Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

SKKN một số PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN tư DUY GIÚP HỌC SINH HỌCTỐT môn TIN HỌC 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 19 trang )

SKKN: Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp học sinh học tốt môn Tin học 12

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội ngày này ngày Tin học được ứng dụng trong hầu hết mọi mặt của
đời sống xã hội và đem lại nhiều hiệu quả to lớn, trong đó có trên 80% là ứng dụng
trong công tác quản lý. Việc đưa môn Tin học vào giảng dạy ở trường phổ thông cũng
được đẩy mạnh và không kém tầm quan trọng.
Nhận thức được sự ảnh hưởng to lớn của bộ mơn Tin học nói riêng và của lĩnh
vực cơng nghệ thơng tin nói chung đối với sự phát triễn của xã hội, tôi nghĩ bản thân
là một giáo viên Tin học phải có trách nhiệm làm sao cho học sinh hiểu và u thích
mơn học này, khơi dậy niềm đam mê, sáng tạo để nghành Tin học ngày càng phát
triễn mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn.
Học sinh lớp 12, lần đầu tiên các em được làm quen với dạng bài toán quản lý
mà từ trước đến nay các em chưa bao giờ được biết tới. Bài tốn quản lý khơng đơn
thuần như các bài toán khác là xác định được dữ liệu đầu vào, đầu ra và tìm ra cách
giải mà nó khá là trừu tượng địi hỏi học sinh phải biết phân tích, lập luận tư duy,
sáng tạo một cách logic và khoa học.
Để học sinh học tốt phần này chúng ta cần phải có phương pháp phù hợp để rèn
luyện tư duy học tập cho học sinh, giúp các em tích cực, chủ động, tìm tịi, khám phá
để giải quyết các bài tốn đó, từ đó học sinh biết vận dụng linh hoạt trong các tình
huống thực tế.
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học tại trường THPT Cẩm Thủy 1 bản
thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào nâng cao chất lượng dạy học, làm sao để
các em có một cách học tốt khi học phần kiến thức này.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy và từ kinh nghiệm của bản thân tôi nhận thấy
rằng: chúng ta hồn tồn có thể nâng cao được chất lượng giờ dạy mơn tin học 12. Đó
cũng chính là lý do để tôi viết đề tài “Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp
học sinh học tốt môn tin học 12”.
2. Mục đích nghiên cứu
Giúp HS hiểu sâu sắc hơn về dạng bài toán quản lý, tự tin và chủ động hơn khi giải


quyết các bài toán thực tế.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Môn Tin học 12
- HS khối 12 trường THPT Cẩm Thủy 1
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra: Thực trạng dạy tin 12 ở các lớp trong các trường THPT.
- Phương pháp gợi mở, phát huy tích tích cực chủ động của học sinh.
- Phương pháp thống kê so sánh.

GV: Lê Thị Chung

THPT Cẩm Thủy 1

1


SKKN: Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp học sinh học tốt môn Tin học 12

II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm về phương pháp rèn luyện tư duy
Phương pháp rèn luyện tư duy là một trong các những phương pháp giáo dục,
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, hướng
tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập
trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ khơng phải là tập trung vào phát
huy tính tích cực của người dạy. [5]
Tuy nhiên để dạy học theo phương pháp này thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so
với dạy theo phương pháp cũ. Phương pháp này yêu cầu sự kết hợp nhịp nhàng giữa
kỹ năng tổ chức của giáo viên và kỹ năng ứng biến của học sinh, đồng thời sử dụng
các phương tiện dạy học hợp lý và đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá thường

xuyên trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập.
1.2.Tầm quan trọng của tư duy đối với hoạt động học. [6]
 Giai đoạn cấp học phổ thông các em rất dễ lơ là trong học tập, do những biến
đổi tâm sinh lý. Vì vậy việc rèn luyện tư duy học tập sẽ giúp các em lấy lại
động lực học tập, là việc làm cần thiết.
 Việc kết hợp phương pháp giữa học và trò chơi vận động đem lại hiệu quả tích
cực, nhất là tạo hứng thú trong học tập, biết cách phân biệt đúng sai, tránh ảnh
hưởng của cuộc sống bên ngồi vào q trình học tập.
 Giúp các em nhận thức được những kiến thức mới trong chương trình học của
cấp học THPT, từ đó cần phải thay đổi phương pháp học so với giai đoạn
trước. Việc rèn luyện tư duy học tập sẽ giúp học sinh làm quen với phương
pháp tự học trong cấp học tiếp theo.
 Giúp các em chủ động hoàn thành bài tập về nhà và các việc được giao. Nhờ
đó các em tìm ra được những phần kiến thức cịn thiếu và yếu của bản thân,
những kiến thức bị “hổng” của các năm học trước, để từ đó có biện pháp củng
cố kiến thức đã mất nhằm thay đổi chất lượng học tập của bản thân.
 Trang bị những kỹ năng trong học tập: kỹ năng điều phối áp lực, sợ hãi trong
học tập; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng vượt qua khó khăn về đặc điểm tâm
lý tuổi tránh ảnh hưởng tới việc học.
 Rèn luyện thói quen học nhanh, hiểu sâu các kiến thức được trang bị trên lớp.
Biết cách tự tìm kiếm tài liệu học tập bổ trợ, nâng cao hiệu quả học tập cả trên
lớp và ở nhà.
 Giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin thể hiện ý kiến bản thân, tự tin trong học tập
trên lớp, nâng cao điểm số, kiến thức và hoàn thành mục tiêu đề ra.
 Rèn luyện tư duy học tập không những trang bị về kiến thức, phương pháp học,
mà cịn rèn luyện cho các em tính kiên trì, bản lĩnh giải quyết khó khăn, vấn đề
liên quan tới học tập, giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống.

