Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở lớp 3b trường tiểu học quảng tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.18 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Ở LỚP 3B TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG TÂM

Người thực hiện: Lê Thị Nhị
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quảng Tâm
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm

THANH HOÁ NĂM 2016

1


1.MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Năm học 2015 - 2016 là năm học tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội
dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện
thực tế địa phương. Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn
kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội
dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo
dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, nhằm
đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước phát triển toàn diện về mọi mặt:
Đức - trí - thể - mĩ.
Như chúng ta đã biết, học sinh Tiểu học nằm trong lứa tuổi từ 6 - 13 tuổi, ý


thức của các em chưa bền vững. Với bản chất hiếu động, hay nghịch ngợm và
tâm lý trẻ còn ham chơi.
Vì thế công tác chủ nhiệm lớp có vị trí quan trọng trong hoạt động giáo dục
học sinh. Lớp học là môi trường để học sinh học tập, tu dưỡng, rèn luyện và phát
triển toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng rất lớn với học sinh
của lớp mình. Giáo viên chủ nhiệm có vị trí quan trọng trong việc giáo dục nhân
cách cho học sinh, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường, hội cha
mẹ học sinh quản lý toàn diện tập thể học sinh lớp mình phấn đấu theo mục tiêu
chung của nhà trường, của lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người lãnh đạo, tổ
chức, điều hành, kiểm tra mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp
mình phụ trách, là nhân vật trung tâm để hình thành nhân cách cho học sinh, là
cái cầu nối giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Vì vậy người giáo viên làm tốt
công tác chủ nhiệm lớp là góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Để giáo dục có hiệu quả thì giáo viên phải hiểu sâu sắc về các em, từ đó mới có
thể đặt ra được những tác động sư phạm thích hợp. K.Đ usinxki nói: “ Muốn
giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt”, do đó bất kỳ người
giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải tiến hành công việc đầu tiên là tìm hiểu
học sinh lớp mình phụ trách, xuất phát từ nhiệm vụ đó, người giáo viên Tiểu học
cần đề ra nhiệm vụ cụ thể cho mình, đó là làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

2


Học sinh với tư cách là đối tượng giáo dục đồng thời cũng là chủ thể giáo
dục. Để giáo dục học sinh có kết quả tốt, giáo dục phải hiểu các em một cách
đúng đắn, đầy đủ và cụ thể, từ đó lựa chọn những tác động sư phạm thích hợp.
Trái lại, thực tiễn giáo dục cho thấy, nếu không hiểu rõ học sinh thì những tác
động sư phạm được lựa chọn sẽ không phù hợp, do đó không cho kết quả mong
muốn mà thậm chí sẽ thất bại. Vì vậy giáo dục chủ nhiệm phải hiểu từng học

sinh một cách đầy đủ, chính xác về hoàn cảnh sống, những đặc điểm về thể chất,
sinh lý của từng học sinh; tâm lý; tính cách và những hành vi đạo đức của từng
học sinh.
Để giúp người giáo viên chủ nhiệm lớp nắm rõ hơn về vị trí, vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của GV chủ nhiệm lớp và kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm
lớp. Tôi tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác chủ nhiệm ở lớp 3B trường Tiểu học Quảng Tâm”.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
+ Để góp phần nâng cao chất lượng trong học tập của học sinh theo phương
hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường
hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Góp phần gây hứng thú học tập trong tất cả
các môn học cho học sinh, thì việc đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp cho
lớp chủ nhiệm đạt kết quả tốt nhằm mục đích để các em có môi trường học tập
ổn định, luôn mong muốn được đi học, giúp các em thân thiện với bạn bè và
giáo dục đạo đức cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
+ Ngoài ra công tác giáo dục có hiệu quả sẽ giúp các em trong học tập được
nâng cao song song với việc nâng cao nề nếp lớp học trong các giờ học. Nó giúp
các em nâng cao ý thức tự giác, chủ động phát huy vai trò tích cực của mình để
chiếm lĩnh tri thức, thông qua đó mà hình thành nhân cách, rèn luyện tư duy
sáng tạo cho học sinh trong học tập.
+ Nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi càng hiểu rõ hơn về vị trí, chức năng,
nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp và nội dung của công tác chủ nhiệm lớp.
Vận dụng tốt hơn vào thực tế giảng dạy và giáo dục.
+ Qua đề tài này tôi có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng
nghiệp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện cho học sinh.
3



+Tìm ra những giải pháp hợp lý trong việc nâng cao chất lượng công tác chủ
nhiệm lớp.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
+ Học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Quảng Tâm năm học 2015- 2016.
+ Tài liệu, sách báo, sách hướng dẫn, mạng Internet.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp thực nghiệm
+ Phương pháp so sánh, phân tích....

4


2.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1: Những vấn đề về cơ sở lý luận:
2.1.1.1 Vị trí Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp:
- Khác với các bậc học khác, giáo viên ở bậc tiểu học là “ông thầy tổng thể”
tạo ra sản phẩm trọn vẹn ít phụ thuộc vào các giáo viên khác. Mỗi giáo viên tiểu
học vừa phải dạy chính các môn học vừa phải phụ trách lớp, làm công tác chủ
nhiệm lớp. Người giáo viên phải vừa làm mẫu về cách học, cách tiếp cận lĩnh
hội nội dung học tập. Làm mẫu về lối sống, cách cư xử theo kiểu con người văn
minh hiện đại.
* GV chủ nhiệm lớp có bốn chức năng sau đây:
Chức năng thứ nhất: giáo viên chủ nhiệm lớp là người quản lí giáo dục toàn
diện cho học sinh một lớp: Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục toàn
diện, giáo viên chủ nhiệm phải có những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục

học và phải có hàng loạt kỹ năng sư phạm như: kỹ năng tiếp cận đối tượng học
sinh, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, kỹ năng đánh giá, kỹ năng lập kế
hoạch chủ nhiệm lớp và phải có nhạy cảm sư phạm để có dự đoán đúng, chính
xác sự phát triển nhân cách của học sinh… định hướng và giúp các em lường
trước những khó khăn, thuận lợi, vạch ra những dự định để chúng tự hoàn thiện
về mọi mặt.
Chức năng thứ hai của giáo viên chủ nhiệm là: tổ chức tập thể học sinh hoạt
động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi HS. Đây là chức năng
đặc trưng của giáo viên chủ nhiệm mà các giáo viên bộ môn khác không làm
chủ nhiệm lớp không thể có. Giáo viên chủ nhiệm lớp là cố vấn cho tập thể lớp.
Giáo viên chủ nhiệm lớp cần có năng lực dự báo chính xác khả năng của HS
trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh tự tổ chức các hoạt động đã được
kế hoạch hóa .
Chức năng thứ ba của giáo viên chủ nhiệm lớp: là cái cầu nối giữa tập thể học
sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp
các lực lượng giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt đầy đủ
nghị quyết, tư tưởng chỉ đạo của Ban giám hiệu tới học sinh lớp chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm là nhà quản lý, nhà sư phạm, đại diện cho Hiệu trưởng
truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người đại
5


diện cho quyền lợi chính đáng của HS trong lớp, bảo vệ học sinh về mọi mặt
một cách hợp lý, phản ánh với Hiệu trưởng, các giáo viên bộ môn, với gia đình
và đoàn thể trong và ngoài nhà trường về nguyện vọng chính đáng của HS.
Chức năng thứ tư của giáo viên chủ nhiệm là: Đánh giá khách quan kết quả rèn
luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp. Chức năng này có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng đối với quá trình học tập, rèn luyện, phát triển nhân cách của
mỗi học sinh vì sự đánh giá khách quan, chính xác, đúng mức là một điều kiện
để thầy trò điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch hoạt động cho cả lớp và mỗi thành

