Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua đổi mới tiết sinh hoạt 15 đầu giờ nhằm phát huy phẩm chất năng lực cho học sinh lớp 8e, 9e trường THCS điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 21 trang )

MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG
1. Mở đầu

TRANG
1

1.1. Lý do chọn đề tài
1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1. 4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. Nội dung SKKN

2

2

2.1. Cơ sở lí luận của SKKN



2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN

4

2.3. Các SKKN đã sử dụng để giải quyết vấn đề

6

2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo

16

dục, với bản thân đồng nghiệp và nhà trường

3

3. Kết luận, kiến nghị

18

3.1. Kết luận

18

3.2. Kiến nghị

19


GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH BẰNG BIỆN PHÁP
ĐỔI MỚI TIẾT SINH HOẠT 15 PHÚT ĐẦU GIỜ NHẰM PHÁT HUY
PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH LỚP 8E, 9E TRƯỜNG THCS
ĐIỆN BIỆN.
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1


Giáo dục phổ thông nước ta những năm vừa qua đã được đổi mới cả về
mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với bốn trụ cột giáo dục của thế
kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống
- mà thực chất là cách tiếp cận Kỹ năng sống (KNS). Đặc biệt, việc rèn luyện
KNS cho học sinh (HS) đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong
năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trong các trường phổ thơng.
Mặt khác, chương trình giáo dục phổ thông từ 2018 hướng đến mục tiêu
giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Cụ thể là hình
thành và phát triển cho học sinh phẩm chất như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,
trung thực, trách nhiệm. Song song với đó, chương trình giáo dục phổ thơng
cũng hướng đến hình thành và phát triển cho HS những năng lực cốt lõi sau:
- Những năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (được hình thành từ tất cả các
mơn học và hoạt động giáo dục).
- Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thơng
qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngơn ngữ, năng
lực tính tốn, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực
tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu trên thì nhà trường phải đổi mới tất

cả hình thức, phương pháp, tổ chức dạy học. Việc dạy học không chỉ là truyền
thụ kiến thức các mơn theo quy định mà cịn tăng cường tổ chức các hoạt động
rèn luyện kỹ năng sống như: ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngồi
giờ cho học sinh. Các hoạt động này là một trong những yếu tố quan trọng giúp
hình thành KNS cho học sinh tạo động lực, hứng thú, thu hút học sinh đến
trường, yêu lớp, yêu trường góp phần vào việc giáo dục tồn diện.Việc đổi mới
phương pháp giáo dục cịn được thể hiện triệt để trong từng môn học, trong từng
tiết học, trong tất cả mọi hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường. Một trong
những hoạt động diễn ra thường xun khơng thể thiếu của nhà trường đó chính
là sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
Hoạt động 15 phút đầu giờ tuy thời gian không nhiều so với một buổi học
4 đến 5 tiết, nhưng lại có nhiều tác dụng. Nó chuẩn bị tâm thế cho học sinh có
một buổi học thuận lợi để tiếp thu bài, tạo sự tự tin, chủ động cho học sinh khi
bước vào tiết học mới, giúp cho việc tổ chức lớp học được chặt chẽ về mọi mặt,
học sinh ngoan hơn, đoàn kết hơn, kiểm soát và giúp đỡ nhau học tập tiến bộ
hơn.
Sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo truyền thống thực chất là giờ tự quản của
học sinh. Song để đạt được hiệu quả giáo dục cao thì mỗi giáo viên chủ nhiệm
lớp cần phải đổi mới hình thức tiết sinh hoạt 15 phút linh hoạt hơn trong mỗi
buổi học.Làm cho tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ có ý nghĩa hơn đối với các em,
giúp các em dần hình thành lối sống học tập và sinh hoạt nghiêm túc. Qua quá
trình đó dần dần hình thành những kỹ năng sống cần thiết nhằm phát huy phẩm
chất và năng lực toàn diện cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
2


Đổi mới phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ nhằm tận
dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả thời gian “vàng” đầu buổi học tạo sự hứng
khởi cho học sinh.

Vận dụng các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực để rèn luyện kỹ
năng sống cho học sinh như:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề (problem solving)
- Kỹ năng suy nghĩ/tư duy phân tích có phê phán (critical thinking),
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả (Effective communication skills)
- Kỹ năng ra quyết định (decision-making),
- Kỹ năng tư duy sáng tạo (creative thinking,)
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử cá nhân
Thông qua giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ hàng ngày để góp phần giáo dục
ra một thế hệ học sinh tích cực, năng động có khả năng thích ứng với xã hội, hịa
nhập với xu thế phát triển của thời đại.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng cụ thể được thực hiện trong phạm vi đề tài này là: học sinh lớp
8E và 9E khóa học 2016 – 2020 tại trường THCS Điện Biên.
Người thực hiện là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp phụ trách lớp học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện thành công đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp và kỹ
thuật dạy học tích cực:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin, xử lý số liệu sắp xếp thống kê.
- Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm.
- Phương pháp tổ chức trị chơi.
- Phương pháp tranh luận, thuyết trình.
2. Nội dung SKKN
2.1. Cơ sở lý luận của SKKN
a. Khái niệm
Hiện nay, đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa KNS
vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa vào chương trình chính khóa ở
Tiểu học và Trung học
Vậy KNS là gì?

Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO),
SKKN gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know)
gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định,
giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả. Học làm người (Learning to be) gồm
các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm sốt cảm xúc, tự nhận
thức, tự tin. Học để sống với người khác (learning to live together) gồm các kỹ
năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo
nhóm, thể hiện sự cảm thơng. Học để làm (Learning to do) gồm kỹ năng thực
hiện công việc và các nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách
nhiệm…
3


b. Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống trong trường phổ
thông
Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là
giúp HS phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ
năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành
nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách
nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao
động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phương pháp giáo dục phổ thông
cũng đã được đổi mới theo hướng “ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho HS”(Luật Giáo dục).
Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị
kiến thức cho HS sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là
năng lực hành động, năng lực thực tiễn - thực chất là cách tiếp cận kỹ năng
sống. Đặc biệt, rèn luyện KNS cho HS đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác

