Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số giải pháp giáo dục học sinh tăng động, giảm chú ý ở lớp 2c trường tiểu học nga yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.16 KB, 20 trang )

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
17

MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng
2.3. Các giải pháp đã sử dụng
2.3.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu về hội chứng tăng động giảm chú ý
và xác định đối tượng học sinh mắc hội chứng tăng động giảm


chú ý trong lớp.
2.3.2. Giải pháp 2: Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho các em học sinh
tăng động giảm chú ý.
2.3.3. Giải pháp 3: Chú trọng khâu giao nhiệm vụ và hướng dẫn
các em thực hiện nhiệm vụ.
2.3.4. Giải pháp 4: Giáo dục học sinh tăng động giảm chú ý
thông qua hệ thống nội quy của lớp học.
2.3.5. Giải pháp 5: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, với
một tập thể đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ bạn.
2.3.6. Giải pháp 6: Thực hiện tốt việc phối hợp với phụ huynh

Trang
1
2
2
2
3
3
3
6
6

8
9
10
12
14

học sinh trong công tác giáo dục học sinh tăng động giảm
chú ý.

18
19

2.3.7. Giải pháp 7: Phát huy vai trị của cơng tác thi đua khen
thưởng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ

15
17
18

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn sáng kiến
Bậc Tiểu học được xem là cấp học nền tảng của Giáo dục - Đào tạo, cấp
học hết sức quan trọng tạo điều kiện vững chắc để học lên các cấp học khác.
1


Luật Giáo dục ghi rõ: “Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự
phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn
bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.” [1]. Nhiệm vụ và quyền hạn của
trường tiểu học là: Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất
lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học do Bộ
trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành. Thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ
cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi,
vận động và tạo điều kiện cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt đến trường [2].
Vì vậy để hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu giáo dục của bậc
học địi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của người làm công tác giáo dục và sự hỗ
trợ của toàn xã hội. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, do mơi trường sống, do

hồn cảnh,… tác động lên mà số học sinh có biểu hiện tự kỷ, tăng động giảm
chú ý đã tăng lên nhiều trong các trường học trong đó có trường Tiểu học Nga
Yên. Đặc biệt là học sinh tăng động giảm chú ý. Với những học sinh này công
tác giáo dục gặp rất nhiều khó khăn. Bởi những em học sinh đó trong lớp thường
tự do đi lại, khơng thể ngồi yên 5-10 phút để nghe giảng, ra vào tự do khơng xin
phép cơ giáo, nói năng cộc lốc, khả năng tham gia làm việc nhóm và giao tiếp
kém. Ra ngồi lớp thì thường hoạt động thái q, thường xun xơ bạn, đánh
bạn, giành đồ của bạn… Những học sinh này đã làm xáo trộn nề nếp của lớp,
làm ảnh hưởng khơng ít đến kết quả học tập của các bạn trong lớp và của chính
em học sinh đó.
Vậy làm thế nào để giúp các em học sinh tăng động, giảm chú ý học hịa
nhập có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng chung của tập thể luôn là câu
hỏi đặt ra khiến tôi băn khoăn trăn trở và thôi thúc tơi nghiên cứu để tìm ra
“Một số giải pháp giáo dục học sinh tăng động, giảm chú ý ở lớp 2C trường
tiểu học Nga Yên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục học sinh tăng động giảm
chú ý tại trường tiểu học Nga Yên để đưa ra một số giải pháp giúp học sinh tăng
động giảm chú ý hịa nhập, học tập tích cực có kết quả tốt nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
Lý luận về hội chứng tăng động giảm chú ý và giáo dục học sinh tăng
động giảm chú ý.
Học sinh lớp 2C và thực tiễn giáo dục học sinh tăng động giảm chú ý ở
trường Tiểu học Nga Yên, Nga Sơn, Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Giáo viên tìm đọc các tài liệu có
2



liên quan đến học sinh tăng động giảm chú ý.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra thực
trạng, thu thập các thông tin về học sinh tăng động giảm chú ý và giáo dục học sinh
tăng động giảm chú ý ở trường tiểu học.
+ Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của đối tượng học sinh
tăng động giảm chú ý để tìm ra cái tốt, cái chưa tốt của học sinh cũng như để
đánh giá khả năng học tập của các em.
+ Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với học sinh, cha mẹ học sinh và
đồng nghiệp về các biểu hiện của học sinh tăng động giảm chú ý, các biện pháp
đã sử dụng trong giáo dục học sinh tăng động giảm chú ý để có thêm kinh
nghiệm.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các tài liệu, số liệu thu
thập được, tìm nguyên nhân và giải pháp để giáo dục học sinh tăng động giảm
chú ý. Tổng hợp kết quả đạt được để khẳng định hiệu quả của sáng kiến kinh
nghiệm.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Tăng động giảm chú ý (ADHD) khơng phải là bệnh, nó chỉ là một tình trạng
sức khỏe, chủ yếu gặp ở trẻ em. Ở chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, vấn để
xoay quanh rối loạn phát triển hành động thiếu tự chủ. Xuất hiện các vấn đề liên
quan đến sự chú ý, Kiểm sốt sự kích thích và về sự tăng động, thế nhưng cịn
hơn thế, nó cịn liên quan đến sự hạn chế khả năng những đứa trẻ này, các mục
tiêu tương lai và hệ quả ứng xử của chúng. Các triệu chứng có xu hướng giảm
dần khi trưởng thành nhưng cũng có nhiều trường hợp khơng biến mất hồn
tồn, thậm chí tồi tệ hơn [3].
Một phân tích tổng hợp từ 175 nghiên cứu trên toàn thế giới về tỉ lệ mắc
ADHD ở trẻ em dưới 18 tuổi cho thấy, tỉ lệ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý
trên toàn cầu khoảng 7,2%. Trẻ nam có xu hướng mắc cao hơn nữ. Một khảo sát
quốc gia tại Mỹ tiến hành trong 8 năm cho thấy cứ 11 trẻ trong độ tuổi từ 4 đến
17 tuổi thì có 1 trẻ bị bệnh, trẻ nam cao gấp 2 lần trẻ nữ. Ở Việt Nam theo thống

kê cứ 100 trẻ thì có 3 đến 5 trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý [4].
Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường hiếu động quá mức và khả năng tập
trung kém nên dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Cuộc sống của trẻ bị tăng động
giảm chú ý bị ảnh hưởng rất nhiều. Ở trường vì khơng tập trung nên các em rất
khó tiếp thu bài giảng của giáo viên. Ở nhà thì nghịch ngợm, bị bố mẹ quát
mắng. Hay hấp tấp nên việc kết bạn cũng trở nên khó khăn với chúng. Lâu dần,
những đứa trẻ này trở nên tự ti, và rất dễ sinh ra trầm cảm nếu không được quan
tâm kịp thời.
3


