Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn một số kinh nghiệm ứng dụng hiệu quả phần mềm powerpoint vào giảng dạy trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.59 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
TT

Nội dung

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
3. Kết quả thực trạng
III. CÁC BIỆN PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Một số kỹ năng ứng dụng Powerpoint vào khai thác thông tin
trong dạy học
2. Quy trình thiết kế một bài giảng
3. Tiến hành giờ dạy
4. Sử dụng phần mềm Powerpoint trong hoạt động dạy học ở trường
mầm non
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang


01
02
02
03
03
03
03
03
05
06
06
07
07
07
09
10
11
14
15
15
16
18

1


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đang tác
động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đối với giáo dục, việc vận dụng công nghệ

thông tin và các trang thiết bị hiện đại vào công tác giảng dạy hết sức cần thiết và
còn giúp cho các nhà giáo dục luôn luôn được cập nhật thông tin một cách chính
xác, hiệu quả, truyền tải kiến thức nhanh nhất tới người học. Công nghệ thông tin
phát triển mạnh đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi
mới các phương pháp và hình thức dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là bậc học
đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Hiện nay các trường mầm non có
điều kiện đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật như ti vi, đầu đĩa, máy tính, máy
chiếu và kết nối mạng internet tạo điều kiện cho giáo viên ứng dụng công nghệ
thông tin vào trong giảng dạy. Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi
giáo viên mầm non không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
đặc biệt là nghiên cứu và sử dụng các phần mềm ứng dụng phù hợp, từ đó áp dụng
vào việc giảng dạy trẻ, nhằm tạo sự hứng thú và kích thích được sự tò mò khám
phá của trẻ, trẻ được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài học.
Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục "Dạy học lấy trẻ làm trung tâm"
một cách dễ dàng.
Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã
tạo ra một biến đổi về “chất” trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm
non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và trẻ.
Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các
phần mềm giáo dục và có rất nhiều phần mềm hữu ích cho giáo viên như bộ
Office, Lesson Editorr (chỉnh sửa) Violet, Active Primary (tự động điều chỉnh),
Flash, Photoshop (chỉnh sửa ảnh), Converter, Kispix, Kismas…. Các phần mềm
này rất tiện ích và trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho công tác giảng dạy của giáo
viên.
Trong các phần mềm ứng dụng dạy học, phần mềm PowerPoint có vai trò vô
cùng quan trọng, đã đem lại những hiệu quả giáo dục tích cực. Sử dụng phần mềm
PowerPoint đang là xu hướng phổ biến trong giáo dục mầm non nhờ sự tiện ích,

hiệu quả và sự sinh động của nó.
Với nhiều tính năng nổi trội như tạo và trình diễn bài giảng, hỗ trợ chỉnh
sửa văn bản, âm thanh, hình vẽ; kết nối dễ dàng với các phần mềm khác; hiệu ứng
sinh động, ngộ nghĩnh... PowerPoint đã làm cho bài giảng trở nên hấp dẫn và thu
hút trẻ tập trung chú ý hơn. Nó giúp giáo viên mô phỏng được các quá trình khó có
thể tiến hành hay quan sát bằng mắt ngoài thực tiễn. Không những vậy, tính tương
2


tác cao của phần mềm còn giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ tiếp thu
kiến thức, kĩ năng, cũng như phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ và tăng cường
mối liên kết giữa hoạt động dạy và học. Chính vì vậy trong những năm gần đây,
nhiều trường mầm non đã đưa việc ứng dụng PowerPoint vào kế hoạch giảng dạy
của nhà trường.
Tuy nhiên, trên thực tế các trường mầm non nói chung và trường mầm non
Ngọc Trạo nói riêng thì việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non mới chỉ là
những bước đi đầu tiên còn nhiều hạn chế cho nên việc ứng dụng CNTT trong giáo
dục mầm non đạt hiệu quả chưa cao. Hiện nay việc sử dụng phần mềm PowerPoint
trong dạy trẻ thường gặp một số khó khăn như: thiếu các tư liệu, kĩ năng tin học
của giáo viên mầm non và cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, kinh nghiệm sử dụng
phần mềm chưa nhiều nên mắc phải nhiều sai sót về kĩ thuật tin học lẫn phương
pháp giảng dạy, nên không phát huy được sự tích cực của trẻ, hiệu quả dạy học
chưa cao... Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến mỗi năm giáo viên
mầm non thường cố gắng thực hiện một vài giáo án điện tử để thao giảng còn phần
lớn giờ dạy lại quay về với phương pháp dạy học truyền thống.
Chính vì vậy, năm học 2015-2016 này, bằng những vốn kiến thức của mình
về tin học cơ bản, về cách thiết kế và sử dụng giáo án điện tử, tôi đã mạnh dạn lựa
chọn đề tài “Một số kinh nghiệm ứng dụng hiệu quả phần mềm Powerpoint vào
giảng dạy trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” và tiến hành thực hiện trên trẻ 5-6 tuổi
lớp tôi.

2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm nghiên cứu việc ứng dụng phần mềm Powerpoint vào giảng
dạy trẻ 5-6 tuổi, từ đó đưa ra các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng
phần mềm PowerPoint vào giảng dạy trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu việc ứng dụng hiệu quả phần mềm powerpoint vào
giảng dạy trẻ 5-6 tuổi.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc sách, tham khảo tài liệu, báo, tạp chí giáo dục mầm non có liên quan đến
việc ứng dụng phần mềm powerpoint vào giảng dạy trẻ 5-6 tuổi
Phân tích, tổng hợp lý thuyết nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài
4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát
Phương pháp đàm thoại, trò chuyện
Phương pháp toán thống kê
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3


Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Trong giáo dục, công nghệ thông tin đã và đang tạo đà cho những thay
đổi cơ bản trong công tác quản lý và giảng dạy ở tất cả các cấp học.
Thực hiện Chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT ngày 25 tháng 08 năm 2015 về nhiệm
vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Công văn số 4987/BGDĐT-CNTT ngày 2/8/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012 - 2013.

