Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

SKKN một số giải pháp hiệu quả giúp học sinh là người LGBT hòa nhập với bạn bè, cộng đồng ở trường THPT triệu sơn 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong thời điểm hiện tại, khi nhắc tới người thuộc cộng đồng LGBT (đồng
tính, song tính, chuyển giới) chúng ta khơng cịn cảm thấy quá ngỡ ngàng, lạ lẫm.
Do đó tất nhiên đề tài về đối tượng này cũng khơng cịn phải là một đề tài mới mẻ,
nhưng nó vẫn là một trong những vấn đề nhạy cảm, đáng chú ý, được cả xã hội
quan tâm hàng đầu hiện nay.
Người thuộc cộng đồng LGBT gồm mọi lứa tuổi, trong đó có lứa tuổi học
trị. Qua việc tìm hiểu, cập nhật thơng tin trong cuộc sống hàng ngày cũng như
quan sát và trải nghiệm thực tế ở trường học, tơi nhận thấy có thái độ kỳ thị, xa
lánh, phân biệt đối xử của các em học sinh đối với bạn đồng tính. Học sinh thuộc
cộng đồng LGBT phải chịu rất nhiều ánh nhìn thiếu thiện cảm, bị soi mói, coi
thường, thậm chí là khinh bỉ, miệt thị; họ khơng dám cơng khai giới tính, sống khép
kín, trốn tránh, hoặc trở nên phá phách, khơng dám là chính mình…dẫn đến rất
nhiều hệ lụy cho cá em trong q trình học tập, sinh sống nói riêng , cho gia đình
và xã hội nói chung.
Là một giáo viên chủ nhiệm, bản thân tôi ý thức rất sâu sắc vị trí, vai trị,
nhiệm vụ và quyền hạn của một giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm có vị trí
vơ cùng quan trọng trong trường phổ thơng, được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ quản
lí, tổ chức các hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh trong một lớp nhằm đạt
mục tiêu giáo dục và đào tạo. Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm chính
trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp mình chủ nhiệm; là cầu
nối giữa lớp chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, lãnh đạo nhà trường, tổ chun mơn,
các tổ chức đồn thể trong nhà trường (Cơng đồn, Đồn thanh niên…) và các tổ
chức đồn thể ngoài nhà trường (Hội cha mẹ học sinh, hội phụ nữ…). Giáo viên
chủ nhiệm thực hiện vai trị quản lí lớp học và nhân vật chủ chốt trong việc tập hợp,
dìu dắt, giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trị giỏi, bạn tốt, cơng dân
tốt, xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. “Người giáo viên chủ nhiệm, trước
hết phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy, cơ giáo nói chung đó là: Mẫu
mực về đạo đức, gương mẫu trong công việc. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm còn
giáo dục những phẩm chất đạo đức, rèn luyện năng lực để học sinh trở thành


những công dân tốt cho mai sau”(Theo điều 31 – Điều lệ trường THCS, trường
THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học. Ban hành kèm theo Thông tư số
12/2011/TT- BGDDT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Tóm lại, giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp học. Bằng các biện pháp tổ
chức, giáo dục, sự gương mẫu, bằng quan hệ tình cảm mà xây dựng lớp thành tập
thể đoàn kết và ngày càng vững mạnh. Do đó, đứng trước vấn đề bức thiết của xã
hội hiện nay là vấn đề phân biệt đối xử với học sinh thuộc giới tính thứ 3 trong mơi
trường học đường, bản thân tơi thấy cần thiết phải có trách nhiệm trong việc giáo
dục, định hướng cách ứng xử cho các em học sinh, từ đó giúp học sinh LGBT tự tin
hòa nhập với bạn bè, cộng đồng.
1


Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và ở trường
THPT Triệu Sơn 2 nói riêng đã xuất hiện những học sinh thuộc giới tính thứ 3. Tại
các lớp tôi trực tiếp giảng dạy và làm cơng tác chủ nhiệm cũng có những em học
sinh thuộc cộng đồng này (Lớp 12B3, 12B4 niên khóa 2015 – 2018; lớp C7 niên
khóa 2016 – 2019; lớp C7 niên khóa 2019 – 2022…). Các em có biểu hiện và khao
khát muốn được thể hiện con người thật của mình nhưng lại gặp rất nhiều rào cản.
Đó là một số học sinh là nam nhưng lại thể hiện mình là nữ và một số học sinh có
ngoại hình nữ nhưng lại ăn mặc và hành động rất nam tính. Những học sinh này
gặp rất nhiều vấn đề về học tập, về tâm lí… vì thường xun bị bạn bè để ý, cười
cợt, bình phẩm; bị bố mẹ chửi mắng, khơng chấp nhận…khiến các em gặp rất nhiều
áp lực trong học tập, trong việc hòa nhập với bạn bè, tập thể và trong cuộc sống.
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề đối với xã hội; từ vị trí, vai trò, trách
nhiệm của một người giáo viên chủ nhiệm; đồng thời từ thực trạng của chính ngơi
trường THPT mà tơi đang giảng dạy, từ chính những lớp học mà mình đã làm chủ
nhiệm; hiểu được những khó khăn mà các em học sinh thuộc giới tính thứ 3 đang
phải chịu đựng do chính bản thân chúng ta và xã hội gây nên, tôi lựa chọn đề tài
“ Một số giải pháp hiệu quả giúp học sinh là người LGBT hòa nhập với bạn bè,