Trong thời đại ngày nay, việc trẻ em tiếp xúc với nhiều nguồn thơng tin
khác nhau khơng có tính chọn lọc, bảo vệ cũng như thiếu sự quan tâm từ các bậc
cha mẹ đã khiến cho tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ có xu hướng tăng cao
và phức tạp trầm trọng hơn. Thực tế khơng ít trẻ mắc rối loạn tăng động giảm
chú ý ở mức độ nặng mới được các bậc cha mẹ phát hiện và đưa đi khám.
Nguyên nhân là do cha mẹ dành ít thời gian cho con, giao hẳn trẻ cho ông bà
hoặc người giúp việc chăm sóc hoặc cha mẹ chưa được trang bị đầy đủ kiến
thức, tâm lí về trường hợp này để có những phương pháp can thiệp giúp con
hiệu quả.
Chính vì thế cần phải có các biện pháp cụ thể để phát hiện sớm và giúp
các em học sinh mắc hội chứng tăng động giảm chú ý học trong trường tiểu học
hòa nhập tốt với bạn bè nâng cao kết quả học tập của các em.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm gần đây, học sinh tăng động giảm chú ý đang có xu
hướng gia tăng trong các nhà trường. Hầu hết trường nào cũng có những học
sinh khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung, khó kiểm sốt những hành vi
của mình, hoạt động thường thái quá, hay phấn khích, kích động... Điều này
thường gây hậu quả nặng nề đến học tập, làm việc và quan hệ xã hội của các em
và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường, của lớp.

Ở trường tiểu học Nga Yên trẻ bị mắc tăng động giảm chú ý cũng ngày một
nhiều, hầu như lớp học nào cũng có. Lớp 2A có em Mai Văn Kiên hay nổi
khùng, chạy lung tung trong trường. Lớp 4A có em Mai văn Sang, Nguyễn
Thanh Bình hay trốn học ra ngồi chơi. Lớp 5B Mai Văn Thắng gây gổ với bạn
bè, nói nhiều, hay làm việc riêng trong giờ học… Do nhiều công viêc, cùng một
lúc vừa giảng dạy, vừa làm công tác chủ nhiệm một tập thể lớp từ 30 đến 40 học
sinh khơng có thời gian để sát sao các em một cách kỹ lưỡng. Trước những hành
động của các em, các cơ giáo chủ nhiệm đã có những biện pháp như: nhắc nhở,
trách phạt nhiều lần nhưng các em không thay đổi, vẫn chứng nào tật nấy các cô
cũng trở nên chán nản, bỏ mặc các em. Thông thường các em được ngồi ở vị trí
cuối lớp để các em khơng làm ảnh hưởng đến các bạn khác. Bên cạnh đó nhiều
phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về hội chứng này, họ cho rằng đó là những
biểu hiện của sự hiếu động, nghịch ngợm của con trẻ, dẫn đến thiếu phương giáo
dục và thiếu hợp tác với giáo viên chủ nhiệm trong cơng tác giáo dục, rèn luyện
các em. Có nhiều phụ huynh đi làm ăn xa phải gửi con cho ơng bà, cơ dì, chú
bác. Một số bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm dến việc học hành của
con cái, có quan điểm trăm sự nhờ nhà trường và nhờ cô giáo chủ nhiệm lớp.
Với các phương pháp giáo dục của gia đình, thầy cơ giáo ở trên làm cho bệnh
của các em ngày càng nặng thêm.
4


Năm học 2020-2021 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2C với 30 học sinh.
Trong đó có 14 học sinh nữ và 16 học sinh nam. Sau khi nhận lớp tiếp cận với

học sinh ngay từ đầu năm tôi thấy tơi trong lớp có 3 em học sinh có biểu
hiện tăng động giảm chú ý. Tôi đã theo dõi, trao đổi cùng phụ huynh và ghi
chép lại những biểu hiện của các em như sau:
Họ và tên


Thái độ, hành vi

Kết quả học tập

1

Nguyễn Anh Minh

- Hay làm ồn ào mất
trật tự trong giờ học.
- Không tập trung chú ý
khi nghe cô giảng bài.
- Không chú ý chi tiết
và hay phạm lỗi do lơ
đễnh.
- Thường làm mất đồ.
- Hay trêu chọc bạn.
- Bỏ dở bài tập.

-Tính tốn chậm, khơng
chính xác, yếu mơn
tốn.
- Đọc yếu.
- Viết xấu
Kết quả học tập cuối
năm học trước:
Toán: 5; TV: 5
Kết quả khảo sát chất
lượng đầu năm 20202021: Toán: 5; TV: 4


2

Mai Nhật Long

- Hay chọc ghẹo bạn
bè.
- Khó khăn khi để ý
vào một việc gì đó.
- Cựa quậy bàn tay,
chân hoặc ngọ nguậy
trên ghế.
- Không thể ngồi yên
một chỗ.
- Thường đứng lên bỏ
ghế lúc đang học tập.
- Khơng chú ý nghe
giảng.

