Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả tích hợp tư tưởng đạo đức hồ chí minh trong dạy học môn ngữ văn ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 21 trang )

MỤC LỤC
Số
TT

Nội dung

Trang

1

1. MỞ ĐẦU

2

1.1. Lý do chọn đề tài

2

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

3

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

5



1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

6

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

7

4

9

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.2.1. Kết quả khảo sát

10

2.2.2. Phân tích thực trạng

6

11

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề


8

12

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

17

8

13

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

6
6

18

14

3.1. Kết luận

18

15

3.2. Kiến nghị
Danh mục các đề tài sáng kiến đã được hội đồng đánh giá xếp
loại cấp Phòng GD&ĐT, cấp sở GD&ĐT xếp loại từ C trở lên

Tài liệu tham khảo

18

16
17

1. MỞ ĐẦU

20


1.1. Lý do chọn đề tài.
Những năm học phổ thông là thời gian thế hệ trẻ chuẩn bị hành trang vào
đời với việc tích lũy các kiến thức khoa học, cộng nghệ, ngoại ngữ, tin học...
nhưng nếu không lưu tâm hoặc bỏ qua việc trau dồi phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, ý thức pháp luật và đặc biệt là
bồi dưỡng cho các em tinh thần lạc quan ý chí nghị lực vượt qua mọi khó khăn
thử thách thì rất dễ dẫn đến sự phát triển lệch lạc, phiến diện. Việc hình thành,
trau dồi cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt đẹp phụ thuộc rất nhiều vào
nội dung và cách thức giáo dục của chúng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Bước sang thế kỉ XXI, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
đang phát triển như vũ bão. Cùng hòa vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã
hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực, vừa tiêu cực trong đó việc tiếp thu
thiếu chọn lọc các nền văn hóa của nước ngồi cũng ảnh hưởng đến tâm lí học
tập của học sinh. Sự xuất hiện các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học
sinh; các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà
lơ đãng đến nhiệm vụ học tập của chính mình. Các em có biểu hiện lười học,
chán học, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức mà lơ đãng việc học,

chỉ lo đua đòi theo chúng bạn. Vì vậy mà một tấm gương sáng về tinh thần lạc
quan, ý chí nghị lực biết vượt qua mọi khó khăn thử thách, cám dỗ để đạt được
mục đích sống đúng đắn là rất cần thiết đối với học sinh.
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một
lãnh tụ cách mạng vĩ đại nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một
người bình thường ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành người công
dân tốt cho xã hội. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện ở nhiều
phương diện như: giản dị, nhân ái, vị tha, giàu đức hi sinh, yêu nước…trong đó
tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực biết vượt qua mọi khó khăn thử thách của
Người được thể hiện rất nhiều trong các bài văn, bài thơ ở chương trình Ngữ
văn THCS.
Theo chỉ thị 06 - CT/ TW ngày 7 tháng 11 năm 2006 của Bộ chính trị về
cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”; với yêu cầu chung là làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thấm
nhuần nội dung và nhận thức sâu sắc vị trí, vai trị, giá trị to lớn của tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh trong đời sống tinh thần của xã hội ta đã tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và mỗi người về yêu
cầu, nhiệm vụ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hình
thành phong trào tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh thực sự sâu rộng trong toàn xã hội, trong cán bộ, đảng viên, công
chức, thanh niên, đặc biệt là học sinh…góp phần đẩy lùi suy thối về tư tưởng,
chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội; tạo động lực giúp các em học
tập tốt để trở thành người cơng dân tốt, góp phần xây dựng đất nước ngày càng
phát triển.
Tuy nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giáo dục học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh khơng nằm trong cấu trúc


của chương trình và SGK. Có nghĩa đây khơng phải là mơn học độc lập. Vì
vậy, tích hợp giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành yêu cầu bắt

buộc đối với một số mơn học, trong đó có mơn Ngữ văn.
Giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh trong mơn Ngữ văn là hết sức
cần thiết nhưng phải đáp ứng được những mục tiêu, nguyên tắc và phương
pháp giáo dục riêng. Có nghĩa là việc tích hợp không được tùy tiện mà phải
đảm bảo đặc trưng bộ mơn. Khơng biến giờ học thành giờ trình bày về đạo
đức, tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều này có nghĩa là giờ Ngữ văn trước hết phải là
giờ Ngữ văn, giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là một nội dung
được tích hợp một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, hòa đồng trong các đơn vị kiến
thức chun mơn. Song vấn đề là tích hợp như thế nào? Tích hợp vào chỗ nào?
Ở mức độ nào là phù hợp?
Trước những yêu cầu trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn
Ngữ văn ở trường THCS, trong q trình lên lớp, tơi ln băn khoăn, trăn trở
với suy nghĩ tích hợp giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào để
khơng bị khiên cưỡng, không gượng ép, gắn liền với thực tế, không làm quá tải
bài học? Dạy - học như thế nào để vừa đảm bảo đặc thù của bộ môn vừa lồng
ghép được nội dung giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh vào các tiết học
cụ thể . Với suy nghĩ đó cùng sự động viên, khuyến khích của Ban giám hiệu,
tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp trong đề tài: “Nâng cao hiệu quả tích
hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học mơn Ngữ văn ở trường
THCS”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Khi chọn đề tài này tơi nhận thấy việc tích hợp giáo dục học sinh học tập
và làm theo tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực của Bác khi giảng dạy mơn Ngữ
văn có vai trị hết sức quan trọng. Qua tiết học, các em học tập được ở Bác
những phẩm chất đạo đức tuyệt vời để trở thành những người công dân tốt.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Tôi là giáo viên dạy cấp THCS, tôi được nhà trường phân công giảng
dạy môn Ngữ văn nên đối tượng nghiên cứu của tôi là học sinh lớp 6, 7, 8, 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng các câu hỏi, bài tập liên quan đến tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh.
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ kết hợp lời bình, phim tư liệu, âm thanh
minh họa.
- Những câu chuyện ngắn, bài thơ về cuộc đời hoạt động cách mạng
của Bác.
- Ra đề kiểm tra liên quan đến tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Một số bài dạy mơn Ngữ văn trên lớp có nội dung tích hợp giáo dục tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN


