Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN giáo dục đạo đức kinh doanh cho học sinh thông qua dạy bài 4 cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa môn GDCD lớp 11 bậc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.59 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Giáo dục đạo đức kinh doanh cho học sinh qua dạy bài 4: cạnh

tranh trong sản xuất và lưu thơng hàng hóa – GDCD 11” bậc THPT

Người thực hiện: Lê Ngọc Phong
Chức vụ: Tổ phó tổ chun mơn
SKKN thuộc mơn: GDCD
.

THANH HĨA NĂM 2021
MỤC LỤC
1


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm đạo đức
1.1.2. Khái niệm kinh doanh.
1.1.3. Khái niệm đạo đức kinh doanh.
1.1.4. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh
1.1.5. Nhân tố ảnh hưởng tới đạo đức kinh doanh


1.2. Chức năng của đạo đức
1.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.3.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.3.2. Vai trò và hình thức tổ chức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.3.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình phổ thơng mới
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Những biểu hiện tiêu cực về đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay
2.2. Thực trạng của việc dạy học bài này trước khi áp dụng SKKN
3. Các giải pháp áp dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Hình thức dạy học theo chủ đề trên lớp
3.2. Giáo án bài 4
4. Hiệu quả của SKKN
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị

Trang
3
3
4
3
4

7
8
9
10
16
16
16

18

2


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay kinh tế - xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, đời sống của con
người ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên sức khỏe của con người có nhiều vấn
đề đáng lo ngại đó là tỷ lệ ung thư tại Việt Nam đang gia tăng một cách nhanh
chóng. Tại Việt Nam, số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm
2000 lên 126.000 năm 2010 và 193.000 ca vào 2020. Mỗi năm có khoảng 115.000
trở lên người chết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày.
Theo số liệu này, WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản
đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1). Cụ thể, Việt Nam đang xếp ở vị trí
78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong 110/100.000 người,
ngang với tỉ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turmenistan.
Vậy đâu là nguyên nhân cho thực trạng trên? Ung thư được gây ra bởi rất
nhiều nguyên nhân nhưng theo các chuyên gia thì chủ yếu do nguồn nước và các
loại thực phẩm chứa chất độc hại mà người dân phải sử dụng hàng ngày. Thời gian
gần đây gần đây, dư luận khơng ít hoang mang với vụ bún có chất tẩy trắng gây
ung thư, 80% rau ngót được tắm thuốc kích thích, thuốc sâu, các loại nước uống
nhiêm khuẩn E.coli, khô mực xé đốt cháy tỏa ra mùi nilon... Qua các thông tin
được đăng tải trên các trang báo hàng ngày mà thấy xót xa cho người dân Việt
Nam, thiết nghĩ ăn để sống, để thưởng thức tận hưởng vậy mà người dân ta “ăn
cũng chết mà khơng ăn cũng chết”. Để tình trạng thực phẩm bị nhiễm độc tràn lan
và Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư nhiều nhất thế
giới như hiện nay, ai phải chịu trách nhiệm? Tất nhiên, nguyên nhân sâu xa nhất
vẫn là từ sự suy thoái đạo đức và lương tâm con người, người sản xuất lương thực,
thực phẩm chỉ còn biết đến lợi nhuận mà bất chấp thủ đoạn và hành vi bất lương

quên hết đi hai chữ “nhân đức”.
Giáo dục công dân là mơn học giữ vai trị chủ đạo trong việc giúp học sinh
hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân. Thông qua các bài học
về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, môn Giáo dục công dân bồi dưỡng cho học
sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình cảm, niềm tin,
nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật,
có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm
công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập quốc tế.
Đáp ứng yêu cầu thực tiễn, để góp phần trong việc tuyên truyền nâng cao ý
thức về đạo đức kinh doanh, nên tôi đã lựa chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài:
“Giáo dục đạo đức kinh doanh cho học sinh qua dạy bài 4: cạnh tranh trong
sản xuất và lưu thơng hàng hóa – GDCD 11” bậc trung học phổ thơng.
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua tiết dạy này
- Làm cho học sinh thấy rõ được sự xuống cấp về đạo đức trong kinh doanh
và những tác hại, hệ lụy gây ra cho cuộc sống con người khi việc kinh doanh
không được tiến hành trên cơ sở đạo đức
3


- Biết đánh giá, đấu tranh phê phán những việc làm sai trái vi phạm đạo đức,
pháp luật trong kinh doanh.
- Nâng cao ý thức về đạo đức kinh doanh, hình thành ở học sinh những phẩm
chất tốt đẹp từ đó tạo tính lan tỏa trong việc chung tay góp phần đẩy lùi sự xuống
cấp về đạo đức trong kinh doanh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng học sinh khối 11 bậc THPT.
Trong chương trình GDCD 11 phần Cơng dân với kinh tế có nhiều nội dung
có thể áp dụng đề tài, song trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung
vào bài: “Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thơng hàng hóa”.

Như vậy, vấn đề này được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu và giải quyết,
do đó việc đưa nội dung này vào rèn luyện, giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là
điều cần thiết. Bản thân tôi với tư cách là một giáo viên giảng dạy môn giáo dục
công dân làm công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, kỹ năng sống nên tôi đã lựa
chọn nghiên cứu đề tài này dưới góc độ: “Giáo dục đạo đức kinh doanh cho học
sinh qua dạy bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thơng hàng hóa – GDCD 11”
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu chương trình, nội dung bài dạy.
- Nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo .
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đạo đức kinh doanh.
- Nghiên cứu thực trạng tâm sinh lí và kĩ năng trải nghiệm, thái độ học sinh
trước những vấn đề đạo đức kinh doanh
4.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiến làm
cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
4.3. Phương pháp thực tập sư phạm
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT, tiến hành theo quy trình của đề tài
nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.

