Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

SKKN một vài kinh nghiệm áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông mới ( etep) vào chuyên đề lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.83 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT VÀI KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ
THUẬT DẠY HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG MỚI ( ETEP) VÀO CHUYÊN ĐỀ :
LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH.

Người thực hiện: Bùi Thị Phong Lan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học

THANH HỐ, NĂM 2021


Mục lục
Trang
I. Mở đầu................................................................. …….............................1
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………...….1
1.2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………….....2
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………….....………...3
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………..…….....4
1.5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm......................................4
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm………………………………..…..….….4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm………………………...…….4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm……...….4
2.2.1. Thực trạng chung về học sinh.........................................................4
2.2.2. Thực tế vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong nhà


trường ...………………...................….............................................................4
2.3 Các giải phápđã sử dụng để giải quyết vấn đề....................................... 5
2.3.1. Giải pháp …................................................................................... 5
2.3.2. Giáo án minh họa áp dụng phương pháp và kĩ thuất dạy học định
hướng phát triển năng lực vào chuyên đề : lưu huỳnh và hợp chất của lưu
huỳnh ...……..………...........................…..................................................6
III. Kết luận, kiến nghị………………………….…………………….…..….20
3.1. Kết luận…………………………………………………………..…..20
3.2. Kiến nghị……………………………………………………….…….20
Tài liệu tham khảo


I.Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH - HĐH với mục tiêu sẽ cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó nhân tố quan trọng
hàng đầu, quyết định thắng lợi của công cuộc CNH - HĐH và hội nhập quốc tế
là con người. Vì vậy phải chăm lo đến nguồn lực lao động, có những phẩm chất
và năng lực đáp ứng đòi hỏi của giai đoạn mới, việc này cần được bắt đầu từ
giáo dục phổ thông, gắn liền với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng,
trong đó đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá và dạy học theo hướng tích cực
hóa người học đóng một vai trị quan trọng.
Hiện nay, giáo dục phổ thơng nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là
từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh
vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải
chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ chủ yếu nặng về kiểm tra trí nhớ sang
kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của
thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy
sáng tạo; coi trọng cả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá

trong q trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của
các hoạt động dạy học và giáo dục. [ 4 ]
Hóa học là một mơn học thực nghiệm, mang tính khoa học rất cao. Hóa học
địi hỏi ở học sinh rất nhiều về năng lực tư duy, phân tích và khả năng tìm tịi
sáng tạo để nắm vững kiến thức, từ đó rèn luyện thành kỹ năng và phát triển
mềm dẻo thành kỹ xảo. Vì vậy việc thiết kế và tổ chức dạy học của giáo viên là
một nghệ thuật. Thực hiện kế hoạch năm học của Bộ GD&ĐT và của Sở
GD&ĐT Thanh Hóa về việc tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm
nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học. Việc người dạy chọn cho mình một
phương pháp truyền thụ kiến thức để học sinh dễ tiếp nhận nhất. Mặt khác, một
phương pháp mà đòi hỏi học sinh phải có tính tự giác, tự tìm tịi kiến thức, sáng
tạo và có khả năng vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tiễn trong cuộc
sống hàng ngày. Chính vì thế, dạy học theo chủ đề là phương pháp mà ngành
Giáo dục đã đưa vào nhiệm vụ của năm học 2014 – 2015 đến nay. Với kiến thức
trong chương trình sách giáo khoa hiện hành việc dạy học theo bài đã phân định
và thời gian của mỗi tiết học khơng cịn là bắt buộc theo thứ tự thay vào đó dạy
học theo chủ đề vẫn đảm bảo nội dung kiến thức của chương trình, mặt khác nó
cịn khơi dạy được tính chủ động, tự giác, tính tự tìm tịi, sáng tạo và vận dụng
của người học. [ 3 ]
Từ những lí do trên , vận dụng những kiến thức tơi đã vừa được bồi dưỡng
trong chương trình giáo dục phổ thông mới trong thời gian vừa qua của bộ giáo
dục triển khai học trực tuyến của toàn ngành ( chương trình ETEP) từ năm học
2020-2021 (cụ thể là module 1 , module 2, module 3 ) tôi mạnh dạn áp dụng
Trang 1


ln vào các bài giảng tiếp theo trong q trình dạy học trên lớp của mình. Đó
cũng là lí do tôi chọn đề tài : “ Một vài kinh nghiệm áp dụng các phương
pháp và kĩ thuật dạy học trong chương trình giáo dục phổ thơng mới
(ETEP) vào chun đề : Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh” .

Do chưa có điều kiện để tìm hiểu sâu hơn và thời gian , điều kiện vận dụng
triển khai còn mới , trong khi các phương pháp và kĩ thuật dạy học rất đa dạng
và phong phú nên đề tài còn nhiều hạn chế .Kính mong các đồng nghiệp và bạn
đọc góp ý thêm cho đề tài , để thời gian tiếp theo đề tài được hoàn thiện hơn và
áp dụng rộng rãi trong dạy học hóa học vào chuyên đề : Lưu huỳnh và hợp chất
của lưu huỳnh” .
Tôi xin chân thành cảm ơn !
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan
tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được
cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành
công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang
dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực
và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về
kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết
vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong
quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt
động dạy học và giáo dục. [ 3 ]
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công
việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được
những thành công bước đầu. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng
như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc
đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh chưa
nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức, việc rèn luyện kỹ năng chưa
được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng đánh
giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá cả quá trình học tập. Tất cả những điều đó
dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong
thực tiễn.
Nhằm vận dụng tốt nhất các phương pháp ,kĩ thuật dạy học tích cực vào bài

giảng ,tạo hứng thú , đam mê học tập và u thích mơn hóa học cho học sinh
.Thay đổi tư duy cho học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức , giúp các em
hình thành các kỹ năng hợp tác , làm việc nhóm , làm việc với tính sáng tạo
,chủ động và đam mê.Đồng thời đánh giá khách quan ,phù hợp với từng đối
tượng học sinh trong q trình học tập.Tơi đã áp dụng kĩ thuật dạy học và
phương pháp kiểm tra đánh giá trong chương trình giáo dục phổ thơng mới
(ETEP) vào các chuyên đề dạy học của mình (Cụ thể dưới đây là chuyên đề :
Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh ) .
Trang 2


