Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SKKN một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực thông qua bài hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.27 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY
HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC
SINH THÔNG QUA BÀI “HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ,
NGUYÊN TỐ HÓA HỌC, ĐỒNG VỊ” LỚP 10 THPT

Người thực hiện : Lê Thị Huệ
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực mơn : Hóa học

THANH HÓA NĂM 2021
1


MỤC LỤC
Nội dung
I. MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài.
I.2. Mục đích nghiên cứu.
I.3 Đối tượng nghiên cứu.
I.4. Phương pháp nghiên cứu.
II. NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận
II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
II.3. Các giải pháp đã sử dụng
II.3.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học định


hướng phát triển năng lực học sinh.
II.3.2. Giáo án: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ, NGUYÊN
TỐ HÓA HỌC, ĐỒNG VỊ (2 tiết)
II.4. Hiệu quả của SKKN
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận
III.2. Kiến nghị

2

Trang
1
1
1
1
2
2
2
2
3
3
4
11
12
12
13


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TT

1
2
3
4
5
6
7

3

Chữ viết tắt
THPT
GV
HS
PP
PPDH
PTNL
SKKN

Nội dung viết tắt
Trung học phổ thông
Giáo viên
Học sinh
Phương pháp
Phương pháp dạy học
Phát triển năng lực
Sáng kiến kinh nghiệm


I. MỞ ĐẦU

I.1. Lí do chọn đề tài
Năm 2017, Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH;
hướng dẫn cụ thể các cơ sở giáo dục việc thực hiện có hiệu quả việc xây dựng
kế hoạch giáo dục nhà trường; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học;
đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá; cơng tác chỉ đạo, quản lý
hoạt động dạy học, giáo dục. Đây là hướng dẫn hết sức cụ thể, chi tiết giúp các
cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định
hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Là động lực để đội ngũ giáo
viên tích cực tham gia vào cơng cuộc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tiếp
cận với chương trình giáo dục phổ thơng mới. Với tư cách của một giáo viên
trực tiếp giảng dạy bộ mơn Hóa học trong trường phổ thông theo tinh thần đổi
mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm
chất năng lực học sinh là trọng tâm của Chương trình phổ thơng mới thơi thúc
tơi khơng ngừng học hỏi, lao động và sáng tạo. Bản thân tôi cùng các đồng
nghiệp đang từng ngày thay đổi cách dạy, phương pháp dạy, đặc biệt chú trọng
định hướng phát triển năng lực thông qua thiết kế hoạt động dạy học cho mỗi
nội dung, chủ đề học tập để tìm ra các định hướng phù hợp cho từng môn học và
từng đối tượng học sinh.
Chương nguyên tử (Hóa học10) là một chương tương đối khó khi học
sinh tiếp cận, đối tượng nghiên cứu là các hạt vi mô vô cùng nhỏ bé, mắt thường
khơng quan sát được. Vì thế trong q trình nghiên cứu nếu giáo viên khơng có
các biện pháp phù hợp thì học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hình
thành kiến thức về nguyên tử. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn viết đề tài: “Một số kinh
nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực
thông qua bài “Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị” - Hóa học
10”.
I.2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về các phương pháp dạy học phát triển năng lực
trong dạy học mơn Hóa học THPT.
- Điều tra thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học và kiểm tra

đánh giá mơn Hố học THPT.
- Nghiên cứu nội dung bài hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị
trong chương trình hố học 10.
- Xác định nội dung và các biện pháp tổ chức dạy học PTNL trong bài hạt
nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị trong chương trình hố học 10
THPT.
- Xây dựng giáo án thực nghiệm bài “ Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa
học, đồng vị” - Hóa học 10.
- Thực nghiệm sư phạm và đánh giá hiệu quả các biện pháp sử dụng trong
quá trình dạy học.
4


I.3. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống lý thuyết về các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực theo
định hướng năng lực ở trường phổ thông.
- Bài: Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị- Hóa học 10 cơ
bản.
I.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
- Nghiên cứu các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Hoá học.
- Phương pháp thu thập, điều tra, phân tích tài liệu.
- Phương pháp thực nghiệm và thống kê. Thực nghiệm sư phạm để kiểm
nghiệm tính thực tiễn và hiệu quả của phương án đã đề xuất.
- Tổ chức dạy và đánh giá tại trường THPT Vĩnh Lộc.
II. NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận
Dạy học phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa
họt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của q trình này.
Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau

khi kết thúc một giai đoạn ( hay một quá trình) dạy học. [1]
Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, giáo viên giữ vai trò
hướng dẫn và thiết kế nội dung giảng dạy, còn học sinh phải tự xây dựng kiến
thức và hiểu biết riêng của chúng thơng qua khả năng tìm tịi, khám phá, sáng
tạo, kiểm tra và quan sát. Vì vậy, mơi trường giáo dục cũng phải được tạo ra
tương hợp để thúc đẩy và tạo điều kiện cho học sinh hiện thực hóa năng lực của
mình.
Tổ chức dạy học phải linh hoạt và đa dạng thay vì lối dạy truyền thống
“thầy giảng- trò nghe” nên hướng tiếp cận dạy dựa trên năng lực có thể tổ chức
học theo nhóm (group based learning), học theo cá nhân hóa (individualized
based learning), tự học (self directed learning), học sinh học theo sở thích và
mối quan tâm riêng của chúng…
Dạy học phát triển năng lực khuyến khích việc ứng dụng cơng nghệ, cơng
cụ dạy học nhằm tối ưu hóa việc phát huy năng lực của người học. Hướng tiếp
cận nội dung nhấn mạnh đến vai trị của phương pháp dạy học thì hướng tiếp
cận năng lực quan tâm đến cách học, yếu tố tự học của người học.
II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh
giá tại trường THPT nhằm đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong đề tài mà tôi thực hiện sau
đây.

5


• Đối tượng điều tra: Tiến hành điều tra 170 HS của 4 lớp 10B1,10B2, 10B7,
10B8 trường THPT Vĩnh Lộc.
• Kế hoạch điều tra: Xây dựng phiếu điều tra gồm 5 câu ( phụ lục 1).
• Mục đích điều tra: Thu thập thông tin về phương pháp dạy của GV, phương pháp
học của HS và hình thức kiểm tra đánh giá thường được sử dụng.

 Kết quả phiếu khảo sát học sinh:
- Theo kết quả điều tra cho thấy, PPDH thuyết trình, đàm thoại giảng lý
thuyết (PPDH truyền thống) vẫn được GV sử dụng nhiều nhất, có đến 145/170
phiếu (chiếm 85,29%) chọn rất thường xuyên. Còn PPDH trải nghiệm sáng tạo
được sử dụng ít nhất, 161/170 phiếu (chiếm 94,71%) chọn hầu như khơng. Điều
này cho thấy có một bộ phận GV vẫn ngại thay đổi, chưa mạnh dạn trong sự
điều chỉnh phương pháp dạy.
- Theo kết quả điều tra cho thấy, đa số các em dùng sách giáo khoa hoặc
hỏi thầy cơ, anh chị; có 151/170 phiếu chọn thường xun. Cịn việc tìm kiếm
thơng tin trên Internet và tài liệu tham khảo khác được sử dụng ít hơn; có 68/170
phiếu chọn thường xun cho tìm kiếm thơng tin trên mạng internet.
- Đa số các em ghi nhớ theo “Học thuộc lịng” với 111/170 phiếu chọn
thường xun. Có 51/170 phiếu chọn “Ghi lại theo cách hiểu của mình” chọn
dùng thường xuyên. Đáng buồn là có rất ít HS chọn liên hệ với thực tiễn.
- Đa số các em chọn hình thức kiểm tra đánh giá bằng vấn đáp (miệng)
hoặc kiểm tra trên giấy: có 119/170 phiếu chọn thường xun. Các hình thức
kiểm tra mới như: Đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá
qua hồ sơ học tập; báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; bài thuyết trình vẫn
cịn ít sử dụng.
Điều này phản ánh phương pháp dạy của GV và phương pháp học của HS
ít đổi mới thì việc kiểm tra, đánh giá cịn mang nặng lí thuyết và tính ứng dụng
thực tiễn chưa cao.
II.3. Các giải pháp đã sử dụng
II.3.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học định hướng phát triển năng
lực học sinh
Giải pháp1: Sử dụng một số phương pháp dạy học truyền thống theo
hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.
Sử dụng phương pháp thuyết trình theo hướng tích cực hóa hoạt động của
học sinh. Tơi dùng phương pháp thuyết trình để đặt vấn đề cho các nhiệm vụ
học tập, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề và rút ra nhận xét kết luận, tóm tắt

những nội dung trọng tâm hay củng cố bài học. Với biện pháp này GV được chủ
động về mặt thời gian, kế hoạch lên lớp và học sinh là người giải quyết nhiệm
vụ học tập để chiếm lĩnh tri thức. Từ đó hạn chế tính áp đặt kiến thức và phát
huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh.
Sử dụng phương pháp đàm thoại theo hướng tích cực hóa hoạt động của
học sinh. Với PP này tôi đầu tư chất lượng các câu hỏi, giảm bớt các câu hỏi tái

