Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN một số biện pháp để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 22 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Chữ viết là sáng tạo kỳ diệu của con người. Sự xuất hiện của chữ viết
đánh dấu một giai đoạn phát triển về chất của một ngơn ngữ. Chữ viết ra đời góp
phần ổn định hóa ngơn ngữ âm thanh, mở rộng phạm vi hoạt động ngơn ngữ từ
nghe, nói sang đọc, viết. Chữ viết chắp cánh cho chúng ta vượt qua mọi hạn chế
về thời gian, không gian cũng như mọi hạn chế khác nảy sinh trong giao tiếp.
Biết đọc, biết viết thì cả một thế giới rộng lớn mênh mơng mở ra trước
mắt các em. Dạy các em viết chữ là chúng ta đã trao cho các em chìa khố để
mở ra những cánh cửa tri thức bước vào tương lai. Chữ viết là công cụ để các
em vận dụng suốt đời. Vì vậy, dạy chữ chính là dạy người.
Như chúng ta đã biết, viết đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh giúp học sinh
có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu,
tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Vì vậy dạy học
sinh viết đúng, viết đẹp là rèn luyện cho các em những phẩm chất đạo đức tốt
như: tính kỉ luật, tính cẩn thận, óc thẩm mỹ và sáng tạo.Chữ viết là một trong
những nội dung giáo dục được cả xã hội quan tâm, lo lắng. Người xưa đã
nói: “Nét chữ - nết người” Chính vì thế là giáo viên dạy lớp 1 tơi rất trăn trở,
băn khoăn làm sao để có cách để hướng dẫn học viết chữ đẹp cho học sinh.
Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy, trong những năm gần đây, chữ viết của học
sinh vẫn còn nhiều hạn chế như viết sai, viết xấu và viết rất chậm, chữ viết mất
nét, nghiêng ngả. Học sinh viết chưa đúng độ cao, độ rộng của từng con chữ;
khoảng cách giữa các chữ chưa đều, cỡ chữ chưa chuẩn, chữ quá to hoặc quá bé.
Điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng học tập Tiếng Việt nói riêng, học
các mơn học khác nói chung.Đặc biệt là học sinh lớp1 - lớp đầu cấp, các em cịn
nhỏ, tâm sinh lý chưa hồn thiện, nhận thức không đồng đều, khả năng ghi nhớ
chưa cao. Quan trọng hơn cả là việc giáo dục cho các em những phẩm chất Đạo
đức tốt như: Tính cẩn thận, tính kỷ luật và thẩm mỹ chưa được quan tâm đúng
mức. Điều này có liên quan đến việc dạy tập viết cho học sinh Tiểu học. Mặt
khác, từ môi trường hoạt động vui chơi là chính chuyển sang mơi trường chủ
yếu là hoạt động học tập, các em phải đọc, phải viết nhiều hơn, gây mỏi tay, mỏi


mắt…dẫn đến tình trạng uể oải, nản trí, ngại viết. Hơn nữa, trong những năm
gần đây, nội dung, chương trình giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói
riêng có nhiều thay đổi. Chương trình Tiếng Việt 1 bộ sách Cánh diều dạy viết
theo thứ tự bảng chữ cái. Điều đó sẽ có lợi trong việc giúp học sinh ghi nhớ
bảng chữ cái nhưng chưa hình thành được kỹ năng viết đẹp cho học sinh. Đó
chính là điều mà tơi băn khoăn và trăn trở khi dạy tập viết cho các em.
Là một giáo viên dạy lớp 1, tôi luôn tự đặt cho mình những câu hỏi: Làm
thế nào để những đơi bàn tay cịn vụng về, lóng ngóng của các em có thể viết
được những dòng chữ đều, đẹp? Bằng cách nào để các em có thể viết đúng, viết
đẹp được.Việc phối hợp với gia đình học sinh thường xun, đó là việc tạo điều
kiện về tinh thần, vật chất cho học sinh và việc rèn luyện chữ viết trong phong
trào “Vở sạch - Chữ đẹp”. Gia đình là một thành phần rất quan trọng. Đa số giáo


2
viên cịn coi nhẹ , ngồi ra việc hình thành nề nếp học của học sinh chưa chú ý
đến tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở của học sinh.
Chính vì những lý do trên mà tơi mạnh dạn dưa ra suy nghĩ của mình về
việc: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1”.
Mong rằng qua sáng kiến này, giáo viên có thể áp dụng để chất lượng dạy học
phân môn Tập viết nói chung,cho học sinh lớp 1 nói riêng sẽ ngày càng được
nâng cao hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
a. Giúp học sinh :
- Biết được quy trình viết của từng con chữ, tư thế ngồi viết bài, cách cầm
bút, cách để vở nhằm mục đích nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1.
- Rèn cho học sinh có tính cẩn thận, u thích phân mơn Tập viết tiền đề
tốt để học tốt các môn học khác.
b. Giúp giáo viên :
- Hiểu, nắm được nội dung chương trình sách Cánh diều Tiếng Việt lớp 1

