Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN một số giải pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.47 KB, 14 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HĨA

TRƯỜNG TIỂU HỌC HOẰNG TRƯỜNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC
TỐT MÔN LỊCH SỬ LỚP 4

Người thực hiện: Lê Thị Ngọc
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoằng Trường
SKKN thuộc lĩnh vực ( môn) : Lịch sử và Địa lí

HOẰNG HĨA, NĂM 2021


1. MỞ ĐẦU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hóa, một bề dày lịch sử lâu đời. Đó là
những ngày đầu của vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh
giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn đã ghi lại
những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Ai đã đi qua
những chặng đường ấy luôn cảm thấy yêu quê hương và con người Việt Nam
biết chừng nào. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp những trang sử vàng cho dân
tộc bằng tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết của mình. Để làm được điều đó, trước
hết các em phải u thích lịch sử q hương, bởi vì “ u Sử chính là làm cho
tâm hồn ta ln hướng về đất nước”
Thủa sinh thời Bác Hồ đã dạy :
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.


Đúng vậy, là người dân sống trên đất Việt mỗi người cần phải biết nguồn cội
của mình, về những gì con người đã trải qua về truyền thống hào hùng của dân
tộc, về sự phát triển của loài người, từ đó giúp chúng ta kế thừa, phát huy những
gì tốt đẹp tiếp tục đổi mới và phát triển xã hội trong tương lai.
Ngay từ bậc tiểu học ở lớp 4 các em đã được học lịch sử qua một phân môn
rõ rệt mà không lồng ghép chung với bất cứ phân môn nào.Chúng ta đã biết môn
lịch sử là một môn khoa học xã hội rất quan trọng, nó giúp ta quay ngược lại
thời gian để tìm hiểu, phân tích đánh giá những sự kiện nhân vật trong lịch sử.
Là môn khoa học xã hội nhưng lịch sử lại yêu cầu độ chính xác cao bởi mỗi mốc
thời gian, mỗi sự kiện, mỗi nhân vật đều mang một ý nghĩa lịch sử riêng biệt. Vì
thế địi hỏi người tìm hiểu lịch sử phải có thái độ nhận thức một cách nghiêm
túc , tuyệt đối không được nhầm lẫn
Trong những năm gần đây cả xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng
đang báo động về vấn đề trình độ yếu kém mơn lịch sử của học sinh nước ta.
Đặc biệt là kết quả các kì thi mơn lịch sử của học sinh trung học phổ thông, thể
hiện sự hiểu biết một cách mơ hồ về lịch sử nước nhà. Những nhầm lẫn ngớ
ngẩn không thể chấp nhận. Điều này làm cho dư luận không khỏi băn khoăn suy
nghĩ và đặt câu hỏi: Tại sao kiến thức lịch sử của các em lại kém như vậy? Điều
này càng cho chúng ta thấy, việc dạy sử trong nhà trường là điều cần thiết và
quan trọng không thể lơ là. Vậy làm thế nào để các em u thích mơn lịch sử,
các em tự tìm đến với lịch sử của dân tộc. Và đây cũng chính là niềm trăn trở
của tất cả chúng ta, những người làm công tác “ trồng người”.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước đặt ra cho ngành giáo dục là phải đổi
mới, nâng cao chất lượng dạy và học để sao cho nền giáo dục nước nhà đem lại
kết quả ngang tầm với các nước trong khu vực cũng như các nước tiên tiến trên
thế giới. Trong đó đổi mới các phương pháp dạy học Lịch sử lớp 4 là yêu cầu
cần thiết.
Nhằm phát huy những ưu điểm, kịp thời khắc phục những hạn chế và để
giúp học sinh theo dõi tiến trình lịch sử một cách hệ thống. Qua thực tế giảng
dạy, bản thân tơi băn khoăn suy nghĩ phải làm gì và làm thế nào để các em có

