Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GD&ĐT CẨM THỦY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3

Người thực hiện: Hồng Thị Huyền Trang
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường Tiểu học Cẩm Bình 1
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Tự nhiên xã hội

THANH HỐ NĂM 2021


MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang

1

1. Mở đầu

1

2



1.1. Lí do chọn đề tài

1

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu

1

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1

7

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2

8


2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2

9

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng giải pháp

3

10

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

4

11

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

16

12

3. Kết luận, kiến nghị

17

13


3.1. Kết luận

17

14

3.2. Kiến nghị

18

2


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong chương trình Tiểu học, cùng với Tốn, Tiếng Việt, mơn Tự nhiên và
xã hội có một vị trí rất quan trọng, cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản
ban đầu về các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội trong mối quan hệ đời sống
thực tế của con người. Từ đó góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển
năng lực nhận thức, năng lực tìm tịi, khám phá mối quan hệ giữa các sự vật,
hiện tượng và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Tuy vậy, hiện nay việc dạy học nâng cao chất lượng môn Tự nhiên và xã
hội chưa được chú trọng nhiều. Nhiều giáo viên tập trung chủ yếu vào mơn Tốn
và Tiếng Việt nên việc đầu tư, tìm tịi các phương pháp dạy học tạo hứng thú học
tập cho học sinh còn hạn chế. Chính vì thế giờ học Tự nhiên và xã hội cịn nhàm
chán, chưa phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Là một giáo viên, giảng dạy ở khối lớp 3, tôi luôn trăn trở đổi mới phương
pháp dạy học trong mơn Tự nhiên và xã hội, tìm phương pháp tối ưu để giảng
dạy có hiệu quả, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các em để giờ học thêm

sinh động, giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trị chơi
có nội dung lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em nhằm khơi
dậy hứng thú, niềm say mê học tập, kích thích tính độc lập, chủ động, sáng tạo.
Chính vì thế tơi chọn đề tài: “ Sử dụng phương pháp trị chơi trong dạy học
môn Tự nhiên và xã hội lớp 3” nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Với đề tài tài này, tôi sẽ nghiên cứu cách sử dụng các phương pháp trò
chơi sao cho hiệu quả, đạt được mức tối ưu nhất. Giúp các em say mê học tập
và chiếm lĩnh được các kiến thức bổ ích ứng dụng vào bản thân và đời sống
xung quanh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thực trạng về khả năng học tập, tiếp thu bài của học sinh lớp 3
đối với môn Tự nhiên và xã hội, biện pháp nghiên cứu nhằm mục đích sử dụng
các phương pháp trị chơi trong dạy học mơn Tự nhiên và xã hội, giúp học sinh
tích cực học tập và chất lượng môn học được nâng cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các phương pháp trò chơi học tập.
- Nội dung chương trình mơn tự nhiên xã hội lớp 3.
- Học sinh lớp 3B trường Tiểu học Cẩm Bình 1 năm học 2019 -2020.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tôi đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng học tập, tiếp thu kiến thức của
học sinh trước khi vận dụng sáng kiến.
- Phương pháp quan sát: Quan sát đối tượng học sinh trong quá trình học tập,
khả năng tiếp thu và hiểu bài môn Tự nhiên và xã hội.
3


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu các tài liệu về các phương
pháp trò chơi học tập.

2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Tầm quan trọng của môn Tự nhiên và xã hội
Môn Tự nhiên và xã hội là một trong những mơn học chiếm vị trí quan
trọng trong hệ thống các môn học ở bậc tiểu học. Ở các lớp 1, 2, 3 môn tự nhiên
và xã hội cung cấp những kiến thức cơ bản và đặt nền móng ban đầu cho học
sinh để học tập tốt môn Khoa học ở lớp 4, 5. Học sinh bước đầu được tìm hiểu
và khám phá những kiến thức xung quanh mình về các sự vật, hiện tượng tự
nhiên, xã hội, những bài học về sức khỏe giúp học sinh ý thức hơn về việc bảo
vệ bản thân và vận dụng tốt vào đời sống. Trong chương trình mơn tự nhiên và
xã hội lớp 3 được chia thành các chủ đề về con người và sức khỏe, xã hội, tự
nhiên. Xun suốt trong q trình học, học sinh sẽ thơng qua hệ thống các hình
ảnh và bên cạnh đó là các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh muốn
chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả cần tích cực thực hiện tốt các lệnh và có ý
thức tìm tịi, hứng thú tìm hiểu và biết cách ứng dụng vào đời sống. Để làm
được điều đó, quan trọng nhất học sinh phải có hứng thú trong q trình học tập
và u thích mơn học, u thích khám phá thế giới xung quanh.
2.1.2. Trò chơi học tập
Trò chơi học tập đang dần trở thành một trong những yếu tố quan trọng
trong một tiết học, giúp học sinh u thích mơn học hơn. Học sinh tiểu học đang
ở độ tuổi vừa chơi, vừa học, khả năng tập trung của các em chưa cao, đặc biệt là
đối với các lứa tuổi lớp 1, 2, 3. Bên cạnh hoạt động chính là học thì nhu cầu
được chơi cịn cao. Để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy, giáo viên cần chú
ý áp dụng biện pháp “học mà chơi, chơi mà học”. Một tiết học lí thú và sơi động
sẽ tốt hơn một tiết học yên lặng và nhàm chán, sự tương tác giữa học sinh với
học sinh, giữa giáo viên với học sinh chưa cao. Trong một tiết học các em sẽ dễ
dàng bị thu hút bởi những trò chơi học tập do cơ giáo tổ chức. Vậy trị chơi học
tập là gì?
Trị chơi học tập là một phương pháp dạy học kết hợp giữa hoạt động vui
chơi, giải trí gắn liền với nội dung bài học mà giáo viên muốn truyền tải đến học