2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
“Văn học là nhân học”, văn học có vai trị rất quan trọng trong đời sống và
trong sự phát triển tư duy của con người. Là một mơn học thuộc nhóm khoa học xã
hội, mơn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm
cho học sinh. Mặt khác “ Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện” (Nghiên
cứu giáo dục , số 28, 11/1973), chính vì vậy nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức
cho HS trong quá trình dạy và học văn là vơ cùng quan trọng và có nhiều cơ sở sát
thực để giáo viên liên hệ giáo dục thuận lợi hơn các môn học khác.
Trong những năm vừa qua, thực hiện chương trình sách giáo khoa mới
cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thơng,
mơn văn đã mang tính cập nhật hơn, gắn với thực tế cuộc sống hơn. Như vậy
trong quá trình dạy và học môn Ngữ văn, giáo viên không thể không thể hiện rõ
và đưa nội dung giáo dục, tuyên truyền các cuộc vận động lớn của ngành vào
giảng dạy.Trong những năm vừa qua đã có những cuộc vận động như: Phong
trào Hai không, phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
…và đặc biệt là vai trị giáo dục thái độ, tư tưởng, đạo đức nhằm mục tiêu hoàn

thiện nhân cách cho học sinh để các em trở thành những con người mới xã hội
chủ nghĩa, đồng thời góp phần tích cực trong việc chấn hưng nền tảng đạo đức
xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, vấn đề tích hợp nội dung cuộc vận động Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh là vơ cùng thiết thực và cần phải có sự quan tâm
đúng mức của mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy . Điều đó cũng thể hiện
một cách rõ ràng sự tích cực và nghiêm túc của mỗi giáo viên trong việc tham gia
hưởng ứng cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn, có ý nghĩa vơ cùng quan
trong và sâu sắc này. Bởi như chúng ta đều biết : “Mỗi bài nói, bài viết, một lời
căn dặn, một buổi gặp gỡ, công tác của Người đều chứa đựng ý nghĩa tư tưởng,
hành vi và quan hệ đạo đức cách mạng sáng ngời. Con người, cuộc đời và sự
nghiệp cách mạng của Người đều là tấm gương đạo đức cho toàn Đảng, toàn dân
ta học tập suốt đời. (Tài liệu phục vụ cuộc vận động Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2007). Nói
đến đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh là nói đến“Một nhân cách rất Việt Nam,
một lối sống bình dị, rất Việt Nam, rất phương đông, nhưng cũng đồng thời rất
mới, rất hiện đại” ( Phong cách Hồ Chí Minh , Lê Anh Trà ). Đặc biệt trong phiên
họp lần thứ 24 tại Pari, tổ chức UNESCO đã tơn vinh: Hồ Chí Minh là một vị anh
hùng giải phóng dân tộc và là một danh nhân văn hóa thế giới. Tư tưởng và đạo
đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh
hoa văn hóa của dân tộc, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta, là
tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo.
Từ những nhận thức trên, tôi đã để tâm nghiên cứu, tìm tịi và thử nghiệm
các nội dung và phương pháp tích hợp nội dung cuộc vận động Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong quá trình dạy học của bản thân và
đã thu nhận được những kết quả tích cực. Trong những năm qua, Bộ giáo dục
cũng đã ban hành tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:



ĐỀ XUẤT CÁC BÀI DẠY HỌC NGỮ VĂN
TÍCH HỢP VỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
LỚP

TÊN BÀI HỌC
Hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện.
Lớp 6 Phương pháp tả người
Đêm nay Bác khơng ngủ
Những câu hát về tình cảm gia đình, quê hương, đất nước, con người.
Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
Lớp 7 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Ơn tập truyện và kí Việt Nam
Đập đá ở Cơn Lơn
Lớp 8 Tức cảnh Pác Bó.
Ngắm trăng, Đi đường.
Phong cách Hồ Chí Minh
Lớp 9 Đấu tranh cho một thế giới hịa bình.
Viếng lăng Bác.
Mặt khác, giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một lĩnh vực giáo
dục liên nghành, tích hợp vào các môn và các hoạt động. Giáo dục đạo đức tư
tưởng Hồ Chí Minh khơng phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như
một bộ mơn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập
vào chương trình. Giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh là cách tiếp cận
xun bộ mơn.
Giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh là trang bị cho học sinh những
hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh . Trên cơ sở đó các em có
được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh; giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh; góp phần giáo dục cho học
sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh.
Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh , sinh viên các cấp và gần một triệu
giáo viên, cán bộ quản lí và cán bộ giảng dạy. Đây là lực lượng hùng hậu, xung
kích nhất trong công tác tuyên truyền về cuộc vận động“Học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho gia đình và cộng đồng dân cư ở
khắp các địa phương trong cả nước.
Nhận thức đây là một vấn đề thiết thực có tác dụng hỗ trợ giáo dục rất lớn
, đặc biết đối với những môn học về xã hội như môn Ngữ văn, cho nên hầu hết
giáo viên Ngữ văn trường THCS Hoạt Giang đều rất quan tâm đến việc tích hợp
giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bài dạy của mình. Bởi qua tìm
hiểu thức tế, học sinh chỉ biết rằng Bác Hồ tìm ra con đường cứu nước cho dân
tộc và lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước; Bác có tình yêu thương bao la đối