1.3 Đối tượng nghiên cứu
Các kĩ thuật dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển
năng lực học sinh áp dụng trong chuyên đề lưu huỳnh và hợp chất của lưu
huỳnh (hóa học 10 ) nhằm nâng cao hứng thú học tập và phát huy phẩm chất
năng lực hóa học của học sinh.
Cụ thể : áp dụng vào trong các tiết dạy hóa học vào lớp 10C4 , 10C6 .2 lớp đối
chứng không dạy theo chuyên đề là 10C5 và 10C7 của Trường THPT Thạch
Thành 3 – năm học 2020 -2021 do tôi trực tiếp giảng dạy.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
-Nghiên cứu luật giáo dục về đổi mới chương trình , phương pháp dạy học .
-Nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học , phương pháp dạy học tích cực bộ
mơn hóa.
-Nghiên cứu module 1, module 2, module 3 : bồi dưỡng trực tuyến của Bộ
GDĐT tập huấn bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên (chương trình ETEP).
-Dự giờ đồng nghiệp để học hỏi chia sẻ , rút kinh nghiêm cho các bài học thuộc
chuyên đề: Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh, đồng thời khảo sát được mức
độ hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh trong việc áp dụng các kĩ thuật dạy
học.
-Sưu tầm liệt kê các nội dung cần tích hợp mơi trường , liên hệ thực tế vào các

bài dạy cụ thể thuộc chuyên đề: Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh.
-Sưu tầm và áp dụng các kĩ thuật dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá
theo hướng phát triển năng lực học sinh áp dụng trong chuyên đề lưu huỳnh và
hợp chất của lưu huỳnh
1.5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm này được trình bày có sự áp dụng và cải tiến từ sáng
kiến kinh nghiệm năm 2019 của bản thân đã được sử dụng có hiệu quả trong
giảng dạy với chủ đề : “Một vài kinh nghiệm áp dụng tích hợp môi trường và
liên hệ thực tế vào các bài dạy chương 6 : oxi –lưu huỳnh (hóa học 10) nhằm
nâng cao hứng thú học tập của học sinh” nhưng đã được thay đổi đối tượng
nghiên cứu (học sinh khối 10 khóa sau , các tài liệu nghiên cứu khác), phạm vi
nội dung nghiên cứu (từ từng tiết dạy đổi thành theo chuyên đề : Lưu huỳnh và
hợp chất của lưu huỳnh.) , sao cho phù hợp hơn để sáng kiến kinh nghiệm được
áp dụng rộng rãi trong thực tế giảng dạy.
-Đi vào cách thức thực hiện chi tiết rõ ràng và cụ thể hơn . Chỉ rõ các địa chỉ cụ
thể để áp dụng tích hợp mơi trường và liên hệ thực tế vào các bài dạy .
- Đưa thêm các dẫn chứng cụ thể áp dụng các kỹ thuật và phương pháp dạy học
tích cực theo chương trình giáo dục mới (ETEP) (thiết thực phù hợp với nội
dung để minh họa, vào quá trình giảng dạy các tiết học trong chuyên đề (như
các phiếu học tập ,hình ảnh minh họa , sơ đồ tư duy ,... )
-Giáo án soạn theo chủ đề và theo mẫu mới trong chương trình giáo dục phổ
thơng ETEP.

Trang 3


II.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
II.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa , tích cực hóa
hoạt động nhận thức của người học ,nghĩa là tập trung vào phát huy tích cực của

người dạy ,tuy nhiên để dạy theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực
nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy.Cách dạy chỉ đạo cách học ,
nhưng ngược lại thói quen học tập của trị cũng ảnh hưởng đến cách dạy của
Thầy.Chẳng hạn,có trường hợp học sinh địi hỏi cách dạy tích cực hoạt động
nhưng giáo viên chưa đáp ứng được , hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp
dụng PPDHTC nhưng khơng thành cơng vì học sinh chưa thích ứng,vẫn quen
với lối học tập thụ động.Vì vậy , giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động
để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa
sức,từ thấp lên cao.Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác của
cả thầy và trò ,Sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới
thành cơng. [ 3 ]
II.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1.Thực trạng chung về học sinh
Hiện nay do thay đổi nội dung và hình thức thi tốt nghiệp THPT QG và xét
tuyển Đại học nên nhiều học sinh khơng cịn lựa chọn mơn Hóa học là mơn học
để thi theo ban KHTN.Vì vậy trong quá trình học, các em chỉ coi hóa học là
mơn học chung,khơng có hứng thú học tập tốt .Từ đó nhiều em chưa có thái độ
học tập đúng.Nhiều em chưa chú ý trong giờ học , chưa học bài cũ và chưa
chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp .Trong giờ học cịn nhiều học sinh khơng ghi
bài , không chú ý lắng nghe , không đọc sách...Nhiều em chưa có phương pháp
học tập , chưa tích cực trong trao đổi hoạtđộng thảo luận nhóm.Một số do nhút
nhát , do chưa chuẩn bị kiến thức , do chưa biết cách hoạt động , hoặc do cố tình
chống đối , lười biếng...Vì vậy dẫn đến kết quả chưa cao , chưa đồng đều...
2.2.2 . Thực tế vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong nhà
trường
Bằng sự nỗ lực chung của toàn trường , đặc biệt là tinh thần làm việc hăng
hái của giáo viên đã vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực
trong từng giờ học.Các giáo viên đều đã được bồi dưỡng , tự học và sáng tạo
trong từng tiết dạy để phù hợp với các lớp mình giảng dạy.Nhưng bên cạnh đó

nhiều giờ dạy vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn do nhiều yếu tố cấu thành
(như sự chuẩn bị của giáo viên , học sinh chưa chu đáo , phương pháp chưa phù
hợp , trang thiết bị kĩ thuật hỗ trợ không đầy đủ , khả năng sử dụng CNTT chưa
tốt...).Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc tiếp cận với những phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực.
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Giải pháp :
Trang 4


Để áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học có hiệu quả trước hết giáo
viên phải xác định rõ những nội dung trọng tâm trong chuyên đề cần triển khai
để tránh đi xa vấn đề trọng tâm của bài học , không biến tiết học trở thành tiết
ngoại khóa khơng hiệu quả.Sau đó giáo viên sưu tầm , biên soạn các nội dung
phiếu học tập , liên hệ sao cho logic với nội dung bài học .Tiếp đến giáo viên
phải tìm các hình thức hoạt động sao cho học sinh cảm thấy hứng thú và chủ
động nhất để học sinh chuẩn bị bài và tham gia các hoạt động lĩnh hội kiến thức
trên lớp một cách có hiệu quả.
Trong q trình giảng dạy , người thầy ln phải đặt ra cái đích đó là giúp học
sinh nắm vững kiến thức cơ bản , hình thành phương pháp , kỹ năng ,kỹ xảo
,tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và
chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thời đại.và giải quyết
được các vấn đề nảy sinh.
Đặc biệt và cơ bản thay đổi phương pháp giảng dạy.Thay đổi phương pháp
truyền thụ kiến thức truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực ,phát huy
tính chủ động tìm tịi kiến thức sang phương pháp dạy học tích cực, phát huuy
tính chủ động nghiên cứu tìm tịi kiến thức của học sinh .Làm thay đổi nhận thức
về vai trị của thầy và trị trong q trình dạy học.
Giáo viên đã được bồi dưỡng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích
cực .Một số kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác : Khăn phủ bàn , Các mảnh

