Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

SKKN một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn lịch sử tại trung tâm GDNN GDTX huyện triệu sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231 KB, 20 trang )

,,

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRUNG TÂM GDNN- GDTX HUYỆN TRIỆU SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM
GIÚP HỌC SINH LỚP 12 ÔN THI TỐT NGHIỆP
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN LỊCH SỬ
TẠI TRUNG TÂM GDNN-GDTX
HUYỆN TRIỆU SƠN

Người thực hiện: Hồng Thị Bình
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Lịch Sử

THANH HĨA, NĂM 2021


Trang
1. MỞ ĐẦU....……………………………………………………………………...
1
1.1. Lí do chọn đề tài....……………………………………………………...……
1
1.2. Mục đích nghiên cứu....……………………………………………………...

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu....…………………………………………..………...



2

1.4. Phương pháp nghiên cứu....………………………………………………...

2

1.5. Điểm mới của đề tài………………………………………………………...

3

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ....……………..…..……...

3

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm....……………………………...
2.2. Thực trạng....………………………………………………………………......
2.2.1. Nội dung của kì thi tốt nghiệp THPT mơn Lịch sử....………………
2.2.2. Về phía học sinh………………………...…………………………………
2.2.3.Về phía giáo viên…………………………...………………………………
2.3. Giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng điểm thi môn Lịch sử tốt
nghiệp THPT…….....………………………………………………………………
2.3.1. Giáo viên cần phân tích ma trận đề thi qua các năm gần đây…….
2.3.2. Bước tiếp theo giáo viên cần yêu cầu học sinh cần chủ động lĩnh
hội kiến thức bộ môn....…………………………………………………………...
2.3.3.Giáo viên yêu cầu học sinh nắm chắc kiến thức lịch sử bằng cách
lập bảng biểu, bảng so sánh....…………………………………….…..…………
2.3.4. Phương pháp ôn tập lịch sử theo công thức” 5w-1 how” …..…..…
2.3.5. Hướng dẫn học sinh học tập qua sơ đồ tư duy………………………
2.3.6. Giải pháp ôn thi tốt nghiệp trong mùa dịch Covid-19 hiệu quả….

2.3.7. Phân lọai học sinh để ôn luyện ,kiểm tra chất lượng ơn thi theo
định kì và trang bị cho các em các kĩ năng làm bài trắc nghiệm……….
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm…..…………………………………
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ …………………………………………….……
3.1. Kết luận....……………………………………………………………………...
3.2. Kiến nghị....…………………………………...……………………...………...
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........………………………………………………

3
4
4
4
5
5
5
6
7
8
9
11
12
14
15
15
16
17


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:

Tơi vẫn cịn nhớ mãi câu chuyện buồn trong chương trình chuyển động
24h cách đây nhiều năm:
- Một phóng viên của chương trình đã đặt ra một câu hỏi cho các học sinh
THCS và Tiểu học tại điạ bàn Hà Nội như sau: Em biết gì về Quang TrungNguyễn Huệ?
- Những câu trả lời là: Đây là hai anh em; hai người bạn chiến đấu; là hai
bố con; Nguyễn Huệ và Nguyễn Du là một người…có tới 37/40 câu trả lời sai
về Nguyễn Huệ-Quang Trung.
Những câu trả lời vô cùng hồn nhiên của các bạn học sinh khiến người
xem ngã ngửa, một câu chuyện buồn cười nhưng cười ra nước mắt về sự thiếu
hiểu biết lịch sử của học sinh làm khơng ít người xem phải suy nghĩ, trăn trở.
Câu chuyện trên là một trong nhiều câu chuyện buồn về môn lịch sử mà
nhiều năm qua đã được truyền thơng báo chí, được các cấp quản lí giáo dục, đội
ngũ các thầy cơ giáo giảng dạy môn lịch sử đưa lên diễn đàn để bàn luận để tìm
ra phương hướng, giải pháp nhằm lấy lại vị trí xứng đáng của mơn Lịch sử trong
trường học, trong lòng học sinh và thế hệ trẻ Việt Nam, để Lịch sử trở thành
mơn học có giá trị: “Ơn cố tri tân”.
Nhận thức rõ mơn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát
triển năng lực lịch sử, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tơn dân tộc, truyền
thống lịch sử văn hóa, giúp học sinh nhận thức sâu sắc và vận dụng các bài học
lịch sử giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố giá
trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung nhân ái, góp phần hình
thành, phát triển phẩm chất của cơng dân Việt Nam, cơng dân tồn cầu trong xu
thế phát triển của thời đại.
Trong những năm qua Bộ giáo dục đào tạo,cùng các cấp quản lí giáo dục,
đội ngũ các thầy cô giáo đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học, đổi
mới hình thức kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Lịch sử.
Tuy nhiên trong các kì thi Trung học phổ thơng quốc gia những năm gần
đây kết quả điểm thi môn Lịch sử vẫn hết sức khiêm tốn, là một trong những
môn thi có điểm thi thấp nhất, có tới trên 70% học sinh đạt dưới điểm trung
bình.

Cụ thể: Phổ điểm thi mơn lịch sử trong kì thi THPTQG năm 2019 là:[1]
Tổng số thí sinh
569905
Điểm trung bình
4,3
Điểm trung vị
4,0
Số thí sinh đạt từ 0 đến 1 điểm
395
Số học sinh đạt điểm dưới trung bình <5điểm)
399016(70,1%)
Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất.
3,75
Phổ điểm thi mơn lịch sử trong kì thi THPTQG năm 2020 là: [1]
Tổng số thí sinh
553987
1


Điểm trung bình
5,19
Điểm trung vị
5
Số thí sinh đạt từ 0 đến 1 điểm
111
Số học sinh đạt điểm dưới trung bình <5điểm) 260074(46,95%)
Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất.
4,5
Kì thi THPTQG 2020-2021 đang đến gần và do dịch bệnh Covid-19 đã
ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian học tập của các em học sinh trong năm học