4


II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm đạo đức:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trị
quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
Từ "đạo đức" có gốc từ latinh Moralital (luân lý) – bản thân mình cư xử và

gốc từ Hy lạp Ethigos (đạo lý) – người khác muốn ta hành xử và ngược lại ta muốn
họ. Ở Trung Quốc, "đạo" có nghĩa là đường đi, đường sống của con người, "đức"
có nghĩa là đức tính, nhân đức, các nguyên tắc luân lý.
Đạo đức là “hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự
giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù họp với lợi ích của cộng đồng, của xã
hội”
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc
tế, các quy tắc, chuẩn mực của đạo đức dần biến đổi. Tuy nhiên, điều này không
đồng nghĩa là các giá trị đạo đức cũ hồn tồn mất đi, thay vào đó là các giá trị đạo
đức mới. Các giá trị đạo đức ở Việt Nam hiện nay là sự kết hợp sâu sắc truyền
thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với xu hướng tiến bộ của thời đại, của nhân loại.
Đó là tinh thần cần cù, sáng tạo, yêu lao động; tình yêu quê hương, đất nước gắn
liền với chủ nghĩa xã hội; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, có lối
sống văn minh, lành mạnh; có tinh thần nhân đạo và tinh thần quốc tế cao cả.
1.1.2. Khái niệm kinh doanh.
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q
trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi cho chủ thể .
1.1.3. Khái niệm đạo đức kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một dạng của đạo đức nghề nghiệp, được áp dụng
trong lĩnh vực kinh doanh, bao gồm các nguyên tắc chuẩn mực đạo đức có tác
dụng điều chỉnh, đánh giá và hướng dẫn hành vi của các chủ thể hoạt động kinh
doanh, chúng được những người hữu quan tự nguyện, tự giác thực hiện và chịu sự
ảnh hưởng rất lớn của trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nơi mà doanh
nhân, chủ doanh nghiệp sinh sống và tạo dựng cơ nghiệp.
Đạo đức kinh doanh là một trong những căn cứ quan trọng để một người hay
một tổ chức định hình các quyết định, hành động và sau đó được đánh giá từ bên
trong ra bên ngồi. Chúng có thể được coi là đúng đắn hoặc không đúng đắn, tùy
thuộc cách biện giải của những người hữu quan. Sự cần thiết cuả đạo đức kinh
doanh. “Đạo đức kinh doanh là hành vi đầu tư vào tương lai. Khi doanh nghiệp

tạo tiếng tốt sẽ lôi kéo khách hang, và đạo đức xây dựng trên cơ sở khơi dậy nét
đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người luôn được thị trường ủng hộ” Giáo sư tiến sĩ
Koenraad Tommissen cho biết: “Đạo đức trong kinh doanh là vấn đề nền tảng của
mọi giá trị, là phần không thể tách rời của mọi hoạt động, là kim chỉ nam, là yếu
tố cơ bản tạo ra danh tiếng cho một công ty. Đạo đức là nền tảng của sự thành
cơng và phát triển bền vững. Ơng nhấn mạnh: đạo đức được đặt ra và thể hiện khi
5


có sự tương tác với các đối tác, qua cách cư xử với khách hàng, cơ quan chính
quyền, báo chí. Có những doanh nghiệp cơng bố rất nhiều các chuẩn mực về đạo
đức nhưng nhân viên không biết hoặc không nhớ, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hình ảnh công ty”. Các doanh nghiệp kinh doanh ngày nay được mong
chờ sẽ đáp ứng những tiêu chuẩn về hành vi kinh doanh có trách nhiệm vượt xa
những mong đợi truyền thống. Mặc dù người ta thường nói về kinh doanh theo ý
nghĩa sản phẩm, việc làm và lợi nhuận, khắp nơi trên thế giới đều thừa nhận rằng
một doanh nghiệp kinh doanh vẫn là một thành viên trong cộng đồng. Việc theo
đuổi mục tiêu lợi nhuận và sự tiến bộ kinh tế khơng có nghĩa là doanh nghiệp được
phép bỏ qua các quy chuẩn, giá trị, những chuẩn mực tôn trọng, sự liêm chính và
chất lượng của cộng đồng.
1.1.4. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:
- Tính trung thực: Khơng dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời.
Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh. Nhất quán trong nói và làm. Trung thực
trong chấp hành luật pháp của Nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu
thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch
vụ có hại cho thuần phong mỹ tục. Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao
dịch, đàm phán, ký kết) và người tiêu dùng: Không làm hàng giả, khuyến mại giả,
quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản
quyền, phá giá theo lối ăn cướp. Trung thực ngay với bản thân, khơng hối lộ, tham
ơ, thụt két, "chíếm cơng vi tư".

- Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tơn trọng
phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát
triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn
hợp pháp khác. Đối với khách hàng: Tơn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách
hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ.
- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi
trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
1.1.5. Nhân tố ảnh hưởng tới đạo đức kinh doanh
- Động cơ, mục đích kinh doanh: Là một trong những nhân tố cơ bản quyết
định đến đạo đức kinh doanh. Xác định động cơ, mục đích kinh doanh đúng đắn sẽ
giúp các nhà kinh doanh có nhu cầu về sự thành đạt, say mê kinh doanh, khát vọng
về cuộc sống giàu sang, sung túc hướng tới hoạt động vì mục đích làm giàu cho cá
nhân, gia đình và tồn xã hội.
- Quan điểm đạo đức kinh doanh: Là hệ thống những tư tưởng, quan niệm về
đạo đức kinh doanh. Đó là hệ thống những nguyên tắc chỉ đạo hành vi đạo đức của
nhà kinh doanh. Quan điểm đạo đức kinh doanh chịu sự quy định của những quan
điểm đạo đức xã hội. Quan điểm đạo đức của nhà kinh doanh là yếu tố tâm lý ảnh
hưởng, chi phối và điều chỉnh thái độ, hành vi của nhà kinh doanh.
1.2 Chức năng của đạo đức
- Chức năng giáo dục: Thông qua giáo dục đạo đức góp phần hình thành
những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực đạo đức
trong từng con người cụ thể; giúp con nguời xác lập khả năng lựa chọn, đánh giá
6


các hiện tượng xã hội. Trên cơ sở ấy, con người tự xem xét, đánh giá đuợc tư cách,
ý thức và hành vi của bản thân. Nói cách khác, chức năng giáo dục của đạo đức
chính là làm giàu thêm “tính người” cho mỗi con người, được thực hiện thơng qua
quá trình giáo dục của xã hội và tự giác của mỗi cá nhân.

- Chức năng điều chỉnh hành vi: Đây là chức năng quan trọng nhất, nhưng đó
khơng phải là đặc quyền của đạo đức, bởi trong xã hội, con người tạo ra rất nhiều
phương thức điều chỉnh hành vi của mình như: pháp luật, hương ước... Mục đích
điều chỉnh hành vi của đạo đức nhằm bảo đảm hài hịa quan hệ lợi ích cộng đồng
và cá nhân.
Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức được thực hiện chủ yếu bằng hai
phương thức: Một là, sử dụng sức mạnh của dư luận để động viên, khuyến khích
những chủ thể có đạo đức và hành vi tốt đẹp, đồng thời, phê phán, lên án nghiêm
khắc những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến người khác, đến cộng đồng. Hai là,
bản thân chủ thể đạo đức phải tự nguyện, tự giác điều chỉnh hành vi của mình trên
cơ sở những chuẩn mực đạo đức của xã hội.
- Chức năng nhận thức: Chức năng nhận thức của đạo đức bao gồm nhận
thức và tự nhận thức, bởi nhận thức của đạo đức là quá trình vừa hướng nội vừa
hướng ngoại. Nhận thức hướng ngoại lấy chuẩn mực, giá trị, đời sống đạo đức xã
hội làm đối tượng, là quá trình cá nhân đánh giá, tiếp thu hệ thống những nguyên
tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tự nhận thức là quá trình tự đánh giá, tự thẩm
định, tự đối chiếu những nhận thức, hành vi đạo đức của mình với chuẩn mực giá
trị chung của cộng đồng. Bằng hai quá trình nhận thức ấy con người đi đến sự nhận
biết, phân biệt những giá trị: đúng - sai, tốt - xấu, thiện - ác... hướng tới giá trị bao
quát chân, thiện, mỹ. Từ nhận thức này, chủ thể hình thành và phát triển thành các
quan điểm và nguyên tắc sống của mình.
1.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.3.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường được hiểu là hoạt động có động cơ,
có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh,
được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Đối
tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có
được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi
phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn: phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để
giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, khơng theo chuẩn đã có…

1.3.2. Vai trị và hình thức tổ chức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm sẽ tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến
thức, kỹ năng của các môn học, các lĩnh vực giáo dục khác nhau để có thể trải
nghiệm thực tiễn trong nhà trường, gia đình và xã hội. Đồng thời giúp các em có
cơ hội để tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng và hoạt động hướng nghiệp.
Hoạt động trải nghiệm sẽ được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học, trong và
ngoài nhà trường theo các quy mơ: cá nhân, nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mơ
trường; Theo các hình thức sau: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo
dục theo chủ đề và hoạt động những câu lạc bộ.
7


Cũng có thể tổ chức theo mục đích, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm, có 4
hình thức cơ bản:
- Thứ nhất là những hình thức nhóm mang tính cống hiến (gồm các hoạt động
tình nguyện, nhân đạo, vì cộng đồng,…).
- Thứ hai là hoạt động có tính khám phá như những chuyến đi thực địa, tham
quan, dã ngoại,…
- Thứ ba là hoạt động mang tính thể nghiệm, trẻ được trải nghiệm và thể
nghiệm mình ln qua các hoạt động giao lưu, đóng kịch, sân khấu hóa,…
- Thứ tư là những hoạt động có tính nghiên cứu và phân hóa, như những dự
án, hoạt động nghiên cứu khoa học rồi các hoạt động câu lạc bộ có tính định
hướng,…
1.3.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình phổ thơng mới
+ Mục đích chính:
- Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí tình cảm, giá trị,
kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.
Nội dung:
- Kiến thức thực tiễn được gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất
nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng

vào thực tế.
- Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ
chặt chẽ giữa các chủ điểm.
Hình thức tổ chức:
- Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy
mô, đối tượng và số lượng…
- Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm
- Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với
các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền,
doanh nghiệp,…).
+ Tương tác, phương pháp:
- Đa chiều
Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính.
Kiểm tra, đánh giá:
Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm.
Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét.
Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động
cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học
sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường.
Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người
học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có
được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng
đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, khơng theo chuẩn đã
có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra chức
năng mới của đối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của đối tượng
8


trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và kết
hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề.