với nhân dân, bộ đội, với các cháu thiếu niên nhi đồng….qua các bài thơ, bài hát
và một số ít câu chuyện trong môn Ngữ văn, Lịch sử và môn Giáo dục cơng dân.
Nhưng lịng u nước của Người, tình thương của Người, phẩm chất đạo đức
cao cả của Người và đặc biệt là tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực vượt qua mọi
khó khăn thử thách của Người được thể hiện cụ thể như thế nào trong cuộc sống,
trong sự nghiệp hoạt động cách mạng thì học sinh còn hiểu mơ hồ, láng máng,
đại khái. Như vậy nội dung tích hợp trong tài liệu hướng dẫn có thể coi là những
nội dung kiến thức bắt buộc trong chương trình dạy học mơn Ngữ văn cấp
THCS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Mỗi tiết học có tích hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh, tơi cũng chỉ
mong muốn giáo dục các em học tập và làm theo Bác ở một phẩm chất đạo đức
mà cụ thể ở đây tôi muốn các em học tập tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực vượt
qua mọi khó khăn thử thách của Bác. Những cố gắng không mệt mỏi của bản
thân tôi và các bạn đồng nghiệp trong trường đã đóng góp một phần không nhỏ

trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Chính vì vậy, tơi xin mạnh dạn chia sẻ
một số sáng kiến mà bản thân đã thực hiện khi giảng dạy bộ môn này với đề tài
là “Nâng cao hiệu quả tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy
học môn Ngữ văn ở trường THCS” để đồng nghiệp cùng tham khảo. Rất mong
được sự đóng góp ý kiến và chia sẻ của đồng nghiệp.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Kết quả khảo sát
Tôi tiến hành khảo sát mức độ hứng thú học môn Ngữ văn của HS lớp
7A, 9A vào đầu năm học 2019 – 2020 và thu được kết quả như sau:
Lớp

Tổng
số HS

Rất thích học

Bình thường

Khơng thích

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

SL


Tỉ lệ %

7A

25

8

32

10

40

7

28

9A

30

10

33.3

11

36.7


9

30

Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 7A, 9A
Năm học 2019 – 2020
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Tổng số
7A
2
7
13
3
9A
3
9
13
5
2.2.2. Phân tích thực trạng
Trường THCS Hoạt Giang có mơi trường sống khá trong lành. Đây là một
vùng nông thôn thuần túy với 90% người dân làm nơng nghiệp. Vì vậy học sinh
ở đây về cơ bản có phẩm chất đạo đức tốt, sống chan hịa, u lao động, giàu
nghị lực, chăm chỉ học tập….nhưng không phải tất cả học sinh đều có ý thức giữ
gìn và phát huy những điều tốt đẹp đó. Một số học sinh khi gặp khó khăn , trở
ngại trong cuộc sống thường có thái độ chán nản, bng xi, khơng có ý chí
vượt qua khó khăn để đạt được mục đích học tập của mình.



Ngày nay, xã hội càng phát triển bao nhiêu thì học sinh càng phải chịu
nhiều áp lực bấy nhiêu. Đó là áp lực từ gia đình ln đặt kì vọng quá lớn vào các
em mà không qua tâm đến cảm giác, suy nghĩ của con mình. Đó là áp lực từ nhà
trường với chương trình học quá nặng, với cách dạy bảo thủ không thu hút được
học sinh. Và áp lực cịn từ chính bản thân các em. Các em chưa nhận thức rõ
trách nhiệm của mình để xác định cho bản thân một ước mơ, động lực học tập
đúng đắn; chưa biết cách kết hợp hài hòa giữa chơi và học, chưa có lập trường
vững chắc, dễ bị lơi kéo bởi những cám dỗ bên ngoài…Đây là những nguyên
nhân khiến các em bỏ bê, lơ là, sao nhãng việc học tập mà lao vào các tệ nạn xã
hội gây buồn phiền, lo lắng cho thầy cơ, cha mẹ. Vì vậy tấm gương của những
con người có tinh thần lạc quan, có ý chí nghị lực vượt qua khó khăn thử thách
sẽ có tác động rất lớn đến nhận thức, suy nghĩ, hành động của các em giúp các
em không bị gục gã trước khó khăn mà phấn đấu vươn lên học tập tốt.
Chính vì lẽ đó mà việc tích hợp giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh
trong các mơn học nói chung và giáo dục học sinh học tập và làm theo tinh thần
lạc quan, ý chí nghị lực vượt qua mọi khó khăn thử thách của Bác Hồ trong mơn
Ngữ văn nói riêng có một ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục toàn diện nhân
cách học sinh. Nhờ những hoạt động giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh
phù hợp mà học sinh vừa có những hiểu biết về Chủ tịch Hồ Chí Minh , vừa rèn
luyện được những kĩ năng thực hành, sáng tạo, đồng thời được bồi dưỡng về
thái độ sống thân thiện và có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường
và xã hội.
Kể từ năm học 2006-2007, khi cuộc vận động Học tập và làm theo tư
tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được Đảng và nhà nước phát động,
triển khai rộng khắp trong toàn xã hội, ngành giáo dục cũng đã đưa nội dung
thực hiện cuộc vận động này là một trong những nhiệm vụ giáo dục trong tất cả
các bậc học. Đối với trường THCS Hoạt Giang chúng tôi và qua tham khảo một
số trường bạn trong huyện, tôi được biết rằng nội dung này đã được ban giám

hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn và từng giáo viên đưa vào kế hoạch trọng
tâm trong kế hoạch năm học, kì học; triển khai cụ thể trong kế hoạch tháng, tuần
về vấn đề tư tưởng nề nếp và cả chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giảng
dạy, giáo dục của mỗi giáo viên. Ngoài các hoạt động ngoại khóa do cơng đồn,
đồn thanh niên, đội thiếu niên trường tổ chức nhằm tuyên truyền và định hướng
giáo dục cho học sinh thì bản thân mỗi giáo viên cũng đã có những trăn trở, tìm
tịi và vận dụng đưa nội dung cuộc vận động vào tích hợp giảng dạy, giáo dục
trong các giờ học trên lớp. Hầu hết ở các bộ môn, đặc biệt ở bộ môn Ngữ văn,
dù ở những mức độ khác nhau, song mỗi giáo viên đều đã thể hiện được tinh
thần tích cực trong việc hưởng ứng thực hiện nội dung cuộc vận động này.
Song trên thực tế, chúng ta có thể nhận thấy cịn có những giáo viên, tuy
rất tâm huyết và tích cực nhưng vẫn còn nhiều lúng túng trong nội dung và
phương pháp tích hợp nội dung này trong q trình dạy học nên hiệu quả thực
hiện cuộc vận động trong cơng tác tun truyền và giáo dục trong nhà trường
cịn hạn chế. Nhận thức và ý thức thực hiện nội dung cuộc vận động này của học
sinh còn khá mờ nhạt và chưa tạo thành thói quen tự giác trong học tập cũng như


cuộc sống sinh hoạt hàng ngày; sự hiểu biết của học sinh về tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh cịn ít ỏi và khá mơ hồ .
Mặc dù Bộ Giáo dục cũng đã có cả một chương trình tích hợp giáo dục tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong bộ môn Ngữ văn, tuy nhiên ở hầu hết các nhà
trường, các thầy cô giáo khi giảng dạy bộ môn này vẫn chưa chú trọng nhiều
đến việc tích hợp giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc tích hợp này
chỉ được thực hiện khi các thầy cô dạy các tiết thanh tra thi đua, các tiết hội
giảng hay các tiết dạy chun đề. Việc tích hợp cịn mang tính chất chung
chung, qua loa, đại khái.
Là một giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn Ngữ văn, tôi nhận
thấy việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có ý nghĩa, vai trị rất
quan trọng. Nội dung này góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất tốt

đẹp như: lòng yêu nước, yêu thiên nhiên, lòng vị tha, nhân ái, đức hi sinh,...và
đặc biệt là tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực vượt qua mọi khó khăn thử thách.
Thực tiễn cho thấy việc “Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học mơn
Ngữ văn ở trường THCS” còn làm tăng thêm hứng thú học tập và cảm xúc văn
chương cho học sinh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng
Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 -15 tuổi, các em được
vào học ở trường THCS (từ lớp 6 đến lớp 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt
và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển
tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi
khác nhau như : thời kỳ quá độ, tuổi khó bảo, tuổi khủng hoảng, tuổi bất
trị….Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang
tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng
thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể
chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức…. Chính những đặc điểm lứa tuổi đó mà các em
trong giai đoạn này rất dễ bị ảnh hưởng, tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Các
em dễ nảy sinh tâm lí tiêu cực như chán nản, buồn bực, thất vọng và nản chí mỗi
khi gặp khó khăn, trở ngại trong học tập, trong cuộc sống.
Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy mình cần
phải bồi dưỡng cho các em tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực sống giúp các em
có thể vượt qua mọi khó khăn để đạt được kết quả học tập tốt. Cuộc sống khơng
bao giờ có gì là tuyệt đối. Không ai cả đời may mắn và chẳng phải lúc nào bạn
cũng là người đau khổ. Vấn đề quan trọng là bạn phải tạo cho mình một nhân
sinh quan tích cực để vượt qua sóng gió, biến nỗi buồn thành niềm vui, biến
nguy thành an. Đó chính là sức mạnh của sự lạc quan. Tinh thần lạc quan, ý chí
nghị lực như một liều thuốc thần tiên giúp con người vượt qua và đứng vững
trước những khó khăn thử thách của cuộc sống. Helen từng nói: “Hướng về ánh
nắng, bạn sẽ khơng nhìn thấy bóng tối”. Vì vậy mà khi giảng dạy môn Ngữ văn,
tôi nhận thấy đây chính là những tiết học mà tơi có thể thực hiện được dự định,
mong muốn của mình. Sau đây, tơi xin trình bày những kinh nghiệm của bản

thân khi dạy bộ mơn này với nội dung tích hợp với tinh thần lạc quan, ý chí nghị
lực của Bác.


2.3.1. Xây dựng kế hoạch bài dạy tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh trong
dạy học mơn Ngữ văn.
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu.
Vì đây là những tiết dạy có nội dung tích hợp với tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh cho nên khi dạy, tôi nghiên cứu kĩ các loại sách như: sách giáo khoa,
sách giáo viên, sách Thiết kế bài giảng Ngữ văn, tư liệu về môn Ngữ văn…đồng
thời truy cập tư liệu, tranh ảnh về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác ở
chiến khu Việt Bắc trên mạng Internet để xác định rõ:
- Mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Kiến thức trọng tâm cần truyền đạt.
- Những tình huống sư phạm sẽ xảy ra.
Bước 2: Xác định đồ dùng dạy học.
Với các tiết dạy này, tôi xác định cần sử dụng những đồ dùng sau: Tranh
ảnh, bản đồ, băng hình, những câu chuyện ngắn, bài thơ về cuộc đời hoạt động
cách mạng của Bác, bảng phụ, bút viết.
Bước 3: Chuẩn bị tổ chức hoạt động.
- Băng hình, tranh ảnh, máy Projecter, bảng phụ.
- Các câu chuyện, bài thơ về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác.
- Bản đồ căn cứ địa Việt Bắc.
- Các bài tập, đề kiểm tra có liên quan đến tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Những bài hát về Bác.
Bước 4: Chuẩn bị giáo án.
1. Phạm vi kiến thức.
- Qua các tiết dạy môn Ngữ văn, tôi giúp các em cảm nhận được tình yêu
thiên nhiên, yêu quê hương, yêu đất nước của Bác.
- Thấy được phong thái ung dung, tinh thần lạc quan vượt qua mọi khó