Thực hiện chỉ thị số 19/CT-UBND Thanh Hóa ngày 08 tháng 09 năm 2015
về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016. Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục
Đào tạo, Phòng GD-ĐT Tx Bỉm Sơn. Trường MNTT Ngọc Trạo tiếp tục thực hiện
đổi mới hình thức giáo dục cho trẻ mầm non để trẻ được phát triển toàn diện. Việc
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường mầm non được
khuyến khích thực hiện ngay từ đầu năm học.
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và
học đã mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức
dạy học. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho trẻ nhớ
lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho trẻ các
phương pháp học chủ động tích cực. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều
đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng
đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo, tích tích cực, tự giác của trẻ.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với
phương pháp giảng dạy truyền thống là: Môi trường đa phương tiện kết hợp những
hình ảnh video, camera với âm thanh, văn bản,… được trình bày qua máy tính theo
kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan.
Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện những công
việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh vực khác
nhau. Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với
người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác để
tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để trẻ học tập
trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo. Những thí nghiệm,
tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động
làm cho trẻ dễ thấy, dễ tiếp thu và trẻ có thể có những dự đoán về những điều có thể
xảy ra. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong
quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công
nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển
của trẻ. Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông tin và
truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được

những kết quả khả quan.
Trẻ lứa tuổi mầm non phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ, tinh thần,… trẻ
ham hiểu biết thích tìm tòi khám phá mọi thứ xung quanh, dưới sự hướng dẫn của
4


cô giáo trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức được cách chính xác, đầy đủ hơn. Chính vì vậy mà
các hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ trong trường mầm non càng phong phú,
hấp dẫn bao nhiêu thì càng gây hứng thú thu hút trẻ bấy nhiêu, trẻ tiếp thu một cách
dễ dàng không gò bó gượng ép, dễ nhớ lâu quên.
Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những
hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài dạy thì hiện nay với ứng dụng CNTT
giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong
phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng. Chỉ cần vài cái
“nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc,
những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu
ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích
thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội
dung bài học. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki “Dạy học
lấy trẻ làm trung tâm” một cách dễ dàng.
Công nghệ thông tin phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục mầm
non cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Nhờ sự phát triển của công nghệ
thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho
quá trình dạy học. Đáng kể đến là phần mềm PowerPoint, nhờ có sử dụng phần
mềm dạy học này mà trẻ mầm non hứng thú tham gia bài học hơn trong môi trường
học tập. Nhờ có phần mềm PowerPoint mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy của
giáo viên mầm non trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so
với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “click chuột”, vài giây sau
trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh

sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú của trẻ. Thông qua giáo án điện
tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho trẻ
hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt của phần
mềm này đã nhanh chóng làm thay đổi hiệu quả giáo dục trẻ. Do đó mục tiêu cuối
cùng của việc ứng dụng các phần mềm trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản
chất lượng học tập cho trẻ, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao
trẻ được khuyến khích, tự giác, tích cực hứng thú tham gia hoạt động học.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Trường Mầm non Ngọc Trạo trong vài năm gần đây nhà trường đã trang bị
đầy đủ các thiết bị, phương tiện nghe nhìn cho các phòng lớp: máy tính, màn tivi,
loa vi tính,… nhằm phục vụ cho công tác dạy học. Một số giáo viên có trang bị các
kiến thức về sử dụng các phần mềm dạy học chủ yếu là phần mềm PowerPoint để
thiết kế và sử dụng giáo án điện tử. Tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều giáo viên ngại
sử dụng giáo án điện tử vì một phần chưa có kiến thức về phần mềm, số khác nghĩ
rằng việc soạn bài giảng tốn rất nhiều thời gian.
Mặt khác, việc sử dụng giáo án điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc
5


giảng dạy của giáo viên nhưng công cụ hiện đại này không thể thay thế hoàn toàn
cho các phương pháp dạy học khác của giáo viên nên đôi lúc nhiều giáo viên vì
máy móc có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như: mất
điện, máy bị treo, bị virus…làm cho giáo viên bị động không thể điều khiển tiến
trình bài giảng theo ý muốn, ảnh hưởng tới kết quả dạy học.
Năm học 2015-2016 này, tôi được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy
trẻ lớp 5-6 tuổi với tổng số là 38 cháu. Trong quá trình giáo dục trẻ tôi đã gặp
những khó khăn và thuận lợi sau:
1. Thuận lợi
Nhìn chung đa phần các cháu sức khoẻ tốt, trẻ nhanh nhẹn, giao tiếp tốt,
thích khám phá những cái mới lạ và ham học hỏi.

Trang thiết bị của nhà trường đầy đủ, các lớp đều có máy tính, kết nối mạng
Internet, có loa, màn hình ti vi 40 inch, hệ thống điện đảm bảo…
Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên
dự giờ góp ý, động viên các giáo viên đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giờ dạy để
nâng cao chất lượng giảng dạy.
Bản thân tôi đã được học tin học cơ bản, biết ứng dụng phần mềm
PowerPoint vào tiết dạy ngay khi còn học Cao đẳng. Tôi luôn có tinh thần học hỏi
những điều mới mẻ, yêu nghề mến trẻ.
Nhà trường có phòng máy thực hành phục vụ cho việc dạy trực tuyến, được
trang bị đầy đủ, máy tính, máy chiếu, kết nối mạng Internet…và có giáo viên
hướng dẫn.
Các tiết học sinh động, trẻ hứng thú và tiếp thu một cách tự nhiên nhất vì thế
trẻ không sợ học.
2. Khó khăn
Số trẻ trong lớp không đồng đều về khả năng lĩnh hội các kiến thức, nhiều trẻ
hiếu động, tính cách ương bướng nên ảnh hưởng đến kết quả tiếp thu kiến thức của
trẻ và sự kiểm tra, đánh giá kết quả tiếp thu bài trên trẻ của giáo viên.
Nhiều trẻ đi học năm đầu chưa qua lớp mẫu giáo bé, nhỡ nên chưa có nề nếp.
Trẻ lại đi học không đều nên kiến thức hay bị gián đoạn.
Nhiều phụ huynh học sinh chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em
mình, không biết hôm nay con học gì và được gì.
Hầu hết các cháu chưa được làm quen nhiều với máy tính, với các phần mềm
vui chơi nên khi chơi các trò chơi trẻ chưa thao tác chuột được mà chủ yếu cô phải
làm.
Để xây dựng được một bài dạy dựa trên phần mềm powerpoint đòi hỏi giáo
viên phải đầu tư tương đối nhiều về thời gian mà công việc của giáo viên mầm non
rất vất vả và hạn hẹp về mặt thời gian.
Tuy bản thân có một số hiểu biết về ứng dụng phần mềm PowerPoint song
lượng kiến thức và kỹ năng về sử dụng PowerPoint là rất lớn nên nhiều tính năng
6



