi u thích mơn học đồng thời
các em cũng tìm được cảm hứng từ mơn học đó. Vì vậy, tăng cường tổ chức các
hoạt động trải nghiệm cho học sinh khi dạy môn khoa học là việc làm vô cùng
cần thiết. Nên khi dạy học, tôi đã xây dựng kế hoạch đối với những bài có thể tổ
chức cho học sinh trải nghiệm gắn với thực tế để khám phá, tìm tịi kiến thức. Để
tổ chức 1 tiết dạy theo hình thức trải nghiệm đạt hiệu quả tôi đã tiến hành như sau:



8

1. Lựa chọn các bài học hoặc hoạt động có thể tổ chức trải nghiệm cho học
sinh một cách đạt hiệu quả.
2. Khi xây dựng kế hoạch bài học cần xác định mục tiêu và nội dung trọng
tâm cần hình thành cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm.
3. Chẩn bị đồ dùng, phương tiện, học liệu để học sinh học tập trải nghiệm.
4. Thiết kế các hoạt động học tập của học sinh trong bài học trải nghiệm.
5. Rút ra bài học và đánh giá kết quả sau hoạt động trải nghiệm
Với phương pháp dạy học này, tôi đã nghiên cứu lựa chon các bài học để áp
dụng theo 2 hình thức tổ chức cho học sinh trải nghiệm đó là:
+ Nhóm bài tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm cho học sinh thơng
qua hình thức thăm quan, dã ngoại gồm các bài: Bài 7: Phòng tránh các bệnh lây
truyền do muỗi đốt; Bài 12: Tre, mây, song; Bài 33: Môi trường và tài nguyên
thiên nhiê; Bài 34: Mơi trường tự nhiên có vai trị gì đối với đời sống của con
người; Bài 35: Con người tác động đến môi trường như thế nào?; Bài 36: Chúng
ta cần làm gì để bảo vệ mơi trường.
+ Nhóm bài tổ chức các hoạt động trải nghiệm thông qua vốn sống của các
em:
Bài 1: Sự sinh sản; Bài 3: Các giai đoạn của cuộc đời; Bài 5: Thực hành nói
“Khơng!” đối với các chất gây nghiện ; Bài 6: Dùng thuốc an tồn; Bài 8: Phịng
bệnh viêm gan A; Bài 9: Phòng tránh HIV/ AIDS thái độ đối với người nhiễm
HIV/ AIDS; Bài 10: Phòng tránh bị xâm hại tình dục; Bài 23. Sử dụng năng lượng
mặt trời, gió và nước chảy....
Ví dụ: Khi dạy các bài về chủ đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên giáo
viên xây dựng kế hoạch tổ chức cho học sinh dã ngoại tại địa phương thăm quan
về quang cảnh tự nhiên như : Đồng ruộng, núi đồi, sông hồ. Các bước để tiến
hành cho hoạt động trải nghiệm như sau:
1. Xác định mục tiêu của các bài học thơng qua hình thức trải nghiệm: Giúp
học sinh nắm được khái niệm về môi trường và các thành phần của môi trường,

biết được vai trị của mơi trường đối với đời sống con người; tác động của con
người đến môi trường và thực trạng của môi trường ở địa phương.
2. Chẩn bị :
Giáo viên: Chọn địa điểm để tổ chức cho hoạt động trải nghiệm.
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, giao nhiệm vụ cho học sinh; kết hợp với phụ
huynh để tiến hành buổi thăm quan dã ngoại đảm bảo an toàn cho học sinh.
Học sinh: Chuẩn bị vở để ghi các nội dung liên quan đến bài học qua buổi trải
nghiệm.
3.Hình thức tổ chức: Tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại
Xác định thời gian, địa điểm, phương tiện:
+ Thời gian: 1 buổi chiều ; + Địa điểm: Tại địa phương
+ Phương tiện: Học sinh đi xe đạp.
4.Tổ chức các hoạt động học tập thông qua trải nghiệm:


9

+ Tổ chức cho học sinh tham quan khu đồng Vển; hồ Mã Bà, núi Chùa tại
thơn Hồng Lâm xã Tượng Lĩnh.
Đến từng địa điểm giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và ghi chép lại nội
dung thông qua việc trả lời các câu hỏi mà giáo viên đã cho trước. Thông qua buổi
thăm quan trải nghiệm giáo viên giúp học sinh nắm được:
-Vai trị của mơi trường đối với đời sống con người : Tài nguyên thiên nhiên
như rừng, đất đai, nước…
- Tác động tốt của con người đến môi trường như trồng cây gây rừng, giữ
vệ sinh môi trường…
- Tác động của con người làm ảnh hưởng xấu đến môi trường như việc
khai thác đất, đá , chặt cây phá rừng, phun thuốc trừ sâu, thải rác bừa bãi làm ảnh
hưởng đến môi trường đất, nước, không khí…
Giáo viên tổ chức cho học sinh nêu lên cảm nhận của mình và những kiến