sinh. Trò chơi học tập giúp học sinh có hứng thú hơn với những kiến thức trong
sách giáo khoa. Kích thích khả năng tìm tịi, sáng tạo, khả năng tiếp thu của học
sinh. Ở một số trò chơi, học sinh còn được vận động, di chuyển ngay trong lớp
học, tạo nên sự năng động, tránh mệt mỏi và nhàm chán khi học.
Hiện nay, việc sử dụng trò chơi học tập vào trong giảng dạy đang dần
được chú ý và phổ biến hơn. Tuy nhiên, đối với môn Tự nhiên và xã hội còn
nhiều hạn chế. Nhiều giáo viên đang cịn tâm lí đây là khơng là mơn học chính
nên mức độ chú trọng đến mơn học này là chưa cao. Chính ví thế, giáo viên cần
chú trọng hơn về việc tìm tịi và sáng tạo các trị chơi học tập cũng như vận dụng
có hiệu quả trong giảng dạy.
4


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng giải pháp
2.2.1. Thuận lợi:
- Nhà trường đã quán triệt, triển khai đầy đủ chuyên đề thực hiện phương
pháp dạy học tích cực, trong đó có phương pháp tổ chức trị chơi. Bản thân giáo
viên đã quan tâm đổi mới phương pháp dạy học, tích cực hóa trong dạy học,
cũng như nghiên cứu các biện pháp, kỹ thuật dạy học để nâng cao hiệu quả
giảng dạy đặc biệt là phương pháp tổ chức trị chơi.
2.2.2. Khó khăn:
- Việc tổ chức trị chơi học tập trong các tiết dạy Tự nhiên và xã hội chưa
được thường xuyên, liên tục hàng ngày. Giáo viên còn lúng túng trong việc thiết
kế trò chơi, các trò chơi cịn đơn điệu, hình thức tổ chức trị chơi chưa hấp dẫn
nên đôi khi chưa thu hút được tất cả học sinh cùng chơi, chưa tạo nên hứng thú
cho học sinh. Do đó, học sinh chưa chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức, chưa
nắm vững kiến thức trong mỗi bài học.
- Trong nhiều tiết học, mặc dù đã được chuẩn bị đồ dùng học tập chu đáo,
có khi có cả sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin nhưng thiếu sự trải nghiệm, khám
phá, ... giờ học vẫn thiếu đi sự sơi nổi, học sinh cịn thể hiện sự mệt mỏi nên sau

mỗi bài học việc nắm kiến thức của học sinh cịn chàng màng, chưa khắc sâu.
Tơi đã sử dụng Phiếu trắc nghiệm tâm lí để khảo sát mức độc u thích
mơn học Tự nhiên và xã hội của học sinh vào đầu năm học 2019-2020 như sau:
Đánh dấu “X” vào
trước ý em cho là đúng.
1. Em có thích học mơn Tự nhiên và xã hội khơng?