định là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, HS tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008- 2013.
Đối với học sinh THCS việc giáo dục KNS càng trở nên cấp thiết đối bởi:
- Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người
sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có
KNS, các em sẽ khơng thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình,
cộng đồng và đất nước.
- Học sinh ở lứa tuổi này đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu
ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tịi, khám phá song cịn thiếu hiểu biết sâu sắc
về XH, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lơi kéo, kích động … Đặc biệt là trong
bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên
chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, ln được đặt vào
hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn,
thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục KNS, nếu thiếu
KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ,
lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên
nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận HS phổ thông trong thời
gian vừa qua như: nghiện game, nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy,
chơi bời quá độ... chính là do các em thiếu những KNS cần thiết như: kỹ năng
xác định giá trị, kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, kỹ năng giải quyết mâu
thuẫn, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giao tiếp...
Vì vậy, việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn
luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc;
giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống,
xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực,
chủ động, an tồn, hài hịa và lành mạnh.
4


Từ những cơ sở trên, với trách nhiệm là một giáo viên liên tục đảm nhận

công tác chủ nhiệm lớp tơi muốn khắc phục những khó khăn để nâng cao chất
lượng sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Đồng thời phát huy phẩm chất năng lực của
học sinh từ những hoạt động tự quản, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục của lớp.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
a. Về thực trạng chung
Sinh hoạt 15 phút đầu giờ là khoảng thời gian tự quản của học sinh tại lớp
vào 15 phút trước buổi học. Thông thường, sau khi đã ổn định chỗ ngồi, học
sinh lấy sách vở của những mơn học trong buổi học hơm đó để ôn lại bài cũ,
chuẩn bị cho giờ học. Bên ngồi lớp có sự “giám sát” của đội cờ đỏ hoặc cán sự
của Liên đội và Đoàn trường.
Qua theo dõi hiện nay tôi nhận thấy giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ của
nhiều trường học đang được tổ chức một cách hình thức, chiếu lệ, đơn điệu,
nhàm chán, hiệu quả giáo dục thấp. Đôi khi học sinh biến giờ sinh hoạt 15 phút
đầu giờ thành thời gian nói chuyện phiếm, đùa nhau, ăn sáng, ăn quà vặt… Có
những học sinh còn tranh thủ thời gian truy bài để làm nốt các công việc như
trực nhật, làm bài tập về nhà, giáo viên chủ nhiệm cũng “tranh thủ” dùng quỹ
thời gian này để “giáo huấn” học sinh vi phạm buổi học trước gây sứ ép tâm lý
nặng nề cho tập thể học sinh ngay trước buổi học… Bởi vậy, tính chất của giờ
truy bài bấy lâu bị bng lỏng, mang tính hình thức và khơng đạt hiệu quả như
mong muốn.
b. Cụ thể trải nghiệm thực trạng
Trong năm học 2017-2018 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 8E. Những
ngày đầu năm học lên lớp với học sinh tôi nhận thấy như sau:
* Thuận lợi: Đa phần học sinh có ý thức học tập và rèn luyện tu dưỡng.
Điều này thể hiện qua việc 15 phút đầu giờ các em quen nề nếp chuẩn bị bài vở,
đồ dùng học tập cho các bạn cán sự kiểm tra. Nhiều em còn tranh thủ học thuộc
một số phần mà ở nhà chưa kịp học. Một số em tranh thủ đọc qua bài mới...
Ban cán sự lớp bước đầu phát huy được vai trị của mình, sát sao kiểm tra
bài vở và nhắc nhở các bạn thực hiện nội quy học tập tốt. Nhiều em có năng lực

quản lý, phẩm chất đạo đức tốt.
* Khó khăn:
Hầu như các em còn thụ động. 15p đầu giờ chỉ tập trung vào hoạt động
kiểm tra bài cũ, kiểm tra phần học thuộc bài về nhà mà chưa phát huy được tính
sáng tạo trong tập thể lớp. Một số học sinh cịn chưa thật nghiêm túc, cịn tranh
thủ nói chuyện thậm chí ra vào lớp tự do để trêu đùa các bạn. Chính vì những
điều trên mà trong 15p đầu giờ mặc dù ban cán sự rất cố gắng song không đủ
thời gian nhắc nhở tất cả các bạn trong lớp. Nên hiệu quả giờ truy bài chưa cao.
Đồng thời chưa phát huy được năng lực của học sinh trong lớp. Hơn thế nữa, nội
dung tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu giờ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, khơng
kích thích được hứng thú của học sinh, khơng tạo được tâm thế sẵn sàng chủ
động trong những tiết học của buổi hơm đó, dẫn đến nhiều giờ học bị giáo viên
bộ môn phê là thiếu tập trung hoặc lớp trầm, ít phát biểu, ổn định lớp cịn
5


chậm… Từ đó dẫn đến nề nếp học tập chưa tốt và việc thực hiện thi đua cũng
còn hạn chế.
Vậy làm thế nào để tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ trở nên sinh động hấp
dẫn học sinh tạo cho các em niềm say mê hứng thú học tập trong các giờ học
sau, làm sao để rèn luyện và phát huy những năng lực cần thiết cho học sinh. Từ
những trăn trở đó đã thơi thúc tơi đã chọn đề tài này: “Giáo dục Kỹ năng sống
cho học sinh thông qua việc đổi mới tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ nhằm
phát huy phẩm chất năng lực cho học sinh lớp 8E, 9E trường THCS Điện
Biên”.
2.3. Các SKKN đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để giải quyết vấn đề đề tài lựa chọn, tơi đã tìm hiểu, lựa chọn các SKKN
với nội dung cụ thể sau:
2.3.1 Đổi mới sinh hoạt 15 phút thơng qua việc Giáo dục giới tính


(Buổi học này đã được Đài truyền hình VTV2 quay tại trường THCS Điện Biên
phát sóng trên VTV6 ngày 7/4/2018 )
Từ những năm 1995- 1996, giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông đã
được nước ta đặc biệt quan tâm thông qua Dự án “Giáo dục KNS để bảo vệ sức
khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà
trường” do UNICEF phối hợp với Bộ Giáo dục – Đào tạo và Hội Chữ thập đỏ
Việt Nam thực hiện. Từ đó đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc
tế đã tiến hành giáo dục KNS gắn với giáo dục các vấn đề xã hội như: phòng
chống ma túy, phòng chống mại dâm, phòng chống bn bán phụ nữ và trẻ em,
phịng chống tai nạn thương tích, phịng chống tai nạn bom mìn, bảo vệ mơi
trường. Bản thân tơi cũng được Phịng giáo dục Thành phố Thanh Hóa cử đi tập
huấn với tổ chức phi chính phủ phối hợp với Sở Thương binh & Xã hội tổ chức,
sau đó trực tiếp giảng dạy các tiết học quan trọng này. Vì vậy trong cơng tác chủ
nhiệm của mình tơi ln dành nhiều tâm huyết giáo dục cho các em. Vì tính chất
của bài dạy rất dài, nhiều nội dung cần phối hợp chặt chẽ từ các em, giúp các em
hình thành kỹ năng tốt hơn nên tôi thường để chủ đề này kéo dài suốt cả tuần.
Chủ yếu tôi phát tài liệu cho các em về nhà nghiên cức sau đó nêu vấn đề và
chia nhóm học sinh để hoàn thành ở nhà. Trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu
giờ sẽ dành cho các em thuyết trình, báo cáo kết quả. Việc chia nhỏ nội dung bài
6