ghép.Sơ đồ KWL và sơ đồ tư duy....Một số phương pháp dạy học : Dạy học nêu
vấn đề ,dạy học hợp tác , dạy học theo góc , dạy học theo hợp đồng , dạy học
theo dự án...
Để đa dạng hóa các hình thức dạy học , để khắc sâu kiến thức trong não bộ
một cách logic mà lại phát huy được khả năng tiềm ẩn trong não bộ của học sinh
, trong quá trình giảng dạy của mình , tơi ln vận dụng các phương pháp dạy
học tích cực nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong việc tiếp thu kiến
thức .Giúp học sinh các kỹ năng làm việc theo nhóm , có sự phân cơng hợp tác ,
cùng nhau hoàn thành các nhiệm vụ được giao. [ 3 ]
Các giải pháp tôi đã áp dụng vào chuyên đề là :
-Vận dụng phiếu học tập kết hợp với tổ chức hoạt động nhóm.
-Kĩ thuật khăn phủ bàn và hoạt động nhóm .
-Hoạt động nghiên cứu bài học chuyên sâu.
-Quan sát thí nghiệm , giải thích hiện tượng .
-Sử dụng hình ảnh , hóa chất vật liệu trực quan.
-Tổ chức kiểm tra vấn đáp học sinh theo tương tác GV – HS , HS – HS...
-Tổ chức trị chơi ơ chữ .
-Kĩ thuật dạy học theo sơ đồ tư duy.
-Hoạt động tìm hiểu tích hợp bảo vệ môi trường và liên hệ thực tế.
2.3.2 Sau đây là dẫn chứng cụ thể giáo án áp dụng các phương pháp và
kĩ thuật dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh vào chuyên đề :
Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh.
Tên chuyên đề: LƯU HUỲNH VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU H UỲNH
Trang 5


1.Cơ sở xây dựng chuyên đề:
a.Nội dung chương trình hiện hành:
Gồm 8 tiết
b. Lý do xây dựng chuyên dựng chuyên đề:

- Mảng kiến thức về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh có một vai trị quan
trọng trong chương trình hóa học phổ thơng:
+ Thứ nhất là, sau khi học xong các kiến thức cơ sở về cấu tạo ngun tử, liên
kết hóa học, định luật tuần hồn, phản ứng oxi hóa khử học sinh có cơ sở để
áp dụng những kiến thức đó vào nghiên cứu những chất cụ thể.Từ đó các em
có được lịng tin vào khoa học, cảm thấy hứng thú hơn với quá trình học hóa.
+ Thứ hai là, khác với những bài học của bậc THCS ở đây các em không học ,
ghi nhớ kiến thức một cách máy móc mà được vận dụng những kiến thức đã
học để dự đốn, giải thích tính chất của một chất.Chuyên đề lưu huỳnh và hợp
chất của lưu huỳnh gồm những chất mà học sinh đã được làm quen ở lớp dưới
nhưng qua xây dựng các bài học với phương pháp dạy học tích cực học sinh
được tự mình dự đốn kết luận, giải thích được những tính chất đó.
+ Thứ ba là, việc xây dựng chun đề này giúp giáo viên lựa chọn được
những phương pháp, câu hỏi thích hợp với các đối tượng học sinh khác nhau,
từ đó nâng cao được hiệu quả giảng dạy.Dựa vào chuyên đề được xây dựng
giáo viên có thể lựa chọn các câu hỏi gắn liền với thí nghiệm thực hành, gắn
liền với thực tiễn để học sinh thấy được sự gần gũi và cần thiết của việc hiểu
biết khoa học trong cuộc sống.
2.Nội dung chuyên đề:
STT
NỘI DUNG
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY
THỜI
CHÍNH
HỌC
LƯỢNG
Hoạt động 1: Lưu huỳnh
1 tiết
Hoạt động 2: Hidrosunfua- axit
1 tiết

sunfuhidric
Hoạt động 3: Lưu huỳnh dioxit1 tiết
1
Lý thuyết
axit sunfurơ
Hoạt động 4: lưu huỳnh trioxit2 tiết
Axit sunfuric và muối sunfat.
Hoạt động 5: Luyện tập cấu tạo,
1 tiết
2
Luyện tập
tính chất của lưu huỳnh và hợp
chất của lưu huỳnh .
Hoạt động 6: Thực hành Tính
1 tiết
3
Thực hành
chất của lưu huỳnh và hợp chất
của lưu huỳnh.
Trang 6


4

Kiểm tra,
đánh giá

Hoạt động 7: Kiểm tra, đánh
giá.


1 tiết

3.Mục tiêu
a.Kiến thức:
- Nêu được :vị trí, viết được cấu hình electron nguyên tử của lưu huỳnh;
lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà là 2 dạng thù hình của nhau.
- Giải thích được tính chất hóa học của lưu huỳnh: vừa có tính khử vừa có tính
oxi hóa.
- Nêu được :
+ Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S.
+ Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương
pháp điều chế SO2, SO3.
- Giải thích được tính chất hố học của H 2S (tính khử mạnh) và SO2 ,
H2SO3 (vừa có tính oxi hố vừa có tính khử).
- Nêu được :
+ Cơng thức cấu tạo, tính chất vật lí của SO 3, H2SO4, ứng dụng và sản xuất
H2SO4.
+ Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat.
- Giải thích được:
+ H2SO4 có tính axit mạnh ( tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối
của axit yếu...)
+H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hố mạnh (oxi hố hầu hết kim loại, nhiều phi
kim và hợp chất) và tính háo nước.
b. Kĩ năng:
- Dự đốn tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hố học của lưu
huỳnh.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất hố học
của lưu huỳnh.
- Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hố học của lưu huỳnh.
- Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành

trong phản ứng.
- Vận dụng giải bài tập:
+ Tính % khối lượng trong hỗn hợp,
+ Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành
trong phản ứng.
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hố học của H2S, SO2, SO3.
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất của H2S, SO2, SO3.
- Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết.
- Tính % thể tích khí H2S, SO2 trong hỗn hợp.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế
axit sunfuric.
Trang 7


- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất axit sunfuric và điều chế.
- Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác (CH 3COOH,
H2S ...)
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H 2SO4 tham gia hoặc tạo thành
trong phản ứng.
- Vận dụng giải bài tập:
+ Phân biệt chất rắn, dung dịch,
+ Tính % khối lượng chất trong hỗn hợp,
+ Tính khối lượng hoặc nồng độ chất trong phản ứng.
c. Thái độ:
- Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, yêu thích tìm hiểu những kiến
thức mới.
- Có ý thức tự giác và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện việc bảo
vệ mơi trường, sử dụng hóa chất đúng mục đích, an toàn.
d. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực:
-Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực tự học
+ Năng lực tư duy
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
+ Năng lực hợp tác .
- Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học
- Năng lực thực hành hoá học.
- Năng lực tính tốn
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
- Phẩm chất:
- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó;
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và mơi trường tự nhiên:
Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động
bảo vệ mơi trường, sử dụng hóa chất đúng quy định, đúng mục đích, an tồn
cho con người và cho thiên nhiên.
- Giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
- Đàm thoại
- Thảo luận nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Dạy học dự án
- Thực nghiệm(Thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm chứng minh)
III. CHUẨN BỊ
Lưu huỳnh:
1.
Giáo viên
Trang 8



Bảng hệ thống tuần hồn. Tranh mơ tả tinh thể S tà phương và S đơn tà.
Sơ đồ biến đổi cấu tạo phân tử của lưu huỳnh theo nhiệt độ.
Chuẩn bị hóa chất (S, Fe, khí oxi điều chế sẵn) và dụng cụ thí nghiệm
(ống nghiệm + giá, kẹp ống nghiệm, kẹp gắp, thìa lấy hóa chất, đèn cồn).
Phiếu học tập:
1. Cấu hình e và vị trí của S trong BTH?
2.Ở nhiệt độ thường , lưu huỳnh có trạng thái gì? Màu sắc, tính tan như thế
nào?
3.Cho biết các số oxi hóa có thể có của S? Độ âm điện của S? Dự đốn tính
chất hóa học của S?
2.
Học sinh
Đọc trước bài và chuẩn bị câu hỏi định hướng bài học ở nhà.
Hidrosunfua- ax sunfuhidric
1. Giáo viên:
- SGK, giáo án
- Bài giảng powpoint
- Hệ thống câu hỏi, bài tập định hướng bài học cho HS: GV chuẩn bị 4 bài tập
nhỏ giao cho 4 nhóm của lớp yêu cầu các em nghiên cứu Sgk và thảo luận
nhóm làm sẵn câu hỏi định hướng bài học này trước tiết học:
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, nghiên cứu bài trước tiết học
- Thảo luận nhóm làm sẵn các câu hỏi định hướng bài học được giao.
Lưu huỳnh dioxit-ax sunfuro
*Giáo viên:
- Chuẩn bị giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập, giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Chuẩn bị phiếu học tập
Phiếu học tập số 1
Câu hỏi: Học sinh tiến hành thí nghiệm sục khí SO2 vào dd KMnO4 quan sát

thí nghiệm, nhận xét, nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình phản ứng.
Xác định vai trò của các chất trong phản ứng.
Hiện tượng
Giải thích
Viết phương
Chú ý
trình
Phiếu học tập số 2
Bài tập1: Từ các chất : H2S, MgSO3, S, FeS2, O2, dung dịch H2SO4. Viết
phương trình phản ứng tạo ra SO2?
Bài tập2: Viết phương trình phản ứng, xác định rõ vai trị oxi hoá – khử của
các chất:
a. H2S + SO2 
b. SO2 + Br2 + H2O 

Trang 9


- Hóa chất: Na2SO3, HCl, KMnO4, cánh hoa hồng.
- Dụng cụ: bình cầu, ống nghiệm, cốc, ống dẫn cao su, phễu nhỏ giọt, bảng
tính tan
*Học sinh: -Học bài cũ và làm BT VN trước khi đến lớp ; Chuẩn bị bài mới.
- Học sinh chia làm 4 nhóm (chuẩn bị ở nhà theo nhóm)
+ Nhóm 1: vẽ tranh minh họa và chuẩn bị thuyết trình về ảnh hưởng SO 2 đến
hơ hấp.
+ Nhóm 2: vẽ tranh minh họa và chuẩn bị thuyết trình về ảnh hưởng SO 2 đến
tầm nhìn.
+ Nhóm 3: vẽ tranh minh họa và chuẩn bị thuyết trình về SO2 gây mưa axit.
+ Nhóm 4: vẽ tranh minh họa và chuẩn bị thuyết trình về những ứng dụng của
SO2

Lưu huỳnh trioxit- ax sunfuric- muối sunfat(tiết 1)
*Giáo viên:
- Hóa chất: dung dịch NaOH, H2SO4lỗng, BaCl2, kim loại Cu, Mg, quỳ tím
- Dụng cụ: ống nghiệm, cốc, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đũa thủy tinh, mặt
kính đồng hồ...
- Giao nhiệm vụ cho HS và chuẩn bị phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Thí nghiệm: Tính axit của axit sunfuric lỗng
Thí
Hiện tượng
nghiệm
Với quỳ
tím
Với Cu

Giải thích, PTHH

Với Mg
Với dd
BaCl2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Axit H2SO4 loãng tác dụng với các chất trong dãy nào sau đây:
A. MgO, Al(OH)3, NaOH, NaNO3, K2CO3
B. CuO, Fe(OH)2, FeS, Fe,
Zn, KHSO3
C. BaCO3, Ba(OH)2, Cu, FeO
D. S, Na2O, KOH, Na2SO3
Câu 2:SO3thuộc loại oxit
A. oxit trung tính (oxit khơng tạo muối)
B. oxit lưỡng tính

C. oxit axit
D. oxit bazo
Câu 3: Hịa tan hồn tồn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng
vừa đủ dung dịch H2SO4 lỗng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H 2 (đktc) và
dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
Trang 10