đặc biết là phân môn Tập viết trọng tâm của từng bài
- Biết vận dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học
sinh lớp 1.
- Tự tím tịi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy môn
Tiếng Việt nói chung và phân mơn Tập viết lớp 1 nói riêng.
- Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
a. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Nghiên cứu nội dung chương trình mơn Tiếng Việt lớp 1. Mạch kiến
thức của phân mơn Tập viết.
- Đọc tài liệu có liên quan, đọc và tìm hiểu cách dạy viết cho học sinh.
b. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp điều tra thực trạng của từng giai đoạn trong suốt năm
họctìm hiểu thực tế khi dạy ở lớp 1C trong Trường Tiểu học Thượng Ninh.
- Phương pháp thống kê, xử lý, số liệu.
c. Phương pháp quan sát
- Quan sát tinh thần, thái độ, ý thức học phân môn Tập viết của học sinh
lớp dạy thực nghiệm và học sinh lớp khác trong khi dự giờ, quan sát phương
pháp sư phạm của giáo viên giảng dạy, quan sát sự tiếp thu học tập của học sinh.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Xác định nhiệm vụ và mục tiêu phân môn Tập viết, không tách rời việc
xác định mục tiêu và nhiệm vụ dạy Tiếng Việt ở Tiểu học.
Phân môn Tập viết giải quyết vấn đề dạy cho học sinh biết viết đúng mẫu
chữ đã quy định về độ cao và quy trình viết chữ. Tập viết là mơn học có tính


3

chất thực hành.Mẫu chữ theo Quyết định 31/ 2002/ QĐ- BGD & ĐT ngày 14/ 6 /
2002 của Bộ giáo dục & Đào tạo.
Từ những cơ sở lý luận trên, thực trạng vấn đề khi áp dụng như sau.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Thực trạng.
Trong năm học 2020-2021, Tôi được phân công phụ trách lớp 1C Trường
Tiếu học Thượng Ninh huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa.Lớp có tổng số là: 30
em học sinh trong đó có 16 em nữ và 14 em nam, học sinh dân tộc thiểu số là
24em, học sinh dân tộc Kinh là 6 em. Đa số các em đều là học sinh con em ở
nơng thơn gia đình làm Nông nghiệp nênsự quan tâm đến việc học tập của các
em là rất hạn chế. Chính vì vậy các em khơng mạnh dạn tự tin viết chữ cịn vụng
về.
Qua thực tế giảng dạy lớp 1, bản thân tôi được gần gũi, tiếp xúc, trao đổi
với học sinh, với phụ huynh học sinh, với các đồng nghiệp trong trường và đi
đến kết luận. Tình trạng học sinh lớp 1 viết chưa đúng mẫu chữ đã quy định là
do những nguyên nhân chủ yếu sau :
- Do các em chưa có động cơ, thái độ đúng đắn trong việc học và rèn
luyện viết chữ, khi viết các em còn lơ là, không tập trung vào bài viết, tư thế
ngồi viết chưa đúng.
- Nhiều em cịn có hồn cảnh gia đình khó khăn, gia đình ít quan tâm đến
việc học của con em đặc biệt là chữ viết.
b.Khảo sát trước khi nghiên cứu :
Tôi đã tiến hành khảo sát, chất lượng chữ viết của học sinh lớp 1C do tôi
chủ nhiệm và lớp 1A là lớp đối chứngcó kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Xếp loại A
Xếp loại B
Xếp loại C
TS

%
TS
%
TS
%
1A
32
3
9,4
9
28,1
20
62,5
1C
30
2
6,6
8
26,7
20
66,7
Nhìn vào kết quả trên ta thấy số lượng học sinh xếploại A xếp loại B
chiếm tỉ lệ ít.
Khi nắm được hạn chế của các em từ đó tơi tìm tịi các biện pháp để khắc
phục những hạn chế của lớp tôi chủ nhiệm.Qua một thời gian bản thân tự nghiên
cứu, đi dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp trong trường tôi đã mạnh dạn vạch
ra kế hoạch phải làm sao cho các em tiếp thu kiến thức, nắm được quy trình viết
của từng con chữ và tất cả các em có ý thức học tập, u thích mơn học, được
rèn luyện nhiều. Chính vì vậy chất lượng học sinh của lớp tơi tiến bộ rõ rệt.Tôi
đã sử dụng các biện pháp sau:

2.3. Các biệnpháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1.Biện pháp 1. Tìm hiểu về nội dung chương trình, phân nhóm các
con chữ và cách hướng dẫn học sinh.
* Về chương trình
- Sách Tiếng việt Cánh diều dạy chữ theo thứ tự bảng chữ cái. Các
chữđược viết ở bài cũ và bài mới chưa có sự tương đồng nhiều về nét chữ.
Vìvậy,