dạy ở nhiều buổi giúp các em thẩm thấu tốt nội dung, có cơ hội rèn luyện kỹ
năng hợp tác, làm việc nhóm, kỹ năng ứng xử cá nhân, kỹ năng giải quyết vấn
đề.
2.3.2 Đổi mới giờ truy bài 15 phút đầu giờ bằng đội ngũ “cán sự bộ
môn” nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Theo quan sát của tôi thì thơng thường chúng ta hay cho ban cán sự kiểm
tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn hay cịn gọi là truy bài. Cách làm này
thường khơng hiệu quả, đôi khi các em mượn vở của các bạn chép đối phó

khơng hiểu gì, dẫn tới khi làm bài thi kết quả vẫn rất thấp. Tình trạng lớp học
trong giờ sinh hoạt 15 phút lúc này rất ồn ào, nhốn nháo, cán sự lớp khó kiểm
sốt trật tự và lớp luôn luôn bị Cờ đỏ trừ điểm thi đua.
Khắc phục tình trạng này tơi đã đưa ra một biện pháp truy bài nhanh hiệu quả, giúp các em củng cố và nắm vững kiến thức các mơn học.Đó là
GVCN chia nhỏ phần việc cho các cán sự bộ mơn dùng thời gian 15 phút để rà
sốt lại bài tập, vận dụng kiến thức giải các bài tập từ dễ đến khó.Phương pháp
này thường được kết hợp với hình thức thi đua cá nhân “ Đôi bạn cùng tiến”
đem lại hiệu quả rất cao.
Việc giải bài tập trong buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ tạo cơ hội cho học
sinh khá giỏi giúp các bạn yếu kém làm bài tập. Các em học hỏi được những
phương pháp làm bài khác nhau từ bạn bè. Tục ngữ có câu “ Học thầy khơng tày
học bạn”. Có những vấn đề mà giáo viên lên lớp rồi nhưng vẫn có những bạn
chưa hiểu thì ngay trong buổi sinh hoạt đầu giờ các bạn có cơ hội học hỏi bạn
bè. Đó cũng là một cách giúp các em học tốt hơn và cảm thấy tự tin hơn để bước
vào bài học mới khi đó tất cả các bài tập hơm trước đã được thơng hiểu và hồn
thành đầy đủ. Đối với các em học sinh cốt cán bộ môn từ việc hiểu bài qua
những lần giảng lại cho các bạn thì kiến thức sẽ được khắc sâu hơn, các kĩ năng
sống của cá nhân cũng phát huy triệt để.
Đối với những bài tập hay câu hỏi khó thì ban cán sự bộ mơn trực tiếp
gặp các giáo viên bộ môn để trao đổi xin gợi ý. Đối với những buổi sinh hoạt ôn
tập bài hát tập thể thì lớp phó văn nghệ gặp trực tiếp Tổng phụ trách đội để được
hướng dẫn.
Lưu ý: tất cả các nội dung chuẩn bị của ban cán sự lớp cho buổi sinh hoạt
15 phút đầu giờ đều được giáo viên chủ nhiệm kiểm tra và góp ý kiến bổ sung
trước khi thực hiện.
Cách tiến hành cụ thể như sau: GVCN cùng cán sự lớp dựa vào thời khóa
biểu của lớp mình, căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường và Đoàn Đội để
lập ra một thời khóa biểu truy bài mới hồn tồn. Thời khóa biều truy bài sẽ chỉ
duy trì trong vịng 1 tháng sau đó lại thay đổi để ln đảm bảo tính mới mẻ hấp
dẫn học sinh.

Ví dụ:
THỜI KHĨA BIỂU
Tiết
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
1
Chào cờ
Â.Nhạc
MT
Văn
TD
T.Anh
2
Văn
T.Anh

Tốn
Sử
C.Ngệ
7


3
4
5


T. Anh
Tốn
Sử

Sinh
C.Dân
Tốn

Tin
TD
Văn

C.Nghê
Địa

Tin
Tốn
Địa

Văn
Sinh
SHCT

Đầu tiên là GVCN sẽ phân cơng cán sự bộ mơn dựa trên năng lực của mỗi em
Mơn Tốn: Anh Khoa
Môn Vật Lý: Đức Huy
Môn Văn: HS Đỗ Linh
Môn Anh Văn: HS Lưu Phương Linh và HS Thanh Quang
Môn Lịch sử: HS Thùy Vân
Môn Địa Lý: Hs Tuấn Phong

Môn Tin học: Hs Hà Linh
Trên cơ sở thời khóa biểu và lịch thi của nhà trường (thường thi trong 2
tuần) GVCN sẽ lập kế hoạch mới cụ thể như sau:
Thứ
Nội dung thực hiện
2 - Bàn trưởng tổng hợp báo cáo số
lượng HS làm đề cương
- Cán sự môn chữa đề cương Văn
3 - Bàn trưởng tổng hợp báo cáo số
lượng HS làm đề cương
- Game: hùng biện các chủ đề mơn
Tiếng Anh có trong đề cương (*)
4 -Bàn trưởng tổng hợp báo cáo số
lượng HS làm đề cương
- Chữa đề cương Tin
5 - Bàn trưởng tổng hợp báo cáo số
lượng HS làm đề cương
- Chữa đề cương Toán
6 -Bàn trưởng tổng hợp báo cáo số
lượng HS làm đề cương
- Chữa đề cương Sử - Địa
7 - Tổ xuất sắc (*)

Người điều hành
Lớp trưởng - Đỗ Linh
Lớp trưởng – Lưu Linh & Thanh
Quang
Lớp trưởng - Hà Linh
Lớp trưởng Anh Khoa - LPHT
Lớp trưởng, cán sự văn thể