- Làm tốn thiếu chính
xác.
- Viết sai chính tả.
- Đọc chậm.
- Kết quả học tập cuối
năm học trước:
Toán: 5; TV: 5
- Kết quả khảo sát chất
lượng đầu năm 20202021:Toán: 5; TV: 4

STT


5


3

Trịnh Trung Hiếu

- Khơng hợp tác nhóm
với bạn bè. Thường
xun quên hoặc mất
đồ dùng.
- Hay xé sách vở, vẽ
bậy ra vở.
- Khơng theo kịp và
hồn thành các việc
được u cầu.
- Trèo lên bàn ghế.
- Khả năng ghi nhớ
kém.

- Không biết tính tốn,
-Khơng biết đọc, khơng
biết viết.
Kết quả học tập cuối
năm học trước:
Toán: 5; TV: 5
Kết quả khảo sát chất
lượng đầu năm 20202021:
Tốn: 3; TV: 4


Từ những thực trạng trên tơi ln suy nghĩ và đặt ra cho mình câu hỏi:
Làm thế nào để giúp các em học sinh tăng động hòa nhập và làm tốt nhiệm vụ
học tập cũng đồng thời giúp học sinh lớp 2C đạt được mục tiêu, kế hoạch nhà
trường đã giao.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu về hội chứng tăng động giảm chú ý và xác
định đối tượng học sinh mắc hội chứng tăng động giảm chú ý trong lớp.
Để có được những giải pháp giáo dục học sinh tăng động, giảm chú ý một
cách hiệu quả, trước hết giáo viên phải hiểu rõ: Thế nào là tăng động giảm chú
ý? Khi nào thì học sinh được xác nhận là mắc hội chứng tăng động giảm chú ý?
Muốn nắm rõ được vấn đề đó tơi đã tìm đọc cuốn sách: “Cẩm nang về
chứng rối loạn tăng động giảm chú ý” của tác giả Ngụy Hữu Tâm-Nhà xuất bản
Y học, tìm hiểu trên mạng internet và biết được: Tăng động giảm chú ý là một
rối loạn phát triển thần kinh biểu hiện sớm từ lứa tuổi nhỏ với các triệu chứng
tăng động, thiếu kiềm chế, kém chú ý. Các triệu chứng náy sẽ ảnh hưởng đến
chức năng nhận thức, học tập, hành vi, cảm xúc và xã hội của trẻ [5].
Trong đó hành vi tăng động được xác định thông qua việc trẻ thường
xuyên cựa quậy hoặc nói nhiều quá mức rất khó để trẻ ngồi yên một chỗ khi
được yêu cầu. Đi kèm với hành vi tăng động luôn là hành vi thiếu kiềm chế như
chạy nhảy phá vỡ khơng khí nghiêm trang của lớp học, làm gián đoạn hoạt động
của người khác, bị bạn bè xa lánh, trả lời quá nhanh, không chịu chờ đến lượt
mình, dễ cáu giận mà khơng nghĩ đến hậu quả...
Kém chú ý được biểu hiện ở nhiều dạng như hay quên các hoạt động hàng
ngày, dễ bị phân tâm khi bị kích thích ngoại lai, thường làm mất đồ cần cho bài
học hoặc các hoạt động, thiếu tổ chức, khơng chú ý lắng nghe khi trị chuyện
trực tiếp, thiếu chú ý vào chi tiết, học tập kém, thiếu khả năng theo đuổi và hoàn
tất nhiệm vụ hoặc bài tập được giao…
Trong thực tế, ta thường dễ nhầm lẫn giữa trẻ hiếu động và trẻ tăng động
thiếu chú ý. Trẻ hiếu động cũng thường hoạt động nhiều luôn tay, luôn chân
6



nhưng hành động của các em vẫn được kiểm soát, khi được nhắc nhở và yêu cầu
ngồi yên một chỗ, thực hiện một nhiệm vụ nào đó các em vẫn có thể thực hiện
được.
Chính vì thể trẻ chỉ được xác định tăng động giảm chú ý khi có tối thiểu 6
triệu chứng (hoặc hơn) trong thời gian tối thiểu 6 tháng với ít nhất hai mơi
trường thể hiện (đa phần là trẻ có biểu hiện ở nhà và lớp học) cụ thể sau:
+ Biểu hiện của trẻ khi bị tăng động:
- Cựa quậy bàn tay, chân hoặc ngọ nguậy trên ghế.
- Không thể ngồi yên một chỗ.
- Thường đứng lên bỏ ghế lúc đang học tập.
- Chạy hoặc leo trèo khắp nơi khơng thích hợp.
- Khó chơi một cách n ắng.
- Thường đi hoặc làm như đang ngồi trên lò xo.
- Thường nói quá nhiều .
+ Biểu hiện của trẻ kém tập trung:
- Không chú ý chi tiết và hay phạm lỗi do lơ đễnh.
- Khó tập trung khi chú ý học và chơi.
- Thường có vẻ khơng nghe khi được hỏi trực tiếp.
- Khơng theo kịp và hồn thành các việc được u cầu.
- Tránh né, khơng thích làm những việc cần tập trung trí tuệ.
- Thường làm mất đồ.
- Thường bị phân tâm do kích thích bên ngồi.
Từ nhừng hiểu biết về hội chứng tăng động giảm chú ý, tôi theo dõi các
biểu hiện của học sinh ở trường và trao đổi với bố mẹ học sinh để xác định xem
trong lớp mình có những học sinh nào mắc hội chứng này từ đó thực hiện các
giải pháp giáo dục để giúp các em học hòa nhập tốt cải thiện kết quả học tập của
bản thân cũng như để nâng cao chất lượng học tập của cả lớp.
Sau quá trình theo dõi và trao đổi cùng phụ huynh tơi đã xác định được