và cách sử dụng bản thân tôi còn chưa nắm được.
3. Kết quả khảo sát thực trạng
Để nắm được vai trò và lợi ích của việc ứng dụng có hiệu quả phần mềm
PowerPoint trong các tiết dạy, tôi đã thực hiện khảo sát trên các giờ học ngay từ
đầu năm và kết quả khảo sát đầu năm như sau:
Kết quả
Số trẻ

38

Nội dung

Đạt

Không đạt
Số
Tỷ lệ %
lượng

Số
lượng

Tỷ lệ %

Trẻ tích cực hoạt động

33


87

5

13

Trẻ tập trung quan sát chú
ý và ghi nhớ có chủ định

31

82

7

18

Trẻ hứng thú chơi trò chơi

34

89

4

11

Trẻ nắm được nội dung bài
học


31

82

7

18

Trẻ biết thao tác chuột trên
máy tính

25

66

13

34

Từ bảng số liệu trên cho thấy chất lượng giờ dạy trên trẻ còn thấp, khả năng
lĩnh hội và tính tích cực tham gia hoạt động học của nhiều trẻ chưa đạt, thể hiện ở
tỷ lệ trẻ hứng thú tham gia hoạt động chỉ đạt 87%. Số lượng trẻ tập trung chú ý chỉ
đạt 82%, số trẻ biết thao tác chuột trên máy tình rất hạn chế chỉ 66%. Để nâng cao
kết quả trên, ngoài tìm ra những phương pháp, cách thức tổ chức mới phù hợp, thì
việc sử dụng phần mềm PowerPoint một cách có hiệu quả sẽ góp phần cải thiện
nâng cao chất lượng dạy học cho trẻ.
III. CÁC BIỆN PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Một số kỹ năng ứng dụng Powerpoint và khai thác thông tin trong dạy học
1.1. Kỹ năng sử dụng Powerpoint trong thiết kế bài giảng
PowerPoint là một phươngt iện trình diễn sinh động bài giảng thông qua màu

sắc của văn bản, sự phong phú của hình ảnh, các dạng chuyển động và những đoạn
âm thanh, video minh họa…. Để thiết kế một bài giảng với các slide để trình chiếu,
giáo viên cần có trang bị một số kĩ năng sau:
Kỹ năng cơ bản về kỹ thuật sử dụng Powerpoint: Đó là các thao tác chèn,
coppy, xóa, cắt, dán, sắp xếp liên kết tạo các hiệu ứng chuyển động đơn giản… trên
các đối tượng do giáo viên lựa chọn thiết kế bài giảng.
7


Kỹ năng sử dụng công cụ vẽ: Trong bài giảng giáo viên cần đưa ra những hình
ảnh minh họa cho nội dung như tiết tạo hình vẽ các đường nét… cần có kỹ năng sử
dụng các công cụ vẽ trong PowerPoint. Đó là các thao tác chọn kiểu vẽ, nét vẽ,
màu vẽ, màu tô, kỹ thuật nhóm các đối tượng, sắp xếp… sao cho hình ảnh trực
quan và hình thức đẹp.
Kỹ năng khai thác các hiệu ứng, chuyển động, điều khiển để mô tả trên các
slide.
Về nội dung trang trình chiếu: cần chọn lọc các thông tin có ý nghĩa, có nội
dung gắn với nội dung kiến thức của tiết học.
Về hình thức trang trình chiếu:
+ Bố cục các trang trình chiếu đảm bảo cân đối phù hợp sao cho trẻ dễ nhìn và
hứng thú quan sát, tránh tình trạng khi trình chiếu thì các chi tiết bị hụt, bị lệch
so với trang.
+ Các slide phải mang tính thẩm mĩ để kích thích sự hứng thú học tập,vừa
giáo dục được trẻ. Số lượng slide trong mỗi bài giảng không quá nhiều theo
nội dung kiến thức của bài dạy.
+ Cỡ chữ phù hợp với số lượng trẻ và khoảng cách ngồi của trẻ, quá lớn thì
loãng thông tin, quá nhỏ thì trẻ không nhìn thấy. Thông thường dùng cỡ chữ 24
hoặc 28 là vừa. Giáo viên nên sử dụng cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ thống nhất theo
từng phần của bài dạy. Cỡ chữ ghi nội dung cụ thể nhỏ hơn các đề mục. . Giáo viên
nên chú ý các đề mục có vai trò ngang nhau thì phải có màu giống nhau (cỡ chữ,

kiểu chữ cũng giống nhau). Thông thường, người ta dùng màu đỏ để làm nổi bật
các ý quan trọng. Khoa học đã chứng minh rằng trong 3 màu cơ bản thì số tế bào
thần kinh cảm nhận màu đỏ chiếm khoảng 64% võng mạc, số tế bào thần kinh cảm
nhận màu lục là 34% và màu xanh đậm là 2%. Các Font chữ hay dùng là Times
New Roman và Arial vì chúng biểu hiện chữ rõ ràng, một cách nghiêm túc và
thường được mặc định trong phần mềm. Tên bài nên dùng WordArt để tăng tính
thẩm mĩ.
+ Về các hình ảnh, âm thanh, đoạn video, ghi âm,…: Cần chọn lọc các thông
tin sao cho phù hợp với nội dung bài dạy và đưa chúng vào một cây thư mục. Các
hình ảnh phải đảm bảo kích thước vừa phải, rõ nét để khi chiếu lên sẽ không bị mất
góc hoặc không bị mờ ảnh; âm thanh phải rõ ràng, không đứt đoạn, mức độ âm
thanh và thời lượng cũng vừa phải với tai nghe của trẻ.
+ Về màu sắc: Cần chú ý tới màu sắc nền, màu sắc của hình ảnh, chữ, biểu
tượng sao cho phù hợp. Cần đảm bảo tính tương phản trong một slie. Ví dụ: Nền tối
thì màu chữ phải sáng….
+ Cố gắng tận dụng kĩ thuật trong phần mềm tuy nhiên không quá lạm dụng.
Đặc sắc của phần mềm PowerPoint là sự phong phú của các hiệu ứng (các kiểu cho
xuất hiện trang trình chiếu - Animation Schemes, các kiểu xuất hiện chữ, hình Custom Animation ..). Song sử dụng chúng cũng tùy trường hợp, nhất là các kiểu
8