Lớp trưởng - lớp phó nề nếp

Mỗi cán sự bộ môn phải soạn thảo chi tiết cụ thể bằng văn bản và phải
được GVCN duyệt trước ít nhất 1 ngày. Phải gương mẫu hồn thành hết nội
dung mơn mình phụ trách. Nếu có vướng mắc phải chủ động trao đổi với
GVBM hoặc GVCN.
(*) Riêng game hùng biện Tiếng Anh phải mời GVBM dự góp ý.
(*) Tổ xuất sắc là tổ có nhiều bạn HS sơi nổi tích cực nhất, làm đề cương
đầy đủ nhất, tổ này sẽ được cộng thêm điểm thi đua vào cuối tuần
Cuối tuần trong giờ sinh hoạt tiết 5 GVCN sẽ cho lớp bình bầu xem cán
sự bộ mơn nào tổ chức hiệu quả nhất. Học sinh đấy sẽ được cô giáo tuyên dương
trước lớp, gửi thư khen về cho phụ huynh.
8


Qua hình thức này đã phát huy được năng lực quản lý, điều hành của ban
cán sự và các thành viên trong lớp có cơ hội hợp tác. Các vấn đề, nhiệm vụ được
các em hợp tác cùng nhau xử lý dần dần tạo thành kỹ năng giúp học sinh xử lý
linh hoạt hơn trong mọi tình huống. Đặc biệt là em học sinh cốt cán, sau một
thời gian biểu hiện tự tin hơn, năng lực quản lý ngày càng vững vàng. Chất
lượng giáo dục thay đổi rõ rệt.

(Ảnh một giờ truy bài của cán sự bộ môn Địa Lý)
2.3.3 Đổi mới sinh hoạt 15 phút bằng hình thức Kể chuyện
Thay vì việc giáo viên kể chuyện cho học sinh rồi tự “ giáo huấn” tư
tưởng thì giáo viên có thể gợi ý cho đội ngũ cán sự lớp danh sách một và câu
chuyện hay, sau đó GVCN giao nhiệm vụ,yêu cầu tự các em sẽ lựa chọn “người
dẫn chuyện” cho lớp.
Lưu ý: lựa chọn các câu chuyện ngắn gọn, mang tính thời sự, có ý nghĩa
giáo dục sâu sắc.Nên lựa chọn sử dụng những chuyện gần gũi liên quan với

những kỹ năng sống mà giáo viên đang lựa chọn giáo dục cho học sinh. Điều
này là rất quan trọng vì nếu chọn sai nội dung thì việc giáo dục sẽ giống như
"râu ông nọ cắm cằm bà kia".
Chẳng hạn lớp tơi đã chọn câu chuyện “Chiếc bình nứt” (vì lớp tơi có 1
HS tự kỉ ln bị các bạn trêu chọc, chế giễu)
Các câu hỏi đưa ra sau khi nghe chuyện.
?Sự khiếm khuyết có giá trị khơng?
?Hình ảnh chiếc bình nứt tượng trưng cho ai trong cuộc sống?
?Trong cuộc sống, khi gặp những khiếm khuyết của bản thân hay của người
khác, chúng ta thường làm gì?
?Ai sẽ đóng vai trị "người gánh nước" trong cuộc sống của bạn?
?Em có suy nghĩ gì về việc chọn nghề liên quan đến khiếm khuyết của bản thân?
Các học sinh thảo luận, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời cho tất cả các câu hỏi
trên.
Giáo viên sẽ phân tích thêm nội dung, ý nghĩa của từng đáp án để các em
hiểu rõ hơn từ đó rút ra được bài học cho bản thân và vận dụng vào cuộc sống.
Bài học rút ra từ đoạn video là: Mỗi người trong chúng ta đều có những
khuyết điểm riêng biệt. Ai cũng đều là "Chiếc bình nứt" cả. Nhưng chính các vết
nứt và khuyết điểm đó của từng người mới khiến cho đời sống chung của chúng
9


ta trở nên thú vị và làm chúng ta thỏa mãn. Chúng ta phải chấp nhận cá tính của
từng người trong cuộc sống và tìm cho ra cái tốt trong họ.
Phương pháp này đem lại hiệu quả giáo dục rất lớn mà giáo viên khơng
phải "nói nhiều", "giáo huấn nhiều". Sau khi thực hiện hiệu quả từ câu chuyện
đem lại khơng nhỏ. Tình trang trêu chọc bạn ít hẳn, các học sinh tự tin hơn, các
em cũng đoàn kết hơn tình cảm hơn. Kĩ năng mà các em đạt được là kĩ năng tư
duy sáng tạo, kĩ năng đàm phán, kĩ năng tranh luận, kĩ năng giao tiếp hiệu quả…
Ngoài cách kể chuyện này cũng có thêm một số cách khác: Mời Cựu

chiến binh về kể chuyện chiến tranh nhân ngày 22/12. Mời học sinh Lam Sơn (là
cựu học sinh trường THCS Điện Biên) truyền đạt lại kinh nghiệm học tập, kể lại
các hoạt động và môi trường giáo dục đáng mơ ước ở trường THPT Lam Sơn
nhằm tạo động lực khuyến khích cho các em sắp ơn thi vào trường THPT

(Ảnh mời HS Lam Sơn về nói chuyện chia sẻ kinh nghiệm chọn trường)
2.3.4. Đổi mới giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ bằng chương trình mang
tên:THỦ LĨNH TÀI BA
Đây là cách tổ chức tôi nhận thấy hiệu quả nhất về nhiều mặt: vừa đảm
bảo được yêu cầu của nhà trường, Đoàn Đội vừa phát huy được tinh thần cầu
tiến của cá nhân, ln đảm bảo tính dân chủ công minh trong lớp học , phát huy
được kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng thương lượng, thuyết trình, kỹ năng hợp
tác….
Cách thức tiến hành như sau:
Cứ mỗi tuần vào tiết sinh hoạt cuối tuần dựa vào điểm thi đua của mỗi cá
nhân lớp tôi sẽ chọn ra được 1 em xuất sắc nhất đạt danh hiệu NGÔI SAO
TUẦN. Học sinh là ngôi sao tuần sẽ là thủ lĩnh điều hành lớp trong tất cả các
buổi sinh hoạt đầu giờ. Mọi hiệu lệnh của học sinh này đều được coi như lệnh
của GVCN. Nếu trong tuần đó học sinh này có sai phạm thì lập tức bị cắt chức.
Tuy nhiên đến nay sau nhiều năm áp dụng chưa có học sinh nào vi phạm mà
ngược lại các em đều trở nên tích cực hơn mỗi ngày, ln ln nỗ lực phấn đấu
để mình trở thành thủ lĩnh. Nếu làm thủ lĩnh suốt hai tuần liên tiếp thì học sinh
đấy sẽ có đặc quyền lựa chọn chỗ ngồi của mình trong hai tháng tới. Vì quyền
lợi “ lý tưởng “ này mà em nào trong lớp cũng khao khát trở thành thủ lĩnh, nhờ
vậy mà phong trào thi đua trong lớp ln sơi nổi, tích cực thấy rõ.
10


