Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

SKKN một số phương pháp phát triển năng lực cảm xúc, thẩm mỹ cho học sinh trong dạy học văn bản vội vàng của xuân diệu chương trình ngữ văn 11 ở trường THPT cẩm thủy 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 41 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM XÚC
THẨM MỸ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN
“VỘI VÀNG” CỦA XUÂN DIỆU - CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN 11 Ở TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2

Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn

THANH HOÁ NĂM 2021


MỤC LỤC
STT

CÁC NỘI DUNG CHÍNH

TRAN
G

1

Mở đầu

1



1.1

Lí do chọn đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm

2

2.1


Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

2.3

Giải pháp đã thực hiện

5

2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

18

2

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3

Kết luận


19


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM XÚC
THẨM MỸ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN “VỘI VÀNG”
CỦA XUÂN DIỆU - CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11
Ở TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Khác với các môn tư duy khoa học đơn thuần cung cấp kiến thức, môn Ngữ văn là
môn nghệ thuật được viết ra bằng tư duy nghệ thuật đem tới cho người đọc cảm
xúc trước cái đẹp. Trong chương trình môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, tiếp
nhận các văn bản văn học là một trong những nội dung học tập quan trọng được
thực hiện ở tất cả các cấp học. Qua văn bản văn học, nhà văn thiết tha gửi vào tác
phẩm của mình những tiếng gọi đánh thức cái đẹp ẩn tàng chưa đi vào cuộc sống
thì hiệu quả tiếp nhận văn học chính là học sinh lưu giữ cái hay cái đẹp trong tác
phẩm thành cái hay cái đẹp trong tâm hồn. Vì vậy phát triển năng lực cảm xúc thẩm
mỹ cho học sinh là một vấn đề rất quan trọng trong dạy học văn.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng, thể loại thơ là thể loại có vị trí quan
trọng. Đặc trưng của thơ là tiếng nói của tư tưởng, tình cảm, cảm xúc. Là tiếng nói
của tâm hồn, thể loại thơ có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế
giới nội tâm, vì vậy nhiệm vụ cơ bản của giờ dạy văn bản thơ chính là tạo điều kiện
và khuyến khích học sinh cảm nhận, nếm trải, thể nghiệm cảm xúc của nhân vật trữ
tình qua đó giải mã giá trị của văn bản. Có thể nói thể loại thơ là “mảnh đất màu
mỡ” để người đọc - học sinh được tắm mình, trải nghiệm trong một thế giới cảm
xúc đa dạng và mãnh liệt, để giáo dục năng lực cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh.
Giáo dục năng lực cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh chính là giáo dục học sinh biết
rung động trước cái đẹp, biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê
phán những hình tượng biểu hiện khơng đẹp trong cuộc sống, biết đam mê và mơ
ước cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đối với việc dạy học phần thơ mới ở chương trình Ngữ văn 11 Xuân Diệu là “nhà
thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” một nhà thơ độc đáo nhất của thi ca Việt Nam
với văn bản Vội vàng - một thi phẩm giá trị để phát triển năng lực cảm xúc thẩm
mỹ. Tuy nhiên thể loại thơ cũng là thể loại khó, nhất là đối với những học sinh
1


trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, văn hóa nghe nhìn đang có
khuynh hướng lấn át văn hóa đọc khiến con người có phần ngại tư duy, ỷ lại vào
cơng nghệ, văn hóa ngoại lai tràn vào xã hội, học sinh ngại học, ngại tiếp cận vì
phải thuộc thơ. Nhiều giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức cho học sinh,
chưa thật sự hướng dẫn học sinh “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”, giờ đọc hiểu văn
bản thơ khô khan thiếu cảm xúc, giờ làm bài về thể loại thơ, học sinh lo sợ ám ảnh
vì khơng biết phải viết cái gì, lấy chữ đâu mà viết, bài làm thiếu chất văn. Đó chính
là hậu quả của giờ đọc hiểu thiếu đi năng lực cảm xúc thẩm mỹ. Nhận thức được
những vấn đề trên và trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm tôi đã chọn
đề tài “Một số phương pháp phát triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh
trong dạy học văn bản “Vội vàng” của Xuân Diệu - chương trình Ngữ văn 11 ở
trường THPT Cẩm Thuỷ 2”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh phát triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ qua văn bản Vội vàng và làm
cơ sở để phát triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ qua các văn bản văn học từ đó hình
thành các phẩm chất và năng lực cần thiết.
Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ Văn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các phương pháp phát triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ qua văn bản
“Vội vàng” trong chương trình Ngữ văn 11, giúp học sinh phát triển năng lực cảm
xúc, thêm u thích mơn văn.
Lớp 11C là lớp thực nghiệm và 11C3 là lớp đối chứng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu bằng sự kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Phương pháp quan sát đối tượng
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Cảm xúc và Cảm xúc thẩm mỹ
2


Từ điển Tiếng Việt (2000) nêu ngắn gọn: cảm xúc là những “rung động trong lòng
do tiếp xúc với sự việc gì”. Như vậy hiểu một cách chung nhất thì cảm xúc là một
trạng thái tinh thần, một cung bậc tình cảm, thể hiện những rung động của con
người trước cuộc sống… Sự hình thành cảm xúc là một yếu tố quan trọng và cũng
là điều kiện tất yếu đối với sự phát triển của mỗi người, góp phần hình thành và
phát triển một nhân cách.
Cảm xúc thẩm mỹ được hiểu là trạng thái rung động trực tiếp của con người
trước các hiện tượng thẩm mỹ khách quan trong thế giới tự nhiên, trong đời sống và
trong nghệ thuật. Sắc thái cảm xúc thẩm mỹ hết sức phong phú đa dạng như chính
hiện tượng thẩm mỹ khách quan đa sắc đa diện. Đó là cảm giác sảng khối trước
cái đẹp, ngưỡng mộ trước cái cao cả, đau xót trước cái bi, ghê tởm trước cái thấp
hèn, buồn rầu trước cái xấu, căm ghét trước cái ác, mến phục trước cái thiện… Nói
cách khác đó là biểu hiện trực quan nhận thức của con người về những giá trị của
cuộc sống. Trong văn học nghệ thuật, nói đến cảm xúc chính là nói đến cảm xúc
thẩm mỹ. Đó là những tình cảm, thái độ và niềm rung động mà người sáng tác
muốn khơi dậy ở người đọc trước những hình ảnh, hình tượng thiên nhiên, con
người thể hiện các phương diện thẩm mỹ: bi - hài, tốt - xấu, cao cả - thấp hèn, thiện
- ác…Trong nghệ thuật xu hướng cảm xúc thẩm mỹ luôn gắn với sự khám phá các
giá trị thẩm mỹ và quan điểm, thái độ đó ln được sự soi chiếu bởi tư tưởng cảm

xúc của nhà văn.
2.1.2. Năng lực cảm xúc thẩm mỹ
Năng lực cảm xúc thẩm mỹ được dùng với hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc của
mỗi cá nhân đối với những hiện tượng thẩm mỹ trong đời sống. Chỉ số này mô tả
khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của mỗi người
trước cái đẹp. Khi nêu ra các biểu hiện của năng lực cảm xúc thẩm mỹ có nhiều
cách trình bày khác nhau song nhìn chung các quan điểm đều thống nhất như sau:
1/ Nhận thức được cảm xúc của bản thân trước cái đẹp của con người và cuộc sống
2/ Nhận biết xúc cảm của người khác và những biểu hiện của cuộc sống từ phương
diện thẩm mỹ
3/ Đề xuất được ý tưởng sáng tạo được các sản phẩm có tính thẩm mỹ
4/ Làm chủ những liên hệ, những giá trị thẩm mỹ của con người và cuộc sống
3