hứng thú học tập nhất là đối với phân mơn lịch sử. Chính vì vậy tôi nhận thấy
2


cần phải có những biện pháp thiết thực và hữu hiệu để tăng cường tính tích cực
hóa học tập của học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức môn này. Hình thành
nhân cách cho mỗi học sinh hiểu và u thương, kính trọng, tơn vinh các anh
hùng dân tộc, yêu quý tôn trọng các chiến công hiểm hách hào hùng của ơng cha
ta, các di tích lịch sử lừng danh thế giới, từ đó tăng thêm lịng u q hương đất
nước, cộng đồng xã hội Việt Nam với mong muốn bảo vệ tồn vẹn đất nước, giữ
gìn bản sắc dân tộc và sống chung hồ bình cùng các dân tộc trên thế giới. Có sự
hiểu biết và lịng tự hào về cội nguồn của dân tộc, lịch sử nước nhà, lịch sử địa
phương nơi mình đang sinh sống. Đó cũng chính là lí do thúc đẩy tơi nghiên cứu
và thực hiện đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Lịch sử
lớp 4.” Nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh lớp 4 , thay
đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học
tích cực nhằm giúp các em phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo,
rèn luyện khả năng và thói quen tự học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Giúp học sinh học tốt mơn lịch sử lớp 4
- Tìm hiểu nguyên nhân tại sao học sinh khơng u thích mơn lịch sử, học sinh
thường học trước quên sau hay nhầm lẫn các sự kiện lịch sử với nhau.
- Tìm ra phương pháp dạy sao cho học sinh dễ nghi nhớ các mốc thời gian, sự
kiện, nhân vật. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc khởi
nghĩa và kháng chiến.
- Nâng cao chất lượng môn lịch sử lớp 4 trong trường học.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
“ Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 4”
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê.
2/ NỘI DUNG
2.1/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Ở lớp 4, học sinh bắt đầu được tiếp cận với môn lịch sử vì vậy các em cịn
rất bỡ ngỡ với việc tiếp thu cũng như phương pháp học môn này nên vấn đề đặt
ra là giáo viên cần làm thế nào đề ngay từ khi mới làm quen, học sinh nhận thức
được vai trị, ý nghĩa của mơn lịch sử. Hình thành cho học sinh một phương
pháp học cơ bản phù hớp với đặc trưng của bộ mơn giúp học sinh có hứng thú
với mơn học và học tập tốt.
Chương trình Lịch sử lớp 4 đưa vào những sự kiện lịch sử từ buổi đầu dựng
nước và giữ nước (khoảng 700 năm trước Cơng Ngun), …những chứng cứ
lịch sử. Qua đó các em sẽ được học cách làm việc khai thác tư liệu lịch sử của
các nhà sử học. Tài liệu đã chú ý đến các kĩ năng sau đây của việc học tập lịch
sử: Kĩ năng quan sát và phân tích tranh ảnh lịch sử; kĩ năng đọc, phân tích bản
3


đồ, sơ đồ, lược đồ, biểu đồ; Kĩ năng so sánh, trìu tượng hóa trên cơ sở sử liệu;
Kĩ năng đánh giá, giải thích các tài liệu gốc; Kĩ năng sắp xếp hệ thống hóa các
sự kiện hiện tượng lịch sử theo thời gian và khơng gian…Từ đó các em mạnh
dạn nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và cùng tìm câu trả lời, trình bày kết quả học tập
bằng cách diễn đạt của chính mình.
Trong những năm gần đây, tình hình học sinh tiếp thu, ghi nhận những kiến
thức lịch sử của dân tộc, của đất nước quá hạn chế. Gây sự bức xúc và nỗi lo cho
toàn xã hội , điều đó khơng chỉ được phản ánh điểm số các lần thi tốt nghiệp
THPT và tuyển sinh vào đại học mà còn được phản ánh qua sân chơi truyền hình
và dư luận xã hội. Mọi người khơng khỏi băn khoăn suy nghĩ và đặt câu hỏi tại
sao kiến thức về môn lịch sử của các em lại kém như vậy. Đây cũng chính là nỗi
đau của người thầy. Kết quả học môn lịch sử ở đơn vị tôi đã có nhiều tiến bộ