2020-2021.Vậy làm thế nào trong một thời gian ngắn có thể giúp học sinh có
đầy đủ kiến thức, kĩ năng và thái độ học tập lịch sử đúng đắn. Đồng thời có thể
nhanh nhất nâng cao kết quả kì thi Tốt nghiệp trung học phổ thơng sắp tới. Điều
đó thơi thúc tơi quyết định chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm:
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp Trung học
phổ thông môn lịch sử tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Triệu Sơn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Trước hết, khi nghiên cứu và áp dụng đề tài này vào thực tiễn giảng dạy
bộ mơn Lịch sử bản thân tơi nhằm mục đích đổi mới phương pháp dạy học theo
định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Từ đó trang bị,
hướng dẫn học sinh phương pháp học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, để các
em có một hệ thống kiến thức lịch sử đầy đủ, chắc chắn, tự tin bước vào kì thi
Trung học phổ thơng quốc gia đạt kết quả tốt nhất.
- Trong tình hình đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề tới mọi mặt
kinh tế xã hội cũng như giáo dục toàn cầu , đội ngũ các thầy cô giáo và bản thân
chúng tôi ở Trung tâm Triệu Sơn đã sử dụng các phương pháp học tập mới: dạy
học trực tuyến, học tập qua truyền hình, dạy và học qua nhóm zalo, facebook.
Trên cơ sở đó giáo viên có cơ hội trau dồi và phát triển kinh nghiệm dạy
học kiểu mới. Đồng thời cũng rèn luyện cho học sinh kĩ năng thích nghi hồn
cảnh, tinh thần học tập tự giác, độc lập và sáng tạo, tự khai thác thông tin, tài
liệu phục vụ cho nhu cầu học tập và trong q trình ơn thi tốt nghiệp THPT.
- Khi nghiên cứu đề tài này bản thân tơi hi vọng tìm ra phương pháp hiệu
quả nhằm nâng cao chất lượng môn Lịch sử ở Trung tâm Triệu Sơn, đưa Trung
tâm là điểm đến tin cậy để học sinh học tập và phát huy những năng lực của bản
thân. Góp phần cùng các Trung tâm khác nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và
học môn Lịch sử ở cấp THPT khối GDTX.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh khối 12 và chương trình thi
Trung học phổ thơng quốc gia năm học 2020-2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
a. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Áp dụng phương pháp nhằm mục

đích thu thập các thơng tin lí luận để xây dựng cư sở lí luận của đề tài như:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định.
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Áp dụng phương pháp này bản
thân đã thu thập những thông tin từ thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề
tài như:
2


- Phương pháp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
- Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm
- Phương pháp điều tra, quan sát.
- Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung.
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Từng bước làm thay đổi quá trình dạy học theo định hướng phát triển
phẩm chất và năng lực người học. Học sinh được hướng dẫn phương pháp tự
học, biết cách tìm tịi khai thác nguồn sử liệu, đồng thời biết cách phân tích sự
kiện, q trình lịch sử, tự rút ra nhận xét đánh giá, tạo cơ sở phát huy năng lực tự
học lịch sử và khả năng ứng dụng vào cuộc sống.
- Áp dụng tổng hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực trong q trình
ơn thi tốt nghiệp THPT: Sử dụng bản đồ tư duy và nhiều phương pháp học tập
đặc trưng của bộ môn tạo sự hứng thú, yêu thích học tập lịch sử cho học sinh,
làm thay đổi mục đích học tập khơng phải vì thi cử, bằng cấp mà vì thỏa mãn
đam mê lịch sử.
- Tháng 1- Năm 2020 nhân loại phải trải qua một đại dịch bệnh kinh
hoàng Covid-19, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về con người, về kinh tế,
văn hóa và xã hội. Hệ thống trường học các cấp phải ngừng hoạt động, việc dạy
học trực tiếp tại trường, lớp không thể thực hiện bình thường. Tình hình đó đặt
ra những yêu cầu mới cho ngành giáo dục, cho đội ngũ thầy cơ giáo phải thay
đổi hình thức và phương pháp dạy học phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới.

Trong đề tài này tôi đã mạnh dạn đưa vào áp dụng các hình thức và
phương pháp học tập mới như dạy học trực tuyến, học tập qua truyền hình, dạy
và học qua nhóm zalo, facebook. Qua thời gian thực hiện bước đầu chúng tôi thu
được những kết quả khả quan. Học sinh cảm thấy hào hứng với hình thức học
tập mới, các em tích cực tương tác với thầy cơ giáo dạy trực tuyến, hăng hái làm
và hoàn thành bài tập trên các nhóm, lớp học trên zalo, facebook…đảm bảo tiến
độ và chất lượng ôn tập kiến thức chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT đang đến
gần.
2. Nội dung của sáng kiến:
2.1. Cơ sở lí luận:
- Kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thơng được đánh giá là kì thi quan trọng
được mong chờ nhất ở Việt Nam, kì thi hai trong một được gộp bởi hai kì thi là
kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thơng quốc gia và kì thi tuyển sinh cao đẳng đại
học. Kết quả của kì thi sẽ quyết định đến tương lai của các sĩ tử ở Việt Nam vì
thế được đánh giá tương đối khách quan, trung thực, nó phản ánh chất lượng dạy
và học của các trường Trung học phổ thông trên tồn quốc, đó là kết quả để các
cấp quản lí giáo dục, đội ngũ các thầy cơ giáo điều chỉnh phương pháp dạy học,
phương pháp ôn luyện cho phù hợp và hiệu quả.
[2] “Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình dạy học tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc
học sinh được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc
học”. Để đảm bảo điều đó nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ
3


phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách vận dụng kiến
thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Đồng thời phải
chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra
đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề. Coi trọng cả kiểm tra
đánh giá kết quả học tập với đánh giá trong q trình học tập để có tác động kịp

thời.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Nội dung thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Lịch sử.
Nội dung thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Lịch sử bao gồm cả
chương trình lịch sử lớp 11 và lịch sử lớp 12. Đây là khối lượng kiến thức tương
đối nhiều, với đặc trưng kiến thức là những sự kiện lịch sử xảy ra trong quá khứ,
với nhiều mốc thời gian sự kiện,nhân vật lịch sử cần phải ghi nhớ đầy đủ chính
xác nên là thách thức, khó khăn đối với học sinh trong q trình học tập và ơn
thi Trung học phổ thông quốc gia.
- Bắt đầu từ năm 2016-2017 Bộ giáo dục đào tạo đã áp dụng hình thức thi
Trung học phổ thông quốc gia môn Lịch sử dưới hình thức thi trắc nghiệm
khách quan. Đề thi gồm 40 câu hỏi với bốn cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận
dụng và vận dụng cao. Vì thế yêu cầu học sinh phải ôn luyện một lượng kiến
thức vừa trải rộng vừa chuyên sâu ở cả hai khối học 11 và 12 trong một khoảng
thời gian có hạn cũng là một thách thức đối với học sinh ở Trung tâm GDNNGDTX huyện Triệu Sơn.
- Năm học 2019-2020 và năm học 2020-2021 là năm học có nhiều thay
đổi do tác động của đại dịch Covid-19 vì thế nội dung ơn tập cũng được giảm
tải, mức độ khó của đề thi cũng được giảm bớt nhằm giúp học sinh học tập và ôn
luyện hiệu quả phù hợp tình hình thực tiễn.
2.2.2. Về phía học sinh :
- Học sinh khối 12 ở Trung tâm Triệu Sơn năm học 2020-2021 có 6 lớp
với tổng số học sinh là:283 học sinh (Trực tiếp giảng dạy 12A1,12A2,12A3). Do
xuất phát điểm thấp, năng lực có hạn nên đa số học sinh ở Trung tâm GDNNGDTX học tập thụ động, chưa có tính tự giác, ngại học lịch sử,chưa chủ động
tiếp thu kiến thức và thiếu kế hoạch ôn thi cho bản thân
- Đa phần học sinh ở Trung tâm học tập và tham gia kì thi tốt nghiệp
Trung học phổ thơng quốc gia đều nhằm mục đích xét tốt nghiệp. Vì thế các em
khơng có động cơ mạnh mẽ, chưa nỗ lực hết mình, học tập cầm chừng, thậm chí
đối phó, khơng chịu nghe giáo viên giảng bài, không ghi chép bài, thiếu sách
giáo khoa, tài liệu học tập…
Bảng thống kê khảo sát chất lượng lớp 12 đầu năm học 2019-2020.