xuất hiện chữ. Giáo viên cần hạn chế sử dụng các hiệu ứng “quay lộn”, “bay nhảy”.
Các kiểu xuất hiện chữ (Custom Animation) nên sử dụng hạn chế ở một vài hiệu
ứng như: Box, Diamond, Rise up, Ease In hoặc những chức năng tương tự. Giáo
viên chú ý cho thực hiện nhanh để không mất thời gian và gây nhàm chán (chọn
Fast hoặc Very Fast trong ngăn Speed).
1.2. Kỹ năng khai thác thông tin trên Internet
Nguồn tư liệu trên mạng Internet hiện nay rất phong phú tạo thuận lợi cho
việc khai thác thông tin phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên.
Giáo viên cần biết cách khai thác thông tin từ một số website tìm kiếm. Biết

cách khai thác thông tin dưới dạng text, picture, ảnh flash, video, các hình nền
động…. phục vụ cho giảng dạy. Các website tìm kiếm như: google; laban.vn;
yahoo.com…và các website do Bộ giáo dục đào tạo ban hành như: moet.gov.vn;
edu.net.vn; mammon.com; trang giáo án điện tử violet.com…
Giáo viên mầm non cũng cần phải biết cách sử dụng email để gửi đính kèm
các tư liệu tìm được đến các bạn đồng nghiệp. Có kỹ năng download và sử dụng
các phần mềm có liên quan.
Khi khai thác các tư liệu trên Internet giáo viên cần chú ý quan sát, lựa chọn
các tư liệu đảm bảo phù hợp nhất với nội dung bài dạy, không nên tham lam lựa
chọn quá nhiều để tránh bị loãng trong lúc đưa vào trang slide. Mặt khác, việc khai
thác và lựa chọn các tư liệu cần phải đảm bảo tính giáo dục, tính thẩm mỹ, tính phù
hợp với trẻ mầm non.
2. Quy trình thiết kế một bài giảng
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài trên lớp mà ở đó toàn bộ kế
hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hóa do giáo viên điều khiển thông
qua môi trường multimedia do máy tính tạo ra. Cần lưu ý bài giảng điện tử không
phải đơn thuần là các kiến thức mà trẻ phải ghi nhớ mà đó là toàn bộ quá trình dạy
và học cùng với các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình truyền đạt của cô và tiếp
thu kiến thức của trẻ. Để đạt hiệu quả tối ưu nhất cho tiết dạy thì khâu chuẩn bị
đóng vai trò vô cùng quan trọng, giáo viên cần thiết kế giáo án điện tử theo quy
trình sau:
Bước 1. Lựa chọn chủ đề và soạn giáo án dạy học
Dựa vào kế hoạch chương trình, cô giáo chọn chủ đề, soạn giáo án, xác định
mục đích yêu cầu, về kiến thức kỹ năng, thái độ. Yêu cầu chuẩn bị cho tiết học cần
những đồ dùng gì? Ghi rõ số lượng, kích thước,…những thiết bị dạy học nào,
phương tiện hỗ trợ gì…
Cách tiến hành cần vạch ra từng hoạt động thành phần trong hoạt động lớn.
Bước 2. Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế giáo án trên máy tính
Giáo viên phải hình dung toàn bộ tiến trình dạy trên lớp, thời gian địa điểm,
trình tự các hoạt động, tình huống xảy ra, các hiệu ứng cho từng hoạt động…

Bước 3. Đa phương tiện hóa kiến thức
9


Đưa các tư liệu: hình ảnh, âm thanh, chữ, đồ họa…vào máy tính và xử lý
chúng (dùng paint, photoshop…để nâng cao chất lượng hình ảnh (kích thước vừa,
màu sắc rõ nét, âm thanh sống động, nét chữ phù hợp…)
Bước 4. Xây dựng các thư viện tư liệu
Tư liệu có thể tải trên mạng internet từ sách báo, tạp chí, VCD, điện thoại,
máy quay….coppy vào máy tính, sắp xếp lại và lưu trữ vào một file (tạo cây thư
mục) để dễ tìm khi sử dụng.
Bước 5. Thực hiện kịch bản trên máy tính
Khi tạo các slide chú ý chọn nền tích hợp với nội dung học, màu nền cho các
slide cần tuân thủ nguyên tắc tương phản, nền sáng cho chữ sẫm màu và ngược
lại… font chữ đậm, gọn, rõ nét. Trên các slie cần trình bày các nội dung phù hợp,
tránh rườm rà chen lấn các đối tượng khác, cần để khoảng trống 2 bên và phía trên
dưới nền slide là 1/5 đảm bảo tính mỹ thuật không mất chi tiết khi trình chiếu, âm
thanh vừa phải không quá to mà cũng không quá nhỏ.. Cần trình bày liên kết trình
diễn hợp lý logic giữa các đối tượng trong bài giảng.
Bước 6. Kiểm tra toàn bộ trên máy tính, chỉnh sửa và hoàn thiện
Chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, các liên kết để tiến hành sửa
chữa và hoàn thiện.
3. Tiến hành giờ dạy.
Trước khi dạy học: giáo viên cần đảm bảo nguồn điện, máy tính sạc đủ pin
khởi động sẵn, đã cắm kết nối với màn tivi hoặc màn chiếu. Sắp xếp vị trí ngồi của
trẻ khoảng cách phù hợp sao cho mọi trẻ đều quan sát được trên màn hình.
Trong giờ học: Cô giáo cần dẫn dắt vào bài phù hợp với nội dung bài học, có
thể hát một bài, đọc thơ, xem đoạn băng, câu đố hay trò chuyện với trẻ về nội dung
bài học. Nhạc bài hát hay câu đố, video có thể chèn sẵn trên bài giảng. Ví dụ: Với
đề tài: “Vẽ ô tô”, để vào bài có thể cho trẻ xem một đoạn video về các phương tiện

