Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN một số giải pháp sử dụng đồ dùng dạy học trực quan góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn âm nhạc thường thức ở lớp 7 tại trường THCS minh tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.05 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GD & ĐT NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
TRỰC QUAN GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIẢNG DẠY PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC
Ở LỚP 7 TẠI TRƯỜNG THCS MINH TIẾN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Minh Tiến
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc mơn: Âm nhạc

THANH HĨA NĂM 2021


2

MỤC LỤC
NỘI DUNG
MỤC LỤC
1 - MỞ ĐẦU
1.1 - Lý do chọn đề tài
1.2 - Mục đích nghiên cứu
1.3 - Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.4 - Phương pháp nghiên cứu
2. - NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 - Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm


2.2 - Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3 - Các sáng kiến kinh nghiệm, các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết các vấn đề.
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
b. Nội dung và cách thực hiện.
2.4 - Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3 - KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
3.1 - Kết luận
3.2 - Kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp loại

Trang
1
2
2
3
4
4
4
4
5
7
7
7
17
18
18
18

20
21


3

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Âm nhạc là một mơn học nghệ thuật có vị trí vai trị rất quan trọng trong
việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Âm nhạc cũng là
một bộ phận quan trọng của văn hóa xã hội, là một nhân tố quyết định sự hình
thành phát triển của xã hội lồi người. Vì vậy mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới
đều hết sức quan tâm đến việc phát triển văn hóa nói chung, nghệ thuật âm nhạc
nói riêng, đặc biệt là âm nhạc dân gian và một trong những cơng tác đó là cơng
tác giáo dục âm nhạc cho trẻ trong các nhà trường phổ thông.
Trong tiến trình đổi mới tồn diện về giáo dục, đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thì việc đổi mới phương
pháp dạy học được xem là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định chất lượng dạy
học, chất lượng giáo dục. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy và học các
môn học trong các nhà trường là công việc cần được quan tâm chú trọng trong
đó có mơn học âm nhạc bởi bộ môn âm nhạc là môn học cung cấp cho các em
khơng chỉ về tri thức, trí tuệ mà còn cung cấp cho các em những chuẩn mực đạo
đức, những chuẩn mực của xã hội. Góp phần hình thành ở học sinh những cảm
xúc, tình cảm, niềm tin đạo đức, thẩm mỹ đạo đức.
Mặt khác âm nhạc còn là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của
các em học sinh không chỉ về hoạt động nhận thức, mà cịn là nhu cầu hoạt động
giải trí của trẻ em. Sự có mặt của âm nhạc giúp học sinh thăng bằng các nội
dung học tập, tạo cho nhà trường khơng khí vui tươi, phấn khởi lành mạnh thúc
đẩy cho các bộ mơn học tập khác như học Tốn, Văn, Đạo đức, ...được tốt hơn.
Để các em tăng thêm lòng yêu quê hương, đất nước, yêu trường, yêu lớp,

say sưa học tập, tạo hứng thú trong học tập, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo,
phát triển một số kỹ năng như giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng khai thác và
sử lý một số thơng tin...thì việc nâng cao chất lượng dạy học mơn âm nhạc nói
chung và phân mơn âm nhạc thường thức nói riêng là việc làm cần thiết, thường
xuyên tạo ra động cơ bên trong giúp các em hoàn thiện, tự điều chỉnh để vươn
tới các chân, thiện, mỹ trong cuộc sống.
Qua quá trình thực hiện nội dung chương trình âm nhạc ở THCS, cũng
như q trình thực tế giảng dạy phân mơn âm nhạc thường thức ở lớp 7 ở trường
THCS Minh Tiến, việc sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy mơn Âm nhạc
nói chung và phân mơn âm nhạc thường thức trong chương trình THCS hiện nay
cịn một số vấn đề bất cập, chưa đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi hiện nay trong việc
đổi mới cải tiến phương pháp giảng dạy. Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực
quan chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được vai trị tác dụng của
nó, chưa kích thích, phát huy được tư duy sáng tạo, chủ động của người học. Từ
đó kết quả học tập bộ mơn chưa cao, chưa phát huy được vai trị vơ cùng to lớn
của bộ môn trong việc giáo dục nhận thức và nhân cách tồn diện cho học sinh.
Từ những lí do thực tiễn đã nêu ở trên, bản thân tôi không khỏi băn khoăn
suy nghĩ và trăn trở, nghiên cứu, triển khai thực hiện tìm ra các biện pháp để góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn âm nhạc thường thức trong bộ
môn Âm nhạc hiện nay ở trường THCS Minh Tiến năm học 2020 - 2021.


4

1.2. Mục đích nghiên cứu.
Quốc hội nước ta đã ban hành nghị quyết số 40 về việc đổi mới giáo dục
phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Trong nghị quyết số 40/QH khố X đã
khẳng định “Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông cần phải đổi
mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất trang thiết bị trường
học và đổi mới quản lí giáo dục”. Từ quan điểm trên ta có thể thấy một trong

những quan điểm chỉ đạo để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thơng
nói chung và giáo dục THCS nói riêng cần phải đổi mới phương pháp dạy học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy người học làm
trung tâm khơng chỉ có một mơn, mà tất cả các mơn học, trong đó có mơn Âm
nhạc. Có thể coi đây là một trong những biện pháp trọng tâm để nâng cao chất
lượng giáo dục âm nhạc trong trường THCS hiện nay.
Môn Âm nhạc nói chung và phân mơn âm nhạc thường thức nói riêng là
mơn học cung cấp cho học sinh một hệ thống chuẩn mực đạo đức, lối sống phù
hợp với từng lứa tuổi, giúp học sinh biết sống hoà nhập với cuộc sống hiện tại
trở thành một cơng dân tích cực và năng động; góp phần quan trọng để hình
thành những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người Việt Nam nhằm đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và tăng cường khả năng hội
nhập trong xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại.
Mặt khác dạy học môn Âm nhạc phải nhằm tạo ra sự thống nhất giữa
nhận thức và hành động, giữa lời nói và hành vi. Như vậy, mơn Âm nhạc cần
phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử về đạo đức,
văn hoá trong cuộc sống, năng lực bản thân, hình thành ở mỗi học sinh sự thống
nhất giữa nhận thức và hành động, hướng học sinh vào việc thực hành trong
cuộc sống hàng ngày khơi dậy trong học sinh sự năng động, sáng tạo tự tin và
niềm say mê thể hiện bản thân trước tập thể.
Âm nhạc có sức mạnh vơ cùng to lớn trong việc thể hiện một cách tinh tế
thế giới nội tâm của con người, những dung cảm hết sức tế nhị của niềm vui,
đau khổ, day dứt, suy tư, nghi ngờ, ước vọng, sự tin tưởng….đối với sự vật hiện
tượng và mối quan hệ trong đời sống một cách đầy đủ và sáng tạo.
Qua thực tế giảng dạy, qua trao đổi với một số giáo viên có nhiều kinh
nghiệm hiện đang giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở một số trường THCS tại địa bàn
huyện Ngọc lặc tôi thấy rằng: việc sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy
môn Âm nhạc hiện nay còn một số vấn đề bất cập, chưa đáp ứng với u cầu địi
hỏi hiện nay. Đó là tình trạng giáo viên giảng dạy mơn Âm nhạc cịn mang nặng
tính lí thuyết, dạy chay, ít sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho quá trình giảng

