Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 4-5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 12 trang )

I. TÊN ĐỀ TÀI :
MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN RÈN
CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP BỐN – NĂM
II. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Tập viết là một nội dung có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc Tiểu học. Tập viết
trang bị cho học sinh bộ chữ cái tiếng Việt và những yêu cầu kĩ thuật để sử
dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa này, tập viết
không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn khác mà
còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của học tiếng Việt
trong nhà trường – kĩ năng viết chữ. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ
nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, kết quả học tập sẽ cao
hơn. Việc đổi mới phương pháp dạy và học, Bộ Giáo dục chủ trương đổi mới
cả về chữ viết được đông đảo phụ huynh, giáo viên và học sinh hưởng ứng
tích cực. Các lớp 1-2-3 được giáo viên trực tiếp hướng dẫn rèn viết, tất cả các
em đều có chữ viết đẹp, trình bày chữ viết rõ ràng. Qua nhiều năm liền, tôi
được Phòng Giáo dục điều đi kiểm tra, khảo sát thi đua nhiều trường trong
huyện. Tất cả thanh tra viên đều có nhận xét chung chữ viết của các lớp 1-3
có chữ viết rõ ràng cả về mẫu chữ, cỡ chữ, trình bày vở tốt còn học sinh lớp
4-5 chữ viết xấu, trình bày vở ẩu thả. Có nhiều nguyên nhân học sinh lớp 4-5
viết chữ ẩu thả trong đó có nguyên nhân do các em không có ý thức tự rèn
luyện chữ viết, một nguyên nhân khác giáo viên ít quan tâm đến kĩ năng rèn
viết chữ cho học sinh chỉ chú trọng kĩ năng kiến thức. Hơn nữa giáo viên lớp
4 -5 ít có cơ hội dạy các tiết tập viết nên không nắm vững chương trình tập
viết hiện hành của Bộ Giáo dục ban hành.
Xuất phát từ thực trạng trên và tầm quan trọng của việc rèn chữ viết ở bậc
Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 4 - 5, trong năm học này, tôi chọn đề tài :
“Một vài biện pháp giúp giáo viên lớp 4 - 5 rèn chữ viết cho học sinh”
nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt và các môn học khác.
Ngoài ra, rèn luyện chữ viết còn góp phần rèn luyện cho học sinh những
phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tính thẩm mĩ và tính kỉ luật.
Muốn có được kết qủa như mong muốn, tôi bồi dưỡng cho giáo viên lớp 4


– 5 nghiên cứu mẫu chữ lại mẫu chữ hiện hành của Bộ Giáo dục, học sinh rèn
kĩ năng viết chữ ở vở luyện viết cũng như vở Chính tả, Tập làm văn... Đề tài
này chỉ áp dụng cho giáo viên và học sinh lớp 4 – 5 trường Tiểu học Số 2
Duy Phước.
III. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói : “Chữ viết cũng là một biểu hiện của
nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn
1
luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với
thầy và bạn đọc bài vở của mình...”
Có người quan niệm rằng : Chỉ cần học giỏi thì được. Học giỏi để sau này có
cơ hội tìm được những công việc phù hợp có thu nhập, chứ còn chữ viết có
xấu hay đẹp cũng không quan trọng ! Đây là một quan niệm hết sức sai lầm
bởi “Nét chữ - Nết người”, nét chữ phần nhiều thể hiện tính cách của mỗi con
người.
“Nét chữ hôm nay, con người mai sau” thật sự là một tiêu chí phấn đấu của
những ai có tâm huyết với chữ nói chung và là tiêu chí phấn đấu của tôi và
của giáo viên lớp 4 – 5 trong năm học này. Dạy học không chỉ dạy chữ mà
còn là dạy người. “Nét chữ là nết người” đã chứng minh cho tầm quan trọng
của nét chữ đẹp. Nét chữ đẹp thể hiện một tính cách nghệ thuật, không những
thế nét chữ còn góp phần hình thành tính cách cuả mỗi học sinh vì đây chính
là cơ hội để các em sao chép lại được những kiến thức cơ bản của học sinh
lĩnh hội trong học tập góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập
của các em đặc biệt trong môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Nét
chữ sẽ mãi mãi theo suốt cuộc đời những ai biết trân trọng cái đẹp và say mê
rèn luyện. Có thể nói qua quá trình dạy học sinh lớp 4 – 5 rèn luyện chữ viết
từ hôm nay, tôi và giáo viên lớp 4 – 5 cảm thấy vui hơn, có trách nhiệm hơn
bởi người dạy và người học biết vượt lên chính mình.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Xuất phát từ thực trạng chung về chất lượng chữ viết của học sinh lớp 4 – 5