giao thông lưu thông trên đường, đoạn băng do cô giáo quay lại và chèn sẵn vào
slide.
Cách chèn như sau: Coppy đoạn video vào máy tính, mở powerpoint -> vào
slide cần chèn -> insert -> object -> Windows Media player, sẽ xuất hiện thanh
Media player. Sau đó chuột phải vào thanh ấy -> chọn properties -> Custom->
Chọn đường dẫn hoặc Browse-> Chọn video từ ổ máy tính lưu sẵn sau đó tùy chọn
tự động chạy (Auto star), volume (âm lượng) -> Apply -> OK.
Khi vào bài mới cô cần truyền đạt nội dung gì, thì click chuột vào nội dung
ấy (hình ảnh, video, âm thanh, chữ...) đã được chèn sẵn trên các slide, trình tự xuất
hiện các slide đã được chuẩn bị sẵn dựa theo trình tự giờ học, giữa các hoạt động
nên chèn các slide chờ có hình ảnh tiêu đề phù hợp. Giáo viên cần lưu ý thao tác
chuột trên máy nhanh gọn linh hoạt tạo logic trong tiến trình dạy. Trong khi dạy,
giáo viên phải luôn quan sát sự hứng thú tích cực của trẻ, đặt câu hỏi, gợi mở cho
trẻ, chú ý tới những trẻ chưa tập trung. Chú ý xử lý những tình huống có thể xảy ra:
10


mất điện, máy treo, máy hết pin…Nếu đang dạy xảy ra các tình huống trên, trong
khi không chuẩn bị đồ dùng truyền thống, cô giáo có thể linh hoạt xử lý
Ví dụ: Trong tiết MTXQ Khi đang cho trẻ quan sát con hổ mà mất điện
không thể sử dụng máy tính được, cô có thể nhìn xung quanh lớp xem tranh ảnh
trang trí có hình ảnh hoặc mô hình con hổ thì lập tức đến góc đó và tiếp tục đàm
thoại với trẻ. Hoặc khi trẻ đang xem tranh vẽ mẫu thuyền mà máy tính hết pin, cô
giáo linh động kéo bảng lại và dùng phấn vẽ thuyền trên bảng để trẻ quan sát….
Khi chơi trò chơi, giáo viên phổ biến cách chơi rõ ràng, có những trò chơi
đòi hỏi người chơi phải thao tác chuột trên máy tính, có những trẻ chưa được sử
dụng chuột nên lúng túng không biết làm thế nào, cô nên hướng dẫn cầm tay và
giúp trẻ, hoặc cũng có nhiều trẻ hiếu động click chuột lung tung không đúng yêu
cầu và làm xáo trộn nội dung trình bày sẵn trên máy, vì thế khi trẻ thao tác trên máy
giáo viên cần chú ý quan sát và nhắc nhở trẻ.

4. Sử dụng phần mềm PowerPoint trong hoạt động dạy học ở trường mầm
non
4.1. Sử dụng phần mềm PowerPoint trong tổ chức cho trẻ khám phá môi
trường xung quanh.
Như chúng ta biết, thế giới xung quanh thật phong phú và đa dạng. Đó là nơi
trẻ luôn muốn tìm hiểu và khám phá. Khi được xiếp xúc trong đầu trẻ luôn đặt ra
hàng ngàn câu hỏi: Đây là cái gì? Vì sao lại có?.....Để giải thích những thắc mắc đó
của trẻ thì việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cần được linh
hoạt, hệ thống, khoa học với những màu sắc sặc sỡ, hình ảnh rõ nét, âm thanh
“thật” thì sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, trẻ thoả mãn được thắc
mắc của mình. Trên thực tế có nhiều giờ hoạt động làm quen với MTXQ cứng
nhắc, nặng nề về kiến thức, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ một phần giáo
viên không thể có đủ điều kiện để cho trẻ được trải nghiệm một cách trực tiếp
Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với một số con vật sống trong rừng
Mục đích: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, nơi sống, thức ăn của các con vật. Ở giờ học
này giáo viên không thể cho trẻ quan sát trực tiếp con hổ, con voi hay con gấu, thay
vào đó giáo viên cần sử dụng tranh ảnh để quan sát. Nhưng nếu chỉ sử dụng tranh
ảnh không thì tiết học trở nên đơn điệu, nhàm chán trẻ thụ động và kết quả giờ học
không cao. Bằng cách sử dụng Powerponit, tôi vào link ,
gõ tên các con vật cần tìm (con gấu, con hổ, con voi) và copy. Sau đó mở phần
mềm Powerpoint paste các hình ảnh vừa copy vào slide chọn Slide show tạo trang
trình diễn cho từng con vật xuất hiện theo ý muốn. Để sống động và “thật” hơn, tôi
cài thêm tiếng kêu của các con vật bằng cách tìm âm thanh của các con vật sau đó
vào Insert ->Movies and Sound->Sound from fiel…Hoặc có thể lồng một bài hát
bất kì. Những con vật trở nên rất sống động, vừa có thể di chuyển và có tiếng kêu
đã thu hút sự chú ý của trẻ.
4.2. Sử dụng phần mềm Powerpoint trong hoạt động làm quen với toán
11