GV: Lê Thị Chung


THPT Cẩm Thủy 1

2


SKKN: Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp học sinh học tốt môn Tin học 12

 Rèn luyện tư duy học tập là sự chuẩn bị về cả kiến thức, kỹ năng và phương
pháp học tập hiệu quả cho các em học sinh, giúp các em trở thành người tài
giỏi như gia đình và bản thân các em mong muốn.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.1. Thực trạng chung.
- Môn Tin học là môn không được chọn làm môn thi tốt nghiệp hay thi đại học
cho nên học sinh ln có tư tưởng là “học Tin học chẳng để làm gì”.
- Khả năng tư duy của các em cịn hạn chế, hầu hết các em chỉ học đối phó để
kiểm tra bài cũ, học vẹt trong các kì kiểm tra định kì.
2.2. Thực trạng đối với giáo viên.
Nhiều giáo viên chưa có phương pháp dạy học phù hợp. Đa số các giáo viên khi
đến tiết dạy chỉ quan tâm tâm đến việc truyền đạt được hết kiến thức trong sách giáo
khoa là xong.
2.3. Thực trạng đối với học sinh.
Học sinh không xác định được mục tiêu của môn học, khơng biết học để làm gì.
Đa số các em ln có tư tưởng học để thi tốt nghiệp, thi đại học. Do đó các em chỉ
chú tâm vào học những môn được chọn để thi tốt nghiệp, thi đại học. Trong khi đó
mơn tin 12 lại là mơn được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống
3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để đạt được mục đích dạy học của mỗi bài học đó là niềm trăn trở của mỗi người
làm nghề dạy học: để làm được điều đó mỗi giáo viên đều có một cách truyền thụ
phương pháp riêng, nhưng điều quan trọng đầu tiên là làm thế nào để học sinh hào hứng
sau mỗi tiết dạy, từ đó u thích mơn học của mình, say mê học tập nghiên cứu, sáng

tạo.... Dưới đây là một số phương pháp nhằm rèn luyện tư duy học tập hiệu quả cho
học sinh trong quá trình tổ chức dạy học đối với môn Tin học:
3.1. Phương pháp phỏng vấn nhanh, mang tên: “Cùng khởi động”
Giáo viên chuẩn bị các bộ câu hỏi. Gọi mỗi lượt 1 học sinh đứng trước lớp.
Thực hiện qua 4 bước:
Bước 1: Giáo viên lần lượt đọc các câu hỏi trong bộ câu hỏi.
Bước 2: Học sinh trả lời nhanh đáp án.
Bước 3: Giáo viên đưa ra đáp án (sai/đúng) sau mỗi câu hỏi.
Bước 4: Cả lớp cùng xác định đáp án.
Phương pháp này thường dùng để kiểm tra bài cũ, lúc đầu các em cảm thấy áp
lực, qua các câu trả lời cho thấy các em nắm bắt yêu cầu rất non và còn thể hiện rõ
các em nắm kiến thức không vững. Sau một thời gian làm quen, việc trả lời ngắn yêu
cầu nhanh và chính xác rèn luyện nhiều kỹ năng cho các em giúp các em ý thức việc
nắm bắt yêu cầu của câu hỏi, tự giác bổ sung kiến thức hỏng, tự tin với đáp án của
bản thân. Nhờ đó học sinh rất hứng thú với phương pháp này.
Ví dụ: Một số bộ câu hỏi đã sử dụng ở chương trình 12 là:
Tiết 38- BÀI TẬP THỰC HÀNH 9 (Tiết 2) [1][4]
GV: Lê Thị Chung