lớp mình phụ trách có 3 học sinh tăng động giảm chú ý và đã tiến hành áp dụng
các giải pháp để giúp các em hòa nhập tốt với các bạn trong lớp, cải thiện kết
quả học tập, nâng cao chất lượng chung của cả lớp.
2.3.2. Giải pháp 2: Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho các em học sinh tăng
động giảm chú ý.
Bởi vì trẻ tăng động giảm chú ý thường nghịch luôn tay luôn chân, không
bao giờ chịu ngồi yên, chạy nhảy khắp nơi, ra vào lớp tự do, hay chọc bạn và
không chú ý nghe giảng....nên việc sắp xếp chỗ ngồi cho các em là vơ cùng quan
trọng, nó giúp giáo viên quản lý tốt học sinh trong mỗi giờ lên lớp, tạo mơi
trường thuận lợi để các em hịa nhập tốt, giảm bớt chứng tăng động, giúp các em
có thể tập trung nghe giảng hơn.
Tôi xếp các em ngồi ở bên trên lớp học, gần tầm nhìn và quan sát của cơ
giáo để cơ có thể dễ kiểm sốt các hành vi của các em, nhắc nhở các em khi các
em có hành vi ngịch ngợm trong giờ học, để các em khơng bị phân tâm bởi
những hình ảnh trước tầm mắt và để các em giảm bớt những hành động chọc
7


ghẹo làm ảnh hưởng đến các bạn khác. Với vị trí ngồi gần phía trên, khi các em
nói chuyện cơ có thể dễ dàng phát hiện và có thể đến ngay bên cạnh để nhắc nhở
nhẹ nhàng hoặc khi cô giao cho các em một số việc đơn giản như lên xóa bảng,
phát vở cho các bạn giúp cơ…để các em giải tỏa bớt năng lượng sau đó trở về để
tiếp tục học bài, làm bài tập thì các em dễ di chuyển, không làm ảnh hưởng tới
bạn khác trong lớp.
Bên cạnh đó tơi để học sinh tăng động ngồi xen kẽ với những bạn có bản
chất điềm đạm, nhẹ nhàng, và có học lực khá giỏi, tránh xếp ngồi gần những bạn
hiếu động dễ dẫn đến đùa nghịch la hét cùng lúc làm cho mức độ tăng động của
các em sẽ nặng hơn và ảnh hưởng chung đến cả lớp. Đồng thời các bạn ngồi
cạnh sẽ hướng dẫn và nhắc nhở các em làm bài tập, cất đồ dùng trước khi ra
về…

Với việc sắp xếp vị trí ngồi hợp lí tơi đã qn xuyến tốt các em trong
những giờ lên lớp, hạn chế được việc đi lại tự do trong lớp của các em, dễ dàng
hướng dẫn, giúp đỡ các em mỗi khi các em làm bài tập. Dần dần hình thành thói
quen làm bài tập khi được giao, kiểm tra đồ dùng sách vở trước khi ra về, khơng
cịn bị mất đồ như trước nữa, biết xin phép cơ giáo khi muốn đi ra ngồi và được
sự đồng ý của cô các em mới rời chỗ ngồi của mình. Các em khơng có điều kiện
để nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học điều đó giúp các em tập trung hơn
trong học tập.

Các HS tăng động sắp xếp ngồi ngay các bàn đầu của mỗi dãy
2.3.3. Giải pháp 3: Chú trọng khâu giao nhiệm vụ và hướng dẫn các em
thực hiện nhiệm vụ.
8


Trẻ tăng động giảm chú ý thường không ngồi yên được lâu, hay mơ màng
thiếu tập trung. Vì vậy các em thường gặp khó khăn khi phải tập trung trong một
khoảng thời gian dài để thực hiện một nhiệm vụ nào đó và rất dễ bỏ cuộc giữa
chừng. Chẳng hạn như em Long, em không hề kém thông minh so với các bạn
nhưng em gặp khó khăn trong việc lắng nghe hướng dẫn từ cô giáo. Em thường
xuyên tỏ ra lơ mơ, không kịp thời nắm bắt lời giảng hoặc những yêu cầu của
việc làm bài tập. Có lúc em ngồi im nhưng khi cô hỏi em không biết cô nói gì.
Cịn em Minh và em Hiếu thì thường hay nói nhiều, nói khơng suy nghĩ, em có
thể cắt ngang lời khi người khác đang nói chuyện em, em thiếu kiên trì, nhẫn nại
trong hoạt động học cũng như khi chơi cùng với bạn. Trong lúc làm bài tập em
chỉ tập trung làm được khoảng 3 đến 5 phút rồi lại quay ngang, quay dọc… Do
độ tập trung kém, thiếu kiên trì dẫn đến việc tiếp thu chậm, khơng đầy đủ nên
kết quả học tập của các em thường không cao và khơng ổn định.
Do đó, khi giao nhiệm vụ cho các em giáo viên cần phải nêu thật cụ thể,
rõ ràng và cần theo sát để hướng dẫn cho các em. Trong học tập cũng như các

hoạt động khác, cần giao cho các em những việc đơn giản hoặc chia nhỏ thành
nhiều bước và xen kẽ các hoạt động để các em dễ dàng thực hiện hơn, giúp các
em hồn thành được nhiệm vụ học tập của mình. Chẳng hạn như khi tổ chức vệ
sinh và trang trí lớp học, tôi giao cho các em nhiệm vụ thu dọn rác và mang đến
hố rác đổ vì đây là nhiệm vụ vừa đơn giản, vừa tạo cơ hội để các em giải tỏa
năng lượng do được đi lại nhiều. Hoặc khi các em thực hành làm bài tập trong
mỗi tiết học, thay vì giao cùng lúc các bài tập theo yêu cầu tiết học thì giáo viên
giao cho các em những bài dễ trước, khi các em làm xong, giáo viên có thể kiểm
tra, nếu các em làm đúng, giáo viên động viên các em bằng những lời khen sau
đó tiếp tục giao tiếp các bài tập còn lại và hướng dẫn các em làm. Trong quá
trình các em làm bài tập, thường các em chỉ tập trung được khoảng 3 đến 5 phút
rồi lại đứng lên, ngồi xuống, làm việc riêng…để giúp các em giải tỏa năng
lượng sớm tập trung trở lại để làm bài, tôi thường giao cho các em làm một số
việc nhỏ, đơn giản như nhờ em lau bảng hộ cô, giúp cô trả lại vở cho bạn…
Để hạn chế các hành động quậy phá, nghịch gợm của các em, giúp các em
thực hiện tốt nội quy, nề nếp trường, lớp, hình thành một số kỹ năng sống cho
các em, tơi cịn giao cho các một số nhiệm vụ như: phụ trách vệ sinh, chăm sóc
cây, kiểm tra đồ dung học tập các bạn trong lớp…khi mới giao nhiệm vụ cho các
em giáo viên phải giám sát và nhắc nhở các em thường xuyên để các em nhớ mà
thực hiện, lâu dần thành quen. Sau một thời gian thực hiện các em đã biết tự giác
tham gia lao động dọn vệ sinh lớp học, chăm sóc cây trong lớp, biết giữ vệ sinh
chung. Đặc biệt là các em khơng cịn qn sách vở đồ dùng học tập mỗi khi đến
trường nữa. Đồng thời các em còn biết hợp tác với các bạn thực hiện tốt nội quy,
9