thức, kỹ năng nắm được thông qua buổi tham quan, trải nghiệm.
Qua việc thường xuyên áp dụng hình thức tham, dã ngoại quan trải nghiệm
thực tế vào dạy học môn khoa học, giáo viên không những tạo hứng thú cho học
sinh tham gia vào quá trình học tập tích cực mà cịn hình thành nhiều kỹ năng
sống cần thiết cho các em như : Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm
việc nhóm cũng như kỹ năng tự giải quyết vấn đề …Bên cạnh đó, việc được trực
tiếp trải nghiệm với những vấn đề thực tế, gần gũi xung quanh cuộc sống đã giúp
các em dễ dàng nắm bắt và khắc sâu kiến thức bài học.

Hình ảnh nơi học sinh đến tham quan tại địa phương


10


11

Môi trường tự nhiên tại nơi HS đến tham quan bị con người khai thác.

Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, nơi học sinh đến tham quan


12

3.4. Biện pháp 4: Tăng cường tổ chức các trò chơi học tập trong môn Khoa
học lớp 5 nhằm tạo hứng thú trong học tập và nâng cao chất lượng mơn học.
Trị chơi học tập cũng là một phương pháp dạy học nhằm tạo sự cuốn hút học
sinh vào bài giảng và tiếp thu kiến thức không kém phần hiệu quả.
Trò chơi học tập là trò chơi gắn với hoạt động học tập của học sinh. Để thay đổi
hình thức học tập, khơng khí lớp học thoải mái, dễ chịu hơn, quá trình học tập trở

thành một hình thức vui chơi hấp dẫn, học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn, học
sinh tiếp thu bài tự giác và tích cực, chủ động hơn. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy
đa số học sinh rất thích được tham gia trị chơi học tập. Vì vậy, dựa trên kiến thức mỗi
bài học, tơi suy nghĩ và xây dựng nên các trị chơi, đặt tên, đặt luật chơi; phải có tính
thi đua, quy định về sự thưởng, « phạt »... và ấn định thời gian cùng với phương pháp
để tiến hành trò chơi đó sao cho phù hợp, đồng thời cũng dự kiến một số tình huống có
thể phát sinh trong q trình tiến hành trị chơi,… Trong mơn khoa học lớp 5 có rất
nhiều tiết học cần sử dụng đến phương pháp trị chơi học tập. Thường có hai dạng kiến
thức để thực hiện trò chơi : chơi để khám phá, hình thành kiến thức mới và chơi để
củng cố, hệ thống hố kiến thức đã học.
Trị chơi học tập khơng chỉ là một cơng cụ dạy học mà nó cịn là con đường
sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của học sinh. Nó tạo cảm giác thoải mái, tự tin,
sự sáng tạo, nhanh trí, óc tư duy, tưởng tượng của học sinh. Khi bị khép vào luật chơi,
các em dần có trật tự hơn, kỷ luật hơn. Thơng qua trò chơi, học sinh được tập luyện,
làm việc cá nhân, làm việc theo đơn vị tập thể trong sự phân công với tinh thần hợp
tác, giao lưu.
Đặc biệt đối với mơn Khoa học các bài học, các hoạt động hình thành hay củng cố
kiến thức đều rất dễ dàng tổ chức các trị chơi học tập.
Đối với trị chơi hình thành kiến thức mới: Có thể lựa chọn các bài học và hình
thức tổ chức trị chơi như sau:
Trị chơi Ai nhanh ai đúng: Trị chơi này có thể áp dụng vào các bài sau:
Trị chơi để hình thành kiến thức mới
Bài 1-Sự sinh sản- trang 3 - Bé là con ai ?- Giúp học sinh nhận ra mỗi trẻ em đều
có những đặc điểm giống bố, mẹ mình.
Hoạt động 1. Trò chơi “Bé là con ai ? ”
*Chuẩn bị :
-Đầu tiên, tôi phát cho cả lớp mỗi em một tấm phiếu bằng cỡ tờ giấy vở, yêu cầu
từng cặp học sinh vẽ 1 hình em bé và 1 người mẹ hay 1 người bố cho em bé đó. Từng
cặp sẽ phải bàn nhau và chọn một đặc điểm nào đó để vẽ sao cho mọi người khi nhìn
vào 2 hình có thể nhận ra đó là 2 mẹ con hoặc 2 bố con.