A. 5,83 gam.

B. 7,33 gam.

C. 4,83 gam.

D. 7,23 gam.

*Học sinh: Học bài cũ và làm BTVN trước khi đến lớp ; Chuẩn bị bài mới.
- Tìm hiểu SGK, các tư liệu về: CTPT, CTCT, tính chất vật lí, tính chất hóa
học, ứng dụng, sản xuất điều chế SO 3 (HS sẽ trình bày ở tiết học, trả lời các
câu hỏi của GV, GV chỉ củng cố bổ sung, thông tin giải thích thêm)
- Tìm hiểu CTCT của axit H2SO4
- Đọc SGK phần tính chất vật lí, tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng
Lưu huỳnh trioxit- ax sunfuric- muối sunfat(tiết 2)
*Giáo viên:
- Hóa chất: dung dịch H2SO4lỗng, đặc, kim loại Cu,dd NaNO3, Na2SO4,giấy
chỉ thị vạn năng...
- Dụng cụ: ống nghiệm, cốc thủy tinh, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đũa thủy
tinh, bông tẩm xút, cánh hoa hồng đỏ, giấy quỳ tím (giấy chỉ thị vạn năng)
- Giao nhiệm vụ cho HS, chuẩn bị các phiếu học tập, các câu hỏi thực tiễn
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Thí nghiệm: Tính chất axit sunfuric đặc
Câu hỏi: Nêu hiện tượng, viết PTHH giải thích, xác định chất khử, chất
oxi hóa
Thí
Hiện tượng
Giải thích, PTHH
nghiệm
Cu với
H2SO4
lỗng
Cu với
H2SO4
đặc,
nóng
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Bảng phụ)
Nối ghép PTHH ở cột A và sản phẩm tương ứng ở cột B
Hoàn thành PTHH, xác định số oxi hóa, vai trị của các chất trong phản
ứng.
Cột A
Cột B
(1)
S+
a, CO2, SO2, H2O
H2SO4đặc,nóng........................
b, Fe2O3, SO2, H2O
c, SO2, SO3, H2O
(2)
C
+
H2SO4đặc,nóng

d, SO2, H2O
 .....................
e, Fe2(SO4)3, SO2, H2O
(3)
FeO +
H2SO4đặc,nóng ..................
(1)

S + H2SO4đặc,nóng........................
Trang 11


(2)
(3)

C +H2SO4đặc,nóng  .....................
FeO + H2SO4đặc,nóng ......................

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Củng cố bài học
Câu 1: Trên một đĩa cân, đặc một cốc đựng H 2SO4 đặc và trên đĩa cân còn lại
đặt một cốc nước sao cho cân ở vị trí cân bằng. Hỏi sau một thời gian cân cịn
ở vị trí cân bằng hay khơng? Vì sao?
Câu 2: Kim loại nào sau đây pư với dd H 2SO4 loãng và H2SO4 đặc nóng cho
hai muối khác nhau?
A. Al
B. Mg
C. Fe
D. Zn
Câu hỏi về nhà tìm hiểu

* Hóa học với sự phát triển kinh tế, môi trường
Làng đá Non Nước trong khu du lịch Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng là một khu du
lịch nổi tiếng. Khi đến đây du khách được xem tất cả các công đoạn (cưa, xẻ,
đục, đẽo đá, mài giũa, đánh bóng tượng) để làm ra một sản phẩm thủ công mỹ
nghệ từ đá. Trong quá trình mài giũa, đánh bóng tượng từ đá, những người thợ
ở đây đã pha loãng axit sunfuric rồi đổ trực tiếp lên tượng, như vậy đã rút
ngắn được thời gian và công sức một cách đáng kể. Nước axit tràn xuống sân
và chảy ra ngoài đường.
1. Theo em tại sao người ta làm như vậy? Hãy giải thích bằng PTHH và cho
biết việc sử dụng axit như vậy ảnh hưởng như thế nào tới môi trường?
2. Em hãy đề nghị cách làm đơn giản để giải quyết vấn đề đó?
*Học sinh: Học bài cũ và làm BTVN trước khi đến lớp; chuẩn bị bài mới.
Học sinh chuẩn bị bài mới theo những câu hỏi nghiên cứu bài học mà giáo
viên đã giao ở cuối tiết học trước.
- Nhóm 1,3: Trình bày về ứng dụng của H2SO4
+ H2SO4 có ứng dụng ở các lĩnh vực nào? dùng để làm gì?
+ Hình ảnh, tranh vẽ minh họa
+ Các thông tin, số liệu về ứng dụng của axit H2SO4
- Nhóm 2,4: Trình bày về quy trình sản xuất axit H2SO4 trong cơng nghiệp:
+ Phương pháp sản xuất là gì?
+ Nguồn nguyên liệu?
+ Các giai đoạn sản xuất: các phương trình phản ứng xảy ra?
Phần ứng dụng, sản xuất HS sẽ trình bày ở tiết học, trả lời các câu hỏi của GV,
GV chỉ củng cố bổ sung, thơng tin giải thích thêm.

Trang 12


- HS cả lớp đọc SGK chuẩn bị phần tính chất hóa học của axit H 2SO4đặc và
nhận biết ion sunfat. Trình bày phương pháp hóa học phân biệt 3 dung dịch

mất nhãn là: NaNO3, Na2SO4, H2SO4.
Luyện tập lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh
1. Giáo viên:
- SGK, giáo án
- Phiếu học tập: Giao nhiệm vụ cho HS trong 4 nhóm làm câu hỏi trong phiếu
học tập được phát ra giấy A0:
* Nhóm 1:Phiếu học tập 1: Viết cấu hình e nguyên tử, nêu giá trị độ âm điện,
cấu tạo phân tử, các trạng thái số oxi hóa và tính chất hóa học của đơn chất S
(Cụ thể hóa bằng việc hồn thành các thơng tin trong bảng sau):
Đặc điểm
S
1. Cấu hình e
2. Độ âm điện
3. Cấu tạo nguyên tử
4. Các trạng thái số
oxi hóa
5.
T/c
1.
hóa học
2.

* Nhóm 2: PHT số 2:
1. Xác định số oxi hóa của S trong H 2S? Nhận xét?Giải thích tính chất hóa
học đặc trưng của H2S?
2. Đánh giá khả năng tan của khí H 2S trong nước? Dung dịch thu được có tên
là gì và thể hiện tính chất hóa học nào?
3. Cụ thể tính chất hóa học của H2S vào bảng sau:
Tính chất hóa học của H2S
1.Tính......