khăn thử thách của Bác.
- Tích hợp Học tập và làm theo tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực của Bác.
- Tích hợp với phân mơn Tiếng Việt ở các biện pháp tu từ như: điệp từ, so
sánh…Với phân môn Tập làm văn ở kiểu bài thuyết minh: Thuyết minh một thể
loại văn học. Ngồi ra cịn tích hợp với các bộ mơn khác như: Địa lí, Lịch sử…
2. Hệ thống câu hỏi.
Ngày nay trong quá trình giảng dạy, người giáo viên ln phải có phương
pháp dạy - học tích cực. Do vậy, hệ thống câu hỏi đưa ra cần phù hợp, phong
phú để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Có thể sử dụng
các loại câu hỏi như:
- Câu hỏi phát hiện.
- Câu hỏi gợi mở.
- Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng, suy đoán.
- Câu hỏi khái quát, hệ thống hóa kiến thức.
- Câu hỏi liên hệ, mở rộng, nâng cao.
- Câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm….
3. Thiết kế giáo án.
- Hình thành các bước lên lớp tương ứng với các hoạt động dạy học.


- Bố cục, sắp xếp hợp lí, tổ chức hoạt động linh hoạt.
- Lượng kiến thức phù hợp, đáp ứng tốt mục tiêu tiết học.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi lôgic, phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
- Vận dụng phương pháp tích cực, tích hợp.
2.3.2. Cách thức tích hợp giáo dục học sinh học tập và làm theo tinh thần
lạc quan, ý chí nghị lực của Bác Hồ khi dạy- học môn Ngữ văn.
a. Sử dụng tranh ảnh, bản đồ có liên quan đến tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đây là cách thức đem lại sự hào hứng cho học sinh trong quá trình học
tập. Việc sử dụng tranh ảnh kết hợp với lời bình được áp dụng chủ yếu cho dạy –
học phần văn bản. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng các phương tiện tranh ảnh

kết hợp với lời bình , giáo viên cần chú ý lựa chọn sao cho phù hợp, có hiệu quả
bởi hình ảnh liên quan đến tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vơ cùng phong
phú. Những tư liệu này giáo viên có thể tìm kiếm trên mạng Internet.
* VD văn bản Cảnh Khuya, Rằm tháng giêng, Ngữ văn 7 (Hồ Chí Minh)
- Bản đồ:
Trong phần I. Đọc- hiểu khái qt văn bản thì phần 2. Hồn cảnh sáng
tác, sau khi hỏi và HS trả lời được về hoàn cảnh sáng tác của hai bài thơ, tôi
chốt lại nội dung kiến thức đồng thời tôi treo bản đồ căn cứ địa Việt Bắc và chỉ
cho các em thấy vị trí của khu căn cứ địa Việt Bắc; nơi Bác, Đảng và Chính phủ
lãnh đạo kháng chiến.

Bản đồ giúp HS biết được chiến khu Việt Bắc nằm ở vùng Đông Bắc của
nước Việt Nam, nơi được gọi với cái tên là Chiến khu xanh hay Thủ đơ gió
ngàn. Và đây cũng chính là nơi mà sau khi đã bàn bạc việc qn, Bác lại có
những giây phút trị chuyện, lặng ngắm ánh trăng lai láng trên sông để rồi những
ý thơ chan chứa tình yêu trăng được Bác gửi gắm trong sáng tác của mình.
- Tranh ảnh:
Phần giới thiệu bài, tơi chiếu những bức ảnh đẹp về cảnh đêm trăng lung linh
huyền ảo trong rừng khuya, trên sông nước để dẫn dắt, giới thiệu về đề tài mà Bác
viết trong tiết học. Như vậy, là ngay vào phần đầu tiên của tiết học, những bức ảnh
đẹp với màu sắc đa dạng đã hấp dẫn, cuốn hút các em vào bài học.


Tiếp theo là ở mỗi bài thơ, khi giảng, tôi chiếu những những bức ảnh có
nội dung phù hợp để các em thấy được sức quyến rũ kì lạ của trăng đối với Bác.
Chính vì lẽ đó mà cho dù cơng việc kháng chiến bận trăm cơng nghìn việc
nhưng Bác vẫn hướng về trăng, ca ngợi vẻ đẹp của trăng. Qua đó các em cảm
nhận được tình u thiên nhiên, phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh
ác liệt của chiến tranh.
* VD văn bản Đêm nay Bác không ngủ, Ngữ văn 6 (Minh Huệ)

Để giúp các em hình dung ra được tư thế của Bác trong đêm khuya trong
rừng sâu khơng ngủ vì lo lắng cho vận mệnh của dân tộc, tôi chiếu bức ảnh Bác
đang ngồi trầm ngâm, suy tư.

* VD văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ngữ văn 7 (Phạm Văn Đồng)
Sau khi cho học sinh tìm hiểu và nêu cảm nhận của bản thân về bữa ăn, cái
nhà sàn của Bác, giáo viên tạo một slide gồm năm hình ảnh lần lượt xuất hiện để
qua đó, các em thấy được một phong cách sống ung dung, tự tại, thanh tao theo
kiểu nhà hiền triết ẩn dật vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh.

b. Sử dụng câu hỏi liên quan đến tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.