cộng đồng ở trường THPT Triệu Sơn 2”.
Thơng qua đề tài này, tơi hy vọng có thể giúp cho các em học sinh hiểu rõ
hơn về cộng đồng LGBT; đưa ra các giải pháp, biện pháp cho gia đình, thầy cơ, bạn
bè cũng như nhà trường để giúp các em thuộc giới tính này có sống thể hịa đồng
với tất cả mọi người, có thể học tập, sinh hoạt tự tin như những người bình thường.
Tơi mong muốn mỗi học sinh, mỗi thầy cô giáo, mỗi phụ huynh có cách nhìn
nhận bao dung hơn, hành xử văn minh, đúng mực, góp phần tạo nên một mơi
trường học đường trong sáng, lành mạnh đầy yêu thương; tránh những kỳ thị, bạo
lực, mỉa mai …gây cho các em học sinh thuộc giới tính thứ ba những tổn thương
khơng đáng. Tơi cũng mong muốn giúp mọi người xích lại gần nhau, sống nhân
văn và có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội để từ đó
góp phần thay đổi đáng kể nhận thức và cách nhìn, cách ứng xử với người thuộc
cộng đồng LGBT.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, trước hết tơi muốn tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn
đến hiện tượng đồng tính. Tiếp theo, tơi nhằm mục đích tìm hiểu về đặc điểm tâm
sinh lí, những biểu hiện của người đồng tính, giúp học sinh hiểu biết hơn về người
thuộc cộng đồng LGBT. Nghiên cứu còn nhằm đánh giá thực trạng nhận thức và
thái độ của học sinh, đề ra các kiến nghị với nhà trường cũng như đưa ra một số
giải pháp để thay đổi cách nhìn tích cực về những người LGBT; tuyên truyền một
số kiến thức cho mọi người. Từ đó chúng ta có cách nhìn nhận đúng đắn, thấu đáo,
cởi mở hơn với những người bạn đồng tính và tạo nên một mơi trường sống và học
tập có tính nhân văn, u thương và bình đẳng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2


Nghiên cứu hệ thống các giải pháp hiệu quả giúp học sinh thuộc cộng đồng
LGBT trong lớp học, trường học, trong tỉnh nhà và trên toàn đất nước Việt Nam tự
tin, hòa nhập với bạn bè, lớp học và xã hội.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập thông tin lý luận ở các bài tham luận,
trên Internet…
- Phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát, đặt các câu hỏi về trải nghiệm phân biệt
đối xử.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các thông tin thu thập được từ các
nguồn tham khảo, tổng hợp để rút ra kết luận về vấn đề.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm
lớp, tơi nhận thấy chưa có đề tài nào đề cập tới vấn đề học sinh thuộc cộng đồng
LGBT. Vì vậy tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này nhằm nêu lên một cách nhìn mới,
đề xuất một số giải pháp hiệu quả và tích cực về vấn đề LGBT trong môi trường
học đường.
Sáng kiến kinh nghiệm về người thuộc cộng đồng LGBT nhưng tôi không sa
đà vào việc cung cấp kiến thức, mổ xẻ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này mà tập
trung xoáy sâu vào một số giải pháp hiệu quả đã áp dụng tại lớp chủ nhiệm và
trường học trong 6 năm trở lại đây(2015 -2021), giúp học sinh LGBT có thể hịa
nhập với bạn bè, cộng đồng ở một ngôi trường cụ thể là trường THPT Triệu Sơn 2
với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm .
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái niệm về LGBT
Cộng đồng mạng hiện nay đang xơn xao về chủ đề LGBT, nó ngày càng trở
nên phổ biến trong giới trẻ. Theo đó, LGBT là tên viết tắt bằng tiếng Anh các chữ
cái đầu của một cộng đồng những người: đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng
tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và người chuyển giới
(Transgender).
Như vậy, LGBT bao gồm: đồng tính, song tính, chuyển giới - đây chính là
thuật ngữ mơ tả xu hướng tình dục của một người, cụ thể là khi họ có xu hướng
tình dục với những người có cùng giới tính, u người cùng giới, ví dụ nam u

nam, nữ u nữ, ngồi ra người song tính là sự mô tả một người là nam giới hoặc
nữ giới đều bị thu hút tình yêu, tình dục bởi cả hai giới (tức là nam có thể yêu nữ,
nam có thể yêu nam và ngược lại ở phái nữ cũng vậy).
Tại Việt Nam, những năm gần đây cộng đồng LGBT phát triển khá
nhanh và mạnh mẽ với việc có rất nhiều người dám đứng ra đồng thời thừa nhận
giới tính của mình và sống thật với chính mình.
3