4
học sinh chưa có cơ hội để củng cố kỹ năng viết.
- Mẫu chữ trong vở Tập viết Cánh diều là mẫu chữ chuẩn của Bộ giáo
dục, nét nối giữa các chữ cân đối và đẹp.
- Phân nhóm chữ để học sinh luyện tập.Trong q trình dạy tập viết, tơi
ln tin tưởng và thực hiện theo phân phối chương trình sách Tiếng Việt 1- Cánh
diều. Do vậy, ở các tiết Tiếng Việt buổi một tơi dạy đúng chương trình cũng như
quy trình tập viết. Nghĩa là, tơi vẫn cho các em quan sát mẫu chữ, hướng dẫn tỉ
mỉ độ cao, độ rộng từng con chữ, chấm các điểm để nâng cao kỹ năng viết, các
tiết Tiếng Việt buổi hai tôi tiến hành vận dụng sáng kiến theo từng giai đoạn học
tập tương ứng với từng mẫu bài, cụ thể.
Đó chính là các điều kiện để tôi áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng chữ viết cho học sinh.
*Giai đoạn đầu: Các nét cơ bản
Đối với học sinh lớp 1, nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng và đẹp
ngay là điều rất khó thực hiện. Do vậy, tơi đã xác định muốn viết chữ đẹp thì
việc đầu tiên cần làm ở lớp 1 là rèn cho học sinh có nề nếp và kĩ thuật viết chữ
đúng thì mới có cơ sở để viết chữ đẹp. Đây chính là u cầu có tính quyết định
trong việc rèn viết chữ đẹp suốt quá trình học tập của học sinh.
Trong chương trình Tiếng Việt 1 bộ sách Cánh diều, các em sẽ học các nét
cơ bản ở tuần 1. Trong tuần đầu tiên của năm học, tôi dành nhiều thời gian rèn

nề nếp; tư thế ngồi; xác định đúng các vị trí trên/ dưới, trái/ phải, trong/ ngồi,
trước/ sau. Tôi luôn sát sao trong việc dạy các em cách cầm bút cũng như hướng
dẫn các em xác định đường kẻ, dịng li. Việc nhận biết chính xác thứ tự 5 đường
kẻ ngang, 4 dòng li và các đường kẻ dọc sẽ giúp cho học sinh và giáo viên rất
nhiều trong việc dạy và học viết chữ đúng, đẹp.
Ở giai đoạn này, việc rèn học sinh viết đúng các nét cơ bản là một điều vô
cùng quan trọng. Tôi yêu cầu các em phải nhớ và viết chính xác 14 nét cơ bản:
nét ngang, nét thẳng, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc xi, nét móc ngược,
nét móc hai đầu, nét xoắn, nét khuyết trên , nét khuyết dưới, nét cong hở trái, nét
cong hở phải, nét cong kín, nét thắt. Sau đó, dựa vào sự tương đồng tơi chia các
nét cơ bản theo nhóm chữ nhằm giúp học sinh ghi nhớ nhanh, luyện viết đúng và
chính xác các nét cơ bản làm cơ sở cho viết nhanh, đúng sau này. Dựa vào quy
trình viết các nét cơ bản được chia thành nhóm :
- Nhóm nét thẳng :

- Nhóm nét móc :

- Nhóm nét cong :


5

- Nhóm nét khuyết :

- Nhóm nét thắt :

Giáo viên viết mẫu từng nét và giải thích cách viết học sinh viết bảng con
và viết vào vở.

Hình ảnh học sinh thực hành

Một việc không thể thiếu là khi dạy từng nhóm nét tơi đều hướng dẫn các
em cách chấm từ điểm đặt bút đến điểm chuyển hướng bút rồi đến vị trí dừng
bút. Trong q trình các em viết giáo viên phải thật sát sao để sửa chữa, khắc
phục lỗi sai của em.
Việc rèn các nét cơ bản tưởng chừng như đơn giản nhưng đây lại là tiền
đề để các em viết đúng các chữ, có giá trị định hướng cho mọi giờ tập viết về
sau.
*Giai đoạn 2: Luyện viết chữ thường
Nhóm 1: Nhóm chữ có nét hất (sổ) và nét móc


6

Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào bảng, vào vở

Hình ảnh học sinh lớp tơi thực hành ngay tại lớp.
Để khắc phục nhược điểm khi học sinh viết nhóm chữ trên, ngay từ nét
bút đầu tiên, tôi đặt trọng tâm rèn luyện học sinh viết nét móc ngược, móc hai
đầu thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo thành chữ. Khi ghép
chữ, tôi luôn chú ý minh họa rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để
chữ viết cân đối, đẹp.
Dựa vào việc chia nhóm các nét cơ bản, chữ thường cũng được chia theo
nhóm chữ giúp học sinh ghi nhớ nhanh các chữ có các nét cơ bản giống nhau.
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái để học
sinh viết đúng kĩ thuật, ngay từ đầu, tơi chia nhóm chữ và xác định chữ trọng
tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ để phát hiện học sinh hay sai chỗ nào, học sinh
gặp khó khăn gì khi viết các chữ ở nhóm đó.
Nhóm 2: Nhóm chữ có nét khuyết trên và nét khuyết dưới