Số
HS
Lớp
Tổng số HS
Giỏi Khá
Trung bình Yếu
Kém
KT
29,3
12A1 50
50
4,8%
36,6%
19,5% 9,8%
%
12A2 54
54
12,2
36,6
39%
9,7%
2,5%
4


%

%
31,1
12A3 47

47
7,7%
33,3
20,5
7.4%
%
Đó là những khó khăn trong q trình ơn thi Trung học phổ thông quốc
gia ở Trung tâm Triệu Sơn nói riêng và các Trung tâm nói chung trong tồn tỉnh
Thanh Hóa.
2.2.3. Về phía giáo viên:
- Khơng chỉ có học sinh mà ngay cả giáo viên cũng gặp những, khó khăn,
lúng túng và lo lắng trong q trình ơn thi cho các em.
Học sinh Trung tâm GDNN-GDTX đa số các em học tập và tham gia thi
THPTQG nhằm mục đích xét tốt nghiệp, trong khi các em lại thi chung đề với
học sinh phổ thơng với mục đích chính là xét vào các trường đại học, cao đẳng.
Vì thế buộc giáo viên - học sinh phải ôn tập một dung lượng kiến thức rộng, vừa
chuyên sâu cho nên giáo viên phải sáng suốt lựa chọn kiến thức phù hợp với đối
tượng học sinh của mình nhằm ơn tập cho các em ở mốc từ 5-6 điểm.
- Chưa có ngân hàng đề thi môn Lịch sử chuẩn cho giáo viên giảng dạy sử
dụng vào q trình ơn thi. Mỗi giáo viên bằng kinh nghiệm, bằng sự tích lũy,tạo
cho mình một hệ thống ngân hàng đề thi riêng. Vì thế khơng tránh khỏi những
hạn chế nhất định. Hơn nữa giáo viên trong q trình ơn thi cịn chưa kết hợp
nhuần nhuyễn giữa học và ơn thi, giáo viên cịn thiếu kinh nghiệm trong ôn thi
và hướng dẫn học sinh làm bài thi trắc nghiệm.
- Từ thực trạng trên, là một giáo viên giảng dạy môn lịch sử với 16 năm
đứng bục giảng, luôn được nhà trường tin tưởng giao nhiêm vụ ôn thi tốt nghiệp
THPTQG cho học sinh khối 12, tôi rất quan tâm đến áp dụng những phương
pháp mới vào dạy học nhất là trong q trình ơn thi tốt nghiệp THPT.
Trên cơ sở đặc điểm môn học và thực hiện theo tinh thần đổi mới phương
pháp giáo dục của Bộ giáo dục và đào tạo tôi đã nghiên cứu và thực hiện bước

đầu thành công đề tài:“Một số kinh nghiệm giúp học sinh 12 ôn thi tốt nghiệp
Trung học phổ thông môn lịch sử tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Triệu
Sơn”.
Hi vọng đề tài này sẽ được áp dụng rộng rãi trong Trung tâm Triệu Sơn và
các Trung tâm khác trên địa bàn tồn tỉnh. Từ đó nâng cao chất lượng điểm thi
tốt nghiệp môn Lịch sử ở cấp GDTX và hơn hết là chất lượng dạy và học môn
Lịch sử, đưa mơn Sử trở lại vị trí xứng đáng trong lòng học sinh và thế hệ trẻ
Việt Nam.
2.3. Các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng điểm thi mơn Lịch
sử trong kì thi tốt nghiệp THPT.
- Ơn thi tốt nghiệpTHPTQG đạt kết quả cao không chỉ là mục tiêu riêng
của học sinh mà là mong muốn của giáo viên của các bậc phụ huynh và của cả
tập thể nhà trường. Chính vì vậy phương pháp ơn tập phù hợp thật sự rất quan
trọng,dưới đây là một số giải pháp đã và đang được chúng tôi thực hiện bước
đầu hiệu quả.
2.3.1. Giáo viên cần phân tích ma trận đề thi THPTQG qua các năm
5


học gần đây. [3] Trước khi bắt đầu ôn luyện cho học sinh người giáo viên cần
nghiên cứu kĩ ma trận đề thi qua các năm gần đây.Cụ thể:

Tiêu chí

Phạm vi kiểm tra

Số câu vận dụng
cao
Tỉ lệ câu hỏi trên
cấp độ nhận thức

(NB/TH/VD/VDC
Tỉ lệ %

Đề thi chính
thức 2018
-80% lớp 12:
-20% lớp 11.
-Tồn bộ
chương
trình12 và 3
chun đề 11

Đề thi chính
thức 2019
-90% lớp 12;
-10% lớp 11
-Tồn bộ
chương trình
12 và 3 chun
đề 11

Đề thi chính
thức 2020
-90% lớp 12;
-10% lớp 11
-Tồn bộ
chương trình
12 và 2
chuyên đề 11


Đề thi minh
họa 2021
-90% lớp 12;
-10% lớp 11
-Toàn bộ
chương trình
12 và 2 chun
đề 11