nề nếp của lớp và của nhà trường.

Hiếu đang chăm sóc cây


Minh múc nước làm vệ sinh

2.3.4. Giải pháp 4: Giáo dục học sinh tăng động giảm chú ý thông qua hệ
thống nội quy của lớp học.
Lứa tuổi học sinh tiểu học tư duy trực quan là chủ yếu, nặng về nhận thức
cảm tính, dễ quên. Đặc biệt đối với học sinh tăng động giảm chú ý thì đặc điểm
tâm lý này càng rõ hơn. Chính vì vậy để giúp các em cải thiện tính tăng động,
hình thành cho các em ý thức, hành vi, kĩ năng sống tốt cần phải có những qui
định cụ thể chỉ ra những việc nên làm, khơng nên làm để các em nhìn vào đó
thực hiện, dần dần hình thành cho các em những thói quen tốt, những kĩ năng
ứng xử trong cuộc sống hàng ngày.
Nội quy nhà trường, lớp học là một hệ thống những quy định nhất định
được dùng để điều chỉnh hành vi của học sinh và duy trì trật tự trong trường học,
lớp học. Những quy định này có bao gồm những chuẩn mực quy định về trang
phục, giờ giấc, hành vi giao tiếp, đạo đức làm việc, học tập…
Căn cứ vào nội quy của nhà trường tôi đã tổ chức cho học sinh xây dựng
nội quy riêng của lớp. Trong q trình xây dựng có sự tham gia của các em học
sinh tăng động, ít nhất mỗi em đưa ra một nội quy và được cả lớp chấp nhận.
Việc các em được tham gia xây dựng nội quy sẽ giúp em nhớ lâu và làm tốt nội
quy mà mình đã đưa ra. Tôi và tập thể học sinh đã xây dựng được nội qui của
lớp học với các nội dung như sau.
* Ở nội quy lớp học qui định
- Sắp đặt gọn gàng, ngăn nắp sách vở và các đồ dùng học tập.
- Thực hiện vệ sinh lớp học đảm bảo sạch sẽ.
10


- Khơng tự ý di chuyển đồ dùng trong phịng, nghịch những thiết bị liên
quan đến điện.
* Trong nội quy học sinh ghi rõ

- Đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải xin phép và có lý do chính đáng.
- Ra vào lớp khẩn trương, nghiêm túc đầu giờ học, giữa và sau buổi học.
- Trong lớp tích cực tham gia các hoạt động học tập, chú ý nghe giảng, tích
cực xây dựng bài và làm bài đầy đủ, khơng đi lại và nói tự do trong giờ học.
- Đầu tóc, ăn mặc gọn gàng, sạch đẹp.
- Có ý thức thực hiện nói lời hay, làm việc tốt, lễ phép, kính trọng thầy cơ
giáo, ơng bà, cha mẹ và những người lớn tuổi.
- Trung thực, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, người tàn tật, khuyết
tật.
- Tham gia tích cực và có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng xuất cao trong lao
động tập thể.
- Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa lành mạnh như thể dục thể thao,
văn hóa văn nghệ của trường và địa phương tổ chức.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản chung, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường,
thực hiện trật tự an tồn giao thơng (Khơng xả rác bừa bãi, đổ rác đúng nơi qui
định; Không trèo cây, trèo lan can; Khơng chơi những trị chơi nguy hiểm; Tích
cực tham gia chăm sóc, bảo vệ cây cối...)
Trong nội quy và các qui định đều ghi rõ học sinh nào thực hiện tốt những
nội dung này sẽ được biểu dương, khen thưởng, học sinh vi phạm nội qui tuỳ
theo lỗi nặng nhẹ sẽ bị phê bình hoặc xử lí kỉ luật. Nội qui này được tơi in bạt,
đóng khung và treo ở nơi dễ nhìn để em nào cũng có thể thấy mà thực hiện.

Chính nhờ có nội quy cụ thể dễ nhớ, dễ thực hiện mà những học sinh tăng
động đã hạn chế được những hành vi không đúng, hoàn thành được một số
11


nhiệm vụ trong mỗi giờ học nâng dần kết quả học tập của mình lên.
2.3.5. Giải pháp 5: Xây dựng mơi trường lớp học thân thiện, với một tập
thể đồn kết, yêu thương và giúp đỡ bạn.