Để giúp học sinh viết đúng nhóm chữ này. Học sinh hay sai điểm giao

nhau của các nét khuyết, tôi cho học sinh xác định rõ ràng điểm giao nhau của
nét khuyết bằng 1 dấu chấm nhỏ tại vị trí cắt nhau giữa đường kẻ ngang thứ 3
với đường kẻ dọc. Sau đó, rèn học sinh thói quen ln đưa bút từ điểm bắt đầu
qua đúng điểm chấm rồi mới đưa bút lên tiếp để viết nét khuyết trên.


7

Đối với nhóm chữ này tơi lấy chữ
cơ sở cho các chữ cịn lại trong nhóm.

làm chữ trọng tâm rèn viết để làm

* Viết chữ l
- Nhận xét: chữ l gồm một nét khuyết trên kết hợp với nét
móc ngược phải.
- Hướng di chuyển: Đặt bút dưới đường kẻ 2, viết nét khuyết
trên (đầu nét khuyết chạm đường kẻ 6), đến gần đường kẻ 2
thì viết tiếp nét móc ngược; dừng bút trên đường kẻ 2.

Lưu ý:
- Chữ
- Chữ
- Chữ
- Chữ

thêm nét

tạo thành chữ


.

gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét móc hai đầu.
gồm nét khuyết trên và nét xoắn.
gồm 2 nét: nét cong kín và nét khuyết dưới.

- Chữ
gồm 3 nét: nét xiên, nét móc ngược và nét khuyết dưới.
Đối với học sinh lớp 1, để viết được nhóm chữ này thẳng, ngay ngắn thì
cần rèn cho học sinh biết viết nét sổ thật đúng, thật thẳng ở ngay các bài nét chữ
cơ bản khi nào thành thạo thì mới tiến hành viết nét khuyết.
Để học sinh viết nhóm chữ này đẹp, giáo viên nên hướng dẫn các em kĩ
thuật viết nét khuyết trên và dưới cho học sinh luyện tập nhiều lần vào bảng con
sau đó viết vào vở.


8

Hình ảnh học sinh thực hành ngay tại lớp.
Nhóm 3: Nhóm các chữ có nét cong

Với
nhóm chữ này, nhiều người cứ nghĩ là đơn giản nhưng thực tế hầu hết học sinh
viết chưa đúng từ chữ “o” như chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ
không đều, đầu to, đầu bé.
Chính vì vậy, ở nhóm chữ này tơi xác định cần dạy học sinh viết đúng chữ
o để làm cơ sở cho viết đúng các chữ khác trong nhóm. Vậy thì chữ o viết thế
nào cho đúng ? Điểm đặt bút từ đâu? Chiều ngang chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với
chiều cao? Đó là việc làm rất khó để cho học sinh xác định được.
*Viết chữ o

-Nhận xét: chữ o là một nét cong kín.- Hướng di chuyển:
Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín từ trái
qua phải cao 2 ơ li, rộng 1 li rưỡi; dừng bút tại điểm đặt bút.
Viết được chữ o đúng, học sinh dễ dàng viết đúng các chữ cái khác trong
nhóm.


9

Hình ảnh học sinh thực hành ngay tại lớp.
Nhóm 4: Nhóm chữ có nét cong, nét móc, nét có vịng xoắn

Đây là nhóm gồm các nét cong khó viết. Ở nhóm này học sinh hay xác
định chưa đúng vị trí đặt bút, dừng bút, phần thân con chữ thường phình ra. Do
vậy, giáo viên cần hướng dẫn các em viết nét cong đúng, đẹp, mềm mại.

Hình ảnh học sinh thực hành ngay tại lớp.
* Một số lưu ý khi dạy học sinh viết chữ thường
- Để chữ viết không bị rời rạc, đứt nét giáo viên phải nhấn mạnh hơn chỗ
nét nối, nhất là chỗ rê bút, từ điểm dừng bút của con chữ vừa viết, rê bút lên viết
liền mạch đến đâu mới được nhấc bút.
- Giải thích rõ các thuật ngữ như:
+ Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm dừng bút của
nét đứng trước tới điểm đặt bút của nét đứng sau.


10
Ví dụ: Khi viết e, u, ư, n, m, nh, ph hoặc chữ đứng trước liền với các nét
móc trên, móc dưới, nét xiên, nét khuyết như: en, ưu, in, nhện, ên, un, um, im,
inh, ênh, phim.