viên .Sau khi đánh giá, nhận định, cần vạch ra phương hướng, nêu những yêu
cầu với thái độ nghiêm túc, tôn trọng nhân cách học sinh và với tấm lòng thương
yêu các em như con mình. Để đánh giá khách quan, chính xác quá trình rèn
luyện của từng học sinh, giáo viên chủ nhiệm phải lấy ý kiến thông qua nhiều
kênh đánh giá như: tự đánh giá, tập thể tổ, lớp đánh giá, cha mẹ học sinh, một số
giáo viên bộ môn, anh chị phụ trách đội…
2.1.1.2: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp:
a. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm.
* Nắm vững mục tiêu giảng dạy của cấp học, lớp học và chương trình dạy
học của trường. Đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp chủ
nhiệm, có khả năng thực thi và đảm bảo hiệu quả giáo dục.
b. Tìm hiểu phân loại học sinh lớp chủ nhiệm về:
* Hoàn cảnh sống của từng học sinh.
* Những đặc điểm về thể chất, sinh lý của từng học sinh.
* Nắm vững tính cách, hành vi đạo đức, học lực, hạnh kiểm của từng HS.
c. Xây dựng tập thể học sinh tiểu học:
* Tổ chức “bộ máy tự quản” của lớp.
* Qui định rõ chức năng tự nhiệm vụ cho từng loại cán bộ tự quản.
* Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ tự quản.
* Xây dựng nề nếp học tập, hoạt động, tổ chức phong trào.
d. Tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện: Khác với giáo viên bộ
môn, GV chủ nhiệm phải tổ chức, quản lý, giáo dục học sinh trong tiết sinh hoạt
lớp hàng tuần, các tiết hoặc buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, buổi lao động
hàng tháng. Tham gia hoạt động chung của toàn trường như: chào cờ đầu tuần,

6


kỹ niệm ngày lễ, hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí,
múa hát sân trường, bảo vệ sức khỏe.

e. Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục
học sinh.
* Kết hợp với các lực lượng trong trường như: tổ chức Đoàn, Đội, phối hợp với
các giáo viên chủ nhiệm khác, phối kết hợp với ban giám hiệu nhà trường để
giáo dục học sinh.
* Giáo viên chủ nhiệm giúp HS hiểu từng giáo viên sẽ dạy ở lớp chủ nhiệm về
hoàn cảnh, trình độ, năng lực, tính cách để thiết lập quan hệ phối hợp trong giáo
dục. Ví dụ: giáo viên dạy bộ môn Âm nhạc, Mĩ thuật, tổng phụ trách, cán bộ văn
thư, y tế, bảo vệ ..
* Kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường như gia đình, chính quyền địa
phương và các tổ chức đoàn thể xã hội, tạo ra sự thống nhất, kết hợp tốt ba môi
trường giáo dục: Giáo dục Nhà trường - gia đình - xã hội.
* Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức liên kết toàn xã hội để xây dựng môi
trường sư phạm lành mạnh, thống nhất, thực hiện các mục tiêu, giáo dục học
sinh lớp chủ nhiệm.
g. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên chủ nhiệm phải tự hoàn
thiện phẩm chất nhân cách của người thầy giáo. Giáo viên chủ nhiệm luôn trau
dồi lòng yêu nghề, mến trẻ, yêu thương học sinh, quan tâm, gần gũi, giúp đỡ các
em trong quá trình học tập, rèn luyện. Thực hiện tốt khẩu hiệu: “Tất cả vì HS
thân yêu”. Giáo viên chủ nhiệm là tấm gương sáng mẫu mực cho học sinh noi
theo.
* Thực hiện nghĩa vụ công dân, các qui định của pháp luật, các quyết định của
Hiệu trưởng.
h. Mỗi giáo viên luôn không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm,
nhằm đổi mới công tác tổ chức giáo dục, dạy học, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện ở nhà trường.
I. Đánh giá kết quả học sinh: giáo viên chủ nhiệm lớp phải đánh giá học sinh lớp
mình thật chính xác, công bằng, khách quan song mang tính động viên, khích lệ
để tạo cho học sinh bầu không khí thoải mái, tự tin trong học tập và các em có
chí hướng phấn đấu.

2.2. Thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp:
7


2.2.1.: Tình hình địa phương: Xã Quảng Tâm có tổng diện tích gần 400 ha với
8282 khẩu. Là một xã vùng ven của thành phố Thanh Hóa, là một trong những
xã còn gặp nhiều khó khăn hơn so với trung tâm Thành phố, nhưng học sinh ở
đây rất hiếu học. Cán bộ và nhân dân địa phương rất quan tâm tới công tác xã
hội hoá giáo dục.
2.2.2: Tình hình nhà trường: Năm học 2015- 2016, trường có 638 học sinh.
Tổng số lớp là 19 lớp. Tổng số cán bộ giáo viên là 30. GV nhiệt tình trong công
tác và có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên (100 % ) trong đó 96,7% cán bộ
giáo viên trên chuẩn. Năm học 2015– 2016, nhà trường giữ vững các tiêu chí
của trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, trường có 15 giáo viên đạt giáo viên
giỏi cấp trường, giáo viên đạt giỏi cấp thành phố là 2 và giáo viên giỏi cấp tỉnh
là 1.
2.2.3:Tình hình của lớp 3B: Năm học 2015- 2016, lớp 3B có 35 học sinh trong
đó Nữ: 20 em, Nam 15 em. Các em ở rải rác tất cả các thôn như Thôn Tiến
Thành (3 em), Quang Trung (8 em), Thanh Kiên (2 em), Phú Quý (3em); Đình
Cường (1em ), chiến Thắng (5 em) Phúc Thọ (1em); Phố Môi (11em); Thanh
Tâm (1em). Nghề nghiệp chính của gia đình HS là gia đình làm nghề nông
nghiệp, một số gia đình buôn bán, và một số ít gia đình cán bộ công chức. Qua
tìm hiểu thực tế tình hình HS của lớp 3B tôi thấy:
- Về hoàn cảnh sống của học sinh: Có 33 HS được sống cùng với bố mẹ và gia
đình. Có 1 HS sống cùng với bà (em Nguyễn Phạm Đức Anh, Bố mẹ bỏ nhau,
bố đi làm xa, mẹ đi lấy chồng ); Có 1 HS sống cùng với ông bà, gia đình rất khó
khăn bố mẹ phải đi làm ăn xa (Em Trịnh Thị Huyền Trang); Có 2 HS mẹ bị
bệnh hiểm nghèo đã mất, điều kiện gia đình gặp rất nhiều khó khăn (em Lê Văn
Cao, Lê Khánh Huyền); Có 2 gia đình thuộc hộ nghèo của xã.
- Về những đặc điểm thể chất, tâm sinh lý của học sinh:

Nhìn chung học sinh có sức khoẻ bình thường, cao từ 1m 20cm đến 1m 39m,
nặng từ 20 kg đến 35kg.
Hầu hết học sinh của lớp thông minh, nhanh nhẹn trong học tập, lao động,
vui chơi, giao tiếp… nhưng vẫn có một số học sinh còn chậm chạp, lầm lì, ít nói
như em Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Văn Cường).
2.2.4: Kết quả đã đạt được - Năm học 2014 – 2015
- Về chất lượng giáo dục:
8