2.1.3. Cảm xúc thẩm mĩ trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu và khả năng
phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh
Văn bản văn học nào cũng nhằm biểu đạt tư tưởng tình cảm. Nhưng với thơ trữ
tình, tình cảm là yếu tố đứng ở hàng thứ nhất. Tình cảm trong thơ được nảy sinh từ
những rung động trực tiếp của nhà thơ trước hiện thực muôn màu muôn vẻ của
cuộc sống.
Đến với bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, học sinh có cơ hội được hoà vào những
rung động hồn nhiên của con người trước vẻ đẹp của cuộc sống, nơi mà con người
ít nhiều khơng bị ràng buộc, dày vị bởi nhu cầu vật chất tối thiểu. Khả năng rung
động trước cái đẹp là dấu hiệu của một con người phát triển, nó mang lại tình yêu
cuộc sống, cảm hứng sáng tạo, niềm khát khao vươn tới cái toàn thiện, toàn mĩ.
Xuân Diệu đã cho người đọc trải nghiệm nhiều cung bậc, trạng thái cảm xúc, từ
niềm say mê ngây ngất trước cảnh sắc trần gian đến lòng ham sống bồng bột và
mãnh liệt của tuổi trẻ; từ nỗi lo âu thời gian có thể mang đi tất cả đến khát vọng
chạy đua với thời gian; từ sự “chếnh choáng” trước vẻ đẹp của sự sống đến sự vồ

vập và khát vọng tận hưởng, thâu tóm sự sống. Như vậy với văn bản Vội vàng có
thể phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh để các em thêm yêu thiên nhiên, yêu
cuộc sống, biết trân quý thời gian và tuổi trẻ, biết sống trọn từng khoảnh khắc để
cuộc sống có ý nghĩa, khao khát tận hiến và tận hưởng, loại bỏ các suy nghĩ tiêu
cực và các cách sống chưa phù hợp.
Ngoài ra, đến với bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, học sinh không chỉ được tiếp
xúc với một thế giới tâm hồn đẹp của con người mà còn được tiếp xúc với vẻ đẹp
kỳ diệu, phong phú của tiếng mẹ đẻ, tiếp xúc với vốn văn hóa dân tộc, văn hóa
nhân loại kết tinh trong tác phẩm, góp phần hình thành và phát triển toàn diện tâm
hồn, nhân cách của học sinh. So với các thể loại văn học khác, thơ trữ tình tạo cho
học sinh nhiều cơ hội nhất để ni dưỡng tình u tiếng Việt.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Tình hình chung
Theo tiến sĩ Chu Văn Sơn, chưa bao giờ học sinh chán môn Văn như hiện nay.
Nếu như môn Văn khơng phải mơn bắt buộc thi tốt nghiệp có thể học sinh lựa chọn
cịn ít hơn Sử. Theo ơng hiện nay chúng ta đang sống trong tình trạng dạy và học
4


Văn đầy nghịch lí. Chưa bao giờ người dạy Văn Việt Nam được trang bị nhiều kiến
thức, phương pháp, được sự hỗ trợ bởi những phương tiện gắn liền với công nghệ
thông tin như bây giờ. Đúng ra với điều kiện đó chất lượng học Văn phải cao hơn
nhưng nghịch lí là chưa bao giờ học sinh chán học Văn như bây giờ. Nguyên nhân
chủ yếu là sự lên ngôi của cơng nghệ giải trí, kéo theo cơng nghệ nghe - nhìn, làm
văn hố nghe nhìn chiếm ưu thế, học sinh khơng thích đọc, nếu có phần nhiều thích
đọc truyện tranh và truyện ngơn tình. Chính vì thực trạng học sinh chán học Văn
dẫn đến tình trạng học sinh khơng chuẩn bị bài, không chủ động sáng tạo trong cảm
nhận văn nên giờ văn đặc biệt là ở thể loại thơ vốn là một thể loại khó càng khơng
có cảm xúc. Một số học sinh khác mặc dù có chăm chỉ học để khám phá kiến thức
nhưng lại chưa được giáo viên chú trọng để phát triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ

nên học sinh chưa phát triển được năng lực này.
2.2.2. Thực trạng của vấn đề phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh trong
dạy học văn bản Vội vàng tại trường THPT Cẩm Thuỷ
Thực tế trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Cẩm Thuỷ 2 tôi thấy rằng việc dạy
học các mơn xã hội nói chung và dạy học Ngữ Văn nói riêng mặc dù đã được tạo
điều kiện, giáo viên được trang bị kiến thức, phương pháp, được hỗ trợ của công
nghệ thông tin nhưng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Các mơn này đang bị xu
thế chung của xã hội xem nhẹ, chưa được quan tâm, đầu tư xứng đáng như các môn
tự nhiên. Ở chương trình Ngữ Văn thể loại thơ đặc biệt là văn bản thơ Vội vàng là
bài hay nhưng khó, phần đông giáo viên chỉ chú trọng đến việc truyền tải kiến thức
mà chưa thật sự chú trọng đến phát triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh.
Nhiều học sinh lại chưa có được những cảm xúc thẩm mỹ như yêu thiên nhiên, yêu
cuộc sống, quý trọng thời gian và tuổi trẻ, khao khát tận hiến và tận hưởng. Từ thực
trạng trên với kinh nghiệm giảng dạy của mình tơi mạnh dạn đưa ra các phương
pháp phát triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh trong dạy học văn bản Vội
vàng của Xuân Diệu - chương trình Ngữ văn 11 ở trường THPT Cẩm Thuỷ 2.
2.3. Giải pháp đã thực hiện
Để thực hiện giải pháp phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh qua dạy học bài
Vội vàng của Xuân Diệu tôi tiến hành các bước như sau:

5


Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học: tổ chức hướng dẫn học sinh
đọc hiểu bài thơ Vội vàng từ đó phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh.
Bước 2: Xác định mục tiêu bài học
1.Về kiến thức: Giúp học sinh: cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt,
sống hết mình và quan niệm về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu.
Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt dồi dào và mạch
luận lí sâu sắc, những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ.