dạy, chưa có ý thức cao trong việc làm đồ dùng dạy học để khắc phục tình trạng
cịn thiếu mà chủ yếu phụ thuộc vào thiết bị đồ dùng được cấp mà ít có tính sáng
tạo, bổ sung. Giáo viên giảng dạy còn phụ thuộc quá nhiều vào tài liệu hướng
dẫn (sách giáo viên…) mà ít có tính chủ động, tư duy sáng tạo trong thiết kế bài
giảng theo hướng tích cực, cải tiến việc sử dụng các đồ dùng dạy học trực
quan... Bên cạnh đó chưa quan tâm đến việc giáo dục các em học sinh nhận
thấy được ý nghĩa, vai trị của mơn Âm nhạc trong việc phát triển nhân cách của
mình nên các em chưa nhìn nhận đúng mức việc học tập bộ môn âm nhạc.


5

Từ những lí do về mặt lí luận và thực tiễn đã nêu ở trên, bản thân tôi
không khỏi băn khoăn suy nghĩ và trăn trở, làm thế nào để góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy mơn Âm nhạc hiện nay ở một số trường THCS, nên tôi đã
mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp sử dụng đồ dùng dạy
học trực quan góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Âm nhạc
thường thức ở lớp 7 tại trường THCS Minh Tiến”.
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận về phương pháp giảng dạy , việc sử
dụng đồ dùng dạy học trực quan trong dạy học, đánh giá thực trạng việc sử
dụng đồ dùng dạy học trực quan và đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất
lượng sử dụng đồ dùng trực quan trong phân môn Âm nhạc thường thức cho học
sinh lớp 7 trường THCS Minh Tiến.
Đối tượng nghiên cứu : Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng
dạy phân môn âm nhạc thường thức ở lớp 7 tại trường THCS Minh Tiến.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phương pháp giảng dạy, việc sử dụng đồ
dùng dạy học trực quan trong dạy học, tiến hành đánh giá thực trạng việc sử
dụng đồ dùng dạy học trực quan và đề xuất các biện pháp để nâng cao chất

lượng sử dụng đồ dùng trực quan trong phân môn Âm nhạc thường thức cho học
sinh lớp 7 trường THCS Minh Tiến. Tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm đầu thế kỉ 21 Đảng và Nhà nước ta đã có những định
hướng và đường lối phát triển kinh tế xã hội hết sức đúng đắn. Trong quan điểm
chỉ đạo đường lối phát triển kinh tế, xã hội Đảng ta đã khẳng định: Coi sự
nghiệp giáo dục đào tạo là “Quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu
tư cho phát triển”. Để đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi hiện nay, ngành Giáo dục và
Đào tạo cần phải không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng. Muốn vậy trước
hết cần phải đổi mới về phương pháp dạy và học trong các trường học, các môn
học, trong đó phải kể đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Âm nhạc.
Một số vấn đề lý luận về sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
môn Âm nhạc.
* Đồ dùng dạy học là gì ?
Đồ dùng dạy học ở đây được hiểu là những phương tiện, thiết bị vật chất
được sử dụng trong quá trình dạy học như Tư liệu, tranh, ảnh, bản đồ, phim tình
huống, phim tư liệu, trò chơi nhạc cụ đồ dùng trực quan. Ngồi ra, ta có thể sử
dụng một số đồ dùng thơng thường trong gia đình, trong sinh hoạt: Dùng để sắm
vai, chơi trò chơi....
* Chức năng của đồ dùng dạy học:


6


Các kiểu và loại đồ dùng dạy học tuy có khác nhau nhưng chức năng của
chúng là tích hợp và cơ động. Mỗi đồ dùng dạy học đều có thể thực hiện các
chức năng sau:
- Thơng báo hay trình bày thơng tin;
- Giới thiệu vào bài;
- Minh họa, giải thích, mô tả trực quan;
- Tổ chức và tiến hành các hoạt động;
- Kết thúc bài học và giáo dục học sinh.
* Tác dụng của đồ dùng dạy học:
Làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập, gây hứng thú học tập ở
học sinh.
Làm cho việc học trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Các đồ dùng dạy
học là nguồn cung cấp các chất liệu để học sinh khai thác nội dung học tập một
cách tích cực, tự giác.
* Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng dạy học theo nghị quyết số 29
của BCHTW về “Đổi mới phương pháp dạy học”
Việc sử dụng đồ dùng dạy học bộ môn phải tuân theo những yêu cầu nhất
định. Để việc sử dụng có hiệu quả, tránh xu hướng lạm dụng hoặc sử dụng một
cách hình thức, trước hết đồ dùng và sử dụng đồ dùng phải gắn bó hữu cơ với
phương pháp dạy học, như một thành tố của phương pháp dạy học.
Một yêu cầu rất quan trọng là đồ dùng dạy học phải có tác dụng kích thích
học sinh tư duy, suy nghĩ, tìm tịi, khơng phải chỉ như một phương tiện minh hoạ
nội dung bài học để HS có ý kiến nhận xét, đánh giá về nội dung, tính chất sự
việc, rút ra kết luận bài học cần thiết.
Mặt khác đổi mới phương pháp dạy học khơng chỉ là đổi mới phương tiện
và khơng có nghĩa là dùng nhiều phương tiện dạy học, mà điều quan trọng là sử
dụng phương tiện dạy học một cách hợp lý, có hiệu quả, tránh lạm dụng hoặc sử
dụng một cách hình thức.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Cơ sở vật chất: Lớp học bàn ghế đầy đủ, ánh sáng đảm bảo.