6


hiện, tăng dần các câu hỏi có sự thơng hiểu, vận dụng, kích thích tư duy sáng tạo
nội dung kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Giải pháp 2: Kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo các PPDH truyền thống và
hiện đại.
Tích hợp nhiều phương pháp trong một bài học, không nhất thiết bài nào
cũng đưa phương pháp mới, GV có thể kết hợp các PPDH truyền thống và hiện
đại sao cho phù hợp. Kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm vừa phát
triển năng lực hợp tác vừa phát triển năng lực tự học. Sử dụng các phương tiện,
kĩ thuật dạy học hiện đại như thí nghiệm trực quan, mơ hình, video hình ảnh, …
Bên cạnh đó GV linh hoạt trong việc sử dụng các PPDH và ứng xử sư phạm,
khuyến khích động viên học sinh phát huy điểm mạnh và khắc phục dần các hạn
chế.
Giải pháp 3: Đổi mới cách thiết kế bài dạy, lập kế hoạch dạy học, xây
dựng mục tiêu bài học trong chương nguyên tử.
Thông thường giáo viên xây dựng mục tiêu riêng lẻ cho từng bài học, mở
đầu tiết học bằng việc hỏi bài cũ nặng ghi nhớ tái hiện, tạo cho học sinh tâm lí
căng thẳng khi học tập bộ mơn Hóa. Để dạy học chủ đề ngun tử GV cần xây
dựng các mục tiêu cần đạt được theo bốn mức độ nhận thức (nhận biết, thông
hiểu, vận dụng, vận dụng cao) và các năng lực có thể hình thành và phát triển
phù hợp với đối tượng học sinh; xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo các

mức độ nhận thức có thể dùng trong kiểm tra đánh giá học sinh; thiết kế tiến
trình dạy học theo các hoạt động (khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện
tập, vận dụng và tìm tịi sáng tạo); giao các nhiệm vụ học tập ở nhà để học sinh
tìm hiểu phát huy năng lực tự học, tìm tịi sáng tạo. Hoạt động khởi động ngồi
kiểm tra bài đã học thì GV có thể tăng cường các tình huống có vấn đề, các trò
chơi hay các câu đố vui,…
Giải pháp 4: Đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng
phát triển năng lực.
Thông thường để đánh giá kết quả học tập GV sử dụng các bài kiểm tra
vấn đáp hoặc kiểm tra viết trên giấy. GV thay các bài kiểm tra thường xuyên
bằng nhiều hình thức đa dạng như qua hồ sơ học tập, qua quan sát hoạt động của
học sinh trong các tiết học, qua các bài thu hoạch, báo cáo, hay thuyết trình của
học sinh,..
II.3.2. Giáo án: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ, NGUYÊN TỐ HÓA HỌC,
ĐỒNG VỊ (2 tiết)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích
hạt nhân.
- Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số
electron có trong nguyên tử.

7


A
Z X. X

- Kí hiệu nguyên tử :
là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A)

là tổng số hạt proton và số hạt nơtron.
- Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một
nguyên tố.
2. Kĩ năng
- Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử
ngược lại.
- Tính ngun tử khối trung bình của ngun tố có nhiều đồng vị.
3.Thái độ
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt
động nhóm).
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản
thân.
- Năng lực tính tốn qua việc giải các bài tập hóa học.
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề, vấn đáp tìm tịi.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Hỏi đáp tích cực.
- Khăn trải bàn.
- Nhóm nhỏ.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên (GV)
- Làm giáo án, các phiếu học tập.
2. Học sinh (HS)
- Học bài cũ.
IV. Chuỗi các hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (10 phút)

Hoạt động của GV và HS
1/ Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát phiếu học tập để các
nhóm hồn thiện vào phiếu học tập
số 1
2/ Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn các nhóm hồn
thành nội dung trong phiếu học tập
số 1
3/Báo cáo kết quả và thảo luận
hoạt động chung cả lớp

Nội dung cần đạt
a) mnguyên tử = mp + mn
+ me = 35,00935(u)
mhạt nhân = mp + mn =
35(u)
so sánh:
m ng/t
mhn
≈1 hay
mnguyên tử ≈ mhạt nhân

Đánh giá của GV
+ Qua quan sát:
Trong q trình
hoạt động nhóm,
GV quan sát tất cả
các nhóm, kịp thời
phát hiện những

khó khăn, vướng
mắc của HS và có
giải pháp hỗ trợ
hợp lí.
8


Giáo viên mời nhóm 1 và nhóm 3
trình bày kết quả lên bảng, các
nhóm 2, nhóm 4 góp ý, bổ sung.
4/ Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
GV sử dụng kết quả của các bài
toán này để giúp học sinh tìm hiểu
các khái niệm số khối và nguyên tử
khối trong bài mới.
Dự kiến một số khó khăn,
vướng mắc của HS
GV chuyển sang hoạt động tiếp
theo: HĐ hình thành kiến thức.

b) mnguyên tử = mp + mn
+ me = 37,00935(u)
mhạt nhân = mp + mn =
37(u)
so sánh:
m ng/t
mhn
≈1 hay
mnguyên tử ≈ mhạt nhân


+ Qua báo cáo các
nhóm và sự góp ý,
bổ sung của các
nhóm khác, GV
biết được HS đã có
được những kiến
thức nào, những
kiến thức nào cần
phải điều chỉnh, bổ
sung ở các hoạt
động tiếp theo.