-Sau đó, tơi thu tất cả các phiếu và tráo đều lên.
*Cách tiến hành :


13

Bước 1. Phổ biến cách chơi
-Mỗi học sinh sẽ được nhận 1 phiếu, ai nhận được phiếu có hình em bé sẽ phải
đi tìm bố hoặc mẹ cho em bé. Ngược lại, ai nhận được phiếu có hình bố hoặc mẹ thì sẽ
phải đi tìm con của mình.
-Ai tìm được đúng hình (trước thời gian quy định) là thắng, ai hết thời gian quy
định mà vẫn chưa tìm được là thua.
Bước 2. Tổ chức cho học sinh chơi như hướng dẫn.
Bước 3. Rút kiến thức
-Sau khi tuyên dương các cặp thắng cuộc, giáo viên yêu cầu các em đàm thoại
tìm ra kiến thức.
+Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé ?
+Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì ?
-Vài học sinh nhắc lại bài học: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những
đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.
Từ đây các em trao đổi với nhau rằng mình giống bố hay giống mẹ, giống về đặc
điểm nào, ngoại hình hay tính nết, ...
Đối với các trị chơi để củng cố kiến thức : Khi dạy các bài Khoa học lớp 5 tơi
đã tổ chức một số trị chơi cho học sinh như :
Trị chơi Ơ chữ kì diệu
Một trong những đồ dùng dạy học củng cố bài tốt và học sinh rất hứng thú đó
là trị chơi ơ chữ. Ô chữ giúp các em ôn và nhớ lại kiến thức bằng cách vừa học vừa
chơi. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy cũng như đã
thành thạo các công cụ thiết kế bài giảng, tôi đã tạo ra nhiều ô chữ được thiết kế sinh
động trên máy tính. Trị chơi ơ chữ được tơi sử dụng ở phần củng cố cuối bài học, hay

ôn tập tổng kết chương.
* Ví dụ : Bài Ơn tập : Chúng ta học được những gì từ chủ đề Con người và sức
khỏe?
- Tôi chuẩn bị 1 ô chữ với các ơ hàng dọc và hàng ngang.
- Sau đó, tôi nêu nhiệm vụ cho các đội chơi: Sau khi nghe lời gợi ý về các ô chữ
hàng ngang, đội nào nghĩ ra trước thì rung chng xin trả lời trước. Mỗi ô chữ hàng
ngang trả lời đúng đội ghi được 10 điểm. Ô chữ hàng dọc trả lời đúng đội ghi được 20
điểm. Nếu giải sai đội đó khơng ghi được điểm. Thời gian chơi: 5 phút.
- Câu hỏi tìm ra ơ chữ như sau:
1. Con vật trung gian truyền bệnh sốt rét từ người bệnh sang người lành có tên là
gì?
2. Một loại vi rút khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm khả năng chống đỡ bệnh tật
của cơ thể bị suy giảm.
3. Muốn rửa tay sạch vi khuẩn chúng ta phải dùng gì để rửa?


14

4. Đây là biện pháp để tránh bị muỗi đốt.
5. Bệnh nào do một loại vi – rút gây ra và lây truyền qua đường tiêu hóa; người
bị bệnh này có thể bị sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn…
6. Ấu trùng của muỗi có tên là gì?
7. Khi mắc bệnh chúng ta thường đi khám ở đâu?
8. Bệnh nào do một loại vi rút gây ra, vi rút này có thể sống trong máu gia súc,
chim, chuột, khỉ….; bệnh bị lây truyền do muỗi hút máu các con vật bị bệnh rồi truyền
vi rút gây bệnh sang người?
9.Bệnh nào do một loại vi rút gây ra và bị lây truyền do muỗi vằn.
Qua trò chơi, học sinh vừa được thể hiện trí tuệ, kiến thức cũng như khả năng tư
duy liên kết các ô chữ của các em.
Bài 10 - Phịng tránh bị xâm hại tình dục : Tổ chức cho học sinh : Sắm vai, ứng