ở đơn vị trường TH số 2 Duy Phước, đa số học sinh có chữ viết cẩu thả, viết
không đúng mẫu, không đúng cỡ chữ, trình bày vở không tốt. Nhiều em quên
độ cao con chữ. Ví dụ : chữ h, b, l... có độ cao 2,5 đơn vị học sinh chỉ viết độ
cao 2 đơn vị hoặc 3 đợn vị ; viết không đủ nét ; điểm bắt đầu và kết thúc
không đúng quy định. Nhiều em viết không đúng mẫu, viết quá tự do. Ví dụ :
Chữ h, b... viết chữ ngửa ra sau hoặc cong về phía trước; một số nét phụ viết
quá dài, không đúng vị trí; chữ r, s viết không đủ 1,25 đơn vị... Những vấn đề
trên, nhiều năm qua giáo viên lớp 4 - 5 ít quan tâm chỉ lo chất lượng kiến thức
quên đi kĩ năng rèn chữ viết cho học sinh. Không những học sinh mắc các lỗi
trên mà giáo viên cũng mắc lỗi tương tự.
Hiện nay, trong nhà trường có bộ chữ mẫu theo sách giáo khoa hiện hành,
các tài liệu hướng dẫn cách viết chữ ; giáo viên lớp 4 – 5 đủ khả năng thực
hiện luyện viết theo mẫu chữ hiện hành. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với
gia đình học sinh mua vở luyện viết chữ ở nhà, giáo viên là những người đi
tiên phong trong phong trào rèn luyện chữ viết phối hợp với phong trào thi
đua giữ vở sach – rèn chữ đẹp trong nhà trường. Phong trào rèn luyện chữ viết
trong giáo viên và học sinh là một tiêu chí thi đua của nhà trường. Đây là cơ
sở quyết định nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh.
2
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Biện pháp 1 : Bồi dưỡng mẫu chữ viết hiện hành cho giáo viên lớp 4 -5
Muốn học sinh có chữ viết đúng, viết đẹp không phải khó cũng không phải
dễ dàng mà có, tất cả những kết quả đạt được của học sinh tiểu học phần lớn
phụ thuộc vào thầy giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp phụ trách nó. Do vậy,
học sinh có viết đúng nét chữ, viết đẹp trước hết người giáo viên phải am hiểu
về mẫu chữ viết (mẫu chữ viết do Bộ Giáo dục ban hành năm học 2002-
2003). Ngay từ đầu tháng 9 năm học 2008-2009, chúng tôi tổ chức chuyên đề
cấp trường cho giáo viên với nội dung rèn chữ viết cho học sinh, trong chuyên
đề có yêu cầu giáo viên viết các chữ cái theo dạng nét đều chữ đứng, nét
thanh nét đậm chữ đứng. Qua bài viết của giáo viên, chúng tôi có nhận xét đa

số giáo viên viết chưa đúng kĩ thuật, điểm đặt bút, điểm bắt đầu của một số
chữ cái không đúng. Ví dụ : Chữ h, k, l, b... viết dưới dòng li thứ 2 hoặc trên
dòng li thứ 2; điểm kết thúc cũng không đúng theo quy định ; độ cao con chữ
r, s chưa đủ 1,25 đơn vị... Qua chuyên đề bài viết của giáo viên, chúng tôi tiến
hành bồi dưỡng mẫu chữ viết cho giáo viên lớp 4 – 5 ngay từ đầu năm học để
giáo viên nắm được nội dung và yêu cầu dạy tập viết trong chương trình dạy
tiếng Việt ở Tiểu học. Giáo viên có cơ sở rèn chữ viết cho học sinh tại lớp.
a. Hệ thống các nét cơ bản
a. 1 Các nét thẳng
- Thẳng đứng : |
- Nét ngang : -
- Nét xiên phải (\), nét xiên trái (/)
- Nét hất : /
a. 2 Các nét cong :
- Nét cong kín : (hình bầu dục đứng : o)
- Nét cong hở : cong phải :( ), cong trái ( )
a. 3 Các nét móc :
- Nét móc xuôi (móc trái) :?
- Nét móc ngước : (móc phải) :
- Nét móc hai đầu :
- Nét móc hai đầu có thắt ở giữa :
a. 4 Nét khuyết :
- Nét khuyết trên (xuôi) :
- Nét khuyết dưới ngươc :
a. 5 Nét thắt :
Trong khi cung cấp các nét cơ bản trên, chúng tôi cho giáo viên nhận biết
các nét đó có trong chữ nào ? Ví dụ : Nét khuyết trên gồm các chữ : h,b,l.
b. Hướng dẫn cách viết các nét cơ bản :
Việc quan tâm đến hệ thống nét cấu tạo chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt là
việc làm không thể thiếu được trong quá trình tổ chức dạy - học chữ viết.