2. Thực trạng của vấn đề.
2.1. Những biểu hiện tiêu cực về đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay.
Mục đích của người kinh doanh là luôn quan tâm đến lợi nhuận. Hiện nay, vì
lợi nhuận mà người kinh doanh đã bất chấp mọi thủ đoạn làm suy thoái đạo đức và
lương tâm con người, họ chỉ còn biết đến tiền, đến lợi nhuận mà quên hết đi hai
chữ “nhân đức”. Cụ thể: Thời gian qua, nhiều vụ việc sử dụng hóa chất cấm trong
trồng trọt và chăn nuôi bị phát hiện, gây ra hoang mang, lo lắng cho người tiêu
dùng. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, là mầm
mống của hầu hết các dịch, bệnh. Không chỉ có người dân sản xuất nhỏ lẻ để bán
mà cịn có các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng loạt sản phẩm kém chất lượng,
những thực phẩm độc hại cung cấp cho người tiêu dùng nhằm thu lợi. Các doanh
nghiệp cũng chỉ vì lợi ích cá nhân mà làm ra các loại thực phẩm không đảm bảo
như cắt bớt quy trình sản xuất, khơng cần kiểm tra chất lượng mà cứ thế tung ra thị
trường một cách nhanh nhất để thu lợi nhuận cao hơn. Hay chúng ta xem trên ti vi,
nghe đài, đọc báo những tấn thịt thối, lịng thối bốc mùi đang được lưu thơng trên
thị trường rồi cho vào tẩy rửa hết mùi đem ra bán trên thị trường, thu gom khẩu
trang y tế đã sử dụng đem bán trên thị trường. Những chỗ thực phẩm bẩn ấy chúng
đã bị mắc bệnh để lâu càng có thêm nhiều vi khuẩn có hại thì chúng ta ăn vào
chẳng khác nào đang làm tăng nguy cơ bệnh tật cho bản thân như bị ung thư, đau
dạ dày…
Còn ở những cổng trường, các quán bán lạp sườn, xúc xích.. thì chiên qua dầu
mỡ khơng có nhãn mác mà cịn để lâu ngày khiến các học sinh mắc bệnh ngay từ
nhỏ như hay ốm yếu, khơng có sức đề kháng tốt.
Trước thực trạng đó gióng lên hồi chng cảnh tỉnh con người đừng vì tiền
mà bất chấp tất cả, đánh mất “nhân đức” để rồi giết hại đồng loại. Đồng thời kêu
gọi tất cả mọi người hãy cùng chung tay đấu tranh loại bỏ sự xuống cấp của đạo
đức kinh doanh để xây dựng xã hội đảm bảo an toàn thực phẩm.
2.2. Thực trạng của việc dạy học bài này trước khi áp dụng SKKN.
Trước khi thực hiện đề tài nghiên cứu này bản thân tôi đã là một cuộc điều
tra và phỏng vấn với học sinh một số lớp khối 11 trong nhà trường. Với câu hỏi

“Bạn có hứng thú khi học môn GDCD không? Kết quả điều tra như sau:
Sau đây là bảng tổng hợp thăm dò thái độ của HS đối với bộ mơn GDCD
Lớp
Hứng thú
Bình thường
Khơng hứng thú
11B4
17%
58%
25%
11B5
20%
57%
23%
11B7
21%
58%
21%
11B8
14%
51%
35%
11B9
15%
54%
31%
Bảng tổng hợp kết quả học tập bài 4 Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thơng
hàng hóa mơn GDCD qua khảo sát.
9



Lớp

Loaị giỏi

Loại khá

Loại TB

Loại yếu, kém

11B4
12%
21%
50%
17%
11B5
19%
25%
47%
09%
11B7
11%
29%
43%
17%
11B8
4%
15%
60%

21%
11B9
6%
15%
55%
27%
Từ thực trạng trên cho thấy hầu như đa số học sinh ít quan tâm đến đạo đức trong
kinh doanh và nội dung bài học này.
3. Các giải pháp áp dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Hình thức dạy học theo chủ đề bài học trên lớp
GDCD 11- BÀI 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thơng hàng hóa
Để giáo dục đạo đức kinh doanh cho học sinh trong bài này tôi áp dụng các
hoạt động trải nghiệm: đóng vai người bán hàng, hoặc dựng một câu chuyện, một
vỡ kịch, xem video clip, hình ảnh về bệnh nhân ung thư và những hành vi vi phạm
đạo đức kinh doanh.
Tập thể lớp sẽ nhận xét, đánh giá về những việc làm, hành vi như vậy trong
kinh doanh có đúng hay khơng, phát biểu cảm nghĩ, rút ra thơng điệp, bài học cho
mình và ý thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo được đạo đức kinh doanh.
Khắc cốt ghi tâm trong kinh doanh phải luôn dựa trên cơ sở đạo đức để tạo ra một
xã hội an toàn, lành mạnh, bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình và của mọi người.
Cách này được tổ chức theo trình tự như sau:
Bước 1: Giáo viên lựa chọn tình huống và lựa chọn số người tương ứng với số
lượng nhân vật trong tình huống
Bước 2: GV đưa kịch bản cho học sinh và các em phân cơng đóng vai, phụ
họa hoạt cảnh.
Bước 3: Những học sinh được lựa chọn lên đóng vai, diễn kịch
Bước 4: Các học sinh khác theo dõi, nhận xét, đánh giá bổ sung (nếu cần).
Bước 5: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá.
Sau đây tôi xin giới thiệu “kịch bản” của học sinh với tình huống: “Ngộ độc
thực phẩm”