THPT Cẩm Thủy 1

3


SKKN: Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp học sinh học tốt môn Tin học 12

Bộ câu hỏi 1:
1. Những đối tượng nào của Access cho phép nhập dữ liệu?
 Bảng, biểu mẫu
2. Để nhập dữ liệu cho trường Họ tên, ta phải chọn kiểu dữ liệu nào cho thích

hợp?
 Text
3. Các biểu tượng để thực hiện lọc dữ liệu trong Microsoft Access có chung với
nhau hình gì?
 Cái phễu
4. Điều kiện để truy vấn dữ liệu được viết ở hàng nào trong lưới QBE?
 Criteria/or
Bộ câu hỏi 2:
1. Biểu tượng cho phép thiết lập khóa chính?
 Chìa khóa
2. Nguồn dữ liệu được chọn khi tạo mẫu hỏi được lấy từ những đối tượng nào?
 Bảng, mẫu hỏi
3. Để nhập dữ liệu cho trường Ngày bán, ta phải chọn kiểu dữ liệu nào cho
thích hợp?
 Date/Time
4. Có bao nhiêu chế độ làm việc với báo cáo?
2
Bộ câu hỏi 3:
1. Có bao nhiêu đối tượng của Access đã được học?
4
2. Nêu đặc điểm của trường khóa chính trong cửa sổ liên kết?
 in đậm
3. Để tạo mẫu hỏi có gộp nhóm, ta kích hoạt biểu tượng nào?
Σ
4. Trong báo cáo có thể sử dụng hàm sum để tính tổng các dữ liệu kiểu số,
đúng hay sai?
 Đúng

GV: Lê Thị Chung


THPT Cẩm Thủy 1

4


SKKN: Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp học sinh học tốt môn Tin học 12

3.2. Phương pháp sàng lọc nhanh, mang tên “Cặp đơi hồn hảo” [7]
Giáo viên chuẩn bị một số “cụm từ” ở các mẫu giấy kín. Chọn một lượt 2 học
sinh đứng quay lưng vào nhau (1 học sinh quay mặt vào bảng đen, 1 học sinh quay
mặt xuống lớp).
Thực hiện qua 5 bước:
Bước 1: Xác định chủ đề (1 học sinh chọn 1 mẫu giấy kín).
Bước 2: Đưa ra các thơng tin liên quan (diễn tả bằng ngôn ngữ là các ý liên
quan đến khái niệm, đặc điểm, tính chất…).
Bước 3: Học sinh sàng lọc thông tin để chọn đáp án ghi ra bảng.
Bước 4: Giáo viên cùng học sinh phân tích thơng tin.
Bước 5: Giáo viên chốt kiến thức. Bầu chọn cặp đơi hồn hảo nhất.
Phương pháp này thường dùng để kiểm tra các kiến thức thuần lý thuyết như
khái niệm, lúc đầu các em cảm thấy không biết sử dụng ngôn từ như thế nào để diễn
tả nên cứ ấp úng, đôi lúc không nhớ các kiến thức liên quan đến cụm từ. Chỉ sau một
thời gian phương pháp này đã được học sinh hứng thú đề nghị giáo viên tổ chức
nhiều hơn và nhiều học sinh mạnh dạn xung phong diễn tả với ngôn ngữ ngắn gọn, rõ
ràng. Học sinh đốn đúng thì được nhận ngay một tràn vỗ tay khen ngợi khiến học
sinh vui sướng và tự tin hơn về bản thân.
Ví dụ: Ở chương trình 12, tiết 6- BÀI TẬP [4] đã sử dụng một số cụm từ cũng như
một số gợi ý để mô tả việc sử dụng phương pháp trên, cụ thể là:
* Từ khóa “Khai thác hồ sơ”: [1]
Gợi ý: - Đây là 1 công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức.
- Tên gọi chung cho các thao tác: Tìm kiếm, thống kê, sắp xếp, lập báo

cáo, …
-…
* Từ khóa “Hệ quản trị cơ sở dữ liệu” [1]
Gợi ý: - Đây là tên của bài số 2 chương 1.
- Tên gọi của phần mềm tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL.
-…
* Từ khóa “Cơ sở dữ liệu” [1]
Gợi ý: - Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau được lưu trữ trên các thiết bị nhớ
được gọi là gì?
- Sản phẩm được tạo ra từ Hệ QTCSDL.
-…
* Từ khóa “Hệ cơ sở dữ liệu” [1]
Gợi ý: - Đây là tên mục 3 trong bài 1.
GV: Lê Thị Chung

THPT Cẩm Thủy 1

5


SKKN: Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp học sinh học tốt môn Tin học 12