2.Về kĩ năng:
- Có kỹ năng đọc diễn cảm; kỹ năng đọc hiểu thơ tự do.
- Biết sử dụng cảm xúc thẩm mỹ để đọc hiểu thơ trữ tình.
3.Về thái độ:
- Có thái độ sống tích cực, q trọng thời gian, u chính mình, u đời, u tuổi
trẻ và biết khát khao hạnh phúc.
4. Về năng lực:
Hình thành các năng lực cho học sinh:
-Năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
-Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về các vấn đề trong văn bản
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản
- Năng lực thẩm mỹ: Phát triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ.
Bước 3 : Xác định nội dung chủ đề bài học và những nội dung sẽ khai thác để phát
triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ: Trong khuôn khổ nội dung và thời gian phân phối
của bài học, tôi xác định lựa chọn 3 nội dung chính của bài:
- Cảm xúc, tình u đối với mùa xuân với sự sống ở trần thế của Xuân Diệu
- Cảm xúc, thái độ của Xuân Diệu trước sự một đi không trở lại của thời gian và
tuổi trẻ.
- Tâm thế sống của Xuân Diệu trước giới hạn của thời gian và tuổi trẻ.
Bước 4 : Xác định các phương pháp dạy học để phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho
học sinh: phương pháp dạy học hợp tác kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm, kĩ
thuật trình bày một phút….

6


Tiến trình giảng dạy và các phương pháp phát triển cảm xúc thẩm mỹ sẽ được thể
hiện rõ trong giáo án thực nghiệm (Được tập hợp ở phần phụ lục). Tơi hướng dẫn
học sinh tìm hiểu văn bản Vội vàng theo các phương pháp dạy học tích cực từ đặc

trưng thể loại, từ tri giác ngôn từ và các yếu tố vần, nhịp, biện pháp tu từ để chỉ ra
nội dung. Ở đây, tơi chỉ tóm tắt và nhấn mạnh các phương pháp phát triển năng lực
cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh.
2.3.1. Đối với việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Thứ nhất : Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp bằng việc đọc
văn bản thơ ở nhà và ghi lại cảm xúc đầu tiên khi tiếp xúc với văn bản
Ngày nay nhiều học sinh ngại đọc thơ nên bị hạn chế cảm xúc vì vậy tôi luôn yêu
cầu các em đọc văn bản ở nhà trước tiết học, nếu chỉ giao đọc văn bản sẽ vẫn có
những học sinh lười, cố tình khơng đọc nên tôi yêu cầu các em đọc văn bản và ghi
lại ấn tượng cảm xúc đầu tiên khi tiếp xúc với văn bản. Khi đến lớp giáo viên có
thể thu lại hoặc yêu cầu học sinh kẹp ở vở soạn làm cơ sở để định hướng năng lực
cảm xúc thẩm mỹ cho các em chứ không nhận xét đánh giá. Đây chính là phần đọc
lướt, đọc theo cảm xúc của các em chưa có sự định hướng đọc của giáo viên nhưng
với nhiều học sinh thì đây lại là ấn tượng đầu tiên, lần đầu tiên tiếp xúc với văn bản
có thể sẽ nảy sinh những cảm xúc trong sáng và thật nhất làm tiền đề cho việc phát
triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ.
Thứ hai : Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp bằng hệ thống
câu hỏi gợi mở khuyến khích học sinh bộc lộ cảm xúc
Phần chuẩn bị bài là phần học sinh chuẩn bị về mặt kiến thức, giờ học nếu học
sinh không có sự chuẩn bị kĩ lưỡng sẽ thiếu kiến thức và không chủ động ở các
hoạt động trên lớp như vậy sẽ không phát huy được năng lực cảm xúc thẩm mỹ.
Chính vì vậy ở kết thúc bài học bài Hầu trời tôi sẽ giao cho học sinh hệ thống câu
hỏi gợi mở để các em chuẩn bị bài:
Câu 1 Cảm xúc chủ đạo của bài thơ? Dựa vào cảm xúc chủ đạo này có thể chia bài
thơ thành mấy phần?
Câu 2 Mở đầu bài thơ, tác giả thể hiện một khát vọng kì lạ đến ngơng cuồng. Đó là
khát vọng gì? Từ ngữ nào thể hiện điều này?

7



Câu 3 Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận bằng những
giác quan nào? Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong đoạn thơ có đặc điểm gì?
Cảm xúc, tình yêu đối với mùa xuân, với sự sống ở trần thế của Xuân Diệu như thế
nào? Liên hệ với cảm xúc của bản thân em?
Câu 4 Cảm xúc, thái độ của Xuân Diệu trước sự một đi không trở lại của thời gian,
tuổi trẻ ? Hãy chỉ ra những nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống,
tuổi trẻ và hạnh phúc? Liên hệ với cảm xúc của bản thân em?
Câu 5 Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngơn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ
cuối của bài? Nhà thơ đã sáng tạo được hình ảnh nào mà em cho là mới mẻ, độc
đáo nhất? Liên hệ với cảm xúc của bản thân em?
Thứ ba : Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng KWL: sau khi học sinh đọc văn bản
và trả lời các câu hỏi trên giáo viên sẽ lập bảng để học sinh chỉ ra điều đã biết, điều
chưa biết và điều muốn biết. Đây cũng là cơ sở để phát triển năng lực cảm xúc
thẩm mỹ cho học sinh.
- Mục tiêu của em khi đọc hiểu bài Vội vàng?
- Em đã biết những điều gì ở bài thơ Vội vàng?
- Em mong muốn khám phá điều gì khi đọc bài Vội vàng?
- Em thử đặt một số câu hỏi về bài Vội vàng?
2.3.2. Tạo khơng khí văn chương
Thứ nhất : Tạo khơng khí văn chương qua hoạt động khởi động - tạo nền tảng
cho việc phát triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ
Gv gợi mở: Các em đã đọc bài thơ nào của Xuân Diệu chưa? Hãy kể tên những bài
thơ mà em đã biết?
Hs nêu tên tác phẩm.
Gv khuyến khích học sinh chia sẻ: Cảm xúc đầu tiên của em khi đọc tiêu đề bài thơ
này như thế nào?
Hs bộc lộ chia sẻ
Gv dẫn dắt: Cái động thái bộc lộ đầy đủ nhất thần thái của Xuân Diệu có lẽ là Vội
vàng. Ngay từ hồi viết thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã thấy “Xuân Diệu là nhà

thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chưa
từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh
8