2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến đồng tính, song tính, chuyển giới
Cho đến thời điểm này, không thể khẳng định trọn vẹn hiện tượng LGBT do
nguyên nhân sinh học hay nguyên nhân tâm lý. Ngun nhân xuất hiện đồng tính
thì có nhiều, trong số đó có cả do sự biến đổi tâm lý, hệ thần kinh trung ương, hệ
hormon v.v… Tổ chức Y tế Thế giới, đã loại đồng tính ra khỏi danh sách các loại
bệnh vào năm 1997. Môi trường gia đình, cách giáo dục của bố mẹ và sự tương tác
của cuộc sống xung quanh, bạn bè cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá rõ đến biểu
hiện của hiện tượng này.
Theo những nghiên cứu mới nhất, nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng,
vùng đồ thị trên não của những người thuộc giới tính thứ 3 có sự khác biệt nhất
định so với những người thuộc giới tính thứ nhất hay giới tính thứ 2.
2.2. Thực trạng và cách ứng xử với người thuộc cộng đồng LGBT
2.2.1.Thực trạng người LGBT tại Việt Nam
Theo thống kê mới nhất năm 2020, trên thực tế Việt Nam hiện có khoảng 3%
đến 5% người đồng tính và lưỡng tính trong độ tuổi 15-59, tương đương 2,7 đến
4,7 triệu người. Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu, ước tính cả nước có khoảng
270.000 đến 480.000 người chuyển giới cả nam lẫn nữ. Đây là con số không hề
nhỏ. Cứ khoảng 100 người thì có khoảng 4 - 7 người thuộc cộng đồng LGBT.
2.2.2. Thái độ của xã hội đối với người Thuộc cộng đồng LGBT
Những năm 1970 về trước xã hội Việt Nam cịn có thái độ khá khắt khe đối
với người đồng giới, khiến cho họ không dám công khai bộc lộ bản thân mình.

Nhưng từ những năm 2000 trở lại đây, sự phát triển kinh tế cùng sự giao lưu với
các nền văn hóa Phương Tây giới trẻ đã thay đổi trong cách nhìn nhận nhiều vấn đề
của xã hội Việt Nam. Đối với những người thuộc đối tượng đồng giới người ta cũng
có cái nhìn khác hơn trước rất nhiều. Đặc biệt, thế hệ trẻ có cách nhìn nhận cởi mở
hơn, người thuộc giới tính thứ 3 được xã hội công nhận, được các tổ chức quốc tế
bảo vệ về nhân quyền. Họ còn được nhà nước ban hành bổ sung một số điều khoản
về bảo vệ quyền bình đẳng, được các tổ chức phát hành các tư liệu ấn phẩm về
đồng tính. Đề tài về đồng tính đã được xây dựng thành phim, được cơng chúng đón
nhận như bộ phim My Own Private Idaho (1992, Boys Don’t Cry (1999), My
Summer of Love (2004), Transamerica (2005)...Thế giới còn tổ chức cuộc thị hoa
hậu cho giới đồng tính như cuộc thị Hoa vương đồng tính Thế giới với mục đích
tìm một đại sứ thích hợp cho tổ chức nhằm xóa bỏ những định kiến lệch lạc không
đúng về người đồng tính và tạo nên một mơi trường tốt đẹp, cởi mở cho người
đồng giới ( Ở nước ta có hoa hậu chuyển giới Hương Giang rất xinh đẹp; nhiều
chương trình như Người ấy là ai?..) Được xã hội cởi mở đón nhận là động lực cho
đối tượng đồng tính có cơ hội bộc lộ bản thân, sống tự tin mạnh dạn hơn, ngày
càng có nhiều người đồng tính đã bộc lộ bản thân của mình. Do đó số lượng người
đồng tính ở nước ta ngày càng nhiều.
2.2.3. Phân biệt đối xử đối với người đồng tính trong gia đình, cộng đồng
- Phân biệt đối xử trong gia đình:
4


Do kiến thức về phát triển tâm lý của LGBT ở các bậc phụ huynh còn khá
hạn chế nên họ cịn lúng túng khi đón nhận con mình là người đồng tính, thậm chí
cịn rất sốc khi biết con mình như vậy. Họ không thể chấp nhận được thực tế ấy. Họ
cảm thấy xấu hổ, hụt hẫng, đau khổ bởi con mình khơng giống người bình thường.
Hành vi phổ biến nhất mà người đồng tính gặp phải trong gia đình của mình là
bị chửi rủa, rầy la, coi thường, khơng chấp nhận giới tính thật. Người đồng tính
bị ép buộc thay đổi ngoại hình, la mắng, gây áp lực, bạo lực như bị nhốt, cầm giữ,