- Thuật ngữ để chỉ 1 CSDL cùng với Hệ QTCSDL quản trị và khai thác
CSDL đó.
-…
* Từ khóa “Người lập trình ứng dụng” [1]
Gợi ý: - Ai là người tạo ra các chương trình khác nhau đáp ứng nhu cầu khai thác
CSDL cho mọi người.
- Đây là người có trình độ tin học cao.
-…

3.3. Phương pháp lấy ý kiến ghi lên bảng, mang tên “Đồng đội”
Chia lớp thành các đội (theo tổ). Chia bảng đen tương ứng, phát 1 viên phấn
cho mỗi đội. Trong thời gian qui định, đội nào nhanh và hiệu quả nhất sẽ là đội chiến
thắng.
Thực hiện qua 5 bước:
Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề - đặt câu hỏi.
Bước 2: Thành viên các đội lần lượt thay nhau ghi đáp án ở bảng.
Bước 3: Cả lớp xác định thời gian và số lượng đáp án đúng của các đội.
Bước 4: Giáo viên tổng hợp ý kiến. Kết luận đội chiến thắng.
Bước 5: Giáo viên kết luận chủ đề.
Phương pháp này thường dùng để kiểm tra kiến thức ở các tiết bài tập theo
nhóm chủ đề. Lúc mới tổ chức một số thành viên trong đội rụt rè, thiếu nhanh nhẹn
chạp gây ảnh hưởng tồn đội, có đội có thành viên không tham gia theo lượt nên vi
phạm luật chơi, bị loại. Đến lần hai trở đi các thành viên trách nhiệm hơn, ý thức vì
tập thể, biết cùng nhau xác định đáp án và quan tâm chuẩn bị cho các thành viên kế
tiếp. Các đội biết quan sát lẫn nhau để cố gắng nhanh tay hơn. Với phương pháp này
kiến thức được củng cố cho tất cả thành viên của đội trong khi chơi.
Ví dụ: Tổ chức phương pháp này trong chương trình 12 tiết 30- BÀI TẬP [4] với đề
tài: “Xây dựng 1 cơ sở dữ liệu để quản lí các ngành nghề” để xây dựng các thuộc
tính, kiểu dữ liệu, khóa chính và mối liên kết cho 3 bảng được nêu tên.
Học sinh thực hiện theo thứ tự các yêu cầu.
Mỗi học sinh lần lượt thay nhau lên bảng ghi 1 dữ kiện rồi đến học sinh tiếp
theo trong thời gian tối đa 10 phút, lưu ý học sinh không được bỏ lượt.
Yêu cầu:
1. Xác định 15 trường cần quản lý cho cả 3 bảng, ghi chú kiểu dữ liệu tương
ứng.
2. Chọn trường khóa chính.
3. Thiết lập mối liên kết giữa các bảng.

GV: Lê Thị Chung


THPT Cẩm Thủy 1

6


SKKN: Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp học sinh học tốt môn Tin học 12

Đội 1: QUẢN LÝ VẬN TẢI
với 3 bảng sau: XE, VẬN CHUYỂN, MẶT HÀNG

XE

VANCHUYEN

MATHANG

SOXE

(T
)

STT

(A
)

MAHANG

(T)


CHUXE

(T
)

SOXE

(T)

TENHANG

(T)

SDT

(T
)

MAHANG

(T)

DONVITINH

(L)

LOAIX
E


(T
)

KHOILUONG

(N
)

HANGSX

(T)

NGAYVC

(D
)

GIANIEMYE
T

(C
)

DIACHINHA
N

(T)

Đội 2: QUẢN LÝ NHÂN SỰ
với 3 bảng sau: NHÂN VIÊN, THU NHẬP, PHÒNG BAN

NHANVIEN

THUNHAP

PHONGBAN

MANV

(T)

MANV

(A
)

MAPHONG

(T
)

HOTEN

(T)

MAPHONG

(T)

TENPHON
G


(T
)

NGAYSINH

(D
)

PHUCAP

(N
)

SDT

(T
)

GIOITINH

(Y
)

TONGLUONG (D
)

DIACHI

(T)


CHUCVU

(T)

TRINHDO

(L)

GV: Lê Thị Chung

THPT Cẩm Thủy 1

7


SKKN: Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp học sinh học tốt môn Tin học 12

HESOLUON
G

(T)

Đội 3: QUẢN LÝ THƯ VIỆN
với 3 bảng sau: SÁCH, MƯỢN TRẢ, ĐỘC GIẢ

SACH

MUONTRA


DOCGIA

MASACH

(T)

STT

(A
)

SOTHE

(N
)

TENSACH

(T)

MASACH

(T)

HOTEN

(T)

TENTACGIA (T)