* 2 HS đóng vai 2 bà bán rau muống (bà Năm và bà Hai): Hai bà đều đem rau
muống ra chợ bán cùng nhau bàn luận
- Bà Năm: Bà Hai, rau muống của bà hôm nay trông héo và sâu vậy.
- Bà Hai: buồn rầu, tui cũng bỏ công chăm lắm mà mấy bữa nay trời lại nắng
nóng nữa trơng có vẻ khơng ngon lắm nhưng được cái đảm bảo an tồn đó bà ạ.
Mà sao rau của bà trơng xanh và non thế.
- Bà Năm: Rau của tui thì nói chi hết, nhìn là đã thấy ưng rồi. Bà Hai à, rau
mà muốn bán được là phải non và xanh. Thế mới đắt khách bán mới được giá.
- Bà Hai: Bà giỏi thật đó, trời nắng nóng ri mà rau của bà lúc nào cũng non và
xanh. Bà có cách chi bày cho tui với ?
- Bà Năm: Có cách chi a? Tui mà bày cách cho bà bữa sau rau bà non, xanh
giành hết phần khách của tui à. Đó là nói rứa thơi, bà là chỗ thân tình nên tôi mới
mách cho bà hay. Hôm bữa, tôi đi chợ huyện nghe được người ta học chuyện có
loại thuốc bơm vào làm cho rau xanh tốt, non. Nên tôi đã hỏi mua về dùng, hiệu
10


quả lắm bà Hai à, sau khi bơm thuốc chỉ cần 3-4 ngày rau sẽ xanh tươi và nom bắt
mắt lắm hái đi chợ được. Đó bà thấy rau tui bữa ni ngon không na.
- Bà Hai: Bà bơm rứa ăn không sợ độc à.
- Bà Năm: Độc người ta chơ độc tui mô. Tui chỉ bơm một nửa bán thơi, phần
để ăn dại gì tui bơm.
- Bà Hai: Bà làm rứa sao được
Bà Năm: phải làm rứa mới bán được rau chớ, ai cũng thích rau xanh non chứ
rau như bà bán đó ai cũng chê.
* 1 HS đóng vai người mẹ đi chợ mua rau: Người mẹ đi qua hai hàng rau, lại
chỗ bán rau của bà Hai, người mẹ ngồi xuống cầm bó rau lên xem qua xem lại và
lên tiếng chê: «Rau gì mà vừa sâu vừa héo thế này rồi bỏ bó rau xuống».
Người mẹ qua hàng rau của bà Năm: Ngồi xuống cầm bó rau và lên
tiếng: «Rau của bà trơng ngon q - Bán bao nhiêu tiền một bó vậy bà? (Bà Năm

trả lời)
Người mẹ: Bà bán cho tơi 2 bó với nào. Người mẹ mua rau đi về và chuẩn bị
bữa trưa.
* 1 HS đóng vai người con đi học về: Chào mẹ, con đã về ạ. Mẹ ơi có cơm
chưa con đói bụng lắm rồi.
- Người mẹ: Mẹ đã chuẩn bị xong hết cả rồi
- Người con: Hơm nay có món gì ngon khơng mẹ ?
- Người mẹ: Hơm nay có cơm cá bống kho khơ và món rau muống con vẫn
thích đấy.
- Người con: Vậy chúng ta ăn cơm đi mẹ.
Bữa cơm được soạn ra và hai mẹ con cùng ăn. Sau khi người con gắp rau
muống ăn được một lúc, bỗng người con cảm thấy trong người khó chiu, ôm bụng
kêu đau và buồn nôn.
- Người mẹ hốt hoảng: Thơi chết rồi có lẽ nào rau bị bơm thuốc, nhanh nhanh
mau mẹ đưa con đi bệnh viện.
3.2. GIÁO ÁN: Giáo dục công dân 11.
Bài 4:
CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THƠNG HÀNG HĨA
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức.
- HS nêu khái niệm cạnh tranh trong sản xuất, lưu thơng hàng hố và ngun
nhân dẫn đến cạnh tranh.
- Hiểu mục đích của cạnh tranh, tính hai mặt của cạnh tranh.
2. Về kĩ năng.
- Biết phân biệt mặt tích cực của cạnh tranh và mặt hạn chế của cạnh tranh
trong sản xuất và lưu thơng hàng hố.
- Nhận xét được vài nét về tình hình cạnh tranh trong sản xuất và lưu thơng
hang hố ở địa phương.
3. Về thái độ.
11



- Ủng hộ các biểu hiện tích cực, phê phán các biểu hiện tiêu cực của cạnh tranh
trong sản xuất, lưu thơng hàng hố.
4. Các năng lực hướng tới, phẩm chất
- Năng lực nhận thức, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp
tác, năng lực trình bày vấn đề, năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực…
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Thuyết trình, thảo luận, đàm thoại, nêu vấn đề, đặt câu hỏi.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD lớp 11.
- Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm, ..
- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính, kéo.
- Tài liệu kinh tế.
2. Sự chuẩn bị của học sinh:
- SGK GDCD lớp 10, giấy A4.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài học
- Tìm hiểu thơng tin về các tập đồn kinh tế lớn có sức cạnh tranh cao trên thị
trường
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Vào bài mới:
GV vào bài: bằng cách hỏi chuyện gần gũi với học sinh;
- GV: Các em đã bao giờ đi chợ để mua hàng hóa chưa? Vậy khi đi tới các quầy
hàng các em thấy những người bán hàng thường làm gì?
- HS: chào mời khách hàng
- GV: có khi nào các em thấy cùng một hàng hóa nhưng mỗi chủ hàng lại đưa

ra giá bán khác nhau chưa?
GV. Đó chính là biểu hiện của cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường các
chủ thể kinh tế thường xuyên cạnh tranh với nhau. Vậy cạnh tranh là gì? Nó tốt hay
xấu? Nội dung bài học hơm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó qua bài: Cạnh
tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Hoạt động GV và HS