Cũng tương tự như hoạt động khám khá môi trường, làm quen với một số
biểu tượng toán là hoạt động cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về toán
như: hình dạng, kích thước, định hướng trong không gian…là một hoạt động “khó”
tổ chức, nếu như cô không linh hoạt và khéo léo trong việc tổ chức thì tiết học dễ
trở nên nhàm chán đối với trẻ. Nhận thấy điều đó, bản thân tôi đã tìm tòi và xây
dựng được một số tiết dạy trên Powerpoint , qua tiết dạy tôi cảm thấy trẻ rất hứng
thú.
Ví dụ: Ở chủ đề gia đình “Đếm đến 6, nhận nhóm đối tượng có số lượng 6,
nhận biết số 6”. Thay vì cô sử dụng các đồ dùng trực quan để cung cấp kiến thức
cho trẻ thì tôi đã xây dựng các hình ảnh trên máy. Cụ thể như sau: Tôi sử dụng đồ
dùng để hoạt động là hình ảnh cái bát và cái thìa. Đầu tiên, tôi tạo hiệu ứng cho sáu
chiếc bát xuất hiện, theo đó là năm cái thìa. Cho trẻ đếm số lượng của mỗi nhóm.
Để có đủ thìa cho mỗi các bát, chọn hiệu ứng làm xuất hiện cái thìa thứ 6. Cho trẻ
đếm số lượng 2 nhóm. Hiệu ứng để xuất hiện số 6..
4.3. Sử dụng phần mềm Powerpoint trong hoạt động tạo hình
Nếu như hoạt động khám phá môi trường, làm quen với toán nhằm cung cấp
cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về sự vật hiện tượng, biểu tượng toán học thì hoạt
động tạo hình là nơi củng cố những kiến thức của MTXQ, nơi nuôi dưỡng những
xúc cảm, óc thẩm mĩ của trẻ đối với cuộc sống . Vì thế việc tố chức hoạt động tạo
hình đối với trẻ mầm non là rất cần thiết nhằm góp phần phát triển toàn diện các
mặt của trẻ.
Trong các giờ hoạt động tạo hình, giáo viên chủ yếu sử dụng tranh (vật) mẫu.
Với những bức tranh cô vẽ và tô màu trên giấy đã trở thành khá quen thuộc đối với
trẻ, màu sắc không sặc sỡ mà mờ nhạt. Cách tiến hành để trẻ quan sát tranh tiến
hành như khuôn mẫu. Nắm được đặc điểm của trẻ đó là thích thú, chú ý cao với
những hình ảnh động, có màu sắc sặc sỡ, tôi đã tập xây dựng bài tập trên phần mềm
Powerpoint.
Trước hết, tôi mở phần mềm Powerpoint, sử dụng các thanh công cụ có sẳn
trên máy , tôi vẽ các hình theo mục đích của mình. Sau khi vẽ xong, chọn màu sắc
rồi chọn cách hiệu ứng cho từng hình, vẽ thêm một vài chi tiết phụ để bức tranh

thêm sinh động, hấp dẫn.
Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật” dạy trẻ vẽ con gà trống, tôi không sử
dụng tranh ảnh mẫu mà sử dụng các hình ảnh trên máy tính. Đầu tiên vẽ một hình
tròn nhỏ làm đầu gà, một hình tròn to hơn là thân gà, vẽ chân, sau đó vẽ các bộ
phận khác như: mắt, miệng, mào, đuôi….và chọn hiệu ứng cho từng bộ phận. Tiếp
theo là chọn màu. Khi xong các chi tiết cơ bản, tôi vẽ thêm các chi tiết phụ khác
như mặt đất, ông mặt trời, cây cỏ…Kết quả hoạt động gây được sự chú ý, tập trung
của trẻ.
4.4. Sử dụng phần mềm Powerpoint trong hoạt động văn học
Việc ứng dụng phần mềm Powerpoint trong việc cho trẻ làm quen với văn
12


học rất có ích cho cô và mang lại hiệu quả trên cho trẻ. Hiện nay với việc thực hiện
chương trình mầm non, khi thực hiện chương trình có nhiều bài thơ, câu chuyện
không có tranh ảnh trong chương trình cũ. Chúng ta có thể truy cập vào mạng để
tìm bài thơ, truyện kể phù hợp với với kế hoạch từng chủ đề. Ví dụ: khi tôi thục
hiện chủ đề “gia đình và ngày hội của cô giáo” kế hoạch tuần 4 tôi cho trẻ làm quen
với bài thơ về ngày hội, nhưng trong chương trình sách cũ không có, tôi đã truy cập
Google.com.vn gõ “thơ hay về cô giáo” tôi đã tìm được bài thơ “Thơ 20-11” đồng
thời tôi cũng vào trang “Giáo án điện tử” để tìm bài giảng điện tử về bài thơ đó, khi
bài thơ không có tranh minh họa vào power point đánh lời thơ hay và copy những
hình ảnh có nội dung về từng câu thơ để giảng nội dung cho trẻ hiểu. Đặc biệt khi
dạy trẻ kể chuyện không đơn thuần là cô kể truyện trực tiếp cho trẻ nghe ở lớp mà
để đạt hiệu quả kể cho trẻ nghe, cô có thể ghi âm lời kể chuyện của mình ở nhà thật
diễn cảm có âm thanh diễn tả nội dung truyện, lưu vào điện thoại, khi đến tiết kể
truyện cô có thể mở qua micro lên loa cho trẻ nghe để trẻ tiếp thu truyện hay hơn,
trong giờ kể chuyện tôi còn download các câu chuyện để trẻ được nghe và xem trên
ti vi góp phần giúp trẻ hiểu nội dung và tham gia tích cực hơn trong tiết kể chuyện.
từ đó tạo ra cho trẻ một trạng thái thật thoải mái, tiếp xúc với những gì hay nhất