Như vậy, qua hoạt động này các em (đặc biệt là cán sự bộ môn) sẽ gặt hái
nhiều thành quả đặc biệt kỹ năng sống sẽ được hình thành và phát triển như: kỹ

năng giao tiếp, ứng phó tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác.
Tuy nhiên chương trình này khơng thể kéo dài vì ảnh hưởng đến quản lý
của em lớp trưởng, giáo viên nên tiến hành biện pháp này trong các đợt thi đua
cao điểm của Đoàn Đội là tốt nhất.
2.3.5. Đổi mới sinh hoạt 15 phút đầu giờ thông qua việc “Nêu gương
người tốt, việc tốt”
Trong q trình cơng tác, tơi nhận thấy việc nêu gương người tốt, việc tốt,
những tấm gương hiếu học, … trước lớp có tác dụng rất tích cực trong vấn đề
giáo dục đạo đức học sinh và giúp các em xây dựng mơ ước, hoài bão cho tương
lai. Mỗi câu chuyện là một tấm gương, một bài học, một lời khuyên để học sinh
soi rọi mình vào, từ đó các em âm thầm thay đổi cách nghĩ, quan niệm sống,
hành vi ứng xử và thái độ học tập.
Mỗi tuần tôi lựa chọn những vấn đề xảy ra trên lớp của mình. Thơng
thường các tình huống ấy là: Việc thường xuyên không thuộc bài của học sinh,
chưa chăm học, nghỉ học khơng lí do; có thái độ kỳ thị đối với học sinh có hồn
cảnh khó khăn....Với những tình huống như thế ngồi việc tư vấn nhắc nhở, tơi
sưu tầm những câu chuyện có tình huống tương tự cho các em đọc trước lớp và
đưa ra lời nhận xét. Bên cạnh đó tơi cịn u cầu tất cả các em trong lớp sưu tầm
các câu chuyện về gương người tốt, việc tốt, tấm gương hiếu học mang đến lớp
và đọc cho cả lớp nghe. Em nào sưu tầm được câu chuyện hay, có ý nghĩa thiết
thực thì được cộng điểm thi đua và được tuyên dương vào cuối tuần.
Những câu chuyện mà các em sưu tầm mang đến lớp để kể cho các bạn
nghe vào thứ 6 hàng tuần có thể tìm thấy trên chun mục “ Việc tử tế ” đó là:
Câu chuyện 1: Yêu đất nước từ những điều giản dị:
Câu chuyện này giúp các em cảm nhận được tình u nước khơng phải là
những điều q xa xơi mà rất bình thường gần gũi. Từ đó các em có sự liên hệ
bản thân trong cơng tác học tập và rèn luyện.

Câu chuyện
đại sứ góp

trẻ em nơng
lần II”

2:
“1.000
sách
cho
thôn Việt

11


Câu chuyện này khơi gợi cho các em tình yêu thương nhân loại, người và người
sống phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Bên cạnh, nó cịn phát huy truyền
thống tốt đẹp của người Việt Nam “ Lá lành đùm lá rách”.
2.3.6. Đổi mới giờ truy bài 15 phút đầu giờ bằng cách tổ chức các trò
chơi nhỏ “ Ai là triệu phú” “ Ngôi sao may mắn”….
Vào thời điểm chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ các em sẽ phải ôn tập
một hệ thống đề cương của các môn học rất nhiều dễ gây cảm giác mệt mỏi
quan ngại hoặc học nhiều mà không hiểu, không thuộc. Thay vì cho kiểm tra
chéo việc ơn tập lẫn nhau tơi đã hướng dẫn một số em có khả năng về công nghệ
thông tin tốt kết hợp với ban cán sự bộ môn xây dựng hệ thống câu hỏi từng
môn học. Sau đó thiết kế bộ câu hỏi ấy dưới hình thức trị chơi.Muốn sân chơi
bổ ích và hấp dẫn GVCN yêu cầu lớp trưởng liên hệ thư viện để mượn báo, tạp
chí và sưu tầm những câu chuyện về gương người tốt việc tốt, chuẩn bị nội dung
câu hỏi các trị chơi ( Ai là triệu phú, Rung chng vàng, ngơi sao may mắn…)
liên quan đến mơn học.
Ví dụ: Trị chơi “Ai là triệu phú”
Mục đích trị chơi: Kiểm tra được khả năng ghi nhớ kiến thức của học
sinh. Đồng thời tạo sự hào hứng khi tham gia ôn tập kiến thức cũ.

Cách tiến hành: Trước hết ban cán sự bộ môn phải xây dựng hệ thống câu
hỏi cho các nội dung ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn. Hệ thống câu
hỏi được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp từ hình thức câu hỏi
trắc nghiệm đến câu hỏi tự luận.
Tổ chức trò chơi tại lớp trong 15 phút đầu giờ. Có thể tổ chức thi theo đội
hoặc thi cá nhân đều được.
Ví dụ ơn Lịch sử Lớp 8. Ban cán sự lớp đã xây dựng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm cho trò chơi “Ai là triệu phú” như sau:
Câu 1. Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược vào năm 1858, Việt Nam vẫn
là:
A. Một quốc gia độc lập, có chủ quyền
12