Khơng
2. Giờ học Tự nhiên và xã hội là:
Một giờ học sơi nổi.
Một giờ học tẻ nhạt vì phải thực hiện tuần tự các lệnh theo yêu cầu SGK
Một giờ học mà em thích nhất vì cảm thấy thoải mái (học mà chơi, chơi
mà học).
Kết quả thu được như sau:
Nội dung
1. Có thích học mơn Tự nhiên và xã hội
Khơng thích học môn Tự nhiên và xã hội.
2. Giờ học môn Tự nhiên và xã hội là:
- Một giờ học sôi nổi.
- Một giờ học tẻ nhạt vì phải thực hiện tuần tự các
lệnh theo yêu cầu SGK.
- Một giờ học mà em thích nhất

Kết quả
SL

%

11
19


36,7
63,3

8
19

25,8
74,2

3

10
5


Qua kết quả thu được tôi phân loại mức độ u thích mơn Tự nhiên và xã
hội ở lớp tơi thành 3 mức: Rất yêu thích, yêu thích và chưa u thích. Từ đó, tơi
lập bảng sau:
Lớp

Sĩ số
HS

3B

30

Rất u thích


u thích

Chưa yêu thích

SL

TL

SL

TL

SL

TL

3

10%

8

26,7%

19

63,3

Quan sát bảng cho thấy mức độ yêu thích mơn học của học sinh trong lớp
chưa cao, phần lớn học sinh chưa có hứng thú với mơn Tự nhiên và xã hội. Từ

đó dẫn đến sự tập trung cũng như khả năng tiếp thu kiến thức và tìm tịi, sáng
tạo của học sinh khi học mơn Tự nhiên và xã hội chưa hiệu quả. Vì vậy, để đáp
ứng yêu cầu đổi mới và đảm bảo mục tiêu giáo dục, việc đổi mới phương pháp,
đặc biệt là sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Tự nhiên và xã hội là
thực sự cần thiết.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp 1: Nghiên cứu nội dung chương trình, xác định những
bài học vận dụng phương pháp trò chơi trong học tập:
Nội dung, cấu trúc môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 được chia thành 3 chủ đề
với tổng 70 bài học. Trong đó:
Chủ đề Con người và sức khỏe: 18 bài
Chủ đề Xã hội: 21 bài
Chủ đề Tự nhiên: 31 bài
Qua nghiên cứu, tổng hợp thì những bài học tơi sử dụng phương pháp trò
chơi là 26 bài. Cụ thể:
THỐNG KÊ NHỮNG BÀI HỌC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI
HỌC TẬP - MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 3
TT
1
2
3

Chủ đề
Tên bài
Nên thở như thế nào?
Con
người Vệ sinh hơ hấp
và sức
khỏe Phịng bệnh đường hơ
hấp


4

Bệnh lao phổi

5

Vệ sinh cơ quan tuần
hồn

Hoạt động
Kiểu trị chơi
Kiểm tra bài cũ Khởi động
Hoạt động 1
Hình thành
kiến thức mới
Hoạt động
cuối: củng cố,
dặn dò
Hoạt động
cuối: Củng cố,
dặn dò
Hoạt động
cuối: Củng cố,
dặn dò

Ghi chú

Củng cố kiến
thức

Củng cố kiến
thức
Củng cố kiến
thức

6


6
7

8
9
Xã hội
10

Phòng bệnh tim mạch Hoạt động
cuối: Củng cố,
dặn dò
Vệ sinh thần kinh
Hoạt động
cuối: Củng cố,
dặn dò
Các thế hệ trong một Hoạt động
gia đình
cuối: Củng cố,
dặn dị
Một số hoạt động ở
Hoạt động 2
trường

Phịng cháy khi ở nhà Hoạt động 2

14

Khơng chơi các trò
chơi nguy hiểm
Tỉnh, thành phố nơi
bạn đang sống (tiết 1)
Hoạt động nơng
nghiệp
An tồn khi đi xe đạp

15

Vệ sinh môi trường

11
12
13

Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 2

Thân cây (tiếp theo)

Hoạt động
cuối: Củng cố,
dặn dò
Hoạt động

cuối: Củng cố,
dặn dò
Hoạt động 2

17

Rễ cây

Hoạt động 2

18

Hoạt động 2

19

Khả năng kì diệu của
lá cây
Hoa

20

Quả

21

Động vật

22


Cơn trùng

16

Tự
nhiên

Hoạt động
cuối: Củng cố,
dặn dị
Hoạt động
cuối: Củng cố,
dặn dò
Hoạt động
cuối: Củng cố,
dặn dò
Hoạt động
cuối: Củng cố,
dặn dò

Củng cố kiến
thức
Củng cố kiến
thức
Củng cố kiến
thức
Hình thành
kiến thức mới
Hình thành
kiến thức mới

Hình thành
kiến thức mới
Hình thành
kiến thức mới
Hình thành
kiến thức mới
Củng cố kiến
thức
Củng cố kiến
thức
Hình thành
kiến thức mới
Hình thành
kiến thức mới
Hình thành
kiến thức mới
Củng cố kiến
thức
Củng cố kiến
thức
Củng cố kiến
thức
Củng cố kiến
thức