ép buộc hay gợi ý rời khỏi gia đình, bị đánh đập, cấm các mối quan hệ tình cảm. Có
khi bị ép phải kết hơn với người họ không mong muốn, ép buộc đi gặp bác sỹ dùng
các biện pháp mang tính khoa học, dân gian để can thiệp mong thay đổi được bản
dạng giới tính của con mình. Ngồi ra cịn kiểm sốt chế độ ăn, tài chính của
con…làm họ khơng có chỗ dựa vững chắc từ gia đình, thấy cơ đơn ngay chính
trong tổ ấm của mình.
- Phân biệt đối xử trong cộng đồng, xã hội:
+ Đối với công việc: Khi tiếp cận với cơ hội việc làm, thỏa thuận vị trí và
mức lương đối tượng đồng tính gặp rất nhiều khó khăn. Người đồng giới bị từ chối
việc làm khi họ có đủ điều kiện và năng lực, bị trả lương không đúng với năng lực
và vị trí họ đảm nhiệm. Họ bị hạn chế trong việc thăng tiến của mình, khơng giải
quyết BHYT, BHXH. Họ bị đồng nghiệp và lãnh đạo, khách hàng, đối tác có cái
nhìn thiếu thân thiện. Họ không được đối xử công bằng .
+ Đối với lĩnh vực dịch vụ y tế: Người đồng tính khơng được đối xử như
những người bình thường, họ bị các nhân viên ý tế phân biệt đối xử, như bị từ chối
khi cấp cứu, khi khám, điều trị bị ép buộc, gợi ý kiểm tra tâm lý, xét nghiệm, bị xúc
phạm bằng lời nói…Những điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
của họ.
+ Đối với nghĩa vụ với đất nước: Người đồng tính bị từ chối khi họ đi hiến
máu nhân đạo. Họ bị cười cợt mỉa mai, xúc phạm bằng lời khi đi khám nghĩa vụ
quân sự. Khi đăng ký làm bảo hiểm y tế, đăng ký tạm trú tạm vắng, đăng ký nhận
con nuôi, làm xuất cảnh thể hiện giới tính,…họ cũng gặp khơng ít khó khăn.
2.2.4. Thực trạng đối xử với người đồng tính trong trường học
Trường học là môi trường mà phần lớn người dưới 18 tuổi dành nhiều thời
gian nhất để phát triển bản thân, hình thành nhân cách và thiết lập các mối quan hệ.
Nhưng ở trường nhiều bạn đồng tính từng bị bạn bè bắt nạt, ngừng kết bạn khi phát
hiện bạn ấy là người thuộc giới tính thứ 3, bàn tán về ngoại hình, tẩy chay trong lớp
học… một số bị giáo viên, cán bộ nhà trường quấy rầy, bắt nạt. Phân biệt đối xử từ
phía nhà trường và gia đình ảnh hưởng tới chất lượng học tập cũng như tâm lý của
người đồng giới. Khiến cho các bạn bị chấm động tâm lý quá mức và bị sang chấn

nghiêm trọng dẫn đến nhiều hệ lụi như các em trốn học, suy giảm khả năng học tâp,
suy giảm hệ thống thần kinh, thậm chí muốn bỏ học, tự tử …. Ngồi ra cịn làm ảnh
5


hưởng đến nhân cách và khả năng hòa nhập của các bạn đồng giới, một số em còn
rơi vào trầm cảm, ngại tiếp xúc bạn bè.
Tại trường THPT Triệu Sơn 2, những năm gần đây cũng xuất hiện những
học sinh đồng tính, và thiên hướng đó ngày càng bộc lộ rõ nét. Có thể kể đến tên
các em Nguyễn Văn Đức (lớp B3 khóa 2015 - 2018), em Nguyễn Văn Long (lớp
B4 khóa 2015 - 2018), em Lê Sỹ Hồng Sơn (Lớp chủ nhiệm C7, khóa học 2016 2019), em Lê Thị Thùy Trang (lớp A4 khóa học 2017 - 2020), hiện tại năm học
2020 - 2021 là em Lưu Mỹ Hoa (lớp 12b6 ), Lê Thị Hà lớp 12B8, em Hoàng Thị
Luyến (lớp chủ nhiệm 11C7)…
Những học sinh này có xu hướng muốn bộc lộ giới tính thật của mình: Nam
thì muốn thể hiện tính nữ như thường xun múa, hát, biểu diễn văn nghệ trong
trang phục nữ; chơi đùa, trò chuyện với con gái nhiều hơn, muốn nhập hội vui chơi,
học tập, lao động với các bạn gái. Có em cịn bộc lộ về ước mơ được Gọt cằm Vline, nâng mí…để sau này học trường sân khấu – điện ảnh.
Ngược lại, học sinh đồng tính là nữ lại có xu hướng nam tính hóa như: nói
năng hào sảng, ăn mặc trang phục con trai, không mặc áo dài trong các buổi bắt
buộc, cắt tóc ngắn, xưng “anh” với bạn khác, thích thể hiện sức mạnh như bênh vực
bạn bị bắt nạt, làm những việc nặng của lớp như khi lao động thì cuốc đất, đẩy xe
rác, đi bê cả thùng nước về cho lớp uống; thỉnh thoảng tập tành dán vài hình xăm
lên tay, cổ để thể hiện sức mạnh; thích chụp ảnh khoe ngoại hình kiểu nam tính của
mình…Có nhiều em đã chủ động cơng khai giới tính của mình; tìm tới cộng đồng
người đồng tính (LGBT) để tham gia hoạt động múa hát, nhảy, tuyên truyền về giới
tính thứ 3 (Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Long).
Đa số các em học sinh đồng tính bị nhiều người để ý, trêu chọc, bàn tán…
nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến học tập.
Một số hình ảnh về các học sinh LGBT ở trường THPT Triệu Sơn 2


6


Em

Nguyễn Văn Long – Lớp B4 (Niên khóa 2015 – 2018)
7


Em Lê Thị Thùy Trang – Lớp A4 (Niên khóa 2017 – 2020)