SOTHE

(N
)

LOP

(L)

NHAXB

(T)

NGAYMUON (D
)

GIOITIN
H

(Y
)

NAMXB

(N
)

NGAYTRA

DIACHI


(T)

(D
)

3.4. Phương pháp tạo tình huống - hỏi chuyên gia, mang tên “Tôi là chuyên gia”
[7]
Phân công 2 học sinh 1 nhóm cùng làm việc trên một máy tính và ghi chép
những thao tác và kinh nghiệm thu được khi giải quyết vấn đề vào vở. Trong thời
gian nghiên cứu, giáo viên ghi nhận các nhóm giải quyết nhanh, đúng và các phương
pháp của học sinh đã thực hiện.
Thực hiện qua 6 bước:
Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề, đặt câu hỏi mở.
Bước 2: Lấy các gợi ý hiển thị lên bảng.
Bước 3: Học sinh nghiên cứu giải quyết tình huống.
Bước 4: Ghi nhận danh sách chuyên gia, giới thiệu chuyên gia.
Bước 5: Chuyên gia giải đáp câu hỏi.
Bước 6: Giáo viên chốt chủ đề.

GV: Lê Thị Chung

THPT Cẩm Thủy 1

8


SKKN: Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp học sinh học tốt môn Tin học 12

Phương pháp này thường được tổ chức trong các giờ thực hành, trong khoản

thời gian sau khi học sinh hoàn thành nội dung bài tập thực hành theo chuẩn kiến
thức, kỹ năng. Đặc biệt để mở rộng thêm một số kiến thức ngoài sách giáo khoa.
Phương pháp này đã kích thích hiệu quả đối với các em học khá, giỏi nhiều hứng thú
với mơn học và nâng cao kỹ năng nghiên cứu, tìm tòi và tự tin vào bản thân. Đối với
các em trung bình, yếu lại hình thành được cảm nhận khơng việc gì khơng thể và q
khó đối với khả năng bản thân vì vậy những yêu cầu này lại là bài tập về nhà của
chính đối tượng này. Đối với giáo viên khi củng cố kiến thức trở nên dễ dàng hơn,
cịn học sinh thì nhớ sâu kiến thức hơn.
Ví dụ: Tiết 30- BÀI TẬP THỰC HÀNH 7 (mẫu hỏi trên nhiều bảng) [1][4]
Cho CSDL Quanly_kinhdoanh gồm 3 bảng:

GV: Lê Thị Chung

THPT Cẩm Thủy 1

9


SKKN: Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp học sinh học tốt môn Tin học 12

Hãy tạo mẫu hỏi thực hiện các yêu cầu sau:
1) Tạo mẫu hỏi liệt kê các loại mặt hàng cùng số lần được đặt
2) Tạo mẫu hỏi thống kê số lượng trung bình, cao nhất, thấp nhất
trong các đơn đặt hàng theo tên mặt hàng
3) Tính thành tiền cho mỗi hóa đơn
* - Học sinh thực hành trên máy, ghi chép, báo cho giáo viên khi thành công.
Đối với câu hỏi 1 và 2 học sinh có thể tự làm được theo hướng dẫn của giáo viên:
Mẫu hỏi 1: Cách làm và kết quả được thể hiện ở các bảng sau:

GV: Lê Thị Chung


THPT Cẩm Thủy 1

10


SKKN: Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp học sinh học tốt môn Tin học 12

Mẫu hỏi 2: Cách làm và kết quả được thể hiện ở các bảng sau:

GV: Lê Thị Chung

THPT Cẩm Thủy 1

11


SKKN: Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp học sinh học tốt môn Tin học 12

* Đối với câu hỏi 3 ta phải tạo thêm một trường thành_tiền với công thức:
thành_tiền: [SL] *[dongia]
Câu này giành cho những HS khá giỏi. Do đó sau khi học sinh làm xong câu 1, câu 2.
Giáo viên giới thiệu chuyên gia (là một trong những học sinh khá giỏi biết cách làm)
lên thực hiện trên máy hướng dẫn cho các bạn khác cách làm của mình.
Mẫu hỏi 3: chuyên gia thể hiện cách làm và kết quả được thể hiện ở bảng sau:

H1. Mẫu hỏi ở chế độ thiết kế

GV: Lê Thị Chung


THPT Cẩm Thủy 1

12


SKKN: Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp học sinh học tốt môn Tin học 12

H2.Mẫu hỏi ở chế độ trang dữ liệu
Sau đây là một số hình ảnh hoạt động của học sinh trên phòng máy khi tôi sử dụng
phương pháp này trong tiết dạy thực hành:

H3. Chuyên gia lên hướng dẫn cách làm cho cả lớp

GV: Lê Thị Chung

THPT Cẩm Thủy 1

13


SKKN: Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp học sinh học tốt môn Tin học 12

H4. Cả lớp quan sát trên màn hình máy chiếu cách làm của chun gia
3.5. Phương pháp làm việc nhóm và thuyết trình hiệu quả [7]
Chia nhóm theo bàn (2 bàn/1 nhóm) hoặc theo tổ (cả lớp chia làm 4 tổ) thông
báo thời gian báo cáo. Giáo viên nêu yêu cầu, tổ chức thực hiện thảo luận trong tiết,
phát thảo báo cáo trên giấy A4, chọn cách đặt vấn đề ấn tượng, ví dụ chất lượng
truyền tải nội dung. Chuẩn bị báo cáo trên giấy A4, giao cho các nhóm cử đại diện
báo cáo trước lớp.
Thực hiện qua 3 khâu:

* Khâu làm việc nhóm, chuẩn bị thuyết trình:
- Xác định rõ chủ đề thuyết trình, thời gian thuyết trình, nội dung trọng
tâm vấn đề;
- Chuẩn bị những thông tin liên quan như các ví dụ minh họa, những tài
liệu, giáo trình; Chuẩn bị trực quan; Lựa chọn phương tiện.
- Chọn cách đặt vấn đề ấn tượng, hiệu quả.
- Xây dựng hoàn thiện nội dung thuyết trình.
* Khâu thực hiện thuyết trình:
GV: Lê Thị Chung

THPT Cẩm Thủy 1

14


SKKN: Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp học sinh học tốt môn Tin học 12

- Ngôn ngữ trình bày phải chính xác, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và phải sử
dụng ngữ điệu hợp lý.
- Thực hiện thuyết trình khơng q 10 phút. Khi thực hiện thuyết trình phải
chú ý đến giọng nói, cử chỉ và ánh mắt tới các thành viên lớp.
- Sử dụng trực quan hợp lý, sử dụng phương tiện hợp lý.
* Các nhóm nhận xét, góp ý ngôn ngữ, phong cách, cách trình bày, nội dung
báo cáo. Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.
Để rèn kỹ năng làm việc nhóm và báo cáo thuyết trình kết quả trước lớp, giáo
viên thường xuyên tổ chức phương pháp này. Tuy nhiên để học sinh thực hiện hiệu
quả và chất lượng hơn, cần có nhiều thời gian làm việc nhóm dưới sự giám sát và
hướng dẫn, gợi ý kịp thời của giáo viên. Ngay ở khâu đầu tiên này giáo viên giúp các
nhóm chuẩn nội dung và phát thảo được báo cáo. Sau đó các nhóm tiếp tục thảo luận
cách trình bày, đặt vấn đề như thế nào, ví dụ minh họa ở đâu. Cuối cùng chọn được

người báo cáo tốt để đại diện nhóm. Trước khi báo cáo trước lớp các nhóm phải làm
việc theo nhóm để lắng nghe, góp ý cho người báo cáo, nhờ đó có thể sẵn sàng có
một buổi thuyết trình hiệu quả. Khi thực hiện kỹ lưỡng phương pháp này chất lượng
nội dung các nhóm tốt hơn nhiều và những học sinh thuyết trình cũng đã thể hiện rõ
bản lĩnh tốt nhất từ trước đến nay.
Ví dụ: Trong bài tập và thực hành 1 SGK trang 21” TÌM HIỂU CƠ SỞ DỮ LIỆU”
[4][1]
Cách thực hiện: giáo viên chia lớp làm 4 nhóm mỗi nhóm một phương hướng để thảo
luận
 Nhóm 1: Tìm hiểu nội quy, thẻ thư viện, phiếu mượn, trả sách, sổ quản
lý của thư viện, trường THPT Cẩm Thủy 1.
 Nhóm 2: Liệt kê các hoạt động chính của thư viện
 Nhóm 3: Liệt kê các đối tượng cần quản lý trong thư viện của trường
 Nhóm 4: Liệt kê các thông tin cần quản lý trong một đối tượng giáo viên
cho sẵn
Đây là kết quả về nội dung "TÌM HIỂU CƠ SỞ DỮ LIỆU" của một nhóm như
sau:

GV: Lê Thị Chung

THPT Cẩm Thủy 1

15


SKKN: Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp học sinh học tốt môn Tin học 12

Trên đây là một số phương pháp, kèm theo một số ví dụ đã được tơi đã vận
dụng linh hoạt trong q trình giảng dạy chương trình 12 - năm học cuối cấp trung
học phổ thông - cho học sinh khối 12 của trường Cẩm Thủy 1 năm học 2020-2021.