+ Lia bút: Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối
các chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết (đầu
ngòi bút, phấn) không chạm vào mặt phẳng viết (giấy, bảng). Thao tác đưa bút
trên được gọi là lia bút.
Khi dạy học sinh cỡ chữ nhỏ, tôi cũng thường xuyên luyện theo cách đó
giúp các em nhớ lâu và viết đều nét, liền mạch, đúng độ cao, độ rộng các chữ.
* Giai đoạn 3: Luyện viết chữ hoa
Đối với học sinh lớp 1, các em sẽ làm quen với chữ viết hoa thơng qua
hình thức tập tơ ở đầu học kì II.Chữ hoa theo mẫu hiện hành là chữ hoa đẹp
nhưng lại rất khó viết. Đặc biệt là đối với các em học sinh đầu cấp, các em
thường cảm thấy bỡ ngỡ và khó khăn trong việc ghi nhớ và viết đúng các nét
cong, nét lượn mềm mại và thay đổi liên tục trong một con chữ. Để tạo dáng
thẩm mỹ, các nét cơ bản ở chữ cái viết hoa thường có biến điệu, khơng “thuần
t” như ở chữ cái viết thường.Chính vì vậy khi viết chính tả, chữ hoa của các
em mới dừng ở mức độ gần giống với hình dáng theo mẫu chữ qui định, một số
em còn thao tác ngược hồn tồn với qui trình viết hoặc nhấc bút tuỳ tiện
không biết đâu là điểm nhấn của con chữ để tạo độ mềm mại, đẹp. Đa số học
sinh chưa nắm được luật viết hoa và cách viết hoa. Với các nhóm chữ này tơi
phơ tơ mỗi em một cuốn tập tơ của từng nhóm chữ này để các em thực hành.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tập tô của từng con chữ.Tôi đã hướng dẫn
học sinh tập tô và viết chữ cái như sau:
Trước hết để tô và viết đẹp cần phân loại chúng thành các nhóm có sự
tương đồng giữa các nét và cách viết sau đótiến hành dạy học sinh luyện tập
theo 6 nhóm như sau:

Nhóm 1: Nhóm chữ cấu tạo chủ yếu bởi nét móc. Nét bắt đầu là nét
móc ngược trái hơi lượn vào trong ở cuối nét


11

Đối với nhóm chữ hoa này tơi lấy chữ A làm cơ sở để luyện viết các chữ
còn lại. Chữ A cao 2,5 đơn vị, rộng 2 đơn vị (không kể nét móc), chữ N, M rộng
3 đơn vị.
* Viết chữ A
- Nhận xét: Chữ A gồm 3 nét :
+ Nét 1: gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn
sang phải ở phía trên,
+ Nét 2: móc ngược phải,
+ Nét 3: nét lượn ngang.

- Hướng di chuyển:
+ Nét 1: Đặt bút giữa ô li trên đường kẻ 2. Viết nét cong trái như chữ c,
cao 1 ô, rộng 1 ô đến cuối chữ c lượn sang ô li thứ 2 rồi đưa bút lượn phải lên
trên đến vị trí 2,5 ơ li thì dừng lại.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển hướng bút viết nét móc
ngược phải đến giữa ơ li thì dừng lại.
+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 lia bút lên trên đường kẻ ngang 2
viết nét lượn ngang thân chữ từ trái sang phải.
- Chữ A thêm dấu
thành chữ Â , thêm dấu
thành chữ Ă. Chữ A
là cơ sở để luyện viết các chữ N, M.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành.
Nhóm 2: Nhóm chữ cấu tạo chủ yếu bởi nét móc ngược trái được cách
điệu kết hợp với nét thắt và nét cong hở cách điệu

Nhận xét: cả 4 chữ trong nhóm đều cao 2,5 ơ li, rộng 2 đơn vị ( khơng kể
các nét móc)
Ở nhóm này tôi lấy chữ P làm cơ sở để luyện viết các chữ còn lại.
* Viết chữ P



12
Chữ P gồm 2 nét: nét móc ngược trái và nét cong
hở dưới hơi lượn vào trong.
+ Nét thứ nhất: đặt bút giữa ô li 3, viết nét cong lượn trái
rộng hết 1 ô li, dừng bút giữa ô li thứ nhất
+ Nét thứ hai đặt bút trên đường kẻ 2, kéo xuống dưới
uốn cong trái, cong đều lên vị trí 2,5 ơ li thì lượn cong
phải và dừng bút dưới đường kẻ 2.
Đối với nhóm chữ này khi viết, các em thường viết nét thắt quá to hoặc
quá nhỏ, các nét cong còn méo chưa tròn đều. Do vậy khi luyện viết, giáo viên
nên cho học sinh phân tích cấu tạo và nhận xét thật kĩ chữ mẫu để các em khắc
sâu hơn.
Nhóm 3: Nhóm chữ cấu tạo chủ yếu bởi nét cong dưới, nét cong trái
và nét móc ngược