nhằm lĩnh hội kiến thức một cách chính xác.
4.5. Sử dụng phần mềm Powerpoint trong hoạt động âm nhạc
Nói đến tổ chức hoạt động âm nhạc là ta thường nghĩ ngay đến âm thanh,
nhưng không chỉ vậy, thiết kế một giáo án điện tử môn âm nhạc cũng như các môn
khác cũng cần có hình ảnh, âm thanh, văn bản, các hiệu ứng chuyển động…
Chẳng hạn như ở chủ đề “Gia đình” khi thực hiện đề tài dạy hát bài “Nhà của
tôi”. Nghe hát “Ba ngọn nến lung linh”, Trò chơi “ Ai nhanh nhất”. Khi thiết kế bài
giảng, tôi phải thiết kế các trang slide theo lần lượt các hoạt động. Ví dụ:
Slide 1: Tên chủ đề, đề tài, đối tượng, người thực hiện…
Slide 2: Hình ảnh một số kiểu nhà ở: nhà mái ngói, nhà 2 tầng, nhà chung cư, phía
dưới có tên kiểu nhà
Slide 3: Hình ảnh gia đình sống trong ngôi nhà.
Slide 4: Tên hoạt động: Hoạt động 1 Dạy hát. Tên bài hát, tên tác giả.
Slide 5: Hình ảnh bạn nhỏ với ngôi nhà. Chèn nhạc beat bài hát “Nhà của tôi”
Slide 6: Tên hoạt động: Hoạt động 2 Nghe hát. Tên bài hát, tên tác giả.
Slide 7: Hình ảnh gia đình bên ba ngọn nến sáng. Chèn nhạc beat bài hát “Ba ngọn
nến lung linh”
Slide 8: Tên hoạt động: Hoạt động 3 Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất
Slide 9: Hoạt động kết thúc
Các trang này thiết kế phù hợp với nội dung từng phần và kiến thức cần
truyền đạt. Các trang có sự kế cận nhau phù hợp về màu sắc, kích thước, cỡ chữ,
mức độ âm thanh… và được sắp xếp theo tiến trình của bài dạy.
4.6. Sử dụng phần mềm Powerpoint trong việc tổ chức các trò chơi
13


Để củng cố một số kiến thức của một số nội dung của hoạt động trọng tâm,
cũng tạo điều kiện cho trẻ làm quen với máy tính, tôi đã xây dựng được một số trò
chơi mới như:
* Trò chơi: “Bé chọn khéo” (được áp dụng ở hoạt động KPMTXQ)

Cách chơi: Các đồ vật được sắp xếp bất kì. Nhiệm vụ của trẻ là lên tìm những đồ
vật đúng theo yêu cầu của cô. Nếu trẻ chọn đúng, đồ vật đó sẽ di chuyển, ngược lại
nếu trẻ chọn sai thì đồ vật đó sẽ đứng yên tại chỗ. Để thêm sinh động , tôi đã cài
thêm một số âm thanh gây sự chú ý của trẻ .
* Trò chơi :“Bé thông minh” (Được áp dụng ở hoạt động Toán)
Cách chơi: Trên màn hình có một dãy chữ số từ 1-5, các con vật sẽ lần lượt xuất
hiện và dừng lại ở chính giữa màn hình. Nhiệm vụ của trẻ là đếm xem trên màn
hình có bao nhiêu con vật và lên “click” vào chữ số tương ứng. Nếu đúng, thì sẽ có
một câu chúc mừng “đúng rồi bé giỏi lắm”, nếu sai thì có câu “sai rồi bé chọn lại
đi”.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Với việc ứng dụng phần mềm Powerpoint vào việc giảng dạy trên trẻ lớp tôi
làm cho những giờ hoạt động trở nên hấp dẫn, thú hút sự tập trung, chú ý của trẻ.
Qua khảo sát cuối năm, tôi thu được kết quả như sau:
Kết quả
Số trẻ

38

Nội dung

Đạt

Không đạt
Số
Tỷ lệ %
lượng

Số
lượng


Tỷ lệ %

Trẻ tích cực hoạt động

37

97

1

3

Trẻ tập trung quan sát chú
ý và ghi nhớ có chủ định

36

95

2

5

Trẻ hứng thú chơi trò chơi

38

100


0

0

Trẻ nắm được nội dung bài
học

36

95

2

5

Trẻ biết thao tác chuột trên
máy tính

35

92

3

8

Kết quả trên cho thấy 97% trẻ tích cực tham gia hoạt động, trong đó đã có
95% trẻ đạt được mục đích và yêu cầu của tiết dạy; số trẻ hứng thú tích cực tham
gia trò chơi tăng lên và đạt tối đa 100%. 100% trẻ được thao tác trên máy tính và
số trẻ thao tác thành thạo đạt 92%.

14


Tỷ lệ trẻ đạt chưa tới mức tối đa tuy nhiên vẫn cao hơn so với đầu năm, đây
chỉ là bước đi đầu tiên trong việc ứng dụng phần mềm Powerpoint một cách có
hiệu quả vào việc giảng dạy trên trẻ lớp tôi.
Song để nâng cao chất lượng giảng dạy trẻ, ngoài sử dụng phần mềm này
giáo viên còn phải sử dụng xen kẽ các phần mềm giáo dục khác như Violet, phần
mềm vui học Kismast, Kispix… Mặt khác cần tìm ra các phương pháp, biện pháp,
cách thức tổ chức các hoạt động một các phong phú, sáng tạo hơn nữa và kết hợp
linh hoạt với các phương pháp dạy học truyền thống nhằm thu hút trẻ vào giờ học.
Sáng kiến kinh nghiệm này không phải là lớn nhưng bản thân tôi với ước
muốn giáo viên mầm non dù chưa được qua đào tạo về tin học, về ứng dụng các
phần mềm để xây dựng và sử dụng giáo án điện tử, cũng có thể làm được nếu giáo
viên đó có tâm huyết, ham học hỏi và thêm chút sáng tạo là có thể thực hiện được.
Bên cạnh đó việc ứng dụng phương tiện công nghệ trong giảng dạy là rất cần thiết
và bổ ích nó sẽ giúp giáo viên rất nhiều trong việc giảng dạy đem lại hiệu quả cao
trong việc tiếp thu kiến thức của trẻ và giảm bớt thời gian của chúng ta trong việc
làm đồ dùng, ngoài ra những tư liệu ấy còn được sử dụng lâu dài và nhân rộng.
Mặt khác, việc cho trẻ tiếp cận và thao tác chuột trên máy vi tính là việc rất
cần thiết để giúp trẻ tiếp cận gần với sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay
và làm tiền đề cho việc học tập tin học của trẻ về sau.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non luôn cần những phương thức
và hình thức tổ chức mới mẻ nên việc tổ chức các hoạt động cho trẻ tham gia cũng
cần mới lạ, hấp dẫn nhằm lôi cuốn trẻ.
Giáo án điện tử đã đáp ứng được sự mới mẻ đó, nó đã góp phần không nhỏ
trong thành công ở các hoạt động của trẻ mầm non. Việc xây dựng và sử dụng giáo