12

8

8

3

12/8/8/12

14/12/6/8

16/8/8/8

20/10/7/3

30/20/20/30

35/15/20/20

30/30/20/20


50/22/17,5/2,5

Trên cơ sở phân tích ma trận đề thi qua các năm, đặc biệt bám sát đề thi
minh họa của BGD công bố năm 2021 giáo viên hệ thống, nhấn mạnh, khắc sâu
những kiến thức quan trọng, dạng bài có thể xuất hiện nhiều trong đề thi thật.
Mặt khác sẽ xác định được trọng tâm kiến thức và mức độ khó, dễ của đề thi từ
đó định hướng ơn tập cho học sinh đúng hướng và hiệu quả.
2.3.2. Bước tiếp theo giáo viên cần yêu cầu học sinh chủ động lĩnh hội
kiến thức bộ môn.
- Trên thực tế có tới hơn 90% các em học sinh ở TTGDNN-GDTX Triệu
Sơn lựa chọn môn Lịch sử với quan điểm học để thi, số cịn lại chọn mơn sử vì
u thích, đam mê. Vì vậy trước khi bắt đầu q trình ơn tập, các em cần xác
định rõ mục tiêu và quyết tâm ơn tập của mình.
Để làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT và đạt tỉ lệ tốt nghiệp trên 90% các em
cần có điểm số an tồn là đạt mốc 5-6 điểm tất cả các mơn thi, đây là điểm số
thực sự khó với học sinh GDTX.
Vì vậy các em phải lên kế hoạch cụ thể [4]
+ Bước 1:Lên thời gian biểu phù hợp
+Bước 2:Có tinh thần tự giác cao trong học tập.
+Bước 3:Lựa chọn các tài liệu chuẩn để ôn tập.
+Bước 4: nên học tập lịch sử theo chủ đề.
Mỗi chủ đề học sinh nên :
+Tập trung nghe thầy cô giảng bài để hiểu vấn đề
+Vạch ý bằng cách lập bảng thống kê.
+Vạch ý theo sơ đồ tư duy.
+Những nội dung đồng dạng,chung mơ típ nên lập bảng so sánh.
+Học lịch sử theo công thức “5w và 1how”
+“sử dụng điện thoại như một phương tiện học tập thông minh: Tra cứu đề
6



thi và bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử, tham gia thi, làm bài tập trắc nghiệm
trên mạng internet, nghe lại các video bài giảng của cô Lê Thị Thu, Thầy
Nguyễn Mạnh Hưởng, học tập trên kênh truyền hình Thanh Hóa, Hà Nội, xem
các bộ phim tài liệu lịch sử thời kì chống Pháp, chống Mĩ…
2.3.3. Yêu cầu học sinh nắm chắc kiến thức lịch sử bằng cách lập
bảng biểu, bảng so sánh.
- Đề thi THPTQG môn Lịch sử từ năm 2017 được tiến hành dưới hình
thức các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.Tuy nhiên để làm tốt đề thi trắc nghiệm
yêu cầu học sinh phải nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa bằng
cách lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử quan trọng,hay lập bảng so sánh các
sự kiện đồng dạng, chung mơ típ. :[4]
Ví dụ 1: Khi dạy bài 13:Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm
1925-1930.
Giáo viên cho học sinh lập bảng thống kê về tổ chức Việt Nam quốc dân đảng
theo yêu cầu dưới đây.
Yêu cầu
Thời gian thành lập
Lãnh đạo
Địa bàn hoạt động
Thành phần
Tơn chỉ mục đích
Ngun tắc hoạt động
Xu hướng phát triển

Nội dung
25/12/1927
Nguyễn Thái Học,Phạm Tuấn Tài,Nguyễn Khắc
Nhu,Phó Đức Chính

Chủ yếu ở Bắc kì
Gồm Trí thức,nơng dân,địa chủ,tư sản,cơng
nhân,binh lính người Việt trong qn đội Pháp…
Đánh đuổi giặc Pháp,đánh đổ ngơi vua thiết lập dân
quyền
“Tự do-bình đẳng-bác ái”
Đi theo con đường cách mạng tư sản nhưng cuối
cùng bế tắc tan rã.

Ví dụ 2:Khi dạy xong bài 14 và bài 15 chương trình lịch sử Việt Nam lớp
12 giáo viên hướng học sinh lập bảng so sánh sau:
So sánh phong trào 1930-1931và phong trào 1936-1939
Nội dung
1930-1931
1936-1939
Thực dân Pháp phản động, tay
Kẻ thù
Đế quốc và phong kiến
sai, phát xít
Chống phát xít và chiến
Chống đế quốc giành độc lập,
tranh.Chống thực dân phản
Nhiệm vụ
chống phong kiến giành ruộng động.
(khẩu hiệu)
đất cho dân cày
Địi tự do, dân chủ, cơm áo, hịa
bình
Mặt trận
Bước đầu thực hiện liên minh

Mặt trận nhân dân phản đế Đông
7


Nội dung

1930-1931

1936-1939
Dương sau đổi là Mặt trận Dân
chủ Đông Dương.

công nơng

Bí mật, bất hợp pháp. Bạo động
Hình thức,
Hợp pháp, nửa hợp pháp, công
vũ trang như bãi công, chuyển
phương pháp
khai hay nửa cơng khai.
sang biểu tình vũ trang ở Hưng
đấu tranh
Ngun, Thanh Chương, Vinh
Đông đảo, không phân biệt
Lực lượng Công nhân.
thành phần, giai cấp.Ở thành thị
tham gia
Nông dân
rất sôi nổi tạo nên đội qn
chính trị hùng hậu.

2.3.4. Phương pháp ơn tập lịch sử theo công thức 5w và 1how. [5]
- Công thức “5w và 1how” là viết tắt của các từ khóa trong tiếng Anh
gồm:
+ What-Sự kiện lịch sử gì đã xảy ra?
+ When- Sự kiện lich sử đã xảy ra vào thời điểm nào, khi nào?
+ Who-Sự kiện gắn liền với ai, nhân vật, giai cấp, tầng lớp, tổ chức nào?
+ Where-Gắn với địa điểm, khơng gian nào?
+ Why-Vì sao diễn ra?
+ How-Thế nào? Đánh giá, bình luận, liên hệ.
Với phương pháp này, học sinh sẽ nắm được các nội dung trọng tâm trong
chương trình, nắm vững kiến thức cơ bản, ghi nhớ và hiểu những sự kiện cốt
yếu gắn với thời gian, địa danh nhân vật lịch sử.
Lịch sử ln có hai phần: Phần sử và phần luận. Phần sử phải trả lời
những câu hỏi liên quan đến W. Phần luận lí giải lí do vì sao, tại sao tức trả lời
những câu hỏi liên quan đến How.
*Ví dụ 1. Khi dạy bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ lịch sử 12, giáo
viên yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu trước về Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN) và Đảng Quốc đại ở Ấn Độ theo câu hỏi sau:
- Tổ chức gì? (What)?
- Tổ chức đó được thành lập khi nào? (When?
- Tổ chức đó được thành lập ở đâu? (Where?)
- Tổ chức đó do ai thành lập? (Who)?
- Vì sao lại thành lập? (Why)?
- Đặc điểm nổi bật của tổ chức này là? (How)
*Ví dụ 2. Sau khi học xong bài 17 Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ
sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19-12-1946, giáo viên yêu cầu học sinh học
thuộc Hiệp đinh sơ bộ (6/3/1946) theo công thức 5w và 1how:
- Sự kiện lịch sử gì?(What)
- Hiệp định Sơ bộ được ký kết khi nào?(When)
- Hiệp định Sơ Bộ đó xảy ra ở đâu?(Where)