Ở phần dạy- học văn bản, các câu hỏi gợi tìm, câu hỏi liên hệ, kết hợp với
những cảm nhận của học sinh và những lời binhd của người thầy sẽ giúp học
sinh cảm nhận được những vẻ đẹp, những giá trị về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh. Từ việc cảm nhận đó, giáo viên định hướng cho học sinh ý thức học tập
và làm theo những phẩm chất đạo đức của Người.
* VD ở lớp 6, tiết 66, bài Hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện.
Sau khi yêu cầu học sinh kể một câu chuyện về Bác, giáo viên có thể kết
hợp hỏi như sau:
H: Qua câu chuyện em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện lên với những phẩm
chất đáng quý nào?
H: Qua đó, em học tập được ở Người những đức tính q báu gì?
H: Em sẽ sống và học tập như thế nào cho xứng đáng là cháu ngoan của Bác?
* VD với văn bản Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Ngữ văn 7 (Hồ Chí Minh), ở
phần tìm hiểu chi tiết, giáo viên hướng dẫn học sinh cảm nhận sự kết hợp hài
hịa giữa tình u thiên nhiên nhiên, yêu cuộc sống và bản lĩnh người chiến sĩ
cách mạng Hồ Chí Minh thơng qua các câu hỏi sau:
H: Em hãy nêu vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua hai câu thơ đầu bài thơ ?

H: Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên đó?
H: Hai câu thơ cuối đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả? Từ ngữ nào
được lặp lại, sự lặp lại đó có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tâm
trạng đó?
H: Qua bài học hơm nay, các em đã và sẽ học tập, noi theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào?

* VD văn bản Tức cảnh Pác Bó, Ngữ văn 8 (Hồ Chí Minh) để giúp học sinh
cảm nhận được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung tự tại của Bác trong
hoàn cảnh sống thiếu thốn ở hang Pác Bó, tơi đưa ra những câu hỏi sau:
H: Câu thơ đầu tiên cho ta thấy được điều gì về cuộc sống sinh hoạt của
Bác?
H: Em hiểu thế nào về ý thơ “vẫn sẵn sàng” ở câu thứ hai?
H: Câu thơ thứ ba khiến em hình dung như thế nào về điều kiện làm việc
của Bác? Qua đó làm nổi bật hình tượng con người- trung tâm của bức tranh
như thế nào?


H: Em hãy giải thích nghĩa của từ “sang” ở câu thơ cuối ? Theo em tại
sao trong điều kiện sống thiếu thốn như vậy mà Bác lại nói “cuộc đời cách
mạng thật là sang”?

* VD văn bản Đi đường, Ngữ văn 8 (Hồ Chí Minh), ở phần tìm hiểu chi tiết, để
giúp học sinh thấy được lòng quyết tâm, ý chí vượt qua mọi khó khăn thử thách
để dạt được thắng lợi cuối cung, tôi đặt câu hỏi:
H: Câu thơ đầu mở ra ý chủ đạo của bài thơ, theo em đó là ý gi?
H: Ở câu thơ thứ hai, phần phiên âm, từ nào được lặp lại? Sự lặp lại đó
có tác dụng gi?
H: Trong thơ tứ tuyệt, câu 3 thường giữ vai trò chuyển mạch thơ : hình
tượng, ý thơ vận động đột ngột. Vậy ở đây, câu thơ thứ ba đã chuyển ý, mạch

thơ như thế nào để dẫn đến tâm trạng sảng khoái, niềm vui sướng của người đi
đường?

c. Sử dụng các bài tập có liên quan đến tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Việc tích hợp các bài tập này thường được sử dụng trong phần luyện tập
hoặc cho bài tập về nhà.
* VD bài Phong cách Hồ Chí Minh, Ngữ văn 9 (Lê Anh Trà), ở phần luyện tập,
tơi có thể đặt giả thiết:
- Nếu là một thí sinh tham gia cuộc thi Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh do nhà trường tổ chức, em sẽ kể câu chuyện gì với mọi người? Vì sao
em chọn câu chuyện đó?


- Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, câu chuyện có nội dung nói về lối sống giản
dị, tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

* VD ở tiết 9, 10: Những câu hát về tình cảm gia đình, quê hương, đất nước,
con người, Ngữ văn 7, đây là những bài ca dao biểu hiện tình u q hương
đất nước sâu sắc. Tình u đó lúc nào cũng thường trực trong lòng của chủ tịch
Hồ Chí Minh. Vì vậy khi dạy bài này, giáo viên có thể tích hợp với tấm gương
đạo đức Bác Hồ bằng cách giao bài tập về nhà như sau:
- Ngoài những bài ca dao được học và đọc thêm trong sách giáo khoa, em
hãy sưu tầm và chép lại một số bài ca dao khác có nội dung tương tự?
- Nếu được giới thiệu với người khác về vẻ đẹp của quê hương mình qua
ca dao, em sẽ giới thiệu qua những câu nào?
d. Sử dụng băng hình có liên quan đến tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Băng hình là phương tiện giúp chúng ta truyền tải những hình ảnh sống
động. Ở bài này, tơi dùng băng hình để giúp các thấy được sự thao thức của Bác
trong Cảnh khuya: thao thức để thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhưng
ngun nhân chính khiến Người chưa ngủ là vì lo việc nước, lo cho cuộc kháng

chiến gian khổ sao cho chóng thắng lợi, lo cho vận mệnh của dân tộc.Mặt khác
việc học qua băng hình sẽ tạo hứng thú học tập cho các em. Để có băng hình
phục vụ cho tiết dạy, tôi đã sưu tầm trên mạng Internet, trên đài truyền hình.
* VD ở văn bản Cảnh khuya, Ngữ văn 7, trong phần II. Đọc – hiểu chi tiết văn
bản thì phần 2. Hình ảnh con người, tơi chiếu một đoạn phim tư liêu về Bác
ngồi bên cửa sổ trong rừng khuya với dáng vẻ đăm chiêu, suy nghĩ kết hợp với
lời bình để các em hiểu được lí do chưa ngủ của Người là vì lo lắng cho vận
mệnh của dân tộc.