xử - Giúp học sinh biết cách ứng phó với các nguy cơ bị xâm hại.
Ôn tập : Con người và sức khỏe – tổ chức trò chơi - Ai nhanh, ai đúng ? – Giúp
học sinh viết hoặc vẽ được sơ đồ củng cố cách phòng tránh một số bệnh thường gặp
đã học.
Bài - Ôn tập và kiểm tra học kì I – Tổ chức trị chơi - Đốn chữ - Củng cố lại
một số kiến thức trong chủ đề : Con người và sức khỏe….
Qua việc vận dụng các trị chơi vào q trình dạy học nhằm tạo hứng thú trong
học tập từ đó các em nắm kiến thức một cách chủ động, nhớ kỹ những kiến thức bài
một cách nhẹ nhàng từ đó góp phần nâng cao chất lượng mơn Khoa học nói riêng cũng
như chất lượng giáo dục nói chung.
3.5. Vận dụng linh hoạt các kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy mơn Khoa học
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả môn học.
* Sử dụng linh hoạt, hiệu quả kỹ thuất dạy học khăn trải bàn vào dạy học môn
Khoa học để học sinh được tăng cường các hoạt động trải nghiệm.
Thật vậy, bản chất của kỹ thuật khăn trải bàn là hình thức tổ chức hoạt động
mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:
Mục đích của việc tôi sử dụng kĩ thuật này trong dạy học mơn Khoa học để kích
thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh; tăng cường tính độc lập, trách nhiệm
của cá nhân cũng như tăng cường sự hợp tác của học sinh trong q trình hoạt động
nhóm.
Cách tiến hành: Tơi chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ
giấy A0. Trên giấy A0 đã được chia thành các phần (hình bên dưới), gồm phần chính
giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của
nhóm (4 người hoặc 6 người). Mỗi HS ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung
quanh. Cá nhân mỗi em sẽ làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ
trả lời câu hỏi/nhiệm vụ theo cách nghĩ cách hiểu riêng của mình và viết vào phần giấy


15


của mình trên tờ A0. Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận
nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của “khăn trải bàn”.
Ví dụ : Bài 33: Mơi trường và Tài nguyên thiên nhiên ( Hướng dẫn học tập 2)
Hoạt động: Tìm hiểu về tài ngun?
Tơi u cầu HS đọc thông tin, quan sát tranh ảnh trong tài liệu cùng tranh ảnh,
thơng tin sưu tầm, trao đổi nhóm 4: Mơ tả tài nguyên có trong bài và kể tên tài
nguyên mà em biết bằng kĩ thuật khăn trải bàn. Sau đó cử đại diện trình bày trước lớp.
HS được làm việc, được ghi lại những ý kiến của bản thân rồi tổng hợp thành ý kiến
chung của nhóm: Tài nguyên thiên nhiên là của cải có sẵn trong tự nhiên được con
người sử dụng, khai thác như: nước, than, rừng, dầu mỏ, gió, vàng, sinh vật, HS rất
tích cực, hào hứng học tập với kĩ thuật dạy học này.

Tiết Khoa học vận dụng kỹ thuật “ Khăn trải bàn” lớp 5A trường T.H Tượng Lĩnh
Kĩ thuật “khăn trải bàn” là một kĩ thuật dạy học đơn giản, dễ thực hiện, có thể tổ
chức hầu như trong tất cả các bài học môn Khoa học. Bằng việc sử dụng kĩ thuật dạy
học tích cực này, tơi nhận thấy học sinh được tiếp cận với nhiều giải pháp và các chiến
lược khác nhau; rèn kĩ năng suy nghĩ, giải quyết vấn đề; sự phối hợp làm việc cá nhân
và làm việc nhóm nhỏ tạo cơ hội nhiều hơn cho việc học tập có sự phân hóa. Ngồi ra,


16

hiệu quả tích cực nhất chính là nâng cao mối quan hệ giữa các em học sinh, giúp các
em biết cách lắng nghe và biết tôn trọng ý kiến của nhau.
*Sử dụng linh hoạt kỹ thuật dạy học tích cực « Kỹ thuật mảnh ghép » vào dạy
môn Khoa học.
Với kỹ thuật dạy học này bản thân tôi rất tâm đắc nên đã dành thời gian tìm
hiểu, nghiên cứu. Qua đó, nhận thấy có thể áp dụng vào việc thảo luận nhóm trong dạy
học mơn Khoa học rất phù hợp và hiệu quả cho những bài hoặc những hoạt động
trong việc giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề). Đây là hình thức học

tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm kích thích sự
tham gia tích cực của HS. Vì vậy, trong năm học qua tơi đã vận dụng vào những hoạt
động thảo luận nhóm và học sinh làm việc tích cực, năng động , mang tính hợp tác
cao. Thông qua kỹ thuật mảnh ghép giáo viên đã nâng cao vai trị của cá nhân trong
q trình hợp tác (khơng chỉ hồn thành nhiệm vụ ở vịng 1 mà cịn phải truyền đạt lại
kết quả vịng 1 và hồn thành nhiệm vụ ở vịng 2) cho nhóm mới.
Cách tiến hành kĩ thuật "Các mảnh ghép"
Vịng 1: Nhóm chun gia
Hoạt động theo nhóm 3 đến 6 người
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2:
nhiệm vụ B; nhóm 3: nhiệm vụ C … (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)].
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề
và ghi lại những ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời
được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chun gia” của lĩnh
vực đã tìm hiểu để có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vịng 2 với các
thành viên trong nhóm mới.