Ptpư:
2. Tính ......
* Nhóm 3: PHT số 3:
1. Nhìn vào cơng thức phân tử của lưu huỳnh đioxit (SO2) cho biết nó thuộc
loại hợp chất nào?
2. Đánh giá khả năng tan trong nước của SO2?Tên của sản phẩm tạo thành?
Đặc điểm tính chất?
3. Xác định số oxi hóa của S trong SO2? Nhận xét?
Trang 13


4. Cụ thể tính chất hóa học của SO2 vào bảng sau:
1. Là oxit........

Tính chất hóa học của SO2
ptpư:

2. Tính........
3. Tính........
* Nhóm 4: PHT số 4:
1. Đánh giá khả năng tan trong nước của SO3?Tính chất hóa học đặc trưng của
SO3?
2. Nêu điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học giữa axit H2SO4
(lỗng) và H2SO4 (đặc)? (Cụ thể hóa thành bảng sau):
Đặc điểm
H2SO4 (lỗng)
H2SO4 (đặc)?
Giống nhau
Khác nhau
-Sau khi hoàn thành phiếu học tập học sinh viết lại bằng giấy A4 rồi nộp cho

giáo viên trước 2 ngày.Gv photo bài làm của các nhóm và chuyển cho các
nhóm cịn lại nhận xét, góp ý phản biện.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, nghiên cứu bài trước tiết học
- Thảo luận nhóm làm sẵn các câu hỏi trong phiếu học tập được giao.
- Nhận bài làm của nhóm khác, thảo luận ghi ý kiến đóng góp, phản biện vào
giấy trước khi vào tiết học.
Thực hành
*Giáo viên:
+ Hoá chất, dụng cụ thí nghiệm:
- Dụng cụ: đèn cồn. ống nghiệm, ống hút , giá để ống nghiệm, kẹp gỗ, ống
dẫn khí….
- Hóa chất: bột lưu huỳnh, bột sắt, Na 2SO3.dung dịch :H2S, H2SO4 , HCl,
Na2SO4, NaCl, Br2,BaCl2, AgNO3. Khí: O2. Quỳ tím.
+ Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài:
Đọc kĩ nội dung các thí nghiệm thực hành chuẩn bị sẵn bản tường trình thí
nghiệm theo mẫu.
BÀI THỰC HÀNH LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
Thí nghiệm 1:Tính oxi hóa và tính khử của lưu huỳnh
Cách tiến hành:a. Cho vào ống nghiệm khô, chịu nhiệt 2 hạt ngô bột hỗn hợp
Fe ( mới) + S tỉ lệ về khối lượng là 7 gam Fe và 3 gam lưu huỳnh hoặc ước

Trang 14


lượng bằng mắt 3 thể tích Fe với 1 thể tích S), kẹp chặt ống trên giá sắt và đun
bằng đèn cồn.Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra.Giải thích?

Hỗ
n hợp

bộ
t sắ
t và
bộ
t lưu huỳ
nh

b. Bột S bằng hạt ngơ vào muỗng hố chất hoặc đũa thuỷ tinh hơ nóng rồi
nhúng đũa vào bột S, đốt cháy S trên ngọn lửa đèn cồn. Mở nắp lọ khí oxi và
đưa nhanh S đang cháy vào lọ. Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra.Giải thích?
Đưa và
o bình oxi

S
bộ
t
Đố
t đế
n
S chá
y

Bình khí oxi
điề
u chếsẵ
n

Lưu huỳ
nh
chá

y trong oxi

Thí nghiệm 2:Tính oxi hóa và tính khử của lưu huỳnh dioxit
a.Thiết kế dụng cụ, hố chất như hình vẽ (Hình a ) . Dẫn khí SO2 vào ống
nghiệm chứa dung dịch H2S đã được chuẩn bị sẵn. Quan sát và nêu hiện tượng
xảy ra.Giải thích?Xác định vai trị các chất trong phản ứng?
dd H2SO4
Khí

dd H2SO4

SO2

Khí
SO2

Na2SO3

ddHH
dd
2S
2S

Na2SO3

Hình a
Hình b
b. Thiết kế dụng cụ, hố chất như hình vẽ (Hình b). Dẫn khí SO2 vào ống
nghiệm chứa dung dịch nước brom. Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra.Giải
thích?Xác định vai trị các chất trong phản ứng?

Thí nghiệm 3: Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat.
Dùng hóa chất thích hợp phân biệt các dung dịch NaCl, Na2SO4, HCl, H2SO4.
[5]
3.Các nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường qua các bài trong
chuyên đề lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh - đã được Bộ Giáo Dục và
Đào Tạo đặt thành mục tiêu trong các bài dạy là :
Tên bài
Nội dung giáo dục môi trường

Trang 15


Chương 6
Bài: Hidro
sunfua H2S,
Lưu huỳnh
dioxit SO2.
Lưu huỳnh
trioxit SO3.
Chương 6
Bài: axit
sunfuric và
muối sunfat.

Kiến thức

Thái độ - tình cảm

Biết được
- H2S, SO2, SO3 có gây

độc hại cho con người.
là một trong những
nguyên nhân gây mưa
axit.
- Cách xử lí chất thải
là H2S, SO2, SO3 bằng
nước vôi.
Hiểu được:
- H2SO4 nhất axit đặc
gây bỏng nặng, làm
hỏng các giác quan
nếu tiếp xúc với nó.
- Chất thải gây ô
nhiễm môi trường do
sản xuất H2SO4 và
phânsuperphotphat.
- Nhận biết axit H2SO4
và ion sunfat trong
dung dịch hoặc trong
chất thải
Cúng cố những hiểu
biết về tính chất của
H2S, SO2, H2SO4 là
những chất thải gây ơ
nhiễm.

Có ý thức khử chất
độc hại sau thí
nghiệm để chống ô
nhiễm môi trường


Kĩ năng – hành
vi
- Xác định tác
nhân độc hại,
gây ô nhiễm.
- Khử chất thải,
độc hại sau thí
nghiệm.

Có ý thức giữ gìn
- Xác định được
an tồn khi làm việc nguồn gây ô
với H2SO4 đặc
nhiểm và chất
thải gây ơ
nhiễm.
- Biết giải pháp
chống ơ nhiễm ở
phịng thí
nghiệm, nơi sản
xuất.
- Nhận biết chất
thải trong thực
tiển.
Khử chất thải
H2S, SO2, H2SO4
độc hại sau thí
nghiệm bằng
nước vơi hoặc

dung dịch xút.

Chương 6
Bài thực
hành:
Tính chất
các hợp chất
của lưu
huỳnh.
[2]
4.Bảng mô tả mức độ câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh qua
chuyên đề
Nội
dung

Loại
câu
hỏi

Nhận biết

Thông
hiểu

Vận
dụng
thấp

Vận dụng
cao


Trang 16


Lưu
huỳn
h và
hợp
chất
của
lưu
huỳn
h

Câu
hỏi
bài
tập
định
tính

- Nêu được
:vị trí, viết
được cấu
hình
electron
ngun tử
của lưu
huỳnh; lưu
huỳnh tà

phương và
lưu huỳnh
đơn tà là 2
dạng thù
hình của
nhau.
- Nêu được
cơng thức
của hợp
chất khí
với H và
oxit cao
nhất của S.
- Nêu được
:
+ Tính chất
vật lí(tính
độc), trạng
thái
tự
nhiên(sinh
ra từ sự
phân hủy
xác động
vật, sự hoạt
động của
núi
lửa),tính
axit
yếu(yếu

hơn
ax
cacbonic)
của H2S.
+ Tính
chất vật lí,

- Giải thích
được tính
chất
hóa
học của lưu
huỳnh: vừa
có tính khử
vừa có tính
oxi
hóa(dựa
vào số oxi
hóa).
- Giải
thích được
tính chất
hố
học
của
H2S
(tính khử
mạnh) và
SO2 (vừa
có tính oxi

hố vừa có
tính khử).
- Giải thích
được:
+ H2SO4
có tính axit
mạnh ( tác
dụng với
kim loại,
bazơ, oxit
bazơ

muối của
axit yếu...).
- Nêu được

giải
thích được
cách pha
lỗng
ax
sunfuric
đặc thành
dung dịch
ax lỗng.
- Viết được