8


- Hiệp định sơ bộ được ký kết giữa ta với bên nào?(Who)
- Vì sao Việt Nam lại kí hiệp định Sơ bộ với Pháp?(why)
- Tác dụng của Hiệp định Sơ bộ đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta?
(How).
Việc dạy học lịch sử bằng công thức 5w và 1how giúp các em biết cách tự
ghi chép và hiểu đầy đủ nội dung bài học một cách logic, hiểu bản chất sự kiện
Lịch sử, khắc phục tình trạng học vẹt, học trước quên sau của học sinh. Qua đó
nâng cao chất lượng dạy học và ôn thi môn Lịch sử, đưa mơn Lịch sử trở thành
mơn học có vị trí quan trọng, ý nghĩa lớn lao trong giáo dục phẩm chất, năng
lực cho thế hệ trẻ.
2.3.5 Hướng dẫn học sinh học tập theo sơ đồ tư duy.
Khác với cách ghi nhớ truyền thống là ghi chép và thuộc lòng thì cơng cụ
ghi nhớ hiệu quả chính là sơ đồ tư duy. [6]
Sơ đồ tư duy hay còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghi
chép nhằm tìm tịi,đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay
một mạch kiến thức bằng cách kết hợp sử dụng đồng thời hình ảnh đường nét
màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực để mở rộng và đào sâu kiến thức. Sơ đồ
tư duy là bức tranh đầy màu sắc, mang tính lí luận, liên kết chặt chẽ những kiến
thức đã học.
- Có 2 loại sơ đồ tư duy cơ bản là sơ đồ tư duy dạng cành và dạng hộp.
2.3.5.1. Sơ đồ tư duy dạng cành
Dựa vào nguyên tắc dạy học và tác dụng của sơ đồ tư duy, giáo viên
hướng dẫn các bước vẽ sơ đồ tư duy dạng cành. [7]
- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên mảnh giấy, trang sách đủ rộng: Cần
vẽ ở trung tâm trên mảnh giấy, trang sách đủ rộng: Cần vẽ ở trung tâm (thường
tên bài, tên giai đoạn lịch sử)
-Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ: Tiêu đề phụ được gắn liền với tiêu đề

trung tâm và vẽ theo hướng các góc tỏa ra xung quanh.
- Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm ý chính và các chi tiết hỗ trợ.
Chúng ta có thể thay đổi màu sắc khi đi từ ý chính đến ý phụ cụ thể hơn.
- Khi ghi chép trên bản đồ tư duy cần chú ý:
+ Nghĩ trước khi viết.
+ Viết ngắn gọn.
+ Viết có tổ chức.
+ Viết lại theo ý mình nên chừa khoảng trống để bổ sung ý.
Ví dụ 1: [1] Khi dạy bài tổng kết Bài 11 “Tổng kết lịch sử thế giới hiện
đại từ năm 1945- đến năm 2000. “giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ kiến thức:

9


2.3.5.2. Sơ đồ tư duy dạng hộp. [9] Về ý nhĩa,nguyên nhân thắng lợi,bhkn cách
mạng tháng Tám giáo viên hướng dẫn học sinh qua sơ đồ kiến thức:
Ý nghĩa lịch sử

Mở ra bước ngoặt lớn
trong lịch sử dân tộc
ta

Đánh dấu bước phát
triển nhảy vọt của
cách mạng Việt Nam

Góp phần chiến thắng
chủ nghĩa phát-xít

Nguyên nhân thắng lợi


Khách quan

Quân Đồng minh đánh bại
phát-xít Đức và Nhật tạo ra
thời cơ khách quan cho
cách mạnh tháng Tám

Chủ quan

-

Dân tộc ta có truyền thống yêu nước.
Có sự lãnh đạo của Đảng, HCM.
Q trình chuẩn bị 15 năm.
10
Tồn Đảng, tồn dân nhất trí, đồng lịng.


Bài học kinh nghiệm

học
Bài
vềvề
học
việc
vềgiải
tập
quyết
hợp

tổđúng
chứcđắn
Bài
đồn
giữa
học
kết
về
nhiệm
lực
sựBài
lượng
linh
vụhọc
hoạt
dân
cách
vềtộc
kết
việc
mạng

hợp
kết
dân
đấu
trong
hợp
chủ.
tranh

giữa
Mặtchính
đấu
trận tranh
dân
trị vớ
tộv
Bài học về vận dụngBài
sáng
tạo
chủ
nghĩa
Mác-Lênin

thực
tiễn
Việt
Nam

Khi học phần nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm
cách mạng Tháng Tám bài 16 chương trình lịch sử 12 giáo viên hướng dẫn học
sinh vẽ sơ đồ tư duy dạng hộp:
Học tập theo sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh sáng tạo hơn, tiết kiệm thời
gian học tập, ghi nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử tốt hơn, phát huy nhận thức, tư
duy của học sinh. Vì thế ngồi việc hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ kiến thức giáo
viên cần hướng dẫn học sinh đọc hiểu bản đồ tư duy sao cho chỉ nhìn vào bản đồ
tư duy bất kì học sinh nào cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học hay
một chủ đề, một chương theo mạch lôgic kiến thức.
2.3.6. Giải pháp ôn thi tốt nghiệp THPT trong mùa dịch covid-19 hiệu
quả.