Em Hoàng Thị Luyến – Lớp C7 (Niên khóa 2019 – 2022)
8


2.3. Các giải pháp hiệu quả giúp học sinh LGBT hòa nhập với bạn bè, cộng
đồng ở trường THPT Triệu Sơn 2
Trên cơ sở khảo sát thực trạng học sinh đồng tính cả nước nói chung và ở
trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng, tùy vào từng đối tượng và mức độ cụ thể, với
cương vị là một Phó chủ tịch Hội liên hiệp thanh niên - người lãnh đạo trong cơng
tác Đồn thanh niên đồng thời là một giáo viên chủ nhiệm, giáo viên đứng lớp, tôi
đã rút ra một số giải pháp có hiệu quả để giúp học sinh đồng tính hịa nhập với bạn
bè, cộng đồng.
2.3.1. Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu và xác định đúng đối tượng học sinh
LGBT, nắm bắt nguyên nhân dẫn đến đồng tính và đưa ra biện pháp cụ thể,
phù hợp
- Đối với những học sinh đồng tính do chưa xác định được tâm sinh lý, sống
theo trào lưu, hay giả đồng tính vì mục đích vụ lợi nào đó: Hiện tượng đồng giới
giả do a dua, đua địi, mang tính tập nhiễm hay bị ảnh hưởng hay do như bị hụt
hẫng tâm lý hoặc bế tắc trong cuộc sống gia đình, công việc…. Về mặt bệnh lý học

tâm thần, họ được xếp vào nhóm bệnh lệch chuẩn hành vi. Nếu khơng được can
thiệp kịp thời thì "giả" sẽ thành "thật", rất có thể các em sẽ rơi vào tình trạng đồng
tính hoặc song tính sau này.
Giải pháp giải quyết vấn đề này là: giáo viên chủ nhiệm có sự phối hợp chặt
chẽ, thường xuyên với gia đình, nhà trường, giáo viên bộ mơn, bạn bè của học sinh
đó để nắm bắt thơng tin, tâm lí; quan tâm và định hướng hành vi cho học sinh kịp
thời; hỗ trợ và khuyến khích những hành động đúng. Cần sát sao, thường xuyên
tâm sự, trị chuyện để gỡ rối cho học sinh… Đồng tính giả sẽ giảm đi một cách tự
nhiên theo sự trưởng thành, cuối cùng sẽ biến mất. Những bạn sống theo trào lưu
thì khơng ngần ngại cơng khai mối quan hệ mùi mẫn của mình với bạn cùng giới.
Nhưng sau một thời gian xác định được về tâm sinh lý thì tự động các bạn sẽ thoát
ra được mối quan hệ ấy.
- Đối với trường hợp các bạn học sinh đến tuổi dậy thì mới phát hiện mình là
người đồng tính:
Khi cịn nhỏ người đồng tính cũng giống như người khác, đến tuổi dậy thì,
hay khi các em bắt đầu yêu thì mới nhận ra sự khác biệt của mình, đó là khoảnh
khắc các em nhận ra mình là người đồng tính. Khi phát hiện mình là song tính,
pêđê, gay, let….thường rơi vào trầm cảm, bế tắc và sự giằng xé tâm hồn, nỗi mặc
cảm, tự ti về sự “quái dị” của giới tính ngày một lớn lên, khơng biết phải đối diện
với bạn bè và gia đình người thân như thế nào; ln tìm cách trốn tránh, che giấu sự
thật, không dám đối diện với bản thân; học tập sa sút, tự giải thốt bằng những giọt
nước mắt chứ khơng giám tâm sự với người khác; ln ẩn mình sống trong nỗi sợ
hãi, buồn tẻ của bản thân cùng những chuỗi ngày chán chường và tuyệt vọng.
Đối với đối tượng đồng tính bẩm sinh: khuynh hướng đồng tính sẽ duy trì
mãi về sau. Cịn đối với đối tượng đồng tính giả hay cịn gọi do nhìn nhận lệch lạc,
9


khi được định hình lại giới tính và được gia đình bạn bè quan tâm chia sẻ tìm lại
được giới tính của mình.

2.3.2. Lắng nghe tâm sự và gỡ rối cho học sinh LGBT, giúp các em tự tin
dám sống là chính mình
Trong q trình tiếp xúc, giảng dạy các em, tôi đã lắng nghe những câu hỏi,
thắc mắc về kiến thức, về cách giải quyết những điều trong cuộc sống mà các em
đang trải qua cũng như tình huống khẩn cấp mà các em đang phải đối diện. Động
viên các học sinh đồng tính hãy đối mặt và sống thực với chính con người của
mình. Bởi bản thân mình phải đủ can đảm chấp nhận chính con người mình trước
rồi hãy hi vọng người khác chấp nhận mình.
Tơi đã khuyên các em dũng cảm vượt qua mọi lời dị nghị, những lời mỉa
mai, châm chọc của bạn bè. Im lặng trước dư luận; không ngừng nỗ lực, cố gắng
khẳng định bản thân trong cuộc sống và học tập; hãy dũng cảm đối mặt với gia
đình.
Tơi cũng cho học sinh là LGBT hiểu rằng, dù bạn là ai đi chăng nữa thì cũng
cần nghiêm túc với tương lai. Cuộc sống của mình do chính mình quyết định. Hãy
ln nghĩ mình cũng như bao bạn khác có quyền được đối xử bình đẳng, được học
tập, lao động và sáng tạo. Hãy sống thật với chính mình và thực hiện những đam
mê của mình theo đúng pháp luật quy định.
Bằng cách này, tôi đã tạo được sự tin cậy tuyệt đối với học sinh, gỡ rối
những khúc mắc trong lòng của các em, tạo động lực và niềm tin cho các em cố
gắng, vươn lên, thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực. Nhiều học sinh đã
khóc và cảm ơn tơi vì đã khơng coi các em là dị nhân, là “Trai khơng ra trai, gái
khơng ra gái”. Điển hình là em Hoàng Thị Luyến, học sinh lớp chủ nhiệm 11C7
trong hiện tại.
Đây là một vài lời tâm sự trong cuộc trị chuyện giữa hai cơ trị.