Phiếu học tập số 1
Nhóm 1,3:
a) Cho nguyên tử Cl có 17p, 18n và 17e. Tính khối lượng nguyên tử và
khối lượng hạt nhân của Cl theo đơn vị u. So sánh khối lượng nguyên tử và khối
lượng hạt nhân của Cl.
Nhóm 2,4:
b) Cho nguyên tử Cl có 17p, 20n và 17e. Tính khối lượng nguyên tử và
khối lượng hạt nhân của Cl theo đơn vị u. So sánh khối lượng nguyên tử và khối
lượng hạt nhân của Cl.
2. Hoạt động hình thành kiến thức có lồng ghép luyện tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hạt nhân nguyên tử (10 phút)
Hoạt động của GV và HS
1/ Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát phiếu học tập để các
nhóm hồn thiện vào phiếu học tập
số 2
2/ Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn các nhóm hoàn
thành nội dung trong phiếu học tập
số 2
3/Báo cáo kết quả và thảo luận
hoạt động chung cả lớp:
Giáo viên cho u cầu các nhóm
trình bày kết quả lên bảng, các
nhóm khác góp ý, bổ sung.
4/ Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập.
GV nhận xét, chốt kiến thức.

Nội dung cần đạt
1. Hạt nhân nguyên
tử gồm:
+ Hạt proton.
+ Hạt nơtron.
- Số đơn vị điện tích
của hạt nhân = Z = E.
2. Số khối của hạt
nhân (A) : A = Z + N
- Xác định được các
loại hạt Z, N, E và số
khối của các nguyên
tử.
3. Nhận xét :
A xấp xỉ bằng mhạt nhân

Đánh giá của GV
- Thông qua mức

độ hiểu và hiệu
quả tham gia hoạt
động nhóm của
học sinh.
- Thơng qua hoạt
động chung của cả
lớp.

9


Phiếu học tập số 2
1. Hạt nhân được cấu tạo bởi các hạt cơ bản nào? Điện tích của hạt nhân do
loại hạt nào quyết định?
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
2. a. Viết biểu thức tính số khối của hạt nhân:
..................................................................................................................
..................................................................................................................
b. Điền các số liệu thích hợp
Nguyên tử
A
B
C
D
E

Số khối (A)
16

35
37

số proton (Z) Số nơtron (N) Điện tích
hạt nhân
3
4
8
18
8
9
17

3. Dựa vào phiếu học tập số 1 nhận xét số khối và khối lượng hạt nhân của 1
ngun tử?
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngun tố hóa học (10 phút)
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

1/ Chuyển giao nhiệm vụ học
tập
GV phát phiếu học tập để các
nhóm hồn thiện vào phiếu học
tập số 3
2/ Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn các nhóm hồn
thành nội dung trong phiếu học

tập số 3
3/Báo cáo kết quả và thảo luận
hoạt động chung cả lớp:
Giáo viên cho yêu cầu các nhóm
trình bày kết quả lên bảng, các
nhóm khác góp ý, bổ sung.
4/ Đánh giá kết quả thực hiện

- Ngun tố hóa học là
những ngun tử có
cùng điện tích hạt nhân.
- Số đơn vị điện tích hạt
nhân nguyên tử của một
nguyên tố được gọi là
số hiệu nguyên tử của
nguyên tố đó = Z = P =
E.
- Số hiệu nguyên tử (kí
hiệu Z) cho biết:
+ Số proton trong hạt
nhân nguyên tử.
+ Số electron trong
nguyên tử.

Đánh giá của
GV
- Thông qua mức
độ hiểu và hiệu
quả tham gia hoạt
động nhóm của

học sinh.
- Thơng qua hoạt
động chung của
cả lớp.

10


nhiệm vụ học tập.
GV nhận xét, chốt kiến thức.

→ Số Nơtron (khi biết
số khối)
- Viết được kí hiệu của
1 nguyên tử.

Phiếu học tập số 3
1. Định nghĩa nguyên tố hóa học? Cho biết các nguyên tử phiếu học tập số 2
nào thuộc cùng một nguyên tố HH?
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
2. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử được gọi là: ............................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
3. Viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tố :
a. Clo trong phiếu học tập số 2:……………………….........................
b. Clo trong phiếu học tập số 1:…………………................................
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đồng vị (10 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Đánh giá của
GV
- Thông qua
mức độ hiểu và
hiệu quả tham
gia hoạt động
nhóm của học
sinh.
- Thơng qua
hoạt động chung
của cả lớp.