- Số học sinh lớp 7 có 67 học sinh/2 lớp.
- Đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc trường
THCS Minh Tiến có 01 đồng chí là bản thân tôi.
Dựa vào thực tế khi giảng dạy tôi nhận thấy một số em chưa tham gia
nhiệt tình vào các hoạt động tập thể, còn nhút nhát, thiếu tự tin vào bản thân, sự
hiểu biết về xã hội về truyền thống tốt đẹp của dân tộc những phong tục tập quán
của các dân tộc của các em còn hạn chế.
Môn Âm nhạc ở trường THCS thường bị thiếu coi trọng nên các giờ học
thường diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, phương pháp chủ yếu là phương
pháp thuyết trình.
Trong giờ học, học sinh được hoạt động ít, thụ động, giờ học không gây
hứng thú, đồ dùng dạy học ít được sử dụng hoặc sử dụng một cách hình thức.
Về cơ sở vật chất phục vụ cho bài giảng chưa đầy đủ, có phịng học riêng
cho bộ mơn, đàn ooc-gan, nhưng chưa có tài liệu cũng như tranh ảnh liên quan


7

đến các nhạc sĩ nổi tiếng, chưa có đồ dùng trực quan để giảng dạy những tiết có
sử dụng các loại nhạc cụ như (Sáo, trống, khèn, đàn ghi ta…)
Bên cạnh đó trước đây, phần lớn giáo viên dạy bộ mơn này là giáo viên
năng khiếu cịn hạn chế và ít quan tâm đến việc đầu tư cho bài giảng, chưa có
kiến thức sâu rộng và chưa có kinh nghiệm khai thác và sử dụng kênh hình, nhạc
cụ, đồ dùng dạy học trong các tiết dạy. Do đó hiệu quả giờ dạy có kiến thức nhạc
lý, Sơ lược về dân ca hay một số nhạc cụ dân tộc… Các em hiểu còn mơ hồ.
chưa hiểu và nắm rõ được bài học.
Qua thực trạng trên để có những biện pháp sát thực, phù hợp với bộ môn
giảng dạy, ngay từ đầu năm học giáo viên trực tiếp khảo sát chất lượng theo các
mức độ như sau:
Tổng số học sinh

Tổng Số học sinh 67
Lớp 7A (35 HS)
Đạt: 11 HS = 31%
Chưa đạt: 24 HS = 69%
Lớp 7B (32 HS)
Đạt: 10 HS = 31%
Chưa đạt: 22 HS = 69%
(Nguồn: Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2020- 2021 khi chưa áp
dụng sáng kiến)
* Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện giải pháp
a. Thuận lợi
Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học. Với định hướng “lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên
đa dạng hoá các phương pháp dạy học đảm bảo hiệu quả cao và học sinh tích
cực, chủ động trong học tập. Vì vậy, việc giới thiệu về dân ca hay giới thiệu về
nhạc cụ dân tộc giáo viên khơng chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm
thoại mà còn phải sử dụng phương pháp trực quan. Tức là sử dụng các phương
tiện, đồ dùng dạy học nhằm minh hoạ cho nội dung bài giảng (như: Tranh ảnh,
bản đồ, sơ đồ, băng hình, băng tiếng,nhạc cụ sơ đồ tư duy…) thông qua các đồ
dùng trực quan học sinh có thể tiếp thu tri thức thiết lập mối quan hệ giữa nội
dung kiến thức với thực tế cuộc sống. Các em biết vận dụng kiến thức đã học
vào cuộc sống, vào trong vấn đề cụ thể hàng ngày. Cho nên giờ học rất sôi nổi,
chất lượng giờ dạy được nâng cao, học sinh nắm bắt kiến thức một cách nhẹ
nhàng thoải mái. Học sinh được thể hiện năng lực bản thân trước tập thể.
Bên cạnh đó, cơng tác chỉ đạo, bồi dưỡng chun mơn của phịng GD&ĐT,
các cụm chuyên môn được quan tâm, sinh hoạt tương đối hiệu quả. Bên cạnh đó
tại trường THCS Minh Tiến cơng tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
được thống nhất từ Ban giám hiệu đến các tổ, nhóm và từng cá nhân, đặc biệt là
sử dụng đồ dùng dạy học có kết hợp các phương tiện hiện đại sẽ góp phần nâng
cao chất lượng giờ dạy nhiều hơn.

Trong năm học này trường THCS Minh Tiến đã từng bước được trang bị
các phương tiện phục vụ cho giảng dạy như máy tính, mạng Internet nên việc
sưu tầm tư liệu như tranh ảnh rất thuận tiện.
Vì vậy việc sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Âm nhạc là rất cần thiết
đã khiến tơi tìm tịi áp dụng trong các bài dạy ở trường THCS Minh Tiến.


8

b. Những khó khăn khi thực hiện giải pháp
- Đa số các em là học sinh dân tộc, điều kiện học tập ở nhà còn hạn chế.
- Một số gia đình, cha mẹ các em chỉ coi trọng các mơn văn hóa, chưa đầu
tư cho các em để các em được phát huy năng khiếu của bản thân.
- Các em đang trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý.
- Học sinh tiếp thu những kiến thức còn thụ động, nhút nhát, e dè, ngại
trình bày trước tập thể.
- Khả năng nhận thức của học sinh trong một lớp không đồng đều, dẫn
đến áp dụng các phương pháp dạy học chưa có hiệu quả.
- Trong q trình giảng dạy giáo viên phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung
kiến thức trong sách giáo khoa nên sự thiếu sáng tạo để lôi cuốn học sinh tiếp
thu bài giảng. Học sinh hầu như tiếp thu kiến thức một cách bị động do các em
chưa có ý thức chuẩn bị bài mới ở nhà.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm, các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
các vấn đề.
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
Với đặc thù môn Âm nhạc 7 trong năm học phân môn âm nhạc thường
thức chủ yếu là giới thiệu một số tác phẩm hay của các nhạc sĩ nổi tiếng và giới
thiệu qua về dân ca Việt Nam do đó việc sử dụng đồ dùng trực quan, băng đĩa,
video trong q trình dạy học tích cực là hiệu quả nhất, giáo viên có thể cho học
sinh quan sát tranh ảnh, tìm hiểu truyện đọc, thơng tin sự kiện… Giúp học sinh

rút ra kiến thức cơ bản trọng tâm.
Có rất nhiều cách để sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả trong q
trình dạy học, xong do thực tiễn giảng dạy nhằm đáp ứng thực tiễn của nhà
trường tôi chỉ nghiên cứu sâu ba phương pháp:
- Cách sử dụng đồ dùng trực quan
- Lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp để sử dụng cho từng hoạt động khác
nhau.
- Tổng kết rút kinh nghiệm về kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan của giáo
viên trong giảng dạy.
b. Nội dung và cách thức thực hiện.
• Biện pháp 1: Cách sử dụng đồ dùng trực quan
* Mục tiêu biện pháp:
Nâng cao ý thức sử dụng đồ dùng trực quan cho đội ngũ giáo viên giảng
dạy. Từ đó giúp giáo viên có kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan và nâng cao
chất lượng dạy học.
* Nội dung của biện pháp:
- Xây dựng kế hoạch, bổ sung và thay thế những nội dung kiến thức phù
hợp
- Chuẩn bị các thiết bị, đồ dùng cụ thể phù hợp với từng nội dung
- Nâng cao tư tưởng và ý thức sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy
của giáo viên sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường, đào tạo
học sinh trở thành con người năng động, độc lập và sáng tạo.
* Cách thức hoạt động:


9

Muốn sử dụng đồ dùng trực quan đạt hiệu quả cao trong mỗi nội dung
như giới thiệu về nhạc sĩ người giáo viên dạy Âm nhạc phải chuẩn bị đồ dùng
trực quan sử dụng trong tiết dạy. Do những đồ dùng trực quan sử dụng trong các

tiết giới thiệu về nhạc sĩ ít có sẵn nên việc chuẩn bị đồ dùng cho một tiết dạy khá
cơng phu địi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư về mặt thời gian, cơng sức, trí tuệ
và lịng nhiệt tình;
Trước hết người giáo viên phải xác định xem trong tiết dạy này cần sử
dụng loại đồ dùng gì? Bảng, tư liệu, tranh ảnh, sơ đồ; phiếu học tập, bảng phụ…
hay các loại phương tiện kỹ thuật nghe nhìn như máy băng đĩa ghi âm, máy
chiếu, máy băng đĩa hình, các phương tiện đa chức năng như máy tính, các phần
mềm dạy học trên máy vi tính…
Khi đã xác định được bài dạy này cần sử dụng những loại đồ dùng nào thì
người giáo viên sẽ bắt tay vao cơng việc chuẩn bị.
Ví dụ: Khi dạy bài 3 tiết 3 có nội dung giới thiệu về nhạc sĩ Hồng Việt
tơi thấy ở bài này cần sử dụng những đồ dùng sau:
- Máy vi tính.
- Máy chiếu Projector.
- Phiếu học tập, bảng phụ, bút dạ.
- Băng hình, tranh ảnh về nhạc sĩ Hồng Việt
- Một số thông tin và các hoạt động nghệ thuật của nhạc sĩ Hoàng Việt
cũng như các tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ
Từng bài dạy giáo viên cần biết trong phịng đồ dùng của nhà trường đã
có những đồ dùng nào, nếu thiếu thì tiến hành tự làm và sưu tầm, cố gắng vận
động học sinh cùng tham gia: vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh, tìm số liệu...
Hồng Việt

Thơng tin nghệ sĩ

Tên khai sinh
Sinh
Mất
Thể loại
Nghề nghiệp


Lê Chí Trực
28 tháng 2, 1928
Chợ Lớn, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
31 tháng 12, 1967 (39 tuổi)
Cái Bè, Mỹ Tho, Việt Nam Cộng hòa
Nhạc đỏ, giao hưởng
Nhạc sĩ


10

Ca khúc tiêu biểu

"Tình ca", "Nhạc rừng", "Lên ngàn", "Lá xanh",
"Quê hương"

Khi đã có những đồ dùng cần sử dụng, tôi tiến hành nghiên cứu thật kỹ
những thông tin về nhạc sĩ tìm hiểu chi tiết nội dung, tính chất âm nhạc trong
các tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Việt ý nghĩa của từng bài hát để khi lên lớp
giảng dạy và giáo dục tư tưởng cho học sinh. Trong q trình sưu tầm tư liệu tơi
cố gắng tích lũy để sắp xếp các bài hát tạo thành các tình huống, tạo thành bức
tranh ảnh, mẩu chuyện để học sinh được bộc lộ cảm xúc, được tự do sáng tạo
theo từng chủ đề tạo nên những tiết mục biểu diễn sinh động và sáng tạo các em
có thể biểu diễn nhiều phong cách âm nhạc khác nhau như vẽ tranh, hát, múa,
nhạc kịch…những tư liệu này không chỉ dạy học ở lớp 7 mà còn những lớp khác
tùy theo chủ đề để lựa chọn. Việc sắp xếp này cũng giúp cho giáo viên dễ dàng
trong việc sử dụng khi cần thiết, giáo viên có thể trình chiếu trực tiếp, thiết kế
giáo án điện tử,sử dụng hỗ trợ trong các phương pháp dạy học mới như dạy học
theo góc, dạy học theo chủ đề, dạy học theo dự án….

* Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả: Muốn sử dụng đồ dùng trực
quan có hiệu quả, trước hết người giáo viên cần xác định loại phương tiện cần sử
dụng, tác dụng của nó đối với bài giảng.
- Tranh ảnh, đồ dùng trực quan, hiện vật cụ thể,bảng phụ, sơ đồ..
Những đồ dùng trực quan này sẽ có tác dụng gây ấn tượng sâu sắc trong
ký ức mỗi học sinh. Nếu người giáo viên sử dụng tốt các phương tiện đó sẽ giúp
cho học sinh phát triển được óc quan sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy liên
hệ thực tế. Nó cịn giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những điều thu nhận được.
Ví du: Khi dạy Tiết 7: Sơ lược về một số nhạc cụ phương Tây chúng ta có
thể giới thiệu đến học sinh những bức tranh. Khi xem những bức ảnh này học
sinh sẽ hình dung được:
- Hình ảnh của một số nhạc cụ phương Tây
- Học sinh được sờ và có thể sử dụng một số nhạc cụ dân tộc đơn giản
- Học sinh được nghe và tự tìm hiểu về hình dáng cấu trúc cũng như cách
sử một số loại nhạc cụ.Tính chất và âm thanh đặc trưng của các loại nhạc cụ:

Họ đàn dây: Bộ string
Họ đàn dây: classic guitar
Ngoài việc thực hiện giới thiệu các nhạc cụ trên lớp giáo viên thường
xuyên giao nhiệm vụ cho học sinh như tự tìm hiểu trước những thơng tin có
trong SGK, lên mạng intenet, giáo viên thường tham mưu với BGH nhà trường
tổ chức các buổi ngoại khóa để các em được biểu diễn nhạc cụ, mời các nghệ