7


23




24

Chim

25

Thú

26

Bề mặt lục địa

Hoạt động
cuối: Củng cố,
dặn dò
Hoạt động
cuối: Củng cố,
dặn dò
Hoạt động
cuối: Củng cố,
dặn dò
Hoạt động 2

Củng cố kiến
thức
Củng cố kiến
thức
Củng cố kiến

thức
Hình thành
kiến thức mới

Với mỗi bài học đều có cách dạy và khai thác kiến thức khác nhau. Tuy
nhiên, trong quá trình giảng dạy, qua dự giờ đồng ngiệp tơi thấy việc tổ chức trị
chơi học tập trong các giờ học đạt hiệu quả cao. Học sinh tham gia vào các hoạt
động tích cực hơn, giờ học sơi nổi hơn. Vì vậy tơi đã sử dụng phương pháp trò
chơi học tập trong những nội dung cụ thể như sau.
2.3.2. Giải pháp 2: Thiết kế trò chơi và vận dụng trong dạy học Tự
nhiên và xã hội lớp 3
2.3.2.1. Trị chơi khởi động:
Có nhiều trị chơi khởi động tạo hứng thú cho học sinh ngay đầu tiết học
như trị chơi: gió thổi; Trời mưa, trời mưa; Người lịch sự; Hộp q bí mật; Tơi
cần,….
* Mục đích: Kiểm tra kiến thức đã học ở tiết trước; luyện phản ứng
nhanh, tạo khơng khí thoải mái đầu tiết học.
Ví dụ: Trị chơi: Hộp q bí mật
* Phạm vi áp dụng: Có thể vận dụng ở nhiều bài học khác nhau
* Chuẩn bị: Phiếu ghi các câu hỏi liên quan đến bài cũ hoặc nội dung kiến
thức có liên quan đến bài mới. Một hộp quà và vài phần quà nhỏ
Ví dụ: Dạy bài Bề mặt lục địa, hoạt động kiểm tra bài cũ
- Chuẩn bị: Hộp quà, vài cục tẩy, cái bút,…
Nội dung câu hỏi: Có mấy châu lục?
Kể tên các châu lục?
Có mấy đại dương?
Kể tên các đại dương?
……………
* Cách chơi:
- Giáo viên nêu tên trò chơi

8


- Giáo viên hướng dẫn cách chơi và luật chơi: Giáo viên bắt nhịp 1 bài hát, cả
lớp cùng hát theo và chuyền hộp quà đi. Khi bài hát kết thúc, hộp quà ở trên tay bạn
nào thì bạn ấy bốc 1 phiếu đọc câu hỏi và trả lời. Nếu bạn trả lời đúng sẽ nhận được
một phần quà. Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho bạn khác.
* Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi 2, 3 lượt
* Giáo viên nhận xét, kết luận trò chơi, tuyên dương các đội.
Qua trò chơi này rèn cho học sinh kĩ năng phản ứng nhanh, tạo khơng khí
sơi động, thoải mái trước giờ học và giúp học sinh nhớ tên các châu lục và đại
dương trên trái đất …

Học sinh chơi trị chơi Hộp q bí mật
2.3.2.2. Trị chơi nhằm mục đích khai thác, hình thành nội dung kiến
thức mới.
* Mục đích: Khai thác, hình thành kiến thức mới
- Rèn kĩ năng quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, thuyết trình,
* Khi vận dụng phương pháp trị chơi vào khai thác nội dung kiến thức bài
học giáo viên cần lưu ý:
- Chọn trò chơi phải phù hợp với học sinh, nội dung bài và điều kiện thực
tế có thể cho phép
- Ít nhất ¾ số học sinh được tham gia
- Cần tránh hiện tượng chỉ một số học sinh khá giỏi được tham gia
Ví dụ 1: Trị chơi: “Ai nhanh, ai đúng”.
* Phạm vi áp dụng: Bài: Một số hoạt động ở trường; Khơng chơi các trị
chơi nguy hiểm; Tỉnh, thành phố nơi bạn đang sống (tiết 1), Hoạt động nông
nghiệp; Bề mặt lục địa…
* Chuẩn bị:
- Giấy A1 để học sinh trình bày kết quả.