1/ Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Đồng vị của một
GV phát phiếu học tập để các nhóm nguyên tố hóa học là
hoàn thiện vào phiếu học tập số 4
những nguyên tử có
2/ Thực hiện nhiệm vụ học tập
cùng số proton nhưng
GV hướng dẫn các nhóm hồn thành khác nhau về số
nội dung trong phiếu học tập số 4
nơtron, do đó số khối
3/Báo cáo kết quả và thảo luận
của chúng khác nhau.
hoạt động chung cả lớp
- Xác định được các

Giáo viên cho u cầu các nhóm trình ngun tố nào là
bày kết quả lên bảng, các nhóm khác đồng vị của nhau.
góp ý, bổ sung.
4/ Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, chốt kiến thức.
Phiếu học tập số 4
Hoàn thành bảng sau?
Nguyên tử
Số khối
Số proton Số electron
Số nơtron
(A)
(P)
(E)
(N)

11


- Nêu đặc điểm giống và khác nhau của các nguyên tử của 2 nguyên tố
trên ?
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
- Định nghĩa đồng vị?
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
- Trong phiếu học tập số 2 có nguyên tử là đồng vị của nhau?

................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Hoạt động 4: Tìm hiểu về nguyên tử khối và nguyên tử khối trung
bình (18 phút)
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

1/ Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát phiếu học tập để các nhóm
hồn thiện vào phiếu học tập số 5
2/ Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn các nhóm hồn thành
nội dung trong phiếu học tập số 5
3/Báo cáo kết quả và thảo luận
hoạt động chung cả lớp
Giáo viên cho yêu cầu các nhóm trình
bày kết quả lên bảng, các nhóm khác
góp ý, bổ sung.
4/ Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, chốt kiến thức.

1. Nguyên tử khối là
khối lượng tương đối
của nguyên tử (theo
đơn vị u).
- Một cách gần đúng
có thể coi NTK = A.

2. Cơng thức tính
ngun tử khối trung
bình.

=

Đánh giá của
GV
- Thơng qua
mức độ hiểu và
hiệu quả tham
gia hoạt động
nhóm của học
sinh.
- Thơng qua
hoạt động chung
của cả lớp.

aX + bY
100

3: Nguyên tử khối
trung bình của Clo
A
Cl

=

75,77.35+ 24,23.37
100

=35,5
12


Phiếu học tập số 5
1. Nguyên tử khối là gì? Tính NTK của các nguyên tử trong bảng phiếu học
tập số 4?
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
2. Nêu cơng thức tính ngun tử khối trung bình của 1 ngun tố?
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
3. Ngun tố clo có 2 đồng vị bền
chiếm 75,77% và
chiếm
24,23%. Tính nguyên tử khối trung bình của clo?[2]
...................................................................................................................
...................................................................................................................
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng (20 phút)
GV tổ chức HS hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 6
Sau 15 phút tiến hành thu phiếu về chấm
Phiếu học tập số 6
Câu 1: Chọn câu đúng khi nói về nguyên tửtrong các câu sau.
A. Cl có 17 electron.
B. Cl có 18 proton.
C. Cl có 37 electron.
D. Cl có 17 nơtron.
Câu 2: Chọn câu đúng trong các câu sau.

A. Trong nguyên tử, số hạt electron bằng số hạt nơtron.
B. Trong nguyên tử, số hạt proton bằng số hạt nơtron.
C. Trong nguyên tử, số hạt electron bằng số hạt proton.
D. Trong nguyên tử, tổng số hạt electron và hạt proton gọi là số khối.
Câu 3: Nguyên tử photpho có 15 proton, 16 nơtron và 15 electron. Số khối của
nguyên tử photpho là
A. 31.
B. 30.
C. 46.
D. 61.
Câu 4: Ngun tố hố học là những ngun tử có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Các nguyên tử có cùng số khối.
B. Các nguyên tử có cùng số nơtron.
C. Các nguyên tử có cùng số proton.
D. Các nguyên tử có cùng số proton, khác số electron.
Câu 5: Kí hiệu nguyên tử thể hiện đặc trưng cho nguyên tử vì nó cho biết
A. Số khối A.
B. Số hiệu nguyên tử Z.
C. Nguyên tử khối của nguyên tử.
D. Số khối A và số hiệu nguyên tử Z .[3]
Câu 6: Hãy chọn những điều khẳng định nào sau đây là đúng
13


1. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử .
2. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
3. Số proton trong hạt nhân bằng số e ở lớp vỏ nguyên tử.
4. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Oxi mới có 8 proton .
5. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Oxi mới có 8 nơtron.
6. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Oxi tỉ lệ giữa proton và nơtron là 1: 1

A. 1,4,5.
B. 2,3,4,6.
C. 4,5,6 .
D. 1,3,4.[4]
Câu 7. Trong dãy kí hiệu các nguyên tử sau, dãy nào chỉ cùng một nguyên tố
15
16
17
18
hóa học? 146
7
8
8
8
56
20
22
A. 56
A;
B
B.
C;
D;
E
26
27
10
11
C. G; F
D. H; I

Câu 8: Trong các phát biểu sau:
(1) Hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử.
(2) Hạt nhân có khối lượng rất nhỏ so với khối lượng nguyên tử.
(3) Hạt nhân là phần mang điện âm.
(4) Trong các nguyên tử, tổng số proton và nơtron trong hạt nhân luôn bằng
số electron ở lớp vỏ.
(5) Trong hầu hết các nguyên tử, hạt nhân nằm ở tâm của nguyên tử gồm các
hạt proton và nơtron.
(6) Lớp vỏ nguyên tử gồm các hạt electron quay xung quanh hạt nhân.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. (2), (3), (4).
B. (2), (3), (6).
63
65
C. (1), (2), (6).
Cu D. (2),
Cu(3), (5).
Câu 9: Đồng có 2 đồng vị là