nhưng vẫn cịn một số em nắm bắt, ghi nhớ kiến thức lịch sử còn thụ động, mau
quên, chưa biết cách quan sát sơ đồ, lược đồ, mô phỏng, tường thuật lại các sự
kiện, thời gian lịch sử.
Với thời lượng 1 tiết / tuần của phân môn lịch sử. Nếu giáo viên chỉ đơn
thuần dựa vào sách hướng dẫn mà không nghiên cứu sâu về phương pháp giảng
dạy thì học sinh khó có thể ghi nhớ được lượng kiến thức lớn như đã nêu.
Từ những lý do trên khiến tôi rất trăn trở với việc giảng dạy phân mơn này do đó
tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài :"Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt
môn Lịch sử lớp 4”
2.2/ THỰC TRẠNG
Về nội dung chương trình Lich sử lớp 4, mỗi bài học là một sự kiện, hiện
tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu của một giai đoạn lịch sử nhất định. Sự
chọn lọc như vậy nhằm đảm bảo mục tiêu phù hợp với thời lượng dành cho mơn
học cũng như trình độ nhận thức của học sinh. Nhưng thực tế cho thấy ở đơn vị
tơi, các em tiếp thu mơn này cịn hạn chế. Thời gian đầu tư vào môn lịch sử của
giáo viên cịn thụ động, những hạn chế khó khăn đó cụ thể như sau:
a. Về phía giáo viên.
Một số giáo viên cịn ít kinh nghiệm khi dạy mơn Lịch sử. Giáo viên chưa
có kĩ năng hướng dẫn cho các em thực hành trên bản đồ, lược đồ và tranh ảnh,
hình ảnh, hoặc đôi khi chưa sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các phương tiên dạy
học. Việc sưu tầm tài liệu về những sự kiện, nhân vật lịch sử của địa phương có
liên quan đến tiết dạy cịn hạn chế. Nội dung mỗi bài học Lịch sử đề cập tới một
sự kiện hay môt nhân vật tiêu biểu của một giai đoạn, việc giới thiệu bài cũng
hết sức quan trọng vì nó là một sự chuyển tiếp giữa các sự kiện hoặc nhân vật
có liên quan. Tuy nhiên vẫn cịn một số giáo viên chưa đầu tư các kiến thức liên
quan đến bài giảng, chưa biết sử dụng những tư liệu có liên quan đến bài giảng
để giới thiệu dẫn dắt lôi cuốn học sinh một cách hấp dẫn vào bài mới.
b. Về phía học sinh.
Chương trình tiểu học được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I từ lớp 1 đến
lớp 3, giai đoạn II từ lớp 4 đến lớp 5. Mơn Lịch sử là mơn học hồn tồn mới mẻ

đối với các em, chính vì thế việc tiếp thu kiến thức về môn học này là hết sức
cần thiết. Qua giảng dạy, tôi thấy nhiều em do chưa nhận thức đúng vai trò của
4


môn Lịch sử. Các em chưa biết cách ghi nhớ các yếu tố lịch sử, nhận thức bài
một cách thụ động hiểu bài đấy xong lại quên ngay. Chỉ sau một kì kiểm tra lại
kết quả cho thấy đối với học sinh đạt (ở mức điểm 5; 6) gần như quên hết, học
sinh đạt ( ở mức điểm 7; 8 ; hoặc 9; 10) có nhớ nhưng lộn xộn về thời gian và
sự kiện. Đến cuối năm , tổng kết nội dung chương trình, học sinh chỉ nhớ được
một số sự kiện nhân vật tiêu biểu cịn thời gian thì nhầm lẫn nhiều. Rất ít học
sinh có thể trình bày được diễn biến một cuộc khởi nghĩa. Khả năng nắm bắt
kiến thức, kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng khái qt hóa cịn yếu, khả năng ghi
nhớ của các em còn chậm mà các nhân vật, mốc lịch sử, sự kiện lịch sử lại nhiều
nên các em chỉ có thể ghi nhớ một cách máy móc (dễ nhớ nhưng lại mau quên).
Kĩ năng đọc, kể, tường thuật của các em chậm, do đó ảnh hưởng đến thời gian
và tiến trình chung của môn học. Tinh thần hợp tác học chưa cao, nhiều em chưa
tự tin, học thụ động.
Sau 4 tuần học, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra môn Lịch sử với hình thức
trắc nghiệm. Tổng số học sinh là 39 em thì kết quả kiểm tra của mơn Lịch sử
như sau:
Kết quả khảo sát sau 4 tuần: Năm học 2020– 2021
SS

Đạt
Điểm (9 -10)

KS sau 4 tuần 39

SL

1

%
5,2

Điểm (7- 8)

SL
5

%
15,8

Chưa đạt
Điểm (5-6)

SL
29

%
68,6

Điểm (dưới 5)

