Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN phát triển phẩm chất và năng lực học sinh qua dạy kiểu bài nghị luận xã hội ở ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.89 KB, 16 trang )

1
1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, giáo
dục càng phải đổi mới toàn diện, hiệu quả. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học
là một yêu cầu cấp bách. Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt
động tích cực chủ động của học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động. Giáo dục
phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội
dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học
được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực
hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp
dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức,
rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách
đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng
lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học
tập với kiểm tra, đánh giá trong q trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng
cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc
trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành
công bước đầu. Tuy nhiên, thực tế, sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy
học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về
truyền thụ kiến thức, rèn luyện kĩ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra,
đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng đánh giá cuối kỳ chưa chú trọng đánh giá cả
q trình học tập. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi
giải quyết các tình huống trong thực tiễn, chưa được quan tâm trong việc hình thành
và triển phẩm chất, năng lực.
Phẩm chất và năng lực là hai thành tố cơ bản trong cấu trúc nhân cách con
người, cũng là mục tiêu hướng tới của mọi nền giáo dục từ xưa tới nay. Tất cả các
bộ mơn đều đóng góp cho mục tiêu giáo dục ấy theo cách riêng mang tính đặc thù,
trong đó giữ vai trị đặc biệt quan trọng là mơn Ngữ văn nói chung và kiểu bài nghị


luận xã hội nói riêng.
Nghị luận xã hội là dạng bài phổ biến trong cuộc sống và nhà trường, dù là
dạng nói hay viết. Đó là dạng văn bản nghị luận bàn về những vấn đề mang tính thời
sự, thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau ( về một sự việc, hiện tượng đời sống
hay một tư tưởng, đạo lí), thơng qua hệ thống lập luận, lí lẽ, dẫn chứng chính xác,
tiêu biểu; từ đó xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó,


2

hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Xuất phát từ đặc điểm
của nghị luận xã hội, người dạy có thể vận dụng dễ dàng và hiệu quả hướng dạy học
phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Từ những lí do nêu trên cùng với vốn tích lũy trong thời gian cơng tác; tơi đã
mạnh dạn chọn Phát triển phẩm chất và năng lực học sinh qua dạy kiểu bài nghị
luận xã hội ở Ngữ văn 9 làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển phẩm chất và năng lực học sinh qua dạy
kiểu bài nghị luận xã hội đề cập tới các phẩm chất, năng lực cần thiết của học sinh
và cách thức hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực qua quá trình dạy viết kiểu
bài nghị luận xã hội. Sáng kiến hi vọng có thể tạo nhiều điều kiện, cơ hội hơn cho
học sinh thể hiện mình, hồn thiện mình. Với mỗi hoạt động học sinh sẽ nhận thấy
vai trị, vị trí của cá nhân trong tập thể, từ đó các em sẽ tự tin và cố gắng hơn trong
quá trình học tập.
Trong khn khổ có hạn của một sáng kiến kinh nghiệm, dựa vào kinh nghiệm
cịn ít ỏi của bản thân trong q trình dạy học; tơi mong người đọc xem đây là một ý
kiến nhỏ, góp tiếng nói chung trong việc nhận thức rõ tầm quan trọng của dạy kiểu
bài nghị luận xã hội nói riêng và dạy học Ngữ văn nói chung với q trình hình
thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Bài viết như một tài liệu tham
khảo để các bạn có thể lựa chọn thích hợp, áp dụng vào thực tế. Cịn riêng với bản

thân người viết, đề tài này giúp tơi có cơ hội được rèn luyện thao tác, kĩ năng nghiên
cứu; củng cố thêm kinh nghiệm dạy học.
Qua đề tài này, tôi cũng mong muốn sẽ nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu, chân thành của các bạn đồng nghiệp - những giáo viên nhiệt tình, u nghề,
ln trăn trở vì sự nghiệp trồng người.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Dựa trên cơ sở thực tiễn của quá trình giảng dạy Ngữ văn bậc THCS và việc
nghiên cứu các tài liệu; sáng kiến kinh nghiệm thể hiện rõ đối tượng là:
- Các phẩm chất, năng lực của học sinh khối 9.
- Kiểu bài nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, người viết đã kết hợp sử dụng
nhiều phương pháp; trong đó có thể kể đến:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đây là một trong những
phương pháp đầu tiên, cơ bản giúp người viết có được cơ sở lí luận khoa học, chính