Cuối năm học 2014 - 2015, lớp có kết quả về như sau:
- Về kiến thức- kĩ năng: 100% học sinh hoàn thành.
- Về năng lực: 100% học sinh đạt.
- Về phẩm chất: 100% học sinh đạt.
- Học sinh hoàn thành tốt các môn học: 16 em = 45,8%
- Học sinh hoàn thành tốt một môn học:10 em = 28.6%
- Học sinh lên lớp: 35 em= 100%
Kết quả kiểm tra định kì cuối năm học 2014- 2015
Điểm
Môn Toán
Môn Tiếng Việt
9 + 10
17 em = 48,6 %
16 em = 45.8%
7+8
7 em = 20 %
11 em = 31.4%
5+6
11 em = 31,4 %
8 em = 22,8%

Dưới 5
0 em = 0%
0 em = 0%
- Về vở sạch chữ đẹp:
Với kết quả kiểm tra tháng 9 vào vở Toán lớp có kết quả như sau
Loại
Vở sạch
Loại A
35 em = 100 %
Loại B
0 em
Loại C
0 em
HS còn xếp loại VSCĐ loại C là:

Chữ đẹp
13 em = 37,2%
21 em = 60 %
1 em = 2,8 %

Xếp chung
13 em = 37.2%
21 em = 60 %
1 em = 2,8 %

STT
Họ và tên
Vở sạch
Chữ đẹp
Xếp chung

1
Đào Đình Quân
B
C
C
Nguyên nhân học yếu của những học sinh này là: Đây là những học sinh có
hoàn cảnh gia đình khó khăn đặc biệt hơn các học sinh khác như: Em Trang gia
đình rất khó khăn cả bố và mẹ đều đi làm ăn xa ở miền Nam, bản thân em Trang
tiếp thu bài rất chậm, khó nhớ lại nhanh quên …Vận dụng thực hành khó khăn.
Em Nguyễn Phạm Đức Anh về thể lực nhỏ nhất lớp, tính nết nhút nhát, ít nói,
lầm lì, bố mẹ bỏ nhau, bố đi làm xa, mẹ đi lấy chồng. Ở nhà em ít được ai kèm
cặp giúp đỡ thêm, bài tập hầu như em không hoàn thành, sách vở thiếu nhiều,
khả năng tính toán còn chậm, lại chưa tích cực học hỏi bạn bè, thầy cô. Em
Nguyễn Văn Cường còn lười học, chưa tích cực học bài và làm bài tập, chữ viết
còn sai nhiều lỗi chính tả, đọc còn nhỏ, chậm... Trách nhiệm của gia đình với
con cái chưa cao. Em Nguyễn Thị Ngân đọc còn chậm, phải đánh vần. Còn lại
các môn học khác nhìn chung các em tiếp thu bài tương đối tốt, nắm được nội
dung kiến thức của bài.

9


- Nguyên nhân vở sạch chữ đẹp em Đào Đình Quân xếp loại C là: Vở Toán của
em giữ vở chưa sạch, đồng bộ, trình bày chưa sạch đẹp, còn chữa đè, còn tẩy
xoá, các con số viết chưa đẹp, chưa đúng mẫu, chưa đúng độ cao và chưa đúng ô
ly. Môn Tiếng Việt em viết còn chưa đúng mẫu chữ, cỡ chữ, trình bày chưa sạch
đẹp.
2.3: Những giải pháp:
Khi nhận lớp chủ nhiệm, bản thân đã làm một số công việc như sau:
2.3.1: Tìm hiểu, phân loại học sinh của lớp:

2.3.1.1: Tìm hiểu hoàn cảnh sống của từng HS:
Để tìm hiểu hoàn cảnh sống của từng học sinh, tôi đã tiếp xúc với gia đình học
sinh, tìm hiểu học sinh qua học sinh khác trong lớp. Mỗi học sinh được sinh
trong một hoàn cảnh gia đình khác nhau. Tuổi tác, trình độ văn hoá, nghề
nghiệp, phẩm chất đạo đức của bố mẹ, gia đình đông con hay ít con, sự quan
tâm tới phương pháp GD con cái của bố mẹ; sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau
giữa các thành viên trong gia đình, điều kiện sinh hoạt vật chất (kinh tế đầy đủ
hay túng thiếu…), (có các phương tiện sinh hoạt văn hoá tinh thần, tình cảm gia
đình đầy đủ, ấm cúng hay thiếu thốn, tẻ nhạt, căng thẳng…), quan hệ của gia
đình (bố, mẹ) tốt hay không tốt đối với hàng xóm, láng giềng; tình hình an ninh
trật tự của địa phương, quan hệ bạn bè tốt hay xấu… Tất cả những điều kiện trên
đều có khả năng ảnh hưởng đến con trẻ. Bởi vậy, việc tìm hiểu, nắm vững gia
phong, gia cảnh, hoàn cảnh sống nói chung của từng học sinh là hết sức quan
trọng. Nó giúp giáo viên chủ nhiệm biết được nguyên nhân và những yếu tố tích
cực hoặc tiêu cực, những thuận lợi hay khó khăn đang tác động đến học sinh.
Đồng thời biết được phương pháp giáo dục của gia đình (tốt hay chưa tốt) để có
thể tham mưu, tư vấn và phối hợp với gia đình để lựa chọn phương pháp tác
động phù hợp.
2.3.1.2. Nắm vững những đặc điểm về thể chất, tâm sinh lý của từng HS.
Những đặc điểm về thể chất, sinh lý của HS là thể lực (chiều cao, cân
nặng…), sức khoẻ (khoẻ mạnh hay không, vóc dáng bình thường hay có khuyết
tật như: Kém mắt, kém tai…) nắm vững những đặc điểm này, GV chủ nhiệm sẽ
hướng sự quan tâm của cả lớp tới việc giúp những em khỏe phát huy mặt mạnh
(đảm nhận những công việc nặng nhọc, giúp đỡ những bạn yếu đau, bệnh tật),
đồng thời hướng sự quan tâm, thông cảm giúp đỡ của cả lớp tới những bạn
10


không bình thường, ưu tiên bạn kém mắt, kém tai ngồi ở vị trí thuận lợi nhất để
học có kết quả; thông cảm, gần gũi, giúp các bạn hoà nhập, nhằm hạn chế và xoá