SL
4

%
10,4


2.3/ CÁC GIẢI PHÁP
Từ những hạn chế nêu trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu “ Một số kinh
nghiệm giúp học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 4” Như sau:
1. Phát huy tính tích cực của học sinh trong kĩ năng đọc và phân tích
tư liệu:
Ngồi việc dạy học theo chương trình mơn Lịch sử tôi đã lồng ghép những
kiến thức đã học vào các mơn học khác để từ đó các em ghi nhớ kiến thức cũ và
tích hợp nội dung mới giúp các em ghi nhớ một cách có hệ thống. Học sinh
muốn tiếp thu tri thức mới cần có sự hướng dẫn của giáo viên bằng một hệ thống
câu hỏi phù hợp. Hướng cho kiến thức lịch sử đến với các em bằng nhiều kênh
thông tin khác nhau để học sinh am hiểu và nắm bắt kiến thức một cách vững
chắc hơn chứ không phải là những bài giảng nhàm chán, thiếu hấp dẫn.
Để học sinh dễ hiểu, dễ nắm được những sự kiện, thời gian lịch sử, cần rèn
cho học sinh kĩ năng đọc và phân tích tư liệu. Ví dụ: Các kênh chữ nhỏ trong
bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm, phân tích, giúp các em hiểu những
thơng tin do kênh chữ nhỏ cung cấp sau khi đi vào tìm hiểu những sự kiện qua
kênh chữ lớn. Giáo viên dựa vào các câu hỏi trong sách giáo khoa ở giữa bài và
cuối bài chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức giúp cho các em phát huy
khả năng nói.
Ví dụ ở bài: “ Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo”.
5


Các em muốn biết Nguyên nhân dẫn đến Trận Bạch Đằng thì các em phải đọc
thầm dịng chữ nhỏ để tìm hiểu về con người của Ngơ Quyền , biết được ông là
người ở đâu, là người như thế nào và vì sao lại có trận Bạch Đằng?
Hay bài: “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)”. Giúp học sinh ghi nhớ
nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Giáo viên đọc cho học sinh nghe
một số câu thơ:
“Giận thay Tơ Định bạo tàn.

Nay ta dấy nghĩa diệt lồi sói lang !
Một xin rửa sạch nước thù.
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng.
Ba kẻo oan ức lòng chồng .
Bốn xin vẹn vẹn sở công lệnh này”.
Hay một số câu thơ trong bài: Đại Nam quốc sử diễn ca.
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tơ Định dẹp n biên thành
Đơ kì đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.
Với cách lồng ghép này đã giúp các em ghi nhớ một cách có hệ thống về
nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng.
Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều
đại phong kiến phương Bắc đơ hộ.
2. Phát huy tính tích cực của học sinh trong kĩ năng quan sát và kể lại,
trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến qua bản đồ , lược đồ, …
Một số bài có bản đồ, lược đồ, giáo viên cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, dễ
cho học sinh quan sát. Phóng to để hấp dẫn, thu hút sự chú ý, giúp các em có ấn
tượng sâu sắc và không bị quên lãng khi học xong.
Giáo viên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức, giúp các em phát
huy kĩ năng nói, khả năng diễn đạt khi kể hoặc trình bày, diễn biến theo bản đồ
hoặc lược đồ.Ví dụ bài: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần
thứ nhất ( năm 981)” Để học sinh có thể kể lại được hai trận đánh lớn giữa
quân ta và quân Tống tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi sau:

1.Thời gian quân Tống vào xâm lược nước ta?
2. Các con đường chúng tiến vào nước ta?
3. Lê Hồn chia qn thành mấy cánh và đóng quân ở những đâu để đánh giặc?
4. Kể lại hai trận đánh lớn giữa quân ta và quân Tống.
5. Nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến?
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK thảo luận nhóm đơi trả lời các
câu hỏi.
6