3

xác cho vấn đề. Từ các nguồn tài liệu phong phú về bộ môn Ngữ văn, về giáo dục
đạo đức, kĩ năng sống, về tâm lí học, về phương pháp dạy học, quan điểm đổi mới
giáo dục..., có thể lựa chọn những nội dung cần thiết, phục vụ cho ý tưởng đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Phương pháp này
thực sự cần thiết để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm bởi đề tài có được xuất phát
từ nhu cầu thực tế và hồn thành để phục vụ thực tế. Trong q trình giảng dạy,
người viết đã quan sát, thu thập thông tin liên quan tới đề tài.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Phương pháp này được sử dụng để xử lí
các thơng tin, số liệu có được từ những phương pháp trên.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp được sử dụng để nêu ra những
ưu điểm của dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh với phương pháp

truyền thống...
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thơng như Quyết định 29, Nghị quyết 88 và quyết định 404 đều
xác định mục tiêu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thơng là góp phần chuyển nền
giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện phẩm
chất và năng lực của người học. Nói một cách vắn tắt, nếu như một chương trình đặt
mục tiêu truyền thụ kiến thức đơn thuần trả lời câu hỏi; “ Học xong chương trình,
học sinh BIẾT được những gì?” thì một chương trình đặt mục tiêu phát triển phẩm
chất và năng lực của người học sẽ phải trả lời được câu hỏi : “ Học xong chương
trình, học sinh LÀM được những gì?”
Phẩm chất được hiểu là “ cái làm nên giá trị của người”; theo các văn kiện của
Đảng và Nhà nước về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng có
nghĩa là đạo đức. Chương trình giáo dục phổ thơng xác định mục tiêu hình thành và
phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,
trung thực, trách nhiệm. Căn cứ để các định các phẩm chất nói trên là những phẩm
chất của con người Việt Nam được nêu trong các văn kiện của Đảng về xây dựng
văn hóa, con người Việt Nam: Nghị quyết số 03 - NQ/TW ngày 16/7/1998, Nghị
quyết số 33 - NQ/TW ngày 09/6/2014. Năm phẩm chất cũng là kết quả thực hiện
Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng đã được quán triệt trong giáo dục nước ta
hơn 50 năm nay.
Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có


4

và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến
thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác... thực hiện thành cơng một loại hoạt
động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Chương trình

giáo dục phổ thơng năm 2018 hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực
cốt lõi( năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo ) cùng với những năng lực đặc thù ( năng lực tính tốn,
năng lực khoa học, năng lực công nghệ...). Bên cạnh việc hình thành các năng lực
cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thơng cịn góp phần phát hiện , bồi dưỡng năng
lực đặc biệt ( năng khiếu) của học sinh.
Đối với bộ mơn Ngữ văn, mục tiêu chung của chương trình Ngữ văn THCS là:
- Mơn Ngữ văn góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm
chất tốt đẹp : yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng
tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.
- Mơn Ngữ văn góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung như
năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo. Đặc biệt, chương trình mơn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực
ngôn ngữ và năng lực văn học.
Như vậy các văn kiện của Đảng và Nhà nước cùng mục tiêu của Chương trình
giáo dục đã là định hướng rõ ràng cho bộ mơn Ngữ văn nói chung và kiểu bản nghị
luận xã hội nói riêng vận dụng vào giảng dạy. Với các phương pháp và kĩ thuật dạy
học mới như đàm thoại, gợi mở, xây dựng tình huống...; giáo viên chắc chắn sẽ đạt
thành công nhất định trong việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học
sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Trong chương trình Ngữ văn phổ thơng, từ năm 2009, kiểu bài nghị luận xã
hội đã thực sự trở thành một kiểu bài khơng thể thiếu, góp phần quan trọng trong
nhiệm vụ phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Trong chương trình Ngữ
văn THCS, nghị luận xã hội đã được các em làm quen từ học kỳ II của lớp 7 thơng
qua việc tìm hiểu các văn bản nghị luận và cách làm bài nghị luận chứng minh và
giải thích. Ở Ngữ văn 8, học kỳ II, các em lại được ôn tập các đặc điểm của văn nghị
luận thông qua việc xây dựng luận điểm, kết hợp các yếu tố miêu tả - biểu cảm – tự
sự và viết một số bài nghị luận xã hội về sự việc, hiện tượng đời sống. Đến chương
trình Ngữ văn 9, học kỳ II, nghị luận xã hội chính thức được tìm hiểu qua các tiết

học Tập làm văn về nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về
một tư tưởng , đạo lí. Khơng chỉ xuất hiện trong chương trình sách giáo khoa bậc
THCS, kiểu bài nghị luận xã hội cịn có mặt trong cấu trúc bài kiểm tra, đánh giá đại