Nội dung chính

12


A. Khởi động
* Mục tiêu:
- Kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết
gì về cạnh tranh trong đời sống kinh tế
- Rèn luyện năng lực tư duy cạnh tranh lành
mạnh trong cuộc sống và học tập cho HS, đồng
thời tránh xa và lên án cạnh tranh không lành
mạnh.
* Cách tiến hành:
- GVcho Hs xem và quan sát các hình ảnh trên
máy chiếu, hoặc qua hình ảnh thơng thường.
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về mục
đích của việc quảng cáo các loại sữa trên?
- Gọi 2 đến 3 HS trả lời
- GV bổ sung, kết luận:
Vậy các em hiểu thế nào là cạnh tranh?
Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh, mục đích của
cạnh tranh và tính hai mặt của cạnh tranh chúng

ta cùng tìm hiểu trong bài 4
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1 : Đàm thoại để tìm hiểu khái
niệm cạnh tranh, nguyên nhân dẫn đến cạnh
tranh và mục đích của cạnh tranh.
* Mục tiêu.
- HS nêu được cạnh tranh là gì? Nguyên nhân
dẫn đến cạnh tranh?
- Rèn luyện năng lực tư duy quan sát, nhận
định, phân tích
* Cách tiến hành: GV cho HS quan sát các bức
tranh trên
- GV đặt câu hỏi: Theo các em cạnh tranh là gì?
- 2 đến 3 học sinh trả lời
- GV kết luận nội dung
- HS rút ra kiến thức.

1. Cạnh tranh và nguyên
nhân dẫn đến cạnh tranh.
a. Khái niệm cạnh tranh.
Khái niệm: là sự ganh đua về
kinh tế giữa những chủ thể
trong nền sản xuất hàng hóa
nhằm giành giật những điều
kiện thuận lợi trong sản xuất,
tiêu thụ hoặc tiêu thụ hàng hóa.
Khái niệm cạnh tranh có 3 nội
dung cơ bản:
- Tính chất của cạnh tranh: sự
đấu tranh ganh đua về kinh tế

- Các chủ thể kinh tế tham gia
cạnh tranh: người bán, người
mua, người sản xuất, người tiêu
dùng
- Mục đích của cạnh tranh: thu
nhiều lợi nhuận

Chuyển mục.
GV: Phân tích sơ đồ thể hiện TGLĐCB của 3
người SX HH so với TGLĐXHCT để dẫn dắt
HS hiểu rõ khái niệm cạnh tranh.
Sự
cần
thiết
khách
quan
của
cạnh
tranhh

Mỗi CTKT là đại diện các đơn
vị KT độc lập (có t/c pháp
nhân)

13


Do ĐKSX của mỗi CTKT
khác nhau, nên CL và chi
phí SX khác nhau


GV hỏi tiếp:
Hỏi : Em hãy kể tên các mạng viễn thông hiện
nay mà em biết ? Để thu hút nhiều khách hàng
sử dụng dịch vụ mạng của mình, các cơng ty đó
đã có những giải pháp gì
GV : Trên thị trường hiện nay có nhiều mạng
viễn thơng như VNPT, FPT, Viettel, Mobifone,
Vinaphon...Để thu hút khách hàng sử dụng
mạng của mình các cơng ty đã sử dụng những
giải pháp như quảng cáo, khuyến mại, áp dụng
những giải pháp như Quảng cáo, khuyến mại,
áp dụng gói cước ưu đãi, giảm cước gọi ,nhắn
tin...nếu chỉ có một cơng ty thì không cần áp
dụng những giải pháp này.
Hỏi :Nguyên nhân nào dẫn đến cạnh tranh?
HS trả lời
GV kết luận :
HS rút ra kiến thức.
GV giảng giải và yêu cầu HS lấy ví dụ minh
hoạ
HS lấy ví dụ.
GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để làm rõ
mục đích của cạnh tranh. Trao phiếu học tập có
ghi câu hỏi.
- Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận
- Nhóm 1 : Phân tích mục đích thứ nhất của
cạnh tranh ? Cho ví dụ minh hoạ ?
- Nhóm 2 : Phân tích mục đích thứ hai của cạnh
tranh ? Cho ví dụ minh hoạ ?

- Nhóm 3 : Phân tích mục đích thứ ba của cạnh
tranh ? Cho ví dụ minh hoạ ?
- Nhóm 4 : Phân tích mục đích thứ tư của cạnh
tranh ? Cho ví dụ minh hoạ ?
HS thảo luận.
HS đại diện trả lời
GV kết luân :
HS rút ra kiến thức.
Hoạt động 2 : Tính hai mặt của cạnh tranh.
* Mục tiêu:

b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh
tranh.
- Sự tồn tại của nhiều chủ sở
hữu với tư cách là đơn vị kinh
tế độc lập.
- Điều kiện sản xuất và lợi ích
khác nhau

2. Mục đích của cạnh tranh.
Nhằm giành lợi nhuận về mình
nhiều hơn người khác.
Mục đích thể hiện:
+ Giành nguyên liệu và các
nguồn lực khác
+ Giành ưu thế về KHCN
+ Giành thị trường, nơi đầu tư...
+ Giành ưu thế về chất lượng,
giá cả, bảo hành...