- Bước 2: Yêu cầu trình bày các câu hỏi: 1em nêu câu hỏi, 1 em trả lời, vừa trình
bày vừa chỉ lược đồ, nhóm khác nhận xét.
- Bước 3: Gọi 1 số em trình bày tồn bộ diễn biến của trận Bạch đằng.
- Bước 4: Nhận xét, tuyên dương nhóm trình bày đúng.
Biện pháp này giúp các em hứng thú trong học tập, ghi nhận các mốc thời
gian, sự kiện lịch sử chính xác và nhớ lâu.
Hoặc bài: “ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 ( năm
1075 – 1077)”.
Đối với bài này, để giúp học sinh trình bày được diễn biến của trận chiến trên
sông Như Nguyệt, tôi xây dựng nội dung như sau:
1. Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?
2. Quân Tống kéo quân sang xâm lược nước ta vào thời gian nào?
3. Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào? Do ai chỉ
huy?
4. Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta
trong trận này?
5. Kể lại trận quyết chiến trên phịng tuyến sơng Như Nguyệt?
6. Nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến?
Tôi tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, quan sát lược đồ.
- Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý theo thứ tự diễn biến trận chiến trên phịng
tuyến sơng Như Nguyệt (dựa vào nội dung các câu): 1em nêu câu hỏi, 1 em trả
lời, nhóm khác nhận xét.
- Bước 3: Gọi 1 số em trình bày tóm tắt lại diễn biến cuộc kháng chiến.
- Bước 4: Nhận xét, tun dương nhóm trình bày đúng.
Với cách làm này, các em vừa trình bày vừa chỉ lược đồ, giúp các em hứng
thú trong học tập, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.
3. Phát huy tính tích cực của học sinh trong kĩ năng quan sát và phân
tích qua tranh ảnh (làm bài tập trắc nghiệm) để hiểu và nhớ thời gian lịch
sử, sự kiện và nhân vật lịch sử.
Các bài Lịch sử lớp 4 đa số bài nào cũng có kênh hình minh họa giúp học
sinh hình dung rõ hơn các sự kiện lịch sử của từng giai đoạn lịch sử. Giáo viên
nắm vững kiến thức lịch sử để qua các hình ảnh giới thiệu cho học sinh. Các em
bằng cặp mắt quan sát, óc phân tích của mình, các em sẽ mơ tả, trình bày, nêu
nội dung tranh, làm bài tập, …từ đó giúp các em ghi nhớ sâu sắc những hình ảnh
của lịch sử để lại.
Ví dụ bài: Quang Trung đại phá quân Thanh( năm 1789). Các em quan sát
tranh Gò Đống Đa , và tranh chụp tượng vua Quang Trung thông qua các bức
tranh này giúp các em ghi nhớ trận chiến đấu hào hùng của quân ta và sự tài tình
của vua Quang Trung trong việc chỉ huy quân ta đại thắng quân Thanh ở
hoàng thành Thăng Long.
Bài : “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai”.
Yêu cầu học sinh dựa vào lược đồ kể lại được trận chiến tại phòng tuyến
sông Như Nguyệt. Học sinh thấy được sự chỉ huy tài tình của một vị tướng thời

7


bấy giờ , và sự chuẩn bị kĩ càng của quân và dân ta trước một đối thủ cực kì

hùng mạnh dẫn đến chiến thắng vang dội của quân và dân ta.
Khi dạy bài: “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm
938)” . Qua bức tranh minh họa về trận Bạch Đằng năm 938, giúp các em hình
dung được trận chiến thắng Bạch Đằng vang dội của quân ta do Ngơ Quyền
lãnh đạo. Mở đầu cho thời kì độc lập của dân tộc ta, thốt khỏi ách đơ hộ hơn
một nghìn năm của phong kiến phương Bắc.
4. Phát huy tính tích cực của học sinh qua các hình thức tự học tập và
đánh giá.
Muốn học sinh nhớ lâu về nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của
các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, không bị sai lệch thời gian, nhân vật, sự kiện
lịch sử thì giáo viên phải tổ chức nhiều hình thức học tập. Các hình thức vừa
mang tính khoa học, mềm dẻo, vừa mang tính thực tế sâu sắc. Phối hợp các hình
thức khác nhau để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học. Phát huy tính độc
lập suy nghĩ, sáng tạo, mạnh dạn trình bày ý kiến riêng, hăng hái và biết bảo vệ
ý kiến của mình đồng thời biết lắng nghe ý kiến người khác, chia sẻ, hợp tác
cơng việc với bạn.
Ví dụ bài: “ Chiến thắng Chi Lăng”
Để củng cố cho các em nắm vững diễn biến trận Chi Lăng, Tôi yêu cầu học
sinh:
Hãy sắp xếp các câu sau theo thứ tự thích hợp để trình bày tóm tắt diễn biến
trận Chi Lăng.
a) Kị binh ta nghênh chiến rồi giả vờ thua , nhử quân kị binh của địch vào ải.
b) Liễu Thăng bị giết, quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta tấn công.
c) Đạo quân của ta do Liễu Thăng cầm đầu đến cửa ải Chi Lăng.
d) Khi quân địch vào ải, từ hai bên sườn núi quân ta bắn tên và phóng lao
vào kẻ thù.
e) Hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.
Thứ tự thích hợp là : ........................................................................................
Tơi tiến hành các bước sau:
Bước 1: yêu cầu học sinh suy nghĩ sắp xếp các câu theo thứ tự thích hợp.