bỏ mặc cảm về khuyết tật của mình, cùng nhau phấn đấu vươn tới mục tiêu
chung trong tình cảm đoàn kết thân ái của tập thể lớp.
Những đặc điểm về tâm lý học sinh đó là khả năng nhận thức, tư duy của
mỗi em (thông minh, nhanh nhẹn hay bình thường hoặc chậm) trong học tập, lao
động, vui chơi, giao tiếp, tác phong hoạt bát hay chậm chạp, hứng thú hoạt động,
sở thích, nhu cầu giao tiếp và tình cảm của mỗi em (thích giao tiếp, cởi mở hay
lầm lì, ưu tư… ); cẩn thận, chín chắn trong học tập, sinh hoạt hay cẩu thả, bồng
bột, hiền dịu hay nóng nảy… Việc nắm vững đặc điểm tâm lý của mỗi học sinh
giúp giáo viên chủ nhiệm lựa chọn và sử dụng phương pháp giáo dục cá biệt có
kết quả tốt.
2.3.1.3. Nắm vững tính cách và những hành vi đạo đức của từng học sinh.
Những tính cách và hành vi đạo đức của các em thể hiện ở tính chăm học
hay lười học, khiêm tốn hay ba hoa, trung thực hay giả dối, mạnh dạn hay nhút
nhát, nhân hậu vị tha hay ích kỷ với bè bạn và mọi người; có tính tự lập hay ỷ
lại, dựa dẫm vào người khác; biết tự trọng, có ý thức xây dựng, bảo vệ danh dự
bản thân và tập thể hay vô tổ chức kỷ luật; biết kính trên nhường dưới, tôn trọng
mọi người, tôn trọng pháp luật, tôn trọng bản thân hay sống buông thả, tuỳ tiện,
vô văn hoá. Đặc biệt cần quan tâm đến thái độ, cách ứng xử của học sinh đối với
các thành viên trong gia đình, đối với thầy, cô giáo và bạn bè đúng hay chưa
đúng với chuẩn mực xã hội; ở mỗi em có năng khiếu và sở thích gì.
Một điều không thể thiếu là tôi tìm hiểu qua hồ sơ lớp 1 và lớp 2, qua GV
chủ nhiệm lớp 1; 2,.. để nắm bắt tình hình qua phản hồi của cô giáo lớp 1 và lớp
2 để từ đó tôi lên kế hoạch cho lớp, phù hớp với kế hoạch năm học của nhà
trường.
2.3.2: Kiện toàn tổ chức lớp:
- Ngay từ đầu năm học, giáo viên phải xây dựng một đội ngũ cốt cán hợp lý,
chọn những học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, gương mẫu,
gần gũi bạn bè; thực hiện đầy đủ các nội quy của nhà trường, được các bạn trong
lớp khâm phục và tin cậy.


11


- Giáo viên cần kiên trì huấn luyện một học sinh có phong thái tự tin làm lớp
trưởng, lớp trưởng phải được cả lớp tin tưởng, phải hoàn thành tốt các môn học,
chăm ngoan và luôn nghiêm túc trong công việc mà cô giáo giao.
Cụ thể: “Bộ máy cán bộ lớp”gồm:
1 lớp trưởng phụ trách chung:
Em Vũ Tuấn Lộc.
1 lớp phó phụ trách văn –thể –mĩ: Em Nguyễn Ngọc Bảo Khanh.
1 lớp phó phụ trách học tập:
Em Lê Thị Như Quỳnh
3 tổ trưởng của 3 tổ: Tổ 1
Em Nguyễn Thị Quỳnh Như
Tổ 2 Em Vũ Văn Khoa.
Tổ 3 Em Viên Trần Tâm Anh
- Giáo viên giao trách nhiệm cho từng em để tạo ra một đội ngũ khép kín; các
trưởng bàn sẽ kiểm tra thành viên của bàn mình để thông báo cho tổ trưởng để tổ
trưởng nắm bắt con số báo cáo cho lớp trưởng. Lớp trưởng sẽ có nhiệm vụ điều
hành chung tất cả các hoạt động trong lớp và báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm.
Đội ngũ cốt cán sẽ chịu sự quản lý, kiểm tra, chỉ đạo của giáo viên thông qua
lớp trưởng cụ thể các nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm giao như sau:
Lớp trưởng có nhiệm vụ: Tổ chức, theo dõi, kiểm tra tất cả các hoạt động
của lớp. Nhận xét, đánh giá kết quả thi đua các mặt của lớp theo tuần, tháng, học
kỳ, năm học
* Ví dụ: HS phải xếp hàng ra vào lớp. Lớp trưởng là người điều động các bạn
sao cho thật nhanh ngay ngắn.
. Lớp phó văn – thể – mĩ có nhiệm vụ: Tổ chức, điều hành sinh hoạt 15 phút đầu
giờ, các buổi sinh hoạt tập múa, tập hát, các buổi tập thể dục, múa hát tập thể,
kiểm tra, nhắc nhở việc ăn mặc và vệ sinh cá nhân. Là nhân tố điển hình trong

các phong trào văn nghệ – thể dục thể thao.
Lớp phó học tập có nhiệm vụ: Tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập của
lớp, tổ chức, theo dõi, giúp đỡ các bạn học kém chưa hoàn thành bài ở các môn
học. Theo dõi kết quả “Hoa điểm Mười” của cả lớp trong từng buổi học, từng
tuần …báo cáo với lớp trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp.
* Ví dụ: Vào đầu giờ mỗi ngày, lớp phó học tập tập yêu cầu các bạn lấy sách
ra đọc bài, ôn lại những bài đã học trong tuần qua; hoặc ôn lại các bảng nhân
chia. Với những việc các em làm được giáo viên cần kịp thời khen thưởng,
tuyên dương nhằm nhân rộng điển hình trong lớp, giúp nhiều HS học hỏi theo.
12


Tổ trưởng có nhiệm vụ: Theo dõi và điều khiển các hoạt động của tổ, nắm
tình hình và động viên các bạn trong tổ hoàn thành nhiệm vụ của tổ, của lớp.
Giáo viên chủ nhiệm luôn có kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ lớp giúp
các em có nhận thức đúng nhiệm vụ được giao, nội dung và cách làm việc để
hoàn thành nhiệm vụ .. Sau mỗi tuần, giáo viên cần tổ chức những buổi sinh
hoạt lớp để nhận xét công việc trong tuần qua: Cả lớp cùng nhận xét các việc mà
lớp đã thực hiện, nhận xét được mặt tốt cần phát huy cho lớp trong thời gian tới.
2.3.3: Công tác giáo dục đạo đức: giáo dục đạo đức là nhiệm vụ hàng đầu rất
quan trọng của nhà trường, gia đình và xã hội. Đạo đức là yếu tố chi phối hoạt
động và giao lưu của con người. Giáo viên chủ nhiệm lớp cần giúp học sinh, tạo
mọi điều kiện để học sinh tham gia vào các hoạt động giao lưu có tính giáo dục
đạo đức. Tổ chức thi đua học tập, rèn luyện trong học sinh, có kiểm tra đánh giá,
tuyên dương, khen thưởng cá nhân có thành tích tốt. Tham gia và tổ chức hoạt
động theo chủ điểm của lớp, của trường, của liên đội và của địa phương.
Ví dụ: Tháng 8 : Mùa tựu trường
Tháng 9: Mái trường thân yêu.
Tháng 10: Vòng tay bạn bè.
Tháng 11: Biết ơn thầy cô.

Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn.
Tháng 1: Ngày tết quê em.
Tháng 2: Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
Tháng 3: Em yêu quý cô và mẹ.
Tháng 4: Hoà bình và hữu nghị.
Tháng 5: Kính yêu Bác Hồ.
Giáo viên phải dạy đủ các tiết học Đạo đức chính khoá, để các em có biểu
tượng, mẫu hành vi đạo đức, thói quen, chuẩn mực đạo đức đúng đắn để vận
dụng thực hành trong thực tế. Duy trì sinh hoạt sao, sinh hoạt lớp vào, thứ 6
hàng tuần và sinh hoạt 15 phút đầu giờ để nhận xét đánh giá, uốn nắn, nhắc nhở,
điều chỉnh, sửa sai những học sinh có biểu hiện sai, chưa đúng, chưa phù hợp …
Giáo viên xây dựng kế hoạch, lựa chọn biện pháp thực hiện hợp lý nhất để giúp
các em nâng bậc và hoàn thiện hơn. Giáo viên xuống thăm gia đình học sinh,
trao đổi với phụ huynh thời gian học ở trường để gia đình đưa con em đi học
đúng giờ. Động viên gia đình nhắc các em ăn mặc quần áo gọn gàng, vệ sinh cá
13