Đây là điều kiện để học sinh viết đúng mẫu (chính tự) đảm bảo không gây
3
nhầm lẫn các chữ cái với nhau. Đó là cơ sở viết nhanh, từ đó nâng cao tính
thẩm mĩ của chữ viết.
b. 1 Cách viết nét cong :
- Nét cong phải, cong trái :
- Nét cong kín
b. 2 Cách viết nét móc
- Nét móc xuôi :
1 : Điểm đặt bút
2 : Điểm uốn lượn
3 : Điểm dừng bút
- Nét móc ngược :
1 : Điểm đặt bút
2 : Điểm uốn lượn
3 : Điểm dừng bút
- Nét móc hai đầu :
1 : Điểm đặt bút
2 : Điểm uốn lượn
3 : Điểm dừng bút
b. 3 Các nét khuyết :
- Nét khuyết trên
1 : Điểm đặt bút
2 : Điểm uốn lượn
3 : Điểm dừng bút
- Nét khuyết dưới
1 : Điểm đặt bút
2 : Điểm uốn lượn
3 : Điểm dừng bút
Biện pháp 2 : Phân các con chữ tiếng Việt thành các nét đồng dạng.

Hướng dẫn học sinh cách rê bút, lia bút khi viết.
a. Phân các con chữ thành nhóm
Giúp giáo viên có cơ sở hướng dẫn học sinh luyện viết theo từng nhóm chữ
sẽ giúp cho kĩ năng viết các nét cơ bản thành thạo, tạo thói quen viết đúng,
viết đẹp các con chữ theo độ cao và các nét cơ bản.
Nhóm 1 : nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong : c, o, ô, ơ, e, ê, x
Các nét này có độ cao là 1đơn vị
4
Nhóm 2 : nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc
hoặc nét thẳng : a, ă, â, d, d, q ( các chữ a, ă, ă : 1 đơn vị, d, đ, q : 2 đợn vị)
Nhóm 3 : Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc : i, t, u, ư, p,n, m ( i, u,
ư, m, n : 1 đợn vị ; riêng chữ p : 2 đơn vị)
Nhóm 4 : Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết hoặc nét cong phối
hợp với nét móc : l, h, k, b, y, g ( đều có độ cao 2,5 đợn vị)
Nhóm 5 : Nhóm có chữ cái có nét móc phối hợp với nét cong : r,s,v ( r, s : độ
cao 1,25 đơn vị ; v : 1 đơn vị)
b. Hướng dẫn học sinh cách rê bút, lia bút
Hướng dẫn lại cho học sinh hiểu và thực hiện đúng cách rê bút, lia bút khi
viết như sau :
- Rê bút : Rê bút là nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy theo
đường nét viết trước hoặc tạo ra vệt mờ sau đó có nét viết khác đè lên. Từ
“rê” có nghĩa là di chuyển chậm đều đều liên tục trên mặt giấy và đầu bút
không có khoảng cách).
Ví dụ : Rê bút
Viết nét móc xuôi (1), viết đè lên theo hướng ngược lại đến điểm giữa của
nét móc xuôi (1), viết nét móc hai đầu ( )
- Lia bút : Lia bút là chuyển dịch đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút
khác sao cho đầu ngòi bút không chạm vào mặt giấy. Vì vậy, khi lia bút, ta
phải nhấc đầu bút lên để đưa nhanh lên điểm khác, tạo một khoảng cách nhất
định giữa đầu bút và mặt giấy.

Ví dụ : (lia bút theo đường ... đánh dấu i, ngòi bút không chạm
vào mặt giấy)
Viết xong nét 1 và 2, từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đường kẻ 5 để
viết tiếp các nét còn lại.
Biện pháp 3 : Rèn cách để vở, ngồi viết đúng tư thế
Qua khảo sát thực tế các lớp học, nhiều em ngồi học ở tư thế quá tự do,
nghiêng về một bên, đặt vở lệch, cúi mặt quá gần với vở ghi. Vì vậy, uốn nắn
tư thế ngồi viết tốt cho trẻ không chỉ giúp chữ của trẻ đẹp hơn mà còn tránh
cho trẻ những bệnh như vẹo cột sống, cận thị... Lơ-vốp và Ram-za-eva đã viết
“Muốn viết, em phải nhìn lại mình để đặt vở ra sao cho đúng cách...”
Trong quá trình viết, giáo viên phải quan sát lớp, em nào để vở sai quy cách,
cách cầm bút sai, tư thế ngồi viết không đúng giáo viên phải kịp thời uốn nắn
sửa sai. Ví dụ : em Hải ngồi viết không đúng tư thế, giáo viên gọi Hải thì học
sinh đó biết ngay mình sai tự động ngồi lại tư thế đúng...

5

×