10


11



2.3.3. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với gia đình, bạn bè… học sinh LGBT
để nắm bắt tâm lí và định hướng hành động kịp thời
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của gia đình và bạn bè của các em, tôi luôn
giữ vững sợ dây liên kết với họ thông qua việc gặp gỡ trực tiếp, gọi điện, nhắn
tin…để phối hợp với nhau trong việc giáo dục các em.
Gia đình là chỗ dựa tinh thần lớn nhất của các bạn đồng tính. Cha mẹ cần
thơng cảm và hỗ trợ giúp các em hòa nhập cộng đồng. Trong trường hợp con em
mình có xu hướng thành người LGBT, hãy đón nhận giới tính của con mình, bởi
một người đến với thế giới này khơng có quyền chọn cha mẹ mình là ai và giới
tính của mình. Đó là số phận của mỗi người, khơng ai có quyền được chọn lựa. Khi
nó trở thành là quy luật, tại sao người lớn không nhận ra quy luật ấy mà khiến cho
trẻ con đau khổ, khi nó sinh ra khơng đúng giới tính như bố mẹ mong muốn.
Cha mẹ hãy giúp con hiểu về thế giới của mình, dùng tình u thương
khuyến khích, nói chuyện thẳng thắn và dứt khốt để tránh những hậu quả đáng
tiếc. Bởi vì nếu như khơng nhận được sự lắng nghe, đồng cảm của bạn bè người
thân, nhất là gia đình, thì người đồng tính sẽ khơng được là chính mình; cũng như
khơng thể sống vui vẻ, thoải mái, bình an, và có một cuộc sống hạnh phúc.
2.3.4. Giáo viên chủ nhiệm báo cáo với Ban lãnh đạo nhà trường, phối hợp
với tổ chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong giáo dục học sinh
Khi phát hiện ra học sinh của mình là người LGBT, giáo viên chủ nhiệm cần
phải báo cáo với nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô giáo, nhất
là giáo viên chủ nhiệm nên gần gũi với các học sinh đồng tính, tìm ngun nhân cốt
lõi của vấn đề để hỗ trợ các em một cách thiết thực, giúp cho các em có một chỗ
dựa vững chắc trong một mơi trường sống với trạng thái tâm lý thoải mái và tin
12


tưởng nhất. Cần lập kế hoạch và có các giải pháp đưa chương trình giáo dục giới
tính vào trong nhà trường.

2.3.5. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các tổ chức Cơng đồn, Đồn thanh
niên, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức khác tích cực tuyên truyền cho học
sinh trong nhà trường để có cái nhìn đúng đắn đối với học sinh thuộc cộng
đồng LGBT
GVCN phối hợp với các tổ chức trên tạo điều kiện về kinh phí, đưa chương
trình giáo dục giới tính vào các buổi hoạt động ngoại khóa, hoạt động Ngồi giờ lên
lớp; giáo dục người đồng tính giúp các em hiểu rõ về mình, biết giới hạn điểm
dừng trong mơi trường học đường nói chung cho tất cả mọi giới.
Thành lập câu lạc bộ dành cho đối tượng đồng tính để chia sẽ tâm tư tình
cảm, tránh áp lực, những đau đớn, dẫn đến bế tắc gây nên hậu quả không mong
muốn.
Đồng thời Công đồn, đồn thanh niên cũng tích cực tun truyền cho học
sinh nói chung về cộng đồng LGBT để các em có cái nhìn thiện cảm, có nhận thức
và hành động đúng đắn, văn minh về đối tượng này. Cần tuyên truyền rộng rãi để
học sinh hiểu được rằng: khi đánh giá con người đừng quá coi trọng ngoại hình hay
hình thức mà hãy chú trọng vào nhân phẩm, nhân cách của con người nói chung và
của các bạn đồng tính nói riêng. Hãy đánh giá con người thơng qua sự cống hiến
của họ đối với xã hội.
2.3.6. Giáo viên chủ nhiệm tạo sân chơi phù hợp cho học sinh là LGBT tự tin
phát huy năng lực của bản thân, hòa nhập tự nhiên với bạn bè, cộng đồng
Trong các hoạt động chung, giáo viên chủ nhiệm nên động viên học sinh
tham gia đội văn nghệ, thể dục thể thao như Các hội thi phòng chống tệ nạn xã hội,
thi văn nghệ chào mừng 20/11, 26/3, thi báo tường…để thu hút, tạo điều kiện cho
các em tham gia, từ đó gắn kết các em với lớp, với tập thể một cách tự nhiên, phát
huy được năng lực của bản thân. Ví dụ: em Nguyễn Văn Long đã tham gia múa
cùng các bạn nữ chào mừng 50 năm thành lập trường; em Nguyễn Văn Đức, Lê Thị
Thùy Trang tham gia hát trong tất cả các hoạt động văn nghệ của trường, em Hồng
Thị Luyến thi diễn kịch trong vai ơng trùm ma túy…
Tơi cịn khun các em nên tham gia vào cộng đồng LGBT Thanh Hóa để có
thể tham gia sinh hoạt, chia sẻ tâm tư với bạn bè, tìm được tiếng nói chung; xem