nhân sạch sẽ, nhắc nhở các em cẩn thận khi dùng sách vở, yêu cầu các em thực
hiện tốt An toàn giao thông, phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ngồi
sau xe mô tô, xe gắn máy.... Ban cán sự lớp luôn giúp đỡ, nhắc nhở các bạn để
các bạn vươn lên. Việc động viên khen thưởng- phê bình kịp thời, chính xác sẽ
tạo cho học sinh tính hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp cũng
như của nhà trường.
Tóm lại người giáo viên ngoài việc dạy chữ còn dạy người sao cho các
con trẻ thành những người có ích cho xã hội cho đất nước sau này.
2.3.4: Công tác giáo dục về học tập
Dưới sự chị đạo của Ban giám hiệu, Bộ phận chuyên môn khảo sát chất lượng
học sinh đầu năm, từ đó phân loại đối tượng học sinh có biện pháp giúp đỡ các
em. Giáo viên chủ nhiệm lớp cần thông qua tập thể lớp kế hoạch, nhiệm vụ chỉ

tiêu phấn đấu của lớp để các em xác định động cơ học tập đúng đắn, tích cực
học tập và rèn luyện đề hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh. Giáo viên
không những dạy cho các em những kiến thức mà còn dạy cho các em cách học,
tự giác tích cực học tập với động cơ đúng đắn và còn rèn luyện kỹ năng sống
cho các em thông qua các môn học. Bản thân tôi được dạy 2 buổi/ ngày nên có
điều kiện, thời gian để quan tâm, gần gũi học sinh, giúp đỡ học sinh hoàn thành
chậm trong giờ học, trước giờ vào học, trong giờ ra chơi, hoặc sau buổi học.
Giáo viên cho học sinh chuẩn bị đủ sách vở khi đến lớp. Góc học tập của mỗi
bạn luôn được quan tâm, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, khoa học dễ lấy.
- Giáo viên phải biết năng lực học tập của mỗi học sinh để từ đó phân các em
thành nhiều nhóm: Phân hoá theo đối tượng học sinh.Với em Nguyễn Văn
Cường; em Đào đình Quân giáo viên cho em ôn lại các kiến thức đã học, liên tục
thực hành kỹ năng nghe- nói- đọc- viết và làm tính giải toán. Động viên em
Phạm Nguyễn Đức Anh, em Trịnh Thị Huyền Trang chăm chỉ, vượt lên hoàn
cảnh để học tập tốt hơn.
Giáo viên phân công những học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập giúp đỡ,
kèm cặp bạn chưa hoàn thành trong phong trào thi đua “Đôi bạn cùng tiến” như:
Em Nguyễn Quỳnh Như giúp đỡ em Nguyễn Thị Ngân, em Lê Thị Như Quỳnh
giúp đỡ em Lê Văn Cường, Em Nguyễn Văn Khoa giúp đỡ em Trịnh Thị Huyền
Trang... Giáo viên đến lớp sớm để cùng kiểm tra và dò bài với các em. Công
việc này cần được kiểm tra thường xuyên vào đầu giờ học để có hiệu quả hơn .
14


Trong lớp có học sinh chưa học tốt, GV phải liên hệ với phụ huynh hoặc ghé
thăm gia đình để tìm hiểu nguyên nhân.
Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn giáo viên cần tìm hiểu tận tình: đến gia
đình thăm hỏi đồng thời đề ra biện pháp hỗ trợ giúp đỡ các em. Giáo viên phải
thường xuyên chấm, chữa bài đầy đủ để nắm được tình hình sức học của các em
kịp thời uốn nắn, giúp các các em thấy được lỗi của mình từ đó có hướng khắc

phục. Giáo viên cũng cần học hỏi phương pháp giảng dạy tích cực để giảng dạy
có hiệu quả. Trong quá trình dạy học, giáo viên là người điều khiển, tổ chức
hướng dẫn học sinh học tập; học sinh phải biết tự giác học tập để chiếm lĩnh
kiến thức. Vì vậy giáo viên phải biết áp dụng các hình thức học tập nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh.
Ví dụ: Trong phân môn tập đọc, phần tìm hiểu bài ta có thể tổ chức thành một
trò chơi (tôi đố, tôi đố – đố gì đố gì ?) Hoặc: để nhắc lại tên một bài đã học, ta
sử dụng trò chơi những ô chữ kì diệu. Hoặc: thi đua 3 tổ tiếp sức: viết số lên các
toa tàu hoả, tàu nào được điền số xong nhanh nhất thì tàu đó về đích trước …
GV sử dụng phương pháp: học mà chơi – chơi mà học, nhưng không vì thế mà
làm ảnh hưởng đến những lớp xung quanh. Giáo viên cần thể hiện sự nghiêm
khắc nhưng cũng phải biết kết hợp dạy học với các trò chơi. Tạo sự thân mật
giữa thầy và trò. GV vừa cứng rắn cương quyết vừa thể hiện tình cảm dịu dàng
yêu thương. Trong khi học các em phải đảm bảo trật tự, không phát biểu chung
cả lớp. Còn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi; không la lớn
không đập bàn, phải biết trao đổi hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ cô
giao... GV luôn ân cần chỉ bảo cho HS tạo không khí hài hoà để mối quan hệ
thầy trò được cải thiện, dễ gần … Cũng từ đó tạo bầu không khí thân thiện trong
học tập, và kích thích sự ham học của mỗi học sinh.
Tóm lại, giáo viên xây dựng tốt nề nếp học tập thì hiệu quả giảng dạy rất cao,
học sinh lĩnh hội đầy đủ những kiến thức.
2.3.5: Công tác lao động, vệ sinh – Trang trí lớp học:
Với phong trào thi đua: Xây dựng trường học luôn xanh - sạch - đẹp. Giáo viên
xây dựng kế hoạch lao động của lớp, tham gia chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, vệ
sinh trong ngoài lớp luôn sạch sẽ để có môi trường xanh - sạch - đẹp mỗi học
sinh phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.