* VD ở văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Ngữ văn 7 (Hồ Chí
Minh), khi giảng dạy bài này, tôi kết hợp chiếu phim tư liệu về những hoạt động
của Bác cùng các chiến sĩ trong việc bảo vệ đất nước.

e. Những câu chuyện ngắn, bài thơ về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác.
Qua những câu chuyện, bài thơ đó, học sinh sẽ thấy được rằng để đạt
được mục đích sống, mục đích học tập đúng đắn khơng phải là đơn giản. Nó địi
hỏi mỗi người phải có sự cố gắng hết mình, phải ln lạc quan, ý chí vượt khó.
Từ đó, học sinh sẽ biết đặt ra cho mình phương hướng rèn luyện, phấn đấu để
trở thành người có ích cho xã hội.
* VD ở văn bản Rằm tháng giêng, Ngữ văn 7, trong phần II. Đọc – hiểu
chi tiết văn bản thì phần 2. Hình ảnh con người, sau khi đã hỏi và học sinh trả
lời là ở đây, hình ảnh Bác hiện lên trong trong tư thế “bàn bạc việc quân” tức là
đang lo việc nước, lo cho cuộc kháng chiến thì tơi sẽ kể một câu chuyện hay đọc
một bài thơ để giúp học sinh thấy được tinh thần lạc quan, ý chí của Bác ln
vượt lên hiện thực khó khăn, gian khổ để hướng tới cái đẹp, hướng tới tương lai
tươi sáng. Chẳng hạn như chuyện Theo Bác đi chiến dịch hay những bài thơ: Tự
khuyên mình, Tức cảnh Pác Bó, Trời hửng….
* VD ở văn bản Đêm nay Bác không ngủ, Ngữ văn 6 (Minh Huệ), phần
2: Anh đội viên thức dậy lần thứ hai. Khi giảng cho học sinh hiểu lí do khơng

ngủ của Bác là vì thương đồn dân cơng, tơi kết hợp kể những câu chuyện thể


hiện tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người của Bác như: Thường ngày Bác
yêu trẻ con một cách lạ, Tấm lịng của Bác, Chú ngã có đau khơng…

f. Ra đề kiểm tra liên quan đến tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Như đã trình bày ở các phần trước, vấn đề giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ
Chí Minh là vấn đề tích hợp khi dạy học mơn Ngữ văn. Vì vậy về ngun tắc
khơng có bài kiểm tra đánh giá về giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Kiểm tra đánh giá trước hết là kiểm tra đánh giá các kiến thức, kĩ năng của môn
Ngữ văn. Nội dung về giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là một trong
các nội dung tích hợp mà thơi. Do đó khơng thể ra một đề hồn toàn về nội dung
giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh mà trong các đề kiểm tra đánh giá có
các câu hỏi liên quan đến giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh.
* VD bài Ngắm trăng, Đi đường, Ngữ văn 8 (Hồ Chí Minh), tơi ra đề tự luận
như sau:
- Qua hai bài thơ Ngắm trăng, Đi đường, em rút ra được bài học gì về tinh
thần lạc quan, ý chí nghị lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ của Bác Hồ cho
bản thân?
- Từ đó em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 9 câu) bày tỏ suy nghĩ của
em về ý nghĩa của tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực trong cuộc sống hiện nay.
* VD bài Cảnh khuya, Rằm tháng riêng, Ngữ văn 7 (Hồ Chí Minh), tơi ra
những đề sau:
- Hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác
Hồ. Em hãy chứng minh điều đó.
- Trong bài thơ Cảnh khuya, ở câu thơ thứ ba Cảnh khuya như vẽ người
chưa ngủ, có ý kiến cho rằng “người chưa ngủ” là để ngắm trăng vì đêm trăng
q đẹp. Em có đồng ý như vậy khơng? Vì sao?
g. Tổ chức các hoạt động thực hành ngoại khóa liên quan đến tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh.
Đây là một hoạt động cần nhiều sự đầu tư công sức của giáo viên, sự quan
tâm của nhà trường và cả sự quan tâm của phụ huynh học sinh. Khi dạy- học
mơn Ngữ văn có tích hợp giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh, tơi đã tổ
chức một số hoạt động:
* Tổ chức cuộc thi sáng tác thơ về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.


Khi dạy- học xong phần làm thơ lục bát, tôi đã phát động cuộc thi sáng tác
về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Về phía ban giám khảo, tơi mời 01 cô giáo
trong tổ xã hội giúp đỡ cùng chấm bài thi của các em. Thuận lợi hơn tôi còn trực
tiếp là giáo viên chủ nhiệm lớp nên cuộc thi được phát động trong giờ sinh hoạt,
có tổng kết và trao giải tại lớp. Các bài thơ đạt giải lần lượt được giới thiệu trên
bảng tin của lớp.
* Tổ chức cuộc thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Hình thức này khơng chỉ được tổ chức riêng biệt trong một tiết học cụ thể
như tiết 69: Hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện (Ngữ văn 6) mà trong các tiết
học có tích hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh tơi cũng đan xen để học sinh kể
những câu chuyện ngắn về tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực của Hồ Chí Minh.
Qua đó các em thấy cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.
* VD khi dạy bài Đi đường, Ngữ văn 8 (Hồ Chí Minh) sau khi giảng cho các
em hiểu nội dung bài thơ khơng chỉ nói về việc đi đường mà qua đó cịn thể hiện
ý chí, nghị lực quyết tâm vượt qua mn vàn khó khăn gian khổ để đạt được
thành công, thắng lợi của Bác Hồ, tôi yêu cầu các em hãy kể lại một câu chuyện
có nội dung trên. Lớp tơi có một học sinh đã kể câu chuyện: Bài thơ nổi tiếng
của Bác Hồ căn dặn thanh niên được ra đời như thế nào. Câu chuyện cho chúng
ta biết hoàn cảnh Bác Hồ sáng tác bài thơ nổi tiếng để căn dặn thanh niên. Bài
thơ rất mộc mạc, giản dị nhưng lại vô cùng sâu sắc. Bài thơ đã là nguồn cổ vũ,
động viên mỗi chúng ta khi gặp khó khăn:
Khơng có việc gì khó