- Các thẻ trắng để học sinh ghi nội dung theo yêu cầu của từng bài
- Bút dạ, băng dính 2 mặt, nam châm giấy…
9


* Cách tiến hành:
- Bước 1: Giáo viên nêu tên, mục đích của trị chơi
- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn cách chơi:
Ví dụ dạy hoạt động 2 bài “Một số hoạt động ở trường”
+ Chia lớp thành các đội, mỗi đội 6 học sinh; Các đội nhận đồ dùng (1 tờ
giấy A1 và thẻ trắng, bút dạ, nam châm, băng dính 2 mặt.
+ Yêu cầu học sinh nhớ và ghi lại tên các môn học mà các em được học ở
trường rồi gắn vào giấy A1 mà đội đã nhận. Mỗi học sinh ghi ít nhất 1 mơn học
và các môn học không được trùng nhau.
- Trong thời gian 4 phút đội nào ghi và sắp xếp đúng, đẹp trong thời gian
nhanh nhất thì đội đó sẽ thắng cuộc
- Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi
- Bước 4: Nhận xét sau trò chơi
+ Giáo viên và học sinh nhận xét kết quả, tuyên dương các đội
+ Học sinh nhắc lại tên các môn học và yêu cầu học sinh giới thiệu về
mơn học mình u thích nhất (2, 3 học sinh)

Học sinh viết tên môn học vào thẻ

Đại diện các đội chơi lên trình bày kết quả
Ví dụ 2: Trị chơi : “ Hoa nào đẹp”
- Mục tiêu:
10



+ Học sinh tìm hiểu và biết được ích lợi của thân cây ( rễ cây; lá cây,…)
đối với đời sống của con người.
+ Rèn năng lực tư duy, hợp tác và giải quyết vấn đề
- Phạm vi áp dụng: Bài: Thân cây (tiếp theo); Rễ cây; Khả năng kì diệu
của lá cây;
- Chuẩn bị:
+ Học sinh: Tìm hiểu trước về ích lợi của thân (rễ; lá; hoa và quả) đối với
đời sống con người; bút dạ.
+ Giáo viên: Miếng bìa hình trịn làm nhụy hoa; 5-8 miếng bìa cắt thành
cánh hoa (tùy theo nội dung từng bài - nhụy và cánh được ép plastic để dùng
nhiều lần); Giấy A1; Băng dính 2 mặt.
- Cách chơi:
+ Ví dụ: Dạy bài 42: Thân cây (tiếp theo)
- Giáo viên tổ chức trò chơi ở hoạt động 2: Ích lợi của một số thân cây đối
với đời sống con người
+ Giáo viên viết vào tấm bìa nhụy hoa “Ích lợi của thân cây”, gắn vào vị
trí của các đội chơi
+ Chia lớp thành 6 đội, phát cho mỗi đội 5 - 7 cánh hoa
+ Yêu cầu học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa (trang 81), kết
hợp với nội dung đã tìm hiểu (giáo viên yêu cầu ở tiết trước), ghi vào cánh hoa
một ích lợi của thân cây đối với đời sống con người. Mỗi thành viên chỉ ghi một
ích lợi và các nội dung trong một đội không được trùng nhau.
+ Sau thời gian 3 - 5 phút, đội nào có nhiều kết quả đúng, hồn thành
nhanh thì đội đó thắng cuộc
- Giáo viên và học sinh nhận xét, tuyên dương các đội chơi
- Yêu cầu học sinh nhắc lại ích lợi của thân cây (Làm thức ăn cho người;
làm thức ăn cho gia súc; làm các đồ dùng gia đình như bàn, ghế…; làm thuốc;
một số cây cho mủ để làm cao su, làm sơn, làm giấy, làm củi…) …
- Giáo viên kết luận, chốt kiến thức.


Chuẩn bị của giáo viên
11


Học sinh viết ích lợi của thân cây vào cánh hoa

Đại diện các đội trình bày kết quả
Trong trị chơi, tất cả học sinh đều phải làm việc, nên phát huy được tính
độc lập, khả năng tư duy, biết liên hệ kiến thức thực tế và cũng nêu cao tinh thần
hợp tác, giải quyết công việc khoa học, hợp lý hồn thành tốt nhất u cầu của
giáo viên.
Ví dụ 3: Trò chơi “Truyền điện”
* Phạm vi áp dụng: Bài: Vệ sinh hơ hấp; Phịng cháy khi ở nhà;
* Cách chơi: Ví dụ hoạt động 1 bài: Vệ sinh hơ hấp
* Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu tên, cách chơi và luật chơi.
+ Yêu cầu của trò chơi: Hãy kể tên một số việc làm để giữ sạch mũi và
họng?
12


- Giáo viên sẽ là người truyền điện đầu tiên, sau đó chỉ định một bạn trong
lớp đứng dậy nêu 1 đáp án trong thời gian 3 giây. Nếu bạn học sinh đó trả lời
đúng và nhanh sẽ có quyền chỉ định bạn tiếp theo trả lời. Sau khi kết thúc trị
chơi, học sinh khơng trả lời đúng hoặc mất thời gian sẽ bị phạt theo yêu cầu của
cả lớp. Hình thức phạt có thể là đi người mẫu, vừa hát vừa múa 1 bài bất kì,…
- Giáo viên tổ chức cho học sinh truyền điện nối tiếp nhau trả lời nhanh, .
Nếu các bạn đều trả lời đúng, sẽ được cô giáo tuyên dương, cả lớp tặng một
tràng pháo tay và kết thúc trò chơi.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi.