15



Đối với vệ sinh cá nhân, giáo viên luôn nhắc nhở và hướng dẫn học sinh cách
ăn mặc, đầu tóc, quần áo gọn gàng phù hợp với từng mùa. Đối với vệ sinh lớp
học, giáo viên quy định chỗ để các vật dụng trong lớp phù hợp với không gian
của lớp học như: tủ, cây hoa, chậu nước, thùng rác, mũ nón …và trang trí lớp
học thân thiện.
Để làm tốt những công việc trên, giáo viên phân công cụ thể cho ban cán sự
lớp phụ trách, theo dõi, nhắc nhở các thành viên trong lớp thực hiện đúng quy
định của nhà trường cũng như của lớp đề ra. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm
phải sát sao kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, tuyên dương HS kịp thời.
2.3.6: Công tác vở sạch chữ đẹp: “Nét chữ nết người”. Công tác giữ vở sạch,
viết chữ đẹp luôn là công tác khó khăn vất vả và lâu dài trong cả quá trình. Đòi
hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp phải tỉ mỉ, cẩn thận từ việc chọn loại vở cho HS
(vở Hồng Hà chống loá 48 trang 4 ô li ) đến việc bọc bìa bằng giấy bóng cho
sạch sẽ, đẹp. Giáo viên nhắc nhở học sinh luôn giữ vở sạch, giở sách vở nhẹ
tay để sách vở bền đẹp, ngoài ra giáo viên còn giúp học sinh đóng lại vở, bọc lại
bìa, viết lại nhãn vở cho học sinh. Giáo viên hướng dẫn cách trình bày thứ ngày,
tên môn, tên bài, cách gạch chân, gạch hết môn, gạch hết ngày. Tỉ mỉ hơn là
cách sửa sai, sửa lỗi khi viết (viết sang bên cạnh) tránh viết chồng chéo, hay tẩy
xoá, gạch chéo… sẽ làm bẩn vở.
Giáo viên uốn nắn cách cầm bút, tư thế ngồi viết đúng trong tất cả các tiết
học. Đặc biệt là trong tiết Tập viết, Chính tả… giúp các em nắm vững cấu tạo,
cách viết, luật viết chính tả để các em viết đúng, viết đẹp. Cách viết mẫu và giải
thích của giáo viên là rất cần thiết. Giáo viên tuyệt đối không được bỏ qua bước
hướng dẫn mẫu. Khi học sinh viết trên bảng con nên hướng dẫn các em chọn
phấn Míc mềm và bảng con mới dễ ăn phấn. Giáo viên cần quan tâm, cầm tay
uốn nắn từng chữ mẫu, chữ khó với những học sinh viết còn sai mẫu chữ, cở chữ
và thế chữ, viết xấu. Vở Tập viết ô li hơi to nên HS rất khó viết chữ hoa, vì vậy
nên cho học sinh viết bằng bút chì 2B ruột mềm để dễ chỉnh sửa, khi thấy được
thì viết bằng bút kim chữ A. Để các em có thể học tập lẫn nhau, giáo viên xếp
bạn viết đẹp bên cạnh bạn viết chưa đẹp để các em bắt chước học tập nhau, thi

đua nhau. “Học thầy không tày học bạn”.
Ngoài ra giáo viên tư vấn cho học sinh, phụ huynh học sinh mua thêm vở
luyện viết chữ đẹp, vở thực hành luyện viết do Phòng giáo dục hướng dẫn giáo
16


viên cho các em luyện viết vào buổi học thứ hai (mỗi tuần một tiết). Hàng tuần,
hàng tháng giáo viên tổ chức cho học sinh thi viết chữ đẹp để học sinh tham gia,
chọn bài đẹp, bài có tiến bộ tuyên dương, lưu lại trưng bày ở góc học tập của
lớp. Với những phần thưởng nhỏ như: Bút chì, tẩy, thước, nhãn vở, vở ô li…
cũng động viên, khích lệ tinh thần vươn lên của các em. Để giúp những học sinh
mắt kém, tai kém, giáo viên sắp xếp thay đổi chỗ ngồi gần bảng, ở phía trên để
học sinh dễ nghe, dễ quan sát. Giáo viên cũng thay đổi chỗ ngồi học của cả lớp
giúp các em thay đổi tầm mắt, có điều kiện học tập ưu điểm của bạn mình. Cần
sắp xếp bàn ghế trong lớp cho phù hợp với chiều cao của học sinh.
2.3.7: Công tác Đội Sao - Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Trong trường tiểu học công tác Đội sao - Hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng
có vai trò quan trọng trong giáo dục học sinh phát triển toàn diện.
Thông qua hoạt động Đội Sao - Hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh sẽ củng
cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mĩ, tăng cường
thể chất, nhận thức xã hội và ý thức công dân, thêm yêu quê hương đất nước.
Giáo dục thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết và ý thức chủ động, mạnh dạn
trong các hoạt động tập thể. Rèn cho học sinh các kỹ năng tự quản hoạt động
ngoài giờ lên lớp, góp phần giáo dục tính tích cực của người công dân.
Hoạt động đội sao giúp các em học mà chơi, chơi mà học. Là môi trường vui
chơi bổ ích, tạo không khí vui vẻ sau giờ học căng thẳng. Ở trường tiểu học mỗi
thầy, cô giáo chủ nhiệm lớp là anh chị phụ trách Đội Sao của lớp. Giáo viên chủ
nhiệm có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo HS trong lớp thực hiện theo kế hoạch
hoạt động của Liên đội, của Hội đồng đội Thành Phố.Giáo viên chủ nhiệm xây
dựng kế hoạch và đưa ra những giải pháp phù hợp với hoạt động ngoài giờ lên

lớp theo chủ điểm giáo dục của nhà trường như:
+ Truyền thống nhà trường (Tháng 9, 10)- Giáo viên tổ chức các buổi sinh hoạt,
nói chuyện, giới thiệu, tìm hiểu về truyền thống nhà trường.
+ Biết ơn thầy cô giáo (Tháng 11)- Giáo viên tập các tiết mục văn nghệ về chủ
điểm, cùng học sinh trang trí, trưng bày sản phẩm học sinh môn Thủ công vào
20 - 11.
+ Uống nước nhớ nguồn (Tháng 12)- Giáo viên tổ chức tập luyện đội hình đội
ngũ, thể dục thể thao vui múa tập thể, tập cờ vua, cầu lông, tham gia thi chỉ huy
đội sao giỏi.
17


+ Ngày tết quê em; Em yêu tổ quốc Việt Nam (Tháng 1, 2)- Giáo viên cho HS
tìm hiểu các truyền thống văn hoá dân tộc qua các buổi nói chuyện, sưu tầm
tranh ảnh … có nội dung về truyền thống văn hoá dân tộc.
+ Yêu quý mẹ và cô giáo (Tháng 3) Thi viết những bài thơ hay tặng mẹ và cô.
+ Hoà bình hữu nghị (Tháng 4)- Giáo viên tập cho học sinh các bài hát về chủ
đề như: Trái đất xanh, em yêu hoà bình…
+ Kính yêu Bác Hồ (Tháng 5)- Giáo viên hướng dẫn HS tập luyện để tham gia
hội thi “ Kể chuyện về Bác Hồ” và hội thi “Phụ trách Sao giỏi”.
+ Hoạt động hè (Tháng 6, 7, 8)- Giáo viên lập danh sách học sinh tham gia sinh
hoạt hè ở từng thôn vào tháng 6,7. Giáo viên chủ nhiệm tập luyện nghi thức đội
chuẩn bị cho khai giảng năm học mới vào tháng 8.
GV chủ nhiệm lớp xây dựng nhân tố tích cực trong các phong trào văn nghệThể dục thể thao- Kể chuyện về Bác Hồ… Tham gia tốt các phong trào thi đua
do đội sao nhà trường tổ chức. Duy trì sinh hoạt Sao nhi đồng vào thứ 2 hàng
tuần và hoạt động ngoài giờ lên lớp vào thứ 5 các tuần đảm bảo 4 tiết/1 tháng.
2.3.8: Công tác phối kết hợp các lực lượng giáo viên:
Kết quả giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm không chỉ phụ thuộc vào sự
thống nhất tác động sư phạm của các lực lượng giáo dục trong nhà trường mà
còn phụ thuộc vào sự thống nhất tác động giáo dục của các lực lượng giáo dục ở