Bước 2: học sinh trình bày kết quả, nhận xét bài làm.
Bước 3:Nhận xét, tuyên dương học sinh làm đúng.
hay bài: “Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786)”.
Câu hỏi: Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc khi nào? Ai là người chỉ huy?
Mục đích của cuộc tiến qn là gì?
Giáo viên chuẩn bị nội dung bài tập vào bảng phụ như sau :
a. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1771. Do Nguyễn Huệ tổng
chỉ huy để tiêu diệt chúa Trịnh, thống nhất giang sơn.
b. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786. Do Nguyễn Nhạc
tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh.
c. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786. Do Nguyễn Huệ tổng
chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
Tơi tiến hành các bước sau:

8


- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, suy nghĩ chọn ý trả lời đúng và
viết chữ cái a ( b, c ) vào bảng con.
- Bước 2: Yêu cầu học sinh giơ bảng, nhận xét bài làm.
- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương học sinh làm đúng.
Cách học này khuyến khích các em giải thích lí do tại sao sai, giúp học sinh
tự tìm ra kiến thức, ghi nhớ kiến thức đã học, kích thích trí óc tìm kiếm suy luận,
tư duy tưởng tượng của học sinh giúp các em nhớ lại, nhớ lâu, nhớ chính xác các
sự kiện lịch sử đã diễn ra. Tạo cho các em ý thức học tập tích cực tinh thần hợp
tác giúp đỡ lẫn nhau.
5. Phát huy tính tích cực của học sinh trong việc tổ chức các trò chơi
học tập.
Trước khi lên lớp, mỗi thầy cô giáo đều chuẩn bị bài giảng của mình. Có
chuẩn bị thì kiến thức mới vững vàng, lời giảng mới hấp dẫn, phương pháp mới

sinh động. Song muốn tạo được sự chú ý và gây hứng thú học tập cho học sinh
để khơng khí vui tươi, nhẹ nhàng trong từng hoạt động học tập là cả một vấn đề
nghệ thuật. Việc tổ chức trò chơi áp dụng ở mơn lịch sử lớp 4 có tác dụng tích
cực đến việc học tập của các em.
Ví dụ bài : Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
Sau khi học xong bài này để củng cố kiến thức cho các em, tôi tổ chức cho
các em chơi trị chơi : “ ơ chữ kì diệu ”
Cách chơi :
+ Ô chữ gồm 8 hàng ngang và 1 từ hàng dọc. Cách chơi như sau:
+ Cả lớp chia thành 3 đội chơi.
+ Các đội chơi lần lượt chọn từ hàng ngang, giáo viên sẽ đọc gợi ý về từ hàng
ngang , đội chơi nhanh chóng đưa ra câu trả lời, nếu sau hoặc sau 30 giây, khơng
có câu trả lời thì đội khác được quyền đốn.
+ Mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, từ hàng dọc được 30 điểm
+ Trị chơi kết thúc khi có đội tìm ra hàng dọc.
+ Đội nào có điểm cao hơn là đội đó thắng cuộc.
*Nội dung ơ chữ và gợi ý cho từng ô.
1- Hàng ngang thứ nhất gồm 7 ô : Hậu quả mà quân Nam Hán phải nhận khi
sang xâm lược nước ta năm 938. (thất bại)
2- Hàng ngang thứ hai gồm 5 ô: Nơi Ngô Quyền chọn làm kinh đô.( Cổ Loa)
3- Hàng ngang thứ ba gồm 5 ô: Vũ khí làm thủng thuyền của giặc.( cọc gỗ)
4- Hàng ngang thứ tư gồm 9 ô: Ngô Quyền đã dựa vào hiện tượng thiên nhiên
này để đánh giặc.( thủy triều)
5- Hàng ngang thứ năm gồm 8 ô : Quê Ngô Quyền . ( Đường Lâm )
6- Hàng ngang thứ sáu gồm ba ô: Quân Nam Hán đến từ phương này.( Bắc)
7- Hàng ngang thứ bảy gồm 8 ô:Người lãnh đạo trận Bạch Đằng.(Ngô Quyền)
8- Hàng ngang thứ tám gồm 9 ô:Tướng giặc tử trận ở Bạch Đằng.( Hoằng Tháo)
Từ hàng dọc : Bạch Đằng
- Gv tổng kết trò chơi.