Có lẽ năm học 2019-2020 và năm học 2020-2021 là năm học đáng nhớ
của nhiều giáo viên và học sinh. Do ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 bắt đầu
xuất hiện ở Vũ Hán Trung Quốc từ cuối tháng 12 năm 2019 gây ra hậu quả hết
sức nghiệm trọng về con người. Dịch bệnh này lây lan từ người sang người nên
đã nhanh chóng lan rộng ra tồn cầu trở thành đại dịch của thế giới. Vì thế
trường học ở nhiều quốc gia phải đóng cửa, học sinh ở Việt Nam đã phải nghỉ
học.Tình hình đó ảnh hưởng ít nhiều đến việc học tập của các em, đặc biệt là
học sinh cuối cấp 12.
Với tình hình dịch bệnh cịn diễn biến phức tạp, với những sự thay đổi về
thời gian, chương trình, cách thức thi tốt nghiệp THPT của Bộ giáo dục, yêu cầu
người giáo viên phải có những biện pháp cụ thể để đảm bảo q trình ơn tập
chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT vẫn diễn ra bình thường và đạt hiệu quả tốt
nhất.
- Cụ thể Trung tâm GDNN-GDTX chúng tôi đã thực hiện các giải pháp
11


sau:
+ Lập nhóm Zalo, facebook cho mỗi lớp 12, từ đó giáo viên bộ mơn sẽ
gửi đề lên nhóm: thứ 2 môn Văn, thứ 3 môn Sử, thứ 4 môn Địa, thứ 5 mơn tốn.
Giáo viên bộ mơn gửi đề thi lên nhóm yêu cầu các em làm và nạp đáp án trên
nhóm trên cơ sở đó giáo viên bộ môn sẽ chấm và chữa đề đánh giá nhận xét
từng bài của học sinh và ra bài tập để học sinh tiếp tục ôn thi.
+ Tiến hành dạy học trực tuyến (Dạy học qua phần mềm zoom) cho học
sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT.
Giáo viên chúng tôi thiết kế tiết học kéo dài 35-40 phút giống như giờ học
trên lớp, giáo viên kiểm tra sĩ số qua gương mặt trên webcam và tiến hành dạy
kiến thức thông qua phần mềm dạy học trực tuyến để đảm bảo tiến độ chương
trình và chất lượng ơn tập cho học sinh. Trong giờ học giáo viên có thể quan sát
dễ dàng và nhắc nhở ngay những học sinh sao nhãng, không tập trung trong giờ

học.
Ứng dụng dạy học trực tuyến trong giai đoạn này vừa có thể đáp ứng
được nhu cầu dạy học của giáo viên và học sinh vừa đảm bảo an tồn trong
phịng chống Covid 19 đó cũng là điều kiện để Việt Nam áp dụng đồng loạt mơ
hình giáo dục hiện đại đã được ứng dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế
giới.
+ Học ôn thi tốt nghiệp THPT trên truyền hình .
Sau việc học trực tuyến thì thời gian gần đây học trên truyền hình đang là
kênh thu hút nhiều sự quan tâm của phụ huynh và học sinh.
Dạy học trên truyền hình cho bậc phổ thơng ở Việt Nam có tính khả thi
cao vì các điều kiện để triển khai hầu như đã có sẵn: kênh truyền hình, đội ngũ
đạo diễn truyền hình, đội ngũ kĩ thuật viên, đội ngũ giáo viên, sách giáo khoa,hệ
thống giáo án.
Hiện nay các em học sinh có thể học tập trên các kênh truyền hình Hà
Nội, Thanh Hóa vào các khung giờ cụ thể.
Ngồi ra học sinh có thể tham gia học tập chương trình “Lớp học khơng
khoảng cách “phát trên vtc11, vtc8, hồn tồn miễn phí và phủ sóng tồn quốc.
Qúa trình học tập trên truyền hình của các em sẽ được giáo viên giám sát,
đánh giá, nhận xét qua những bài tập và những bài kiểm tra được gửi lên nhóm
Zalo học tập của lớp.
Bằng việc áp dụng những phương pháp học tập mới phù hợp với tình hình
thực tiễn dạy học đã giúp cho học sinh vẫn đảm bảo được tiến độ ôn tập kiến
thức, đồng thời được tiếp cận với những phương pháp học tập mới hấp dẫn và
hứng thú hơn từ đó đưa học tập môn Lịc sử trở thành nhu cầu tự thân của mỗi
học sinh.
2.3.7. Phân loại học sinh để ôn luyện, kiểm tra chất lượng ơn thi theo
định kì và trang bị cho các em kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm.
- Trung tâm GDNN-GDTX huyện Triệu Sơn trong nhiều năm học qua
ln là lá cờ đầu của Tỉnh Thanh Hóa trong các kì thi học sinh giỏi và kì thi tốt
nghiệp THPT cấp giáo dục thường xuyên. Để đạt được những thành tích đáng tự

12


hào: Xếp thứ nhất tồn tỉnh trong kì thi học sinh giỏi trong bốn năm 2016, 2017,
2018, 2020 tỉ lệ học sinh tốt nghiệp ln đạt trên 95%. Đó là kết quả nỗ lực cố
gắng của Ban giám đốc trung tâm, của tập thể thầy cô giáo và học sinh trung
tâm đã hăng say giảng dạy tận tâm nhiệt tình vượt lên mọi khó khăn vất vả, sẵn
sàng hi sinh vì học sinh thân yêu.
- Học sinh lớp 12 tại TTGDNNGDTX Triệu Sơn sẽ thực hiện các kì thi
khảo sát chất lượng tốt nghiệp THPT ở năm học 12 từ 4 đến 5 lần thi thử. Trên
cơ sở đó giáo viên sẽ lấy kết quả các lần thi để phân loại nhóm học sinh yếukém bồi dưỡng riêng để đảm bảo học sinh kém nhất của Trung tâm cũng có khả
năng đậu tốt nghiệp với kết quả cao nhất.
Học sinh TTGDNN-GDTX nói chung vốn có nhiều hạn chế trong năng
lực nhận thức, năng lực tư duy, lịng kiên trì, ý trí quyết tâm vươn lên trong học
tập. Vì thế việc dạy dỗ đối tượng học sinh yếu kém ở Trung tâm là cả một cơng
trình tâm huyết của những người thầy, người cô. Các thầy cô phải vừa “dạy” vừa
“dỗ”, vừa nghiêm khắc, vừa động viên khích lệ, phải hóa mình trở thành một “kĩ
sư tâm hồn” giàu lịng nhiệt huyết, tận tâm dạy dỗ học trò đưa cá em cập bến đị
tri thức, có những hành trang cần thiết để bước tới một tươi lai tươi sáng hơn,
hạnh phúc hơn.
- Ngồi việc chia nhóm để bồi dưỡng ơn tập mỗi thầy cô giáo ở Trung tâm
GDNN-GDTX huyện Triệu Sơn đều trang bị cho học sinh những kĩ năng làm
bài thi tốt nghiệp đạt kết quả cao nhất cụ thể trong môn Lịch sử: [1]
*Làm nhiều đề trắc nghiệm. Với phương châm “Trăm hay không bằng
tay quen” bằng cách luyện nhiều đề thi THPTQG học sinh sẽ tìm được những lỗi
của mình thường gặp phải cũng như tìm được phương pháp giải tối ưu giải bài
tập trắc nghiệm.Thông thường môn Lịch sử tôi thiết kế bài tập trắc nghiệm theo
bài của sách giáo khoa,theo chương, phần sau đó phơ tơ yêu cầu học sinh
làm,giáo viên sẽ chấm chữa đề đồng thời phân tích hệ thống lại kiến thức.
*Tìm chìa khóa cho câu hỏi “Từ khóa” trong mỗi câu hỏi là mấu chốt để