Qua trò chơi, học sinh nêu được hiểu biết của mình về cách vệ sinh mũi,
họng. Cũng như học hỏi và biết thêm được một số cách khác từ các bạn. Do học
sinh trả lời trong khoảng thời gian ngắn nên sẽ kích thích được sự hứng thú tham
gia trị chơi, kích thích hoạt động của não bộ, học sinh cần suy nghĩ thật nhanh
để trả lời. Cũng như có những hình phạt vui nhộn, tạo tiếng cười và tinh thần
thoải mái khi kết thúc trò chơi.

Học sinh chơi trò chơi Truyền điện

Học sinh bị phạt đi người mẫu
13


2.3.2.3. Trò chơi củng cố kiến thức của bài học:
* Mục đích: Củng cố kiến thức đã học; Rèn kĩ năng tư duy, ghi nhớ và phản
ứng nhanh.
Ví dụ 1: Trị chơi : “Tơi là ai?”
* Mục đích: Củng cố tên và đặc điểm các loài hoa, quả, các con vật, côn
trùng, …
* Phạm vi áp dụng: Bài: Hoa; Quả; Động vật; Côn trùng; Cá; Chim; Thú.
* Chuẩn bị:
- GV - HS tìm hiểu về đặc điểm các lồi hoa, quả… và sưu tầm các câu thơ,
câu đố về các loài hoa, quả; cá, chim, thú…
- Giáo viên chuẩn bị mũ ép plastic, dùng để ghi tên hoặc gắn hình các loại
hoa, quả; cá, chim, thú…(5 - 7 cái)
* Cách chơi:
+ Mỗi lượt chọn 1 học sinh lên chơi. Giáo viên đeo mũ ghi tên hoặc dán hình
1 con vật (1 loại quả, hoa,…) sao cho bạn chơi không biết mình đội vương miện
gì; Học sinh dưới lớp sẽ gợi ý bằng cách nêu đặc điểm, hình dáng, chức năng
hoặc các câu đố, bài hát,… về các con vật, sự vật đó để giúp bạn chơi đốn ra

mình là ai. Nếu bạn đó đốn trúng thì sẽ được thưởng phần q, nếu bạn nào
khơng đốn ra thì cơ giáo có thể gợi ý hoặc giúp bạn nhận ra mình là quả gì?
chuyển quyền chơi cho bạn khác.
Ví dụ: Dạy bài 48: Quả
- Tôi gọi học sinh lên tham gia chơi (Mỗi lượt 1 học sinh) sau đó đội mũ gắn
hình một loại quả (ví dụ: quả dưa hấu,…) cho học sinh đó; nhiệm vụ của các bạn
học sinh dưới lớp sẽ gợi ý bằng cách nêu đặc điểm, hình dáng, mùi vị hoặc câu
đố nói về quả dưa hấu để cho bạn mình đốn.
Ví dụ: Bạn có hình trứng, vỏ xanh, ruột đỏ, hạt đen.. vậy bạn là ai?
Hoặc câu đố về quả dưa hấu: Bạn là: Quả gì ruột đỏ
Lay láy hạt đen
Bạn nếm thử xem
Ngọt ơi là ngọt
- Khi nghe gợi ý, nếu học sinh đội mũ nhận ra mình là ai sẽ nói cho cả lớp
nghe: Tơi là quả dưa hấu
+ Tổ chức cho học sinh chơi trong thời gian khoảng 2 - 3 phút (3 - 5 lượt chơi)
* Tổ chức cho học sinh nhận xét, kết luận, truyên dương các bạn chơi và cả lớp.
Thông qua trò chơi học sinh biết tên và một số đặc điểm đặc trưng của các
loại quả đó. Giúp học sinh phát triển khả năng phản ứng nhanh, kĩ năng quan sát
và tư duy.
14


Một số mũ in hình các loại quả giáo viên đã chuẩn bị

Học sinh chơi trị chơi
Ví dụ 2: Trị chơi: “Gọi tên?”
* Phạm vi áp dụng: Bài: Bệnh lao phổi; Phòng bệnh tim mạch; Các thế hệ
trong một gia đình;
* Cách chơi: Ví dụ: Bài Bệnh lao phổi