5

trà hay trong cuộc thi chọn học sinh giỏi, kỳ thi vượt cấp; nghị luận xã hội với yêu
cầu bắt buộc. Điều này đã khẳng định vai trò của kiểu bài.
Qua khảo sát thực tế, thực trạng của dạy theo theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh qua dạy kiểu bài nghị luận xã hội như sau:
- Đối với giáo viên, nhìn chung giáo viên thường lựa chọn vận dụng trong
phần Đọc – hiểu văn bản, phần Tiếng việt hay viết bài nghị luận văn học hoặc các
kiểu bài khác mà quên đi nghị luận xã hội.
- Đối với học sinh, các em vốn chạy theo các môn học tự nhiên mà coi nhẹ
môn Ngữ văn, kiến thức hiểu biết xã hội cịn nhiều hạn chế. Do đó, khi trình bày
một bài nghị luận xã hội, dù trong dung lượng một đoạn văn hay một bài văn, dù nói
hay viết, các em đều có nhiều bối rối trong bố cục và diễn đạt. Các em khơng có
nhiều hứng thú, thậm chí tỏ ra ngại học nghị luận xã hội. Trong thời gian công tác,
trước khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã thống kê được gần 56% học sinh
khơng u thích nghị luận xã hội.
Thực trạng trên cũng là lời nhắc nhở chúng ta cần đầu tư hơn nữa vào kiểu bài
nghị luận xã hội.
2.3.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Từ cơ sở lí luận và thực trạng nêu trên, tơi xin trình bày một số biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của dạy nghị luận xã hội, đặc biệt là phát triển phẩm chất
và năng lực học sinh qua dạy kiểu bài này.
2.3.1. Ra đề bài theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
Đề bài kiểm tra truyền thống và đề bài kiểm tra theo định hướng phát triển

phẩm chất và năng lực học sinh có những điểm khác nhau bởi mục đích đánh giá có
thay đổi cũng như cách dạy và cách học thay đổi.
Với đề bài truyền thống, hình thức của đề bài thường nêu rõ ràng hai phần: nêu
nội dung cần giải quyết và nêu yêu cầu về dạng bài hoặc các yêu cầu khác. Nội dung
của đề bài truyền thống thường kiểm tra những kiến thức học sinh đã được học. Đề
bài truyền thống thường trích dẫn những nhận định của sách giáo khoa, của các nhà
nghiên cứu, những danh ngơn. Cịn trong đề bài theo hướng phát triển phẩm chất và
năng lực học sinh lại có hình thức linh hoạt: có thể đủ hai phần như đề truyền thống
hoặc có thể khuyết phần yêu cầu về dạng bài
Ví dụ: Phải chăng lên đường là cách duy nhất để tới nơi?
Phải chăng ngọt ngào mới làm nên yêu thương?
Nội dung của đề coi trọng những suy nghĩ của cá nhân học sinh mang tính đúng
đắn, chú trọng vào kiến thức đời sống của các em. Có thể tách bạch hoặc kết hợp
những vấn đề văn học và đời sống, hoặc từ tác phẩm mà dẫn đến bàn về những vấn


6

đề đời sống có liên quan. Đề bài theo hướng này cũng trích dẫn nhận định... nhưng
để dẫn đến hướng giải quyết cùng chiều hoặc trái chiều với nhận định đã dẫn. Đề bài
có thể đưa những sự việc, hiện tượng cập nhật trong đời sống, hoặc bản tin trên báo
chí... làm cơ sở cho đề.
Ví dụ 1: Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
“Dưới đây là lời kể của một người mẹ - một trong hàng trăm người tham gia
“hôi của” trong vụ tai nạn xe tải chở hàng nghìn thùng bia lon Tiger bị lật tại vòng
xoay Tam Hiệp (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) vào chiều 04/12/2013:
“Hơm đó, tơi đang trên đường đón con gái học lớp 7 về. Đến gần vịng xoay
Tam Hiệp, tơi thấy phía trước hỗn loạn khi có chiếc xe tải bị lật giữa đường, nhiều
người mạnh ai nấy lao vào hốt bia bị đổ. Không chút suy nghĩ, tôi vội dựng xe giữa
đường, kêu con giữ xe và cũng lao vào hốt bia. Đến khi tôi trở ra, trên tay đầy bia

và nhìn thấy con gái mặt buồn thiu, tơi cũng chẳng chút bận tâm. Suốt đoạn đường
về nhà, con tôi chỉ lặng thinh và mãi sau mới hỏi: “Mẹ lấy bia làm gì khi nhà mình
khơng ai uống?”
(Theo Việt Nam Net ngày 08/12/2013)
Ví dụ 2: “Khơng hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ
thể một con trai. Vị khách khơng mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều
khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra
ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc
quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành
một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp...”
(Theo Lớn lên trong trái tim của mẹ - Bùi Xuân Lộc- NXB Trẻ, 2005)
Bài học về cuộc sống em rút ra từ câu chuyện trên.
Như vậy, đề bài truyền thống đòi hỏi học sinh phải chăm chỉ, nắm vững bài
học, có kĩ năng làm bài. Nhưng kiểu ra đề này dễ khiến học sinh, dù có kĩ năng làm
bài tốt, cũng dễ bị dập khn bởi cách giải quyết vấn đề đã quy định sẵn trong chính
đề bài. Ngược lại, đề bài theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
không chỉ yêu cầu học sinh nắm vững bài học, có kĩ năng làm bài mà còn biết tự
giải quyết vấn đề trên cơ sở bài học, hình thành nên những phẩm chất cần thiết.
Đề bài nghị luận xã hội khi thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng phẩm chất và năng
lực học sinh phải hướng tới những vấn đề quan trọng và thiết thực của cuộc sống xã
hội hiện đại. Những vấn đề thuộc mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, những
phẩm chất, tình cảm tốt đẹp, những hiện tượng như hội chứng đám đông, sự mê
muội thần tượng, facebook... trở thành đối tượng suy ngẫm, bàn luận trong các đề


7

bài nghị luận xã hội. Đó là những vấn đề giúp các em bước đầu có ý thức và đúng /
sai, tốt / xấu..., để điều chỉnh chính những hành vi, lối sống hàng ngày của bản thân.