Chúng ta đều biết rằng mơi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến sự
hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học.
Môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi ươm mầm cho sự phát triển nhân cách tốt. Môi
trường lớp học thân thiện - bao gồm cả về không gian lớp học và các mối quan
hệ trong lớp - có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giáo dục học sinh tăng động
giảm chú ý.
Môi trường học tập càng thân thiện, gần gũi, hấp dẫn, thu hút thì sự hứng
thú, say mê học tập càng tăng và đương nhiên hiệu quả giờ học sẽ càng cao.
Việc trang trí khơng gian lớp học là một sự sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý học sinh tiểu học. Nó góp phần tạo cho các em học sinh và các em bị
tăng động nhận thức về cái đẹp và có ý thức giữ gìn trường lớp của mình xanh –
sạch – đẹp. Mặt khác điều này cũng giúp trẻ cảm thấy yêu thiên nhiên hơn để từ
đó có ý thức bảo vệ mơi trường sống xung quanh, đồng thời tạo nên một không
gian tươi xanh, mát mẻ, giúp giải tỏa căng thẳng cho cả thầy lẫn trò sau những
giờ học.

12


Lớp học xanh, sạch, đẹp
Bạn bè là liều thuốc tinh thần không thể thiếu đối với học sinh tăng động
giảm chú ý. Việc học và chơi cùng với các bạn sẽ giúp các em cải thiện khả năng
hòa nhập xã hội và xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn . Chính vì thế trong giảng
dạy tơi ln tạo điều kiện để cho các em được học tập, vui chơi hịa nhập với các
bạn thơng qua hoạt động nhóm với mục đích kích thích sự hợp tác của các thành
viên trong nhóm làm tăng khả năng nhận thức, bắt chước, lôi kéo các em tham
gia vào các hoạt động học tập. Chẳng hạn, tổ chức cho các em tham gia đọc bài
theo nhóm, làm bài theo nhóm, thảo luận nhóm, chơi trị chơi tiếp sức khi lên
bảng làm bài tập.
Ngồi ra do học sinh tăng động giảm chú ý không tập trung nghe giảng,

không nắm vững kiến thức nên các em hay ngại làm bài tập khơng hồn thành
các u cầu mà giáo viên giao. Vì thế tơi đã phát động phong trào “Đơi bạn cùng
tiến - Nhóm bạn học chăm” và phân công cụ thể học sinh trong lớp giúp đỡ bạn
theo khả năng của mỗi em ở từng mơn học. Ví dụ: Tơi đã phân cơng em Trang
một học sinh học tốt môn Tiếng Việt kèm cặp em Hiếu đọc và viết, em Trúc
hướng dẫn em Minh làm toán. Sau một thời gian kết quả học tập của các em
được nâng lên rõ rệt. Em Hiếu đã biết đọc, viết, biết làm các bài toán đơn giản.
Em Minh tiến bộ trong làm tốn và viết. Em Long tính tốn tốt, đọc thơng, viết
thạo.
Đặc biệt, tơi ln nhắc nhở và khích lệ học sinh trong lớp gần gũi với bạn,
thường xuyên rủ bạn chơi cùng, không may bạn mắc lỗi với mình cũng khơng
giận, khơng buồn. Tuyệt đối khơng được kỳ thị, xa lánh các bạn. Với giải pháp
này đã giúp các em đã tự tin hơn trong học tập, ngôn ngữ phát triển, mạnh dạn
13


hơn giao tiếp, có các kỹ năng cần thiết như: ra câu hỏi, giải quyết vấn đề…

Đôi bạn cùng tiến - Nhóm bạn học chăm
2.3.6. Giải pháp 6: Thực hiện tốt việc phối hợp với phụ huynh học sinh

trong công tác giáo dục học sinh tăng động giảm chú ý.
Giáo dục học sinh tăng động giảm chú ý không thể chỉ dựa vào giáo viên
chủ nhiệm và thực hiện ở trường trong khoảng thời gian nhất định mà cần phải
có sự phối hợp tốt giữa Gia đình – Nhà trường và Xã hội, phải tiến hành thường
xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi trong đó quan hệ Gia đình-Nhà trường đóng
vai trị then chốt.
Thực tế có một số phụ huynh do không hiểu biết về chứng tăng động,
giảm chú ý nên khi thấy con nghịch ngợm quá mức thì cho là con hiếu động,
thấy con không tập trung học tập, hay quên đồ dùng…thì cho là con mải chơi, lơ

đãng mà khơng biết con mình đã mắc phải chứng này. Chính vì thế điều đầu tiên
của việc phối hợp đó là tơi đã dùng tồn bộ hiểu biết của mình về hội chứng tăng
động giảm chú ý để trao đổi với cha mẹ học sinh, giúp họ hiểu rõ con mình và
cùng với giáo viên giúp đỡ, hướng dẫn các em học tập, vui chơi và lao động có
hiệu quả. Tôi đã trao đổi về những biểu hiện của các em ở trên lớp để phụ

huynh biết. Giúp gia đình có những hiểu biết về ngun nhân, dấu hiệu và
cách điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý của các em. Tư vấn cho gia
đình có kế hoạch cho các em đi test để biết được mức độ tăng động giảm
chú ý của con từ đó gia đình và cô giáo thống nhất phương pháp giáo dục
các em ở nhà và ở trường một cách có hiệu quả.
Tơi đã thuyết phục được gia đình tạo mọi điều kiện tốt nhất để con
em mình học tập, đồng thời nhắc nhở phụ huynh phải thường xuyên quan
14


tâm đến việc học của con em mình như: lập thời gian biểu cho con học ở
nhà một cách khoa học, hợp lý. Kiểm tra việc học và làm của con ở lớp
cũng như ở nhà, nhắc nhở con chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập trước khi
đến lớp, gần gũi lắng nghe những chia sẻ của con… Đối với tâm hồn non nớt
của trẻ, cha mẹ cần nhẹ nhàng khi con mắc lỗi, những lời khen ngợi, động viên
từ cha mẹ sẽ luôn tốt hơn những lời quát mắng, chỉ trích. Khi trẻ có những hành
vi khơng đúng, thay vì trách móc, cha mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh chỉ bảo nhẹ
nhàng, bảo ban đúng sai. Khi trẻ có những hành vi đúng đắn hoặc có những
thành tích trong học tập, cha mẹ hãy khen ngợi động viên trẻ. Khen thưởng là
một cách động viên tinh thần của trẻ hiệu quả, ảnh hưởng tích cực đến tâm lý
của trẻ. Hãy khen thưởng trẻ bằng đồ ăn, những trị chơi mà trẻ u thích…, các
phần thưởng nên được thay đổi thường xuyên để tránh sự nhàm chán . Tuy nhiên
các bậc phụ huynh cũng phải xây dựng và hình thành cho các em những thói
quen và ngun tắc trong sinh hoạt và hoc tập như: thói quen sinh hoạt và học

tập, tự giác tham gia làm việc nhà giúp đỡ bố me, giữ gìn đồ dung học tập, sách
vở…