+ Giáo viên nêu tên trò chơi, nêu cách chơi và luật chơi:
- Gọi 1 bạn học sinh lên làm trưởng trò.
Trưởng trị hơ: Gọi tên? Gọi tên?
Cả lớp: Gọi ai? Gọi ai?
Trưởng trò: gọi tên một bạn trong lớp và nêu câu hỏi cho bạn trả lời.
Ví dụ: Gọi bạn Nam Phong
? Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì?
15


Nếu bạn Nam Phong trả lời đúng sẽ được tặng một tràng pháo tay và trở
thành trưởng trò tiếp theo; Nếu bạn trả lời không đúng sẽ nhường quyền trả lời
cho bạn khác.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trong 2 - 3 phút theo nội dung câu hỏi:
? Bệnh lao phổi có biểu hiện gì?
? Cách lây truyền của bệnh lao phổi là gì?
? Bạn cần làm gì để phịng tránh bệnh lao phổi?
+ Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi;
Qua trò chơi giúp học sinh khắc sâu về nguyên nhân, biểu hiện, con
đường lây bệnh và cách phòng tránh bệnh lao phối.

Học sinh chơi trò chơi Gọi tên
Ví dụ 3: Trị chơi: “Ý kiến của tôi”
* Phạm vi áp dụng: Bài: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn; Vệ sinh thần kinh;
An toàn khi đi xe đạp; Vệ sinh mơi trường.
* Chuẩn bị:
- Thẻ có hình mặt cười và thẻ có hình mặt mếu.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu tên, mục đích của trị chơi
- Giáo viên phát cho mỗi học sinh trong lớp một thẻ mặt cười và một thẻ

mặt mếu. Giáo viên sẽ nêu các ý kiến và học sinh thể hiện ý kiến tán thành hay
không tán thành bằng cách giơ các thẻ mặt cười hoặc mặt mếu. Mặt cười là tán
thành, mặt mếu là khơng tán thành
Ví dụ: Bài: An tồn khi đi xe đạp.
Giáo viên nêu một số việc làm của các bạn học sinh khi đi xe đạp trên
đường.
16


a. Lạng lách, đánh võng.
b. Đi dàn hàng hai, hàng ba khi đi xe đạp.
c. Đi bên phải đường, đúng phần đường dành cho xe đạp, không đi vào
đường ngược chiều.
d. Đi lên vỉa hè.
e. Nô đùa, xô đẩy nhau khi đi xe đạp.
Với mỗi ý kiến mà giáo viên đưa ra, học sinh sẽ giơ thẻ bày tỏ đồng ý
hoặc không đồng ý. Gọi 1-2 học sinh nhắc lại cách đi xe đạp an toàn.
+ Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi;
Qua trò chơi học sinh biết cách bày tỏ ý kiến của mình qua tình huống
cụ thể. Đồng thời, củng cố lại một số việc nên và không nên làm khi đi xe
đạp. Khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài học, kiểm tra mức độ hiểu bài của
học sinh.

Giáo viên chuẩn bị thẻ hình mặt cười và thẻ hình mặt mếu

Học sinh giơ thẻ mặt cười trình bày ý kiến
17


2.3.3. Giải pháp 3: Rút kinh nghiệm

Qua quá trình trực tiếp giảng dạy trên lớp, cũng như chia sẻ cùng với
đồng nghiệp trong tổ chun mơn, được sự góp ý của đồng nghiệp và ghi chép
hàng ngày bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để tổ chức tốt phương
pháp trò chơi học tập trong những năm học sau:
- Trước khi thiết kế trò chơi, cần xác định mục tiêu cần đạt của từng nội
dung sử dụng trò chơi;
- Lựa chọn và thiết kế nội dung trò chơi phù hợp với mục tiêu bài học
(hoạt động), điều kiện cơ sở vật chất nhà trường và đối tượng học sinh lớp mình.
- Cách chơi, luật chơi phải rõ ràng, dễ hiểu và được nhiều học sinh tham
gia chơi.
- Lựa chọn các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm
tại chỗ
- Lựa chọn thời gian tổ chức trị chơi thích hợp để vừa tạo hứng thú cho
học sinh học tập và hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của
bài học một cách có hiệu quả.
2.4. Hiệu quả của biện pháp đối với yêu cầu nâng cao chất lượng
công tác giảng dạy, phù hợp với đối tượng học sinh, thực tiễn nhà trường,
địa phương.
Qua thời gian thực hiện, tôi nhận thấy tuy mới chỉ là bước đầu vừa làm
vừa rút kinh nghiệm nhưng đã tạo cho các em niềm vui thích, hào hứng hơn khi
học môn Tự nhiên và xã hội. Đồng thời tạo ra mối quan hệ tương tác tích cực
trong quá trình dạy học giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh.
Thơng qua các trị chơi học tập học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập
một cách tự nhiên, hứng thú giảm căng thẳng trong học tập, tích cực hóa q
trình học tập. Học sinh tự giác, tích cực, tham gia thảo luận, trao đổi ý kiến, hợp
tác nhóm …Nhiều học sinh đầu năm còn nhút nhát, ngại phát biểu ý kiến nhưng
khi tham gia vào hoạt động trò chơi học tập, các em đã nhanh nhẹn, mạnh dạn
và tích cực hơn trong các hoạt động học tập.
Vào thời điểm cuối học kì 2 năm học 2019-2020 tơi khảo sát mức độ u
thích môn Tự nhiên và xã hội đối với từng học sinh của lớp 3B bằng phiếu trắc