các chương trình Người ấy là ai?, các chương trình dành riêng cho người LGBT,
các kênh truyền hình có nhiều chun mục nói về giới mình…để từ đó các em phát
huy được năng lực của mình.
2.3.7. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội ngoài nhà
trường để phổ biến kiến thức, chống phân biệt đối xử, bảo vệ quyền bình đẳng
cho người LGBT
Để giúp học sinh là LGBT hòa nhập cộng đồng, người giáo viên, đặc biệt là
giáo viên chủ nhiệm còn cần phối kết hợp với các tổ chức ngoài nhà trường như:
13


hội phụ nữ, công an, nhân viên y tế…tuyên truyền chống phân biệt đối xử, nhằm
bảo vệ quyền bình đẳng về mọi mặt cho người của cộng đồng này.
Thành lập các trung tâm tư vấn dành cho cha mẹ có con là người đồng tính.
Đồng thời kêu gọi các cơ quan Nhà nước tăng cường trách nhiệm trong việc giải
quyết các trường hợp bạo lực gia đình do phân biệt đối xử.
Ngồi ra, giáo viên chủ nhiệm cịn có thể kết nối với các nhà chính trị, người
nổi tiếng, giới truyền thơng…để góp phần tun truyền nâng cao nhận thức và cách
nhìn về người của cộng đồng LGBT, từ đó đưa ra các thơng điệp có sức lan tỏa, có
sức ảnh hưởng đến cộng đồng. Trong cộng đồng LGBT hiện tại có hoa hậu chuyển
giới Hương Giang, ca sĩ Lâm Khánh Chi, BB Trần…có sức ảnh hưởng rất lớn đến
giới LGBT nói riêng và cộng đồng nói chung.
2.3.8. Giáo viên chủ nhiệm tư vấn cho gia đình học sinh kết nối với các
nhà tâm lí học để giúp LGBT hiểu rõ hơn về bản thân mình
GVCN tư vấn cho gia đình học sinh kết hợp với các nhà tâm lý giúp con em
mình hiểu rõ về xu hướng tình dục của mình. Tư vấn các biện pháp giúp các em
bộc lộ bản thân, hoà nhập vào cộng đồng, vượt qua những lúc hoang mang, đau
khổ, tuyệt vọng do bị cô lập, kỳ thị hoặc đối xử phân biệt.
Trên thực tế, giải pháp này đã mang lại hiệu quả thiết thực cho các em là
LGBT, giúp các em hiểu rõ mình hơn, không bị lầm đường lạc lối.

Tất cả những việc làm của tôi nhằm gửi tới LGBT một Thông điệp rất nhân
văn của tổng thống Mỹ Barack Obama: Gửi đến các bạn là hãy tự tin bộc lộ giới
tính của mình. Hãy sống đúng với chính mình, thẳng thắn dựa trên cơ sở luôn tôn
trọng người khác và trân trọng bản thân mình; tập trung, say mê sáng tạo, cống
hiến tài năng cho đất nước. Luật pháp luôn bảo vệ các bạn, các bạn có quyền được
đối xử cơng bằng.
Tơi cũng muốn dẫn thơng điệp mà thạc sĩ tâm lí Khắc Hiếu đã gửi tới cộng
đồng để họ hiểu thêm, tin u thêm bản thân mình: “Dù là giới tính gì đi nữa, họ
vẫn là những con người. Xấu hay tốt khơng nằm ở giới tính, mà ở cách mà họ
sống".
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua 06 năm nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi nhận thấy
những hiệu quả rõ rệt của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, với
đồng nghiệp và nhà trường.
Đối với hoạt động giáo dục, áp dụng sáng kiến này đã góp phần mang lại
hiệu quả lớn lao và bất ngờ. Các em học sinh trong tồn trường nói chung đa số đã
có cái nhìn rất tích cực, thậm chí là có thái độ ủng hộ các bạn LGBT dám sống là
chính mình.
Qua khảo sát, 100% học sinh lớp chủ nhiệm của tôi trong hai khóa học (2016
– 2019 và 2019 - 2022) đã có những chuyển biến tích cực về ý thức, về cách nhìn
14


nhận, ứng xử đối với người LGBT nói chung và các bạn LGBT trong lớp, trong
trường nói riêng. Giờ đây, các em khơng cịn nhìn các bạn bằng con mắt soi mói, lạ
lẫm; bằng thái độ trêu chọc, cười cợt, thiếu cảm thơng…mà thay vào đó là cái nhìn
thiện cảm, sẻ chia, yêu thương và thấu hiểu. Kết quả học tập của học sinh được cải
thiện, nâng cao; có sự hợp tác, kết nối lẫn nhau, khơng cịn khoảng cách giữa học
sinh là LGBT và học sinh bình thường.