3.Tính hai mặt của cạnh
tranh.
Mặt tích cực của cạnh tranh.
14


- HS nắm được mặt tích cực và hạn chế của
cạnh tranh
- Rèn luyện năng lực phân biệt cạnh tranh lành
mạnh và khơng lành mạnh từ đó ủng hộ cạnh
tranh lạnh mạnh và phê phán cạnh tranh không
lành mạnh
* Cách tiến hành
GV: tổ chức lớp thảo luận nhóm, chia lớp thành
2 nhóm
Nhóm 1. Tìm hiểu mặt tích cực của cạnh tranh.
Nêu ví dụ minh họa
Nhóm 2. . Tìm hiểu mặt hạn chế của cạnh tranh.
lấy ví dụ minh họa.
- HS: GV phát giấy khổ to cho 2 nhóm thảo
luận ghi kết quả và trình bày .
- GV nhận xét, nhằm làm rõ sự xuống cấp về
đạo đức kinh doanh hiện nay ở Việt Nam, khắc
phục mặt hạn chế của cạnh tranh GV cho hs
đóng vai diễn kịch tình huống: “ Ngộ độc thực
phẩm”
- HS: quan sát, đánh giá nhận xét về về việc
làm, hành vi đúng sai của nhân vật nêu trong
tình huống.
- GV: cho HS quan sát những hình ảnh thể hiện

sự xuống cấp của đạo đức kinh doanh và hậu
quả con người phải gánh chịu.
Tại Việt Nam, số trường hợp mắc mới ung thư
tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000
năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca
vào 2020. Mỗi năm có khoảng 115.000 người
chết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày.
Việt Nam đang xếp ở vị trí 78/172 quốc gia,
vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong
110/100.000 người, mà nguyên nhận chủ yếu
tạo nên những căn bệnh ung thư về dạ dày, thực
quản, ung thư đại tràng… là do sử dụng thực
phẩm bẩn.
- Và nêu câu hỏi:
? Em suy nghĩ gì về sự xuống cấp của đạo đức
kinh doanh. Chúng ta phải làm gì để ngăn chặn
tình trạng đó?
-Theo em người kinh doanh cần thiết phải đảm
bảo những chuẩn mực nào?
- HS: lần lượt trả lời các câu hỏi.

Kích thích LLSX, KHCN phát
triển, năng xuất lao động tăng
lên.
Khai thác tốt các nguồn lực
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
hàng hóa có sức mạnh cạnh
tranh
Mặt hạn chế của cạnh tranh.
Làm cho môi trường suy thoái

và mất cân bằng nghiêm trọng.
Sử dụng thủ đoạn phi pháp, bất
lương
Gây rối loạn thị trường

15


- GV: nhận xét,bổ sung. Nhấn mạnh việc nêu
cao tinh thàn đấu tranh phê phán những hành vi
vi phạm đạo đức kinh doanh, đẩy mạnh thực
hiện công tác tuyên truyền đảm bảo vệ sinh an
tồn thực phẩm thơng qua các hoạt động trải
nghiệm
+ Tính trung thực: Khơng dùng các thủ đoạn
gian dối, xảo trá để kiếm lời. Trung thực trong
chấp hành luật pháp của Nhà nước, không làm
ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản
xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm,
thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong
mỹ tục.
+ Tôn trọng con người:
+ Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của
khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn
với trách nhiệm xã hội.
GV : Đấu tranh chống lại các hành vi phá hoại
mơi trường vì lợi nhận của bản thân, tun
truyền người thân trong sản xuất kinh doanh
cần bảo vệ môi trường sinh thái.
GVkết luận chung : Cạnh tranh là quy luật kinh

tế tồn tại kháh quan của sản xuất và lưu thơng
hàng hố, vừa có mặt tích cực , vừa có mặt hạn
chế. Nhưng mặt tích cực là cơ bản, còn mặt hạn
chế của cạnh tranh sẽ được Nhà nước điều tiết
thơng qua giáo dục pháp luật và các chính sách
kinh tế xã hội.
C. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu
- Luyện tập cho học sinh củng cố những gì đã biết về cạnh tranh, nguyên nhân của
cạnh tranh, tính hai mặt của canh tranh
- Rèn luyện năng lực phân biệt được cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không lành
mạnh
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 4,5,6
- HS làm bài tập đại diện nhóm báo cáo kết quả
GV cho học sinh làm bài tập câu hỏi trắc nghiệm qua phiếu học tập (GV đã chuẩn
bị trước).
GV nhận xét, bổ sung và có thể cho điểm học sinh.
D. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu:
- Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
16


- Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, tích cực của nội dung
cạnh trong trong sản xuất và lưu thơng hàng hóa trong cuộc sống.
- Phê phán cạnh tranh không lành mạnh.
* Cách tiến hành:
- giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ trong cuộc sống hàng ngày khi tham gia vào
các quan hệ kinh tế.