9


Việc tổ chức trị chơi học tập đã Làm khơng khí lớp học thoải mái dể chịu
hơn, q trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn.Từ đó học sinh
nhanh nhẹn, cởi mở, hịa đồng trong học tập cũng như trong lao động thực tiễn.
Giúp học sinh tiếp thu bài một cách tích cực, chủ động và tự giác. Tạo điều kiện
cho học sinh củng cố và hệ thống kiến thức một cách sáng tạo mà sâu sắc.
Ngồi ra cịn vận dụng nhiều phương pháp khác nữa, nó đem lại cho các
em lịng say mê ham thích tìm hiểu mơn Lịch sử. Điều quan trọng đối với học
sinh là gợi cho các em các sự kiện, nhân vật lịch sử có liên quan gần gũi với
cuộc sống của các em. Vì vậy, cần thường xuyên gắn nội dung lịch sử với tên
đường phố, tên quê hương, tên liên đội thiếu niên, chi đội,...hiểu được vì sao lại
kỉ niệm các ngày lễ lớn.
Ví dụ :
Khi dạy các tiết giáo dục ngồi giờ lên lớp tơi kể cho các em nghe về anh
hùng Lê Đình Chinh, người con của đất Ngọc ( nông trường Sông Âm) đã dũng
cảm, gan dạ trong trận chiến đấu ở bên giới phía Bắc với bọn bành trướng
Trung Quốc để bảo vệ tổ quốc. Thơng qua đó giáo dục các em lịng tự hào dân
tộc, có ý thức bảo vệ và gìn giữ mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc.
Vào các ngày lễ lớn của đất nước, trong các buổi sinh hoạt hoặc hoạt động
ngồi giờ, tơi tổ chức cho các em trao đổi về ý nghĩa ngày lễ đó giúp các em
hiểu được: Đó là ngày gì? Có ý nghĩa như thế nào? Các em cần tỏ thái độ như
thế nào? Phải làm gì để xứng đáng với những cống hiến của những người đi
trước ?
Ví dụ: ngày 30 tháng 4 hàng năm (ngày này của ...năm về trước, ngày
30/4/1975, quân và dân ta đánh tan quân xâm lược đế quốc Mỹ, giải phóng
hồn tồn đất nước, đem lại cuộc sống hịa bình, ấm no hạnh phúc cho nhân
dân... Ở quê hương Minh Tiến - Ngọc Lặc đã có rất nhiều người con tham gia
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước này, nhiều người con của quê hương

đã hi sinh anh dũng, mãi mãi nằm lại chiến trường tiêu biểu như ...(.tôi nêu tên
những liệt sĩ được khắc tên trong bia đá ở đài tưởng niệm liệt sĩ của xã ) Từ đó,
các em thêm tự hào về q hương mình, có ý thức học tập tốt để sau này trở
thành người có ích cho xã hội. Xây dựng q hương và bảo vệ mảnh đất mà ông
cha ta đã dày công xây dựng và gìn giữ nó.
2.4/ HIỆU QUẢ CỦA KINH NGHIỆM
Nhờ áp dụng các giải pháp trên mà chất lượng môn lịch sử của lớp tôi năm
học này đã cải thiện đáng kể, giờ học lịch sử không khô khan như trước, học
sinh rất hứng thú và u thích mơn học. Các tiết thao giảng, chuyên đề về môn
lịch sử của tôi được ban giám hiệu và đồng nghiệp đánh giá cao.Trong suốt quá
trình học tập từ đầu học kì một đến nay, qua kiểm tra, đánh giá kết quả ở các
tháng được nâng lên rõ rệt. Các em tiếp thu bài nhanh và nhớ lâu, tích cực tham
gia học tập và phát biểu xây dựng bài. Đó cũng là nền tảng để các em bước vào
bậc học của các lớp cao hơn .

10


Kết quả các lần kiểm tra: Năm học : 2020 – 2021
SS
Hoàn thành
Chưa HT
Điểm (9 -10)

KS sau 4 tuần
KT học kì I
KS sau 9 tháng

39
39

39

SL
1
3
5

Điểm (7- 8)

%
SL
5,2
5
15,8 14
21
20

%
15,8
26,3
31,6

Điểm (5-6)

SL
29
21
14

%

68,6
57,9
47,4

Điểm (dưới 5)

SL
4
1
0

%
10,4
0
0

Đạt được kết quả trên có sự cố gắng của học sinh, các bậc phụ huynh,… Bên
cạnh đó cịn có sự giúp đỡ của chuyên môn trường, xây dựng và góp ý, tơi đã
nâng cao kinh nghiệm của mình. Học sinh ham học, tự tin, chất lượng nâng lên
một cách rõ rệt. Đặc biệt khơng có em nào chưa đạt yêu cầu.
3/ KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận:
Qua việc dạy học, bản thân tôi đã rút ra những kinh nghiệm cần có hướng
phấn đấu:
- Khi dạy bài lịch sử có nội dung về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, muốn
đạt được kết quả tốt trong giảng dạy, giáo viên phải có kĩ năng phân tích, xác
định đúng mục đích, u cầu, nội dung của từng bài học và tìm ra phương pháp
phù hợp giúp các em nắm vững kiến thức. Trong quá trình dạy giáo viên phải
tùy trình độ thực tế của học sinh mà lựa chọn cách tổ chức dạy học tốt nhất. Biết
liên hệ thực tế chuyển từ kiến thức cũ giúp học sinh khai thác kiến thức mới một