Chính vì có sự phối hợp tốt giữa giáo viên và phụ huynh đã giúp cho
các em thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Các em khơng cịn qn sách
vở, đồ dùng học tập mỗi khi đến lớp, thực hiện học và làm bài đầy đủ, tự
giác học tập và tham gia các hoạt động tập thể và đã phần nào kiểm sốt
được hành vi, thái độ của mình.
2.3.7. Giải pháp 7: Phát huy vai trị của cơng tác thi đua khen thưởng.
Chẳng ai là khơng thích được khen ngợi, đặc biệt là với trẻ tăng động giảm
chú ý, điều này có ý nghĩa lớn trong việc giúp trẻ cải thiện hành vi, cảm xúc của
của các em. Bởi lẽ, trẻ tăng động thường khá tự ti và hay nghi ngờ năng lực của
bản thân, do đó nhận được những lời khen ngợi, động viên chính là lời “khẳng
định” cho những nỗ lực, cố gắng của trẻ. Vậy nên, khen ngợi đúng lúc, đúng chỗ
sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho trẻ: Tạo giá trị tinh thần to lớn cho trẻ,
thúc đẩy hành vi tích cực ở trẻ, sửa chữa hành vi không tốt, giúp trẻ thêm tự tin
hơn về bản thân. Được khen ngợi, tôn trọng là mong muốn của tất cả mọi người
kể cả những trẻ tăng động giảm chú ý. Một lời khen, một lời động viên đúng lúc,
đúng chỗ giống như “cơn mưa trên sa mạc”, khơng chỉ giúp trẻ thốt khỏi nỗi sợ
hãi, nghi ngờ bản thân, mà cịn giúp trẻ có thêm nhiều động lực để tiếp tục thực
hiện nhiều hành động tốt hơn nữa. Khen ngợi là phần thưởng tinh thần to lớn với
trẻ. Đối với trẻ, việc ghi nhận và khen thưởng những hành vi tốt là một điều hết
sức quan trọng. Trẻ ở lứa học sinh tiểu học chưa đủ vốn sống và kinh nghiệm để
phân biệt hành vi của các em là đúng hay sai, tốt hay chưa tốt. Vì vậy, cần có sự
ghi nhận và định hướng của người lớn. Khi được khen ngợi, trẻ chắc chắn hơn
15


với những hành vi và khả năng của mình. Từ đó, học sinh sẽ mạnh dạn, tự tin và
được củng cố niềm tin, có động lực phấn đấu hơn. Lời khen cịn giúp đẩy lùi

những hành vi khơng tốt. Điều này có nghĩa là, khi nhận được lời khen, trẻ sẽ tự
nhận thức rằng việc làm ngược lại chính là hành vi xấu. Nếu cư xử không tốt, trẻ
sẽ không được khen.Vì vậy đối với học sinh bị tăng động hay học sinh bình
thường đều rất cần những lời khen từ phía thầy cơ. Đối với các em tăng động,
được khen sẽ càng làm cho các em tự tin hơn. Trong giảng dạy tơi ln tìm ra
những ưu điểm dù rất nhỏ để khen các em, ví dụ như: khi các em có sự tiến bộ
khơng nghịch, khơng làm việc riêng trong giờ học, cuối buổi học cả lớp thưởng
cho bạn một tràng pháo tay, có khi tặng cho em một quyển vở một cái bút
khuyến khích động viên khi các em đã làm tốt bài tập của tiết học. Cuối tuần
sinh hoạt lớp tổ chức bình xét học sinh có nhiều tiến bộ trong học tập, thực hiện
tốt nề nếp nội quy cho các em găm hoa lên vườn hoa điểm tốt của lớp. Cứ như
vậy các em sẽ thấy tự tin hơn, hứng thú hơn khi học tập cũng như tham gia các
hoạt động khác.

Minh được thưởng vở
Long găm hoa lên vườn hoa điểm tốt
Việc khen ngợi trong học tập và vui chơi các em là cần thiết, nhưng khi các
em sai sót, mắc lỗi tơi nhắc nhở ngay để các em không tái phạm. Tuy nhiên khi
nhắc nhở các em cần phải khéo léo, nhẹ nhàng nhưng cũng cần rõ ràng và dứt
khoát, tạo cho các em cơ hội sửa chữa khuyết điểm, chẳng hạn như : Thay vì câu
nói mệnh lệnh “Con khơng được trêu chọc bạn, con khơng được nói chuyện, hãy
giữ trật tự… bằng cách giải thích: Trêu chọc bạn, nói chuyện… là khơng tốt, lần
sau con khơng nên làm vậy. Trong qua trình thực hiện tơi thấy các em đã có sự
16


thay đổi rõ rệt trong học tập và cải thiện hành vi.
2.4. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm
Qua một quá trình vận dụng những giải pháp trên, các em học sinh tăng
động ở lớp 2C do tôi chủ nhiệm đã có những chuyển biến rõ rệt. Các em có ý

thức trách nhiệm hơn trong thực hiện nhiệm vụ, không trêu chọc bạn, không tự
do đi lại trong lớp, biết lắng nghe và làm bài đầy đủ, kết quả học tập ngày càng
được cải thiện. Dưới đây là kết quả về sự chuyển biến về hành vi, thái độ, cũng
như kết quả học tâp của các em được kiểm tra qua từng tháng, từng kỳ.