Hiệu quả thiết thực nhất đến từ phía các em học sinh là LGBT: Các em rất
vui vẻ, tự tin, hứng khởi và từng bước hịa đồng với mọi người; thốt khỏi gánh
nặng tâm lí, các em nỗ lực học tập, tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ, thể
dục thể thao; chủ động, sáng tạo, có trách nhiệm cao trong công việc. Em Nguyễn
Văn Đức đã đỗ Đại học Kinh tế quốc dân và là sinh viên năm thứ 3 giỏi giang và
năng động. Em đã dám Come out (công khai) giới tính và nhận được ủng hộ của cả
gia đình, bạn bè, xã hội. Em cùng với Nguyễn Văn Long tham gia vào cộng đồng
LGBT Thanh Hóa và đang hoạt động rất tích cực, sống có ý nghĩa cho bản thân và
cho mọi người, xã hội. Em Hoàng Thị Luyến đang là học sinh lớp 11, tự tin, tình
cảm và đầy trách nhiệm, dám thay đổi về hình thức để sống với đúng giới tính thực
của mình. Ngồi ra, các em Lê Sỹ Hoàng Sơn, Lê Thị Thùy Trang, Lưu Mỹ Hoa…
cũng đã tìm được cơng việc u thích và tự tin về bản thân mình. Có thể nói, thành
công lớn nhất của đề tài này là đã giúp các em hòa nhập được với bạn bè, cộng
đồng và thấy được giá trị của bản thân để sống vui vẻ và có ích.

Em Hồng Thị Luyến tham gia hội thi văn nghệ và tự tin tặng quà sinh nhật cho
GVCN
15


Em Nguyễn Văn Đức, sv Đại học Kinh tế quốc dân trong một cuộc thi tài năng

Em Nguyễn Văn Long trong một lần biểu diễn và ở ngoài đời
16


Đối với bản thân, áp dụng những giải pháp của sáng kiến này giúp tôi thêm
yêu nghề hơn, thấy được vai trị của mình trong việc định hướng và giáo dục học
sinh, thấy được mình sống thực sự có ý nghĩa bởi mình đã giúp cho học sinh sống
có ý nghĩa. Sáng kiến đã giúp tơi tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong sự nghiệp

Trồng người cao cả.
Đối với đồng nghiệp, 100% đồng nghiệp trong trường đều công nhận đây là
sáng kiến hiệu quả, thiết thực, bổ ích, giàu tính xã hội và tính khả thi. Bản thân các
đồng nghiệp cũng đã có chuyển biến hồn tồn trong cách nhìn, đánh giá và giáo
dục học sinh là LGBT. Khơng cịn khái niệm sợ, ngại, ghê…khi thấy và tiếp xúc
với học sinh LGBT nữa.
Với nhà trường, giải pháp của sáng kiến đã cung cấp một góc nhìn mới trong
việc giáo dục học sinh mà trước đây cịn né tránh, từ đó góp phần đặc lực và hiệu
quả vào cơng tác “Dạy chữ, dạy người”.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Với những giải pháp mà tôi đã áp dụng trong công tác chủ nhiệm nói riêng
và giảng dạy nói chung ở trường THPT Triệu Sơn 2, tôi nhận thấy sáng kiến đã
mang lại hiệu quả rõ rệt đối với nhiều đối tượng: với công tác giáo dục, với các em
học sinh là LGBT, với bản thân tôi, với đồng nghiệp và với nhà trường, từ đó góp
phần thúc đẩy sự phát triển trong dạy và học của trường THPT Triệu Sơn 2.
Vì thế, tơi mong rằng các đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ; đặc biệt đối với các
giáo viên chủ nhiệm có thể áp dụng linh hoạt các giải pháp của đề tài này vào thực
tiễn lớp mình, trường mình để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
3.2. Kiến nghị
Đối với Ban giám hiệu, Chi ủy: Quan tâm, chỉ đạo sát sao, đồng bộ và quyết
liệt hơn nữa, không né tránh vấn đề học sinh là LGBT trong nhà trường.
Đối với Cơng đồn, đồn thanh niên: Có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa về tinh
thần, vật chất trong việc giáo dục LGBT, giúp các em tự tin hịa nhập cộng đồng.
Đối với giáo viên: Khơng ngừng học hỏi nâng cao chất lượng chuyên môn,
đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực, tiến bộ; phối kết hợp chặt chẽ
với các giáo viên chủ nhiệm để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác dạy học và
giáo dục.
Đối với giáo viên chủ nhiệm, có sự gần gũi, u thương, quan tâm, lo lắng;
có cái nhìn bao dung, thấu hiểu; biết lắng nghe, quan tâm, gắn bó hơn nữa với các

em học sinh, nhất là những em có hồn cảnh éo le, đặc biệt để từ đó nâng cao hiệu
quả công tác chủ nhiệm.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của q thầy cơ, nhất là những thầy cơ
có học sinh lớp chủ nhiệm là LGBT để sáng kiến có thể phát huy tính ứng dụng,
tính hiệu quả một cách phổ biến.

17


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hố, ngày 16/5/2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.

Hoàng Thị Chiên

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguồn Internet
2.TS Phạm Quỳnh Phương biên soạn, Người đồng tính, song tính và chuyển giới ở
Việt Nam – Tổng luận các nghiên cứu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014.
.

19




×