Đây là nhóm chữ tương đối khó viết đối với học sinh lớp 1. Các chữ trong
nhóm hầu hết đều cao 2,5 ô li rộng 2 ô li (không kể các nét móc). Để viết đẹp
nhóm chữ này, tơi lấy chữ C làm cơ sở để luyện viết các chữ còn lại.
* Viết chữ C
- Chữ C gồm một nét.
- Đặt bút trên đường kẻ dọc 2 cao 2, 5 ô li (điểm 1) viết
nét cong dưới rộng 2 ô li rồi chuyển hướng bút viết nét
cong phải tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét
cong phải lượn vào trong. Dừng bút giữa ô li.
Lưu ý: Nét cong trái lượn đều và không cong quá nhiều về
bên trái.
Chú ý: Các chữ còn lại nét đặt bút đầu tiên giống chữ C chỉ cóchữ T khác
chữ C ở điểm đặt bút và hướng di chuyển, thân chữ T gần giống chữ C nhưng

cong hơn
Nhóm chữ thứ 3 này được tạo chủ yếu bởi các nét cong nên khi viết đòi
hỏi chữ viết của học sinh phải mềm mại. Khi dạy nhóm chữ này tơi xác định
trọng tâm là rèn luyện cách điều khiển đầu bút để tạo được những nét cong cho
đúng.Chữ cái C, E tương đối khó viết, cần được luyện tập nhiều lần cho thành
thạo.
Nhóm 4: Các con chữ giống nhau ở nét móc ngược trái kết hợp với nét
cong hở cách điệu


13

Đối với các con chữ trong nhóm 4 đều có nét bắt đầu giống nhau. Do vậy
con chữ
là cơ sở để viết các chữ cái tiếp theo. Trọng tâm rèn chữ của nhóm
này nên bắt đầu luyện tập bằng nét thẳng đứng sau đó mới chuyển sang viết nét
móc ngược trái có biến điệu.
*Viết chữ I
- Điểm đặt bút: trên đường kẻ 2
- Hướng di chuyển: Từ điểm đặt bút viết nét cong hở phải
từ đưới lên độ cao 2,5 ô li thì sổ lượn sang phải đến đường
kẻ dọc thì chuyển hướng bút viết nét móc ngược trái và nét
cong trên rộng 1 ô li và dừng bút giữa ô.
Nhóm 5: Gồm các chữ cấu tạo chủ yếu bởi nét cong

Chữ O là cơ sở để luyện viết các chữ Ô, Ơ, Q.
* Viết chữ O
Đặt bút trên đường kẻ dọc cao 2,5 ơ li, viết nét cong kín từ
trái sang phải rộng 2 ô li, phần cuối nét lượn vào trong tạo
thành một vịng trịn rộng 1 ơ li, cao 1 ơ li và dừng bút phía

dưới đường kẻ 2.
Lưu ý:
- Chữ O thêm dấu
được chữ Ô, thêm nét
ta được chữ Ơ.
- Chữ Q ta viết thêm nét lượn gần giống dấu
ở phía dưới.
Đối với nhóm chữ này, khó khăn lớn nhất là học sinh thường viết nét cong
kín méo, sai độ cao con chữ. Do vậy, giáo viên cần dành nhiều thời gian rèn viết
chữ O.
Nhóm 6: Nhóm chữ có nét bắt đầu là nét móc hai đầu cách điệu


14

Các chữ trong nhóm 6 được bắt đầu bằng nét móc hai đầu cách điệu.
Riêng chữ X, viết nét cong đầu nối liền với nét khuyết dưới và nét khuyết trên
sao cho 2 nét khuyết này bằng nhau, cuối cùng là một nét cong giống và đối
xứng với nét cong đầu tiên. Do vậy, tôi xác định trọng tâm rèn viết là chữ U.
* Viết chữ U
- Nhận xét: Chữ U gồm 2 nét
+ Nét 1: Móc hai đầu,
+ Nét 2: nét móc ngược phải

* Một số lưu ý khi dạy học sinh tập tô và viết chữ hoa.
- Giáo viên cần kết hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học như:
phương pháp luyện tập, phương pháp trực quan.
- Việc hướng dẫn học sinh luyện tập- thực hành cần tiến hành từ thấp đến
cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Khi học sinh thực hành, giáo viên phải uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút

đúng.
- Khi các em tập tô đúng nét đã quy định của từng con chữ.
Trên đây là toàn bộ biện pháp 1 tôi đã sử dụng dạy học sinh viết theo từng
nhóm chữ đồng dạng, trong q trình nghiên cứu, xây dựng và áp dụng tơi thấy
việc chia nhóm như vậy sẽ giúp học sinh so sánh được cách viết các chữ, tìm ra
những điểm giống nhau và khác nhau. Từ đó, học sinh nắm chắc được cách viết,
quy trình viết các em sẽ viết được chuẩn hơn, đẹp hơn. Tôi đã áp dụng và thực
hiện ở lớp tôi dạy kết quả rất khả quan hầu hết các em đã biết được quy trình
viết chữ và vận dụng để viết rất tốt. Ngoài cách hướng dẫn học sinh viết đúng và
đẹp giáo viên cần có sự kết hợp với phụ huynh học sinh để các em được luyện
tập thực hành nhiều. Biện pháp đó như sau:
2.3.2. Biện pháp 2.Kết hợp với phụ huynh lớp 1C Trường Tiểu học
Thượng Ninh huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa.
Đối với học sinh lớp 1 để dạy học tốt phân mơn Tập viết lớp 1 có hiệu
quả, khơng những địi hỏi người giáo viên phải biết hướng dẫn nhiệt tình, có
cách khắc phục những hạn chế học sinh mắc phải. Ngoài ra người giáo viên phải
biết phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp đặc trưng của mơn học và kết
hợp với gia đình để học sinh được luyện tập nhiều. Giáo viên đến trực tiếp nhà


15
học sinh giao bài để học sinh viết, lập nhóm zalo, tuyên dương, động viên khen
thưởng kịp thời. Hình ảnh giáo viên trực tiếp đến nhà học sinh giao bài cụ thể
để các em luyện tập thực hành vì dịch COVIT -19 các em không đến trường
được, sau khi nghỉ Tết 1 tuần.

Hình ảnh giáo viên trực tiếp đến nhà học sinh

Tin nhắn của cơ giáo trong nhóm Zalo gia đình lớp 1C sau khi giao bài tới
từng học sinh trong lớp


Hình ảnh học sinh lớp tơi được khen thưởng gửi lên nhóm


16
Giáo viên tuyên dương, khen thưởng học sinhtích cực tự rèn luyện ở nhà,
ở lớp. Tôi đã khen thưởng kịp thời để các em có sự thi đua trong lớp, trong tổ.
Từ đó mà chất lượng chữ viết của học sinh lớp tơi được nâng lên rõ rệt.

Một số hình ảnh ở nhóm zalo học tập của học sinh


17
2.3.3. Biện pháp 3. Các hoạt động giáo viên và học sinh thực hiện
ngay tại lớp 1C Trường tiểu học Thượng Ninh huyện Như Xuân tỉnh Thanh
Hóa.
- Giáo viết là người hướng dẫn, tổ chức để các em hứng thú và hang say
viết bài. Giáo viên đầu tiên phải là người viết đúng mẫu chữ trên bảng lớp và
từng nhận xét khi chấm bài cho học sinh.
- Giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn về tư thế ngồi viết, cách cầm bút,
cách để vở khi viết, tâm thế thoải mái khi viết.

Hình ảnh bài viết của giáo viên viết trên bảng


18

Hình ảnh học sinh viết ở lớp học

Học sinh thực hành ngay tại lớp

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trong quá trình dạy học Tập viết cho học sinh lớp 1C Trường Tiểu học
Thượng Ninh huyện Như Xn tỉnh Thanh Hóa. Tơi ln vận dụng tối ưu các
biện pháp nêu trên, kết quả đến giữa học kì II hầu hết các em đã tiến bộ rõ rệt.
Cụ thể:Lớp 1C tôi dạy và lớp đối chứng 1A có kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Xếp loại A
Xếp loại B
Xếp loại C
TS
%
TS
%
TS
%
1A
32
10
31,2
15
46,9
7
21,9
1C
30
18
60
11

36,7
1
3,3
Nhìn vào kết quả giữa kì IIlớp 1C do tôi chủ nhiệm chất lượng chữ
viếtđược nâng lên rõ riệt so với lớp 1A là lớp đối chứng.Sau thời gian áp dụng
sáng kiến vào thực tế tôi thấy rằng việc áp dụng sáng kiến vào trong thực tế là