- Nêu một số doanh nghiệp làm ăn phát triển và có uy tín trên thị trường và kinh
doanh theo khuôn khổ của pháp luật. Đồng thời cũng phê phán, lên án, tố cáo
những doanh nghiệp làm ăn bất chính, vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức.
E. Hoạt động mở rộng
* Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu các hình thức kinh doanh, đa dạng và phong phú trong xã hội.
* Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các văn bản trên các phương tiện thơng tin
đại chúng về Luật kinh doanh...
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Nếu giáo viên sử dụng các phương pháp này đúng quy trình, phù hợp với từng
đối tượng thì tất cả học sinh đều phải động não, sáng tạo và các em có thể trình
bày nội dung của bài học. Học sinh sẽ tự khám phá và hình thành nên ý tưởng nếu
giáo viên biết cách tạo nên niềm say mê hứng thú học tập cho học sinh.
Thực tế dạy học tôi nhận thấy rằng mỗi học sinh có một tính cách, một ý
tưởng rất khác nhau khi trình bày cách giải quyết của mình nhưng điều quan trọng
là các em biết cách tự lĩnh hội và ghi nhớ lâu kiến thức bài học, từ đó các em khắc
sâu ý nghĩa của bài học là lương tâm, đạo đức trong kinh doanh
Thông qua dạy học tôi đã chứng kiến sự thay đổi trong cách tư duy của các
em. Cũng chừng ấy nội dung kiến thức nhưng khi để các em tự do phát triển và
trình bày ý tưởng, hơn nữa các em thỏa sức tưởng tượng để diễn đạt vấn đề một
cách khoa học nhất, sinh động nhất, hấp dẫn nhất chúng ta sẽ thu được sản phẩm là
những phương án giải quyết rất sáng tạo, rất ấn tượng của các em. Thông qua bài
học các em hiểu được tính hai mặt của cạnh tranh, đồng thời đấu tranh với hành vi
bất lương trong sản xuất kinh doanh, từ đó giáo dục ý thức, tình cảm đạo đức và
trách nhiệm của học sinh đối với sức khỏe cộng đồng, đất nước.
Sau đây là bảng tổng hợp thăm dị thái độ của HS đối với
bộ mơn GDCD
Lớp

Hứng thú
Bình thường
Khơng hứng thú
11B4
57%
38%
5%
11B5
75%
23%
2%
11B7
77%
21%
2%
11B8
55%
40%
5%
11B9
60%
36%
4%
Bảng tổng hợp kết quả học tập môn GDCD qua khảo sát sau khi áp dụng
SKKN trong bài dạy này
17


Lớp


Loaị giỏi

11B4
11B5
11B7
11B8
11B9

14%
39%
45%
22%
25%

Loại khá

Loại TB

32%
48%
44%
17%
42%
13%
38%
35%
45%
26%
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.


Loại yếu, kém
6%
0%
0%
5%
4%

1. Kết luận:
Qua quá trình giảng dạy với việc đưa ra những vấn đề trên đã được học sinh
quan tâm lắng nghe và các em cũng mạnh dạn bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của
mình về vấn đề và nêu ra những mong muốn Nhà nước trong việc cần phải tăng
cường quản lí chặt chẽ hơn nữa hoạt động kinh doanh để ngăn chặn việc xuống cấp
về đạo đức kinh doanh nhằm bảo vệ sức khỏe con người. Từng bước hình thành ở
các em kĩ năng lựa chọn tiêu dùng hàng hóa đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm
nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, cũng như đấu tranh, lên án, phê
phán các hành vi bất lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Điều đó cho thấy hiệu quả và ý nghĩa quan trọng của việc giáo dục đạo đức
kinh doanh cho học sinh. Vì vậy, đề tài cần thiết được đưa vào áp dụng dạy học
cho các thế hệ học sinh THPT nói chung.
2. Kiến nghị.
Đề tài đã đạt được một số kết quả nhất định và có ý nghĩa thực tiễn cần thiết
đối với học sinh. Song do thời gian của các tiết học cịn hạn chế (số lượng những
bài có thể áp dụng tốt như bài 4 Giáo dục công dân 11 không nhiều), nên việc giáo
dục đạo đức kinh doanh cho học sinh tiến hành chưa được kỹ lưỡng, sâu sắc và cịn
nhiều thiếu sót. Để đề tài được nhân rộng và phát huy hết mục đích, ý nghĩa của nó
là rèn luyện nâng cao ý thức đạo đức kinh doanh cho học sinh.
Thông qua đề tài này tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:
+ Đối với học sinh
- Tham gia nhiều các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong cuộc sống nhằm
rèn luyện khả năng làm chủ của bản thân và ra quyết định đúng đắn trong hoạt

động kinh doanh.
+ Đối với giáo viên
- Nghiên cứu, lựa chọn và vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục đạo
đức cho học sinh trong giảng dạy nội dung kến thức của bài học.
- Tổ chức và tham gia cùng học sinh trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
về an toàn thực phẩm: sinh hoạt dưới cờ, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa
- Duy trì hoạt động, mức độ hứng thú và hiệu quả của câu lạc bộ “rèn luyện kĩ
năng ứng phó với biến đổi khí hậu, tai, tệ nạn xã hội và vệ sinh an toàn thực
phẩm”. Muốn đạt được điều này tất cả các giáo viên phải cùng nỗ lực xây dựng và
hợp tác nhiệt tình giữa các bộ mơn trong câu lạc bộ.
Trên đây là đề tài nghiên cứu của tôi, rất mong các đồng chí, đồng nghiệp
quan tâm, xem xét và góp ý cho tôi để ngày càng tôi công tác được tốt hơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn.
18


Hoằng Hóa, ngày 28 tháng 4 năm
2021
Người viết đề tài
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Lê Ngọc Phong

19


PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THỰC PHẨM BẨN


20


21


PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH BỆNH NHÂN UNG THƯ

22


23


Hình ảnh về lớp học đặc biệt của bệnh nhi ung thư

PHỤ LỤC 3.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÂU LẠC BỘ (sinh hoạt dưới cờ)
“Rèn luyện kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, an tồn thực phẩm
và tai, tệ nạn xã hội”

24


Ra mắt câu lạc bộ

Hoạt động văn nghệ

25



×