Thực tế đã đạt được những hiệu quả như mong muốn, học sinh hứng thú với chương
trình học, học sinh có thể tự xây dựng đề, dạng bài, tình huống với các bài tốn quản
lý trong thực tế cuộc sống để thách đố nhau, cũng như cùng nhau giải quyết, tiết học
trở nên thú vị.
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Từ thực tế dạy học của bản thân những năm gần đây các lớp 12 tại THPT Cẩm
Thủy 1, tơi nhận thấy phương pháp này có những mặt tích cực sau đây:
Giờ học trở nên sinh động, sôi nổi giảm bớt kiến thức trừu tượng, không sa vời
thực tế mà thiết thực với học sinh, gây hứng thú thực sự cho học sinh, sự u thích
mơn học tăng lên rõ rệt. Học sinh hoạt động tích cực hơn, các thao tác trên máy thực
hiện khá thuần thục. Phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong việc
nắm bắt kiến thức từ thực tiễn và từ kỹ năng thực hành.
GV: Lê Thị Chung

THPT Cẩm Thủy 1

16


SKKN: Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp học sinh học tốt môn Tin học 12

Kết quả: Sau khi áp dụng các phương pháp mà tôi đã nêu ở trên vào các tiết dạy, tôi đã
thu được kết quả khá khả quan: có 95% học sinh ở những lớp tôi giảng dạy trả lời là rất
hứng thú với bài học, hiểu bài hơn, dễ nhớ hơn và yêu thích mơn học hơn.
Qua thời gian áp dụng phương pháp trên tôi nhận thấy chất lượng dạy và học của
nhà trường nói chung của mơn Tin học nói riêng ngày càng được nâng cao, chất
lượng giáo dục ngày càng có sự chuyển biến rõ rệt. Vị thế của nhà trường được xã
hội nghi nhận.
Cụ thể xếp loại học lực các lớp tôi dạy 3 năm học gần đây: so sánh cùng thời ky
Xếp loại học lực bộ môn Tin học

Tổng
Năm học
số HS Giỏi
Khá
TB
Yếu Kém TB trở lên
74
143
132
43
0
349
2018-2019 392
18.88% 36.48% 33.67% 10.97% 0 %
89.03%
17
148
144
24
1
309
2019-2020 334
5.09% 44.31% 43.11% 7.19% 0.3%
92.51%
128
298
100
7
0
526

2020-2021 535
23.93% 55.70% 18.6% 1.3% 0%
98.32%
(Số liệu các năm học tính đến thời điểm hết học kì I)
Đánh giá cụ thể kết quả bộ môn cho 2 lớp của khối 12 là 12A6, 12A7. Đây là 2
lớp tôi chọn để kiểm chứng. Trong đó lớp 12A7 (thuộc nhóm thực nghiệm) dạy theo
phương pháp mới mà tơi đã xây dựng, cịn tại lớp 12A6 (thuộc nhóm đối chứng) tơi
dạy theo phương pháp cũ. Trong 2 lớp tơi dạy thì cả 2 lớp này đều là 2 lớp học khối
xã hội, về năng lực học và khả năng tư duy là tương đương nhau. Số lượng học sinh
của cả 2 lớp mà tôi khảo sát đều là 42 học sinh. Qua khảo sát, thống kê, tổng hợp kết
quả được thể hiện qua 2 bảng dưới đây:
Bảng 1. Bảng khảo sát chất lượng đầu năm học 2020 - 2021
Thống kê chất lượng khảo sát đầu năm học
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém TB trở lên
2
12
20
8
0
35
12A6
42
4,76% 28,57% 47,62% 19,05% 0%
83,33%
1
10

21
10
0
32
12A7
42
2,38% 23,81% 50%
23,81% 0%
76,19%
Bảng 2. Bảng thống kê chất lượng cuối học kì 1 năm 2020 - 2021
Lớp

Tổng số
HS

Lớp

Tổng số
HS

12A6

42

12A7

42

GV: Lê Thị Chung


Giỏi
4
9,52%
9
21,42%

Thống kê chất lượng học kỳ 1
Khá
TB
Yếu Kém TB trở lên
13
20
5
0
37
30,95% 47,62% 11,9% 0%
88,09%
14
19
0
0
42
33,33% 45,24% 0%
0%
100%
THPT Cẩm Thủy 1

17



SKKN: Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp học sinh học tốt mơn Tin học 12