trời, sống vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi
vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”. Cho nên đặt cho bài thơ rất
dặc trưng của mình cái tên Vội vàng, hẳn đó phải là một cách tự bạch, tự họa của
Xuân Diệu? Chúng ta cùng tìm hiểu qua thi phẩm Vội vàng.
Thứ hai : Tạo khơng khí văn chương qua hoạt động đọc diễn cảm
Vào đầu giờ, học sinh cũng được đọc tác phẩm nhưng giáo viên ít chú ý đến việc
dạy đọc, tức là dạy học sinh vừa đọc vừa làm việc với những con chữ, hình ảnh, chi
tiết, nhịp điệu... để làm hiện lên thế giới trữ tình. Để khơi gợi thứ cảm xúc hồn
nhiên, thực sự là của học sinh với tác phẩm, học sinh phải được tiếp xúc trực tiếp
với văn bản, được hướng dẫn cách đọc. Tôi hướng dẫn cho học sinh biết cách nhận
diện và nhấn giọng vào những từ ngữ giàu hình ảnh, giàu âm thanh, giàu nhạc điệu,
gợi tả, gợi cảm. Nếu đọc bài thơ theo đúng nhịp, học sinh có thể cảm được cái hay,
cái đẹp của bài thơ:
- 4 câu thơ đầu, đọc với giọng nhanh vừa phải, chất giọng khỏe khoắn, nhấn mạnh
vào các từ: muốn, tắt, buộc, đừng (chữ đừng kéo dài hơn một chút tạo cảm giác như
muốn níu giữ), đọc liền mạch và khơng ngắt nhịp.
- Từ câu 5 đến câu 13, đọc với giọng hào hứng, say mê, tự tin, khẳng định tràn đầy
một niềm lạc quan yêu đời. Nhấn mạnh từ này đây để thấy được sự đầy đủ, phong
phú của vẻ đẹp cuộc sống, tình yêu đang mời chào, ngắt nhịp 3/5. Riêng hai câu
thơ cuối cần chú ý: câu thơ “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” bị gãy ra ở
giữa dịng bởi một dấu chấm, vì vậy, vế đầu vẫn đọc hào hứng, còn vế sau hơi hạ
giọng tạo ra trạng thái hụt hẫng.
- Từ câu 14 đến câu 29, giọng chậm, buồn, pha chút nuối tiếc. Nhấn mạnh các từ
Nghĩa là, nhưng, tiếc, bâng khuâng, hờn cách ngắt nhịp 3/5.
- Đoạn cuối bài thơ, giọng sôi nổi, nhanh, khỏe, tăng dần theo nhịp điệu và hệ

thống động từ trong đoạn thơ.
Thứ ba : Tạo khơng khí văn chương trong q trình đọc hiểu văn bản
Khơng thể tự do bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình trong một mơi trường “quyền
uy”, áp đặt. Vì vậy, cần phải tạo dựng một bầu khơng khí sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng
lắng nghe và sẵn sàng tôn trọng những ý kiến khác biệt mới có thể khuyến khích
học sinh bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ thầm kín của mình. Tơi khuyến khích học
9


sinh bày tỏ ý kiến cá nhân, tôi đặt câu hỏi gợi mở, sử dụng công nghệ thông tin kết
hợp các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh để các
em có tâm thái tốt nhất, phát triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ một cách hiệu quả
nhất.
2.3.3. Trong hoạt động cắt nghĩa và bình giá nội dung của văn bản
Thứ nhất : Trong tìm hiểu 13 câu đầu : Hướng dẫn học sinh nâng cao năng
lực liên tưởng, tưởng tượng từ đó phát triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ.
Khuyến khích học sinh hình dung, mơ tả lại bức tranh thiên nhiên trong văn
bản thơ bằng cảm nhận của cá nhân
Tôi nêu một số câu hỏi gợi mở qua thảo luận nhóm, học sinh thảo luận nhóm, đại
diện nhóm trình bày bài, học sinh và giáo viên nhận xét đánh giá.
Nhóm 1, 2 :
- Xuân Diệu cảm nhận cảnh vật qua các giác quan nào?
- Hãy chỉ ra những hình ảnh, màu sắc, âm thanh, trạng thái của cảnh vật. Hình ảnh
nào khiến ta tạm thốt li ngơn từ để đi vào những chuyến viễn du trong tâm trí?
Hình dung của em về cảnh vật như thế nào?
- Nhóm 3, 4:
-Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật mới lạ nào, hình ảnh liên tưởng nào để tái
hiện bức tranh độc đáo ấy?
- Qua thủ pháp nghệ thuật trên, em cảm nhận gì về bức tranh và tâm hồn thi sĩ?
Qua hệ thống câu hỏi trên tôi hướng dẫn học sinh dùng thị giác kết hợp với

thính giác để phát hiện các yếu tố ngơn ngữ nổi bật về màu sắc, hình nét, ánh
sáng, âm thanh, không gian, vần nhịp, các biện pháp tu từ, các cách sử dụng
ngôn ngữ độc đáo … của tác giả trong văn bản thơ từ đó học sinh liên tưởng,
tưởng tưởng vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mà tác giả miêu tả.
Qua sự hướng dẫn của tôi học sinh chỉ ra được đoạn thơ “Của ong bướm… mới
hoài xuân” trong Vội vàng là kết quả của trí tưởng tượng phong phú của Xuân
Diệu. Sản phẩm tưởng tượng đó là các hình ảnh mới mẻ, độc đáo, khác lạ chỉ có thể
là Xuân Diệu: ong bướm tuần tháng mật, hoa của đồng nội xanh rì, cành tơ phơ
phất, yến anh ca, khúc tình si, ánh sáng chớp hàng mi, tháng giêng ngon như một
cặp môi gần…. Xuân Diệu cảm nhận cảnh vật bằng cả thị giác, thính giác, khứu
10


giác và vị giác khiến bức tranh hiện lên thật cụ thể, sống động, mn sắc mn
hương và tình tứ. Đặc biệt cảnh ấy được Xuân Diệu gợi tả trong quan hệ với con
người, tuổi trẻ, với người yêu như tình u đơi lứa đang tràn trề hạnh phúc. Tác giả
dùng một loạt hình ảnh so sánh tưởng tượng mới lạ đặc biệt là hình ảnh liên tưởng
độc đáo “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Cách so sánh, liên tưởng mới lạ
này khiến cho ta tưởng tượng cảnh vật giống như con người: đẹp đẽ, trẻ trung, tình
tứ, vui vẻ, tràn trề tình yêu và hạnh phúc. Quan niệm này của Xuân Diệu khác với
quan niệm của các nhà thơ xưa. Người xưa thường lấy vẻ đẹp của thiên nhiên tạo
hóa làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp của con người: “Hoa cười ngọc thốt đoan
trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” (Nguyễn Du). Xuân Diệu thì
ngược lại lấy vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp của tạo hóa. Có
thể nói, bằng cách liên tưởng so sánh mới lạ cùng cách sử dụng điệp ngữ, điệp từ
tài tình, qua cặp mắt xanh non biếc rờn của thi sĩ, cuộc sống trần thế xung quanh
bỗng được phát hiện như một thiên đường phong phú giàu có. Mỗi vẻ đẹp của mùa
xuân đều tràn trề nhựa sống, gợi đến tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc. Đằng sau bức
tranh xuân là tình yêu mãnh liệt của Xuân Diệu đối với thiên nhiên đất trời, với tuổi
trẻ, tình yêu và hạnh phúc của con người. Qua đó, ta thấy được tình u của Xn