cách khoa học, hấp dẫn. Biết tổ chức các hình thức học gắn với cách xây dựng
thiết kế bài tập thực hành, với hình ảnh, lược đồ, mơ hình trong SGK. Giúp học
sinh mơ tả, trình bày hoặc kể lại những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một
cách chính xác.
- Thiết kế bài giảng phải khoa học, chính xác, xác định rõ hoạt động của giáo
viên và học sinh( câu hỏi đặt ra phải hợp lí, có tính chất phân loại học sinh, bài
học cần xác định nội dung trọng tâm, vừa sức, giúp học sinh nắm vững bản chất
kiến thức, tránh nhớ máy móc.)
- Bản thân giáo viên cũng cần bồi dưỡng cho mình kiến thức về lịch sử để có
thể dẫn chứng mở rộng thêm cho bài giảng phong phú. Qua kinh nghiệm của tôi
cho thấy, đôi khi học sinh đặt những câu hỏi lịch sử ngồi phạm vi sách giáo
khoa nếu giáo viên khơng tự bồi dưỡng tìm kiếm kiến thức sẽ rất khó xử lí trong
các tình huống ấy.
- Giáo viên cần gần gũi với học sinh hơn nữa và có sự linh hoạt trong cách tổ
chức hướng dẫn học sinh tự học, giúp các em biết tự giác tìm tịi, khám phá,
phát hiện cái hay, cái đẹp, sửa chữa điểm sai của mình. Giáo dục các em biết yêu
quê hương đất nước và tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc.
- Bắt đầu tiết học nhẹ nhàng, tự nhiên phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của
học sinh tiểu học. Bằng cách vận dụng nhiều hình thức sinh động, phong phú
nhằm thấm sâu vào các em lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
11


- Kiểm tra và đánh giá là khâu then chốt trong q trình dạy học. Đánh giá
vừa mang mục đích xác định mức độ năng lực và kiến thức được hình thành ở
học sinh, vừa giúp giáo viên điều chỉnh được hoạt động dạy học của mình.
Kiến nghị
Tơi muốn đề xuất với các cấp lãnh đạo ngoài việc cung cấp tài liệu hướng
dẫn giảng dạy như hiện nay. Ngành nên biên soạn thêm tài liệu tham khảo mở

rộng kiến thức lịch sử phù hợp với từng bài, từng giai đoạn lịch sử để giáo viên
có thêm tư liệu khắc sâu cho học sinh và bổ sung thêm một số băng đĩa, tư liệu
và các thiết bị nghe - nhìn. Hằng năm, tổ chức cho học sinh có các buổi học
ngoại khóa như tham quan các di tích lịch sử và cảnh đẹp của địa phương.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hoằng Trường, ngày 15 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, Khơng sao chép
nội dung của người khác.

Lê Thị Ngọc

12


MỤC LỤC
1/ MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
2/ NỘI DUNG
2.1- Cơ sở lí luận
2.2/ Thực trạng
2.3/ Các giải pháp
2.4/ Hiệu quả của kinh nghiệm
3/ KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
- Kết luận

- Kiến nghị
- Tài liệu tham khảo

1-2
2
2
2
3-4
4-5
5-10
10-11
11-12
12
13

13


Tài liệu tham khảo
- Lịch sử và địa lí lớp 4 ( sgk + sách giáo viên ) – Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam.
- Thiết kế bài giảng lịch sử lớp 4 – Nhà xuất bản Hà Nội.
- Tra cứu thông tin trên mạng.
- Công văn số 488- GD& ĐT Ngọc Lặc về việc hướng dẫn công tác SKKN và
NCKH năm 2015 – 2016 và những năm học tiếp theo.
Trên đây là toàn bộ nội dung “ kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Lịch
sử lớp 4, dạng bài có nội dung về các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến.”
Trong suốt thời gian qua bản thân tôi đã nghiên cứu, vận dụng vào thực tế
giảng dạy và chất lượng học sinh đã nâng lên rõ rệt. Các em đã thực sự phấn
khởi, tự tin khi học Lịch sử. Đối với tơi, cách dạy trên đã góp phần khơng nhỏ

vào việc dạy học và giáo dục các em .
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ không
tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tơi mong đươc sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến quý báu của cấp trên và đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện và
đạt kết quả cao hơn, đồng thời được áp dụng rộng rãi trong việc dạy học môn
Lịch sử ở Tiểu học.

14



×