11

nhân đến nói chuyện âm nhạc, lồng ghép mơn học như vẽ tranh…
* Phim tư liệu, video clip tình huống, sắm vai, xây dựng cốt chuyện.
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin, việc tìm
những thước phim tư liệu, phóng sự điều tra, Video clip tình huống khơng cịn

qua khó khăn đối với người giáo viên, những tư liệu này có rất nhiều trên
Iternet. Điều quan trọng là người giáo viên phải biết lựa chọn cho phù hợp với
từng bài học, vừa mang tính giáo dục cao.
Trong q trình giảng dạy của mình, tơi đã cố gắng sưu tầm, sắp xếp các
loại tư liệu này thành những chuyên mục, các đoạn phim có thể sử dụng dạy
nhiều lớp khác nhau với cùng một chủ đề.
Ví dụ: Khi dạy bài “Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa” (Âm
nhạc 7) tôi sẽ cho học sinh xem những đoạn video clip “Về cảnh hành quân của
bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ”
- Giáo viên thiết kế bài xây dựng theo hình thức biểu diễn âm nhạc, nhạc
kịch theo 3 hoạt cảnh:
Hoạt cảnh 1: Bộ đội hành quân trong rừng.
Hoạt cảnh 2: Các chiến sĩ trong lúc dừng nghỉ nói chuyện.
Hoạt cảnh 3: Các chiến sĩ hành quân đến Điện Biên Phủ.
Giáo viên thiết kế xây dựng theo cốt chuyện có thể dạy trong tiết học,có
thể sử dụng trong các buổi ngoại khóa
- Học sinh thực hiện sắm vai, hướng dẫn học sinh xây dựng và thể hiện
tính cách từng nhân vật học sinh có thể vẽ tranh theo cốt chuyện…
- Hình thành và xây dựng mối quan hệ cho các nhân vật, tưởng tượng và
tìm kiếm các thơng tin liên quan đến sự khác biệt văn hóa và điều kiện sống
- Sáng tạo, trình bày, hình dung được ý tưởng và hướng phát triển các tình
tiết câu chuyện, để giải quyết
- Giáo dục học sinh lịng u dân tộc
- Hình thanh kỹ năng, năng lực của bản thân trước tập thể
* Những câu chuyện có thật trong cuộc sống, qua báo chí …
Những câu chuyện ấy sẽ là phương tiện minh hoạ chân thực nhất, sống
động nhất góp phần làm cho bài giảng thêm hấp dẫn, tác động trực tiếp đến tâm
tư, tình cảm của học sinh. Thông qua những câu chuyện thực tế giáo viên bồi
dưỡng cho học sinh những quan điểm đúng đắn, các em biết yêu ghét rõ ràng;
biết bênh vực những việc làm, hành động đúng; biết đấu tranh với những hành

động, việc làm sai trái, vi phạm nội qui trường lớp, vi phạm pháp luật.
Ví dụ: Khi dạy tiết 32 “Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người” (Âm
nhạc ) tôi đã hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu và thu thập thơng tin về lịch sử và
một số bài dân ca của dân tộc Thái ở Việt Nam:
NGỦ ĐI EM
Bé yêu ơi
Ngủ đi em
Đắp mền ấm chăn êm
Ngủ đi em
Ngủ đi em


12

Lớn mau theo mẹ đi nương
Bé ơi ngủ cho ngoan
Nào bé yêu
Ngủ đi em
Ru hời ru hời

* Lựa chọn đồ dùng dạy học theo yêu cầu sách giáo viên có sưu tầm
bổ sung phù hợp:
Đây là khâu quan trọng quyết định hiệu quả giờ dạy, nếu dựa vào ý thích
chủ quan của bản thân thì rất dễ bị sai lầm. Nếu sử dụng tuỳ tiện sẽ lạc chủ đề và
phản tác dụng giáo dục, hiệu quả giờ dạy sẽ thấp. Khi chuẩn bị bài lên lớp, giáo
viên cần hiểu được: giảng bài này cần sử dụng phương tiện, đồ dùng trực quan
gì? Và sử dụng khi nào? Vào mục đích gì? Để phù hợp với nội dung bài giảng,
vừa sát hợp với thực tiễn cuộc sống vừa có tính giáo dục cao.
Theo tôi muôn sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp yêu cầu từng bài giảng
và mang lại hiêu quả cao, người giáo viên cần chú ý những vấn đề sau:

* Phải xác định nội dung cơ bản của bài trên cơ sở chuẩn kiến thức
sách giáo khoa về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ từ đó lựa chọn phương
tiện, đồ dùng phù hợp.


13

Ví dụ: Khi dạy Tiết 32 “Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người” (Âm
nhạc 7) tơi đã xác định định yêu cầu cơ bản của bài này:
- Kiến thức: Hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ý nghĩa của
truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa. Trách nhiệm của mỗi học sinh;
- Kĩ năng: Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp với phong tục, tập quán của
dân tộc thái Sơn La
- Thái độ: Tơn trọng, bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Phê phán những hành vi thiểu tôn trọng xa rời truyền thống dân tộc. Từ đó quyết
định chọn lựa đồ dùng sau:
- Tranh ảnh các làng nghề truyền thống, lễ hội,di sản, ẩm thực, trang phục
dân tộc thái các Video Clip: Lễ hội đền Hoa ban, lễ hội Cầu mùa, ca trù, Cồng
chiêng Tây Nguyên. Nhằm giúp học sinh hiểu rõ những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam;
- Ngồi các thơng tin trong SGK giáo viên còn mở rộng cho học sinh biết
được các nét văn hóa, tập tục sinh sống của dân tộc ở địa phương.
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI TÂY BẮC

Dân tộc Thái là một trong 54 dân tộc có mặt, sinh sống trên đất nước Việt
Nam từ hơn 1000 năm trước trong các cuộc thiên di trong lịch sử, người Thái đã
tạo nên được những nét văn hóa độc đáo và đặc sắc cho dân tộc mình, với những
nét đặc sắc về bản sắc văn hóa kiến trúc nhà ở, trang phục thổ cẩm, văn hóa ẩm
thực, phong tục tập quán riêng biệt, ngôn ngữ, chữ viết…đã làm nên một nền
văn hóa cho dân tộc Việt Nam thêm phong phú và đa dạng.


Bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái
Ngôn ngữ và chữ viết: là phương tiện để hình thành và lưu truyền các
hình thái quan trọng nhất trong đời sống văn hóa tinh thần của một dân tộc.
Đồng thời, điều đó cũng góp phần bảo tồn và phát triển sự đa dạng trong văn
hóa Việt Nam. Chính vì thế, riêng đối với ý kiến bản thân tôi, việc đưa ngôn ngữ
vào trong giáo dục đối với các em học sinh dân tộc thiểu số là một điều hết sức
hữu ích, quan trọng góp phần giữ gìn bảo tồn ngơn ngữ và chữ viết cho các thế
hệ sau.
Để nói đến những món ăn truyền thống của người dân tộc Thái thì
có những món ăn đặc trưng như: Cơm lam, xơi nếp. Là các món ăn giản dị, độc
đáo và luôn tạo được sự bất ngờ cho người ăn đó là một món ăn của núi rừng.