Diệu đối với sự sống là một tình yêu đắm say, nồng nàn tha thiết.
Tôi gợi mở để học sinh liên hệ với cảm xúc của bản thân, tôi sẽ điều chỉnh
những cảm xúc của học sinh theo hướng tích cực
- Liên hệ với cảm xúc của em với thiên nhiên với cuộc sống?
Học sinh liên hệ được với cảm xúc của bản thân. Có bạn khẳng định rằng mình
cũng u thiên nhiên yêu cuộc sống giống như thi sĩ, lại có bạn tâm sự thật lâu nay
em sống mà khơng để ý lắm đến thiên nhiên và cuộc sống đẹp như thế nào cho đến
khi học bài Vội vàng. Qua đó tơi phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho các em biết quan
sát và cảm nhận, quý trọng những vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên và cuộc sống ở
chính q hương của mình. Đó có thể là sự đổi màu của các sắc mây trên bầu trời
vào buổi bình minh, là sự bình yên khi nhìn ngắm ánh tà dương vào buổi chiều
muộn, là sự tươi tốt của cảnh vật và sự bừng sáng của đất trời sau cơn mưa, là đi
học về qua hồ hoặc sông nước vào buổi trưa ánh mặt trời long lanh lấp lánh cùng
ánh nước mà đi qua ta trào dâng đến lạ, là những buổi trăng sáng ánh trăng lung
11


linh dát vàng ở mặt nước, là được nghe tiếng chim ríu rít ở cành lá… tất cả những
điều đó là những điều bình dị nhất, đẹp nhất khiến cho các em có thể quan sát, yêu
thiên nhiên và cuộc sống. Cuộc sống đáng sống nhất chính là ở ngay mặt đất này, ở
ngay giây phút hiện tại này từ đó giúp học sinh loại bỏ những cảm xúc tiêu cực. Tôi
nhận thấy những điều này rất quan trọng đối với học sinh hiện đại khi mà tuổi thơ
của các em chỉ quanh quẩn là thế giới ảo, là smartphone….là những học sinh mà
“tuổi thơ dữ dội” là thứ xa xỉ.
Hướng dẫn học sinh hình dung, mơ tả lại bức tranh thiên nhiên trong văn
bản thơ bằng loại hình nghệ thuật khác như vẽ tranh, sáng tác thơ, nhạc
Đây là một biện pháp khá hiệu quả trong việc phát triển năng lực cảm xúc thẩm
mỹ cho học sinh. Có thể chỉ những học sinh có năng khiếu về hội họa và âm nhạc
mới có thể tái hiện lại được nhưng đây lại là yếu tố thôi thúc sự sáng tạo trong các
em và cũng nhiều khi qua hình thức này học sinh mới được phát hiện tài năng. Các

em có thể chọn một câu thơ, một hình ảnh thơ mà các em ấn tượng nhất chứ không
bắt buộc phải cả đoạn thơ để tái hiện bằng hình thức nghệ thuật khác.
Thứ hai : Tìm hiểu 17 câu thơ tiếp: sử dụng các câu hỏi hướng dẫn học sinh
nhận diện và đánh giá các trạng thái cảm xúc có trong văn bản thơ. Khuyến
khích học sinh lí giải và đánh giá ý nghĩa của các trạng thái xúc cảm trong văn
bản thơ bằng những trải nghiệm cá nhân trước thế giới nghệ thuật thơ
Nội dung chủ yếu trong tác phẩm thơ trữ tình là tư tưởng, cảm xúc, tâm trạng, thái
độ… của chủ thể trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình. Nhưng cảm xúc trong thơ
thường khơng giản đơn, bất biến và dễ nhận biết. Vì vậy, nhận diện và gọi tên đúng
được trạng thái cảm xúc đó là dấu hiện đầu tiên của một học sinh có năng lực cảm
xúc thẩm mỹ. Đồng thời, để nâng cao năng lực đó, học sinh cịn phải tiến thêm một
bước, đó là lí giải, đánh giá được ý nghĩa của trạng thái cảm xúc đó trong việc bộ c
lộ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Hiện tại, điểm yếu của học sinh Việt Nam nói
chung chính là khả năng diễn giải, thuyết trình bằng văn bản nói. Tạo điều kiện và
tăng cường cho học sinh mô tả cảm xúc của nhân vật trữ tình cũng là một giải pháp
giúp học sinh vừa phát triển được khả năng thấu cảm, vừa rèn luyện được kĩ năng
giao tiếp bằng ngơn ngữ nói.

12


Tôi đặt câu hỏi và hướng dẫn các em thảo luận theo cặp đôi để phát hiện ra
vấn đề và yêu cầu các em đại diện lên thuyết trình.
- Giọng điệu của đoạn thơ ổn định hay biến đổi? Nếu biến đổi thì biến đổi như thế
nào (từ buồn sang vui, từ vui sang buồn)? Dẫn chứng nào trong bài cho em đi đến
kết luận đó? Em hãy gạch chân tất cả các từ, ngữ chỉ cảm xúc và tất cả các từ, ngữ
khơi gợi cảm xúc trong đoạn thơ.
- Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là gì? Em có thể gọi tên cảm xúc chủ đạo của đoạn
thơ?
- Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong đoạn thơ là gì?