Kỹ thuật "Các mảnh ghép"
Vịng 2: Nhóm các mảnh ghép


17

Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm
2, 1 – 2 người từ nhóm 3…) Các câu trả lời và thơng tin của vịng 1 được lần lượt các
thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ để tất cả các thành viên trong nhóm đều
nắm bắt được các chủ đề ở vòng 1.
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vịng 1 thì
nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết

Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả
Với kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết
học, học sinh được chia nhóm ở vòng 1 (chuyên gia) cùng nghiên cứu một chủ đề. Đối
với môn Khoa học lớp 5 việc vận dụng kỹ thuật dạy học này vào quá trình giảng dạy
trên lớp và thường xuyên sử dụng đặc biệt với các bài học hoặc các hoạt động cần thảo
luận trong nhóm
Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số 1,2,…,n
(nếu khơng có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, ... . Ví dụ A1, A2, ... An, B1,
B2, ..., Bn, C1, C2, ..., Cn).
Sau khi các nhóm ở vịng 1 hồn tất cơng việc giáo viên hình thành nhóm mới
(mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này phải tiến
hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm.
Ví dụ:
Vịng 1
Chủ đề A: .(màu đỏ)
Chủ đề B: . (màu xanh)
Chủ đề C: . (màu vàng)
Lớp có 36 học sinh, giáo viên có thể chia thành 6 nhóm mỗi nhóm có 6 học sinh.
Giao nhiệm vụ: nhóm 1,2 nhận chủ đề A, nhóm 3,4 nhận chủ đề B, nhóm 5,6 nhận chủ
đề C.
Phát phiếu học tập cho học sinh. Trên phiếu học tập theo màu có đánh số từ 1
đến 6. Thông báo cho học sinh thời gian làm việc cá nhân và theo nhóm
Vịng 2
Giáo viên thơng báo chia thành 6 nhóm mới : mỗi nhóm 6 học sinh ( Mỗi học
sinh ở mỗi nhóm của vịng 1). Như vậy 6 học sinh ở trong mỗi nhóm mới có có 2 bạn
đã nghiên cứu sâu 3 chủ đề ở vòng 1. Giáo viên thơng báo thời gian làm việc nhóm
mới.
Các chun gia sẽ trình bày ý kiến của nhóm mình ở vòng 1.
Giao nhiệm vụ mới:
Từ nhiệm vụ mới này các thành viên sẽ thay nhau chia sẻ những nội dung mình

đã nghiên cứu ở vịng 1 để hồn thành nội dung thảo luận.
Với những ưu điểm, kỹ thuật này hiện tại bản thân tôi đã thường xuyên vận
dụng, lồng ghép thường xuyên vào các tiết học của môn Khoa học và đã đem lại hiệu
quả tích cực góp phần nâng cao chất lượng môn học.


18

Tiết Khoa học vận dụng kỹ thuật mảnh ghép ở lớp 5A trường T. H Tượng Lĩnh
*Sử dụng Kĩ thuật “Sơ đồ tư duy”trong dạy môn Khoa học:
Hiện nay công nghệ thông tin đã được áp dụng trong nhiều bài dạy Khoa học,
ngoài sử dụng nhiều tranh ảnh, video, làm cho giờ học thêm sinh động, phong phú,
hiệu quả dạy học được nâng lên thì việc áp dụng kĩ thuật Sơ đồ tư duy lúc này tạo
hứng thú cho học sinh.
Sơ đồ tư duy là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận
dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng
hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Đây là
một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Sơ đồ tư duy giúp cho giáo viên dạy thiết kế
bài giảng, sắp xếp các ý tưởng theo một trình tự khoa học, lơgic, trực quan, hệ thống
trên cơ sở mục tiêu, kiến thức trọng tâm của bài học; giúp giáo viên cập nhật thông tin,
bổ sung các kiến thức khoa học mới một cách dễ dàng nên làm cho bản thiết kế bài
giảng trở nên hấp dẫn hơn. Sơ đồ tư duy còn tăng cường hoạt động tích cực của mỗi
HS thơng qua sự hướng dẫn của giáo viên cho HS tự học theo sơ đồ tư duy và cao hơn
nữa là lập được sơ đồ tư duy trước các nhiệm vụ của bài học, các nội dung kiến thức
cần tìm hiểu. Sơ đồ tư duy làm cho bài học, cách trình bày bài học ngẫu hứng, sáng tạo