14

Sôi ngũ sắc
Cơm lam
Về phong tục – tậ p quán, tiêu biểu là tục cưới hỏi và ma chay:
Cưới hỏi: Gia đình người Thái theo gia đình phụ hệ, nhưng trước kia
người Thái có tục ở rể nên lấy vợ lấy chồng phải qua nhiều bước,trong đó có 2
bước cơ bản:
Cưới lên (đong hưn): đưa rể đến cư trú nhà vợ là bước thử thách phẩm
giá, lao động của chàng rể. Tục ở rể từ 8 đến 12 năm, sau đó thời gian ít dần cịn
vài ba năm khi đó đơi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng.
Cưới xuống (đong lơng):đưa gia đình trở về với họ cha.
Ngồi cưới hỏi theo truyền thống thì người Thái cịn có tục “Trộm vợ”,
khi đơi trai gái u nhau, muốn lấy nhau nhưng điều kiện khơng cho phép thì
người con trai sẽ trộm cô gái về để tránh khỏi nhiều hủ tục rườm rà, tốn kém khi
hỏi cưới.


Mẹ chồng búi tóc cho con dâu
Cịn về kiến kiến trúc nhà ở, đồng bào Thái nơi đây chủ yếu sinh sống
trong những ngơi nhà sàn đầm ấm tình u thương giữa các thế hệ.
Nhà người Thái có nhiều dáng vẻ khác nhau, nhà mái trịn nóc khum hình
mai rùa, “chỏm đầu đốc” có “khau cút” với nhiều kiểu khác nhau. Nhà bốn mái
mặt bằng sàn hình chữ nhật gần vng, hiên có lan can, nhà sàn dài, cao, mỗi
gian hồi làm tiền sảnh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí
khác nhau. Vách tường thường được đan bằng tre, nứa tạo thành các phên và
ván gỗ, nền sàn cũng được dùng từ cây tre, nứa. Mái nhà được lợp bằng lá tranh,
lá cọ. nhưng ngày nay thường chuyển sang lợp ngói.


15

Kiến trúc nhà ở của dân tộc Thái
Bộ khung nhà Thái có hai kiểu cơ bản là khứ kháng và khay điêng. khứ
kháng được mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa so với khay điêng.
Ma chay: Của người Thái tương đối phức tạp. Lễ tang có 2 bước cơ bản
là Pơng và Xống. Pơng có nghĩa là phúng viếng tiễn đưa hồn người chết lên cõi
hư vô, đưa thi thể ra rừng chôn (Thái trắng), thiêu (Thái đen). Xống là đưa đồ
tang lễ ra bãi tha ma và kết thúc bẵng lễ gọi ma trở về ngụ tại gian thờ cúng tổ
tiên ở trong nhà.
Người Thái đón tết Nguyên Đán rất cầu kỳ và chu đáo, mọi sự chuẩn bị
cho ngày tết được bắt đầu từ nửa tháng trước đó, sau đó là các giai đoạn 23
tháng chạp đón tết ơng cơng ơng táo, 30 tết đón giao thừa v như người Việt.
Sang mồng một tết thờ cúng tổ tiên, cúng thần đất, thần núi, thần nước, thần bếp
xong xi tất cả thì chọn người xơng đất như người Việt. Ngày Tết đến ngày thứ
7 thì làm lễ khai hạ, lúc đó mọi người mới đi ra đồng làm việc, khoảng thời gian
này cũng có rất nhiều hoạt động vui chơi như ném còn, nhảy sạp, hội thi bắn nỏ,

chơi quay....

Người Thái ln chuẩn bị kĩ càng đón Tết Nguyên đán
* Tìm hiểu kĩ từng yêu cầu của sách giáo viên về phương tiện, đồ
dùng dạy học:
Đây chính là một trong những cơ sở để giáo viên lựa chọn đồ dùng trực
quan nhằm đảm bảo tính chính xác, phù hợp với yêu cầu bài giảng, đảm bảo tính
khoa học của bộ mơn.
Ví dụ: Khi dạy tiết 23 “Tiếng sáo Việt Nam” (Âm nhạc 7) SGV đã chỉ dẫn
cho người giáo viên những đồ dùng trực quan cần minh hoạ cho bài giảng là:


16

- Khái niệm thế nào là sáo trúc.
- Hướng dẫn cách dùng sáo trúc.
Từ đó giáo viên có thể chuẩn bị thêm hình ảnh, băng hình, cũng như cho
học sinh biểu diễn các tiết mục có liên quan đến bài học để nội dung bài giảng
sinh động hơn.
* Luôn theo dõi tình hình thực tế, thời sự, báo, đài, có phong cách
sống chuẩn mực:
Đây là kinh nghiệm rất bổ ích giúp người giáo viên có thêm cơ sở lựa
chọn các hình ảnh, phương tiện minh hoạ cho bài giảng điển hình nhất, mới
nhất, sát hợp với thực tiễn và có tính giáo dục cao.
Ví dụ: Khi dạy tiết 01 “Cây đàn bầu” (Âm nhạc 7). Với bài này, yêu cầu
giáo viên cần chuẩn bị một số bộ luật quan trọng:
- Di sản văn hóa;
- Văn hóa ẩm thực đặc trưng.
- Ngồi ra giáo viên cần tìm hiểu những tấm gương về danh nhân đất
nước, địa phương những tấm gương tiêu biểu được giới thiệu trên truyền hình

“những nghệ nhân tiêu biểu của tỉnh Sơn La” hay những nhạc sĩ, nhạc cơng
đang sinh sống tại địa phương…; cần đọc và có hiểu biết về kiến thức chính trị
xã hội;
• Biện pháp 2: Chọn đồ dùng dạy học phù hợp để sử dụng cho từng
hoạt động khác nhau
* Mục tiêu biện pháp:
Cùng với việc lựa chọn, tìm hiểu các phương tiện, đồ dùng trực quan
người giáo viên cần tìm ra cách thức sử dụng đồ dùng trực quan cho phù hợp và
đem lại hiệu quả cao.
* Nội dung của biện pháp:
Do sử dụng tuỳ tiện, khơng đúng mục đích sẽ khơng đem lại kết quả mà
cịn ảnh hưởng khơng tốt đến chất lượng, hiệu quả dạy và học. Tùy từng đặc
điểm của hoạt động mà giáo viên có lựa chọn đồ dùng, phương tiện cho phù
hợp.
* Tổ chức thực hiện
Đối với hoạt động này, nếu chỉ đàm thoại hay thuyết trình thì hiệu quả sẽ
không cao, không lôi cuống được học sinh. Thông thường đối với hoạt động này
chỉ cần một hoạt cảnh sắm vai tình huống nhỏ, một đoạn video clip phóng sự, sẽ
giúp cho giáo viên có lối vào bài hiệu quả, lớp học sinh động.
Ví dụ: Khi dạy Tiết 13: “Giới thiệu nhạc sĩ Bê –Tô - Ven” (Âm nhạc 7),
giáo viên có thể giới thiệu bài mới bằng cách Sử dụng phim đèn chiếu hoặc máy
chiếu đa năng chiếu các hình ảnh liên quan đến nhạc sĩ.
- Giáo viên gợi ý để học sinh xây dựng bài hát thành hoạt cảnh gồm 2
phần
- Phần 1: Khung cảnh ngôi nhà Mơ- Da.
- Phần 2: Cuộc trị chuyện giữa Mơ- Da và Bê - Tô – Ven.
HS được tham gia vào xây dựng hoạt cảnh, phân công nhau chuẩn bị,
phân vai và biểu diễn trước lớp