Tuy nhiên, muốn những đề bài này trở nên thu hút, tạo hứng thú và suy ngẫm
nghiêm túc ở học sinh; cần “ lạ hóa” những vấn đề mn đời, cần tạo sự kết nối giữa
những phạm trù đạo đức truyền thống với những hiện tượng của hiện tượng đời
sống xã hội đương thời.
Ví dụ: Câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” sẽ khơng cịn xưa cũ nếu đặt
vấn đề cho học sinh suy ngẫm về mối quan hệ hai chiều giữa “ gỗ” và “ nước sơn”
trong cuộc sống hiện đại. Hoặc lời dạy “ Thương người như thể thương thân” sẽ trở
nên xúc động, thấm thía khi yêu cầu học sinh khơng phải về lịng nhân ái mà về
quan niệm đúng/ sai trước quyết định hi sinh cứu người ( Em Nguyễn Văn Nam hi
sinh cứu bạn nhỏ đuối nước tháng 4/2013, một thợ lặn Thái Lan hi sinh khi cứu đội
cầu thủ nhí Thái Lan tháng 7/2018)...
Những cách ra đề như vậy không chỉ giúp cập nhật cuộc sống xã hội hiện đại,
rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội, tạo sự hấp dẫn bởi tính thiết thực,
mới mẻ của vấn đề, giúp bồi dưỡng phẩm chất đạo đức... mà còn phát triển năng lực
tư duy độc lập, năng lực phản biện... cho học sinh.
Những ngữ liệu, học tập đưa vào nhà trường, vào các đề thi ln phải đảm bảo
tính chuẩn mực, tính sư phạm, không giới hạn năng lực tư duy sáng tạo và quan
điểm cá nhân nhưng cũng không được làm phương hại đến mục đích cao nhất của
giáo dục là hướng tới các giá trị Chân – Thiện – Mỹ. Do vậy, từ bản thân các ngữ
liệu được cho đến nguồn gốc xuất xứ của chúng cần được lựa chọn thấu đáo, thận
trọng trước khi trở thành ngữ liệu, học liệu trong nhà trường.
Một vấn đề đáng quan tâm nữa trong đề bài nghị luận xã hội là cần tuyệt đối
tránh những nhận định, những câu lệnh mang tính chất định hướng - bởi tính định
hướng sẽ khn hẹp vấn đề nghị luận và hạn chế năng lực phản biện, năng lực tư
duy độc lập của học sinh.
Ví dụ: Tránh dùng các câu lệnh: “bàn về hậu quả /tác dụng của...”, “trình
bày suy nghĩ về giải pháp khắc phục...” mà thay vào đó là “ bàn luận về tác động
của quan niệm/ hiện tượng...”. Hay tránh cách dùng câu “ Trình bày suy nghĩ của em
về cách khắc phục tình trạng...”, người ra đề có thể lựa chọn cách diễn đạt: “ Em có
suy nghĩ gì về thái độ của chúng ta trước hiện tượng”...

Cần sử dụng những từ ngữ trung tính, dành khoảng trống cho tư duy độc lập
của học sinh, giúp các em thể hiện những suy nghĩ, quan niệm của bản thân một
cách trung thực nhất.


8

Nếu đề bài là đặt vấn đề thì đáp án là giải quyết vấn đề, phải có sự đồng bộ
giữa đề và đáp án mới có thể phát huy phẩm chất và năng lực học sinh. Để phát huy
cao nhất năng lực của học sinh, đáp án cần tránh sự sơ lược, tránh những nội dung
khuôn mẫu cứng nhắc làm đề mở mà đáp án đóng. Cần có một đáp án mở ra nhiều
khả năng triển khai vấn đề, có khả năng dung nạp các hướng tiếp cận vấn đề thực sự
độc lập của học sinh và giảm thiểu sự đánh giá chủ quan của người chấm.
Đề văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực đánh giá được khả năng
nhận thức, thể hiện, trình bày của học sinh trước đối tượng, vấn đề được đặt ra. Đề
cho phép học sinh tự do, linh hoạt hơn khi xử lí yêu cầu của đề bài. Nó trở thành
mảnh đất gieo trồng cho những quan điểm mới, cách diễn đạt mới, thể hiện cách
ứng xử nhạy bén của người học trước một vấn đề, tình huống được đặt ra. Học sinh
biết vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Và đặc
biệt, cần huy động kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực để giải
quyết vấn đề.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh cách làm bài nghị luận xã hội theo hướng phát
triển phẩm chất và năng lực học sinh
2.3.2.1. Chú trọng kĩ năng phân tích, tìm hiểu đề
Tìm hiểu đề là bước đầu tiên nhưng đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong q
trình làm văn. Chính thao tác đầu tiên này sẽ quyết định bài viết có được triển khai
hợp lí, hiệu quả hay khơng. Để thực hiện tốt bước tìm hiểu đề, giáo viên cần hướng
dẫn học sinh đọc kĩ đề, tránh tình trạng đọc qua loa dẫn đến hiểu sai yêu cầu của đề.
Do đề theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh là dạng đề mở, thường
không chỉ định vấn đề nghị luận một cách cụ thể nên để hiểu đúng và trúng vấn đề