giải quyết vấn đề. Mỗi khi đọc câu hỏi xong điều đầu tiên là phải tìm được “từ
khóa” nằm ở đâu. Điều đó giúp bạn định hướng được rằng câu hỏi liên quan đến
vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ khóa ấy. Đó được xem là cách để bạn giải
quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh lạc đề nhầm dữ liệu đáp án. [1]
*Trả lời trước đọc đáp án sau
Tự đưa câu trả lời trước khi đọc đáp án đề thi sẽ tránh học sinh bị rối khi
gặp các đáp án “na ná” nhau.
Sau khi đọc xong câu hỏi bạn nên tự trả lời rồi đọc tiếp phần đáp án xem
có phương án nào giống với câu trả lời của mình đưa ra hay khơng. Chớ vội đọc
ngay đáp án vì như thế bạn rất dễ bị phân tâm nếu kiến thức của mình chưa thực
chắc chắn.
*Dùng phương pháp loại trừ và phỏng đốn.
Một khi các bạn khơng có cho mình một đáp án thực sự chính xác thì
phương pháp loại trừ các phương án sai cũng là phương pháp hữu hiệu giúp bạn
tìm ra câu trả lời đúng.
13


*Phân bố thời gian hợp lí và nhớ khơng bỏ trống đáp án .
- Việc đầu tiên là đọc một lượt tất cả các câu hỏi xem những câu nào mình
biết rồi thì khoanh ngay đáp án vào phiếu trả lời (bạn nhớ dùng bút chì để có thể
sửa đáp án khi cần thiết).
- Câu dễ làm trước, khó làm sau để đảm bảo đạt tối đa số điểm.Chú ý
phân bố thời gian để khơng bỏ sót câu hỏi nào, nếu khơng biết đáp án hãy dùng
phỏng đốn hay kể là may mắn” thà khoanh nhầm cịn hơn bỏ sót”
*Dành thời gian kiểm tra bài làm.
Một kinh nghiệm nữa cho các thí sinh là nên dành một khoảng thời gian
cuối cùng để kiểm tra lại bài vì quan trọng làm bài rất dễ sai sót ngay cả những
phần dễ nhất.
Như vậy bằng việc áp những kinh nghiệm dạy học được đúc rút,tích

lũy,bằng những phương pháp,giải pháp dạy học căn cứ vào thực tiễn đã giúp cho
học sinh Trung tâm học tập và ơn thi có hiệu quả hơn,tự tin hơn để bước vào kì
thi tốt nghiệp THPT đang đến gần.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng
thuận, hợp tác của các đồng nghiệp, sự hăng hái tích cực học tập của học sinh tơi
đã nhận thấy hiệu quả rõ ràng của đề tài đối với bản thân và học sinh.
a. Đối với bản thân :
- Khi nghiên cứu áp dụng tổng hợp các phương pháp dạy học tích cực,
phát huy năng lực của người học trong mỗi bài học bản thân tơi trau dồi tích lũy
thêm cho mình những tri thức lịch sử dân tộc và thế giới, có những phương pháp
dạy học hiệu quả tối ưu, từ đó góp phần nhỏ vào chất lượng thi tốt nghiệp THPT
ở Trung tâm cũng như không ngừng nâng chất lượng dạy và học môn lịch sử.
- Từ năm học 2016-2017 tôi luôn được nhà trường tin tưởng giao nhiệm
vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh, ôn luyện thi THPTQG. Đó là vinh
dự cũng là trọng trách nặng nề mà bản thân tôi luôn tự nhủ sẽ ln làm việc tận
tâm, cố gắng hết mình vì chất lượng giáo dục của Trung tâm, vì danh dự của
nghề giáo, vì tương lai của các thế hệ học sinh thân yêu.
- Năm học 2019-2020 là một năm học có nhiều biến động và thay đổi do
ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 học sinh phải nghỉ học kéo dài và lịch kết
thúc năm học được điều chỉnh chậm gần hai tháng so với bình thường. Kì thi tốt
nghiệp THPTQG được chính thức đổi tên thành kì thi Tốt nghiệp THPT nhằm
giảm bớt áp lực học tập cho các em học sinh, tạo điều kiện để các em có một kì
thi cơng bằng, chính xác và thành cơng.
Bắt nhịp với những điều chỉnh thay đổi của Bộ giáo dục đội ngũ thầy cơ
giáo Trung tâm Triệu Sơn đã có những đổi mới trong phương pháp dạy học cho
phù hợp với tinh hình dịch bệnh như: Dạy học trực tuyến, hướng dẫn học sinh
học qua truyền hình, giao và chữa bài tập qua nhóm ZALO, FACEBOOK… qua
thời gian thực hiện bước đầu đã phát huy hiệu quả học tập của học sinh trong
điều kiện không thể đến trường. Mặt khác giúp giáo viên có cơ hội tiếp cận

những phương pháp dạy học mới, tiên tiến trên thế giới.
14


b. Đối với học sinh:
- Trong các năm học qua, đặc biệt trong năm học 2019-2020 với nhiều
biến động, thay đổi yêu cầu giáo viên áp dụng những phương pháp dạy học mới,
tơi nhận thấy học sinh có những thay đổi rõ rệt:
Đó là sự thay đổi về hứng thú đối với mơn học Lịch sử, học sinh thích thú
với phương pháp học sử qua sơ đồ tư duy nhiều màu sắc, qua cơng thức: 5W-1H
rất lí thú, qua học tập nhóm trên ZALO, học trực tuyến các em đã thực sự sử
dụng điện thoại thơng minh vào q trình học tập một cách hữu ích.
Trong các năm học 2016-2017; 2018-2019 Trung tâm GDNN-GDTX
huyện Triệu Sơn đạt kết quả tốt nghiệp THPT Quốc gia trên 95% là một trong
trường cao nhất trong ngành GDTX tại Thanh Hóa. Khơng có học sinh nào liệt
mơn sử và đạt điểm trung bình trên 3,5.
- Đối với kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh hàng năm,bản thân tôi đã cùng các
em học sinh ôn luyện say sưa, học Lịch sử như một niềm đam mê. Nhờ đó tính
trong các năm học gần đây cơ và trị đã đạt được những thành tích đáng kể:
Năm học 2015-2016: 1 giải nhất, 1 giải ba, 1 giải khuyến khích trên 3 em
dự thi.
Năm học 2017-2018: 1 giải nhất, 2 giải khuyến khích trên 3 em dự thi.
Năm học 2018-2019: 1 giải ba, 2 giải khuyến khích trên 3 em dự thi.
Năm học 2019-2020: 2 giải ba, 2 giải khuyến khích trên 4 em dự thi
- Kết quả ôn thi tốt nghiệp sau khi áp dụng các giải pháp được nâng cao
cụ thể là:
Bảng thống kê khảo sát chất lượng lớp 12 lần 3 tháng 4 năm 2020.
Lớp
12A1
12A2