- Vận
dụng
kiến

thức đã
học vào
các
trường
hợp giả
định: ví
dụ suy
luận
tính
chất từ
cấu tạo

ngược
lại, viết
được
các
phương
trình
hóa học
của
phản
ứng oxi
hóa khử
của các
hợp
chất đó.
- Nhận
biết sự
có mặt
của các

hợp
chất của
lưu
huỳnh
bằng
tính
chất của
chúng.

- Đề xuất
biện pháp
xử lí các
hiện tượng,
vấn đề giả
định, tinh
chế, tách
chất.
- Viết
PTHH giải
thích các
q trình
thí nghiệm
liên quan
đến tính
chất của
các chất,
dựa vào
hiện tượng
hoặc q
trình thí

nghiệm
biện luận
tìm các
chất phản
ứng hoặc
sản phẩm.
- Tìm hiểu,
đưa ra các
biện pháp
hạn chế ,
xử lí nguồn
khí gây ơ
nhiễm mơi
trường:
H2S, SO2.
- Giải thích
được hiện
tượng tự
nhiên liên
quan như:
mưa ax, sự
tạo thành
Trang 17


trạng thái
tự nhiên,
tính chất
oxit axit,
ứng dụng.

+
Cơng
thức
cấu
tạo,
tính
chất vật lí
của H2SO4,
ứng dụng
H2SO4.
+ Tính chất
của muối
sunfat,
nhận biết
ion sunfat.

mưa ax và
biện pháp
giảm thiểu
hiện tượng
này; một số
ứng dụng
của các
chất trong
thực tế...

PTHH
chứng
minh tính
chất

hóa
học của S,
H2S, SO2,
SO3,H2SO4.
Xác định
được vai
trị của các
chất trong
phản ứng.

Bài tập
định
lượng

- Tính được
lượng
chất
tham
gia
phản
ứng
hoặc
tạo
thành từ các
phản ứng hóa
học của các
chất
bằng
cách dựa vào
tỉ lệ mol hoặc

giải phương
trình
hệ
phương trình
đơn giản.

Bài tập
thực
hành/

Mơ tả và
Giải thích
được các hiện
nhận biết
được các hiện tượng thí

- Biện
luận được
lượng chất
pư hết,
cịn dư và
tính được
lượng sản
phẩm tạo
thành .
- vận dụng
các kĩ
thuật giải
toán cơ
bản về

biện luận
chất cịn
lại sau
phản ứng,
tính theo
hiệu suất...
Giải thích
được một
số
hiện

- Vận dụng
các định luật
bảo toàn khối
lượng, bảo
toàn nguyên
tố, bảo toàn e
để giải quyết
các bài tập
liên quan.
- tính tốn
lượng sản
phẩm hoặc
chất phản
ứng cần lấy
dựa vào dãy
chuyển hóa
qua nhiều
chất.


Phát hiện
được một số
hiện tượng
Trang 18


Thí
nghiệm

tượng TN
nghiệm.Viết
trong bài học. phương trình
hóa học của
các phản ứng
xảy ra.
- Biết nguyên
tắc tiến hành,
lắp ghép
dụng cụ thí
nghiệm.

tượng TN
liên quan
đến thực
tiễn.
-Vẽ được
dụng cụ
mơ tả một
số
thí

nghiệm
thực hành,

trong thực
tiễn và sử
dụng kiến
thức hóa học
để giải thích .
- Nêu được
và giải thích
được các
biện pháp an
tồn của một
số thí
nghiệm.

[5]
II.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng các phương pháp và kĩ thuật giảng dạy hóa học trong
chương trình giáo dục phổ thơng mới (ETEP ) tơi thấy hứng thú học tập mơn
hóa học của học sinh được nâng lên rõ rệt .Các em rất hào hứng , chủ động tìm
hiểu kiến thức và đưa ra những suy nghĩ kiến thức thực tế của mình để thảo luận
hoặc tham gia trả lời một cách sôi nổi, vận dụng kiến thức linh hoạt , phù
hợp.Từ đó khắc sâu được nội dung của bài từ đó mà các em hoạt động tích cực
và hiệu quả học tập mơn hóa học được nâng lên.
Khảo sát mức độ hứng thú học tập theo hướng áp dụng các phương pháp và kĩ
thuật giảng dạy hóa học trong chương trình giáo dục phổ thơng mới vào dạy
học mơn hóa học đối với học sinh lớp 10 tôi dạy cho thấy:
Tổng số học sinh Rất hứng thú
Hứng thú

Không hứng thú
được khảo sát
166
90
50
26
100%
54,22%
30,12%
15,66%
Thống kê kết quả bài kiểm tra cuối kì 2 lớp 10C4 ,10C6 vói 2 lớp đối chứng
10C5 , 10C7 cho thấy sự chênh lệch rõ rệt về khả năng phát triển năng lực học
tập hóa học thơng qua kênh điểm số khảo sát :
Giỏi
Khá
Trung
Yếu
Kém
bình
Số bài kiểm tra lớp 10
5
20 54
5
0
C4 và 10C5 (84 bài)
(5,96%)
(23,81% ) (64,27% (5,96%) (0%)
)
Số bài kiểm tra lớp 10
2