cần chú ý đến từ ngữ, nghĩa thực, nghĩa chuyển... Với những đề bài có nhiều thơng
tin, nhiều vế; cần biết chia tách đối tượng thành từng vấn đề nhỏ hơn để tìm hiểu.
Việc tìm hiểu đề cần hướng tới việc trả lời các câu hỏi : Đề bài đề cập tới vấn đề gì?
Vấn đề thuộc phạm vi nào? Có bao nhiêu ý cần triển khai? Cần sử dụng những thao
tác lập luận nào?...
Ví dụ: Cho đề văn sau: Nhà văn Mĩ Ernest Hemingway đã khẳng định:
“Hạnh phúc giữ trong tay chỉ là hạt, hạnh phúc mang ra san sẻ mới trổ hoa”.
Trình bày suy nghĩ của em về quan điểm trên.
Với đề bài trên, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm ra được những từ ngữ
chính: Hạnh phúc, hạnh phúc giữ trong tay, hạnh phúc mang san sẻ và giải thích
chúng và chỉ ra được vấn đề cần bàn luận.


9

Như vậy, tìm hiểu đề thực chất là quá trình phân tích câu chữ trong đề, xác định
nội dung vấn đề nghị luận, khoanh vùng kiến thức và hình dung về cách triển khai
bài làm một cách hiệu quả nhất. Làm tốt thao tác này, học sinh có thể phát triển
được năng lực phân tích, giải quyết vấn đề...
2.3.2.2. Lập dàn ý cho bài viết
Dàn ý là hệ thống ý được lựa chọn sắp xếp theo một trật tự hợp lí để làm nổi
bật vấn đề cần nghị luận. Khi làm văn, việc lập dàn ý sẽ giúp học sinh có được bài
viết chặt chẽ về kết cấu, khơng bị trùng lặp hoặc sa vào tình trạng viết lan man,
khơng rõ ý. Học sinh cần dựa vào vấn đề nghị luận thuộc tư tưởng, đạo lí hay thuộc
sự việc, hiện tượng đời sống, để lập dàn bài cho phù hợp.
Thường dàn ý của một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí gồm :
- Giới thiệu vấn đề
- Giải thích vấn đề
- Bàn luận vấn đề: khẳng định đúng/ sai, tích cực/tiêu cực...
- Bài học nhận thức và hành động

Dàn ý của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống lại bao gồm các ý:
- Giới thiệu vấn đề
- Nêu hiện trạng của vấn đề
- Nguyên nhân của hiện trạng
- Tác động
- Giải pháp
Thực hiện theo dàn ý không phải hạn chế năng lực sáng tạo của học sinh mà
năng lực này sẽ thể hiện ở khả năng phát triển ý, làm chủ kiến thức và kĩ năng để xử
lí đề bài một cách đúng đắn và tốt nhất; chứ không phải sáng tạo là viết tùy hứng,
theo bản năng. Để có được dàn ý, học sinh cũng cần bám sát vào vấn đề, soi chiếu
nó từ nhiều góc độ, tư duy theo trình tự hợp lý, chú ý đến tính khoa học, logic...
Ví dụ: Với đề bài : "Chúng ta đều là thiên thần chỉ có một chiếc cánh và ta
phải ơm lấy lẫn nhau để học bay”.
Trình bày suy nghĩ của em về quan điểm trên.
Khi lập dàn ý cho đề bài trên, học sinh cần phải nêu được:
- Giới thiệu vấn đề
- Giải thích: Chúng ta là thiên thần chỉ có một chiếc cánh, ơm lấy lẫn nhau,
học bay. Câu nói khẳng định: trong cuộc sống, con người phải đoàn kết, gắn bó để
vượt qua khó khăn, thử thách, vươn tới thành công, hạnh phúc.
- Bàn luận:


10

+ Con người khơng ai là hồn hảo, trọn vẹn, mỗi người đều có những khiếm
khuyết, những điểm yếu, những giới hạn của riêng mình. Trong mơi trường tập thể,
cá nhân sẽ hoạt động và được bộc lộ năng lực của mình đồng thời cũng nhận ra
những điểm yếu của mình để khắc phục và hồn thiện.
+ Nếu mỗi người sống trong tập thể khơng có trách nhiệm, khơng biết u
thương, khơng bao dung, độ lượng thì sẽ khơng đủ sức mạnh để có thể vượt qua

những khó khăn và không thể tiến tới thành công
+ Tuy nhiên, gắn kết với tập thể khơng có nghĩa là dựa dẫm, ỷ lại vào người
khác hoặc đánh mất bản ngã, cá tính, năng lực cá nhân; hịa nhập nhưng khơng hịa
tan.
+ Phê phán những người cố tách mình ra khỏi tập thể, tự cho mình đứng cao
hơn người khác, sống cá nhân, tư lợi, ích kỉ... thậm chí họ cịn gây rối, phá hoại, làm
mất tinh thần đoàn kết tập thể.
- Bài học nhận thức và hành động: Con người cần sống có trách nhiệm, hịa
nhập với cộng đồng, biết mang sức mạnh cá nhân cống hiến cho tập thể, từ đó tìm ra
ý nghĩa sự sống cho chính bản thân mình.
Sau khi lập được dàn ý, học sinh sẽ bám vào dàn ý để hoàn thành bài viết.
Dàn ý nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống hay một vấn đề tư tưởng, đạo lí
được áp dụng hiệu quả cho cả một bài tập làm văn và đoạn văn. Có chăng chỉ là sự
thay đổi về dung lượng mà thôi.
2.3.2.3. Dạy viết văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học
sinh
Bản chất của dạy viết là rèn luyện tư duy cho học sinh cả về tư duy hình tượng
và tư duy logic, qua đó mà giáo dục phẩm chất và nhân cách người học. Sản phẩm
bài viết của học sinh là tổng hợp vốn sống, nhân cách, năng lực văn học, năng lực tư
duy, năng lực ngôn ngữ của các em. Qua việc viết, các em bộc lộ con người thực
của mình. Bởi vậy, việc dạy viết cịn giúp phẩm chất tốt đẹp của người học. Khi dạy
viết, giáo viên cần chú trọng yêu cầu tạo ra ý tưởng và biết cách trình bày ý tưởng
một cách sinh động, hấp dẫn, mạch lạc, sáng tạo và có sức thuyết phục.
Dạy học viết cho học sinh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực, trước
hết đòi hỏi học sinh có kĩ năng tạo lập văn bản. Đây là kết quả của quá trình rèn
luyện thường xuyên. Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước tạo lập văn bản và tổ
chức cho các em thực hành. Giáo viên sử dụng các câu hỏi giúp học sinh xác định
mục đích và nội dung viết ( Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì?), giới thiệu
các nguồn tư liệu, hướng dẫn tìm các ý tưởng...
Cần chú ý tập cho học sinh hình thành và phát triển ý tưởng bằng những suy



11

nghĩ của chính bản thân. Muốn thế, phải tập cho học sinh biết đặt ra câu hỏi và trả
lời câu hỏi xoay quanh vấn đề nghị luận.
Ví dụ: Với đề bài: Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng “ chảy máu rừng ”,
cần phải đặt ra và trả lời các câu hỏi: Chảy máu rừng là gì? Những biểu hiện của
hiện tượng này? Nguyên nhân và tác động của hiện tượng? Làm thế nào để khắc
phục hiện tượng?
Cũng có thể dùng bản đồ tư duy để hình thành, phát triển hệ thống ý.
Để giúp học sinh hoàn thành bài viết, tự tạo lập văn bản một cách độc lập; giáo
viên tích hợp tiết dạy viết với dạy đọc. Văn bản đọc được xem là ngữ liệu mẫu để
giáo viên phân tích cho học sinh nắm được đặc điểm của kiểu bài. Bên cạnh đó, giáo
viên cũng cần hướng dẫn kĩ thuật viết tích cực, giúp học sinh thành thạo kĩ năng tạo
lập văn bản , phát triển tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua
bài viết.
Tổ chức cho học sinh luyện tập cách viết đoạn cũng hết sức quan trọng. Đoạn
có thể triển khai theo nhiều cách và với văn nghị luận, nên sử dụng các cách: diễn
dịch, quy nạp , tổng – phân – hợp. Đây là các cách trình bày phổ biến thường dùng
khi luyện tập viết đoạn văn; khi đã thành thạo, học sinh có thể viết sáng tạo hơn.
Cách sử dụng từ ngữ , hình ảnh, các biện pháp tu từ cũng là kĩ năng cần rèn luyện.
Thông thường trong văn nghị luận, ngôn ngữ thường khúc chiết, sử dụng nhiều câu
khẳng định, phủ định để mang tính thuyết phục.
Khuyến khích sự sáng tạo, mạnh dạn thể hiện cá tính trong khi viết là một yêu
cầu hết sức quan trọng và cần thiết trong dạy học viết theo định hướng phát triển
phẩm chất và năng lực. Bởi hiện tượng viết theo văn mẫu, chắp vá bài văn này với
bài văn kia, viết một cách cứng nhắc... là thực tế phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến kĩ
năng và phẩm chất của các em.
Sau khi viết xong, giáo viên tạo cơ hội cho học sinh nói, trình bày, dành thời