B. Một vùng tự trị của Trung Hoa
C. Một quốc gia tự do
D. Một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa
Câu 2. Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong tình trạng
như thế nào?
A. hình thành và hồn thiện mơ hình bước đầu.
B. đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.
C. được củng cố vững chắc và phát triển hưng thịnh.
D. một lực lượng sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa đang hình trong lịng xã
hội phong kiến.
Câu 3. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương là
A. Khởi nghĩa Ba Đình
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy
C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh
D. Khởi nghĩa Hương Khê
Câu 4. Nhân tố nào dẫn đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam trong

những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ
C. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình bình định Việt Nam
D. Tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam
Câu 5. Đâu không phải lý do khiến thực dân Pháp xúc tiến xâm lược Việt Nam
từ giữa thế kỉ XIX?
A. Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thị trường của tư bản
Pháp
B. Do chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng
C. Ưu thế của Pháp ở Việt Nam khi giành thắng lợi ở chiến tranh Canada
D. Do sự giàu có về tài nguyên của Việt Nam
Câu 6. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế
kỉ XIX thất bại xuất phát từ nguyên nhân khách quan nào?
A. Cuộc kháng chiến diễn ra thiếu sự chuẩn bị chu đáo
B. Không tập hợp đồn kết được đơng đảo nhân dân tham gia đấu tranh
C. So sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Việt Nam
D. Thiếu sự đoàn kết quốc tế
Câu 7. Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, tính chất xã hội Việt Nam có sự
chuyển biến như thế nào?
A. Là một nước phụ thuộc vào thực dân Pháp
B. Là một nước thuộc địa
C. Là một nước thuộc địa nửa phong kiến
D. Là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến
Câu 8. Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà
Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập ?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
B. Hiệp ước Hác - măng (1883)
13



C. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
Câu 9. Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống
Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. Khởi nghĩa Hương Khê
B. Khởi nghĩa Yên Thế
C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà
D. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên
Câu 10. Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của phong trào yêu nước
Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản
B. Diễn ra theo 2 phương pháp: bạo động và cải cách
C. Đều bị thực dân Pháp đàn áp
D. Do tầng lớp tư sản, tiểu tư sản lãnh đạo
u cầu: Để có thể tham gia được trị chơi này thì tất cả các thành viên trong
lớp phải học thuộc nội dung ôn tập và làm được các dạng bài tập đã được giao.
Ví dụ: Trị chơi “Ngơi sao may mắn”
Mục đích trị chơi: Kiểm tra được khả năng trình bày, diễn đạt của học
sinh. Đồng thời tạo sự hào hứng, khơng khí thi đua khi tham gia ôn tập kiến thức
cũ.
Cách tiến hành: Phân loại hệ thống bài tập ứng với mỗi ngơi sao. Sau đó
tiến hành giao nhiệm vụ cho các tổ lên bốc sao và thực hiện nhiệm vụ.
Ví dụ các em chơi trị chơi Ngơi sao may mắn của mơn GDCD với chủ đề
“Phịng chống tệ nạn xã hội”
Câu 1: Em hãy chọn cách phòng chống tệ nạn xã hội mà em cho là đúng nhất?
A. Bắt hết các đối tượng tệ nạn xã hội đi cải tạo lao động
B. Đưa ra phê phán ở cơ quan hoặc nơi lưu trú
C. Phạt kinh tế đối với bậc cha mẹ cho con vi phạm
D. Tạo công ăn việc làm

Câu 2: Tác hại của tệ nạn xã hội là?
A. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người.
B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
C. Rối loạn trật tự xã hội, suy thối giống nòi dân tộc.
D. Cả A, B, C.
Câu 3: Ý nào sau đây khơng phải là biện pháp phịng chống tệ nạn xã hội?
A. Bản thân nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội.
B. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
C. Sống giản dị, lành mạnh.
D. Chú trọng công việc làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái.
Câu 4: Các loại tệ nạn xã hội là?
A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnh.
B. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảo.
C. Ma túy, mại dâm.
14


D. Cả A, B, C.
Câu 5: Con đường nào ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS?
A. Ma túy, mại dâm
B. Cờ bạc, rượu chè.
C. Xâm hại tình dục, bạo lực gia đình.
D. Cả A, B, C.
Câu 6: Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi
phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời
sống xã hội được gọi là?
A. Tệ nạn xã hội.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Vi phạm đạo đức.
D. Vi phạm quy chế.

Câu 7: Những ai cần phải phòng chống tệ nạn xã hội ?
A. Bản thân cá nhân
B. Gia đình
C. Xã hội
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 8: Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là?
A. Tử hình.
B. Chung thân.
C. Phạt tù.
D. Cảnh cáo.
Câu 9: Trẻ dưới 14 tuổi khi vi phạm pháp luật áp dụng hình thức nào?
A. Đưa vào trường giáo dưỡng 1 năm kể từ ngày vi phạm.
B. Cảnh cáo.
C. Phạt tù.
D. Khuyên răn.
Câu 10: Khoản 1 trong Điều 4 của Luật phòng chống ma túy là
A. Phòng chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ
chức và tồn xã hội
B. Nhà nước có chính sách khuyến khích bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ
quan, tổ chức và tồn xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội
C. Nghiêm cấm trồng cây chứa chất ma túy
D. Cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán, sản xuất, sử dụng chất ma túy
Kết quả: Giáo viên có thể kiểm sốt được việc tự học ở nhà của tất cả các
em trong lớp. Trong thời gian các em ôn tập chuẩn bị kiểm tra, thi giữa kỳ, việc
kiểm tra bài cũ thơng qua hình thức trò chơi sẽ mang lại tâm thế hào hứng cho
các em và mang lại kết quả cao trong các kỳ thi.

15



(Sự hào hứng của học sinhtrong giờ truy bài bằng trò chơi Ai là triệu phú)
2.3.7. Đổi mới sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo các chủ điểm lớn của
Đoàn Đội
Để làm giảm bớt sự nhàm chán, căng thẳng cho học sinh ngoài việc truy
bài trong 15 phút đầu giờ tơi cịn cho học sinh sinh hoạt các nội dung khác như
sinh hoạt theo chủ điểm, đọc báo, kể chuyện và hoạt động trải nghiệm,…
+Chủ điểm tháng 3: Chăm ngoan học giỏi (Lập thành tích chào mừng
ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.