- Em đánh giá như thế nào về cảm xúc, thái độ của Xuân Diệu trước sự một đi
không trở lại của thời gian, tuổi trẻ. Liên hệ với cảm xúc của bản thân.
Qua sự hướng dẫn của tôi học sinh đã phát hiện ra được:
- Giọng điệu thơ có sự thay đổi : nếu ở đoạn một giọng điệu vui vẻ say mê thì ở
đoạn hai thi sĩ ngậm ngùi, tiếc nuối. Học sinh biết nhận diện và gạch chân dưới các
từ ngữ chỉ cảm xúc: bâng khuâng, tiếc, than, hờn, sợ…..
- Học sinh gọi tên được cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ đó cũng chính là cảm xúc
của chủ thể trữ tình : ngậm ngùi, tiếc nuối.
- Học sinh lí giải và đánh giá ý nghĩa của các trạng thái xúc cảm trong văn bản thơ :
Đoạn thơ với kết cấu trùng điệp, với giọng điệu gấp gáp đã thể hiện những quan
niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian và tuổi trẻ, đưa ra những triết lí nhân sinh
tích cực, mạnh mẽ của một trái tim tha thiết yêu đời. Những quan niệm, triết lí cùng
cách cảm nhận về thời gian và tuổi trẻ ấy đã góp phần khẳng định giá trị cái tơi cá
nhân của con người trong thời đại mới – những con người không chấp nhận cách
sống vô nghĩa, mờ nhạt trong quỹ thời gian hữu hạn của đời mình.
- Học sinh liên hệ : Học sinh còn dẫn được nhiều câu nói dân gian để liên hệ với
nội dung của đoạn thơ như “Thời gian như bóng câu qua cửa sổ” hay câu ngạn ngữ
“Không ai tắm hai lần trên cùng một dịng sơng”… Nhiều học sinh nhận ra được
lâu nay bản thân chưa quý trọng thời gian, làm những việc vô bổ như chơi game,
lướt Facebook… mà không học hành để thời gian trơi qua vơ ích, chưa tận dụng tối
đa thời gian để ở bên những người thân, để cảm nhận cuộc sống thực tế. Nhiều bạn

13


nhận ra chưa sống hết mình, chưa trân quý tuổi trẻ ….. Tơi nghĩ đó là những cảm
xúc thẩm mỹ rất quý giá nên bồi dưỡng cho các em qua tiết học văn.
Ở phần này sau khi nhận xét đánh giá câu trả lời của học sinh tôi sử dụng lời
giảng bình vừa để kết lại giá trị của đoạn thơ vừa qua đó rèn luyện cho các em
về cách sử dụng ngơn từ giàu chất văn để bình văn qua đó phát triển cảm xúc

thẩm mỹ
“…Tác giả sử dụng kết cấu nghĩa là để phản bác quan niệm thời gian tuần hồn
với cái chu kì bốn mùa, cũng như cái chu kì ba vạn sáu ngàn ngày của kiếp người.
Thi sĩ sống với quan niệm thời gian tuyến tính, thời gian như một dòng chảy mà
mỗi một khoảnh khắc qua đi là mất đi vĩnh viễn. Cho nên Xuân Diệu đã nồng nhiệt
phủ định:
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Thước đo thời gian của thi sĩ là tuổi trẻ. Tuổi trẻ một đi khơng trở lại thì làm gì có
sự tuần hồn. Trong cái mênh mơng của đất trời, cái vơ tận của thời gian sự có mặt
của con người thật là ngắn ngủi, hữu hạn. Nghĩ về tính hạn chế của kiếp người,
Xuân Diệu đã đem đến một nỗi ngậm ngùi thật mới mẻ:
Cịn trời đất, nhưng chẳng cịn tơi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
Và đem đến một cảm nhận đầy tính lạ hóa về thời gian và không gian:
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt
Thời gian được cảm nhận bằng khứu giác, thị giác, vị giác. Mỗi khoảnh khắc đang
lìa bỏ hiện tại để trở thành quá khứ thật sự là một cuộc ra đi vĩnh viễn. Trên mỗi
thời khắc đều đang diễn ra một cuộc chia tay của thời gian với con người, với
không gian và cả chính thời gian. Cho nên thi sĩ nghe thấy một lời than luôn âm
vang khắp núi sông, một lời than vĩnh viễn: than thầm tiễn biệt. Không gian đang
tiễn biệt thời gian. Và thời gian trôi đi sẽ khiến cho cái thiên nhiên diệu kì này bước
vào độ tàn phai - một sự tàn phai không thể nào tránh khỏi.

14


Thế đấy khơng thể buộc gió, khơng thể tắt nắng cũng khơng thể cầm giữ được thời
gian thì chỉ có một cách thực tế nhất là chạy đua với thời gian, là phải tranh thủ

sống:
Chẳng bao giờ,ôi! Chẳng bao giờ nữa
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm
Đến đây phần luận giải của tuyên ngôn vội vàng đã đầy đủ luận lí”.
Thứ ba : Chín câu thơ cuối : Tạo tình huống có vấn đề để phát triển cảm xúc
thẩm mỹ cho học sinh
Tình huống có vấn đề là tình huống trong đó chủ thể nhận thức có trạng thái tâm
lý đặc biệt: cảm thấy có cái “khó” trong nhận thức hay nói cách khác có mâu thuẫn
nhận thức giữa cái đã biết và cái chưa biết đồng thời có mong muốn giải quyết mâu
thuẫn bằng cách huy động những cái đã biết tạo ra phương thức hành động mới để
đạt được hiểu biết mới. Sau khi giải quyết được tình huống học sinh sẽ hiểu sâu về
văn bản và có năng lực cảm xúc thẩm mỹ phong phú.
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu và khái quát được giá trị nội dung, nghệ
thuật của đoạn thơ cuối, tôi đặt ra vấn đề để học sinh thảo luận, tranh luận và thuyết
trình.
- Nhận định về khao khát tận hưởng sự sống trong đoạn thơ, từng có ý kiến
cho rằng: đó là tiếng nói của cái tơi vị kỉ, tiêu cực. Lại có ý kiến khẳng định:
đó là tiếng nói của cái tơi cá nhân tích cực?
Định hướng giải quyết tình huống : bác bỏ ý kiến cho rằng đó là tiếng nói của cái
tơi vị kỉ tiêu cực. Ý kiến xuất phát từ quan điểm cũ, quá coi trọng cái ta mà coi nhẹ
cái tơi, xem mọi tiếng nói của cái tôi đều là tiêu cực, đồng nhất sự hưởng thụ chính
đáng của con người với lối sống cá nhân chủ nghĩa, thể hiện định kiến hẹp hòi đối
với ý thức trân quý bản thân của con người, đồng nhất việc tận hưởng sự sống lành
mạnh, tích cực với lối sống gấp của chủ nghĩa hưởng lạc. Khẳng định sự đúng đắn
của ý kiến: đó là tiếng nói của cái tơi cá nhân tích cực: ý kiến xuất phát từ quan
điểm đúng đắn coi trọng quyền sống chính đáng của con người cá nhân, vì thế đã
nhận ra tính nhân bản trong niềm khát khao tận hưởng sự sống của cái tơi ở đoạn
thơ, xem đó là biểu hiện mãnh liệt của cái tơi cá nhân tích cực ở thời đại thơ mới,
khát khao tận hưởng sự sống của cái tơi ấy đã có ảnh hưởng tích cực sâu sắc đến ý
15