gian để sửa và nhận xét. Nhờ đọc bài viết của các em, giáo viên mới phát hiện được
những hạn chế cần khắc phục. Sau khi viết, các em cũng có thể trao đổi cho nhau
bài viết của mình và nhận xét về bài làm của nhau. Lúc đó, các em sẽ rèn luyện
được năng lực giao tiếp, hợp tác.
2.3.3. Giáo viên chủ động, tích cực trong việc dạy học theo định hướng
phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
Vai trò của giáo viên khi thực hiện dạy học theo định hướng này là khơng hề
nhỏ. Ngồi việc nắm bắt được chủ trương đổi mới giáo dục; giáo viên cần thành
thạo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, phát huy được sự chủ động của
học sinh; thực hiện được hành động học cụ thể, phù hợp. Có thể kể một số phương


12

pháp dạy học như: phương pháp thuyết trình tích cực, phương pháp vấn đáp ( đàm
thoại gợi mở), xây dựng tình huống dạy học... Hay khi thực hiện các hoạt động dạy
học cụ thể, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động như: hoạt động khởi động, hoạt
động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng, hoạt động mở
rộng.
Giáo viên cũng cần có thái độ cởi mở trong dạy học cũng như trong nhận xét,
đánh giá bài viết của học sinh; khuyến khích cách nghĩ, cách cảm nhận, phân tích ,
đánh giá của học sinh với điều kiện chúng không phản cảm, không trái với thuần
phong mỹ tục của dân tộc, không logic, không thuyết phục... Đặc biệt, giáo viên cần
đề cao những bài viết có ý tưởng mới mẻ, độc đáo, thể hiện rõ cá tính của người
viết; hướng dẫn học sinh phương pháp học kiến tạo và phương pháp học thực hành
tiếng Việt.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Bằng những vận dụng một số biện pháp nêu trên trong việc dạy kiểu bài
nghị luận xã hội theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, tôi đã nhận
được một số kết quả khả quan.

Trước hết, về việc bồi dưỡng phẩm chất, các em biết yêu thiên nhiên, yêu đất
nước, tự hào về truyền thống dân tộc, biết trân trọng cái đẹp, biết ơn những người có
cơng với đất nước. Các em cũng biết quan tâm tới người khác, biết nhường nhịn, vị
tha, cảm thơng, chia sẻ. Các em cịn chăm đọc sách báo, thường xuyên hoàn thành
nhiệm vụ học tập, siêng năng trong cơng việc nhà trường, gia đình; sống thật thà,
ngay thẳng, chân thành với mọi người xung quanh; biết giữ lời hứa, tôn trọng các
quy định chung, tôn trọng pháp luật.
Về phát triển năng lực, bên cạnh các năng lực chung, các em cịn có được các
năng lực đặc thù của môn học. Trong giao tiếp hàng ngày và qua các kĩ năng đọc –
viết – nói – nghe, năng lực ngôn ngữ của các em được thể hiện rõ nét. Các em trình
bày rõ ràng các ý tưởng và cảm xúc, có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người, biết
cách nói thích hợp với ngữ cảnh, tạo lập văn bản đúng với đặc trưng của phương
thức biểu đạt... Việc tiếp nhận và phân biệt nghị luận với các kiểu bài khác cũng khá
thuần thục. Những đặc điểm về nội dung và hình thức nghệ thuật của mỗi loại văn
bản được các em nhận biết khá dễ dàng.
Điều đáng mừng là sau khi khảo sát về hứng thú của học sinh và kết quả
kiểm tra, đánh giá kiểu bài này vào trung tuần tháng 4/2021 tại đơn vị công tác , tôi
đã nhận được con số như sau:


13

Thời gian
Nội dung khảo sát
Hứng thú với kiểu bài
Kết quả KTĐG ( đạt yêu cầu)