Cách thức tiến hành:
Hoạt động 1: Chơi trò chơi: Nghe bài hát đoán nội dung (nhạc 30s)
? Hãy nghe một đoạn nhạc và đoán tên chủ đề sinh hoạt?
- Chủ đề : Mẹ, người phụ nữ
Lớp trưởng dẫn dắt vào chủ đề người mẹ
Hoạt động 2: Cho cả lớp xem video về “Đơi bàn tay đẹp nhất”
Video có nói về đôi bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay vất vả sớm khuya, đôi
bàn tay nuôi con trưởng thành.
Hoạt động 3: Viết thơng điệp gửi người phụ nữ mình u thương.
Kết quả: Các em cảm nhận được sự vất vả, hy sinh của mẹ. Từ đó cố gắng
học tập và rèn luyện bản thân.Qua hoạt động này học sinh được rèn luyện nhiều
16


kỹ năng trong đó cơ bản nhất là kỹ năng xử lý thông tin, thống kê số liệu và kỹ
năng giao tiếp.
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân
đồng nghiệp và nhà trường
Năm học 2018- 2019, được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 8E tơi đã
cố gắng tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt 15 phút đầu giờ cho học sinh một
cách đầy đủ, khoa học nhưng kết quả cuối năm chưa đạt theo những gì mà tơi

mong muốn.
- Tỉ lệ học sinh hứng thú, thích sinh hoạt 15 phút đầu giờ chưa cao.
- Tất cả các phong trào do Liên Đội, nhà trường tổ chức lớp đều tham gia
tích cực, nhiệt tình nhưng kết quả cuối cùng không đạt giải.
- Điểm thi đua hàng tuần luôn đứng top cuối của trường.
- Ý thức, tinh thần học tập luôn bị nhắc nhở phê bình
- Là lớp có nhiều học sinh vi phạm kỉ luật: An tồn giao thơng, hút thuốc
lá điện tử, chơi game.
Từ đó dẫn đến kết quả chất lượng hai mặt (hạnh kiểm và học lực) chưa cao, cụ
thể như sau:
Lớp 8E
Sĩ số:
26
Năm
học:
20182019

Xếp loại hạnh kiểm
Tốt
Khá
TB
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
HS
HS
HS
%
%
%


Kết
quả
Học kỳ
I
Học
Kỳ II
Cả
năm

Xếp loại học lực
Giỏi
Khá
Tb
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
HS
HS
HS
%
%
%

14

53.8

10


38.5

2

7.7

3

11.5

10

38.5

13

50

15

57.7

10

38.5

1

3.8


3

11.5

12

46.2

11

42.3

14

53.8

10

38.5

2

7.7

3

11.5

10


38.5

11

42.3

Năm học 2019-2020, cùng với nhiệm vụ giảng dạy tôi được nhà trường
phân công chủ nhiệm lớp 9E, tôi đã mạnh dạn thay đổi cách thức tổ chức sinh
hoạt 15 phút đầu giờ, Sau một năm vận dụng biện “Giáo dục Kỹ năng sống cho
học sinh thông qua việc đổi mới tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ nhằm phát
huy phẩm chất năng lực cho học sinh”với việc hướng dẫn tổ chức một cách
linh hoạt, đa dạng, phong phú các hình thức sinh hoạt 15 phút đầu giờ kết hợp
với ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh lớp chủ nhiệm, đến cuối năm
học, tôi đã thu được kết quả khả quan.
Học sinh năng động hơn, có tinh thần đồn kết cao hơn hầu như các
phong trào do Liên đội, nhà trường phát động lớp đều tham gia tích cực, nhiệt
tình, hăng say phát huy hết khả năng của mình và đã đạt giải cao trong các cuộc
thi:
- Tổng kết thi đua tháng xếp top 3 /27 lớp toàn trường.
- Đạt giải nhất thi đua tháng học tốt(tháng 11) do Liên Đội phát động.
-

Đạt giải nhì hội thi chăm sóc bồn hoa cây cảnh.

- Giải nhất cuộc thi vẽ tranh ngày 20/11
- Đạt giải nhất cuộc thi bóng rổ nam và giải nhì cầu lông nữ khối 8,9.
17

Yếu



- Có 4 học sinh đạt giải cao trong kỳ thi chọn HSG cấp Thành phố các
môn: Văn, Sinh, Sử, Địa.
Bên cạnh những thành tích mà lớp đã đạt được về các phong trào do Liên
đội phối hợp với nhà trường tổ chức thì việc tổ chức 15 phút đầu giờ hiệu quả đã
tác động tích cực đến tinh thần học tập của học sinh. Tình trạng khơng thuộc bài,
khơng soạn bài giảm đi đáng kể, các em học tập hăng hái sơi nổi, khơng cịn tình
trạng lớp trầm, mất tập trung hoặc ổn định đầu giờ chưa tốt, số tiết học xếp loại
A tăng,..kết quả chất lượng giáo dục hai mặt của năm học 2019-2020 cũng khá
cao cụ thể như sau:
Lớp 9E
Kết
Sĩ số: 26
quả
Năm học:
2019-2020 Học
kỳ I
Học
Kỳ II
Cả
năm

Xếp loại hạnh kiểm
Tốt
Khá
TB
Giỏi
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ

HS
HS
HS
%
%
%

Xếp loại học lực
Khá
Tb
Tỷ lệ
Tỷ lệ
HS
HS
%
%

16

61.5

10

38.5

5

19.2

11


42.3

10

38.5

18

69.2

8

30.8

6

23.1

12

46.2

8

30.8

19

73.1


7

26.9

6

23.1

13

50

7

26.9

Với việc áp dụng biện pháp “Giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh
thông qua việc đổi mới tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ nhằm phát huy phẩm
chất năng lực cho học sinh lớp 8E, 9E trường THCS Điện Biên”trong q
trình chủ nhiệm của năm học 2019-2020, tơi thấy mình đã khá thành công khi
tổ chức và hướng dẫn được học sinh cùng hoạt động, tạo thuận lợi khi giao
nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, phát triển tốt các năng
lực chung như: Năng lực giao tiếp và Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trình
bày, năng lực sáng tạo, xử lí tình huống, năng lực cảm nhận…
Khả năng áp dụng:
Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn chú trọng thực hiện tốt
các nội dung sinh hoạt 15 phút đầu giờ, cứ mỗi ngày một chút cố gắng tôi đã rèn
luyện dần cho các em có đạo đức chuẩn mực và một phương pháp học tập tích
cực, học tập phải dựa trên tinh thần tự nguyện, tự giác, học cho mình, cho gia

đình và cho xã hội. Bên cạnh đó, để thực hiện có hiệu quả các buổi sinh hoạt 15
phút đầu giờ, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu đặc điểm của từng học sinh,
hiểu rõ điểm ưu và nhược của mỗi em, từ đó đưa ra nội dung sinh hoạt sao cho
phù hợp, giúp các em tự cảm thấy lớp học, thầy cô và bạn bè là điểm tựa mà các
em có thể giải bày những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.Để
mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học là một việc
làm khó, là quá trình thay đổi nhận thức của giáo viên và học sinh, đồng thời cần
chuẩn bị nhiều thiết bị dạy học phù hợp. Nhưng thay đổi cách tổ chức các hoạt
động sinh hoạt 15 phút đầu giờ cũng như thay đổi quan điểm của giáo viên chủ
nhiệm và học sinh thì có phần dễ dàng hơn, khơng mất nhiều thời gian chuẩn bị
18