17

Tuy nhiên giáo viên phải hướng dẫn HS chuẩn bị trước ở nhà và tập luyện
đến tiết sau báo cáo. Hoặc có thể sử dụng hoạt động đó trong các buổi ngoại
khóa.
* Tìm hiểu khái niệm, nội dung kiến thức cơ bản :
Với hoạt động này, tôi thường sử dụng các phương tiện trực quan như:
Máy chiếu, băng hình, tranh ảnh kết hợp với phương nêu vấn đề bằng cách đặt
câu hỏi để kích thích hoạt động tư duy của học sinh, hướng các em vào những
vấn đề, kiến thức cơ bản trong bài cần phải tìm hiểu
Giáo viên có thể sử dụng đồ dùng trực quan như băng hình, yêu cầu học
sinh theo dõi, quan sát, thảo luận nhằm phát hiện và rút ra những nội dung kiến
thức cơ bản, trọng tâm.
* Hoạt động củng cố, giáo dục cuối bài:
Ví dụ: Khi giảng tiết 29: “Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi”
(Âm nhạc 7), để giúp học sinh khắc sâu kiến thức giáo viên có thể cho học sinh
thực hiện tìm hiểu thơng tin theo sơ đồ tư duy sau đó các nhóm lên trình bày sản
phẩm.
Giáo viên đưa các hình thức trị chơi âm nhạc như điền những thơng tin
cịn thiếu vào bài tập.
- Giáo viên quan sát và chốt lại kiến thức cần thiết.
• Biện pháp 3: Tổng kết rút kinh nghiệm về kĩ năng sử dụng đồ
dùng trực quan của giáo viên trong giảng dạy.
* Mục tiêu biện pháp:
Qua sáng kiến “Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học trực quan để
nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm nhạc thường thức ở lớp 7 tại Trường
THCS Minh Tiến, năm học 2020 - 2021” đã giúp học sinh tự khám phá kiến
thức chứ không phải tiếp thu những kiến thức đã được sắp đặt sẵn. Học sinh
được trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ
của mình, từ đó nắm được kiến thức mới.

Dạy học theo cách này thì giáo viên khơng chỉ đơn giản cung cấp tri thức
mà còn hướng dẫn học sinh hành động, tự làm chủ kiến thức.
* Nội dung của biện pháp:
Sáng kiến rèn luyện cho học sinh có được kĩ năng, thói quen tự học, biết
linh hoạt vận dụng những điều đã học vào tình huống mới, biết tự phát hiện, đặt
ra và giải quyết những vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. Từ đó sẽ tạo ra
cho học sinh lịng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi người.
* Tổ chức thực hiện:
Qua dự giờ của đồng nghiệp cũng như kinh nghiệm của bản thân, bản
thân tôi đã tự nghiên cứu, đúc rút ra những biện pháp tốt nhất rèn luyện kĩ năng
sử dụng tranh vẽ (hình ảnh) cho học sinh, để có được kĩ năng đó, vấn đề đầu tiên
khi nhìn vào tranh vẽ phải hiểu được đây là tranh vẽ gì? Tranh vẽ nhằm truyền
tải thơng điệp gì? Sau đó căn cứ vào nội dung của tranh với nghiên cứu bài ở
nhà, cùng với sự hướng dẫn của giáo viên (câu hỏi gợi mở) để tự mình rút ra
kiến thức từ tranh vẽ.
Đối với giáo viên phải đưa ra hình ảnh, sơ đồ đúng lúc, giới thiệu cho học


18

sinh nội dung cần khai thác, muốn vậy thước dùng để chỉ tranh, hình ảnh, video
Clip yêu cầu phải phù hợp.
Thực tế chứng minh trong giờ giảng dạy trên lớp nếu giáo viên sử dụng
phương pháp phát huy trí lực của học sinh trên cơ sở hình ảnh, tranh vẽ, hoạt
cảnh, biểu diễn thì học sinh phải làm việc: Các em vừa nghe, nhìn, Biểu diễn,
thực hành suy nghĩ vừa ghi chép. Nhưng khi dùng tranh ảnh, nhỏ, mờ, không rõ
nét thì cũng khơng thu được kết quả cao. Do đó u cầu tranh vẽ, hình ảnh, phải
rõ ràng thì cả lớp mới quan sát được và giáo viên mới khai thác triệt để.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

- Sau khi áp dụng sáng kiến: “Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học
trực quan để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm nhạc thường thức ở lớp 7
tại Trường THCS Minh Tiến, năm học 2020 - 2021”.
a. Ưu điểm:
* Hiệu quả của các biện pháp:
Sau khi áp dụng phương pháp trên tôi kiểm tra 45 phút, kết quả như sau:
Tổng số học sinh
Tổng Số học sinh 67
Lớp 7A ( 35 HS)
Đạt: 31 = 89%
Chưa đạt: 4 HS = 11%
Lớp 7B (32 HS)
Đạt: 30 = 94%
Chưa đạt: 2 HS = 6%
(Nguồn: Sổ gọi tên và ghi điểm lớp 7A, 7B năm học 2020 - 2021)
Tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ rõ rệt các tiếp nhận kiến thức một
cách chủ động, say mê sáng tạo trong các hoạt động, hình thành cho học sinh
tính tự giác làm bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Một số học sinh trước kia còn nhút nhát, thiếu tự tin,chưa bao giờ đứng
trước lớp hoặc trên sân khấu hát,giờ đã tự tin hơn, mạnh dạn trình bày bài hát,
có những phong cách biểu diễn sinh động và sáng tạo.
- Các em yêu thích , hứng thú say mê bộ môn, trang bị cho học sinh
những hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán của một số dân tộc nơi các em
sinh sống. Đặc biệt trang bị được cho học sinh các kỹ năng sống.
- Học sinh mạnh dạn nói lên suy nghĩ, cảm nhận của bản thân, khơng cịn
sợ mình nói sai, nói chưa đúng.
Kết luận: Giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy giúp học
sinh nắm bài một cách chủ động hơn, khơng cịn e ngại, rụt rè, sợ học môn học,
say mê hứng thú học tập hơn. Học sinh bộc lộ rõ năng khiếu của bản thân, tự tin
trong giao tiếp cũng như trình bày trước tập thể.

b. Nhược điểm:
- Thời gian trong một tiết học chỉ có 45 phút, nhiều khi các em mong
muốn được tham gia đóng vai, chơi trò chơi...nhiều hơn nên sẽ thiếu thời gian
nếu giáo viên không hướng dẫn chu đáo.
- Khả năng nhận thức, kĩ năng của học sinh trong một không đồng đều,
dẫn đến áp dụng các phương pháp dạy học đôi khi chưa thật hiệu quả đối với các
em nhút nhát..