Trước khi áp dụng
giải pháp
44%

63%

Sau khi áp dụng giải
pháp
88%
87%

Không những thế, trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh năm
học này, nhờ vận dụng linh hoạt các giải pháp trên vào dạy viết đoạn văn nghị luận
xã hội ( Câu 1, phần Tạo lập văn bản) mà học sinh lớp 9 trường THCS Lê Đình
Kiên nói riêng và đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh nói chung đã đạt được thành tích
đáng tự hào. Đây chính là minh chứng cho việc dạy học kiểu bài nghị luận xã hội
đang đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao.
Đối với nhà trường, kết quả này cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
của nhà trường, dấy lên phong trào nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm
để nâng cao chất lượng giáo dục hơn nữa.
Những kết quả đạt được nêu trên là niềm vui cũng là động lực để tôi tiếp tục
phấn đấu, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, trau dồi kiến thức của bản thân.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Việc xếp kiểu bài nghị luận xã hội là một dạng văn bản quan trọng, khơng thể
thiếu trong chương trình giáo dục bậc phổ thơng đã nói lên tầm quan trọng của nó
trong việc giáo dục học sinh. Bài văn nghị luận xã hội góp phần giáo dục đạo đức
học sinh về ý thức xây dựng lối sống công bằng, văn minh thơng qua việc thể hiện
cách nhìn nhận, đánh giá trước vấn đề. Ngồi ra, kiểu bài này cịn giáo dục học sinh
cách hình thành tư duy hợp lí, khoa học, biết cách bày tỏ thế giới quan, nhân sinh
quan của mình một cách rành mạch, biết cách tìm hiểu, khám phá và xác định chân
lí trong cuộc sống. Nói cách khác: nghị luận xã hội góp phần phát triển phẩm chất
và năng lực học sinh.
Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển phẩm chất và năng lực học sinh qua dạy

kiểu bài nghị luận xã hội ở Ngữ văn 9 hướng tới vấn đề phát huy đặc trưng của
kiểu bài và hiệu quả của việc giáo dục theo định hướng mới, mang lại hiệu quả dạy
và học cho cả giáo viên và học sinh bậc THCS. Sáng kiến này đã dựa vào cơ sở lí
luận và thực tiễn để đưa ra những giải pháp phù hợp. Nội dung cốt lõi mà sáng kiến
đề cập đến chính là việc hướng dẫn, tổ chức cho học sinh các thao tác để hoàn thành
quá trình tạo lập văn bản nghị luận xã hội và từ đó có thể đánh giá học sinh trên các


14

phương diện phẩm chất và năng lực, hoàn thiện nhân cách các em. Đây cũng là
những tiền đề, những cơ sở để các em học tốt kiểu bài nghị luận xã hội ở bậc THPT.
Trong q trình cơng tác, kết quả của việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm cũng
cho thấy khả năng áp dụng sáng kiến vào công tác giảng dạy ở nhà trường, địa
phương.
3.2. Kiến nghị
Để mang lại hiệu quả cho mơn Ngữ văn nói chung và giảng dạy kiểu bài nghị
luận xã hội nói riêng, tơi xin mạnh dạn đưa ra những đề xuất như sau:
Đối với nhà trường: phong phú, đa dạng hơn các đầu sách nhất là những
quyển liên quan đến kiểu nghị luận xã hội bởi nguồn tư liệu trong nhà trường cho
nội dung này cịn tương đối khan hiếm. Nhà trường cũng có thể phối hợp với tổ
chuyên môn tổ chức những buổi ngoại khóa để các em có điều kiện mở rộng tầm
hiểu biết về cuộc sống; đa dạng hóa, sinh động hóa các hình thức học tập của mình
của mình; giúp các em hứng thú nhiều hơn với môn học Ngữ văn. Đồng thời nhà
trường phối kết hợp với các cấp lãnh đạo, các ngành chức năng trang bị thêm nhiều
phương tiện dạy học hiện đại, hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy.
Với giáo viên, luôn cập nhật kịp thời và vững vàng những quan điểm đổi mới
giáo dục; cần trau dồi hơn nữa chuyên môn của bản thân, trao đổi chun mơn, học
hỏi đồng nghiệp, ln tìm tịi, sáng tạo, tìm ra những con đường mới giúp học sinh
chiếm lĩnh tri thức có hiệu quả; hướng dẫn học sinh tham khảo tài liệu, hướng dẫn

các em tự học, tự chuẩn bị những kiến thức đa dạng; chú ý phát triển các phẩm chất
và năng lực cho học sinh.
Về phía học sinh, các em hãy tự giác bổ sung tri thức; rèn luyện kĩ năng quan
sát, phát hiện, đánh giá các vấn đề xung quanh cuộc sống của các em; thực hành
nhiều hơn để nâng cao khả năng của mình.
Sáng kiến kinh nghiệm nêu trên là một vài ý kiến mang tính chủ quan của tơi.
Dù chưa phải là đóng góp to tát, lớn lao; nhưng tơi hi vọng sẽ nhận được sự góp ý,
bổ sung của các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


15

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.

Nguyễn Thị Phương Thảo


16

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy học môn Ngữ văn cấp THCS theo hướng phát triển năng lực học sinh,
Nguyễn Thị Hồng Vân (Chủ biên), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,
năm 2018.
2. Dạy học phát triển năng lực trong môn Ngữ văn, Đỗ Ngọc Thống ( Tổng chủ

biên), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2018.
3. Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm
2010.
4. Tuyển tập đề bài và bài văn theo đinh hướng phát triển năng lực, Thân
Phương Thu ( Chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2018.
5. Tuyển tập đề văn và bài văn nghị luận xã hội, Nguyễn Văn Tùng – Thân
Phương Thu ( Tuyển chọn), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2016.



×