nghiệm tâm lí như ở đầu học kì 1 và thu được kết quả như sau:
Lớp

Sĩ số
HS

3B

30

Rất yêu thích

Yêu thích

Chưa yêu thích

SL

TL

SL

TL

SL

TL

20


66,7%

10

33,3%

0

0

So sánh kết quả bằng biểu đồ:
18


Quan sát biểu đồ cho thấy số học sinh rất u thích mơn Tự nhiên và xã
hội đã tăng lên rõ rệt, khơng cịn học sinh chưa u thích mơn học này. Đặc biệt
các em có sự tiến bộ vượt bậc khi học môn Tự nhiên và xã hội. Các em đã năng
động, sáng tạo và tích cực học tập hơn.
3. Kết luận
3.1. Kết luận
Qua quá trình thực tế giảng dạy, tìm hiểu, nghiên cứu và dự giờ đồng
nghiệp bản thân tơi nhận thấy: Vấn đề tích cực hóa học tập của học sinh trong
dạy học có tầm quan trọng đặc biệt, việc làm này có tác dụng thúc đẩy sự phát
triển trí tuệ cho học sinh, kích thích tư duy của các em, nâng cao hứng thú học
tập không những trong môn Tự nhiên và xã hội lớp mà trong tất cả các mơn học.
Sử dụng trị chơi học tập là một trong những kĩ thuật dạy học hiệu quả, không
những giúp học sinh khai thác kiến thức mà còn củng cố kiến thức, kỹ năng mà
học sinh vừa tiếp thu, phát triển năng lực tư duy, phát triển trí tưởng tượng, khả
năng diễn đạt, xử lý các tình huống nhanh nhẹn và điều quan trọng là tạo hứng
thú cho học sinh trong quá trình học tập phù hợp với tâm lý học sinh Tiểu học

"học mà chơi, chơi mà học". Từ đó rèn luyện đức tính chăm chỉ, tự tin, năng
động, sáng tạo và phong cách làm việc của con người lao động mới, nhằm tạo ra
quá trình tương tác, thu hút, động viên học sinh tham gia hợp tác để nâng cao
tính chủ thể và tự giác, tạo cơ hội cho các em thực hành vận dụng những kinh
nghiệm, những tri thức đã học … để góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Kết quả cuối năm học của lớp 3B do tôi chủ nhiệm đã được nâng lên rõ rệt,
các em tự tin thể hiện bản thân, thích thú, tự giác tham gia các hoạt động học tập.
Biện pháp bước đầu đã được triển khai trong tổ chuyên môn nhằm nâng
cao hiệu quả dạy học không những ở môn Tự nhiên mà ở các môn học khác như
Tiếng Việt, Toán,...
19


3.2. Kiến nghị: Không.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của tơi được thực hiện trong q trình dạy học
và học hỏi đồng nghiệp. Bản thân sẽ tiếp tục nghiên cứu hồn thiện những điểm
cịn thiếu sót và phát triển nghiên cứu ở mức độ sâu hơn ở những năm tiếp theo.

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hiệu Trưởng

Cẩm Bình, ngày 25 tháng 02 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Phạm Văn Thuyết
Hoàng Thị Huyền Trang


20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1
2

Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa tự nhiên và xã hội lớp 3

Nhà xuất bản, chủ biên
NXB Giáo dục
Việt Nam

Một số tài tiệu khác

21


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
NHÀ TRƯỜNG

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................

Xếp loại:............................................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
Chủ tịch

22


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM THỦY

Sáng kiến kinh nghiệm tiêu biểu
Xếp loại: B
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT
Chủ tịch

Nguyễn Thanh Sơn

23


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Xếp loại:............................................................................................

TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GD&ĐT
Chủ tịch

24



×