19

- Một số gia đình cịn chưa quan tâm đến con em mình, chỉ tập chung cho
con em học các mơn tốn, văn.. Chưa coi trọng bộ mơn năng khiếu.
Tóm lại, sau một năm áp dụng sáng kiến “Phương pháp sử dụng đồ
dùng dạy học trực quan để nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Âm nhạc
thường thức ở lớp 7 tại Trường THCS Minh Tiến, năm học 2020 - 2021” . Tơi
nhận thấy học sinh có sự tiến bộ rõ rệt, các em đã tiếp thu kiến thức nhanh hơn
và có sự hứng thú trong học tập, khơng khơng cịn thói quen học máy móc trong
SGK. Các em đã biết mạnh dạn nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho bạn và
bản thân.
3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua q trình giảng dạy tơi đã áp dụng “Một số giải pháp sử dụng đồ
dùng dạy học trực quan góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn
Âm nhạc thường thức ở lớp 7 tại trường THCS Minh Tiến” và đã phát huy
được tính tích cực học tập chủ động sáng tạo của học sinh, đem lại hiểu quả cao.
Vì vậy khi áp dụng sáng kiến tơi đã giảm được thời gian lý thuyết, thời
gian thực hành được dài hơn, đa số học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức của bài
và áp dụng tốt vào thức tế cuộc sống.
Khi sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên phải suy nghĩ, tìm tịi đảm bảo

vừa phù hợp với lứa tuổi học sinh nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu sách giáo khoa,
tránh đưa những tư liệu hình ảnh phản cảm, thiếu tính giáo dục.
Trên cơ sở làm việc với nguồn thông tin từ các phương tiện dạy học giáo
viên cung cấp cho học sinh những chất liệu cần thiết để các em tìm tịi, tự kiến
tạo tri thức, kĩ năng nhận xét, đánh giá về nội dung, tính chất sự việc, rút ra kết
luận, bài học cần thiết.
Cần chọn những đồ dùng phù hợp, tránh tình trạng học sinh mãi mê xem
ảnh, xem phim mà quên mất nhiệm vụ của mình. Việc sử dụng đồ dùng trực
quan phải được kết hợp hài hoà với các phương pháp khác như thuyết trình, đàm
thoại, nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi, giải thích, phân tích và so sánh…
Bên cạnh đó, người giáo viên cần phải thường xuyên đọc sách, báo, tìm
hiểu những thơng tin trên mạng Internet, tìm hiểu kịp thời những tin tức thời sự
mới nhất, chính xác nhất để đưa vào bài giảng hợp lí nhất và hay nhất.
Bên cạnh những điều đạt được bản thân cũng gặp phải một số khó khăn:
Việc chuẩn bị tốt cho 1 tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học 1 cách hiệu quả
người giáo viên phải hao tốn rất nhiều thời gian, cơng sức, có khi cả tiền bạc.
Kỹ năng sử dụng, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học từ đồ dùng dạy học
của học sinh còn yếu.
Số lượng giáo viên môn Âm nhạc trong các nhà trường hạn chế nên việc
học tập rút kinh nghiệm lẫn nhau cịn nhiều khó khăn.
3.2. Kiến nghị
- Để cơng tác dạy và học ngày càng thu được nhiều kết quả, là một giáo
viên đứng lớp tôi rất mong được các ban ngành, các cấp lãnh đạo quan tâm và
tạo điều kiện cho các nhà trường trong địa bàn huyện Ngọc Lặc nói chung và
quan tâm giúp đỡ trường THCS Minh Tiến nói riêng có đủ các phương tiện dạy


20

học hiện đại như máy chiếu đa năng, máy ví tính…để việc áp dụng các phương

pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả tốt nhất.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của
Ban Giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp trong tổ xã hội trường THCS Minh
Tiến. Bản thân tôi luôn chủ động tìm hiểu kĩ nội dung, chương trình mơn Âm
nhạc 7 để lựa chọn, phân loại bài dạy, áp dụng vào thiết kế từng bài dạy cụ thể
trong chương trình.
Trên đây là sáng kiến “Một số giải pháp sử dụng đồ dùng dạy học trực
quan góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Âm nhạc thường thức
ở lớp 7 tại trường THCS Minh Tiến” mà bản thân tôi đúc rút ra trong q trình
cơng tác giảng dạy. Trong q trình thực hiện khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, của
cấp trên để trong quá trình cơng tác của tơi được tốt hơn.

Hiệu trưởng

Thanh Hóa, ngày 29 tháng 03 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Ngọc Thanh

Nguyễn Thị Hà

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO



21

1.Một số vấn đề đổi mới về phương pháp dạy học ở trường THCS môn Âm nhạc
(NXB Giáo Dục).
2.Tài liệu tập huấn sử dụng di sản trong dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS.
3.Tài liệu hướng dẫn giáo viên các hoạt động giáo dục.
4.Tài liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
5.Tài liệu văn hóa và phong tục tập quán của đồng bào Thái.
6.Tài liệu tập huấn các phương pháp dạy học như dạy theo góc, theo dự án.
7. Sách giáo khoa Âm nhạc 7
8. Sách giáo viên Âm nhạc 7

DANH MỤC


22

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hà
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Minh Tiến, huyện Ngọc
Lặc
T
T
1
2
3

Tên đề tài SKKN

Kinh nghiệm gây hứng thú cho
học sinh trong môn học Âm
nhạc ở trường THCS
Một số kinh nghiệm nhằm nâng
cao chất lượng các tiết học hát
trong môn âm nhạc
Một số thủ thuật sử dụng trị
chơi trong mơn âm nhạc ở
trường trung học cơ sở

Cấp đánh
giá xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

Ngành GD
cấp huyện

C

2012-2013

Ngành GD
cấp huyện


C

2017-2018

Nghành GD
cấp huyện

C

2018-2019



×