Tóm lại
Nhìn vào số liệu thống kê ta thấy rằng so với đầu năm học thì chất lượng học
của cả 2 lớp đều có sự tiến bộ, tuy nhiên kết quả có sự khác nhau. Cụ thể như sau:
- Ttỉ lệ học sinh dưới trung bình lớp 12A7 giảm từ 23,81% xuống cịn 0%;
nhưng lớp 12A6 tỉ lệ học sinh dưới trung bình có giảm nhưng ít hơn (từ
19,05% xuống cịn 11,9%);
- Tỉ lệ học sinh khá giỏi lớp 12A7 tăng từ 26,19% lên tới 54,75% (lớp 12A6 tăng
từ 33,33% lên tới 40,47%)
- Tỉ lệ học sinh từ trung bình trở lên ở lớp 12A7 tăng (từ 76,19% -> 100%).
Trong khi đó lớp 12A6 tăng nhưng không đáng kể (từ 83,33% -> 88,09%)
Như vậy, sự tăng lên rõ rệt về chất lượng học của học sinh lớp thực nghiệm so
với học sinh lớp đối chứng đã cho thấy hiệu quả của việc áp dụng các phương pháp
rèn luyện tư duy học tập cho học sinh được trình bày trong đề tài này có tính thực
tiễn cao, có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh các lớp 12 trường THPT Cẩm Thủy 1
nói riêng và học sinh các lớp 12 của các trường miền núi nói chung.

GV: Lê Thị Chung

THPT Cẩm Thủy 1

18


SKKN: Một số phương pháp rèn luyện tư duy giúp học sinh học tốt môn Tin học 12

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là

chủ chương của Đảng, Nhà nước và của Ngành Giáo dục trong các năm gần đây, do
vậy ta thấy được sự cần và cấp thiết đổi mới phương pháp giảng dạy của từng giáo
viên, từng bộ môn, từng thời ky.
Bản thân là một giáo viên đứng lớp, đứng trước chủ chương của ngành, của đơn
vị tôi luôn trăn trở rằng làm thế nào để nâng cao chất lượng của bộ môn góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Từ đó tơi đã áp dụng các
phương pháp như đã trình bày ở trên và đã cho kết quả khá khả quan: Học sinh ham
học, tích cực chủ động tiếp thu kiến thức, u thích mơn học hơn và điều quan trọng
là chất lượng dạy học được nâng lên rõ rệt .
Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực trong một giờ dạy một
cách thích hợp sẽ đem lại hiệu quả mong muốn. Học sinh không chỉ hứng thú với tiết
học, tiếp thu bài nhanh hơn mà cịn có cơ hội thể hiện sự hiểu biết, khả năng tư duy,
nói trước đám đơng, phát triển nhiều kỹ năng... Đó là mục tiêu của dạy học hiện đại
và cũng là mong muốn của giáo viên khi dạy học bộ môn Tin học.
Việc sử dụng linh hoạt các phương pháp rèn luyện tư duy học tập hiệu quả cho
học sinh trong quá trình tổ chức dạy học chủ động tiếp thu kiến thức, là quá trình tự
học hỏi đúc rút kinh nghiệm của chính bản thân tơi. Nhờ đó các tiết học này đã đạt
được những mục tiêu như: tạo khơng khí lớp học sơi nổi; sử dụng trực quan hóa; tận
dụng phương tiện dạy học hiệu quả; cách củng cố kiến thức; các hình thức kiểm tra
đánh giá và cách lập kế hoạch để phục vụ cho quá trình giảng dạy phong phú…
2. Kiến nghị, đề xuất.
Vấn đề đổi mới phương pháp trong giờ học đang là vấn đề cần thiết. Để dạy học
Tin học trong nhà trường có hiệu quả, tơi đề nghị một số vấn đề như sau:
- Để thực hiện tốt bài giảng đòi hỏi giáo viên phải có lịng đam mê u thích mơn
học, đầu tư thời gian tìm tịi sáng tạo hơn nữa.
- Là giáo viên ai cũng có thể thực hiện và thực hiện tốt sáng kiến này.
- Nhà trường cần trang bị thêm các phòng học đa năng (bao gồm máy tính, máy
chiếu, loa, tai nghe..) để phục vụ cho việc giảng dạy không chỉ ở bộ môn Tin học mà
cịn các mơn học khác nữa.
Với thực trạng học Tin học trong nhà trường và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy

học Tin học, có thể coi đây là một quan điểm của tơi đóng góp ý kiến vào việc nâng
cao chất lượng Tin học. Đề tài này ra đời từ kinh nghiệm của bản thân tơi trong q
trình giảng dạy và từ những kiến thức mà tơi có được nên trong khi xây dựng đề tài
này có thể đề tài của tơi cịn chưa đạt tối ưu. Tơi rất mong sự góp ý chân thành của
q thầy cơ để có thể trợ giúp cho chúng ta một cách hiệu quả hơn.

GV: Lê Thị Chung

THPT Cẩm Thủy 1

19



×