(chiếm 27% số nguyên tử). Hỏi 1
mol Cu có khối lượng bao nhiêu gam?
1
2
A. 63,54g.
B. 64g.
C. 63g.
D.
65g.
1H
1H

Câu 10: Trong nước, hiđro chủ yếu tồn tại 2 đồng vị là

. Biết nguyên
2
tử khối trung
bình của hiđro trong H2O nguyên chất là 1,008. Số nguyên tử của
1H
đồng vị
trong 1ml nước là
A. 5,33.1020 .
B. 3,53.1020 .
C. 5,35.1020 .
D. Tất cả đều sai.[4]
4. Hoạt động tìm tịi và mở rộng (dành cho B1,B2)
- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho HS tìm hiểu qua tài liệu, mạng
internet...
- Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch) trong thời gian 3 ngày.
- GV khuyến khích HS tham gia tìm hiểu những ứng dụng thực tế về
nguyên tử, đồng vị hiện nay, đặc biệt trong y học và kĩ thuật.
- Câu hỏi:
1. Em hãy tìm hiểu thêm các ứng dụng của đồng vị 14C trong thực tế ?
2. Em hãy nêu các thành tựu mà đồng vị phóng xạ mang lại lợi ích cho
con người.
II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
14


Bảng số liệu kết quả thực nghiệm năm học 2019-2020 trường THPT Vĩnh
Lộc như sau:


Điểm
Lớp
Lớp
thực
nghiệm 10B1
Lớp
đối
chứng 10B2

SL
TL
SL
TL

1- 3

4- 5

6-7

0
0%
0
0%

1
2,5%
4
8,89%


10
25%
16
35,55%

8- 9

10

20
9
50%
22,5%
21
4
46,67
8,89%
%
Qua kết quả trên cho thấy việc sử dụng các phương pháp dạy học truyền
thống theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, kết hợp nhuần nhuyễn
sáng tạo các PPDH truyền thống và hiện đại, đặc biệt đổi mới cách thiết kế bài
dạy đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình giảng dạy chủ đề nguyên tử. Các
lớp dạy thực nghiệm có kết quả cao hơn nhiều các lớp dạy đối chứng. Sử dụng
các phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm nhỏ học sinh chủ
động trong việc tiếp nhận tri thức. Nếu như trước đây các em còn khá thụ động
trong việc giải quyết các vấn đề, còn rụt rè trong phát biểu ý kiến thì bây giờ
nhiều em cảm thấy tự tin trình bày ý kiến cá nhân, phát triển các kĩ năng giao
tiếp, hợp tác. Như vậy sau khi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này tôi khẳng
định các biện pháp được sử dụng trong đề tài thực sự mang lại hiệu quả dạy học
phát triển năng lực học sinh. Ngoài các biện pháp trên GV cần tập trung đổi mới

PPDH theo ba xu hướng: Tích cực hóa hoạt động của học sinh, phân hóa và cá
nhân hóa trong hoạt động dạy học, cơng nghệ hóa hoạt động dạy học; đưa các
hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo, dạy học STEM vào dạy học bộ mơn
Hóa học ở trường THPT.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận
Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu chứng tỏ các biện pháp áp dụng
trong quá trình dạy học chủ đề nguyên tử đạt hiệu quả và tính khả thi. Khi tham
gia học tập, học sinh khơng chỉ tích cực học tập mà cịn chủ động, sáng tạo trong
việc chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng. Nếu các biện pháp này được áp dụng
trong tồn bộ khung chương trình dạy học ở trường THPT sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả và chất lượng dạy học mơn hóa học ở bậc THPT.
Bài học bổ ích được rút ra từ việc thực hiện đề tài là:
- GV cần thiết kế giáo án phù hợp với đối tượng học sinh của từng lớp, tạo mọi điều
kiện cho tất cả học sinh được phát huy khả năng tư duy của mình. Đối với các
học sinh tư duy kém cần sử dụng nhiều biện pháp mang tính khích lệ, động viên
và đánh giá trên sự tiến bộ của bản thân các em.

15


- Trong các tiết dạy giáo viên cần chuẩn bị chu đáo về nội dung, phương tiện dạy
học, tăng cường sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, sử dụng công nghệ thông
tin để tạo hứng thú cho học sinh.
- Không nhất thiết tiết học nào cũng sử dụng các PPDH hiện đại mà biết cải tiến các
PPDH truyền thống để vận dụng hiệu quả, sáng tạo các PPDH nâng cao chất
lượng giảng dạy bộ môn.
- Thay đổi cách thức và hình thức kiểm tra đánh giá đa dạng, ngoài các bài kiểm tra
viết GV thay thế bằng các hình thức như hồ sơ học tập, đánh giá qua quá trình
thực hiện nhiệm vụ, qua bài thu hoạch, bài luận, báo cáo,...