thức cá nhân, lòng yêu đời, yêu cuộc sống của con người đặc biệt là tầng lớp thanh
niên.
- Quan niệm sống của Xuân Diệu trong đoạn thơ này là giục giã mọi người hãy
mau lên, vội vàng lên, gấp gáp lên, hãy vượt qua thời gian mà sống, mà cống
hiến…nhưng hiện nay có trào lưu khuyên mọi người nên “Sống chậm lại, nghĩ
khác đi, yêu thương nhiều hơn”. Em nghĩ gì về hai quan niệm này?
Định hướng giải quyết tình huống: cả hai quan niệm đều có cái hay riêng. Hai
quan niệm nhìn bề ngồi có vẻ mâu thuẫn, ngược chiều với nhau nhưng về bản chất
cốt lõi là giống nhau. Tất cả đều hướng con người đến lối sống tích cực, cân bằng
và u đời hơn. Sở dĩ có sự khác nhau là ở thời điểm xuất phát. Quan niệm của
Xuân Diệu được nêu lên vào đầu thế kỉ XX, khi mà cả hàng mấy thế kỷ tồn tại
quan niệm sống: ung dung, tự tại, vô vi. Hơn nữa lúc bấy giờ tuổi trẻ gần như rơi
vào sự khủng hoảng lí tưởng, mất phương hướng… người thì rơi vào nỗi sầu vạn
kỷ, người thoát lên tiên, kẻ chạy trốn vào thế ma quái, điên loạn, thì quan niệm
sống của Xn Diệu như thế là rất tích cực. Cịn ở quan niệm thứ hai lại xuất hiện ở
thời đương đại khi mà nhịp sống quá nhộn nhịp, con người dễ bị cuốn vào những
áp lực của nhu cầu vật chất của cuộc sống. Vì thế con người dường như để vụt mất
những giá trị sống đích thực. Do đó với quan niệm này, cũng hướng chúng ta đến
một lối sống lành mạnh, tích cực và cân bằng hơn.
2.3.4. Tạo dư âm trong hoạt động kết thúc giờ học
Nhiều giáo viên đã giản đơn hóa phần kết thúc giờ học bằng cách tổng kết sơ sài
nội dung và nghệ thuật, giao bài tập về nhà cho học sinh mà ít khi chú ý đến tạo ấn
tượng cuối cùng để giờ học cịn đọng mãi trong trí nhớ học sinh về cái hay cái đẹp
của văn bản khiến các em náo nức tìm hiểu thêm về nó. Hoạt động kết thúc giờ học
phải tạo cho học sinh có cái nhìn tổng thể nâng những nội dung phân tích lên thành
những vấn đề có ý nghĩa khái quát về phong cách biểu hiện của tác giả, về ý nghĩa
nội dung tác phẩm, về vị trí vai trị của tác phẩm và tác giả… Với bài thơ Vội vàng
để phát triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh, tôi cho học sinh phát biểu

cảm nghĩ về bài thơ, cho các em nhập vai tác giả để nói về “đứa con đẻ” của mình
kết hợp hình ảnh về thiên nhiên mùa xuân và âm nhạc để tạo dư ba trong lòng học
sinh.
16


2.3.5. Đa dạng hóa phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá giúp học
sinh phát huy năng lực cảm xúc thẩm mỹ
Thứ nhất : Ở giờ học trên lớp
Thông qua việc quan sát các hoạt động học của học sinh, tơi sẽ chú ý các diễn
biến tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ của học sinh trong việc tiếp nhận văn bản để có sự
chia sẻ, khuyến khích hoặc điều chỉnh kịp thời. Đánh giá năng lực cảm xúc thẩm
mỹ của học sinh trước những hình ảnh, những nhân vật, những sắc màu cuộc sống
được gửi gắm trong văn bản. Có thể đánh giá năng lực cảm xúc thẩm mỹ của học
sinh qua ngôn ngữ, qua nét mặt, cử chỉ, giọng điệu được thể hiện qua các hoạt động
như thảo luận nhóm, tranh luận, thuyết trình….
Thứ hai : Đánh giá qua các bài kiểm tra
Bên cạnh đó tơi chú trọng đánh giá năng lực cảm xúc thẩm mỹ của học sinh qua
các bài kiểm tra. Nội dung kiểm tra cần đa dạng không chỉ hướng đến những giá trị
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà cần khơi gợi kết nối tác phẩm với cuộc
sống để học sinh bộc lộ được những tình cảm thái độ cách ứng xử trong những tình
huống của cuộc sống từ góc độ thẩm mỹ. Để đánh giá được năng lực cảm xúc thẩm
mỹ của học sinh câu hỏi, bài tập và đề văn trước hết cũng phải tạo ra được một hiệu
ứng cảm xúc, tác động mạnh mẽ đến trái tim và khơi gợi được những cảm hứng
mạnh mẽ của học sinh để những gì học sinh thể hiện trong bài viết phải xuất phát từ
trái tim nồng nhiệt của mình. Do vậy một đề văn cần phải có chất văn tạo cảm xúc
và rung động cho người viết. Chất văn thể hiện ở cách dùng câu chữ ở cách dẫn dắt
nêu vấn đề ở nội dung và chất lượng của phàn trích dẫn. Đề văn cũng phải phân
hóa được đối tượng, đề văn hay phải giúp cho học sinh giỏi có cơ hội bộc lộ năng
lực, năng khiếu cá nhân đồng thời cũng giúp cho học sinh yếu kém thấy được

những gì mình chưa với tới được. Ví dụ khi học xong bài Vội vàng tôi ra đề bài như
sau:
Học xong bài Vội vàng, em thấy ấn tượng nhất với câu thơ, đoạn thơ hoặc
hình ảnh nào? Vì sao?
Đề bài chỉ gồm một câu nhưng có thể vừa kiểm tra khả năng bộc lộ, chia sẻ cảm
xúc, suy nghĩ, cách thưởng thức đánh giá riêng của học sinh vừa kiểm tra năng lực
lí giải, phân tích của học sinh.
17