19

và lí thú đối với cả giáo viên và HS, đặc biệt gợi hứng thú cho người học một cách tự

nhiên nhờ đó giúp học tiếp thu nhiều hơn, tích cực hơn khi học trên lớp.
Trong quá trình giảng dạy môn Khoa học, tôi đã sử dụng sơ đồ tư duy vào những
phần kiến thức sau:
- Sử dụng Sơ đồ tư duy để dạy bài mới
Khi sử dụng sơ đồ tư duy để dạy bài mới, tôi thường đưa ra một từ khóa để nêu kiến
thức của bài mới rồi yêu cầu HS vé sơ đồ tư duy bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các
em tìm ra các từ, kiến thức liên quan đến từ khóa đó và hoàn thiện sơ đồ. Qua sơ đồ đã
lập, các em sẽ hiểu kiến thức bài học một cách dễ dàng. Mỗi sơ đồ tư duy lập được
không chỉ phản ánh thái độ nghiêm túc, tích cực của cả nhóm trong việc khai thác kiến
thức mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết cũng như sự hợp tác ăn ý giữa các thành viên
trong nhóm nhưng vẫn thể hiện được màu sắc cá nhân của mỗi HS. Mỗi ý tưởng,
nhánh con các em vẽ sẽ được thể hiện bằng các màu sắc, kết hợp cả kênh chữ, cả hình
ảnh (các em tự vẽ) một cách phong phú, đa dạng.
Ví dụ : Bài 34: Mơi trường tự nhiên có vai trị gì đối với đời sống của con
người.
Tôi yêu cầu HS lập Sơ đồ tư duy theo nhóm 4 để tìm hiểu về ngun nhân làm ơ
nhiễm khơng khí và nước với từ khóa là “Ơ nhiễm”
Các nhóm cử đại diện thuyết minh về Sơ đồ tư duy mà nhóm đã thiết lập.
HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện Sơ đồ tư duy về kiến thức của
bài học đó. Tôi sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hồn chỉnh Sơ đồ tư duy, từ đó
dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Ví dụ : Bài 23: Sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảỷ
Tơi đưa ra từ khóa là “Mặt trời”, yêu cầu HS lập sơ đồ tư duy theo nhóm 4 để
nêu tác dụng của năng lượng mặt trời trong đời sống, sản xuất và nêu được ví dụ của
mỗi tác dụng đó.
Sau tiết học, những sơ đồ tư duy mà các nhóm đã tự lập được, tôi sẽ cho các em
trưng bày ở bảng phục được gắn ở góc học tập của nhóm. Điều này khiến HS rất thích
thú vì các em sẽ nhớ lâu kiến thức và tự hào vì mình đã tham gia vào lập sơ đồ tư duy.
Ngoài ra, nếu các em phát hiện thêm được kiến thức hay, mới liên quan đến từ khóa
như thơng tin, tranh, ảnh, các em có thể gắn thêm vào để sơ đồ tư duy thuyết phục, đa

dạng hơn.
- Sử dụng Sơ đồ tư duy trong củng cố kiến thức và hệ thống hóa kiến thức
Việc vận dụng Sơ đồ tư duy vào hệ thống hóa kiến thức khơng chỉ áp dụng sau
từng bài học riêng lẻ mà tôi cũng thường xuyên tận dụng việc lập sơ đồ tư duy để hệ
thống hóa nhiều lượng kiến thức khác nhau; một nhóm các bài học liên quan hoặc có
thể là cả một chủ đề. Bằng cách này tôi sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian học cho
HS. Các em sẽ không phải áp lực vì những ghi nhớ, kết luận. Điều này đồng nghĩa
rằng sẽ giúp các em nắm chắc được lượng thông tin của mơn học dễ dàng hơn.
Ví dụ 1: Bài 29: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ


20

Để củng cố về kiến thức cây con có thể mọc lên từ những bộ phận nào của cây
mẹ, tôi cho HS lập sơ đồ tư duy và sau đó tôi chiếu sơ đồ tư duy mà tôi đã chuẩn bị để
HS nắm vững và nhớ kiến thức lâu hơn.
Ngoài ra có thể sử dụng sơ đồ tư duy để kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới,
hướng dẫn HS tìm hiểu bài, luyện tập củng cố và cả hoạt động chuẩn bị bài ở nhà của
học sinh. Tóm lại, sơ đồ tư duy cần sử dụng linh hoạt. Việc sử dụng sơ đồ tư duy góp
phần rèn luyện phương pháp học tập hiệu quả cho HS, rèn luyện cho HS phương pháp
tư duy tích cực - một nhân tố quan trọng giúp HS hoàn thiện phương pháp tự học nhằm
biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo và học tập suốt đời.
Có thể nói việc sử dụng đúng mức, đúng chỗ, đúng lúc các phương pháp và kĩ
thuật dạy học tích cực thì sẽ phát huy tối đa các mặt mạnh của từng phương pháp. Mỗi
tiết học được sử dụng linh hoạt các phương pháp sẽ hạn chế dần, đi đến khắc phục tình
trạng dạy học nhồi nhét và tạo hứng thú cho học sinh học tập hơn; giờ học trở nên sơi
động, tích cực, say mê đối với học sinh để các em thực sự yêu mến và mong đợi giờ
học. Mỗi một bài học như một“ cuốn phim” còn các em học sinh là những khán giả
thưởng thức.
* Vận dụng Kĩ thuật XYZ vào dạy các bài Khoa học :