III.2. Kiến nghị
Qua kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân, tôi cũng mạnh dạn đề
xuất thêm một vài ý kiến sau:
- Nhà trường hãy luôn luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cả GV và HS
trong công tác giảng dạy và học tập: Các phương tiện trình chiếu, ti vi, sơ đồ
bảng biểu, dụng cụ, hóa chất được trang bị đầy đủ. Lớp học khơng nên q
đơng, khơng gian phịng học rộng thống, bàn ghế dễ sắp xếp...
- Học sinh luôn luôn phải tu dưỡng đạo đức, xây dựng động cơ, thái độ học
tập đúng đắn để từ đó chủ động, nâng cao tính tự giác trong học tập. Bên cạnh
đó mỗi HS chúng ta phải rèn luyện tư duy giáo dục hiện đại: không chỉ học tri
thức mà cịn học cách tìm tịi, sáng tạo tri thức, học cách học.
- Đối với người GV chúng ta cần phải thương xuyên bồi dưỡng kiến thức
về chuyên môn, nghiệp vụ, không ngừng học hỏi, áp dụng sáng tạo các phương
pháp dạy truyền thống và hiện đại vào giảng dạy hàng ngày, chia sẻ kinh nghiệm
dạy học để tiếp tục hoàn thiện phương pháp. Các GV cần xây dựng cho mình
một bộ giáo án hợp lí phù hợp với năng lực của giáo viên và học sinh. Trong quá
trình dạy học cần chú ý vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và ứng xử
sư phạm khéo léo để khuyến khích, động viên các học sinh trung bình và yếu
tham gia vào các nhiệm vụ học tập. Để làm tốt thì ngồi năng lực chun mơn
thì kĩ năng sư phạm, lòng nhiệt thành và thân thiện, kĩ năng sử dụng đồ dùng
dạy học, thiết bị dạy học, năng lực thu thập thông tin, mạnh dạn đổi mới cách
thiết kế và tổ chức lớp học, thay đổi cách thức và hình thức đánh giá năng lực
học sinh là những phẩm chất rất cần thiết của người giáo viên trong nhà trường.
Chắc chắn đề tài vẫn còn nhiều thiết sót, vấn đề đặt ra cũng có rất nhiều điều
cần bàn. Mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của đồng nghiệp.
Q trình dạy thể nghiệm có thể khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các
bạn đồng nghiệp góp ý kiến để đề tài hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN


Thanh hóa, ngày 25 tháng 4 năm
2021

16


CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người viết đề tài
Lê Thị huệ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tài liệu trên mạng internet.
[2] Sách giáo khoa Hóa học 10 cơ bản.
[3] Sách giáo khoa Hóa học 10 nâng cao.
[4] Bài tập trắc nghiệm hóa học THPT lớp 10
- Tác giả: Ngô Ngọc An.
- Nhà xuất bản giáo dục - 2002
[5] Bài tập trắc nghiệm hóa học THPT lớp 10 ơn và luyện thi đại học, cao đẳng
- Tác giả: Ngô Ngọc An.
- Nhà xuất bản giáo dục - 2008
[6. Bài tập trắc nghiệm hóa học THPT lớp 10
- Tác giả: Ngô Ngọc An.
- Nhà xuất bản giáo dục - 2002
[7] Tài liệu tổng ơn tập luyện thi trắc nghiệm hóa học.
- Tác giả: Cao cự giác.

- Nhà xuất bản giáo dục ( tái bản lần thứ 4)
8. Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh trong trường phổ thông (2016)
9. Sách giáo khoa, sách giáo viên – Hóa học 10 (NXB Giáo dục).
10. Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung
học phổ thông hạng II ( Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 2018)
11. Chiến lược Phát triển Giáo dục 2011 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ, phê
duyệt ngày 13 tháng 6 năm 2012 (Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ).
12. Nguồn Internet.

17


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GD&ĐT TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN ĐÁNH GIÁ
Họ và tên tác giả: Lê Thị Huệ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Vĩnh Lộc.
ST
T
1

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh Kết
quả Năm
học

giá xếp loại đánh
giá đánh
giá
xếp loại
xếp loại
Kinh nghiệm hướng dẫn Sở GD&ĐT Loại C
2008-2009
học sinh nghiên cứu tính Thanh Hóa
chất hóa học các chất vô cơ.

2

Củng cố kiến thức và tạo Sở GD&ĐT Loại C
hứng thú học tập cho học Thanh Hóa
sinh thơng qua bài thực
hành “ Tính chất của
hiđrocacbon khơng no”.