2.3.6. Ghi nhật kí văn học
Tơi hướng dẫn các em có quyển sổ ghi lại cảm xúc khi tiếp xúc với văn bản có
thể theo hướng sau :
1) Nêu cảm xúc của em sau khi học xong bài thơ? Những hình ảnh và câu thơ hay
nhất trong bài?
2) Điểm gặp gỡ giữa thi sĩ và tôi?
3) Thư gửi Xuân Diệu?
Như vậy, cùng với các phương tiện, kĩ thuật dạy học khác, nhật kí đọc văn có
những tiềm năng, tác dụng đặc biệt trong việc nâng cao năng lực thẩm văn, bình
văn cho học sinh. Nó đồng thời là phương tiện hữu hiệu trong việc giúp học sinh
nâng cao năng lực cảm xúc thẩm mỹ, tư duy sáng tạo; rèn luyện cho học sinh năng
lực diễn đạt giàu hình ảnh, đồng thời nâng cao năng lực tự học cho học sinh .
2.3.7. Tạo diễn đàn để học sinh đánh giá về văn bản
Tơi u cầu lớp phó học tập tạo một diễn đàn có thể là nhóm Zalo hoặc
Messenger bởi suy cho cùng thì nên hướng dẫn các em phát huy những lợi ích của
khoa học kĩ thuật chứ cũng khơng nên và khơng thể cấm đốn tuyệt đối. Ở diễn đàn
này các em có thể:
- Thoải mái chia sẻ cảm xúc và các đánh giá về văn bản.
- Chia sẻ những bài phê bình hay, đánh giá của các tác giả khác về văn bản từ đó
đọc văn người sửa văn mình.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân
Thứ nhất: Hiệu quả trong việc tạo sự hứng thú, tự giác, tích cực cho học sinh
trong học tập.
Từ việc khảo sát hoạt động học của học sinh: Qua quan sát hoạt động của học
sinh trong tiết học thực nghiệm có thể thấy, học sinh khá hào hứng khi nhận nhiệm
vụ , tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ. Có được sự hào hứng và tích cực đó là
bởi giờ học đã trở nên sinh động hơn nhờ các phương pháp phát triển năng lực cảm
xúc thẩm mỹ. Học sinh đã hoàn toàn trở thành chủ thể của hoạt động chứ khơng
cịn là đối tượng. Học sinh làm chủ các hoạt động học đồng thời có thể thoải mái
chia sẻ những cảm xúc cá nhân, tự tin khi thuyết trình, đưa ra được những ý kiến,
18


đánh giá lí giải sâu sắc về văn bản. Qua đó học sinh sẽ có những kĩ năng để tự học,
tự tìm hiểu những văn bản khác cùng thể loại.
Thứ hai : Hiệu quả trong bài làm văn nghị luận văn học của học sinh
Trong những năm vừa qua, trong q trình giảng dạy, bản thân tơi đã có thử
nghiệm đối với việc vận dụng các phương pháp phát triển năng lực cảm xúc thẩm
mỹ cho học sinh qua văn bản Vội vàng như đã trình bày ở trên. Thực tế đã chứng
minh, các phương pháp trên đưa lại hiệu quả khá khả quan : Học sinh khơng cịn sợ
làm văn đặc biệt là ở thể loại thơ, học sinh khơng cịn vay mượn cảm xúc của các
sách tham khảo mà biết thể hiện cảm xúc của cá nhân, không chỉ thế học sinh còn
biết dùng từ độc đáo, viết văn có hình ảnh và cảm xúc để bài làm văn có chất văn.
Điều đó chứng tỏ đây là một phương pháp ưu việt.
Cụ thể trong năm học vừa qua 2020 -2021 khi dạy xong văn bản Vội vàng
tại trường THPT Cẩm Thuỷ 2 tôi đã tiến hành kiểm tra và lấy kết quả ở lớp 11Clớp thực nghiệm và lớp 11C3 - lớp đối chứng thông qua bài kiểm tra. Kết quả cụ
thể như sau:
Điểm


Điểm 9 - 10
Điểm 7- 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp
11C3 ( 44 hs)
3
6,8
13
29,5
22
50,1
6
13,6
11C ( 42 hs)
6
14,3
24
57,1
10
23,8
2

4,8
Như vậy qua kết quả kiểm tra từ hai lớp cho chúng ta thấy rằng với các phương
pháp phát triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh qua văn bản Vội vàng được
áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 11C đã có kết quả khả quan.
3. KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu, trực tiếp giảng dạy, tiến hành thực nghiệm kiểm
tra và xử lí kết quả. Bản thân tôi thấy rằng :
Các phương pháp phát triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh qua văn bản
Vội vàng ở chương trình Ngữ Văn 11 đã đạt được một số thành công sau:
- Ở tiết đọc hiểu học sinh giàu cảm xúc hơn
- Học sinh hứng thú với môn Văn hơn, yêu Văn hơn, chủ động hơn trong việc tìm
hiểu và khám phá văn bản.
- Khắc phục được tình trạng “sợ” làm văn của học sinh .

19


- Chất lượng bài viết của các em được nâng lên. Khi tham gia các kì thi học kì và kì
thi học sinh giỏi cấp trường phần nghị luận văn học đặc biệt là ở văn bản Vội vàng
các em đều làm rất tốt.
Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn
Tuy nhiên trong q trình viết sáng kiến chắc chắn cịn có nhiều thiếu sót rất mong
q thầy, cơ góp ý để chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau trong công tác giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 9/5/2021
Tơi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép

nội dung của người khác.

Nguyễn Thị Lan

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học
2. Đỗ Lai Thúy, Xuân Diệu – về tác gia tác phẩm.
3. Phan Trọng Luận- Phương pháp dạy học văn học- Giáo trình đào tạo từ xa,
Đại học Huế.
4. Phan Trọng Luận, Văn chương bạn đọc sáng tạo, Nxb Đại học Sư phạm
5. Nguyễn Đăng Mạnh, Những bài văn hay và khó trong chương trình văn
PTTH, Nxb Giáo dục.

DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.


Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Cẩm Thủy 2.

TT

Cấp đánh
giá xếp loại
(Ngành GD
Tên đề tài SKKN

cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
Một số biện pháp giúp học sinh tạo Sở GD- ĐT
chất văn trong viết bài nghị luận
văn học lớp 11 ở trường THPT Cẩm
Thuỷ 2.

PHỤ LỤC
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

Kết quả đánh
Năm học
giá xếp loại
đánh
giá
(A, B, hoặc
xếp loại
C)
Loại C

2015-2016


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM XÚC THẨM
MỸ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN “VỘI VÀNG” CỦA
XUÂN DIỆU - CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 Ở TRƯỜNG THPT CẨM
THỦY 2.
Ngày soạn
Tiết (PPCT): 78,79


VỘI VÀNG
Xuân Diệu

I. Mục tiêu cần đạt
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1.Về kiến thức
- Cảm nhận và phân tích được nét đẹp trong tâm hồn nhà thơ, quan niệm sống yêu
đời, khao khát mãnh liệt, giao cảm với đời, sống hết mình và quan niệm về thời
gian tuổi trẻ hạnh phúc của Xuân Diệu.
- Phân tích, đánh giá được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt dồi
dào và triết lí sâu sắc trong kết cấu bài thơ.
- Hoàn thiện chân dung một nhà thơ với phong cách nghệ thuật độc đáo: nghệ thuật
xây dựng hình tượng, kết cấu, nhịp điệu, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.
2. Về kĩ năng
- Có kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng đọc hiểu thơ tự do
- Biết sử dụng cảm xúc thẩm mỹ để đọc hiểu thơ trữ tình.
3. Về thái độ
- Có thái độ sống tích cực, quý trọng thời gian, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, quý
trọng tuổi trẻ và biết khát khao hạnh phúc.
Hình thành các năng lực cho học sinh:
4. Về năng lực
-Năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
-Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về các vấn đề trong văn bản
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản
- Năng lực thẩm mỹ: Phát triển cảm xúc thẩm mỹ.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên



×