Yếu


nhưng đã góp phần tích cực trong việc nâng cao ý thức học tập cho học sinh và
rèn luyện đạo đức cho học sinh ngày từ tuần đầu tiên.
Biện pháp này chẳng những tôi áp dụng cho lớp chủ nhiệm của mình mà
cịn nhân rộng trong phạm vi tồn trường năm học 2019-2020 và đạt được hiệu
quả, được đồng nghiệp đánh giá cao. Biện pháp có thể áp dụng được với tất cả
các đối tượng học sinh ở các trường THCS.
3. Kết luận kiến nghị
3.1. Kết luận
Bất kỳ ai làm cơng tác chủ nhiệm cũng xác định được mục đích của buổi
sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Song việc thực hiện buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ
còn sơ sài, đơn điệu, học sinh tham gia sinh hoạt một cách tự do, tự phát, thích
làm gì thì làm, khơng đồng bộ, ít tập trung và kém hiệu quả. Chính vì vậy học
sinh ít muốn tham gia học tập, các tiết học trong buổi diễn ra nặng nề, giáo viên
bộ môn lên lớp gặp khơng ít khó khăn vì học sinh không thuộc bài cũ, không

chuẩn bị bài mới, thiếu dụng cụ học tập, làm giảm hứng thú của tiết dạy. Từ đó
dẫn đến việc nhận xét, xếp loại giờ dạy trong Sổ đầu bài nhiều tiết chưa tốt (Giờ
B, C nhiều). Cũng từ đó dẫn đến khoảng cách giữa thầy và trò ngày càng xa, học
sinh trong lớp thường đổ lỗi cho nhau gây mất đoàn kết, phong trào thi đua của
lớp kém.
Với hình thức tổ chức buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ như trên, lớp học đã
có sự thay đổi lớn, khơng có tình trạng tự ý muốn làm gì thì làm hay ngồi nói
chuyện riêng mất trật tự nữa. Học sinh thích thú hơn, tích cực tham gia sinh hoạt
15 phút đầu giờ để được bạn bè, thầy, cô giúp đỡ học tốt hơn. Các tiết học được
chuẩn bị tốt hơn. Học sinh bước vào một buổi học mới đầy phấn khởi, tự tin hơn
nhiều, trong lớp giảm nhiều hiện tượng học sinh không thuộc bài, không làm
bài tập, bỏ tiết hay đi trễ để khỏi bị giáo viên bộ môn kiểm tra bài cũ. Ngược lại
các em hăm hở xung phong trả bài cũ cũng như phát biểu xây dựng bài mới.
Khơng khí của lớp học trở nên sôi nổi và giáo viên bộ môn lên lớp với cảm giác
nhẹ nhàng. Học sinh làm cho giáo viên có hứng thú đi sâu và bài dạy hơn, thành
tích học tập tăng lên rõ rệt.
Đây là biện pháp chủ yếu thay đổi cách tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu
giờ, coi trọng kỹ năng sống, giáo dục đạo đức học sinh, ý thức học tập và cách
tổ chức học tập sao cho khoa học và hiệu quả, nâng cao phẩm chất và năng lực
học sinh, xây dựng cho các em một mơi trường học tập lành mạnh, có nhận thức
đúng đắn về mục tiêu học tập và rèn luyện đạo đức, góp phần xây dựng con
người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện cả đức lẫn tài.
Yêu nghề, yêu trẻ thì người giáo viên chủ nhiệm lớp cần theo dõi bám sát
lớp, chia sẻ, uốn nắn, dìu dắt các em có hướng đi đúng đắn. Tơi hy vọng rằng
với nội dung và cách tổ chức, tiến hành buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ như tôi
đã trình bày, thì q thầy cơ sẽ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình trong sự
nghiệp trồng người. Tạo cho tình thầy trị gần gũi hơn, tình bạn của các em trong
sáng và cao đẹp hơn. Từ đó góp phần tạo ra những con người ưu tú cho xã hội.
3.2. Kiến nghị
19



+ Để giáo dục đạo đức học sinh, nâng cao hiệu quả buổi sinh hoạt 15 phút
đầu giờ, ban thi đua nhà trường cần quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh,
có hình thức tun dương, khen thưởng kịp thời cho những em có thành tích tốt
và có các biện pháp tư vấn, giáo dục những học sinh có biểu hiện tiêu cực. Giúp
các em khẳng định mình trong học tập.
+ Giáo viên bộ môn phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong
công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức học sinh. Tư vấn, giúp đỡ ban cán sự bộ
môn giải quyết những câu hỏi và bài tập khó.
+ Phụ huynh học sinh thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để
nắm bắt tình hình học tập và các biểu hiện của các em ở trường. Ở nhà luôn
giành cho con cái một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để nhắc nhở, giúp
đỡ các em hồn thành nhiệm vụ học tập. Ln động viên, khích lệ các em phấn
đấu để trở thành con ngoan, trị giỏi. Ngồi ra cha mẹ phải là những người mẫu
mực, sống có trách nhiệm và làm gương cho các em noi theo. Quan tâm đến tâm
tư tình cảm của các em, thực sự hiểu và biết chia sẽ cùng các em.
+ Ban giám hiệu nhà trường mở các chuyên đề, hội thảo về công tác chủ
nhiệm để tất cả giáo viên trong trường có thể học hỏi lẫn nhau, nâng cao trình độ
quản lí và giáo dục học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Xác nhận của Hiệu trưởng

Điện Biên, tháng3 / 2021
Tôi xin cam đoan đây là
.
SKKN của mình viết , khơng sao
chép nội dung của người khác.
Người viết

Trần Thị Thu Hằng


20


NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học Cơ sở
mơn Địa lí, Lịch sử, Giáo dục cơng dân của Bộ GD & ĐT - 2002.
2. Giáo dục kỹ năng sống trong trường THCS(Tài liệu dành cho Giáo
viên) của Lê Minh Châu - Nguyễn Hải Hà..
3. Lí luận dạy học Địa lí- NXB ĐHQG Hà Nội – 2002

21



×