19
hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn học nói chung và
mơn Tiếng Việt nói riêng cho học sinh lớp 1.
Không những vậy sáng kiến cũng rất dễ áp dụng rộng rã trong các trường
tiểu học vì sáng kiến khơng phải đầu tư q lớn về cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học. Điều quan trọng nhất là người giáo viên phải tâm huyết với nghề, ham
học hỏi, năng động, sáng tạo trong việc tổ chức dạy học tập viết cho học sinh,
giúp cho các em viết đúng mẫu quy định và đảm bảo tốc độ khi viết. Khi áp
dụng“Một số biện pháp để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1”.
Mong rằng qua sáng kiến này, giáo viên có thể áp dụng để chất lượng khi viết
chữ ở Tiểu học nói riêng và học sinh các cấp nói chung được nâng lên.
Qua áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy và thăm dị ý kiến của học
sinh, tơi nhận thấy các em khơng cịn phải lo sợ khi viết bài mà ngược lại các em
hứng thú, hăng say luyện tập và chất lượng chữ viết của học sinh được nâng cao
rõ rệt. Tiết học cũng trở nên sôi nổi hơn. Những thầy, cô trong trường trong
những lần dự giờ thăm lớp tôi cũng đã công nhận lớp chữ viết đẹp, cuối kỳ I
được Phòng giáo dục khen lớp chữ viết đẹp và trình bày đẹp. Đó chính là động
lực để tơi tiếp tục theo đuổi ý tưởng của mình.
Qua đề tài này tơi huy vọng rằng sẽ góp một phần nhỏ bé của mình trong
phong trào viết chữ đẹp của Trường Tiểu học Thượng Ninh huyện Như Xuân
tỉnh Thanh Hóa nói riêng và ngành Giáo dục nói chung.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Quá trình vừa nghiên cứu vừa áp dụng một số biện pháp vào thực tế dạy và
học tôi thấy chất lượng phân môn Tập viết được nâng lên rõ rệt. Học sinh học
tập rất tích cực, hứng thú, chủ động trong việc lĩnh hội cách viết, khơng khí lớp
học sơi nổi, hào hứng. Các em cảm thấy thú vị và thích thú giáo viên đóng vai
trị là người tổ chức điều khiển các hoạt động định hướng, gợi mở, dẫn dắt học
sinh lĩnh hội cách viết chữ và cách trình bày.
Qua thời gian áp dụng linh hoạt các biện pháp nêu trên học sinh học tập
tiến bộ rõ riệt tôi thấy rằng:
+ Những em viết sai, viết không đúng mẫu đã giảm;
+ Chữ viết của các em tương đối đều;
+ Các em viết đúng, đẹp tăng lên, chữ viết mềm mại.
+ Một số em khi mới tập viết còn lúng túng, lo sợ nhưng từ khi các em
học song từng nhóm chữ viết, nắm được quy trình viết các em hồ hởi, hứng thú
hơn.
+ Các thầy cô giáo khi áp dụng sáng kiến này. Tôi tin chắc đều cảm thấy
giờ hướng dẫn học sinh tập viết khơng cịn nặng nề, khó khăn như trước nữa mà
hứng thú, yêu thích giờ tập viết hơn.
+ Với kết quả viết chữ của học sinh, phụ huynh rất phấn khởi, yên tâm và
tin tưởng vào phương pháp luyện viết này.


20
Từ kết quả trên đã cho thấy sáng kiến mà tôi đưa ra là thiết thực, hiệu quả.
Tuy nhiên thực tế cho thấy khơng có biện pháp nào là vạn năng cả mà điều quan
trọng là người giáo viên phải biết lựa chọn, vận dụng sáng kiến linh hoạt hài
hoà, hợp lí thì q trình giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao.
3.2 Kiến nghị
Đề nghị phòng giáo dục và đào tạo, nhà trường hàng năm tổ chức các
chuyên đề báo cáo SKKN điển hình cho giáo viên các trường, trong trường có

dịp được trao đổi, học tập lẫn nhau những kinh nghiệm hay trong q trình dạy
học. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng viết
sáng kiến kinh nghiệm nói riêng. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của hội đồng
khoa học, của các đồng nghiệp để tơi hồn thiện mình hơn góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học.
Thượng Ninh, ngày 20 tháng 4 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết

Trịnh Thị Hào


21

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mẫu chữ theo Quyết định 31/ 2002/ QĐ- BGD & ĐT ngày 14/ 6 / 2002
của Bộ giáo dục & Đào tạo.
2. Công văn số 5150/TH về hướng dẫn dạy và học chữ viết trong trường
Tiểu học ngày 17/06/2002.
3. Dạy Tập viết ở Tiểu học (Theo chương trình Tiểu học mới) -Tác giả Lê A;
Trịnh Đức Minh - Nhà xuất bản giáo dục.
4. Dạy và học Tập viết ở Tiểu học - Tác giả Trần Mạnh Hưởng- Nhà xuất
bản giáo dục
5.Nguyễn Minh Thuyết( chủ biên) - Hoàng Thị Minh Hương- Trần Mạnh
Hưởng- Đặng Kim Nga. Năm 2019 sách Cánh diều giáo viên Tiếng Việt 1- tập 1

+ 2 - Nhà xuất bản – Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Minh Thuyết( chủ biên) - Hoàng Thị Minh Hương- Trần Mạnh
Hưởng- Đặng Kim Nga. Năm 2019 sách Cánh diều Tiếng Việt 1 - tập 1 + 2- Nhà
xuất bản – Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.
7. Bùi Văn Hiệu - Phạm Thị Hạnh Mai - Nguyễn Xuân Thức. Năm 2009
Giáo trình Tâm lý học Tiểu học. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.


22

Trịnh Thị Hào
Sinh ngày: 10/05/1981
Trình độ đào tạo ban đầu: THSP 12+2
Trình độ đào tạo hiện tại: Đại học sư phạm



×