Chỉ sợ lịng khơng bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Bên cạnh đó, là giáo viên dạy Ngữ văn nhưng lại trực tiếp làm công tác
chủ nhiệm lớp nên tơi có điều kiện lồng ghép để tổ chức các hoạt động vừa học
vừa chơi cho các em như: trị chơi ơ chữ, bình thơ, sưu tầm tranh ảnh, làm tập
san…có nội dung liên quan đến tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các giờ
sinh hoạt lớp.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với phương pháp tích hợp trên, giờ học đã thực sự cuốn hút học sinh
trong mỗi tiết dạy. Các em thực sự hứng thú khi học môn Ngữ văn, cũng bởi vậy
mà chất lượng môn văn của hai lớp tôi được phân công giảng dạy cũng tăng lên
rõ rệt. Cụ thể là:
Tôi tiến hành khảo sát mức độ hứng thú học môn Ngữ văn của HS lớp
7A, 9A vào cuối năm học 2019 – 2020 và thu được kết quả như sau:
Lớp
Tổng
Khơng thích
Rất thích học
Bình thường
số HS
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
7A

25


17

8

0

9A

30

22

7

1

Kết quả khảo sát chất lượng cuối năm môn Ngữ văn lớp 7A, 9A


Năm học 2019 – 2020
Lớp
Tổng số
7A
9A

Giỏi
5
7


Khá
12
15

TB
8
8

Yếu
1
0

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua việc áp dụng phương pháp tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh khi giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS, tôi nhận thấy giờ dạy đã
thực sự đạt yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục, đó là đảm bảo tính cơ
bản, tồn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống. Những phương pháp giáo dục
được sử dụng trong giờ dạy đã phát huy được tính tích cực chủ động, tư duy
sáng tạo của các em; bồi dưỡng năng lực tự học, lịng say mê học tập và ý chí
vươn lên.
Qua tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các em đã có được nhận thức, thái
độ và hành vi tích cực. Các em đã học tập được ở Bác tinh thần lạc quan, ý chí
nghị lực vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục tiêu sống đúng đắn. Tiết học
đã góp phần củng cố thêm ở các em niềm tin vào cuộc sống để phấn đấu, nỗ lực,
để sống tốt, sống đẹp, sống có ích cho xã hội.
3.2. Kiến nghị.
* Về phía nhà trường:
- Khuyến khích giáo viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh một cách thường xuyên, để “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương

đạo đức, tự học và sáng tạo”.
- Mua thêm sách tham khảo, băng hình, tranh ảnh về Chủ tịch Hồ Chí
Minh để việc thực hiện tích hợp trong mỗi tiết dạy được thuận lợi và đạt hiệu
quả cao.
- Nhà trường tăng cường các buổi thảo luận, trao đổi trong bộ mơn Ngữ
văn để tìm ra phương pháp, nội dung tích hợp học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh một cách hiệu quả nhất.
* Về phía giáo viên:
Để có một giờ dạy mơn Ngữ văn nói chung và giờ tích hợp tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh đạt kết quả cao thì người giáo viên cần phải:
- Tìm hiểu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo.
- Định hướng kiến thức, lựa chọn phương pháp tổ chức.
- Người giáo viên khơng ngừng học hỏi, tìm tịi, cải tiến phương pháp
giảng dạy và tích lũy kinh nghiệm để khơng bị tụt hậu, có đủ trình độ để hồn
thành tốt nhiệm vụ.
- Giáo viên điều khiển giờ học linh hoạt, truyền cảm, giải quyết tốt các
tình huống sư phạm xảy ra.
- Tạo điều kiện cho học sinh liên hệ vấn đề đặt ra trong bài học với bản
thân, gia đình và xã hội.


* Về phía các cấp, ngành giáo dục thường xuyên mở lớp tập huấn nâng cao
trình độ chun mơn cho giáo viên. Cung cấp thêm đồ dùng dạy học trực quan
để giờ dạy phong phú, thu hút học sinh say mê học tập.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tơi đã tìm tịi, nghiên cứu để giờ học
mơn Ngữ văn đạt kết quả cao. Đề tài này chỉ mang tính chất cá nhân do đó
khơng tránh khỏi cịn hạn chế. Tơi rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của
các đồng chí, đồng nghiệp để đề tài được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hoạt Giang,ngày 10 tháng 04 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.

Nguyễn Chí Trung


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Chí Trung
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Hoạt Giang

TT

1
2
3

Tên đề tài SKKN
Giải pháp giúp học sinh yêu
và học tốt môn Ngữ văn
THCS
Giải pháp nâng cao hiệu quả
dạy học Ngữ văn theo hướng
tích hợp ở trường THCS
Nâng cao hiệu quả dạy học

Ngữ văn theo hướng tích hợp
ở trường THCS

Cấp
đánh
giá

xếp
loạ
i

Cấp
đánh
giá

xếp
loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

A

Tỉnh

B

2009-2010


Huyện

Huyện

B

Huyện

A

2015-2016
Tỉnh

B

2017-2018


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
SGK Ngữ văn. NXB Giáo dục.
SGV Ngữ văn. NXB Giáo dục.
Thiết kế bài giảng Ngữ văn. NXB Quốc gia Hà Nội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo làm người. NXB Hà Nội.
Tài liệu và địa chỉ tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trường

1.
2.
3.
4.
5.

THCS.
6. Những chuyện kể về tinh thần lạc quan, vượt khó của Bác Hồ. NXB
Lao động.
7. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS. NXB Giáo
dục.
8. Thế giới trong ta. Tạp chí của Hội khoa học tâm lý – Giáo dục Việt
Nam.



×