Kĩ thuật XYZ là một kĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận
nhóm. Trong đó, X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là
số phút dành cho mỗi người. Mục đích của việc sử dụng kĩ thuật này là tôi muốn giúp
học sinh tham gia tích cực vào q trình học tập; các em khai thác, chia sẻ kiến thức,
các em biết nhận thức, sàng lọc được các ý kiến đưa ra và lựa chọn phù hợp với nội
dung bài học.
Ví dụ: Khi dạy Bài 10 Phịng tránh bị xâm hại tình dục
Tơi sử dụng kĩ thuật này ở hoạt động tìm hiểu những nguyên nhân có thể dẫn tới
bị xâm hại và những việc cần làm, khơng nên làm để phịng tránh bị xâm hại. Bằng
việc sử dụng kĩ thuật này, học sinh lớp tôi đã đưa ra rất nhiều những ý kiến hay, thiết
thực giúp các em có thể vận dụng tốt vào cuộc sống.
Như vậy, kĩ thuật XYZ là một kĩ thuật tích cực, tạo khơng khí học tập sơi nổi,
kích thích sự tư duy, vốn hiểu biết của các em học sinh. Sau thời gian thường xuyên sử
dụng kỹ thuật dạy học này trong môn Khoa học học sinh học tập rất tích cực và hang
say.
* Kĩ thuật “Lược đồ xương cá”:
Kĩ thuật “Lược đồ xương cá” hay còn gọi là biểu đồ Ishikawa hay biểu đồ nguyên
nhân - kết quả, là một phương pháp nhận diện vấn đề và đưa ra giải pháp, một trong
những yếu tố cốt lõi để xây dựng - đảm bảo - nâng cao chất lượng. Mục đích của việc
sử dụng kĩ thuật này là tơi muốn giúp học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập;


21

tạo điều kiện để các em thực hành phép suy luận và đưa ra ý kiến phù hợp với nội dung
bài học.
Ví dụ: Bài 7: Phịng tránh các bệnh lây truyền do muỗi đốt.
Tơi chia lớp thành các nhóm 4 - 6 học sinh. Học sinh của mỗi nhóm sẽ vẽ lên giấy
A0 một hình xương cá. Tơi sẽ cho từ khóa ở đầu cá là “Muỗi là con vật truyền bệnh
sốt xuất huyết”. Học sinh sẽ xác định nguyên nhân dẫn tới việc có muỗi khiến muỗi đốt

người bệnh truyền sang cho người lành, từ đó các em sẽ điền vào các nhánh xương cá
các biện pháp diệt muỗi - cũng chính là cách để phịng bệnh sốt xuất huyết. Như vậy,
học sinh cũng sẽ hiểu rằng biện pháp phịng chống bệnh sốt xuất huyết tốt nhất chính
là suy ra từ con đường lây truyền bệnh. Học tập như vậy, học sinh rất thích thú vì các
em được thỏa sức sáng tạo, liên hệ thực tế.
Kĩ thuật “Lược đồ xương cá” phát huy tối đa sự chủ động, sáng tạo của học sinh;
giúp các em ghi nhớ tốt hơn và quan trọng là các em hiểu được nguyên nhân, gốc rễ
của vấn đề. Đặc biệt khi áp dụng kỹ thuật này vào dạy môn Khoa học rất hiệu quả, các
em khơng chỉ hứng thú trong q trình học mà còn được phát huy hết vốn sống, được
trải nghiệm thực tế.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua nhiều năm thực hiện các biện pháp như đã trình bày vào thực tế giảng dạy tại
trường, tôi nhận thấy giờ học Khoa học được các em đón nhận rất hồ hởi. chất lượng
môn khoa học lớp tôi giảng dạy được nâng lên vượt bậc, tỷ lệ học sinh hồn thành tốt
mơn học đạt rất cao, lớp khơng cịn học sinh chưa hoàn thành. Các em rất năng động,
mạnh dạn trước tập thể. Các em đã tăng cường hợp tác trong các hoạt động nhóm,
biết quan sát mơi trường xung quanh để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Từ thái độ học
tập tích cực đối với mơn Khoa học, giờ đây đã tác động rất lớn đến các môn học khác.
Các em biết tự nhận thức những mặt mạnh, mặt yếu của mình, cũng như về vị trí của
mình trong tập thể, có khả năng sử dụng các kĩ năng sống khác một cách có hiệu quả.
Đồng thời, tơi đã tiến hành điều tra sự u thích mơn học dành cho học sinh lớp
tôi thực nghiệm, kết quả 100% học sinh đều rất thích học mơn học này. Mỗi khi đến
tiết khoa học, học sinh đều rất hào hứng và mong chờ. Đó là thành quả lớn nhất mà tơi
nhận được sau thời gian áp dụng biện pháp. Các biện pháp đưa ra rất phù hợp với đối
tượng học sinh và thực tiễn của nhà trường, địa phương. Hiện tại, biện pháp không chỉ
áp dụng hiệu quả trong lớp tôi chủ nhiệm cũng như các lớp trong nhà trường mà biện
pháp đã và đang lan tỏa đến các đơn vị bạn.
Sau thời gian tăng cường áp dụng biện pháp “ Một số biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả dạy học môn Khoa học lớp 5 ở trường Tiểu học Tượng Lĩnh”