ngoài nhà trường như: gia đình, chính quyền địa phương và các tổ chức, đoàn
thể xã hội … Đặc biệt là giữ mối liên kết với gia đình.
Gia đình là môi trường giáo dục - lực lượng giáo dục đầu tiên, ảnh hưởng
đến mỗi trẻ- trước hết là ảnh hưởng của cha mẹ một cách sâu sắc. Vì vậy giáo
dục gia đình đã trở thành một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp GD trẻ em.
Giáo viên chủ nhiệm giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ chủ trương, kế hoạch phấn
đấu của lớp.
Thống nhất về yêu cầu, nội dung, biện pháp GD. Gia đình tạo mọi điều kiện
cần thiết để HS học tập, rèn luyện ở nhà theo mục tiêu GD của nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện tốt các buổi họp phụ huynh học sinh vào
đầu năm học, cuối học kỳ 1 và cuối năm học.
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên tục thông báo kết quả học tập, rèn
luyện của học sinh trong tháng vào sổ liên lạc điện tử gửi về gia đình và ngược
lại gia đình cũng thông tin kịp thời cho giáo viên chủ nhiệm về tinh thần học tập,
18


lao động, tư tưởng, hành vi của con em mình ở gia đình, xã hội … Giúp giáo
viên chủ nhiệm có những biện pháp tác động phù hợp, động viên, khuyến khích,
nhắc nhở, uốn nắn, sửa sai cho học sinh kịp thời.
Giáo viên chủ nhiệm phát huy vai trò của ban chấp hành Hội phụ huynh học
sinh cùng với nhà trường chăm lo xây dựng cơ sở vật chất để GD con em.
Giáo viên chủ nhiệm cần đến thăm gia đình HS để hiểu rõ hoàn cảnh gia đình,
góp ý, trao đổi, đề nghị gia đình cùng với giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt
công tác giáo dục toàn diện học sinh. Khi có trường hợp cần thiết có thể mời cha
mẹ HS đến trường trao đổi trực tiếp hoặc liên lạc qua điện thoại, thư từ…
Ngoài ra Giáo viên chủ nhiệm cần liên kết với chính quyền địa phương và các
tổ chức đoàn thể xã hội…trong thôn xóm, trong xã. Cùng tham gia, cùng có
trách nhiệm trong quá trình giáo dục học sinh phát triển toàn diện.
2.4 Kết quả đạt được:

2.4.1 Về chất lượng giáo dục
Với những giải pháp nêu trên cuối học kỳ 1 lớp 3B đạt kết quả như sau:
- Về kiến thức- kĩ năng: 100% học sinh hoàn thành.
- Về năng lực: 100% học sinh đạt.
- Về phẩm chất: 100% học sinh đạt.
- Học sinh hoàn thành tốt các môn học: 24 em = 68,5%
- Học sinh hoàn thành tốt một môn học: 5 em = 14,2%
Kết quả kiểm tra định kì cuối học kỳ 1 lớp 3B đạt được kết quả như sau:
Điểm
Môn Toán
Môn Tiếng Việt
9 + 10
26 em = 74,3 %
26 em = 74,3 %
7+8
2 em = 5,7 %
6 em = 17,2 %
5+6
7 em = 20 %
3 em = 8,5 %
Dưới 5
0 em
0 em
Với kết quả trên ta thấy lực học của các em có rất nhiều cố gắng, chất lượng
điểm 9+10 cao, (môn Toán và Tiếng Việt có tới 74,3%). Đây là kết quả cao do
sự nỗ lực phấn đấu, cố gắng vươn lên của học sinh. Sự chỉ đạo, quan tâm, giúp
đỡ của giáo viên chủ nhiệm lớp nên cả lớp không còn học sinh chưa hoàn thành.
Tình hình chung của lớp càng có tiến bộ, đáng chú ý là kết quả giữa học kỳ 2
như sau: Đa số các em có sự tiến bộ rõ rệt, chất lượng học sinh hoàn thành tốt
các môn học được nâng lên đáng kể, em Nguyễn Thị Ngân từ HS đầu năm học

môn tiếng việt còn hạn chế, đọc còn chậm, chữ viết xấu, một số tiết Tập làm
văn, Luyện từ và câu còn chưa hoàn thành thế mà giữa học kỳ 2 em đọc tương
19


đối thành thạo, đã hoàn thành được các phân môn tiếng việt giữa kỳ 2 và tiến bộ
nhất là vở sạch chữ đẹp em đã đạt loại A. Em Đào Đình Quân, em Nguyễn Văn
Cường từ HS chữ viết còn chưa đúng mẫu, cở và thế chữ, giải toán có lời văn
còn chậm, tính còn sai nhiều đến nay các em đã nổ lực vươn lên với kết quả
đáng khen ngợi, đáng tuyên dương. Để có được thành tích như vậy là nhờ cần cù
chịu khó học tập, sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, gia đình, sự kiên trì, lòng nhiệt
tình dạy bảo của giáo viên chủ nhiệm lớp. Thật vui khi công sức của thầy cô
được các em đền đáp lại bằng kết quả học tập, tu dưỡng, rèn luyện ngày một
nâng cao Đối với các môn học còn lại các em đều nắm được nội dung kiến thức
của từng bài học, biết vận dụng các kiến thức vào cuộc sống ( như môn học thủ
công , …..).
2.4.2: Về lao động, vệ sinh- Trang trí lớp học:
Với học sinh tiểu học, lại là HS lớp ba.Vấn đề lao động không đặt ra yều cầu
cao mà mới ở khả năng lao động tuỳ sức của mình. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.
Các em đã góp phần trồng và chăm sóc bồn hoa, cây cảnh. Thường xuyên tưới
nước, nhặt lá, nhổ cỏ …cho bồn hoa của lớp phụ trách, bảo vệ, giữ gìn các bồn
hoa, cây cảnh trong trường. Không có học sinh vi phạm hái hoa, bẻ cành hay
giẫm vào bồn hoa, cây cảnh…
Lớp học luôn được giữ gìn vệ sinh, quét dọn sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn,
thẳng hàng, các vận dụng khác trong lớp để đúng quy định, gọn gàng, đẹp mắt.
Vệ sinh cá nhân luôn đảm bảo sạch sẽ, duy trì ăn mặc đồng phục vào thứ 2, chào
cờ đầu tuần và các ngày lễ…
- Trang trí: lớp tôi đạt giải nhất cấp trường trong đợt thi trang trí lớp học.
2.4.3 Về vở sạch chữ đẹp :
Qua kiểm tra cuối kỳ 1, lớp 3B có kết quả như sau:

Loại
Vở sạch
Chữ đẹp
Xếp loại chung
Loại A
35 em = 100 % 15 em = 42,9 % 15 em = 42,9 %
Loại B
20 em = 57,1 % 20 em = 57,1 %
Loại C
0 em
0 em
Với kết quả về vở sạch chữ đẹp, vở xếp loại A thì đảm bảo chỉ tiêu đề ra,
lớp đạt lớp có phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp của nhà trường. Nhưng bên
cạnh đó vãn còn nhiều học sinh vở xếp loại B. Nên giáo viên chủ nhiệm tiếp tục
kèm cặp, giúp đỡ để em viết đúng và cẩn thận hơn. Để cuối học kỳ II có nhiều
học sinh đạt vở loại A hơn nữa.
Qua kiểm tra giữa học kì 2, lớp 3B có kết quả như sau:
Loại
Vở sạch
Chữ đẹp
Xếp loại chung
Loại A
35 em = 100 % 22 em = 62.8 % 22 em = 62.8 %
20