án điện tử đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của cô và trẻ, rèn luyện cho
trẻ thích ứng với sự phát triển của công nghệ thời đại hiện nay.
Việc dạy học với PowerPoint sẽ giúp giáo viên mầm non tiết kiệm được
nhiều thời gian trong việc ghi bảng, trong thao tác sử dụng các loại đồ dùng trực
quan truyền thống hay hướng dẫn trẻ thực hiện các yêu cầu, giới thiệu mở rộng
thêm kiến thức…Thay vào đó, giáo viên có điều kiện tổ chức cho trẻ quan sát, nhận
xét, phát huy tính tích cực, say mê, hứng thú trong hoạt động học tập. Chuẩn bị bài
lên lớp với sự hỗ trợ của thiết bị đa phương tiện đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều
công sức hơn so với việc chỉ đơn thuần soạn giáo án viết tay như trước đây. Giáo
viên phải làm tốt khâu sưu tầm, xử lý tư liệu, thiết kế chúng, nắm rõ quy trình thiết
kế để có một bài giảng có chất lượng. Bên cạnh đó cũng cần có những kiến thức cơ
bản để sử dụng thiết bị kỹ thuật, công nghệ thông tin, các phần mềm hỗ trợ. Giáo
viên nên tổ chức cho trẻ được thao tác trên máy tính, trẻ sẽ hứng thú hơn và bài
giảng bằng PowerPoint sẽ thu hút được nhiều trẻ tham gia hơn.
15


Chính vì vậy, bản thân tôi không tự hài lòng với những kiến thức mình có,
ngoài việc sử dụng phần mềm Powerpoint, tôi luôn luôn tích cực tìm tòi, học hỏi
hơn nữa để có thể ứng dụng các phần mềm khác vào giáo dục trẻ: như phần mềm
Kismats, phần mềm Activboard, Kispix, Violet… và xây dựng được nhiều trò chơi
trên máy tính….
Sau khi nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm khi ứng
dụng phần mềm PowerPoint vào giảng dạy như sau:
Giáo viên cần có kiến thức về tin học cơ bản, về cách sử dụng phần mềm
PowerPoint và các thiết bị đa phương tiện khác như: máy tính, tivi, máy chiếu…
Giáo viên luôn tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn thông qua dự giờ
đồng nghiệp và việc tiếp thu các chuyên đề do nhà trường tổ chức.
Không phải lúc giáo viên cũng sử dụng máy tính để trẻ tìm hiểu nội dung
trên đó là hay, mà cần phải biết sử dụng phù hợp, linh hoạt, tránh lạm dụng và ôm

đồm.
Để thực hiện được các trò chơi trên máy, đòi hỏi trẻ phải biết cách “click
chuột”, vì thế việc dạy trẻ làm quen máy tính là rất cần thiết.
Sử dụng các phần mềm giáo án điện tử và thư viện tư liệu có sẵn trên
Internet yêu cầu giáo viên phải biết lựa chọn và sử dụng sao cho phù hợp với đặc
điểm, độ tuổi của trẻ lớp mình.
Không nên lạm dụng nhiều việc ứng dụng công nghệ thông tin vì trẻ luôn là
trung tâm và việc ứng dụng các phần mềm giảng dạy cũng chỉ là phương tiện giúp
cho ta cho việc đạt đến mục tiêu chính là phát triển toàn diện cho trẻ.
2. Kiến nghị
2.1.Đối với phòng GD-ĐT
Phòng giáo dục liên hệ với các trung tâm mở các khóa đào tạo tin học cơ bản
để giáo viên mầm non được tham gia học nâng cao hiểu biết và ứng dụng tin học
vào công tác giảng dạy.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng, các chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học. Giới thiệu và hướng dẫn giáo viên sử dụng các phần mềm hỗ trợ
dạy học để có thể thiết kế giáo án điện tử phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên.
2.2. Đối với nhà trường
Nhà trường nên trang bị các thiết bị công nghệ đồng bộ giữa máy tính, máy
chiếu cho các khối lớp, mua các phần mềm trò chơi học tập và hướng dẫn chi tiết
cho giáo viên cách sử dụng.
Nhà trường cần đảm bảo hệ thống mạng internet, tạo điều kiện cho giáo viên
học hỏi và khai thác tài nguyên trực tuyến trên Internet.
Cần tổ chức nhiều tiết dạy mẫu có ứng dụng công nghệ thông tin và các phần
mềm vui chơi học tập để giáo viên dự giờ và học hỏi.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm Tin
học với giảng viên là giáo viên công nghệ thông tin và những giáo viên có kỹ năng
16



tốt về Tin học của trường, theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ
yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng
ngày như lấy thông tin, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông
dụng, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như
máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, cách thiết kế bài dạy,...
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để giáo viên được trao đổi về kinh
nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng
dụng công nghệ thông tin hiệu quả, bộ phận chuyên môn nghiên cứu chọn lọc phô
tô phát cho giáo viên.
Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ,
luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; chuyên môn nhà
trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi chuyên
môn tích cực.
Để làm được điều đó, Ban giám hiệu đặc biệt là phó hiệu trưởng, các tổ
trưởng chuyên môn phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi,
cùng làm với giáo viên giúp giáo viên luôn mạnh dạn trong ứng dụng các phần
mềm vui chơi học tập trong công tác giảng dạy, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất
trên trẻ.
Trên đây là những ứng dụng phần mềm tin học Powerpoint vào việc giảng
dạy mà bản thân tôi đã đúc rút được. Tuy nhiên không thể tránh khỏi nhiều thiếu
sót, kính mong lãnh đạo cấp trên xây dựng, đóng góp để sáng kiến của tôi được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Bỉm Sơn, ngày 25 tháng 03 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết


Trịnh Thị Lài
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên Mô đun MN31: Hướng dẫn sử dụng một số
phần mềm vui chơi học tập cho trẻ mầm non, Hoàng Công Dung.
2. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên Mô đun MN32: Thiết kế và sử dụng giáo án
điện tử, Nguyễn Thị Nga.
3. Giáo trình tin học cơ bản, Tập đoàn Microsoft Việt Nam.
4. Giáo trình hướng dẫn sử dụng Powerpoint 10, Tập đoàn Microsoft Việt Nam.
5. Tài liệu tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực, Quách
Tuấn Ngọc.

18



×