22

vào dạy học môn Khoa học lớp 5, Chất lượng môn học được nâng lên rõ rệt. Kết quả
khảo sát sau khi thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng cuối học kỳ 1 năm học 2020
– 2021 ở lớp tôi thực nghiệm và lớp đối chứng thể hiện qua bảng sau:
Lớp

Sĩ số
HS

5A
5B ( Lớp
đối chứng)

Hoàn thành tốt
SL
TL

Hoàn thành
SL
TL

Chưa hoàn thành
SL
TL

35

24


68,5%

11

31,5 %

0

0

34

7

20,3%

21

60,9

6

18,8

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Khoa học thì trước hết người giáo
viên cần sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học khác nhau trong quá trình dạy học,

tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, bên cạnh đó cần tích cực vận dụng các kỹ
thuật dạy học tích cực vào q trình dạy. Việc áp dụng thường xuyên phương pháp này
trong môn Khoa học là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng môn học nói riêng,
chất lượng giáo dục nói chung cũng như góp phần phát triển toàn diện về phẩm chất và
các năng lực cho học sinh đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Với môn Khoa học, tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá cho
học sinh trong dạy học giúp học sinh được tham gia vào các hoạt động thực tiễn gắn
với cuộc sống. Học sinh được quan sát, thực hành với vật thật, được làm thí nghiệm…
để khám phá ra kiến thức mới. Từ đó, giúp các em học sinh dễ nắm bắt, nhớ nhanh và
ghi nhớ sâu sắc hơn về nội dung bài học, đồng thời tạo hứng thú, sự đam mê, u thích
mơn học cho các em trong q trình học tập.
2. Kiến nghị:
2.1.Đối với giáo viên:
Cần tích cực vận dụng các phương pháp, hình thức cũng như các kỹ thuât dạy học
tích cực nhằm phát huy tích tích cực, chủ động, sánh tạo của học sinh góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục.
2.2.Đối với nhà trường:
Cần bổ sung thêm các đồ dung thiết bị, mơ hình, tranh ảnh phục vụ dạy mơn Khoa
học.
Chỉ đạo giáo viên tích cực vận dụng các phương pháp, hình thức, kỹ thuật dạy học
tích cực vào dạy học môn Khoa học nhằm nâng cao chất lượng môn học.


23

Trên đây là một số biện pháp tôi đã tiến hành áp dụng nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả dạy học môn Khoa học lớp 5 tại trường tiểu học Tượng Lĩnh trong những
năm qua. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí quản lí các cấp, các
đồng chí giáo viên để bản than tơi tiếp tục vận dụng hiệu quả hơn nữa góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Nông Cống, ngày

tháng 3 năm 2021

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không
sao chép nội dung của người khác.

Người viết sáng kiến

Lê Thị Hồng

MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang


24
I

PHẦN MỞ ĐẦU

1

1


Lý do chọn đề tài

1

2

Mục đích nghiên cứu

1

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1

4

Phương pháp nghiên cứu

1

II

PHẦN NỘI DUNG

2

1


Cơ sở lí luận

2

2

Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

2

3

Các giải pháp giải quyết vấn đề

3

4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

19

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

20

1

Kết luận


20

2

Kiến nghị

21

III



×