15
58
8
0
C5 và 10C7 (83 bài)
(2,41%)
(18,07%) (69,88% (9,64%) (0%)
)
Trang 19


Nhìn vào bảng số liệu trên , kiểm nghiệm với cả quá trình dạy học áp dụng các
phương pháp và kĩ thuật giảng dạy hóa học trong chương trình giáo dục phổ
thơng mới của mình tơi thấy hứng thú học tập của học sinh ở các bài dạy
chuyên đề lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh nói riêng và mơn hóa học nói
chung được nâng lên rõ rệt.
III. Kết luận và kiến nghị
1.Kết luận
Như vậy áp dụng các phương pháp và kĩ thuật giảng dạy hóa học trong
chương trình giáo dục phổ thơng mới vào các bài dạy nói chung , các bài về
chuyên đề lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh nói riếng, tơi thấy hứng thú học
tập của các em học sinh được nâng lên . Các em chịu khó chuẩn bị bài dầy đủ
hơn ,tham gia hoạt động nhóm tích cực hơn ,các em cảm thấy hóa học gần gũi
với thực tế cuộc sống và tự tin hơn khi áp dụng kiến thức lí thuyết hóa học vào
thực tiễn , từ đó các em có cái nhìn và các cử chỉ hành vi đúng đắn về bảo vệ
mơi trường và các hiện tượng tự nhiên,vì thế mà hiệu quả học tập mơn hóa học
của học sinh được nâng lên rõ rệt .
2.Đề xuất
Để việc dạy và học đạt kết quả tốt người giáo viên phải đổi mới phương
pháp dạy học .Áp dụng các phương pháp tích cực hướng tới hoạt động hóa , tích

cực hóa hoạt động nhận thức của người học , phải gắn liền giá trị thực tiễn của
nội dung bài học .Đó là nhu cầu cũng là xu hướng của giáo dục thời hội nhập để
rèn cho học sinh khả năng tự lực , nhạy bén trong cuộc sống , khả năng liên hệ
các vấn đề học tập vào cuộc sống.
Hi vọng rằng với chút kinh nghiệm thực tế nhỏ này sẽ được q đồng nghiệp
tham khảo , nhận xét , góp ý để nó được hồn thiện hơn ,có thể nhân rộng áp
dụng vào các tiết dạycủa chuyên đề lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh nhằm
nâng cao hứng thú học tập hóa học của học sinh , từ đó hiệu quả học tập của
các em được nâng lên.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Phó hiệu trưởng

Đỗ Duy Thành

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.

Bùi Thị Phong Lan

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 20


- Module 1,2,3 bồi dưỡng trực tuyến của BGD –Năm 2021 [1 ]
-SKKN 2019 của bản thân:
Bùi Thị Phong Lan ,GV Trường THPT Thạch Thành 3, huyện Thạch Thành ,
tỉnh Thanh Hóa- “Một vài kinh nghiệm áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ
thực tế vào các bài dạy chương 6 : oxi –lưu huỳnh (hóa học 10) nhằm nâng cao

hứng thú học tập của học sinh”-SKKN năm 2018- 2019 [2]
- Phạm Tuấn Hậu, GV Trường THPT Hà Trung , huyện Hà Trung , tỉnh Thanh
Hóa--"SKKN Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy
học mơn hố học phổ thơng"- SKKN năm 2018- 2019 (Nguồn :skkn.net) [3]
- Nguyễn Thị Lan , GV Trường THPT Quảng Xương 3 , huyện Quảng Xương ,
tỉnh Thanh Hóa-"SKKN Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực học sinh trong môn Giáo dục công dân"- SKKN năm 2016- 2017
(Nguồn :skkn.net) [4]
-Các trang giáo án , chuyên đề trên mạng –Nguồn violet và 123.doc [5]
-Sách giáo khoa , sách giáo viên hóa học 10.

Trang 21


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:Bùi Thị Phong Lan
Chức vụ và đơn vị công tác:Giáo viên – trường THPT Thạch Thành 3.

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Một vài kinh nghiệm áp dụng
tích hợp mơi trường và liên
hệ thực tế vào các bài dạy

chương 2 : Nitơ – Phốtpho
(Hóa học11) nhằm nâng cao
hứng thú học tập của học
sinh.
Một vài kinh nghiệm áp dụng
tích hợp mơi trường và liên
hệ thực tế vào các bài dạy
chương 6 : Oxi – Lưu huỳnh
(Hóa học 10) nhằm nâng cao
hứng thú học tập của học
sinh.

2.

Cấp đánh giá
xếp loại
Ngành GD
cấp Tỉnh

Ngành GD
cấp Tỉnh

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
C

2016-2017


C

2018-2019

Năm học
đánh giá
xếp loại

Trang 22


Ví dụ biên soạn câu hỏi theo bảng mơ tả các mức độ về phần : lưu huỳnh
1.BT nhận biết
Trắc nghiệm
1. Chọn câu trả lời sai về lưu huỳnh:
A. S là chất rắn màu vàng
B. S không tan trong nước
C. S dẫn điện, dẫn nhiệt kém
D. S không tan trong các dung
mơi hữu cơ
2. Cấu hình electron của lưu huỳnh (Z=16) là?
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
B. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p5
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
D. 1s2 2s2 2p6 3s3 3p3
3.Số oxi hóa cao nhất có thể có của lưu hùynh trong các hợp chất là?
A. +4.
B. +5.
C. +6.

D. + 8.
4. Trong các hợp chất hoá học số oxi hoá thường gặp của lưu huỳnh là:
A. 1,4,6
B. -2,0,+2,+4,+6
C.-2,0,+4,+6
D. kết quả
khác
5. Chọn câu sai.
A. Lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà là 2 dạng thù hình của lưu
huỳnh.
B. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh chỉ khác nhau về cấu tạo tinh thể cịn
tính chất vật lí là giống nhau.
C. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh chỉ khác nhau về cấu tạo tinh thể cịn
tính chất hố học là giống nhau.
D. Ở nhiệt độ phòng, phân tử lưu huỳnh tồn tại ở dạng S8.
6.Số oxi hóa của S trong một loại hợp chất oleum H2S2O7 (H2SO4.SO3):
A. +2
B. +4
C. + 6
D. +8
7.Tính chất hóa học đặc trưng của S là?
A.Tính khử
C. Tính oxi hố
B.Khơng tham gia phản ứng.
D. A và C
0
8. Lưu huỳnh sôi ở 450 C, ở nhiệt độ nào lưu huỳnh tồn tại dưới dạng phân tử
đơn nguyên tử?
A. ≥ 4500C
B. ≥ 14000C.

C. ≥ 17000C D.ở nhiệt độ phịng
9.Số oxi hóa của S trong một loại hợp chất oleum H2S3O10 (H2SO4.2SO3):
B. +2
B. +4
C. + 6
D. +8
Tự luận
1.Viết cơng thức hợp chất khí với H và cơng thức oxit cao nhất của S?
2.Cho biết các số oxi hóa thường gặp của S?
2.BT thơng hiểu
Trắc nghiệm
1. Đốt 5 gam lưu huỳnh trong bình chứa 6,4 gam oxi, thu được m gam SO2. Giá
trị của m là
A. 5.
B. 5,7.
C. 10.
D. 11,4.
2. Phương pháp đơn giản để thu hồi thuỷ ngân rơi vãi xuống rãnh bàn là dùng?
A. H2SO4.
B. Bột S. C. AgNO3. D. khí Cl2.


×