Loại B
13 em = 37.2 % 13 em = 37.2 %
Loại C
0 em

0 em
Với kết quả về vở sạch chữ đẹp được xếp ở giữa học kì 2, lớp đã có nhiều
em đạt loại A. Đó cũng là nguồn động viên khích lệ cho những bạn đang ở loại
B cố gắng. Phong trào “Đôi bạn cùng tiến” đã được nhiều nhóm hưởng ứng
tham gia tích cực. Các em đã không những thi viết đúng, viết đẹp mà nhiều bạn
còn thi nhau viết chữ sáng tạo.
Qua đoàn kiểm tra VSCĐ cấp thành phố vào cuối tháng 3 năm học 2015- 2016
lớp 3B có kết quả như sau:
Loại
Vở sạch
Chữ đẹp
Xếp loại chung
Loại A
35 em = 100 % 28 em = 80 %
28 em = 80 %
Loại B
7 em = 20 %
7 em = 20 %
Loại C
0 em
0 em
2.4.4: Công tác Đội Sao-Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Phong trào Đội Sao - Hoạt động ngoài giờ lên lớp của lớp 3B được đánh giá
cao, luôn tham gia đầy đủ các hoạt động, các phong trào thi đua do Đoàn Đội,
nhà trường tổ chức. Cuối học kỳ 1 lớp 3B được xếp lớp có công tác Đội Sao tốt
xếp thứ 2/ 19 lớp. Duy trì sinh hoạt ngoài giờ lên lớp đầy đủ có chất lượng như:
Đạt giải nhì trong đợt thi đua văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 2011, đạt giải nhất về trang trí lớp học về sản phẩm học sinh học trong cuộc thi
vào 20 tháng 11. Đạt giải nhì trong đợt thi đá bóng và giải nhì kéo co cấp trường
vào đợt thi đua chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22
tháng 12 và đến nay cuối tháng 3 được đoàn kiểm tra vở sạch chữ đẹp cấp thành

phố xếp thứ 3/ 19 lớp đạt lớp vở sạch chữ đẹp với chất lượng tương đối
cao.Tham gia tốt công tác từ thiện như ủng hộ đồng bào bị bão lụt, nạn nhân bị
chất độc da cam, ủng hộ: “Tết vì người nghèo” mua tăm ủng hộ Hội người mù
Thành phố Thanh Hóa …

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Những kết luận về vấn đề nghiên cứu:
Để đảm bảo công tác giáo dục toàn diện được tốt, người giáo viên chủ nhiệm
phải quan tâm tới tất cả các mặt Đức, trí, lao, thể, mĩ …Vì vậy giáo viên cần
21


phải có lòng say mê, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, không ngừng học tập, tự bồi
dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, học hỏi bạn bè đồng
nghiệp, đúc rút kinh nghiệm để tự hoàn thiện mình. Thầy cô là tấm gương sáng
cho học sinh noi theo. Để làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, người giáo
viên cần hiểu rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cách tổ chức, lập kế hoạch hoạt
động của lớp chủ nhiệm.Với đặc điểm học sinh của lớp, hoàn cảnh gia đình học
sinh, tình hình kinh tế, chính trị… ở địa phương khác nhau mà giáo viên chủ
nhiệm lớp xây dựng nội dung, biện pháp thực hiện phù hợp với điều kiện đối
tượng học sinh lớp mình. Với lớp 3 dạy kiến thức không nhiều, không cao và
không khó như lớp 4, 5 nhưng điều quan trọng là hình thành cho các em kỹ
năng, thói quen, ý thức học tập, tinh thần tự giác, tích cực trong mọi hoạt động,
mọi lĩnh vực…để các em phát triển một cách toàn diện. Vì thế đã có câu: “Dạy
chữ không khó mà dạy làm người mới khó”. “Trẻ em hôm nay thế giới ngày
mai”.
Tôi mong rằng các thầy cô giáo tiểu học - đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp
cần khắc phục những khó khăn thiếu thốn trước mắt mà hết lòng chăm lo, tận
tụy với công tác giáo dục, nhiệt tình, tích cực công tác, yêu nghề mến trẻ, yêu
công việc trồng người mà mình đã lựa chọn, góp phần đào tạo, giáo viên thế hệ

trẻ có ích cho xã hội - thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.
Qua những kinh nghiệm đã rút ra, tôi thấy học sinh ngoan hơn, biết cách ứng
xử vào các tình huống hằng ngày một cách hợp lí, góp phần nâng cao chất lượng
và hiệu quả của dạy học và giáo dục toàn diện học sinh đồng thời phát huy tính
tích cực, chủ động và sáng tạo ở học sinh Tiểu học.
Công tác chủ nhiệm bắt đầu từ tháng 8 nhận lớp, nhận hồ sơ của lớp trước đến
hết tháng 8 sau nghỉ hè, hoàn thành ghi nhận đánh giá kết về các lớp của học
sinh, kế hoạch rèn luyện học sinh trong hè. Bàn giao lớp cho giáo viên chủ
nhiệm lớp trên. Tuy nhiên ở đề tài này tôi chỉ nghiên cứu, nhận xét, đánh giá đến
hết tháng 3, hết giữa học kỳ 2. Với khả năng bản thân có hạn, tôi mong muốn
bạn đọc sẽ góp ý để đề tài của tôi hoàn thiện hơn, có kết quả cao hơn.
3.2 Kiến nghị
- Cần có những buổi tọa đàm về công tác chủ nhiệm lớp để giáo viên học hỏi
rút kinh nghiệm đồng nghiệp cấp trường.
- Tổ chức thi giáo viên với công tác chủ nhiệm lớp cấp trường, cấp huyện
như hội thi giáo viên giỏi, tổng phụ trách đội giỏi.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
NHÀ TRƯỜNG

Thanh Hóa, ngày 2 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
22


không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Nhị

23



TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1, Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông- Nhà xuất bản giáo
dục- Năm 2004.
2, Báo cáo tổng kết năm học 2014 - 2015 của nhà trường.
3, Kế hoạch năm học 2015 – 2016 của nhà trường.
4, Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên chu kì III – Tập 2.
5, Một số Tạp chí GD Tiểu học.

24


MỤC LỤC

TRANG

1.MỞ ĐẦU.........................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................2
1.2 Mục đích nghiên cứu.............................................................................2
1.3 Đối tượng nghiên cứu............................................................................3
1.4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................3
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..........................4
2.1 Cơ sở lý luận......................................................................................... 4
2.1.1: Những vấn đề về cơ sở lý luận: ................................................. 4, 5
2.2:

Thùc

tr¹ng




c«ng

t¸c

chñ

nhiÖm

líp ..............................................6, 7, 8
2.3:

Nh÷ng

gi¶i

ph¸p...................................................................................9
2.3.1: Tìm hiểu, phân loại HS của lớp: .......................................................9
2.3.2: Kiện toàn tổ chức lớp: .....................................................................10, 11
2.3.3: Công tác GD đạo đức:..................................................................... 12
2.3.4: Công tác GD về học tập: ................................................................

13

2.3.5: Công tác lao động, vệ sinh- Trang trí lớp..........................................14, 15
2.3.6: Công tác vở sạch chữ đẹp: ............................................................

15


2.3.7: Công tác Đội Sao - Hoạt động ngoài giờ lên lớp: ..........................

16

2.3.8: Công tác phối kết hợp các lực lượng GD: ...........................................17
.2.4 Kết quả đạt được: ....................................................................................18
2.4.1: Về chất lượng giáo dục.........................................................................18
2.4.2: Về lao động, vệ sinh- Trang trí lớp.......................................................19
2.4.3: Về vở sạch – chữ đẹp..........................................................................19, 20
2.4.4: Công tác đội sao- Hoạt động ngoài giờ lên lớp....................................20
3.KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ...................................21
3.1 Những kết luận về vấn đề nghiên cứu......................................................21
3.2 Kiến nghị.............................................................................................21, 22.
25


×