STT
1

Họ và tên

Thái độ, hành vi

Kết quả học tập

Nguyễn Anh Minh - Không làm ồn ào mất - Biết làm toán, đọc, viết

2

Mai Nhật Long

3

Trịnh Trung Hiếu

trật tự trong giờ học.
- Tập trung chú ý khi
nghe cơ giảng bài.
- Biết chú ý chi tiết.
- Khơng cịn làm mất
đồ.

- Ít trêu chọc bạn.
- Hồn thành bài tập và
nhiệm vụ được giao.
- Khơng cịn chọc ghẹo
bạn bè.
- Chú ý nghe cơ giáo
giảng.
- Ít cựa quậy tay, chân
hoặc ngọ nguậy trên
ghế. Khơng cịn đứng
lên bỏ ghế lúc đang học
tập.
-Biết xin phép khi ra
ngồi.
- Biết hợp tác nhóm
với bạn bè.
-Ít quên hoặc mất đồ
dùng.
- Không xé sách vở, vẽ
bậy ra vở.
- Biết hoàn thành một

tốt hơn.
Kết quả học tập cuối học
kỳ 1 năm học 2020-2021:
Toán: 6
TV:6
Kết quả khảo sát tháng 3
năm học 2020-2021:
Tốn: 7

TV: 6
- Biết làm tốn.
-Viết ít sai chính tả.
- Đọc tốt.
Kết quả học tập cuối học
kỳ 1 năm học 2020-2021:
Toán: 6; TV:6
Kết quả khảo sát tháng 3
năm học 2020-2021:
Tốn: 8; TV: 7

- Biết làm các phép tính
đơn giản.
- Biết đọc, viết
Kết quả học tập cuối học
kỳ 1 năm học 2020-2021:
Toán: 5TV:5
Kết quả khảo sát tháng 3
17


số bài tập và việc được năm học 2020-2021:
giao.
Toán: 5; TV: 5
Không chỉ áp dụng riêng ở lớp, tôi đã chia sẻ kinh nghiệm của mình
cho các bạn đồng nghiệp trong trường cùng áp dụng và kết quả các em học sinh
tăng động, giảm chú ý ở các lớp có chiều hướng giảm đáng kể các hành vi, thái
độ tăng động, chú ý hơn trong học tập và thực hiện nhiệm được giao. Kết quả
học tập của các em được nâng lên rõ rệt, điều đó cho thấy “Một số giải pháp
giáo dục học sinh tăng động, giảm chú ý ở lớp 2C trường tiểu học Nga Yên”.

của tôi đã có hiệu quả nhất định, đưa chất lượng giáo dục của lớp, của nhà
trường ngày một nâng lên.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ những kết quả trên tôi nghĩ rằng đây không phải là thành quả của riêng
tôi mà là sự nỗ lực phấn đấu của học sinh, của phụ huynh, của đồng nghiệp và
sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu Nhà trường. Từ đó tơi nhận thấy rằng vai
trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Mỗi người thầy người cô
luôn giải quyết cơng việc bằng cái tâm của mình. Tơi thiết nghĩ mình phải ln
cơng tâm trước học sinh thì mới mong mang lại kết quả tốt. Muốn như vậy,
người giáo viên chủ nhiệm phải ln học hỏi và có hệ thống kiến thức vững
vàng, có kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục, có phẩm chất của một nhà giáo:
Tận tụy, tận tâm với nghề. Luôn là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Với
học sinh tăng động phải luôn nhẹ nhàng, kiên nhẫn, kiên trì thì mới mong mang
lại kết quả tốt.
2. Kiến nghị:
- Đối với cha mẹ học sinh:
Phải thường xuyên quan tâm đến các biểu hiện của con cái, trao đổi kịp
thời với giáo viên chủ nhiệm để cùng phối hợp giúp đỡ các em trong học tập
cũng như trong cuộc sống.
- Đối với Nhà trường:
Mua thêm tài liệu tham khảo về hội chứng tăng động giảm chú ý để giáo
viên có thêm tài liệu định hướng cho việc dạy học.
- Đối với phòng giáo dục, các cấp lãnh đạo:
Vì trong tồn huyện sẽ có nhiều trường có học sinh tăng động, giảm chú
ý, tự kỷ, trầm cảm nên phịng giáo dục có những buổi tổ chức các hội thảo về
công tác chủ nhiệm đối với học sinh tăng động để giáo viên trao đổi và học hỏi
lẫn nhau. Từ đó làm tốt hơn nữa cơng tác giáo dục.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc dạy học sinh tăng
18



động giảm chú ý trong trường học. Vì thời gian có hạn và kinh nghiệm chưa
nhiều nên rất mong các đồng nghiệp trong hội đồng khoa học góp ý để sáng kiến
kinh nghiệm được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Nga Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan kinh nghiệm này là
của mình, khơng sao chép của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Yến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1
2

3
4
5

Tên tài liệu tham khảo
Luật Giáo dục
Điều lệ trường Tiểu học

Tác giả - năm xuất bản
Luật số: 43/2019/QH14
Ban hành kèm theo Thông tư số
28/2020/TT-BGDĐT ngày 04

tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cẩm nang về chứng rối loạn tăng Ngụy Hữu Tâm-Nhà xuất bản y
động giảm chú ý
học-Năm 2015
Tham khảo Internet
Google
MODULE TH34: Công tác chủ Hà Nhật Thăng
nhiệm lớp ở trường Tiểu học

19


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Yến
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Nga Yên.

STT
1
2

TÊN ĐỀ TÀI SKKN

CẤP
PHÒNG;
SỞ ĐÁNH
GIÁ

- Phòng GD

Một số kinh nghiệm mở rộng
vốn từ cho học sinh lớp 2.
Một số kinh nghiệm giải tốn - Phịng GD
có lời văn lớp 2.

KẾT QUẢ
ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI
- B cấp huyện
- B cấp huyện

NĂM HỌC
ĐÁNH
GIÁ XẾP
LOẠI
2014-2015
2017-2018

20



×