2012-2013

3

Một số kinh nghiệm giúp Sở GD&ĐT Loại C
học sinh làm tốt bài tập Thanh Hóa
nhận biết

2017-2018

18



PHỤ LỤC
1. Phiếu điều tra về thực trạng sử dụng phương pháp dạy của giáo viên,
phương pháp học của học sinh và hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay tại
trường THPT.
(Mọi câu trả lời sẽ được giữ kín tuyệt đối, nó sẽ khơng ảnh hưởng tới bất kì đánh
giá hay xếp loại cá nhân nào của em trong trường học)
Các em hãy đánh dấu X vào lựa chọn mỗi dòng cho 5 câu hỏi sau đây:
Mức độ

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hầu như không

Câu 1: Thầy/cô thường sử dụng phương pháp nào khi dạy mơn Hóa học?
Thuyết trình, đàm
thoại
Thảo luận nhóm nhỏ
Giải quyết vấn đề
Trải nghiệm sáng tạo
Câu 2: Lớp học của em thường được tổ chức dạy học theo những hình thức
nào?
Hoạt động chung cả
lớp
Hoạt động theo cá
nhân
Hoạt động nhóm nhỏ
Đóng vai

Câu 3: Trong quá trình học, em sử dụng các kênh thông tin (học liệu) nào?
Sách giáo khoa
Tài liệu tham khảo,
sách báo
Mạng Internet
Hỏi thầy cô, bạn bè
Câu 4: Trong quá trình học, để ghi nhớ kiến thức em chọn phương pháp nào?
Học thuộc lòng
19


Ghi lại theo cách hiểu
của mình
Giải nhiều bài tập liên
quan
Liên hệ với thực tế
Phương pháp khác
Câu 5: Trong quá trình học tập, giáo viên thường sử dụng hình thức đánh giá
thường xuyên nào?
Vấn đáp hoặc kiểm tra
viết
Quan sát hoạt động
trên lớp
Qua hồ sơ học tập
Viết báo cáo thực
hành, thí nghiệm
Bài thuyết trình
2.Phiếu kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .
Thời gian: 10 phút
HS khoanh tròn vào đáp án đúng.

Câu 1: Trong nguyên tử, hạt mang điện là
A. electron.
B. electron và nơtron.
C. proton và nơtron.
D. proton và electron.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Khối lượng nguyên tử gần bằng khối lượng hạt nhân.
B. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.
D. Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt proton, electron, nơtron
Câu 3: Cho ba ngun tử có kí hiệu là , , . Phát biểu nào sau đây là sai ?
A.Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14.
B. Đây là 3 đồng vị.
C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg.
D. Hạt nhân của mỗi nguyên tử đều có 12 proton.
Câu 4: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82, trong hạt nhân
ngun tử có số hạt khơng mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 4 hạt.
Nguyên tử X có số khối là
A. 52.
B. 55.
C. 56.
D. 54.
Câu 5: Nguyên tử X tạo được ion X với tổng các hạt (P,N,E) trong ion là 53,
trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Chọn phát
biểu sai:
20


A. X- có số nơtron bằng số electron.
B. X có 7e lớp ngồi cùng.

C. X có E = 17.
D. X- có A = 35.
Câu 6: Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị bền là 16O, 17O, 18O; Hidro có 3 đồng vị
bền là 1H, 2 H , 3H . Số cơng thức phân tử H2O có thể viết được là
A.9.
B. 18.
C. 24.
D. 12.[6]
63
65
Câu 7: Trong tự nhiên, đồng có 2 đồng vị: Cu và Cu, mỗi khi có 365 ngun
tử của 63Cu thì có bao nhiêu ngun tử của 65Cu ? Biết nguyên tử khối trung bình
của Cu là 63,54
A. 153.
B. 140 .
C. 135.
D. 142.
3+
5
Câu 8: Ion M có cấu hình e phân lớp ngồi cùng là 3d . Cấu hình e nguyên tử
của M là
A. 1s22s22p63s23p63d8.
B. 1s22s22p63s23p63d64s2.
C. 1s22s22p63s23p64s23d8.
D. 1s22s22p63s23p63d54s24p1. [7]
Câu 9: Trong các phát biểu sau:
(1) Số đơn vị điện tích hạt nhân đặc trưng cho một nguyên tố.
(2) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.
(3) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron.
(4) Trong nguyên tử, chỉ có nguyên tử oxi mới có 8 electron.

(5) Điện tích hạt nhân bằng số proton, bằng số electon.
(6) Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân nguyên tử.
Phát biểu nào đúng?
A. (1), (2), (4), (6).
B. (1), (2), (4), (5).
C. (1), (2), (3), (6).
D. (1), (3), (4), (6).
35
37
Câu 10: Clo có 2 đồng vị là
Cl và Cl. Nguyên tử khối trung bình của
Clo là 35,5. Tính phần trăm khối lượng của đồng vị 35Cl trong FeCl3 ? (Cho Fe
có nguyên tử khối trung bình là 55,85)
A. 16,3%.
B. 28,5%.
C 48,5%.
D. 49,2%.

21



×