12A3

Tổng số
HS
50
54
47

Số HS KT

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

50
54
47

12,2%
17,1%
12,8%

36,6%
48,8%
43,6%


44%
34,1%
41%

7,2%
0%
2,6%


m

Tuy nhiên vẫn cịn khá nhiều học sinh trung tâm còn chưa thực sự yêu mến, say
mê mơn lịch sử, điểm thi mơn lịch sử cịn thấp, chưa học tập lịch sử như một
môn học để bồi dưỡng tâm hồn, hun đúc tình yêu quê hương đất nước.Đó cũng
là vấn đề khó khăn tiếp theo được đặt ra để chúng tơi tiếp tục suy nghĩ và tìm ra
các giải pháp khắc phục trong năm học mới.
3. Kết luận và kiến nghị:
3.1. Kết luận.
Tơi vẫn cịn nhớ mãi lời tâm sự của một cô giáo dạy Văn của Trung tâm
cách đây vài năm: Nếu như nói người thầy như một người lái đò chở con thuyền
tri thức cập bến tương lai thì những người lái đị ở Trung Tâm GDNN-GDTX là
những người lái đị cừ khơi nhất vì hành trình con thuyền của họ phải trãi qua
nhiều phong ba bão tố, khó khăn thách thức…
15


Đúng vậy để ôn thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao ở Trung tâm GDNNGDTX quả là một khó khăn thách thức nặng nề đòi hỏi người giáo viên khơng
chỉ nắm vững chương trình, nắm vững phương pháp dạy học bộ mơn mà cịn
phải hiểu tâm tư nguyện vọng, hồn cảnh gia đình, tính cách, mức độ nhận thức
của từng học sinh để có phương pháp giáo dục phù hợp.

Với lịng tận tâm với nghề người giáo viên khơng ngừng học hỏi trau dồi tri
thức lịch sử, tìm ra những phương pháp dạy học hay hiệu quả từ đó áp dụng vào
thực tiễn dạy học ở Trung tâm GDNN-GDTX vốn được coi là mơi trường giáo
dục có nhiều gian khó.
Trong năm học 2020-2021 sau khi áp dụng sáng kiến thể bản thân tôi đã rút
ra những bài học kinh nghiệm:
- Cần áp dụng những phương pháp, hình thức học tập mới tiên tiến trong
việc ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử.
- Các tiết học trên lớp và các buổi ôn luyện kiến thức cần trở nên sinh
động, hấp dẫn để học sinh thực sự hứng thú, hăng say học tập có động cơ, mục
tiêu đặt ra cụ thể, rõ ràng.
- Ln tìm tịi, học hỏi, sáng tạo trong công tác dạy và học.
- Luôn gần gũi, lắng nghe, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng, hồn cảnh, tính
cách của từng học sinh.
3.2. Kiến nghị.
* Đối với Sở-phòng giáo dục:
Cần trang bị các thiết bị hỗ trợ, phần mềm dạy học cần thiết và được tạo
môi trường thuận lợi để giáo viên Lịch sử có động lực giảng dạy.
* Đối với nhà trường:
Cần tổ chức tổ chức nhiều đợt ngoại khóa tham quan bảo tàng, di tích lịch
sử hoặc các hoạt động trải nghiệm thực tế cho học sinh.
Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến vào dạy học bản thân tôi
thấy phương pháp đưa ra đã phần nào thu được những kết quả khả quan hi vọng
sẽ được áp dụng phổ biến trong học tập và giảng dạy mơn Lịch sử ở các Trung
tâm.Tuy nhiên đó chưa phải là những giải pháp tốt nhất, kết quả đạt được mới là
bước đầu. Kính mong được sự góp ý chân thành của Hội đồng đánh giá Sáng
kiến kinh nghiệm, của các đồng nghiệp để bản thân tôi không ngừng hồn thiện
phương pháp dạy và học từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch
sử.
XÁC NHẬN CỦA

Triệu Sơn, ngày 15 tháng 05 năm 2021
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.

Hồng Thị Bình
16


Tài liệu tham khảo
STT
[1]
[2]

[7]
[8]

Tên bài-Tên sách
Tham khảo một số tài liệu trên mạng Internet
Tài liệu bồi dưỡng về giáo dục lịch sử trong
chương trình phổ thơng cấp THPT.
Tập huấn cán bộ quản lý và giáo viên THPT về
kĩ thuật xây dựngma trận đề và biên soạn
câuhỏitrắc nghiệm khách quan
Bài giảng của cô giáo Bùi Thị Uyên
Tiết dạy ấn tượng của thầy Nguyễn Mạnh Hưởng
trên Youtobe
Tài liệu hướng dẫn dạy theo phương pháp bản đồ
tư duy của TS Trần Đình Châu và TS Đặng Thị

Thu Thủy.
Tôi tài giỏi bạn cũng thế !
Một số chuyên đề phương pháp dạy học Lịch sử

[9]

Sách giáo khoa, học tốt lịch sử 11,12.

[3]
[4]
[5]
[6]

17

Nhà xuất bản
Lưu hành nội bộ .
Lưu hành nội bộ .
ĐàiTTV Thanh Hóa.
Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam
Nhà xuất bản phụ nữ
Nhà xuất bản đại học
quốc gia Hà Nội


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Hồng Thị Bình
Chức vụ: Giáo viên Lịch sử - Trung tâm GDNN-GDTX huyện Triệu Sơn.
Kết quả Năm học
Cấp đánh
đánh giá đánh giá
giá xếp loại
xêp loại
xếp loại

T
T

Tên đề tài SKKN

1

Một số biện pháp giúp học sinh
Sở GD&ĐT
học ghi nhớ các dấu mốc lịch sử

18

C

2012-2013



×